Chương 10: Chương 10
Hồ Linh
28/05/2014
Thung lũng Hoa Vàng đã tràn đầy nắng mới, thứ nắng mỏng như tơ, lung
linh trong đám lá non mới bung, như vòng tay đưa hơi ấm vào cái lành
lạnh êm dịu của những ngày cuối xuân.
Xưa kia, ở ngoài Bắc, nắng này đã có một cái tên rất nên thơ: Nắng hanh vàng. Những cô gái đã đưa những tấm áo nhung ra hong nắng để sửa soạn cất lại vào tủ dành cho mùa đông năm tới. Các bà mẹ quê đưa đàn con ra ngồi bên hè chải đầu bắt chấy.
Năm năm tư, khi di cư từ Bắc vô Nam, người di cư đã bực bội không ít vì cái khí hậu hai mùa của miền đất mới. Nhưng mấy năm sau, bỗng miền Nam thời tiết thay đổi, có những ngày cũng lạnh như khí thu ngoài Bắc: buổi sáng sớm phải mặc thêm áo len mỏng, chiều về, các cô có thể diện áo nhung, quàng khăn "soirée" đi dạo phố Bonard, các cậu có dịp thả hồn thơ bên ly cà phê trong Givral, La Pagode hay tình hơn trong Cà Phê Gió Bắc đường Phan Đình Phùng để ngắm dáng mai gầy của cô chủ quán tóc đen dài và mượt như mây. Nhiều người Nam bảo người Bắc di cư đã mang cái lạnh miền Bắc vô Nam. Thế ra đến khí hậu cũng biết chọn tự do sao?
Và từ đó, Saigon cũng có Nắng Hanh Vàng. Nắng Hanh Vàng như quả mận trái mùa, quý nhưng èo ọt, chát chua.
Hôm nay, ngồi ở góc phố này, nhìn những bóng nắng phơi phới ngoài đường phố, tôi bỗng nghĩ tới cô em gái tôi, con bé khốn khổ mà trong cái đời sống chật vật đảo điên ở xứ này, có mấy khi được ai nhắc tới.
Viết về người yêu thì ngàn lần không hết bâng khuâng, viết về trăng Thu thì bao bài thơ cũng vẫn còn lai láng, dạt dào! Nhưng muốn viết về em gái của mình thì thực chẳng biết viết gì. Thân thiết, kề cận đấy, nhưng cũng dửng dưng xa cách đấy. Kỷ niệm thì giản dị, bình thường. Nó thiếu cái day dứt, buồn phiền đớn đau. Nó không đủ để ghi những nét đậm muôn đời khó phai thì làm sao có sức rung động lòng người. "Lời vui khó nói, điệu buồn dễ hay" là vậy.
Rồi một ngày vui, đối với tôi bây giờ, những ngày xa xưa còn ở quê nhà, dù là những ngày đau khổ nhất, cũng vẫn là những ngày vui, hai anh em tôi tình cờ ngồi bên hiên nhà nói chuyện văn thơ. Nó chẳng bao giờ tâm sự với tôi cả, chẳng bao giờ ngồi bên tôi lấy mười phút, trừ những đêm bận rộn canh bánh chưng vào những ngày cuối năm. Bỗng hôm ấy nó đã nói chuyện riêng với tôi hàng giờ.
Câu hỏi đầu tiên tầm thường và ngớ ngẩn, lúc đó tôi nghĩ thế, về từ của một bản nhạc:
- Cái gì lại là Nắng Thủy Tinh: "Mầu Nắng như là mầu mắt em"? !
Trong bụng tôi nhẩm tính tuổi của nó. Mình có thể nói chuyện tình với người yêu tuổi mười lăm, nhưng với em gái, chuyện đó rất là ngượng ngùng. Cũng may, em tôi cũng đã xấp xỉ đôi mươi. Tuy nhiên, tôi vẫn dùng cái giọng lấp lửng:
- À, cái anh này ví làn nắng trong sáng như một khối thủy tinh. Rồi người ta dùng tam đoạn luận để diễn tả câu sau: Nắng trong như thủy tinh, mắt em như mầu nắng, thì mắt em cũng trong như thủy tinh!
Tôi yên trí nó hiểu lối lý luận đó vì nó vừa đậu tú tài hai.
Quả thực nó lấy cái lý luận khúc triết của tôi, lắc đầu:
- Mấy ông này diễn tả tình gì mà lộn xộn quá.
- Tôi nhắc chừng:
- Cô còn nhớ La Martine không? Đó là người ta viết một thứ văn biểu tượng. Người khác muốn hiểu thế nào là tùy mức độ thức cảm của từng người. Có khi người đọc còn hiểu hơn chính tác giả nữa.
Tôi nhớ đến ông cậu ruột, một giáo sư dạy Việt Văn một thời rất nổi tiếng ở Saigon, đã có lần cười và nói: "Nếu Nguyễn Du mà sống lại, đọc những bài bình giải Truyện Kiều của mình, chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì đám hậu sinh đã gán cho cụ những điều mà không bao giờ cụ nghĩ tới khi viết Truyện Kiều".
Nó ngồi phân tích từng câu ấm ớ của bài ca. Tôi thì cứ giải thích theo cái nghĩa trong sáng và vô tình của tuổi đôi mươi. Ngoài kia, nắng hanh vàng đã không còn vàng, mặt trời đã lên cao và nắng đã bạc mầu.
Tôi bỗng nảy ra sự so sánh:
- Nắng thủy tinh là một thứ tình cảm anh em, nó là một thứ tình bàng bạc khắp mọi nơi, đậm đà đấy, nhưng là một thứ tình trong sáng chỉ ấp ủ trong lòng mọi người, chứ nếu diễn tả ra, nó lại trở nên hời hợt và khách sáo. Dùng nó để biểu tượng cho tình yêu đôi lứa là một lầm lẫn, thiếu tế nhị.
Nó nhìn ra ngoài trời nắng, khẽ thở dài.
Và tôi đã phải băn khoăn vì ít lâu sau, tôi bắt được một bản nhạc Nắng Thủy Tinh nhầu nát trong thùng rác, bản nhạc có chữ ký của một người tặng em gái tôi.
Bây giờ, nhìn ánh nắng ngoài kia? Nắng Hanh Vàng Cali, cũng trong sáng và đẹp như nắng tại quê nhà, nơi em tôi đang bị đọa đầy, tôi vẫn thấy sự so sánh của mình ngày xưa là đúng, nhưg chỉ ân hận là em tôi hãy còn cô đơn.
Lúc đó, trời đã muộn lắm. Lẽ ra tôi đã về nhà từ lâu, nhưng vì có một chút việc cần phải làm gấp cho khách hàng, nên tôi nán lại để giải quyết cho xong.
Trời bỗng đổ mưa, khí lạnh như bốc lên đầy văn phòng. Một nỗi cô đơn vụt xâm chiếm hồn tôi. Tự nhiên thèm một ly cà phê, một giọng ca ngọt ngào và cái không khí ấm áp của gia đình ... Tôi vội xếp dọn đồ để sửa soạn ra về. Giữa lúc đó thì có điện thoại.
Tôi khẽ thở dài, nhắc ống điện thoại lên:
- Alô, tôi nghe đây.
Giọng đàn ông khàn khàn thực xa vắng:
- Có phải tòa báo K.D đấy không ạ?
- Vâng, ông cần gì chúng tôi?
- Tôi muốn nói chuyện với tác giả bài tùy bút Nắng Hanh Vàng ... Ông có thể giúp tôi được không?
Tôi hơi ngạc nhiên hỏi:
- Tôi đây ... có chuyện gì vậy ông?
- Vì em là người tặng bản nhạc Nắng Thủy Tinh ...
- Ông thực quen em gái tôi?
- Đúng vậy, em mới vượt biên ...
- Thế thì hay quá!
- Vâng, em có ghé qua đàng nhà trước khi đi. Có thư cho anh đây. Đọc bài tùy bút của anh trong trại tỵ nạn, không ngờ khúc rẽ của cuộc đời tụi em lại do lời nói vu vơ của anh ... Một đứa trở thành Trần Thị Cô, đứa kia thành Nguyễn Văn Độc vì cả hai chúng em vẫn còn "cô độc" đó anh ... Cũng là tại cái số thôi ... !
Tôi thực ân hận nên cũng chẳng biết nói sao. Bên kia, hắn tiếp:
- Thôi anh nhé ... Để có dịp em sẽ đến anh chơi.
Chưa kịp có phản ứng gì thì điện thoại đã cúp. Tôi còn muốn hỏi hắn nhiều điều, hoặc ít nhất tên, địa chỉ hay số phôn ... Tuy vậy, hắn nói sẽ tới thăm thì chắc sẽ giữ lời.
Về tới nhà, tôi sực nhớ tới tên "Nguyễn Văn Độcé, nên hỏi tụi nhỏ:
- Tối nay có ai điện thoại cho bố không?
- Dạ không!
Thực lạ ... Vậy tại sao hắn biết tôi còn trên văn phòng mà gọi chứ?
Nhưng một điều làm tôi ngạc nhiên hết sức vì trong đống thư từ chiều hôm đó nhận được, có thư gửi từ một trại tỵ nạn ở Thái Lan, trong đó có một lá thư của em gái tôi viết từ Việt Nam, và mấy hàng chữ của một người nào đó, nội dung như sau: "Thưa ông, một người bạn của tôi bị tử nạn trên đường vượt biên. Trước khi mất, có nhờ tôi chuyển lá thư này cho ông."
Tên "Nguyễn Văn Độc" đã chết? Thế lúc nãy ai đã gọi điện thoại cho tôi? Hồn ma của hắn chăng? Kể chuyện này, ai cũng bảo là ma ...
Từ đó, tôi không dám làm việc khuya tại văn phòng nữa ... vì chỉ sợ phải nghe tiếng điện thoại.
Và tôi đã ghi lại truyện này ... như là một trường hợp gặp ma ..."
Chú thích: Một thời gian sau đó, chuyện tưởng như đã quên đi. Nhưng trong một buổi tối văn nghệ, khi ra về, tôi bắt gặp một thanh niên ngoài bãi đậu xe. Vì tối quá, tôi không nhận ra nét mặt, nhưng cái giọng khàn khàn tôi chưa quên ... Hai hàm răng của hắn trắng dã. Hắn cười khẩy, rồi nói nhanh:
- Anh đã viết truyện về hồn ma Nguyễn Văn Độc chưa?
Hắn nói xong, cười lớn bỏ lên xe, đi liền ...
Tôi ngẩn người ... Thì ra có người diễu cợt cái nghề viết truyện ma của tôi. Nghĩ thực mắc cở. Nó xưng tên là Độc, kể cũng độc thực! !!
Tuy nhiên, truyện đã viết rồi thì không thể bỏ đi.
Xưa kia, ở ngoài Bắc, nắng này đã có một cái tên rất nên thơ: Nắng hanh vàng. Những cô gái đã đưa những tấm áo nhung ra hong nắng để sửa soạn cất lại vào tủ dành cho mùa đông năm tới. Các bà mẹ quê đưa đàn con ra ngồi bên hè chải đầu bắt chấy.
Năm năm tư, khi di cư từ Bắc vô Nam, người di cư đã bực bội không ít vì cái khí hậu hai mùa của miền đất mới. Nhưng mấy năm sau, bỗng miền Nam thời tiết thay đổi, có những ngày cũng lạnh như khí thu ngoài Bắc: buổi sáng sớm phải mặc thêm áo len mỏng, chiều về, các cô có thể diện áo nhung, quàng khăn "soirée" đi dạo phố Bonard, các cậu có dịp thả hồn thơ bên ly cà phê trong Givral, La Pagode hay tình hơn trong Cà Phê Gió Bắc đường Phan Đình Phùng để ngắm dáng mai gầy của cô chủ quán tóc đen dài và mượt như mây. Nhiều người Nam bảo người Bắc di cư đã mang cái lạnh miền Bắc vô Nam. Thế ra đến khí hậu cũng biết chọn tự do sao?
Và từ đó, Saigon cũng có Nắng Hanh Vàng. Nắng Hanh Vàng như quả mận trái mùa, quý nhưng èo ọt, chát chua.
Hôm nay, ngồi ở góc phố này, nhìn những bóng nắng phơi phới ngoài đường phố, tôi bỗng nghĩ tới cô em gái tôi, con bé khốn khổ mà trong cái đời sống chật vật đảo điên ở xứ này, có mấy khi được ai nhắc tới.
Viết về người yêu thì ngàn lần không hết bâng khuâng, viết về trăng Thu thì bao bài thơ cũng vẫn còn lai láng, dạt dào! Nhưng muốn viết về em gái của mình thì thực chẳng biết viết gì. Thân thiết, kề cận đấy, nhưng cũng dửng dưng xa cách đấy. Kỷ niệm thì giản dị, bình thường. Nó thiếu cái day dứt, buồn phiền đớn đau. Nó không đủ để ghi những nét đậm muôn đời khó phai thì làm sao có sức rung động lòng người. "Lời vui khó nói, điệu buồn dễ hay" là vậy.
Rồi một ngày vui, đối với tôi bây giờ, những ngày xa xưa còn ở quê nhà, dù là những ngày đau khổ nhất, cũng vẫn là những ngày vui, hai anh em tôi tình cờ ngồi bên hiên nhà nói chuyện văn thơ. Nó chẳng bao giờ tâm sự với tôi cả, chẳng bao giờ ngồi bên tôi lấy mười phút, trừ những đêm bận rộn canh bánh chưng vào những ngày cuối năm. Bỗng hôm ấy nó đã nói chuyện riêng với tôi hàng giờ.
Câu hỏi đầu tiên tầm thường và ngớ ngẩn, lúc đó tôi nghĩ thế, về từ của một bản nhạc:
- Cái gì lại là Nắng Thủy Tinh: "Mầu Nắng như là mầu mắt em"? !
Trong bụng tôi nhẩm tính tuổi của nó. Mình có thể nói chuyện tình với người yêu tuổi mười lăm, nhưng với em gái, chuyện đó rất là ngượng ngùng. Cũng may, em tôi cũng đã xấp xỉ đôi mươi. Tuy nhiên, tôi vẫn dùng cái giọng lấp lửng:
- À, cái anh này ví làn nắng trong sáng như một khối thủy tinh. Rồi người ta dùng tam đoạn luận để diễn tả câu sau: Nắng trong như thủy tinh, mắt em như mầu nắng, thì mắt em cũng trong như thủy tinh!
Tôi yên trí nó hiểu lối lý luận đó vì nó vừa đậu tú tài hai.
Quả thực nó lấy cái lý luận khúc triết của tôi, lắc đầu:
- Mấy ông này diễn tả tình gì mà lộn xộn quá.
- Tôi nhắc chừng:
- Cô còn nhớ La Martine không? Đó là người ta viết một thứ văn biểu tượng. Người khác muốn hiểu thế nào là tùy mức độ thức cảm của từng người. Có khi người đọc còn hiểu hơn chính tác giả nữa.
Tôi nhớ đến ông cậu ruột, một giáo sư dạy Việt Văn một thời rất nổi tiếng ở Saigon, đã có lần cười và nói: "Nếu Nguyễn Du mà sống lại, đọc những bài bình giải Truyện Kiều của mình, chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì đám hậu sinh đã gán cho cụ những điều mà không bao giờ cụ nghĩ tới khi viết Truyện Kiều".
Nó ngồi phân tích từng câu ấm ớ của bài ca. Tôi thì cứ giải thích theo cái nghĩa trong sáng và vô tình của tuổi đôi mươi. Ngoài kia, nắng hanh vàng đã không còn vàng, mặt trời đã lên cao và nắng đã bạc mầu.
Tôi bỗng nảy ra sự so sánh:
- Nắng thủy tinh là một thứ tình cảm anh em, nó là một thứ tình bàng bạc khắp mọi nơi, đậm đà đấy, nhưng là một thứ tình trong sáng chỉ ấp ủ trong lòng mọi người, chứ nếu diễn tả ra, nó lại trở nên hời hợt và khách sáo. Dùng nó để biểu tượng cho tình yêu đôi lứa là một lầm lẫn, thiếu tế nhị.
Nó nhìn ra ngoài trời nắng, khẽ thở dài.
Và tôi đã phải băn khoăn vì ít lâu sau, tôi bắt được một bản nhạc Nắng Thủy Tinh nhầu nát trong thùng rác, bản nhạc có chữ ký của một người tặng em gái tôi.
Bây giờ, nhìn ánh nắng ngoài kia? Nắng Hanh Vàng Cali, cũng trong sáng và đẹp như nắng tại quê nhà, nơi em tôi đang bị đọa đầy, tôi vẫn thấy sự so sánh của mình ngày xưa là đúng, nhưg chỉ ân hận là em tôi hãy còn cô đơn.
Lúc đó, trời đã muộn lắm. Lẽ ra tôi đã về nhà từ lâu, nhưng vì có một chút việc cần phải làm gấp cho khách hàng, nên tôi nán lại để giải quyết cho xong.
Trời bỗng đổ mưa, khí lạnh như bốc lên đầy văn phòng. Một nỗi cô đơn vụt xâm chiếm hồn tôi. Tự nhiên thèm một ly cà phê, một giọng ca ngọt ngào và cái không khí ấm áp của gia đình ... Tôi vội xếp dọn đồ để sửa soạn ra về. Giữa lúc đó thì có điện thoại.
Tôi khẽ thở dài, nhắc ống điện thoại lên:
- Alô, tôi nghe đây.
Giọng đàn ông khàn khàn thực xa vắng:
- Có phải tòa báo K.D đấy không ạ?
- Vâng, ông cần gì chúng tôi?
- Tôi muốn nói chuyện với tác giả bài tùy bút Nắng Hanh Vàng ... Ông có thể giúp tôi được không?
Tôi hơi ngạc nhiên hỏi:
- Tôi đây ... có chuyện gì vậy ông?
- Vì em là người tặng bản nhạc Nắng Thủy Tinh ...
- Ông thực quen em gái tôi?
- Đúng vậy, em mới vượt biên ...
- Thế thì hay quá!
- Vâng, em có ghé qua đàng nhà trước khi đi. Có thư cho anh đây. Đọc bài tùy bút của anh trong trại tỵ nạn, không ngờ khúc rẽ của cuộc đời tụi em lại do lời nói vu vơ của anh ... Một đứa trở thành Trần Thị Cô, đứa kia thành Nguyễn Văn Độc vì cả hai chúng em vẫn còn "cô độc" đó anh ... Cũng là tại cái số thôi ... !
Tôi thực ân hận nên cũng chẳng biết nói sao. Bên kia, hắn tiếp:
- Thôi anh nhé ... Để có dịp em sẽ đến anh chơi.
Chưa kịp có phản ứng gì thì điện thoại đã cúp. Tôi còn muốn hỏi hắn nhiều điều, hoặc ít nhất tên, địa chỉ hay số phôn ... Tuy vậy, hắn nói sẽ tới thăm thì chắc sẽ giữ lời.
Về tới nhà, tôi sực nhớ tới tên "Nguyễn Văn Độcé, nên hỏi tụi nhỏ:
- Tối nay có ai điện thoại cho bố không?
- Dạ không!
Thực lạ ... Vậy tại sao hắn biết tôi còn trên văn phòng mà gọi chứ?
Nhưng một điều làm tôi ngạc nhiên hết sức vì trong đống thư từ chiều hôm đó nhận được, có thư gửi từ một trại tỵ nạn ở Thái Lan, trong đó có một lá thư của em gái tôi viết từ Việt Nam, và mấy hàng chữ của một người nào đó, nội dung như sau: "Thưa ông, một người bạn của tôi bị tử nạn trên đường vượt biên. Trước khi mất, có nhờ tôi chuyển lá thư này cho ông."
Tên "Nguyễn Văn Độc" đã chết? Thế lúc nãy ai đã gọi điện thoại cho tôi? Hồn ma của hắn chăng? Kể chuyện này, ai cũng bảo là ma ...
Từ đó, tôi không dám làm việc khuya tại văn phòng nữa ... vì chỉ sợ phải nghe tiếng điện thoại.
Và tôi đã ghi lại truyện này ... như là một trường hợp gặp ma ..."
Chú thích: Một thời gian sau đó, chuyện tưởng như đã quên đi. Nhưng trong một buổi tối văn nghệ, khi ra về, tôi bắt gặp một thanh niên ngoài bãi đậu xe. Vì tối quá, tôi không nhận ra nét mặt, nhưng cái giọng khàn khàn tôi chưa quên ... Hai hàm răng của hắn trắng dã. Hắn cười khẩy, rồi nói nhanh:
- Anh đã viết truyện về hồn ma Nguyễn Văn Độc chưa?
Hắn nói xong, cười lớn bỏ lên xe, đi liền ...
Tôi ngẩn người ... Thì ra có người diễu cợt cái nghề viết truyện ma của tôi. Nghĩ thực mắc cở. Nó xưng tên là Độc, kể cũng độc thực! !!
Tuy nhiên, truyện đã viết rồi thì không thể bỏ đi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.