Chương 27: Em không ngốc nhé
Nha Đậu
25/07/2023
Hóa ra, mấy năm nay Phan Tri Nhạc luôn lén tập nhảy.
Tụi trẻ đứa nào chẳng có sở thích riêng? Về lý thuyết, trong thời đại bây giờ, nhiều bậc phụ huynh còn sẵn lòng chủ động chi tiền cho con theo học mấy lớp sở thích. Chúng không những giúp đời sống tinh thần phong phú hơn, mà còn có thể được cộng điểm khi thi đại học.
Nhưng dở một nỗi là, gia đình Phan Tri Nhạc lại không phải một gia đình bình thường.
Phan Mỹ Liên vốn không được học hành tử tế, lại có quá khứ như vậy, nên thị chỉ một lòng muốn bồi dưỡng con gái thành dân trí thức. Còn mấy thứ nhảy nhót vẽ vời, với thị đều là dòng giống vớ vẩn sai trái.
Vả lại, thứ Phan Tri Nhạc thích cũng không phải là múa truyền thống múa đương đại như các bậc phụ thường nghĩ, mà là kiểu nhảy đường phố hay nhảy trong nhà gì gì đấy mà rất nhiều người thuộc thế hệ trước không hiểu nổi.
—— Cứ loạn cào cào lên, chẳng hiểu ra cái giống gì.
Đây là bình luận duy nhất của Phan Mỹ Liên với món nhảy nhót này.
Trên thực tế, Phan Tri Nhạc đã bộc lộ tài năng thiên bẩm với khiêu vũ từ khi còn rất nhỏ. Tuy cô bé chưa từng được huấn luyện bài bản, nhưng thân thể em đồng điệu với âm nhạc và tiết tấu một cách rất tự nhiên.
Mấy năm nay, cứ đến sẩm tối là lại có một tốp người già ở độ tuổi xế chiều về hưu tổ chức nhảy dân vũ trên quảng trường nhỏ giữa khu tập thể. Từ hồi còn là học sinh tiểu học, Phan Tri Nhạc đã rất thích chạy đến cạnh quảng trường sau khi làm xong bài tập, cùng nhún nhảy vung tay tung chân theo điệu nhạc với các ông các bà.
Cô bé xinh xắn đáng yêu, lại không làm ồn, các bác gái nhảy dân vũ đều rất thích em, thường xuyên cho em quà và đồ ăn vặt.
Một giáo viên dạy nhảy về hưu trong số đó phát hiện ra tài năng của cô bé, bèn nảy sinh lòng quý mến nhân tài, nhiều lần lén dạy riêng cho Phan Tri Nhạc khi ra quảng trường, coi như giúp cô bé có kiến thức cơ sở.
Có điều, chẳng bao lâu sau, những buổi dạy vụng trộm này đã bị Phan Mỹ Liên ngăn cản.
Bình thường Phan Mỹ Liên quản con gái rất nghiêm, Phan Tri Nhạc về cơ bản chẳng có chút tiền tiêu vặt nào. Cho nên khi Phan Mỹ Liên phát hiện đầu con gái mình có thêm mấy chiếc kẹp tóc mới, thị bèn hỏi con bằng được chuyện là thế nào, không cho phép con bé ra chỗ quảng trường nơi các ông các bà nhảy dân vũ nữa.
Trong quan niệm của Phan Mỹ Liên, ở đời chẳng có bữa cơm nào là miễn phí cả. Người khác cho mình thứ gì, không sớm thì muộn cũng phải trả lại theo cách khác thôi, chẳng thà đừng nợ nần ai ngay từ đầu.
Thị còn lo con mình sẽ bị kẻ xấu bắt cóc chỉ vì tham mấy của rẻ này. Đến lúc đó, con gái con lứa, kêu trời trời không biết kêu đất đất chẳng hay, có khổ sở thế nào cũng làm gì có ai biết được.
Một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng.
Tình thương dành cho con gái của Phan Mỹ Liên bị giấu trong sự nghiêm khắc và kiểm soát. Thị tự cho là mình làm thế chỉ vì muốn tốt cho con. Nhưng thị không biết rằng, đôi lúc lời nói của mình lại tựa như những lưỡi dao, cắt vào da thịt con gái thị.
Đến lúc Phan Tri Nhạc lên cấp 3, Phan Mỹ Liên lại càng quản thúc chặt hơn.
Phương pháp giáo dục con của phụ huynh Trung Quốc được thể hiện hết sức sinh động trong gia đình mẹ đơn thân này. Phan Mỹ Liên yêu cầu con gái phải đặt hết tâm tư vào chuyện học hành, vứt sạch những thứ còn lại ra khỏi đầu.
Xung quanh đều là xóm giềng đã dõi theo Phan Tri Nhạc từ nhỏ, họ hiểu con đường trưởng thành của cô bé chẳng kém gì Phan Mỹ Liên.
Trong số đó, có chị Uông chủ quán quà sáng, nhà có thằng còn trai là bạn cùng trường cùng khối với Phan Tri Nhạc. Chị chia sẻ ít thông tin liên quan đến sự kiện lần này.
“Em nghe con em kể, Tri Nhạc cũng có tiếng tăm trên trường lắm. Con bé tham gia câu lạc bộ gì ấy, còn giành giải đại diện cho toàn trường đấy, giỏi đáo để.”
“Nhưng sao Phan Mỹ Liên cứ suốt ngày lải nhải con mụ học dở nhỉ?”
“Hầy, đấy không phải là giải thưởng thi đua học tập đâu, hình như là thi nhảy thì phải, còn vào chung kết cả nước nữa.”
Bấy giờ, một người phụ nữ sống cùng tòa nhà với gia đình họ Phan xen miệng vào.
“Hai hôm trước tôi thấy mẹ con nhà ấy cãi nhau, hình như có nhắc đến huy chương gì ấy?”
Người đàn bà kia cố gắng nhớ lại câu chuyện mình hóng được ngoài hành lang, nói, “Hình như con bé Tri Nhạc chất vấn mẹ nó tại sao lại vứt hết huy chương cúp thưởng của nó đi, lúc ấy tôi còn thấy lạ ghê cơ.
“Phan Mỹ Liên bảo con bé đừng có lơ là việc chính, học thói câu kéo đàn ông…”
“Phỉ phui phỉ phui, cái con mụ Phan Mỹ Liên này! Tập nhảy thì là câu trai à? Má nó chứ!”
Trương Thúy Phương nhớ lại dáng vẻ cô bé lúc nhảy lầu, oán hận thóa mạ mấy câu, “Tôi mà sinh được đứa con gái ngoan ngoãn như thế, thì ngày ngày nâng niu trong tay còn chẳng đủ! Thành tích học tập có phải là tất cả đâu, đúng là mụ ấy làm mẹ chẳng ra gì!”
Vương Kim Bảo tựa cây nghe vợ nói thế, chú ta hé miệng, những lời cất giấu trong lòng còn chưa thốt ra bị khói thuốc che kín.
Chú ta nghĩ thầm: Giờ bà nói thì tiến bộ cởi mở lắm, thế sao lúc thằng cu nhà mình bị trứng ngỗng, bà lại rút que đan tẩn nó một trận hả?
Nhưng Vương Kim Bảo cũng chỉ dám nói câu ấy trong lòng thôi.
Nếu xổ thẳng ra miệng, thì người bị đánh bằng que đan có lẽ sẽ là chú ta mất.
Sau khi xâu chuỗi hết đống thông tin này, những người ở đây đã hiểu đại khái nguyên nhân dẫn đến việc Phan Tri Nhạc nhảy lầu.
Ai nấy đều chất chồng tâm sự, than thở vài câu. Họ hẹn nhau mấy hôm nữa cùng vào viện thăm cô bé, rồi chuẩn bị ai về nhà nấy.
Nhiếp Chấn Hoành đưa Lâm Tri theo cùng, giúp Nhiệt Hợp Mạn ôm hai chiếc chăn bông về cửa hàng của chú ta. Trên đường, anh nói với Nhiệt Hợp Mạn, “Hai cái chăn này bẩn rồi, bác cũng chẳng bán được. Lát về bác cứ tính giá, bán cho em đi.”
“Chấn Hoành, sao chú lại nói thế!”
Nhiệt Hợp Mạn không vui, chú cau mày, chòm râu quai nón cũng không che nổi sự bực mình của chú ta, “Chuyện này liên quan đến mạng người! Chăn bẩn thì có sao? Nếu cứu được một mạng người, thì có phải khoắng sạch tiệm tôi cũng vui lòng!”
“Em biết bác có lòng,” Nhiếp Chấn Hoành vội nói, “Nhưng em cũng không thể để thiệt bác được, ai mà chẳng phải nuôi gia đình.”
“Xéo xéo xéo!”
Đúng lúc này, ba người tới cửa tiệm chăn bông Thiên Sơn. Nhiệt Hợp Mạn đặt chiếc chăn mình đang ôm lên quầy thu ngân, rồi giựt chiếc mà Nhiếp Chấn Hoành cầm, lập tức đuổi cả hai ra ngoài.
“Hai chú mau về đi!” Chú ta phẩy tay với Nhiếp Chấn Hoành đầy vẻ ghét bỏ, “Tôi tự biết phải xử lý thế nào, mấy chú đừng lo bò trắng răng! Muốn đòi tiền, tôi cũng phải đòi của Phan Mỹ Liên chứ!”
Nhiếp Chấn Hoành dở khóc dở cười, thấy Nhiệt Hợp Mạn quả quyết như vậy thì đành đưa Lâm Tri về.
Tay cậu nhóc vẫn đang túm cánh tay anh.
Dọc đường, cậu giống như một cái đuôi nhỏ, chẳng hó hé gì, cũng không tụt lại đằng sau, chỉ tròn mắt dỏng tai nghe họ trò chuyện.
“Sợ không?”
Vừa nãy, lúc đỡ người nhảy lầu, Nhiếp Chấn Hoành không để Lâm Tri động tay vào, chỉ bảo cậu đứng một bên quan sát. Theo anh thấy, thì chú nhóc này không có đủ sức để chịu khổ.
Đây là lần thứ hai anh hỏi câu này, đợt trước là lúc Phan Mỹ Liên mắng con gái.
Lần này Lâm Tri không phủ nhận.
Cậu xoay cổ lại, nhìn về nơi Phan Tri Nhạc nhảy lầu ban nãy, rồi mới do dự gật đầu với Nhiếp Chấn Hoành.
“Tim em,” cậu thả bàn tay đang túm người đàn ông ra, ấp lên ngực, rầu rĩ nói, “Ngừng đập.” Ngay vào khoảnh khắc em gái kia nhảy xuống.
Trong một khoảng thời gian rất dài, Lâm Tri không có bất kỳ khái niệm vào về “cái chết”.
Cho đến khi mẹ qua đời.
Cậu mới ý thức được chữ “Chết” vô cùng đơn giản này nặng nề và đáng sợ đến nghẹt thở.
Tựa như có một màn sương che trời lấp đất bao phủ toàn bộ tầm nhìn, xóa nhòa mọi sự tồn tại trong làn hơi mịt mùng, khiến người ta không thể thấy đường biết lối.
Cậu không thích chữ “Chết” ấy.
Nên cậu cũng chẳng thích thời tiết có sương mù.
Đó là màu sắc duy nhất mà cậu ghét, ngoài màu đen ra.
Lúc đó, cậu chỉ biết thu mình trong chiếc chăn trên giường, cuộn tròn người lại, vờ như không thấy gì cả.
“Em không sao rồi, yên tâm đi.”
Giọng nói của người đàn ông vọng xuống từ phía trên, cắt đứt dòng suy tưởng trôi xa của cậu. Lâm Tri cảm giác được chỗ giữa mày được ai kia xoa nhẹ, “Tuổi còn trẻ, chớ nhíu mày.
“Em đừng bao giờ tìm đến cái chết để giải quyết vấn đề.”
Nhiếp Chấn Hoành thấy cậu hàng xóm nghe lời giãn mày ra, thì mới châm điếu thuốc Nhiệt Hợp Mạn đưa mình lúc nãy, nhìn về phương xa rít một hơi thật sâu.
“Hành động làm khổ người thương mua vui kẻ thù này, chỉ có kẻ ngốc mới làm thôi.”
“Em không ngốc nhé.”
Lâm Tri mím môi, im lặng một lúc lâu, rồi lại dẩu miệng nói.
Cậu tưởng Nhiếp Chấn Hoành đang dạy dỗ mình, y như mẹ cậu ngày xưa, lúc nào cũng lải nhải bên tai cậu mấy chuyện chỉ có tụi ngốc mới làm.
Nhưng cậu có ngốc đâu.
Nhiếp Chấn Hoành đưa mắt về, thấy vẻ mặt bất mãn của cậu thanh niên, cảm giác nặng nề vì nhớ lại chuyện cũ cũng bay biến bặt tăm.
Anh thấy ngón tay Lâm Tri còn dính màu vẽ vì ban nãy chạy xuống vội quá chưa kịp rửa, bèn đưa cậu tới lu nước ở sân sau tiệm giày của anh, bâng quơ đáp lại.
“Ừ ừ, em là người tài trí nhưng giả vờ ngu dốt.”
Tụi trẻ đứa nào chẳng có sở thích riêng? Về lý thuyết, trong thời đại bây giờ, nhiều bậc phụ huynh còn sẵn lòng chủ động chi tiền cho con theo học mấy lớp sở thích. Chúng không những giúp đời sống tinh thần phong phú hơn, mà còn có thể được cộng điểm khi thi đại học.
Nhưng dở một nỗi là, gia đình Phan Tri Nhạc lại không phải một gia đình bình thường.
Phan Mỹ Liên vốn không được học hành tử tế, lại có quá khứ như vậy, nên thị chỉ một lòng muốn bồi dưỡng con gái thành dân trí thức. Còn mấy thứ nhảy nhót vẽ vời, với thị đều là dòng giống vớ vẩn sai trái.
Vả lại, thứ Phan Tri Nhạc thích cũng không phải là múa truyền thống múa đương đại như các bậc phụ thường nghĩ, mà là kiểu nhảy đường phố hay nhảy trong nhà gì gì đấy mà rất nhiều người thuộc thế hệ trước không hiểu nổi.
—— Cứ loạn cào cào lên, chẳng hiểu ra cái giống gì.
Đây là bình luận duy nhất của Phan Mỹ Liên với món nhảy nhót này.
Trên thực tế, Phan Tri Nhạc đã bộc lộ tài năng thiên bẩm với khiêu vũ từ khi còn rất nhỏ. Tuy cô bé chưa từng được huấn luyện bài bản, nhưng thân thể em đồng điệu với âm nhạc và tiết tấu một cách rất tự nhiên.
Mấy năm nay, cứ đến sẩm tối là lại có một tốp người già ở độ tuổi xế chiều về hưu tổ chức nhảy dân vũ trên quảng trường nhỏ giữa khu tập thể. Từ hồi còn là học sinh tiểu học, Phan Tri Nhạc đã rất thích chạy đến cạnh quảng trường sau khi làm xong bài tập, cùng nhún nhảy vung tay tung chân theo điệu nhạc với các ông các bà.
Cô bé xinh xắn đáng yêu, lại không làm ồn, các bác gái nhảy dân vũ đều rất thích em, thường xuyên cho em quà và đồ ăn vặt.
Một giáo viên dạy nhảy về hưu trong số đó phát hiện ra tài năng của cô bé, bèn nảy sinh lòng quý mến nhân tài, nhiều lần lén dạy riêng cho Phan Tri Nhạc khi ra quảng trường, coi như giúp cô bé có kiến thức cơ sở.
Có điều, chẳng bao lâu sau, những buổi dạy vụng trộm này đã bị Phan Mỹ Liên ngăn cản.
Bình thường Phan Mỹ Liên quản con gái rất nghiêm, Phan Tri Nhạc về cơ bản chẳng có chút tiền tiêu vặt nào. Cho nên khi Phan Mỹ Liên phát hiện đầu con gái mình có thêm mấy chiếc kẹp tóc mới, thị bèn hỏi con bằng được chuyện là thế nào, không cho phép con bé ra chỗ quảng trường nơi các ông các bà nhảy dân vũ nữa.
Trong quan niệm của Phan Mỹ Liên, ở đời chẳng có bữa cơm nào là miễn phí cả. Người khác cho mình thứ gì, không sớm thì muộn cũng phải trả lại theo cách khác thôi, chẳng thà đừng nợ nần ai ngay từ đầu.
Thị còn lo con mình sẽ bị kẻ xấu bắt cóc chỉ vì tham mấy của rẻ này. Đến lúc đó, con gái con lứa, kêu trời trời không biết kêu đất đất chẳng hay, có khổ sở thế nào cũng làm gì có ai biết được.
Một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng.
Tình thương dành cho con gái của Phan Mỹ Liên bị giấu trong sự nghiêm khắc và kiểm soát. Thị tự cho là mình làm thế chỉ vì muốn tốt cho con. Nhưng thị không biết rằng, đôi lúc lời nói của mình lại tựa như những lưỡi dao, cắt vào da thịt con gái thị.
Đến lúc Phan Tri Nhạc lên cấp 3, Phan Mỹ Liên lại càng quản thúc chặt hơn.
Phương pháp giáo dục con của phụ huynh Trung Quốc được thể hiện hết sức sinh động trong gia đình mẹ đơn thân này. Phan Mỹ Liên yêu cầu con gái phải đặt hết tâm tư vào chuyện học hành, vứt sạch những thứ còn lại ra khỏi đầu.
Xung quanh đều là xóm giềng đã dõi theo Phan Tri Nhạc từ nhỏ, họ hiểu con đường trưởng thành của cô bé chẳng kém gì Phan Mỹ Liên.
Trong số đó, có chị Uông chủ quán quà sáng, nhà có thằng còn trai là bạn cùng trường cùng khối với Phan Tri Nhạc. Chị chia sẻ ít thông tin liên quan đến sự kiện lần này.
“Em nghe con em kể, Tri Nhạc cũng có tiếng tăm trên trường lắm. Con bé tham gia câu lạc bộ gì ấy, còn giành giải đại diện cho toàn trường đấy, giỏi đáo để.”
“Nhưng sao Phan Mỹ Liên cứ suốt ngày lải nhải con mụ học dở nhỉ?”
“Hầy, đấy không phải là giải thưởng thi đua học tập đâu, hình như là thi nhảy thì phải, còn vào chung kết cả nước nữa.”
Bấy giờ, một người phụ nữ sống cùng tòa nhà với gia đình họ Phan xen miệng vào.
“Hai hôm trước tôi thấy mẹ con nhà ấy cãi nhau, hình như có nhắc đến huy chương gì ấy?”
Người đàn bà kia cố gắng nhớ lại câu chuyện mình hóng được ngoài hành lang, nói, “Hình như con bé Tri Nhạc chất vấn mẹ nó tại sao lại vứt hết huy chương cúp thưởng của nó đi, lúc ấy tôi còn thấy lạ ghê cơ.
“Phan Mỹ Liên bảo con bé đừng có lơ là việc chính, học thói câu kéo đàn ông…”
“Phỉ phui phỉ phui, cái con mụ Phan Mỹ Liên này! Tập nhảy thì là câu trai à? Má nó chứ!”
Trương Thúy Phương nhớ lại dáng vẻ cô bé lúc nhảy lầu, oán hận thóa mạ mấy câu, “Tôi mà sinh được đứa con gái ngoan ngoãn như thế, thì ngày ngày nâng niu trong tay còn chẳng đủ! Thành tích học tập có phải là tất cả đâu, đúng là mụ ấy làm mẹ chẳng ra gì!”
Vương Kim Bảo tựa cây nghe vợ nói thế, chú ta hé miệng, những lời cất giấu trong lòng còn chưa thốt ra bị khói thuốc che kín.
Chú ta nghĩ thầm: Giờ bà nói thì tiến bộ cởi mở lắm, thế sao lúc thằng cu nhà mình bị trứng ngỗng, bà lại rút que đan tẩn nó một trận hả?
Nhưng Vương Kim Bảo cũng chỉ dám nói câu ấy trong lòng thôi.
Nếu xổ thẳng ra miệng, thì người bị đánh bằng que đan có lẽ sẽ là chú ta mất.
Sau khi xâu chuỗi hết đống thông tin này, những người ở đây đã hiểu đại khái nguyên nhân dẫn đến việc Phan Tri Nhạc nhảy lầu.
Ai nấy đều chất chồng tâm sự, than thở vài câu. Họ hẹn nhau mấy hôm nữa cùng vào viện thăm cô bé, rồi chuẩn bị ai về nhà nấy.
Nhiếp Chấn Hoành đưa Lâm Tri theo cùng, giúp Nhiệt Hợp Mạn ôm hai chiếc chăn bông về cửa hàng của chú ta. Trên đường, anh nói với Nhiệt Hợp Mạn, “Hai cái chăn này bẩn rồi, bác cũng chẳng bán được. Lát về bác cứ tính giá, bán cho em đi.”
“Chấn Hoành, sao chú lại nói thế!”
Nhiệt Hợp Mạn không vui, chú cau mày, chòm râu quai nón cũng không che nổi sự bực mình của chú ta, “Chuyện này liên quan đến mạng người! Chăn bẩn thì có sao? Nếu cứu được một mạng người, thì có phải khoắng sạch tiệm tôi cũng vui lòng!”
“Em biết bác có lòng,” Nhiếp Chấn Hoành vội nói, “Nhưng em cũng không thể để thiệt bác được, ai mà chẳng phải nuôi gia đình.”
“Xéo xéo xéo!”
Đúng lúc này, ba người tới cửa tiệm chăn bông Thiên Sơn. Nhiệt Hợp Mạn đặt chiếc chăn mình đang ôm lên quầy thu ngân, rồi giựt chiếc mà Nhiếp Chấn Hoành cầm, lập tức đuổi cả hai ra ngoài.
“Hai chú mau về đi!” Chú ta phẩy tay với Nhiếp Chấn Hoành đầy vẻ ghét bỏ, “Tôi tự biết phải xử lý thế nào, mấy chú đừng lo bò trắng răng! Muốn đòi tiền, tôi cũng phải đòi của Phan Mỹ Liên chứ!”
Nhiếp Chấn Hoành dở khóc dở cười, thấy Nhiệt Hợp Mạn quả quyết như vậy thì đành đưa Lâm Tri về.
Tay cậu nhóc vẫn đang túm cánh tay anh.
Dọc đường, cậu giống như một cái đuôi nhỏ, chẳng hó hé gì, cũng không tụt lại đằng sau, chỉ tròn mắt dỏng tai nghe họ trò chuyện.
“Sợ không?”
Vừa nãy, lúc đỡ người nhảy lầu, Nhiếp Chấn Hoành không để Lâm Tri động tay vào, chỉ bảo cậu đứng một bên quan sát. Theo anh thấy, thì chú nhóc này không có đủ sức để chịu khổ.
Đây là lần thứ hai anh hỏi câu này, đợt trước là lúc Phan Mỹ Liên mắng con gái.
Lần này Lâm Tri không phủ nhận.
Cậu xoay cổ lại, nhìn về nơi Phan Tri Nhạc nhảy lầu ban nãy, rồi mới do dự gật đầu với Nhiếp Chấn Hoành.
“Tim em,” cậu thả bàn tay đang túm người đàn ông ra, ấp lên ngực, rầu rĩ nói, “Ngừng đập.” Ngay vào khoảnh khắc em gái kia nhảy xuống.
Trong một khoảng thời gian rất dài, Lâm Tri không có bất kỳ khái niệm vào về “cái chết”.
Cho đến khi mẹ qua đời.
Cậu mới ý thức được chữ “Chết” vô cùng đơn giản này nặng nề và đáng sợ đến nghẹt thở.
Tựa như có một màn sương che trời lấp đất bao phủ toàn bộ tầm nhìn, xóa nhòa mọi sự tồn tại trong làn hơi mịt mùng, khiến người ta không thể thấy đường biết lối.
Cậu không thích chữ “Chết” ấy.
Nên cậu cũng chẳng thích thời tiết có sương mù.
Đó là màu sắc duy nhất mà cậu ghét, ngoài màu đen ra.
Lúc đó, cậu chỉ biết thu mình trong chiếc chăn trên giường, cuộn tròn người lại, vờ như không thấy gì cả.
“Em không sao rồi, yên tâm đi.”
Giọng nói của người đàn ông vọng xuống từ phía trên, cắt đứt dòng suy tưởng trôi xa của cậu. Lâm Tri cảm giác được chỗ giữa mày được ai kia xoa nhẹ, “Tuổi còn trẻ, chớ nhíu mày.
“Em đừng bao giờ tìm đến cái chết để giải quyết vấn đề.”
Nhiếp Chấn Hoành thấy cậu hàng xóm nghe lời giãn mày ra, thì mới châm điếu thuốc Nhiệt Hợp Mạn đưa mình lúc nãy, nhìn về phương xa rít một hơi thật sâu.
“Hành động làm khổ người thương mua vui kẻ thù này, chỉ có kẻ ngốc mới làm thôi.”
“Em không ngốc nhé.”
Lâm Tri mím môi, im lặng một lúc lâu, rồi lại dẩu miệng nói.
Cậu tưởng Nhiếp Chấn Hoành đang dạy dỗ mình, y như mẹ cậu ngày xưa, lúc nào cũng lải nhải bên tai cậu mấy chuyện chỉ có tụi ngốc mới làm.
Nhưng cậu có ngốc đâu.
Nhiếp Chấn Hoành đưa mắt về, thấy vẻ mặt bất mãn của cậu thanh niên, cảm giác nặng nề vì nhớ lại chuyện cũ cũng bay biến bặt tăm.
Anh thấy ngón tay Lâm Tri còn dính màu vẽ vì ban nãy chạy xuống vội quá chưa kịp rửa, bèn đưa cậu tới lu nước ở sân sau tiệm giày của anh, bâng quơ đáp lại.
“Ừ ừ, em là người tài trí nhưng giả vờ ngu dốt.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.