Chương 22: Cho cậu hết đó
Nha Đậu
25/07/2023
Phan Mỹ Liên ban đầu không có tên là Phan Mỹ Liên.
Thị sinh ra ở nông thôn, bọn con trai xung quanh không tên Cường Tử thì cũng là Cẩu Đản. Trên thị còn có ba người chị, đến lượt thị thì bố mẹ không còn đủ chữ nghĩa để đặt tên hay hớm nữa. Thấy thị xinh xẻo đáng yêu, bố mẹ đặt cho thị cái tên Tiểu Mỹ, mà quả thực tên sao người chiêm bao làm vậy.
Quê thị chẳng có chỗ nào kiếm tiền được, lớp già đều bán mặt cho đất bán lưng cho trời, còn phần lớn lớp trẻ thì rời quê đi làm xa. Mỗi năm Tết đến, Phan Tiểu Mỹ luôn được nghe những người trở về khoác lác thế giới ngoài kia phồn hoa thế nào.
Phan Tiểu Mỹ nghe mà mê mẩn, cũng không muốn làm ruộng ở nhà nữa. Thị lén thu dọn hành lý, trốn cha trốn mẹ vào thành phố lớn cùng một người đồng hương.
Lúc đó Phan Tiểu Mỹ quả thật đã tin lời bà chị đồng hương, rằng lên phố thì nằm không cũng kiếm được tiền.
Nhưng hiện thực lại vả cho thị một cái bạt tai đau điếng.
Đúng thật, nằm không cũng ra tiền, nhưng thị không ngờ lại là “nằm” kiểu đấy.
Phan Tiểu Mỹ bị người ta dụ dỗ lừa gạt vào một tiệm uốn tóc, từ đấy, đời thị sang trang mới.
Không có bằng cấp, chẳng có ô dù, ngay khi còn ở cái tuổi chưa biết gì, Phan Tiểu Mỹ đã mất đi quyền lựa chọn. Huống chi gần như nhà nào trên con phố ấy cũng làm nghề này, thị cũng chẳng chạy đi đâu được.
Cuối cùng Phan Tiểu Mỹ cũng nhận ra ngày xưa mình ngu xuẩn đến thế nào, nhưng thị đã không thể xoay chuyển cục diện được nữa. Thị đành gắng làm lụng mấy năm trong salon tóc, coi như học một ngón nghề, cho đến khi thị mang thai với bạn trai cũ.
Đó cũng là lúc thị đổi qua cái tên Phan Mỹ Liên này.
Các chị em trong tiệm đều có biệt danh mỹ miều, nào là Giai Giai, A Vân các kiểu. Phan Tiểu Mỹ không được học hành, một khách quen hay tới gội đầu là giáo viên Ngữ Văn, Phan Tiểu Mỹ bèn chủ động nhờ anh ta đặt cho mình một cái tên hay.
Anh giáo kia nghe thấy lời nhờ vả này, quan sát chị qua gương, bật cười khe khẽ, đoạn bảo, “Đặt là Mỹ Liên đi.”
Hồi đó Phan Mỹ Liên còn chưa hiểu ý nghĩa của tiếng cười kia.
Thị chỉ vô cùng mừng rỡ cảm ơn thầy giáo ấy, phục vụ anh ta thêm phần tận tình.
Nghe anh giáo bảo anh ta tham khảo tên nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng để đặt tên cho mình, Phan Mỹ Liên càng sướng rơn. Mỗi lần giới thiệu bản thân với khách mới, thị đều ưỡn thẳng lưng. Thậm chí về sau, khi nhờ người nọ người kia làm chứng minh thư hộ mình, thị còn chọn cái tên này.
Phải rất lâu sau đó, khi Phan Mỹ Liên thật sự hiểu rõ hàm ý đằng sau cái tên này, thị mới chợt nhận ra lúc gã giáo viên nọ nhìn thị qua gương rồi bật cười, nụ cười ấy mới nhuốm màu trào phúng mỉa mai làm sao.
(Cái tên của Phan Mỹ Liên được phỏng theo Phan Kim Liên, một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của nhà văn Thi Nại Am, là người đàn bà đa tình và hiểm độc, giết chồng để ngoại tình và cũng là nhân vật trong truyện Kim Bình Mai của Vương Thế Trinh. Sau này người ta hay cho Phan Kim Liên là kẻ lẳng lơ, lăng loàn, nhưng thật ra về sau điều này đã được chứng minh là sai sự thật.)
Cảm giác bất lực, chán nản và cái tên này đã đồng hành cùng Phan Mỹ Liên qua những thời khắc gian khó nhất trong đời thị. Mãi đến mấy năm trước, thị tích cóp đủ tiền, đưa con gái về Tây Nam, dừng chân lại thành phố cách quê mình không xa này, mở một cửa tiệm làm đầu thuộc về chính thị.
Công việc đứng đắn, tuy lời lãi không bao nhiêu, nhưng cũng đủ nuôi sống hai mẹ con.
Phan Mỹ Liên chẳng trông chờ gì vào bản thân nữa, thị chỉ mong con gái mình ngoan ngoãn biết phấn đấu, học hành tấn tới trở nên nổi bật, lấy lại hết tất cả thể diện mà thị chưa từng có trong đời.
Nhưng thị không biết mình đã dạy sai khoản nào, mà con ranh chết giẫm kia không chăm chỉ học hành tử tế, mà chỉ thích mấy thứ chẳng nên cơm cháo gì!
“Tiểu Nhiếp, chú có biết không, sang năm là Tri Nhạc thi đại học rồi!”
Phan Mỹ Liên túm cánh tay cô con gái Phan Tri Nhạc, la lối Nhiếp Chấn Hoành một chặp, “Học sinh cấp 3 như nó đã biết gì đâu, chú là đàn ông đàn ang bằng này tuổi đầu, mà lại tiếp tay cho nó làm bậy làm bạ à?!”
Ngày xưa Phan Mỹ Liên luôn ân cần cười nói với hàng xóm láng giềng. Nhưng hôm nay đề cập đến chuyện con gái mình, gương mặt má phấn môi son của thị dữ tợn hẳn lên. Không chỉ Phan Tri Nhạc đi theo đằng sau thị không dám hé răng, mà đến cả Nhiếp Chấn Hoành cũng chẳng biết nên mở miệng thế nào để thùng thuốc súng trước mặt không nổ banh chành.
Bầu không khí trong tiệm sửa giày bỗng dưng hơi căng thẳng.
Nhiếp Chấn Hoành nghe hết những câu chất vấn của Phan Mỹ Liên, cúi đầu nhìn đôi giày của Phan Tri Nhạc.
Cô bé 15-16 tuổi, đã trổ mã. Một đôi bốt da trắng cao đến đầu gối bọc lấy đôi chân thon dài thẳng tắp, phối cùng bộ đồ thủy thủ trẻ trung tươi tắn, trông vừa cao ráo vừa xinh xẻo.
Nhất là vòng đăng ten màu xanh nước biển khảm ở lưng bốt nằm trên nền da giày màu sáp, tiệp màu với áo quần, lại càng bắt mắt hơn.
—— Vừa nhìn đã biết đấy là tay nghề khéo léo của anh.
Dù gì ngoài quán anh ra, thì quanh đây chẳng ai làm được món sửa giày này.
Nhiếp Chấn Hoành hơi đau đầu, anh biết ngay sớm muộn gì trò giấm giúi của con bé cũng bị phát hiện mà.
Anh còn chưa kịp nghĩ ra cách giải thích với Phan Mỹ Liên, thì một chùm tóc đột nhiên chắn ngang tầm nhìn.
Hóa ra là Lâm Tri đứng bên cạnh anh.
Cậu thanh niên mảnh khảnh đang ưỡn lưng chắn giữa anh và Phan Mỹ Liên.
Như một chú nhím nhỏ dựng đứng gai trên người theo bản năng khi bị uy hiếp.
Nhiếp Chấn Hoành không thể thấy vẻ mặt của Lâm Tri, nhưng anh có thể tưởng tượng ra, chắc hẳn lúc này khuôn mặt xinh trai không có biểu cảm của cậu nhóc đang nghiêm lại, đôi mắt đen láy nhìn đối phương chằm chằm không chớp, khiến người ta phải dè chừng.
Một nơi nào đó trong trái tim anh chợt bị cào nhẹ.
Tựa như những mầm non vừa nhú ngoài kia, xào xạc theo cơn gió.
Nhiếp Chấn Hoành giơ tay vò mái tóc đen đằng trước, tiện thể ghì mạnh hơn, kéo Lâm Tri quay lại cạnh mình.
“Chị Phan, chị đừng nóng, chị em mình cứ từ từ nói chuyện đã ạ.”
Sau khi đưa mắt trấn an Phan Tri Nhạc đằng sau Phan Mỹ Liên, Nhiếp Chấn Hoành lấy hai chiếc ghế con ra từ trong nhà, đặt trước mặt hai mẹ con, “Chị ngồi xuống làm miếng nước đã, Tri Nhạc cũng ngồi đi.”
Tuy giọng anh không lớn, nhưng chẳng biết tại sao lại cực kỳ có sức thuyết phục.
Phan Mỹ Liên vốn đang hùng hổ chiếm thế chủ đạo, nhưng lại bị vài ba câu nói của Nhiếp Chấn Hoành làm cho xuôi hẳn, thị cũng ngồi xuống theo lời anh.
Có điều miệng thị vẫn còn gay gắt lắm, “Chú có cho chị uống trà núi Mông Đỉnh cũng chẳng có tác dụng đâu nhé!
(Trà Mông Đỉnh: là một loại trà nổi tiếng trong tích truyện cũ, nghe đồn trị được bách bệnh. Link truyện.)
“Hôm nay chú mà không giải thích rõ ràng chuyện chú với Phan Tri Nhạc đã làm với nhau, thì chị không cho chú bán buôn gì nữa đâu!”
“Vâng giải thích ạ, có gì mà em không giải thích được đâu.”
Nhiếp Chấn Hoành không thoái thác. Anh vừa trả lời, vừa móc mấy tờ tiền lẻ ra khỏi túi quần, đưa cho Lâm Tri, bảo cậu sang bên kia đường mua mấy cân hoa quả.
“Mua loại nào cậu thích ăn ấy,” Nhiếp Chấn Hoành kề lại gần tai Lâm Tri, thì thào bảo, “Tiền thừa coi như phí chạy vặt của cậu.”
Bé nhím ban nãy còn dựng hết gai lên, giờ lật thân lại.
Khoe cái bụng mềm mại, và đôi mắt đen lay láy, nhìn anh đăm đăm, hỏi.
“Cho em hết ạ?”
Lâm Tri đang cần tiền lắm, nghe thấy “phí chạy việc”, cậu cảm thấy như mình đã tìm được công việc mới.
“Ừ, cho cậu hết đấy.”
Tuy Nhiếp Chấn Hoành không biết Lâm Tri đang nghĩ gì, nhưng anh có thể đoán được sơ sơ qua ánh mắt cậu.
Anh nghĩ thầm, e là cậu ngố này chỉ nghe được nửa câu sau, lại không để ý đây. Nên anh dặn thêm lần nữa, “Nhờ Lão Chu rửa hộ, rồi mượn đĩa bê qua đây nhé.”
Lâm Tri gật đầu đồng ý, cầm tiền đi ngay.
Hai lúm đồng xu lõm xuống bên môi cậu thanh niên hẵng còn vương vấn trong tầm nhìn của Nhiếp Chấn Hoành, anh không khỏi bật cười thầm.
—— Chút phí chạy vặt cỏn con, đáng để chú nhóc ấy vui đến thế hay sao?
Sai Lâm Tri đi chỗ khác xong, Nhiếp Chấn Hoành rót hai cốc nước ấm cho cặp mẹ con đang ngồi trong cửa hàng.
Cứ nhắc đến con mình là Phan Mỹ Liên y như một con sư tử cái bị xâm phạm vào lãnh địa vậy. Nhiếp Chấn Hoành biết thừa nếu hôm nay không hòa giải được tại đây, thì chẳng rõ lúc về nhà con bé Phan Tri Nhạc sẽ còn bị mẹ nó “dạy dỗ” nặng đến mức nào.
Làm mẹ thì phải rắn, nhưng đứng từ góc độ một người ngoài cuộc, Nhiếp Chấn Hoành không thể không nói rằng, Phan Mỹ Liên đang kiểm soát con mình quá đà.
Quá đáng đến độ đôi lúc hàng xóm láng giềng như họ cũng không khỏi thấy tội thay cho con bé.
“Đấy, đã bảo mà, làm sao mà cứ đến cuối tuần lại chẳng thấy bóng dáng nó đâu!”
Phan Mỹ Liên ngồi xuống là bắt đầu hỏi cung ngay, “Nó toàn bảo là đi học thêm chỗ thầy Trương, nên chị vui lắm. Nếu hôm nay chị mà không tình cờ gặp thầy Trương, thầy ấy bảo từ kỳ trước đã thôi mở lớp dạy thêm rồi, thì chị vẫn không hay biết gì như con ngu vậy!”
Nhắc tới đây, lửa giận của Phan Mỹ Liên lại bốc lên, thị véo cánh tay con gái mình thật mạnh, “Con ranh chết tiệt, không học được điều hay, chỉ biết mấy mánh lới gian dối!”
Phan Tri Nhạc cúi đầu, mắt ậng nước, nhưng không dám nói gì. Xem chừng trước khi tới đây cô bé đã bị mẹ mắng một trận rồi.
“Trước kia chị thấy kho thiếu mất mấy đôi giày, không ngờ con oắt chết tiệt này lại thó về để đeo,” Phan Mỹ Liên cáu điên lên, cứ kể được nửa chừng với Nhiếp Chấn Hoành là lại quay đầu mắng con gái, “Bà đây để mày thiếu ăn thiếu mặc gì à?! Mà còn trộm đồ của chính nhà mình!?”
“Con không trộm!”
Phan Tri Nhạc rốt cuộc cũng lên tiếng, ngẩng đầu cãi lại với đôi mắt ậng nước, “Đấy là hàng khách trả về rồi! Chính mắt con thấy mẹ vứt vào kho thải!”
Giọng em lanh lảnh, bình thường ríu rít như chim sơn ca, giờ lại ngập tràn nỗi ấm ức và phản kháng, “Mẹ thải rồi mà, có bán lấy tiền được nữa đâu! Tại sao con không được lấy để đeo?!”
Phan Mỹ Liên ghét nhất là bị người khác trả treo, nhất là con gái mình.
“Sao mày biết tao thải? Mày đã hỏi tao tiếng nào chưa?!”
Phan Tri Nhạc cười khẩy, chẳng để mặt mũi cho mẹ mình chút nào, “Không phải thủng đế thì cũng là đứt quai, ai mà dám mua về đeo nữa!”
“Mày!”
Phan Mỹ Liên bị con gái đâm cho một nhát, giơ tay lên định cho Phan Tri Nhạc một cái bạt tai. Tay thị đã nhấc lên rồi, may thay Nhiếp Chấn Hoành phản ứng nhanh, chặn thị lại, “Có gì thì từ từ nói, mẹ con thì có giận nhau lâu bao giờ đâu chị?”
Khuyên nhủ xong, Nhiếp Chấn Hoành ngoái lại, thấy Phan Tri Nhạc cũng cứng đầu cứng cổ chẳng chịu thua tẹo nào thì hơi đau đầu.
Con nhóc này di truyền 100% tính nết của mẹ nó chứ đâu.
“Chị Phan, trước kia thật tình em cũng chẳng để ý lắm, không biết mấy đôi giày Tri Nhạc mang tới lại là như thế.”
Nhiếp Chấn Hoành đành phải chuyển đề tài về mình, “Lúc đấy thấy mấy đôi giày đó… em còn tưởng cháu nó ra hẳn trạm phế phẩm lấy về, tốn bao nhiêu công sửa cho nó.
“Hôm nay em mới rõ nguyên do. Biết vậy hồi xưa sửa xong em đã bảo Tri Nhạc mang về cho chị,” Anh sờ gáy, chủ động nhận lỗi, “Tất cả cũng tại mắt em không tinh tường, ngại quá ngại quá.”
Câu này của Nhiếp Chấn Hoành rất hay, trong cương có nhu, đánh trúng tâm lý trọng sĩ diện của Phan Mỹ Liên.
Quả nhiên, Phan Mỹ Liên nghe vậy, gương mặt vừa nãy còn gay gắt mới dịu đi.
“Hầy, mấy thứ đấy đúng là hàng thải thật!”
Dù gì thị mở cửa hàng là để bán buôn, cũng chẳng muốn sau này nhà mình không bán được hàng nữa, “Hồi trước có một lô giày bị lỗi, chị thu hồi hết rồi! Còn chưa kịp xử lý thì đã bị con ranh chết tiệt này khoắng mất!”
Vừa giải thích, Phan Mỹ Liên vừa lườm Phan Tri Nhạc, rồi mới gây sự tiếp với Nhiếp Chấn Hoành.
“Dù chú không biết nó lấy giày từ chỗ nào, nhưng Tri Nhạc lấy đâu ra tiền mà thuê chú sửa giày cho nó?!”
Nói một hồi, mắt Phan Mỹ Liên quét đến bộ váy Phan Tri Nhạc đang mặc.
Thị lại nhớ ra gần đây, lúc lục lọi tủ quần áo của con gái, thị phát hiện có mấy món đồ mới mà mình chưa thấy bao giờ.
Một mối nghi ngờ xẹt qua óc Phan Mỹ Liên, khiến da đầu thị sắp nổ tung đến nơi.
“Phan Tri Nhạc ——!”
Phan Mỹ Liên túm tóc con gái đứng bật dậy, giọng điệu chát chúa đến đáng sợ.
“Nói ngay! Mày lấy tiền ở đâu ra!?”
[HẾT CHƯƠNG 22]
Thị sinh ra ở nông thôn, bọn con trai xung quanh không tên Cường Tử thì cũng là Cẩu Đản. Trên thị còn có ba người chị, đến lượt thị thì bố mẹ không còn đủ chữ nghĩa để đặt tên hay hớm nữa. Thấy thị xinh xẻo đáng yêu, bố mẹ đặt cho thị cái tên Tiểu Mỹ, mà quả thực tên sao người chiêm bao làm vậy.
Quê thị chẳng có chỗ nào kiếm tiền được, lớp già đều bán mặt cho đất bán lưng cho trời, còn phần lớn lớp trẻ thì rời quê đi làm xa. Mỗi năm Tết đến, Phan Tiểu Mỹ luôn được nghe những người trở về khoác lác thế giới ngoài kia phồn hoa thế nào.
Phan Tiểu Mỹ nghe mà mê mẩn, cũng không muốn làm ruộng ở nhà nữa. Thị lén thu dọn hành lý, trốn cha trốn mẹ vào thành phố lớn cùng một người đồng hương.
Lúc đó Phan Tiểu Mỹ quả thật đã tin lời bà chị đồng hương, rằng lên phố thì nằm không cũng kiếm được tiền.
Nhưng hiện thực lại vả cho thị một cái bạt tai đau điếng.
Đúng thật, nằm không cũng ra tiền, nhưng thị không ngờ lại là “nằm” kiểu đấy.
Phan Tiểu Mỹ bị người ta dụ dỗ lừa gạt vào một tiệm uốn tóc, từ đấy, đời thị sang trang mới.
Không có bằng cấp, chẳng có ô dù, ngay khi còn ở cái tuổi chưa biết gì, Phan Tiểu Mỹ đã mất đi quyền lựa chọn. Huống chi gần như nhà nào trên con phố ấy cũng làm nghề này, thị cũng chẳng chạy đi đâu được.
Cuối cùng Phan Tiểu Mỹ cũng nhận ra ngày xưa mình ngu xuẩn đến thế nào, nhưng thị đã không thể xoay chuyển cục diện được nữa. Thị đành gắng làm lụng mấy năm trong salon tóc, coi như học một ngón nghề, cho đến khi thị mang thai với bạn trai cũ.
Đó cũng là lúc thị đổi qua cái tên Phan Mỹ Liên này.
Các chị em trong tiệm đều có biệt danh mỹ miều, nào là Giai Giai, A Vân các kiểu. Phan Tiểu Mỹ không được học hành, một khách quen hay tới gội đầu là giáo viên Ngữ Văn, Phan Tiểu Mỹ bèn chủ động nhờ anh ta đặt cho mình một cái tên hay.
Anh giáo kia nghe thấy lời nhờ vả này, quan sát chị qua gương, bật cười khe khẽ, đoạn bảo, “Đặt là Mỹ Liên đi.”
Hồi đó Phan Mỹ Liên còn chưa hiểu ý nghĩa của tiếng cười kia.
Thị chỉ vô cùng mừng rỡ cảm ơn thầy giáo ấy, phục vụ anh ta thêm phần tận tình.
Nghe anh giáo bảo anh ta tham khảo tên nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng để đặt tên cho mình, Phan Mỹ Liên càng sướng rơn. Mỗi lần giới thiệu bản thân với khách mới, thị đều ưỡn thẳng lưng. Thậm chí về sau, khi nhờ người nọ người kia làm chứng minh thư hộ mình, thị còn chọn cái tên này.
Phải rất lâu sau đó, khi Phan Mỹ Liên thật sự hiểu rõ hàm ý đằng sau cái tên này, thị mới chợt nhận ra lúc gã giáo viên nọ nhìn thị qua gương rồi bật cười, nụ cười ấy mới nhuốm màu trào phúng mỉa mai làm sao.
(Cái tên của Phan Mỹ Liên được phỏng theo Phan Kim Liên, một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của nhà văn Thi Nại Am, là người đàn bà đa tình và hiểm độc, giết chồng để ngoại tình và cũng là nhân vật trong truyện Kim Bình Mai của Vương Thế Trinh. Sau này người ta hay cho Phan Kim Liên là kẻ lẳng lơ, lăng loàn, nhưng thật ra về sau điều này đã được chứng minh là sai sự thật.)
Cảm giác bất lực, chán nản và cái tên này đã đồng hành cùng Phan Mỹ Liên qua những thời khắc gian khó nhất trong đời thị. Mãi đến mấy năm trước, thị tích cóp đủ tiền, đưa con gái về Tây Nam, dừng chân lại thành phố cách quê mình không xa này, mở một cửa tiệm làm đầu thuộc về chính thị.
Công việc đứng đắn, tuy lời lãi không bao nhiêu, nhưng cũng đủ nuôi sống hai mẹ con.
Phan Mỹ Liên chẳng trông chờ gì vào bản thân nữa, thị chỉ mong con gái mình ngoan ngoãn biết phấn đấu, học hành tấn tới trở nên nổi bật, lấy lại hết tất cả thể diện mà thị chưa từng có trong đời.
Nhưng thị không biết mình đã dạy sai khoản nào, mà con ranh chết giẫm kia không chăm chỉ học hành tử tế, mà chỉ thích mấy thứ chẳng nên cơm cháo gì!
“Tiểu Nhiếp, chú có biết không, sang năm là Tri Nhạc thi đại học rồi!”
Phan Mỹ Liên túm cánh tay cô con gái Phan Tri Nhạc, la lối Nhiếp Chấn Hoành một chặp, “Học sinh cấp 3 như nó đã biết gì đâu, chú là đàn ông đàn ang bằng này tuổi đầu, mà lại tiếp tay cho nó làm bậy làm bạ à?!”
Ngày xưa Phan Mỹ Liên luôn ân cần cười nói với hàng xóm láng giềng. Nhưng hôm nay đề cập đến chuyện con gái mình, gương mặt má phấn môi son của thị dữ tợn hẳn lên. Không chỉ Phan Tri Nhạc đi theo đằng sau thị không dám hé răng, mà đến cả Nhiếp Chấn Hoành cũng chẳng biết nên mở miệng thế nào để thùng thuốc súng trước mặt không nổ banh chành.
Bầu không khí trong tiệm sửa giày bỗng dưng hơi căng thẳng.
Nhiếp Chấn Hoành nghe hết những câu chất vấn của Phan Mỹ Liên, cúi đầu nhìn đôi giày của Phan Tri Nhạc.
Cô bé 15-16 tuổi, đã trổ mã. Một đôi bốt da trắng cao đến đầu gối bọc lấy đôi chân thon dài thẳng tắp, phối cùng bộ đồ thủy thủ trẻ trung tươi tắn, trông vừa cao ráo vừa xinh xẻo.
Nhất là vòng đăng ten màu xanh nước biển khảm ở lưng bốt nằm trên nền da giày màu sáp, tiệp màu với áo quần, lại càng bắt mắt hơn.
—— Vừa nhìn đã biết đấy là tay nghề khéo léo của anh.
Dù gì ngoài quán anh ra, thì quanh đây chẳng ai làm được món sửa giày này.
Nhiếp Chấn Hoành hơi đau đầu, anh biết ngay sớm muộn gì trò giấm giúi của con bé cũng bị phát hiện mà.
Anh còn chưa kịp nghĩ ra cách giải thích với Phan Mỹ Liên, thì một chùm tóc đột nhiên chắn ngang tầm nhìn.
Hóa ra là Lâm Tri đứng bên cạnh anh.
Cậu thanh niên mảnh khảnh đang ưỡn lưng chắn giữa anh và Phan Mỹ Liên.
Như một chú nhím nhỏ dựng đứng gai trên người theo bản năng khi bị uy hiếp.
Nhiếp Chấn Hoành không thể thấy vẻ mặt của Lâm Tri, nhưng anh có thể tưởng tượng ra, chắc hẳn lúc này khuôn mặt xinh trai không có biểu cảm của cậu nhóc đang nghiêm lại, đôi mắt đen láy nhìn đối phương chằm chằm không chớp, khiến người ta phải dè chừng.
Một nơi nào đó trong trái tim anh chợt bị cào nhẹ.
Tựa như những mầm non vừa nhú ngoài kia, xào xạc theo cơn gió.
Nhiếp Chấn Hoành giơ tay vò mái tóc đen đằng trước, tiện thể ghì mạnh hơn, kéo Lâm Tri quay lại cạnh mình.
“Chị Phan, chị đừng nóng, chị em mình cứ từ từ nói chuyện đã ạ.”
Sau khi đưa mắt trấn an Phan Tri Nhạc đằng sau Phan Mỹ Liên, Nhiếp Chấn Hoành lấy hai chiếc ghế con ra từ trong nhà, đặt trước mặt hai mẹ con, “Chị ngồi xuống làm miếng nước đã, Tri Nhạc cũng ngồi đi.”
Tuy giọng anh không lớn, nhưng chẳng biết tại sao lại cực kỳ có sức thuyết phục.
Phan Mỹ Liên vốn đang hùng hổ chiếm thế chủ đạo, nhưng lại bị vài ba câu nói của Nhiếp Chấn Hoành làm cho xuôi hẳn, thị cũng ngồi xuống theo lời anh.
Có điều miệng thị vẫn còn gay gắt lắm, “Chú có cho chị uống trà núi Mông Đỉnh cũng chẳng có tác dụng đâu nhé!
(Trà Mông Đỉnh: là một loại trà nổi tiếng trong tích truyện cũ, nghe đồn trị được bách bệnh. Link truyện.)
“Hôm nay chú mà không giải thích rõ ràng chuyện chú với Phan Tri Nhạc đã làm với nhau, thì chị không cho chú bán buôn gì nữa đâu!”
“Vâng giải thích ạ, có gì mà em không giải thích được đâu.”
Nhiếp Chấn Hoành không thoái thác. Anh vừa trả lời, vừa móc mấy tờ tiền lẻ ra khỏi túi quần, đưa cho Lâm Tri, bảo cậu sang bên kia đường mua mấy cân hoa quả.
“Mua loại nào cậu thích ăn ấy,” Nhiếp Chấn Hoành kề lại gần tai Lâm Tri, thì thào bảo, “Tiền thừa coi như phí chạy vặt của cậu.”
Bé nhím ban nãy còn dựng hết gai lên, giờ lật thân lại.
Khoe cái bụng mềm mại, và đôi mắt đen lay láy, nhìn anh đăm đăm, hỏi.
“Cho em hết ạ?”
Lâm Tri đang cần tiền lắm, nghe thấy “phí chạy việc”, cậu cảm thấy như mình đã tìm được công việc mới.
“Ừ, cho cậu hết đấy.”
Tuy Nhiếp Chấn Hoành không biết Lâm Tri đang nghĩ gì, nhưng anh có thể đoán được sơ sơ qua ánh mắt cậu.
Anh nghĩ thầm, e là cậu ngố này chỉ nghe được nửa câu sau, lại không để ý đây. Nên anh dặn thêm lần nữa, “Nhờ Lão Chu rửa hộ, rồi mượn đĩa bê qua đây nhé.”
Lâm Tri gật đầu đồng ý, cầm tiền đi ngay.
Hai lúm đồng xu lõm xuống bên môi cậu thanh niên hẵng còn vương vấn trong tầm nhìn của Nhiếp Chấn Hoành, anh không khỏi bật cười thầm.
—— Chút phí chạy vặt cỏn con, đáng để chú nhóc ấy vui đến thế hay sao?
Sai Lâm Tri đi chỗ khác xong, Nhiếp Chấn Hoành rót hai cốc nước ấm cho cặp mẹ con đang ngồi trong cửa hàng.
Cứ nhắc đến con mình là Phan Mỹ Liên y như một con sư tử cái bị xâm phạm vào lãnh địa vậy. Nhiếp Chấn Hoành biết thừa nếu hôm nay không hòa giải được tại đây, thì chẳng rõ lúc về nhà con bé Phan Tri Nhạc sẽ còn bị mẹ nó “dạy dỗ” nặng đến mức nào.
Làm mẹ thì phải rắn, nhưng đứng từ góc độ một người ngoài cuộc, Nhiếp Chấn Hoành không thể không nói rằng, Phan Mỹ Liên đang kiểm soát con mình quá đà.
Quá đáng đến độ đôi lúc hàng xóm láng giềng như họ cũng không khỏi thấy tội thay cho con bé.
“Đấy, đã bảo mà, làm sao mà cứ đến cuối tuần lại chẳng thấy bóng dáng nó đâu!”
Phan Mỹ Liên ngồi xuống là bắt đầu hỏi cung ngay, “Nó toàn bảo là đi học thêm chỗ thầy Trương, nên chị vui lắm. Nếu hôm nay chị mà không tình cờ gặp thầy Trương, thầy ấy bảo từ kỳ trước đã thôi mở lớp dạy thêm rồi, thì chị vẫn không hay biết gì như con ngu vậy!”
Nhắc tới đây, lửa giận của Phan Mỹ Liên lại bốc lên, thị véo cánh tay con gái mình thật mạnh, “Con ranh chết tiệt, không học được điều hay, chỉ biết mấy mánh lới gian dối!”
Phan Tri Nhạc cúi đầu, mắt ậng nước, nhưng không dám nói gì. Xem chừng trước khi tới đây cô bé đã bị mẹ mắng một trận rồi.
“Trước kia chị thấy kho thiếu mất mấy đôi giày, không ngờ con oắt chết tiệt này lại thó về để đeo,” Phan Mỹ Liên cáu điên lên, cứ kể được nửa chừng với Nhiếp Chấn Hoành là lại quay đầu mắng con gái, “Bà đây để mày thiếu ăn thiếu mặc gì à?! Mà còn trộm đồ của chính nhà mình!?”
“Con không trộm!”
Phan Tri Nhạc rốt cuộc cũng lên tiếng, ngẩng đầu cãi lại với đôi mắt ậng nước, “Đấy là hàng khách trả về rồi! Chính mắt con thấy mẹ vứt vào kho thải!”
Giọng em lanh lảnh, bình thường ríu rít như chim sơn ca, giờ lại ngập tràn nỗi ấm ức và phản kháng, “Mẹ thải rồi mà, có bán lấy tiền được nữa đâu! Tại sao con không được lấy để đeo?!”
Phan Mỹ Liên ghét nhất là bị người khác trả treo, nhất là con gái mình.
“Sao mày biết tao thải? Mày đã hỏi tao tiếng nào chưa?!”
Phan Tri Nhạc cười khẩy, chẳng để mặt mũi cho mẹ mình chút nào, “Không phải thủng đế thì cũng là đứt quai, ai mà dám mua về đeo nữa!”
“Mày!”
Phan Mỹ Liên bị con gái đâm cho một nhát, giơ tay lên định cho Phan Tri Nhạc một cái bạt tai. Tay thị đã nhấc lên rồi, may thay Nhiếp Chấn Hoành phản ứng nhanh, chặn thị lại, “Có gì thì từ từ nói, mẹ con thì có giận nhau lâu bao giờ đâu chị?”
Khuyên nhủ xong, Nhiếp Chấn Hoành ngoái lại, thấy Phan Tri Nhạc cũng cứng đầu cứng cổ chẳng chịu thua tẹo nào thì hơi đau đầu.
Con nhóc này di truyền 100% tính nết của mẹ nó chứ đâu.
“Chị Phan, trước kia thật tình em cũng chẳng để ý lắm, không biết mấy đôi giày Tri Nhạc mang tới lại là như thế.”
Nhiếp Chấn Hoành đành phải chuyển đề tài về mình, “Lúc đấy thấy mấy đôi giày đó… em còn tưởng cháu nó ra hẳn trạm phế phẩm lấy về, tốn bao nhiêu công sửa cho nó.
“Hôm nay em mới rõ nguyên do. Biết vậy hồi xưa sửa xong em đã bảo Tri Nhạc mang về cho chị,” Anh sờ gáy, chủ động nhận lỗi, “Tất cả cũng tại mắt em không tinh tường, ngại quá ngại quá.”
Câu này của Nhiếp Chấn Hoành rất hay, trong cương có nhu, đánh trúng tâm lý trọng sĩ diện của Phan Mỹ Liên.
Quả nhiên, Phan Mỹ Liên nghe vậy, gương mặt vừa nãy còn gay gắt mới dịu đi.
“Hầy, mấy thứ đấy đúng là hàng thải thật!”
Dù gì thị mở cửa hàng là để bán buôn, cũng chẳng muốn sau này nhà mình không bán được hàng nữa, “Hồi trước có một lô giày bị lỗi, chị thu hồi hết rồi! Còn chưa kịp xử lý thì đã bị con ranh chết tiệt này khoắng mất!”
Vừa giải thích, Phan Mỹ Liên vừa lườm Phan Tri Nhạc, rồi mới gây sự tiếp với Nhiếp Chấn Hoành.
“Dù chú không biết nó lấy giày từ chỗ nào, nhưng Tri Nhạc lấy đâu ra tiền mà thuê chú sửa giày cho nó?!”
Nói một hồi, mắt Phan Mỹ Liên quét đến bộ váy Phan Tri Nhạc đang mặc.
Thị lại nhớ ra gần đây, lúc lục lọi tủ quần áo của con gái, thị phát hiện có mấy món đồ mới mà mình chưa thấy bao giờ.
Một mối nghi ngờ xẹt qua óc Phan Mỹ Liên, khiến da đầu thị sắp nổ tung đến nơi.
“Phan Tri Nhạc ——!”
Phan Mỹ Liên túm tóc con gái đứng bật dậy, giọng điệu chát chúa đến đáng sợ.
“Nói ngay! Mày lấy tiền ở đâu ra!?”
[HẾT CHƯƠNG 22]
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.