Chương 17: Hối Lỗi Án
Ấn Quang Đại Sư
28/07/2021
Hối lỗi án
(Những câu chuyện hối lỗi)
* Vào đời Minh, Hồng Đảo một hôm đột ngột chết đi, hoảng hốt thấy một người áo xanh dẫn tới âm phủ. Họ Hồng hỏi về chuyện ăn lộc của mình trong một đời sẽ như thế nào? Người áo xanh lấy từ trong tay áo một quyển sổ to cho ông Hồng xem. [Ông ta thấy] dưới phần ghi tên họ của chính mình, chữ ghi [chi chít] nhỏ như muỗi, chẳng thể đọc hết. Phía sau ghi chú: “Đáng lẽ được làm Tham Tri Chánh Sự, nhưng do ngày… tháng… năm đã gian dâm với cô gái chưa chồng tên là…, bị giáng xuống làm Bí Các Tu Soạn Chuyển Vận Phó Sứ”. Ông Hồng rùng mình, ứa nước mắt, hỏi: “Làm thế nào đây?” Người áo xanh nói: “Chỉ nên nỗ lực làm lành thì được rồi”. Trong chốc lát, tới trước một con suối lớn, người áo xanh đẩy họ Hồng ngã xuống. Ông Hồng hoảng hốt tỉnh lại, thì ra đã chết ba ngày. Do tim còn ấm, nên [người thân] chưa khâm liệm. Ông bèn thống thiết tự hối lỗi, tận lực làm lành. Về sau, ông do thấy được bổ làm chức Bí Các Tu Soạn Tào Vận của Lưỡng Chiết[98] [ứng hợp với điều] đã được đoán trước, hết sức sợ hãi. Sau đấy, chẳng có [chuyện bất ngờ] gì khác, làm quan tới chức Đoan Minh Điện Học Sĩ, hưởng thượng thọ rồi mất. Đấy chính là báo ứng do nỗ lực hối lỗi vậy!
Nhận định: Người đời thấy có kẻ phạm lỗi ấy mà vẫn phú quý, bèn ngờ cảm ứng chẳng có căn cứ! Nào có biết, lẽ ra ông Hồng làm tới chức Tham Tri Chánh Sự, bị giáng xuống chức Bí Các Tu Soạn! Lại chẳng biết ông Hồng nếu chẳng tận lực hối lỗi, há có chuyển biến ngấm ngầm [thăng chức cao hơn] ư? Hãy cẩn thận, chớ sanh tâm không kính tín. Nếu cam lòng như Lý Đăng gạt bỏ Trạng Nguyên, Tể Tướng, vẫn khăng khăng mừng vì đã đậu Giải Nguyên ư?
* Đời Thanh, ở Hán Dương có một chư sanh có tài, nổi tiếng, nhưng đi thi nhiều lần chẳng đậu. Một người bạn bèn vì ông ta cầu cơ thưa hỏi. Thần giáng cơ: “Thư sinh ấy đáng lẽ đỗ đạt; do vì lúc tuổi trẻ, ngồi dạy học tại nhà nọ, tư thông với một đứa tớ gái, chẳng thể nào mong mỏi đỗ đạt được”. Thư sinh nghe nói kinh sợ; do vậy, biên tập bộ Giới Dâm Công Quá Cách, lại còn chú giải, ghi chép khá nhiều câu chuyện thật sự sau mỗi đoạn, quyên góp tiền bạc để ấn hành, biếu tặng. Tới khoa thi năm Bính Tý đời Khang Hy (1696), bèn thi đậu, ai nấy đều cho là báo ứng do đã sửa lỗi vậy.
* Đời Minh, ông Hạng Hy Hiến vốn có tên là Đức Phân. Nằm mộng thấy đỗ kỳ thi Hương năm Quý Mão, do ô nhục hai đứa tớ gái nhỏ tuổi, bị thần gạt bỏ khoa cử, bèn thề tránh tà dâm, nỗ lực làm lành hòng chuộc lỗi trước. Về sau, ông mộng thấy đến một nơi, trông thấy có một tờ giấy vàng, nơi dòng thứ tám ghi họ Hạng, chữ chính giữa không rõ ràng, chữ cuối cùng là Nguyên. Có người bên cạnh nói: “Đấy chính là thứ tự trên bảng trời của ngươi! Do ngươi gần đây đổi hạnh, nên lại đạt được thứ hạng ấy”. Do vậy, ông bèn đổi tên là Mộng Nguyên. Khoa thi Hương năm Nhâm Tý, ông đỗ hạng hai mươi chín tại phủ Thuận Thiên. Thi Hội năm Kỷ Mùi, đỗ hạng hai. Rất nghi thứ hạng trong mộng sai lầm. Tới khi thi Đình, đỗ thứ năm trong hàng Nhị Giáp. Ông mới hiểu thứ tự ấy phù hợp với kết quả thi Đình[99], đúng là hạng tám. Bởi lẽ, kết quả thi Hương và thi Hội đều dùng giấy trắng [để yết bảng], chỉ riêng có bảng kết quả thi Đình là dùng giấy vàng!
Nhận định: Do mộng mà tỉnh ngộ, thống thiết tự sửa đổi, vẫn là người có phước. Nếu không, công danh đã bị tước sạch mất rồi; há còn chiếm được thứ hạng đỗ đạt nữa ư? Có thể biết, đạo trời giáng họa cho kẻ dâm, chẳng giáng tội người hối lỗi. Kẻ có chí chẳng vì trót sa chân bèn bảo là “không thể chuyển dời được!”
* Giả Nhân đã năm mươi tuổi, không con. Đêm mộng thấy mình đến một tòa phủ đệ, biển đề Sanh Dục Từ. Do vậy, Giả Nhân cầu khẩn có con nối dõi. Chủ nhân lấy sổ sách cho xem, bảo: “Ngươi đã từng gian dâm với vợ kẻ khác, muốn cầu con, chẳng thể được”. Giả Nhân van xin: “Tiểu dân vô tri, xin dung cho chuộc tội”. Thần nói: “Ngươi đã hối lỗi, hãy khuyên mười người không dâm thì mới có thể chuộc tội. Nếu khuyến hóa nhiều người hơn, ắt sẽ có con”. Giả Nhân tỉnh giấc, thống thiết cải hối. Do vậy, sốt sắng khuyên người đời, cảm hóa rất nhiều. Về sau, sanh hai con.
* Năm Tân Mão, trước hôm bắt đầu khoa thi tại Chiết Giang, có một người nằm mộng thấy thần thánh tụ hội để xét đoán những người sẽ thi đậu, [quyết định] người sẽ đỗ đầu tên là Chung Lãng. Có một phụ nữ kêu oan. Vị thần ngồi chính giữa bảo: “Như vậy thì hắn không thể đậu được!” Do vậy, dò xét để tìm người khác điền vào chỗ đó. Người bên cạnh đáp: “Vậy thì lấy thằng bé con thế vào”. Người ấy tỉnh giấc, kể lại giấc mộng với ông Chung. Vì thế, dò hỏi cặn kẽ ông Chung về ngọn ngành. Thì ra trong nhà ấy có một đứa tớ gái mang thai, do bà chủ (vợ ông Chung) chẳng dung, đem dìm nước cho chết. Họ Chung thường vì chuyện này mà tâm bất an. Nghe kể chuyện nằm mộng, hết sức kinh hãi. Quả nhiên, khoa ấy họ Chung thi rớt, Dư Tuân đậu Trạng Nguyên, nói “thằng bé con” (Nhụ Tử) chính là tên tự của Tuân vậy. Chẳng lâu sau, vợ ông Chung bị bệnh chết. Ông Chung càng thêm sợ hãi; do vậy, tận lực làm lành chẳng lười nhác. Khoa thi sau, nhằm năm Giáp Ngọ, bèn đỗ Giải Nguyên.
* Ông Trương ở Hoa Đình thuở trẻ phạm tà dâm. Về sau, sanh hai đứa con đều chẳng nuôi được. [Chính ông ta] lại bị bệnh lao, nhiều năm chẳng khỏi. Ngẫu nhiên xem các câu chuyện trong bộ Đan Quế Tịch[100], thấy quả báo do dâm dục rành rành, hối hận khôn xiết, bèn đối trước thần thề: “Vĩnh viễn kiêng tà dâm”. Lại còn in Âm Chất Văn thí tặng rộng rãi, căn bệnh ấy liền lành. Trong vòng mấy năm, sanh liên tiếp ba đứa con.
* Vào đời Minh, chàng họ Điền phong thái tuấn nhã. Trong làng, có nhiều phụ nữ quyến rũ, dan díu, bèn lánh sang chùa Nam Sơn ở gần đó để đọc sách. Gần chùa cũng có người đến [quyến rũ], trong lòng họ Điền biết là sai trái, nhưng chẳng nỡ cắt đứt chuyện ong bướm. Thoạt đầu, ông thường nằm mộng thấy một vị thần hết sức lùn nhỏ. Sau đó, vị thần ấy hiện thân vào ban ngày, bảo: “Ngươi vốn có phước lớn, lẽ ra làm quan Ngự Sử, do ong bướm đa tình, công danh đã bị tước sạch. Thượng Đế sai ta giám sát ngươi. Nếu từ rày sửa đổi, vẫn có thể chẳng đánh mất công danh”. Ông bèn hoảng nhiên hối cải; về sau, quả nhiên thi đậu.
* Tào Trĩ Thao đỗ Tiến Sĩ trong đời Sùng Trinh nhà Minh. Lúc còn là chư sanh, đã tư thông với một người đàn bà hàng xóm. Chồng cô ta biết chuyện, muốn giết chết, giả vờ nói: “Ngày mai ta sẽ đi xa, vài hôm mới về”. Vợ nghe nói mừng lắm, ngỡ là thật, liền hẹn hò Trĩ Thao đến nhà. Ngày hôm ấy, nhằm đúng kỳ hẹn các bạn văn họp mặt, từ sáng sớm, bạn bè đã đến lôi kéo Trĩ Thao. Trĩ Thao từ chối, bạn bè biết rõ nguyên do, cưỡng ép đến chỗ họp mặt bàn luận thơ văn. Bạn bè nói với vị chủ trì cuộc họp mặt: “Hôm nay viết văn, phải chiếu theo cách thức viết trong trường thi Hội. Tiệc đêm, ắt phải uống say khướt mới về. Nếu chẳng tuân theo quy ước, sẽ bị phạt”, lại bảo người chủ trì khóa chặt cửa nẻo, các thư sinh chẳng được tự tiện ra vào. Trĩ Thao hết sức bồn chồn, bất đắc dĩ, ngoáy bút cho xong bài văn, muốn về trước. Các bạn ồn ào: “Có hẹn trước à? Về gấp vậy?” Đến tối, [trong khi] uống rượu, Trĩ Thao có tâm sự, cố ý uống ít. Các bạn ép phải uống, [không uống], sẽ trừng phạt nghiêm khắc. Trĩ Thao say mèm, các bạn đưa về, không thể đến chỗ hẹn được! Người đàn bà hàng xóm chờ Trĩ Thao đã lâu, tựa cửa trông ngóng. Có gã vô lại biết người đàn bà ấy quen thói lăng nhăng, thấy bà ta tựa cửa chờ đợi, ắt có kẻ ước hẹn chẳng tới, bèn ve vãn, bà ta cũng chẳng cự tuyệt. Người chồng nấp sẵn, liếc thấy, cầm rìu giết chết hắn và giết luôn mụ vợ. Ngày hôm sau, Trĩ Thao nghe chuyện ấy, bèn nhờ các bạn làm chứng, thề với thần minh, thề sẽ làm lành bù lỗi, trọn chẳng đi theo đường tà nữa. Mấy năm sau, thi đỗ Tiến Sĩ. Thuở ấy, Trĩ Thao đang sống mà đáng chết, lẽ ra phải chết mà được sống, chỉ trong đường tơ kẽ tóc, là do nhờ bạn lành cứu vớt. Gã vô lại kia do thấy có thể làm chuyện dâm dục mà lao vào, quên bẵng mối họa ẩn tàng, trong nháy mắt bị chết dưới lưỡi rìu. Ngạn ngữ có câu:“Gian tất sát” (Gian dâm ắt bị giết), đúng thay!
* Trương Ninh tuổi già không con, đến cầu đảo ở miếu thờ của gia tộc, thưa: “Ninh tôi đã tạo nên đầu mối tội lỗi nào mà đến nỗi dứt mất dòng dõi của tổ tiên?” Một người thiếp ở bên cạnh nói: “Nếu ông chẳng làm lỡ làng cuộc đời chúng tôi, đó chính là âm chất”. Trương Ninh hoảng sợ, tỉnh ngộ, xét hỏi [những tiểu thiếp] xem người nào chẳng muốn ở lại, ngay hôm ấy, cho mấy người đi lấy chồng. Năm sau, bèn sanh được một trai.
* Thôi Thư Nhân ở Thượng Hải đã từng thuê người vẽ mười mấy bức tranh khiêu dâm, [mỗi bức vẽ] đều mô tả sự dâm đãng tột bậc. Về sau, bị sốt rét không ngừng. Mỗi lần lên cơn sốt dữ dội, đều thấy đàn ông, đàn bà xinh đẹp mười mấy người, toàn là trần truồng, lõa lồ, bị hai quỷ sứ kẹp lấy, mổ bụng, rút ruột, máu tung tóe đầy đất. Kế đó, đến phiên họ Thôi [bị quỷ hành hình], gào thét đau đớn, [tự mình] nói tường tận nguyên do, cả nhà đều nghe. Họ Thôi tỉnh ngộ, vội vã đốt đi, bệnh bèn được lành.
* Triệu Nham Sĩ thuở trẻ từng phạm sắc giới, dần dần thân hình yếu đuối, còm cõi, thân thể như bộ xương khô, gần như chẳng còn mong sống được nữa. Chợt đọc bộ Bất Khả Lục do ông Tạ Hán Vân in, bất giác mồ hôi đẫm lưng, thống thiết sửa đổi lỗi xưa, và thỉnh bản in ấy, bỏ tiền ra ấn tống. Sau đấy, tinh thần dần dần khá hơn, sanh liên tiếp sáu đứa con.
* Trong niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, có một chàng thư sinh nọ, láng giềng ở phía Đông có một phụ nữ hết sức xinh đẹp, đã nhiều lượt mày đi mắt lại. Một hôm, thừa dịp chồng sang nơi khác, bà ta bèn khoét tường, chèo kéo chàng ta. Chàng ta cũng động tâm, hỏi từ đâu tới? Bà ta cười ghẹo: “Chàng là người đọc sách, há chẳng nhớ câu ‘du đông gia tường’ (vượt tường phía Đông) ư?” Chàng bắc thang trèo lên, chợt suy nghĩ lại: “Có thể lừa người, chẳng thể lừa trời”. Bèn trèo xuống. Bà ta lại đi đến chỗ cũ (chỗ tường đã bị khoét) nũng nịu quyến rũ. Chàng lại động tình, lại trèo lên thang. Đã ngồi ở đầu tường, sắp nhảy sang, lại nghĩ: “Trọn chẳng thể lừa dối trời”, mau chóng trở xuống, đóng cửa, bỏ đi. Năm sau, do thi Hương, chàng lên miền Bắc. Quan giám khảo vào tối hôm mở trường thi, đốt đuốc ngồi một mình, bỗng nghe bên tai có tiếng nói: “Trạng Nguyên chính là chàng cưỡi tường”. Sau khi đã yết bảng, bèn dò hỏi, mới hiểu rõ chuyện trước kia.
* Năm Nhâm Tý (1612) đời Vạn Lịch nhà Minh, Trương Vỹ ở Vũ Tấn cùng chàng thư sinh X… sang Nam Kinh đi thi. Đêm đến quán trọ, chủ nhân mộng thấy đón tiếp thiên bảng mà Giải Nguyên chính là chàng thư sinh X… bèn kể lại với thư sinh đó. Chàng ta dương dương đắc ý. Chủ nhân có hai cô con gái ở trên lầu, vừa đến tuổi cập kê, nghe nói bèn động tâm, sai tớ gái chèo kéo chàng, từ trên lầu thả tấm vải xuống để làm thang. Chàng ta lôi kéo Trương Vỹ cùng trèo lên. Nửa chừng, Trương Vỹ bỗng tỉnh ngộ, nói: “Ta đi thi, sao lại làm chuyện tổn đức này?”, vội vàng tụt xuống. Chàng thư sinh kia vẫn tiếp tục trèo lên. Tối hôm ấy, chủ trọ lại mộng thấy bảng trời, Giải Nguyên đã đổi thành tên Trương Vỹ, hết sức kinh hãi, kể lại với chàng thư sinh ấy, lại còn cật vấn gần đây đã làm chuyện gì. Chàng ta đỏ mặt, không trả lời được. Khi yết bảng, quả nhiên như vậy. Chàng thư sinh ấy hết sức hổ thẹn, về sau nghèo hèn, uất ức mà chết.
Nhận định: Xét ra, Trương sinh và người cưỡi tường đều tỉnh ngộ ngay khi ấy. So ra, càng tốt đẹp hơn những kẻ đã từng phạm rồi sau đó mới kiêng dè. Cho đến lúc ấy, nếu chẳng bừng tỉnh, không chỉ là mất sạch công danh vốn nên có, mà còn đọa nhập biển khổ vô biên. Đáng sợ thay!
* Hoàng Sơn Cốc đời Tống thích những ca từ diễm tình, thường đến thăm Viên Thông Tú thiền sư. Tú thiền sư quở trách: “Bậc đại trượng phu sẵn tài bút mực, cam tâm làm chuyện này ư?” Do khi ấy, Tú thiền sư vừa răn nhắc Lý Bá Thời[101] về chuyện vẽ ngựa. Sơn Cốc cười nói: “Chẳng lẽ tôi cũng sẽ sanh trong bụng ngựa ư?” Tú thiền sư bảo: “Bá Thời nghĩ tưởng ngựa, bất quá mình ông ta đọa lạc. Ông dùng lời lẽ diễm tình khuấy động dâm tâm của mọi người trong thiên hạ, không chỉ là sanh trong bụng ngựa, tôi sợ ông sẽ bị đọa địa ngục vậy”. Sơn Cốc hoảng sợ, hổ thẹn, từ tạ. Từ đấy, thôi không viết nữa.
* Tiền Đại Kinh ở Tứ Xuyên, phong tư, thần thái tuấn tú, hễ hạ bút bèn viết ngàn lời. Mười bảy tuổi đã vào trường huyện, nhiều lượt đi thi [nhưng chẳng đậu]. Đến khoa thi năm Canh Tý, chàng cầu đảo Văn Xương Đế Quân. Đêm mộng thấy đồng tử áo xanh dẫn đến trước Đế Quân. Ngài sai thuộc hạ tra sổ, thấy chép: “Tiền Đại Kinh hai mươi tuổi đậu thứ hai trong kỳ thi Hương. Đỗ liên tiếp, đỗ Trạng Nguyên đứng đầu thiên hạ. Làm quan tới cấp nhị phẩm. Thọ bảy mươi ba tuổi. Do đã soạn ba bộ dâm thư, bị gạt tên [khỏi sổ quan lộc], tuổi thọ cũng không được dài lâu như vậy”. Đế Quân khuyên dụ: “Ngươi có lòng trung hậu, lại chẳng thiếu hiếu hữu. Hiềm rằng đã soạn dâm thư, khiến cho nam nữ bại hoại thanh danh, chôn vùi tiết hạnh. Nếu không do đời trước gieo đức rộng nhiều, đã bị phán tội đọa địa ngục!” Đại Kinh bèn lập trọng thệ, gặp ai cũng khuyên răn, gặp dâm thư liền đốt sạch. Về sau, do đỗ kỳ thi Minh Kinh, sống đến sáu mươi hai tuổi bèn mất.
(Những câu chuyện hối lỗi)
* Vào đời Minh, Hồng Đảo một hôm đột ngột chết đi, hoảng hốt thấy một người áo xanh dẫn tới âm phủ. Họ Hồng hỏi về chuyện ăn lộc của mình trong một đời sẽ như thế nào? Người áo xanh lấy từ trong tay áo một quyển sổ to cho ông Hồng xem. [Ông ta thấy] dưới phần ghi tên họ của chính mình, chữ ghi [chi chít] nhỏ như muỗi, chẳng thể đọc hết. Phía sau ghi chú: “Đáng lẽ được làm Tham Tri Chánh Sự, nhưng do ngày… tháng… năm đã gian dâm với cô gái chưa chồng tên là…, bị giáng xuống làm Bí Các Tu Soạn Chuyển Vận Phó Sứ”. Ông Hồng rùng mình, ứa nước mắt, hỏi: “Làm thế nào đây?” Người áo xanh nói: “Chỉ nên nỗ lực làm lành thì được rồi”. Trong chốc lát, tới trước một con suối lớn, người áo xanh đẩy họ Hồng ngã xuống. Ông Hồng hoảng hốt tỉnh lại, thì ra đã chết ba ngày. Do tim còn ấm, nên [người thân] chưa khâm liệm. Ông bèn thống thiết tự hối lỗi, tận lực làm lành. Về sau, ông do thấy được bổ làm chức Bí Các Tu Soạn Tào Vận của Lưỡng Chiết[98] [ứng hợp với điều] đã được đoán trước, hết sức sợ hãi. Sau đấy, chẳng có [chuyện bất ngờ] gì khác, làm quan tới chức Đoan Minh Điện Học Sĩ, hưởng thượng thọ rồi mất. Đấy chính là báo ứng do nỗ lực hối lỗi vậy!
Nhận định: Người đời thấy có kẻ phạm lỗi ấy mà vẫn phú quý, bèn ngờ cảm ứng chẳng có căn cứ! Nào có biết, lẽ ra ông Hồng làm tới chức Tham Tri Chánh Sự, bị giáng xuống chức Bí Các Tu Soạn! Lại chẳng biết ông Hồng nếu chẳng tận lực hối lỗi, há có chuyển biến ngấm ngầm [thăng chức cao hơn] ư? Hãy cẩn thận, chớ sanh tâm không kính tín. Nếu cam lòng như Lý Đăng gạt bỏ Trạng Nguyên, Tể Tướng, vẫn khăng khăng mừng vì đã đậu Giải Nguyên ư?
* Đời Thanh, ở Hán Dương có một chư sanh có tài, nổi tiếng, nhưng đi thi nhiều lần chẳng đậu. Một người bạn bèn vì ông ta cầu cơ thưa hỏi. Thần giáng cơ: “Thư sinh ấy đáng lẽ đỗ đạt; do vì lúc tuổi trẻ, ngồi dạy học tại nhà nọ, tư thông với một đứa tớ gái, chẳng thể nào mong mỏi đỗ đạt được”. Thư sinh nghe nói kinh sợ; do vậy, biên tập bộ Giới Dâm Công Quá Cách, lại còn chú giải, ghi chép khá nhiều câu chuyện thật sự sau mỗi đoạn, quyên góp tiền bạc để ấn hành, biếu tặng. Tới khoa thi năm Bính Tý đời Khang Hy (1696), bèn thi đậu, ai nấy đều cho là báo ứng do đã sửa lỗi vậy.
* Đời Minh, ông Hạng Hy Hiến vốn có tên là Đức Phân. Nằm mộng thấy đỗ kỳ thi Hương năm Quý Mão, do ô nhục hai đứa tớ gái nhỏ tuổi, bị thần gạt bỏ khoa cử, bèn thề tránh tà dâm, nỗ lực làm lành hòng chuộc lỗi trước. Về sau, ông mộng thấy đến một nơi, trông thấy có một tờ giấy vàng, nơi dòng thứ tám ghi họ Hạng, chữ chính giữa không rõ ràng, chữ cuối cùng là Nguyên. Có người bên cạnh nói: “Đấy chính là thứ tự trên bảng trời của ngươi! Do ngươi gần đây đổi hạnh, nên lại đạt được thứ hạng ấy”. Do vậy, ông bèn đổi tên là Mộng Nguyên. Khoa thi Hương năm Nhâm Tý, ông đỗ hạng hai mươi chín tại phủ Thuận Thiên. Thi Hội năm Kỷ Mùi, đỗ hạng hai. Rất nghi thứ hạng trong mộng sai lầm. Tới khi thi Đình, đỗ thứ năm trong hàng Nhị Giáp. Ông mới hiểu thứ tự ấy phù hợp với kết quả thi Đình[99], đúng là hạng tám. Bởi lẽ, kết quả thi Hương và thi Hội đều dùng giấy trắng [để yết bảng], chỉ riêng có bảng kết quả thi Đình là dùng giấy vàng!
Nhận định: Do mộng mà tỉnh ngộ, thống thiết tự sửa đổi, vẫn là người có phước. Nếu không, công danh đã bị tước sạch mất rồi; há còn chiếm được thứ hạng đỗ đạt nữa ư? Có thể biết, đạo trời giáng họa cho kẻ dâm, chẳng giáng tội người hối lỗi. Kẻ có chí chẳng vì trót sa chân bèn bảo là “không thể chuyển dời được!”
* Giả Nhân đã năm mươi tuổi, không con. Đêm mộng thấy mình đến một tòa phủ đệ, biển đề Sanh Dục Từ. Do vậy, Giả Nhân cầu khẩn có con nối dõi. Chủ nhân lấy sổ sách cho xem, bảo: “Ngươi đã từng gian dâm với vợ kẻ khác, muốn cầu con, chẳng thể được”. Giả Nhân van xin: “Tiểu dân vô tri, xin dung cho chuộc tội”. Thần nói: “Ngươi đã hối lỗi, hãy khuyên mười người không dâm thì mới có thể chuộc tội. Nếu khuyến hóa nhiều người hơn, ắt sẽ có con”. Giả Nhân tỉnh giấc, thống thiết cải hối. Do vậy, sốt sắng khuyên người đời, cảm hóa rất nhiều. Về sau, sanh hai con.
* Năm Tân Mão, trước hôm bắt đầu khoa thi tại Chiết Giang, có một người nằm mộng thấy thần thánh tụ hội để xét đoán những người sẽ thi đậu, [quyết định] người sẽ đỗ đầu tên là Chung Lãng. Có một phụ nữ kêu oan. Vị thần ngồi chính giữa bảo: “Như vậy thì hắn không thể đậu được!” Do vậy, dò xét để tìm người khác điền vào chỗ đó. Người bên cạnh đáp: “Vậy thì lấy thằng bé con thế vào”. Người ấy tỉnh giấc, kể lại giấc mộng với ông Chung. Vì thế, dò hỏi cặn kẽ ông Chung về ngọn ngành. Thì ra trong nhà ấy có một đứa tớ gái mang thai, do bà chủ (vợ ông Chung) chẳng dung, đem dìm nước cho chết. Họ Chung thường vì chuyện này mà tâm bất an. Nghe kể chuyện nằm mộng, hết sức kinh hãi. Quả nhiên, khoa ấy họ Chung thi rớt, Dư Tuân đậu Trạng Nguyên, nói “thằng bé con” (Nhụ Tử) chính là tên tự của Tuân vậy. Chẳng lâu sau, vợ ông Chung bị bệnh chết. Ông Chung càng thêm sợ hãi; do vậy, tận lực làm lành chẳng lười nhác. Khoa thi sau, nhằm năm Giáp Ngọ, bèn đỗ Giải Nguyên.
* Ông Trương ở Hoa Đình thuở trẻ phạm tà dâm. Về sau, sanh hai đứa con đều chẳng nuôi được. [Chính ông ta] lại bị bệnh lao, nhiều năm chẳng khỏi. Ngẫu nhiên xem các câu chuyện trong bộ Đan Quế Tịch[100], thấy quả báo do dâm dục rành rành, hối hận khôn xiết, bèn đối trước thần thề: “Vĩnh viễn kiêng tà dâm”. Lại còn in Âm Chất Văn thí tặng rộng rãi, căn bệnh ấy liền lành. Trong vòng mấy năm, sanh liên tiếp ba đứa con.
* Vào đời Minh, chàng họ Điền phong thái tuấn nhã. Trong làng, có nhiều phụ nữ quyến rũ, dan díu, bèn lánh sang chùa Nam Sơn ở gần đó để đọc sách. Gần chùa cũng có người đến [quyến rũ], trong lòng họ Điền biết là sai trái, nhưng chẳng nỡ cắt đứt chuyện ong bướm. Thoạt đầu, ông thường nằm mộng thấy một vị thần hết sức lùn nhỏ. Sau đó, vị thần ấy hiện thân vào ban ngày, bảo: “Ngươi vốn có phước lớn, lẽ ra làm quan Ngự Sử, do ong bướm đa tình, công danh đã bị tước sạch. Thượng Đế sai ta giám sát ngươi. Nếu từ rày sửa đổi, vẫn có thể chẳng đánh mất công danh”. Ông bèn hoảng nhiên hối cải; về sau, quả nhiên thi đậu.
* Tào Trĩ Thao đỗ Tiến Sĩ trong đời Sùng Trinh nhà Minh. Lúc còn là chư sanh, đã tư thông với một người đàn bà hàng xóm. Chồng cô ta biết chuyện, muốn giết chết, giả vờ nói: “Ngày mai ta sẽ đi xa, vài hôm mới về”. Vợ nghe nói mừng lắm, ngỡ là thật, liền hẹn hò Trĩ Thao đến nhà. Ngày hôm ấy, nhằm đúng kỳ hẹn các bạn văn họp mặt, từ sáng sớm, bạn bè đã đến lôi kéo Trĩ Thao. Trĩ Thao từ chối, bạn bè biết rõ nguyên do, cưỡng ép đến chỗ họp mặt bàn luận thơ văn. Bạn bè nói với vị chủ trì cuộc họp mặt: “Hôm nay viết văn, phải chiếu theo cách thức viết trong trường thi Hội. Tiệc đêm, ắt phải uống say khướt mới về. Nếu chẳng tuân theo quy ước, sẽ bị phạt”, lại bảo người chủ trì khóa chặt cửa nẻo, các thư sinh chẳng được tự tiện ra vào. Trĩ Thao hết sức bồn chồn, bất đắc dĩ, ngoáy bút cho xong bài văn, muốn về trước. Các bạn ồn ào: “Có hẹn trước à? Về gấp vậy?” Đến tối, [trong khi] uống rượu, Trĩ Thao có tâm sự, cố ý uống ít. Các bạn ép phải uống, [không uống], sẽ trừng phạt nghiêm khắc. Trĩ Thao say mèm, các bạn đưa về, không thể đến chỗ hẹn được! Người đàn bà hàng xóm chờ Trĩ Thao đã lâu, tựa cửa trông ngóng. Có gã vô lại biết người đàn bà ấy quen thói lăng nhăng, thấy bà ta tựa cửa chờ đợi, ắt có kẻ ước hẹn chẳng tới, bèn ve vãn, bà ta cũng chẳng cự tuyệt. Người chồng nấp sẵn, liếc thấy, cầm rìu giết chết hắn và giết luôn mụ vợ. Ngày hôm sau, Trĩ Thao nghe chuyện ấy, bèn nhờ các bạn làm chứng, thề với thần minh, thề sẽ làm lành bù lỗi, trọn chẳng đi theo đường tà nữa. Mấy năm sau, thi đỗ Tiến Sĩ. Thuở ấy, Trĩ Thao đang sống mà đáng chết, lẽ ra phải chết mà được sống, chỉ trong đường tơ kẽ tóc, là do nhờ bạn lành cứu vớt. Gã vô lại kia do thấy có thể làm chuyện dâm dục mà lao vào, quên bẵng mối họa ẩn tàng, trong nháy mắt bị chết dưới lưỡi rìu. Ngạn ngữ có câu:“Gian tất sát” (Gian dâm ắt bị giết), đúng thay!
* Trương Ninh tuổi già không con, đến cầu đảo ở miếu thờ của gia tộc, thưa: “Ninh tôi đã tạo nên đầu mối tội lỗi nào mà đến nỗi dứt mất dòng dõi của tổ tiên?” Một người thiếp ở bên cạnh nói: “Nếu ông chẳng làm lỡ làng cuộc đời chúng tôi, đó chính là âm chất”. Trương Ninh hoảng sợ, tỉnh ngộ, xét hỏi [những tiểu thiếp] xem người nào chẳng muốn ở lại, ngay hôm ấy, cho mấy người đi lấy chồng. Năm sau, bèn sanh được một trai.
* Thôi Thư Nhân ở Thượng Hải đã từng thuê người vẽ mười mấy bức tranh khiêu dâm, [mỗi bức vẽ] đều mô tả sự dâm đãng tột bậc. Về sau, bị sốt rét không ngừng. Mỗi lần lên cơn sốt dữ dội, đều thấy đàn ông, đàn bà xinh đẹp mười mấy người, toàn là trần truồng, lõa lồ, bị hai quỷ sứ kẹp lấy, mổ bụng, rút ruột, máu tung tóe đầy đất. Kế đó, đến phiên họ Thôi [bị quỷ hành hình], gào thét đau đớn, [tự mình] nói tường tận nguyên do, cả nhà đều nghe. Họ Thôi tỉnh ngộ, vội vã đốt đi, bệnh bèn được lành.
* Triệu Nham Sĩ thuở trẻ từng phạm sắc giới, dần dần thân hình yếu đuối, còm cõi, thân thể như bộ xương khô, gần như chẳng còn mong sống được nữa. Chợt đọc bộ Bất Khả Lục do ông Tạ Hán Vân in, bất giác mồ hôi đẫm lưng, thống thiết sửa đổi lỗi xưa, và thỉnh bản in ấy, bỏ tiền ra ấn tống. Sau đấy, tinh thần dần dần khá hơn, sanh liên tiếp sáu đứa con.
* Trong niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, có một chàng thư sinh nọ, láng giềng ở phía Đông có một phụ nữ hết sức xinh đẹp, đã nhiều lượt mày đi mắt lại. Một hôm, thừa dịp chồng sang nơi khác, bà ta bèn khoét tường, chèo kéo chàng ta. Chàng ta cũng động tâm, hỏi từ đâu tới? Bà ta cười ghẹo: “Chàng là người đọc sách, há chẳng nhớ câu ‘du đông gia tường’ (vượt tường phía Đông) ư?” Chàng bắc thang trèo lên, chợt suy nghĩ lại: “Có thể lừa người, chẳng thể lừa trời”. Bèn trèo xuống. Bà ta lại đi đến chỗ cũ (chỗ tường đã bị khoét) nũng nịu quyến rũ. Chàng lại động tình, lại trèo lên thang. Đã ngồi ở đầu tường, sắp nhảy sang, lại nghĩ: “Trọn chẳng thể lừa dối trời”, mau chóng trở xuống, đóng cửa, bỏ đi. Năm sau, do thi Hương, chàng lên miền Bắc. Quan giám khảo vào tối hôm mở trường thi, đốt đuốc ngồi một mình, bỗng nghe bên tai có tiếng nói: “Trạng Nguyên chính là chàng cưỡi tường”. Sau khi đã yết bảng, bèn dò hỏi, mới hiểu rõ chuyện trước kia.
* Năm Nhâm Tý (1612) đời Vạn Lịch nhà Minh, Trương Vỹ ở Vũ Tấn cùng chàng thư sinh X… sang Nam Kinh đi thi. Đêm đến quán trọ, chủ nhân mộng thấy đón tiếp thiên bảng mà Giải Nguyên chính là chàng thư sinh X… bèn kể lại với thư sinh đó. Chàng ta dương dương đắc ý. Chủ nhân có hai cô con gái ở trên lầu, vừa đến tuổi cập kê, nghe nói bèn động tâm, sai tớ gái chèo kéo chàng, từ trên lầu thả tấm vải xuống để làm thang. Chàng ta lôi kéo Trương Vỹ cùng trèo lên. Nửa chừng, Trương Vỹ bỗng tỉnh ngộ, nói: “Ta đi thi, sao lại làm chuyện tổn đức này?”, vội vàng tụt xuống. Chàng thư sinh kia vẫn tiếp tục trèo lên. Tối hôm ấy, chủ trọ lại mộng thấy bảng trời, Giải Nguyên đã đổi thành tên Trương Vỹ, hết sức kinh hãi, kể lại với chàng thư sinh ấy, lại còn cật vấn gần đây đã làm chuyện gì. Chàng ta đỏ mặt, không trả lời được. Khi yết bảng, quả nhiên như vậy. Chàng thư sinh ấy hết sức hổ thẹn, về sau nghèo hèn, uất ức mà chết.
Nhận định: Xét ra, Trương sinh và người cưỡi tường đều tỉnh ngộ ngay khi ấy. So ra, càng tốt đẹp hơn những kẻ đã từng phạm rồi sau đó mới kiêng dè. Cho đến lúc ấy, nếu chẳng bừng tỉnh, không chỉ là mất sạch công danh vốn nên có, mà còn đọa nhập biển khổ vô biên. Đáng sợ thay!
* Hoàng Sơn Cốc đời Tống thích những ca từ diễm tình, thường đến thăm Viên Thông Tú thiền sư. Tú thiền sư quở trách: “Bậc đại trượng phu sẵn tài bút mực, cam tâm làm chuyện này ư?” Do khi ấy, Tú thiền sư vừa răn nhắc Lý Bá Thời[101] về chuyện vẽ ngựa. Sơn Cốc cười nói: “Chẳng lẽ tôi cũng sẽ sanh trong bụng ngựa ư?” Tú thiền sư bảo: “Bá Thời nghĩ tưởng ngựa, bất quá mình ông ta đọa lạc. Ông dùng lời lẽ diễm tình khuấy động dâm tâm của mọi người trong thiên hạ, không chỉ là sanh trong bụng ngựa, tôi sợ ông sẽ bị đọa địa ngục vậy”. Sơn Cốc hoảng sợ, hổ thẹn, từ tạ. Từ đấy, thôi không viết nữa.
* Tiền Đại Kinh ở Tứ Xuyên, phong tư, thần thái tuấn tú, hễ hạ bút bèn viết ngàn lời. Mười bảy tuổi đã vào trường huyện, nhiều lượt đi thi [nhưng chẳng đậu]. Đến khoa thi năm Canh Tý, chàng cầu đảo Văn Xương Đế Quân. Đêm mộng thấy đồng tử áo xanh dẫn đến trước Đế Quân. Ngài sai thuộc hạ tra sổ, thấy chép: “Tiền Đại Kinh hai mươi tuổi đậu thứ hai trong kỳ thi Hương. Đỗ liên tiếp, đỗ Trạng Nguyên đứng đầu thiên hạ. Làm quan tới cấp nhị phẩm. Thọ bảy mươi ba tuổi. Do đã soạn ba bộ dâm thư, bị gạt tên [khỏi sổ quan lộc], tuổi thọ cũng không được dài lâu như vậy”. Đế Quân khuyên dụ: “Ngươi có lòng trung hậu, lại chẳng thiếu hiếu hữu. Hiềm rằng đã soạn dâm thư, khiến cho nam nữ bại hoại thanh danh, chôn vùi tiết hạnh. Nếu không do đời trước gieo đức rộng nhiều, đã bị phán tội đọa địa ngục!” Đại Kinh bèn lập trọng thệ, gặp ai cũng khuyên răn, gặp dâm thư liền đốt sạch. Về sau, do đỗ kỳ thi Minh Kinh, sống đến sáu mươi hai tuổi bèn mất.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.