Chương 45: Nhạc mẫu đại nhân không dễ đối phó
Thuấn Gian Khuynh Thành
02/08/2013
Lữ Nghị bắt đầu sợ hãi mẹ
vợ từ ngày kết hôn.
Lúc còn đi học, anh nghe rất nhiều lần Nại Nại ca ngợi mẹ cô đã gian khổ thế nào, một thân một mình vừa nuôi con vừa kiếm sống. Tuy rằng ngay sau khi Nại Nại tốt nghiệp, bà tuyên bố nghỉ hưu, nhưng phong cách bao năm vẫn còn. Nói nhiều tới mức mỗi lần đến nhà Nại Nại, Lữ Nghị đều sợ hãi, ban đầu khuôn mặt tươi cười cùng với kiểu ăn mặc bà thím của mẹ Nại Nại khiến Lữ Nghị thoải mái hơn đôi chút. Mãi cho tới ngày Nại Nại xuất giá, cảm giác mẹ vợ thiện lương hoàn toàn huỷ diệt.
Hôm kết hôn, bà bắt Lữ Nghị đứng ngoài đợi đúng 2 tiếng đồng hồ rồi mới mở cửa. Những quan khách đến đón dâu nhất lượt kìm nén trước hành động một tay giao con gái một tay giao thư đảm bảo. Còn tân lang Lữ Nghị thì nếm đủ mọi khổ đau.
Lúc đó anh to gan suy nghĩ, may mà Tần gia chỉ có một người con gái, chỉ gả con gái một lần. Nếu không, không biết lại có người đen đủi nào khác đến chịu khổ chịu nạn.
Lúc quay về nhà, Nại Nại còn tưởng mẹ đang chuẩn bị phong ba bão táp sắp sẵn đợi mình. Cho dù không mắng, thì ít ra cũng không nói chuyện vài ngày. Ai ngờ, vừa chớp mắt đã ngót một tuần, chẳng có một động tĩnh nào hết. Càng như vậy, ngược lại cô càng cảm thấy bất an, thà cứ bị mắng một trận nên thân còn thấy an tâm hơn. Thế nên cô lặng lẽ tìm mọi cách lấy lòng mẹ, nhưng hiển nhiên là bà không chịu rồi.
Sáng sớm, Nại Nại cùng mẹ ra chợ mua thức ăn, đứng giữa một nhóm các bà thím, cô tất nhiên là nổi bật với mái tóc cột cao. Thế nên những mẩu chuyện tán gẫu linh tinh cuối cùng cũng lại xoay quanh cô.
“Con nhà bác năm nay hai mấy rồi?” Thím Lý hỏi.
“Đã 31 rồi đấy”. Mặt mẹ Nại Nại vẫn lạnh lùng. Nại Nại chỉ dám thận trọng xách túii đi theo sau, không dám nói lời nào.
“Nhìn trẻ lắm, xinh xắn khiến người ta rất thích, mắt mũi khuôn mặt rất giống bác”. Công phu khen người của thím Lý thật đáng khâm phục.
“Thực ra, cháu nó giống bố hơn”. Tuy đẩy công lao cho người khác, nhưng trong lòng mẹ Nại Nại vẫn rất vui, miệng khẽ nhấc lên.
Nại Nại thở phào nhẹ nhõm, vội vã niệm câu a di đà phật, may mà thím Lý khéo ăn nói, không biết mặt mẹ còn sầm đến bao giờ.
Hôm đó khi cô gọi được điện thoại về nhà chứng minh mẹ mình chỉ đang tán gẫu chuyện phiếm với chị họ, chứ không phải nộ khí xung thiên báo cảnh sát, Nại Nại cũng chẳng dám ở lại bên Lôi Kình lâu, mau chóng được Lôi Kình chờ về nhà.
Nói anh chở cô về chi bằng nói 4 chiếc ô tô cùng lúc hộ tống cô về. Dưới trận thế lớn vậy, thái độ mẹ Nại Nại từ âm u nhiều mây chuyển thẳng sang mưa trút sét giật.
May mà Lôi Kình có việc không lên lầu, nếu không chắc chắn đầu đã dính chưởng, chỉ có điều lần này trên tay mẹ cô là chiếc muôi!!!
Từ hôm đó trở đi, không khí trong nhà quái lạ khác thường. Dù tin rằng không động tĩnh gì là tốt, nhưng mưa gió bão bùng sắp ập tới vẫn khiến người ta sợ hãi bất an.
“Có người yêu chưa?” Thím Trần xông xáo góp vui: “Nhà tôi có đứa cháu được lắm”.
Nại Nại khựng lại, đang định quay người giả bộ mua đồ không nghe thấy, thì tiếng nói sang sảng của mẹ như muốn thu hút tất cả ánh mắt về phía cô: “Có rồi! nghe nói là một…….có mở công ty”.
Nại Nại nhẹ nhõm, biết mẹ cô phải khó khăn lắm mới dằn ba chữ ‘xã hội đen’ không nói ra. Mặt mày hối lỗi, Nại Nại vội vã lấy một nải chuối chạy đến bên cạnh mẹ nói: “Mẹ! mẹ thích ăn chuối, mình mua nhiều một chút nhé”.
Thím Trần ngó qua giỏ đi chợ rồi tán thưởng: “Bà xem con gái hiếu thảo chưa kìa, mua gì cũng chọn loại to đẹp”.
Hic! Nại Nại không biết nên khóc hay nên cười, ghé sát người mẹ cười trừ bù lỗi.
“Thế lúc nào kết hôn?” Thím Trần không nén được tò mò, tiếp tục thăm dò.
Mẹ Nại Nại cau mày lại, quay sang nhìn cô: “Bà hỏi nó xem, tôi còn chưa gặp đấy”.
Nại Nại lí nhí cằn nhằn: “Cái này sao trách con được, sắc mặt mẹ mấy hôm nay tệ quá, con nào dám đưa về nhà”.
Mẹ Nại Nại lườm cô một cái, phía sau lưng cũng không còn câu hỏi nào nữa. Cô cúi đầu xách túi thức ăn, lẽo đẽo theo sau mẹ, giống như nàng dâu chịu uất ức, chẳng dám lên tiếng.
Bỗng vang lên tiếng gọi: “Nại Nại!”
Nại Nại giật mình quay đầu lại, thì thấy Lâm Trị đang mặc quần áo thể thao.
“Sao cậu lại ở đây?” Nại Nại cười nói từ bỏ khuôn mặt tội nghiệp chịu mắng khi nãy.
“Tôi? Đang tập thể dục buổi sang, nhà tôi ở gần đây!” Anh nở nụ cười lộ hàm răng trắng bóng, khiến Nại Nại phải thầm thốt lên, tuổi trẻ thật tốt, ngay nụ cười trông cũng thoải mãi dễ chịu hơn Lôi Kình.
Nụ cười của Lôi Kình, phải nói sao nhỉ, thường mang đến cảm giác thiếu nhân đạo, hoặc không cẩn thận sẽ bị ám toán. Nhưng cùng nụ cười ấy trên mặt Lâm Trị trông lại cực kì vô hại.
Thấy Lâm Trị định tới giúp mình xách túi, cô liền chần chừ, sợ người xung quanh hiểu lầm, vội vàng giải thích: “Không cần đâu, chúng tôi sắp về đến nhà rồi”.
Lâm Trị cười nói: “Đừng hiểu lầm, nhà bạn gái tôi cùng toà nhà với chị”.
“Thật không? Sao cậu lại biết?” Nại Nại ngạc nhiên hỏi.
“Hôm đưa bạn gái về nhà, tôi thấy bạn trai chị cũng đang tiễn chị”. Lâm Trị miệng vẫnNại Nại cảm thấy hơi hụt hẫng, nhưng vẫn mỉm cười: “Vậy thì tốt quá! Sau này chúng ta có thể làm hàng xóm rồi”.
Thực ra nhiều chuyện trên đời luôn kì lạ vậy đấy. Tuy rằng lúc đầu chính mình từ chối, người ta tất nhiên có quyền lựa chọn khác, nhưng vẫn có chút tiếc nuối trong lòng.
Nhìn chung phụ nữ đều rất ích kỷ, dù là từ chối người ta, nhưng vẫn muốn có một chỗ trong trái tim người đó, và lúc nào cũng nhung nhớ về mình khôn nguôi.
Cô thở dài nói tiếp: “Khi nào cậu kết hôn, nhớ mang thiệp tới mời tôi, dù gì chúng ta cũng từng đi xem mặt nhau”.
Lâm Trị cười tít mắt: “Chắc chắn rồi, nếu không có chị khai thông đầu óc, sợ rằng bây giờ tôi vẫn loay hoay một mình. Bây giờ thì hay rồi, tôi đã tìm được người trong tim”.
Có lẽ, anh lại có một câu chuyện khác ẩn giấu sau đó.
Nại Nại cảm thấy chút xót xa, vội vã vẫy tay tạm biệt Lâm Trị rồi rảo bước đuổi theo mẹ. Không hiểu nổi tại sao mình lại phải chạy, tại sao lại hoang mang, cô chỉ bất giác muốn nhanh chóng rời khỏi chỗ đó, càng nhanh càng tốt.
Cô không thích ly biệt, cô mong muốn mọi người đều ở cạnh bên mình mãi. Tính cách kiểu công chúa này từ nhỏ đã có, dù bị bao người đả kích, nhưng đến nay vẫn tàn dư chút ít. Bây giờ Lâm Trị đã tìm được người tình như ý, Nghe đồng nghiệp nói Tiểu Trần sẽ kết hôn vào mùa đông, duy mình cô vẫn đang thận trọng, mò mẫm trên đường dài đi đến hạnh phúc.
Chuyện kết hôn hiện nay giống như một điều cấm kị. Anh và cô đều không ai nhắc đến nữa. Đương nhiên chuyện gặp phụ mẫu trước kết hôn cũng theo đó mà đẩy lui lại. Không phải không muốn mà là tìm không ra thời điểm.
Cô không thể nào hùng dũng nói với Lôi Kình: “Này, mẹ em muốn gặp anh, em với anh về nhà gặp mẹ đi”. Con người truyền thống như cô không thể làm thế được. Cô còn hy vọng, anh tự mình đến nhà ra mắt.
Thế là cô chỉ còn biết âm thầm cầu nguyện, mong ngày mẹ cô và Lôi Kình mau chóng đến.
Không phải cô muốn lấy chồng mà là rất rất rất muốn lấy chồng rồi.
Có một gia đình thuộc về riêng mình, có một đứa trẻ của riêng mình, thật hạnh phúc biết bao nhiêu!
Lôi Kình vẫn luôn có chút do dự về chuyện đến gặp mẹ Nại Nại.
Nói sao nhỉ, nhìn hành động cử chỉ hàng ngày của Nại Nại là biết mẹ cô dạy dỗ thành công. Trong mọi tình huống, cách xư xử của Nại Nại đều cho thấy rõ hai từ “gia giáo”. Nhưng con người Lôi Kình lại không thích ràng buộc, từ bé đã tự do sinh trưởng, sau này người nhà mất hết càng khiến anh cách xa ràng buộc quy tắc của gia đình. Trong các trường hợp càng gò bó, hành động của anh càng tuỳ tiện. Con người coi thường mọi quy tắc đạo đức như anh rất dễ đem lại ấn tượng không tốt cho mẹ Nại Nại. Nếu như bà phản đối chuyện của hai người, Nại Nại nhất định sẽ rất buồn, vậy nên anh không muốn Nại Nại khó nghĩ.
Thế nhưng, những lời nói của Lão Thất cũng khiến anh suy nghĩ nhiều.
Lão Thất nói: Nại Nại là một người truyền thống, sự ỷ lại và tín nhiệm vào gia đình của cô đạt ở mức độ cao nhất. Cho nên, nhận được lời chúc phúc của người nhà, có thể bình tâm vui vẻ, cũng thật sự thừa nhận sự tồn tại của Lôi Kình.
Cho nên Lôi Kình vẫn quyết định đi gặp mẹ vợ mà theo miêu tả của Hứa Thuỵ Dương là có khuynh hướng bạo lực.
Nói cho cùng, mẹ vợ là người giám hộ của bà xã, muốn ‘lừa bắt’ con gái người ta đi, chí ít phải qua cửa của bà trước.
Nại Nại vừa mở cửa, đã thấy Lôi Kình đứng đó, ngạc nhiên tới mức mắt sắp rụng ra ngoài.
Lôi Kình nhìn cô cười gật đầu rồi tự mình bước vào nhà. Nại Nại mất hồn chợt bừng tỉnh, nhanh chóng chạy theo sau anh, thì thầm hỏi: “Sao anh lại tới đây?”
Đặt làn hoa quả to bự lên tay cô, Lôi Kình hôn nhẹ lên trán Nại Nại rồi nói: “Đến ra mắt mẹ em”. Lời nói của anh khiến cô lâng lâng, nhớ lại những gì suy nghĩ sáng nay, mặt bỗng đỏ bừng.
Cô vừa muốn gả, thì đã có người chịu lấy!
Hai người đang đứng nhìn nhau tình tứ, thì mẹ Nại Nại đứng sau nhẫn nhịn hồi lâu cuối cùng cũng ho lên nhắc nhở: “Xong thì tìm chỗ nào ngồi xuống”.
Í, Nại Nại giật mình, hoang mang nói: “Mẹ, sao mẹ đứng sau lưng mà không lên tiếng?”
“Con cũng phải nhìn mẹ thì mẹ mới nói được chứ”. Bà bình thản trả lời.
Tên tiểu tử đáng chết, rõ ràng nhìn thấy bà đứng ngay phía sau mà vẫn tiếp tục cảnh tượng không lợi cho người già, đừng tưởng bà không biết anh đang định giở trò gì.
Cho dù Nại Nại bằng lòng cũng không được. Lại dám trêu ghẹo con gái trong địa bàn của bà. Tên tiểu tử đáng chết.
Lôi Kình quay người qua, cung kính tự giới thiệu bản thân: “Chào bác, cháu tên Lôi Kình, cháu là … bạn tốt của Nại Nại”.
Giây phút ngừng nghỉ giữa câu của Lôi Kình, tim Nại Nại như sắp bật ra ngoài, chỉ sợ anh dùng từ ngữ quá thân mật.
Mẹ Nại Nại gật đầu, ánh mắt nhìn lên nhìn xuống đánh giá, sau khi đã nhìn đối phương tỉ mỉ một lần, bà quay sang nói với Nại Nại: “Ngồi xuống đi, còn con mau đi rót nước”.
Thần thái Nại Nại không mấy thoải mái, nhìn Lôi Kình ra hiệu nói ít thôi, rồi mới quay người đi vào bếp.
Gần đây hình như mình chuyên đi rót trà pha nước? Nại Nại vừa tìm trà pha vừa nghĩ. Lần trước pha trà rót nước xong, đối thủ biến bạn bè, lần này không biết mẹ cô và Lôi Kình có bắt tay hoà thuận trong lúc cô pha trà không nữa? Nếu thực sự như vậy thì phải cảm ơn trời đất rồi.
Lôi Kình ngồi trên sô pha, dáng vẻ vẫn được xem là lễ độ, mắt nhìn vào người đàn bà thần thái giống hệt Nại Nại.
Anh nhớ lại những lời Lão Thất nói, Nại Nại từ nhỏ mồ côi cha, một tay mẹ nuôi nấng đến lớn, cho nên sự kính phục và ỷ lại vào mẹ là vô cùng lớn.
“Nại Nại nhà tôi không thông minh”. Bà thẳng thắn vào đề, lúc nói còn nhìn Nại Nại đang bận rộn trong bếp, nói khá nhỏ.
“Cái này cháu cũng biết”. Lôi Kình cười nói, sau đó cũng nhìn theo hướng mắt bà, Nại Nại đang bận rộn đi lại trong bếp, không biết đang tìm kiếm cái gì.
Trước mắt biểu hiện của Lôi Kình lúc này vẫn rất tốt. Nhưng bà không dám nhẹ dạ cả tin nữa. Biểu hiện trong lần đầu gặp mặt của Lữ Nghị cũng rất tốt. Ai ngờ rằng sau này lại có nhân tình nhân ngãi bên ngoài. Cho nên lần này bà phải “giữ thành” nghiêm túc, ra tâm ra sức vì con bé ngốc Nại Nại.
“Nhà tôi không tiền không thế, đương nhiên cũng không dám nhìn vào các nhà có tiền có thế. Nại Nại nhà tôi đời này đã chịu nhiều đau khổ, con bé lại chẳng thổ lộ với ai, nhưng tôi biết rõ nó luôn thấy buồn tủi. Từ nhỏ đã mồ côi cha, lớn lên lập gia đình thì chồng lại ngoại tình, rõ ràng là đã 30 tuổi vậy mà vẫn đơn thuần như đứa trẻ, giao con bé cho ai tôi cũng không an tâm”.
“Cháu cũng không yên tâm”. Lôi Kình cười tiếp lời mẹ vợ.
Bà cảm thấy bất ngờ trước câu trả lời của Lôi Kình: “Cậu có ý gì?”
“Nại Nại quá đơn thuần, quá lương thiện, để cô ấy bên ngoài coi như đợi người ta đến lừa, ít nhất để chỗ cháu thì không có ai dám lừa gạt cô ấy”. Thấy Nại Nại đang nhìn về phía mình, anh còn đưa tay lên vẫy. Tiếp đó là loảng xoảng một trận, hình như chiếc đĩa bị rơi trên sàn, anh càng nở nụ cười tươi rói.
“Tiếc là cái phúc này lớn quá, sợ rằng Nại Nại nó không hưởng được”. Mẹ Nại Nại lạnh lùng nói: “Nại Nại không chịu được khổ, cũng không hưởng nổi phúc, tốt nhất là cứ yên bình mà sống thôi”.
Lôi Kình lông mày nhếch lên, khuôn miệng giữ nguyên trạng thái tươi cười. Lão thái bà thật gian xảo, rõ là trong lời chất chứa bao ngụ ý.
Mẹ Nại Nại quay lại nhìn Lôi Kình cười: “Vậy thì hôm nay Lôi tiên sinh đến đây là vì…”
“Cháu yêu Nại Nại và cũng muốn kết hôn với cô ấy”. Lôi Kình đi thẳng vào mục đích chính.
“Ồ!” Sau khi nói một từ duy nhất đó, bà không nói thêm gì. Các cư xử đó làm Lôi Kình không biết nên phòng ngự ra sao.
Một hồi lâu sau chẳng ai nói gì nữa, tiếp đó thì Nại Nại bê nước từ trong bếp ra, đặt trên bàn, ngoan ngoãn ngồi cạnh mẹ, không mấy thoải mái ngồi nhìn Lôi Kình đối diện bị thẩm vấn.
“Cháu là nghiêm túc ạ”. Lôi Kình lại bổ sung thêm một câu.
“Năm nay Lôi tiên sinh bao nhiêu tuổi rồi”. Mẹ Nại Nại đột nhiên hỏi câu này khiến Lôi Kình không kịp trở tay.
Anh nghiêm nghị trả lời: “35 tuổi ạ”
“Nại Nại nhà tôi năm nay cũng 31 rồi, không phải con trẻ nữa”. Bà nói tiếp.
Nại Nại ngồi bên phản đối: “Con mới hơn ba mươi thôi”.
“Thế không phải là 31 sao?” Mẹ cô chẳng giữ chút thể diện nào cho con.
“Với tuổi này thì không còn chơi đùa được nữa. Lôi tiên sinh tướng mạo đường đường, hoàn toàn có thể tìm các cô gái trẻ tầm hai mấy. Cậu có thể nói tại sao lại thích Nại Nại nhà tôi? Phải chăng vì nó ngốc nghếch?”
“Đương nhiên không phải…” Câu chuyện đột nhiên trở nên khó khăn, Lôi Kình mỉm cười: “Cháu cảm thấy…”
“Không có gì là cảm thấy hay không. Mà phải nói rõ rằng, tôi nhận thấy điều kiện của cậu không phù hợp với gia đình tôi. Sự nghiệp, con người cậu và Nại Nại không tương xứng. Điều quan trọng nhất tôi thấy Nại Nại ở cùng rất nguy hiểm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tôi không chấp nhận cậu”. Lời nói mẹ Nại Nại nghiêm túc và thẳng thắn.
“Cháu thấy Nại Nại đã thành niên 12 năm rồi, sao bác không hỏi ý kiến của cô ấy”. Lôi Kình nói.
Bà đưa mắt liếc nhìn Nại Nại đang ngoan ngoãn ngồi cạnh bên: “Nó? Cho dù nó 50 tuổi trong mắt tôi vẫn luôn là đứa trẻ, cho nên không cần phải nghe nó”.
Một câu từ chối thẳng thừng, không để lại chút đất xoay chuyển tình thế. Nại Nại chớp mắt một cái, níu lấy tay mẹ rồi nũng nịu: “Mẹ, con có thể nói không?”
“Không được”. Bà từ chối thẳng thừng như với ai kia.
Hic, hôm nay mẹ sao lại trở nên cương quyết vậy, Nại Nại đành nở nụ cười thương tiếc với Lôi Kình, bày tỏ mình đã tận sức tận lực rồi, nhưng vô ích, chẳng có cách nào khác.
“Nói khó nghe thì Nại Nại nhà tôi là bị người ta từ, dù cho ai đúng ai sai, đều cho thấy tôi dạy dỗ không thành. Trên người nó lại chẳng tìm được bao nhiêu ưu điểm, đương nhiên cũng không đáp ứng được sự mong đợi của Lôi tiên sinh. Sau này nếu nó theo cậu, nói không chừng vài ba ngày bị trả về nhà, lúc đó không chỉ nó không sống nổi, mà e rằng tôi cũng héo hon theo nó. Cho nên lần này tôi từ chối cậu, cậu đừng chỉ nói để thuyết phục tôi mà hãy làm gì khiến tôi có thể tin tưởng”.
Nại Nại lại níu tay mẹ lần nữa, bị bà đẩy ra không thương tiếc.
Lôi Kình nghiêm túc gật đầu: “Cháu sẽ làm”.
“Được, vậy đợi làm xong rồi hãy quay lại. Nại Nại tiễn khách!” Mẹ Nại Nại mỉm cười nói: “Bây giờ chắc Lôi tiên sinh muốn ra ngoài hít thở không khí trong lành”.
Lôi Kình hiểu ý đuổi khách của bà liền đứng dậy, cung kính cúi đầu chào: “Chào bác, cháu sẽ còn đến nhiều nữa”.
“Hy vọng là vậy”. Mẹ Nại Nại rót ấm trà trước mặt, uống một hụm rồi đứng dậy, quay vào bếp tìm trà. Con ranh này căng thẳng quá, chả buồn cho lá trà vào.
Chỉ còn lại Nại Nại với Lôi Kình, Nại Nại tiếc nuối nói: “Không ngờ mẹ em lại như thế”.
Lôi Kình ấn nhẹ mũi cô: “Nếu trước kia em không làm người phải lo lắng nhiều, thì bây giờ mẹ em có phải hao tâm tổn sức thế không? Bà còn định ép anh rút lui đấy”.
“Vậy anh đã rút lui chưa?” Không chừng cũng có khả năng này. Anh đường đường là xã hội đen, đâu chịu nổi lời phê bình và dạy dỗ của phụ nữ trung niên, hơn nữa lại còn không thể đứng dậy bỏ đi mà phải mặt dày ngồi đây nghe hết mới được về. Đổi lại là ai mà chẳng rút lui?
“Anh rút lui thì em có buồn hay không?” Anh cố tình trêu cô.
“Lôi Kình!” Cô tức giận hét tên anh lên.
“Hử?” Thấy nét mặt nghiêm túc của cô, anh cúi mặt xuống hỏi tiếp: “Sao thế?”
“Anh đi đâu mà chết đi!” Nại Nại nói vô cùng kiên định.
Lúc còn đi học, anh nghe rất nhiều lần Nại Nại ca ngợi mẹ cô đã gian khổ thế nào, một thân một mình vừa nuôi con vừa kiếm sống. Tuy rằng ngay sau khi Nại Nại tốt nghiệp, bà tuyên bố nghỉ hưu, nhưng phong cách bao năm vẫn còn. Nói nhiều tới mức mỗi lần đến nhà Nại Nại, Lữ Nghị đều sợ hãi, ban đầu khuôn mặt tươi cười cùng với kiểu ăn mặc bà thím của mẹ Nại Nại khiến Lữ Nghị thoải mái hơn đôi chút. Mãi cho tới ngày Nại Nại xuất giá, cảm giác mẹ vợ thiện lương hoàn toàn huỷ diệt.
Hôm kết hôn, bà bắt Lữ Nghị đứng ngoài đợi đúng 2 tiếng đồng hồ rồi mới mở cửa. Những quan khách đến đón dâu nhất lượt kìm nén trước hành động một tay giao con gái một tay giao thư đảm bảo. Còn tân lang Lữ Nghị thì nếm đủ mọi khổ đau.
Lúc đó anh to gan suy nghĩ, may mà Tần gia chỉ có một người con gái, chỉ gả con gái một lần. Nếu không, không biết lại có người đen đủi nào khác đến chịu khổ chịu nạn.
Lúc quay về nhà, Nại Nại còn tưởng mẹ đang chuẩn bị phong ba bão táp sắp sẵn đợi mình. Cho dù không mắng, thì ít ra cũng không nói chuyện vài ngày. Ai ngờ, vừa chớp mắt đã ngót một tuần, chẳng có một động tĩnh nào hết. Càng như vậy, ngược lại cô càng cảm thấy bất an, thà cứ bị mắng một trận nên thân còn thấy an tâm hơn. Thế nên cô lặng lẽ tìm mọi cách lấy lòng mẹ, nhưng hiển nhiên là bà không chịu rồi.
Sáng sớm, Nại Nại cùng mẹ ra chợ mua thức ăn, đứng giữa một nhóm các bà thím, cô tất nhiên là nổi bật với mái tóc cột cao. Thế nên những mẩu chuyện tán gẫu linh tinh cuối cùng cũng lại xoay quanh cô.
“Con nhà bác năm nay hai mấy rồi?” Thím Lý hỏi.
“Đã 31 rồi đấy”. Mặt mẹ Nại Nại vẫn lạnh lùng. Nại Nại chỉ dám thận trọng xách túii đi theo sau, không dám nói lời nào.
“Nhìn trẻ lắm, xinh xắn khiến người ta rất thích, mắt mũi khuôn mặt rất giống bác”. Công phu khen người của thím Lý thật đáng khâm phục.
“Thực ra, cháu nó giống bố hơn”. Tuy đẩy công lao cho người khác, nhưng trong lòng mẹ Nại Nại vẫn rất vui, miệng khẽ nhấc lên.
Nại Nại thở phào nhẹ nhõm, vội vã niệm câu a di đà phật, may mà thím Lý khéo ăn nói, không biết mặt mẹ còn sầm đến bao giờ.
Hôm đó khi cô gọi được điện thoại về nhà chứng minh mẹ mình chỉ đang tán gẫu chuyện phiếm với chị họ, chứ không phải nộ khí xung thiên báo cảnh sát, Nại Nại cũng chẳng dám ở lại bên Lôi Kình lâu, mau chóng được Lôi Kình chờ về nhà.
Nói anh chở cô về chi bằng nói 4 chiếc ô tô cùng lúc hộ tống cô về. Dưới trận thế lớn vậy, thái độ mẹ Nại Nại từ âm u nhiều mây chuyển thẳng sang mưa trút sét giật.
May mà Lôi Kình có việc không lên lầu, nếu không chắc chắn đầu đã dính chưởng, chỉ có điều lần này trên tay mẹ cô là chiếc muôi!!!
Từ hôm đó trở đi, không khí trong nhà quái lạ khác thường. Dù tin rằng không động tĩnh gì là tốt, nhưng mưa gió bão bùng sắp ập tới vẫn khiến người ta sợ hãi bất an.
“Có người yêu chưa?” Thím Trần xông xáo góp vui: “Nhà tôi có đứa cháu được lắm”.
Nại Nại khựng lại, đang định quay người giả bộ mua đồ không nghe thấy, thì tiếng nói sang sảng của mẹ như muốn thu hút tất cả ánh mắt về phía cô: “Có rồi! nghe nói là một…….có mở công ty”.
Nại Nại nhẹ nhõm, biết mẹ cô phải khó khăn lắm mới dằn ba chữ ‘xã hội đen’ không nói ra. Mặt mày hối lỗi, Nại Nại vội vã lấy một nải chuối chạy đến bên cạnh mẹ nói: “Mẹ! mẹ thích ăn chuối, mình mua nhiều một chút nhé”.
Thím Trần ngó qua giỏ đi chợ rồi tán thưởng: “Bà xem con gái hiếu thảo chưa kìa, mua gì cũng chọn loại to đẹp”.
Hic! Nại Nại không biết nên khóc hay nên cười, ghé sát người mẹ cười trừ bù lỗi.
“Thế lúc nào kết hôn?” Thím Trần không nén được tò mò, tiếp tục thăm dò.
Mẹ Nại Nại cau mày lại, quay sang nhìn cô: “Bà hỏi nó xem, tôi còn chưa gặp đấy”.
Nại Nại lí nhí cằn nhằn: “Cái này sao trách con được, sắc mặt mẹ mấy hôm nay tệ quá, con nào dám đưa về nhà”.
Mẹ Nại Nại lườm cô một cái, phía sau lưng cũng không còn câu hỏi nào nữa. Cô cúi đầu xách túi thức ăn, lẽo đẽo theo sau mẹ, giống như nàng dâu chịu uất ức, chẳng dám lên tiếng.
Bỗng vang lên tiếng gọi: “Nại Nại!”
Nại Nại giật mình quay đầu lại, thì thấy Lâm Trị đang mặc quần áo thể thao.
“Sao cậu lại ở đây?” Nại Nại cười nói từ bỏ khuôn mặt tội nghiệp chịu mắng khi nãy.
“Tôi? Đang tập thể dục buổi sang, nhà tôi ở gần đây!” Anh nở nụ cười lộ hàm răng trắng bóng, khiến Nại Nại phải thầm thốt lên, tuổi trẻ thật tốt, ngay nụ cười trông cũng thoải mãi dễ chịu hơn Lôi Kình.
Nụ cười của Lôi Kình, phải nói sao nhỉ, thường mang đến cảm giác thiếu nhân đạo, hoặc không cẩn thận sẽ bị ám toán. Nhưng cùng nụ cười ấy trên mặt Lâm Trị trông lại cực kì vô hại.
Thấy Lâm Trị định tới giúp mình xách túi, cô liền chần chừ, sợ người xung quanh hiểu lầm, vội vàng giải thích: “Không cần đâu, chúng tôi sắp về đến nhà rồi”.
Lâm Trị cười nói: “Đừng hiểu lầm, nhà bạn gái tôi cùng toà nhà với chị”.
“Thật không? Sao cậu lại biết?” Nại Nại ngạc nhiên hỏi.
“Hôm đưa bạn gái về nhà, tôi thấy bạn trai chị cũng đang tiễn chị”. Lâm Trị miệng vẫnNại Nại cảm thấy hơi hụt hẫng, nhưng vẫn mỉm cười: “Vậy thì tốt quá! Sau này chúng ta có thể làm hàng xóm rồi”.
Thực ra nhiều chuyện trên đời luôn kì lạ vậy đấy. Tuy rằng lúc đầu chính mình từ chối, người ta tất nhiên có quyền lựa chọn khác, nhưng vẫn có chút tiếc nuối trong lòng.
Nhìn chung phụ nữ đều rất ích kỷ, dù là từ chối người ta, nhưng vẫn muốn có một chỗ trong trái tim người đó, và lúc nào cũng nhung nhớ về mình khôn nguôi.
Cô thở dài nói tiếp: “Khi nào cậu kết hôn, nhớ mang thiệp tới mời tôi, dù gì chúng ta cũng từng đi xem mặt nhau”.
Lâm Trị cười tít mắt: “Chắc chắn rồi, nếu không có chị khai thông đầu óc, sợ rằng bây giờ tôi vẫn loay hoay một mình. Bây giờ thì hay rồi, tôi đã tìm được người trong tim”.
Có lẽ, anh lại có một câu chuyện khác ẩn giấu sau đó.
Nại Nại cảm thấy chút xót xa, vội vã vẫy tay tạm biệt Lâm Trị rồi rảo bước đuổi theo mẹ. Không hiểu nổi tại sao mình lại phải chạy, tại sao lại hoang mang, cô chỉ bất giác muốn nhanh chóng rời khỏi chỗ đó, càng nhanh càng tốt.
Cô không thích ly biệt, cô mong muốn mọi người đều ở cạnh bên mình mãi. Tính cách kiểu công chúa này từ nhỏ đã có, dù bị bao người đả kích, nhưng đến nay vẫn tàn dư chút ít. Bây giờ Lâm Trị đã tìm được người tình như ý, Nghe đồng nghiệp nói Tiểu Trần sẽ kết hôn vào mùa đông, duy mình cô vẫn đang thận trọng, mò mẫm trên đường dài đi đến hạnh phúc.
Chuyện kết hôn hiện nay giống như một điều cấm kị. Anh và cô đều không ai nhắc đến nữa. Đương nhiên chuyện gặp phụ mẫu trước kết hôn cũng theo đó mà đẩy lui lại. Không phải không muốn mà là tìm không ra thời điểm.
Cô không thể nào hùng dũng nói với Lôi Kình: “Này, mẹ em muốn gặp anh, em với anh về nhà gặp mẹ đi”. Con người truyền thống như cô không thể làm thế được. Cô còn hy vọng, anh tự mình đến nhà ra mắt.
Thế là cô chỉ còn biết âm thầm cầu nguyện, mong ngày mẹ cô và Lôi Kình mau chóng đến.
Không phải cô muốn lấy chồng mà là rất rất rất muốn lấy chồng rồi.
Có một gia đình thuộc về riêng mình, có một đứa trẻ của riêng mình, thật hạnh phúc biết bao nhiêu!
Lôi Kình vẫn luôn có chút do dự về chuyện đến gặp mẹ Nại Nại.
Nói sao nhỉ, nhìn hành động cử chỉ hàng ngày của Nại Nại là biết mẹ cô dạy dỗ thành công. Trong mọi tình huống, cách xư xử của Nại Nại đều cho thấy rõ hai từ “gia giáo”. Nhưng con người Lôi Kình lại không thích ràng buộc, từ bé đã tự do sinh trưởng, sau này người nhà mất hết càng khiến anh cách xa ràng buộc quy tắc của gia đình. Trong các trường hợp càng gò bó, hành động của anh càng tuỳ tiện. Con người coi thường mọi quy tắc đạo đức như anh rất dễ đem lại ấn tượng không tốt cho mẹ Nại Nại. Nếu như bà phản đối chuyện của hai người, Nại Nại nhất định sẽ rất buồn, vậy nên anh không muốn Nại Nại khó nghĩ.
Thế nhưng, những lời nói của Lão Thất cũng khiến anh suy nghĩ nhiều.
Lão Thất nói: Nại Nại là một người truyền thống, sự ỷ lại và tín nhiệm vào gia đình của cô đạt ở mức độ cao nhất. Cho nên, nhận được lời chúc phúc của người nhà, có thể bình tâm vui vẻ, cũng thật sự thừa nhận sự tồn tại của Lôi Kình.
Cho nên Lôi Kình vẫn quyết định đi gặp mẹ vợ mà theo miêu tả của Hứa Thuỵ Dương là có khuynh hướng bạo lực.
Nói cho cùng, mẹ vợ là người giám hộ của bà xã, muốn ‘lừa bắt’ con gái người ta đi, chí ít phải qua cửa của bà trước.
Nại Nại vừa mở cửa, đã thấy Lôi Kình đứng đó, ngạc nhiên tới mức mắt sắp rụng ra ngoài.
Lôi Kình nhìn cô cười gật đầu rồi tự mình bước vào nhà. Nại Nại mất hồn chợt bừng tỉnh, nhanh chóng chạy theo sau anh, thì thầm hỏi: “Sao anh lại tới đây?”
Đặt làn hoa quả to bự lên tay cô, Lôi Kình hôn nhẹ lên trán Nại Nại rồi nói: “Đến ra mắt mẹ em”. Lời nói của anh khiến cô lâng lâng, nhớ lại những gì suy nghĩ sáng nay, mặt bỗng đỏ bừng.
Cô vừa muốn gả, thì đã có người chịu lấy!
Hai người đang đứng nhìn nhau tình tứ, thì mẹ Nại Nại đứng sau nhẫn nhịn hồi lâu cuối cùng cũng ho lên nhắc nhở: “Xong thì tìm chỗ nào ngồi xuống”.
Í, Nại Nại giật mình, hoang mang nói: “Mẹ, sao mẹ đứng sau lưng mà không lên tiếng?”
“Con cũng phải nhìn mẹ thì mẹ mới nói được chứ”. Bà bình thản trả lời.
Tên tiểu tử đáng chết, rõ ràng nhìn thấy bà đứng ngay phía sau mà vẫn tiếp tục cảnh tượng không lợi cho người già, đừng tưởng bà không biết anh đang định giở trò gì.
Cho dù Nại Nại bằng lòng cũng không được. Lại dám trêu ghẹo con gái trong địa bàn của bà. Tên tiểu tử đáng chết.
Lôi Kình quay người qua, cung kính tự giới thiệu bản thân: “Chào bác, cháu tên Lôi Kình, cháu là … bạn tốt của Nại Nại”.
Giây phút ngừng nghỉ giữa câu của Lôi Kình, tim Nại Nại như sắp bật ra ngoài, chỉ sợ anh dùng từ ngữ quá thân mật.
Mẹ Nại Nại gật đầu, ánh mắt nhìn lên nhìn xuống đánh giá, sau khi đã nhìn đối phương tỉ mỉ một lần, bà quay sang nói với Nại Nại: “Ngồi xuống đi, còn con mau đi rót nước”.
Thần thái Nại Nại không mấy thoải mái, nhìn Lôi Kình ra hiệu nói ít thôi, rồi mới quay người đi vào bếp.
Gần đây hình như mình chuyên đi rót trà pha nước? Nại Nại vừa tìm trà pha vừa nghĩ. Lần trước pha trà rót nước xong, đối thủ biến bạn bè, lần này không biết mẹ cô và Lôi Kình có bắt tay hoà thuận trong lúc cô pha trà không nữa? Nếu thực sự như vậy thì phải cảm ơn trời đất rồi.
Lôi Kình ngồi trên sô pha, dáng vẻ vẫn được xem là lễ độ, mắt nhìn vào người đàn bà thần thái giống hệt Nại Nại.
Anh nhớ lại những lời Lão Thất nói, Nại Nại từ nhỏ mồ côi cha, một tay mẹ nuôi nấng đến lớn, cho nên sự kính phục và ỷ lại vào mẹ là vô cùng lớn.
“Nại Nại nhà tôi không thông minh”. Bà thẳng thắn vào đề, lúc nói còn nhìn Nại Nại đang bận rộn trong bếp, nói khá nhỏ.
“Cái này cháu cũng biết”. Lôi Kình cười nói, sau đó cũng nhìn theo hướng mắt bà, Nại Nại đang bận rộn đi lại trong bếp, không biết đang tìm kiếm cái gì.
Trước mắt biểu hiện của Lôi Kình lúc này vẫn rất tốt. Nhưng bà không dám nhẹ dạ cả tin nữa. Biểu hiện trong lần đầu gặp mặt của Lữ Nghị cũng rất tốt. Ai ngờ rằng sau này lại có nhân tình nhân ngãi bên ngoài. Cho nên lần này bà phải “giữ thành” nghiêm túc, ra tâm ra sức vì con bé ngốc Nại Nại.
“Nhà tôi không tiền không thế, đương nhiên cũng không dám nhìn vào các nhà có tiền có thế. Nại Nại nhà tôi đời này đã chịu nhiều đau khổ, con bé lại chẳng thổ lộ với ai, nhưng tôi biết rõ nó luôn thấy buồn tủi. Từ nhỏ đã mồ côi cha, lớn lên lập gia đình thì chồng lại ngoại tình, rõ ràng là đã 30 tuổi vậy mà vẫn đơn thuần như đứa trẻ, giao con bé cho ai tôi cũng không an tâm”.
“Cháu cũng không yên tâm”. Lôi Kình cười tiếp lời mẹ vợ.
Bà cảm thấy bất ngờ trước câu trả lời của Lôi Kình: “Cậu có ý gì?”
“Nại Nại quá đơn thuần, quá lương thiện, để cô ấy bên ngoài coi như đợi người ta đến lừa, ít nhất để chỗ cháu thì không có ai dám lừa gạt cô ấy”. Thấy Nại Nại đang nhìn về phía mình, anh còn đưa tay lên vẫy. Tiếp đó là loảng xoảng một trận, hình như chiếc đĩa bị rơi trên sàn, anh càng nở nụ cười tươi rói.
“Tiếc là cái phúc này lớn quá, sợ rằng Nại Nại nó không hưởng được”. Mẹ Nại Nại lạnh lùng nói: “Nại Nại không chịu được khổ, cũng không hưởng nổi phúc, tốt nhất là cứ yên bình mà sống thôi”.
Lôi Kình lông mày nhếch lên, khuôn miệng giữ nguyên trạng thái tươi cười. Lão thái bà thật gian xảo, rõ là trong lời chất chứa bao ngụ ý.
Mẹ Nại Nại quay lại nhìn Lôi Kình cười: “Vậy thì hôm nay Lôi tiên sinh đến đây là vì…”
“Cháu yêu Nại Nại và cũng muốn kết hôn với cô ấy”. Lôi Kình đi thẳng vào mục đích chính.
“Ồ!” Sau khi nói một từ duy nhất đó, bà không nói thêm gì. Các cư xử đó làm Lôi Kình không biết nên phòng ngự ra sao.
Một hồi lâu sau chẳng ai nói gì nữa, tiếp đó thì Nại Nại bê nước từ trong bếp ra, đặt trên bàn, ngoan ngoãn ngồi cạnh mẹ, không mấy thoải mái ngồi nhìn Lôi Kình đối diện bị thẩm vấn.
“Cháu là nghiêm túc ạ”. Lôi Kình lại bổ sung thêm một câu.
“Năm nay Lôi tiên sinh bao nhiêu tuổi rồi”. Mẹ Nại Nại đột nhiên hỏi câu này khiến Lôi Kình không kịp trở tay.
Anh nghiêm nghị trả lời: “35 tuổi ạ”
“Nại Nại nhà tôi năm nay cũng 31 rồi, không phải con trẻ nữa”. Bà nói tiếp.
Nại Nại ngồi bên phản đối: “Con mới hơn ba mươi thôi”.
“Thế không phải là 31 sao?” Mẹ cô chẳng giữ chút thể diện nào cho con.
“Với tuổi này thì không còn chơi đùa được nữa. Lôi tiên sinh tướng mạo đường đường, hoàn toàn có thể tìm các cô gái trẻ tầm hai mấy. Cậu có thể nói tại sao lại thích Nại Nại nhà tôi? Phải chăng vì nó ngốc nghếch?”
“Đương nhiên không phải…” Câu chuyện đột nhiên trở nên khó khăn, Lôi Kình mỉm cười: “Cháu cảm thấy…”
“Không có gì là cảm thấy hay không. Mà phải nói rõ rằng, tôi nhận thấy điều kiện của cậu không phù hợp với gia đình tôi. Sự nghiệp, con người cậu và Nại Nại không tương xứng. Điều quan trọng nhất tôi thấy Nại Nại ở cùng rất nguy hiểm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tôi không chấp nhận cậu”. Lời nói mẹ Nại Nại nghiêm túc và thẳng thắn.
“Cháu thấy Nại Nại đã thành niên 12 năm rồi, sao bác không hỏi ý kiến của cô ấy”. Lôi Kình nói.
Bà đưa mắt liếc nhìn Nại Nại đang ngoan ngoãn ngồi cạnh bên: “Nó? Cho dù nó 50 tuổi trong mắt tôi vẫn luôn là đứa trẻ, cho nên không cần phải nghe nó”.
Một câu từ chối thẳng thừng, không để lại chút đất xoay chuyển tình thế. Nại Nại chớp mắt một cái, níu lấy tay mẹ rồi nũng nịu: “Mẹ, con có thể nói không?”
“Không được”. Bà từ chối thẳng thừng như với ai kia.
Hic, hôm nay mẹ sao lại trở nên cương quyết vậy, Nại Nại đành nở nụ cười thương tiếc với Lôi Kình, bày tỏ mình đã tận sức tận lực rồi, nhưng vô ích, chẳng có cách nào khác.
“Nói khó nghe thì Nại Nại nhà tôi là bị người ta từ, dù cho ai đúng ai sai, đều cho thấy tôi dạy dỗ không thành. Trên người nó lại chẳng tìm được bao nhiêu ưu điểm, đương nhiên cũng không đáp ứng được sự mong đợi của Lôi tiên sinh. Sau này nếu nó theo cậu, nói không chừng vài ba ngày bị trả về nhà, lúc đó không chỉ nó không sống nổi, mà e rằng tôi cũng héo hon theo nó. Cho nên lần này tôi từ chối cậu, cậu đừng chỉ nói để thuyết phục tôi mà hãy làm gì khiến tôi có thể tin tưởng”.
Nại Nại lại níu tay mẹ lần nữa, bị bà đẩy ra không thương tiếc.
Lôi Kình nghiêm túc gật đầu: “Cháu sẽ làm”.
“Được, vậy đợi làm xong rồi hãy quay lại. Nại Nại tiễn khách!” Mẹ Nại Nại mỉm cười nói: “Bây giờ chắc Lôi tiên sinh muốn ra ngoài hít thở không khí trong lành”.
Lôi Kình hiểu ý đuổi khách của bà liền đứng dậy, cung kính cúi đầu chào: “Chào bác, cháu sẽ còn đến nhiều nữa”.
“Hy vọng là vậy”. Mẹ Nại Nại rót ấm trà trước mặt, uống một hụm rồi đứng dậy, quay vào bếp tìm trà. Con ranh này căng thẳng quá, chả buồn cho lá trà vào.
Chỉ còn lại Nại Nại với Lôi Kình, Nại Nại tiếc nuối nói: “Không ngờ mẹ em lại như thế”.
Lôi Kình ấn nhẹ mũi cô: “Nếu trước kia em không làm người phải lo lắng nhiều, thì bây giờ mẹ em có phải hao tâm tổn sức thế không? Bà còn định ép anh rút lui đấy”.
“Vậy anh đã rút lui chưa?” Không chừng cũng có khả năng này. Anh đường đường là xã hội đen, đâu chịu nổi lời phê bình và dạy dỗ của phụ nữ trung niên, hơn nữa lại còn không thể đứng dậy bỏ đi mà phải mặt dày ngồi đây nghe hết mới được về. Đổi lại là ai mà chẳng rút lui?
“Anh rút lui thì em có buồn hay không?” Anh cố tình trêu cô.
“Lôi Kình!” Cô tức giận hét tên anh lên.
“Hử?” Thấy nét mặt nghiêm túc của cô, anh cúi mặt xuống hỏi tiếp: “Sao thế?”
“Anh đi đâu mà chết đi!” Nại Nại nói vô cùng kiên định.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.