Chương 22: Nghi ngờ
Pmaii
29/08/2023
Tinh thần suy sụp như rơi xuống cái hố không đáy. Đóng cửa lại, cô không có sức sống, ngồi bệch xuống sàn nhà lạnh cóng, gương mặt xanh như tàu lá chuối.
Cô sờ soạng người tìm điện thoại, rồi bấm số mẹ cô. Đầu dây bên kia nhanh chóng bắt máy:
“Alo”
Cô cố điều chỉnh để giọng nói được tự nhiên:
“Mẹ ơi, mẹ còn danh sách thuốc khi xưa con dùng không, gửi cho con với.”
Mẹ cô lo lắng:
“Có chuyện gì sao, con bị sao à?”
“Không sao cả, chỉ là hơi stress nên tần suất mơ thấy ác mộng hơi nhiều thôi, lâu lâu hay bị như vậy mà.”
“Được rồi, bây giờ mẹ gửi liền cho con. Học gì thì học, sức khoẻ là quan trọng nhất.”
Cúp điện thoại, cô ngã lưng ra sàn nhà. Khóc đến tức tưởi, những uất ức đã cố đè xuống nhưng vẫn không thể kìm nén được nước mắt.
Khóc như muốn cạn hết nước mắt, khóc đến tê tâm liệt phế thì thôi. Cô bây giờ đâu còn là trẻ con, đâu thể có người tới đỡ cô dậy, cô phải học cách đối mặt nhanh chóng hơn.
Nghĩ rồi cô vào nhà tắm, lấy tay hứng nước, rửa mặt, cô lấy khăn đã nhúng nước chườm lên mắt cho đỡ sưng. Chiều nay cô phải tái khám ở bệnh viện, đâu thể mang dáng vẻ xấu xí như này đến được.
Vẫn như hôm kia, cô trùm kín hết mặt, sau đó lái xe tới bệnh viện. Bệnh viện có hơi lớn, dù đã tới một lần rồi nhưng cô vẫn không nhớ rõ phòng nào. Đi một hồi thì có chút khát nước, cô tới máy bán nước tự động mua một chai nước suối.
Sau đó cô liền cởi khẩu trang, vặn nắp chai ra uống hết nửa chai. Bỗng ai đó đụng nhẹ vào vai cô:
“Cô tới tái khám à?”
Là bác sĩ nữ khám cho cô khi trước, cô vội nói:
“May quá, gặp được chị, tôi đang bị lạc ở đây!”
Bác sĩ nữ cũng mua một chai nước rồi sau đó dẫn đường tới phòng khám.
Lần này bác sĩ nói rõ các cách làm dày nội mạc tử cung cho cô. Bao gồm thực đơn ăn uống, đến bài tập yoga, sau đó là về việc sử dụng thêm nhiều loại thuốc khác.
Độ tuổi của cô là độ tuổi thích hợp nhất để chữa trị, chính vì vậy tần suất cô đi lại giữa nhà và bệnh viện cũng liên tục. Anh tất nhiên cũng dần chú ý tới vấn đề này hơn, có lần khi hai người đang giải bài tập cùng nhau thì anh có hỏi:
“Sao dạo này em hay trùm kín mặt khi ra đường thế, mùa đông cũng cần chống nắng sao?.”
Cô sặc nước, đợi khi đỡ hơn thì có chút không tự nhiên trả lời:
“Tại em sợ bị mụn, da mặt em hơi nhạy cảm.”
Cũng may anh cũng chẳng hỏi gì nữa. Cô thấp thỏm ngồi làm bài tiếp, nếu anh hỏi thêm nữa thì cô thật sự không biết phải làm sao.
Vừa về phòng, thì có ai đó gõ cửa cô, mở cửa ra thì lại là anh họ. Nhưng lần này cô không tỏ ra luống cuống như trước nữa, cô mạnh dạn đứng thẳng người, nhìn vào ánh mắt của anh ta:
“Không phải đã giải quyết ổn thoả rồi sao?”
Anh ta cười khảy:
“Ổn thoả cái gì? Mày còn chưa đưa tiền cho tao nữa.”
Cô rút điện thoại ra:
“Đọc số tài khoản.”
“Mày tưởng tao ngu à, mày chuyển khoản rồi chụp mà hình kiện tao tội tống tiền à, đưa tiền mặt đi.”
Cô cất điện thoại lại vào túi:
“Tôi không có nhiều tiền mặt, ngày mai sẽ đưa anh.”
Anh ta giơ tay lên định xoa đầu cô nhưng cô đã nhanh tay đẩy ra. Anh ta híp mí lại:
“Ngày mai tao sẽ tới nhà mày vào buổi chiều, mày nhớ là phải đưa tiền cho tao...nếu không...”
“Biết rồi.”
Nó rồi cô đóng sầm cửa lại.
Quá nhiều chuyện ập tới một lúc, tinh thần cô cứ bị treo lơ lưng trên cao suốt mấy hôm. Đến nỗi hôm nay cô thuyết trình mà quên mang theo kịch bản. Trước 40 phút thuyết trình, cô mới sực nhớ ra, liền gọi điện cho anh:
“Anh có ở nhà không? Anh lên phòng em lấy tập giấy kịch bản giúp em đem lên trường đi, hình như em để trên tủ đầu giường hay là đâu đó quanh phòng, anh tìm giúp em với!”
“Được.”
Cúp máy anh liền vào thẳng phòng cô, quan sát trên tủ đầu giường không có, anh liền mở hộc tủ ra. Đập vào mắt anh là vô số loại thuốc, từ vỉ thuốc, lọ thuốc, đến thuốc dạng ống.
Người cô trước giờ hoàn toàn khoẻ mạnh, không có điều gì bất thường, sao phải sử dụng nhiều loại thuốc như vậy. Anh lấy điện thoại ra chụp lại từng loại thuốc. Rồi tiếp tục tìm kịch bản.
Kịch bản ấy mà lại ở dưới cái gối, lấy được rồi, anh cẩn thận chụp cho cô xem xem có đúng không, sau đó mới mang lên trường.
Đứng trước cửa lớp học, anh gọi điện cho cô. Cô ngay lập tức chạy ra, trông có vẻ rất vội vã. Mọi người trong lớp ai ai cũng đều bị nhan sắc của anh thu hút, chú ý ra ngoài lớp, bàn tán xôn xao.
Anh đưa cho cô tập kịch bản, đôi mắt chứa nhiều tâm sự, dáng vẻ muốn nói mà lại thôi. Khi anh định mở lời hỏi một vài chuyện thì cô cắt ngang lời:
“May quá, nhờ có anh.”
Thấy anh im lặng nhìn mình, cô hỏi lại:
“Hình như khi nãy anh có gì muốn nói à?”
Anh miễn cưỡng lắc đầu:
“Không có, em nhìn nhầm rồi.”
Về nhà, anh gửi hình ảnh các loại thuốc cho một người bạn học ngành y của mình:
Đình Thiên: Tra cứu giúp mình với, đây là loại thuốc gì vậy?
Hoắc Nguyên: Mấy vỉ thuốc, ống nhựa kia là thuốc điều hoà kinh nguyệt, bổ sung sắt, với vitamin các loại. Còn mấy lọ thuốc kia thì mình không biết, hình như còn chưa nhập khẩu vào trong nước. Cậu chụp rõ bản thành phần đi, mình hỏi giáo sư.
5 phút sau, anh gửi ảnh cho Hoắc Nguyên.
Đợi nửa ngày trời vẫn chưa thấy anh ta nhắn lại. Đến gần trưa, tin nhắn mới “ting” lên một cái:
Hoắc Nguyên: tra bảng thành phần thì 90% là thuốc ngủ với thuốc ức chế thần kinh, cậu kiếm đâu ra nhiều loại thuốc hay vậy?
Cô sờ soạng người tìm điện thoại, rồi bấm số mẹ cô. Đầu dây bên kia nhanh chóng bắt máy:
“Alo”
Cô cố điều chỉnh để giọng nói được tự nhiên:
“Mẹ ơi, mẹ còn danh sách thuốc khi xưa con dùng không, gửi cho con với.”
Mẹ cô lo lắng:
“Có chuyện gì sao, con bị sao à?”
“Không sao cả, chỉ là hơi stress nên tần suất mơ thấy ác mộng hơi nhiều thôi, lâu lâu hay bị như vậy mà.”
“Được rồi, bây giờ mẹ gửi liền cho con. Học gì thì học, sức khoẻ là quan trọng nhất.”
Cúp điện thoại, cô ngã lưng ra sàn nhà. Khóc đến tức tưởi, những uất ức đã cố đè xuống nhưng vẫn không thể kìm nén được nước mắt.
Khóc như muốn cạn hết nước mắt, khóc đến tê tâm liệt phế thì thôi. Cô bây giờ đâu còn là trẻ con, đâu thể có người tới đỡ cô dậy, cô phải học cách đối mặt nhanh chóng hơn.
Nghĩ rồi cô vào nhà tắm, lấy tay hứng nước, rửa mặt, cô lấy khăn đã nhúng nước chườm lên mắt cho đỡ sưng. Chiều nay cô phải tái khám ở bệnh viện, đâu thể mang dáng vẻ xấu xí như này đến được.
Vẫn như hôm kia, cô trùm kín hết mặt, sau đó lái xe tới bệnh viện. Bệnh viện có hơi lớn, dù đã tới một lần rồi nhưng cô vẫn không nhớ rõ phòng nào. Đi một hồi thì có chút khát nước, cô tới máy bán nước tự động mua một chai nước suối.
Sau đó cô liền cởi khẩu trang, vặn nắp chai ra uống hết nửa chai. Bỗng ai đó đụng nhẹ vào vai cô:
“Cô tới tái khám à?”
Là bác sĩ nữ khám cho cô khi trước, cô vội nói:
“May quá, gặp được chị, tôi đang bị lạc ở đây!”
Bác sĩ nữ cũng mua một chai nước rồi sau đó dẫn đường tới phòng khám.
Lần này bác sĩ nói rõ các cách làm dày nội mạc tử cung cho cô. Bao gồm thực đơn ăn uống, đến bài tập yoga, sau đó là về việc sử dụng thêm nhiều loại thuốc khác.
Độ tuổi của cô là độ tuổi thích hợp nhất để chữa trị, chính vì vậy tần suất cô đi lại giữa nhà và bệnh viện cũng liên tục. Anh tất nhiên cũng dần chú ý tới vấn đề này hơn, có lần khi hai người đang giải bài tập cùng nhau thì anh có hỏi:
“Sao dạo này em hay trùm kín mặt khi ra đường thế, mùa đông cũng cần chống nắng sao?.”
Cô sặc nước, đợi khi đỡ hơn thì có chút không tự nhiên trả lời:
“Tại em sợ bị mụn, da mặt em hơi nhạy cảm.”
Cũng may anh cũng chẳng hỏi gì nữa. Cô thấp thỏm ngồi làm bài tiếp, nếu anh hỏi thêm nữa thì cô thật sự không biết phải làm sao.
Vừa về phòng, thì có ai đó gõ cửa cô, mở cửa ra thì lại là anh họ. Nhưng lần này cô không tỏ ra luống cuống như trước nữa, cô mạnh dạn đứng thẳng người, nhìn vào ánh mắt của anh ta:
“Không phải đã giải quyết ổn thoả rồi sao?”
Anh ta cười khảy:
“Ổn thoả cái gì? Mày còn chưa đưa tiền cho tao nữa.”
Cô rút điện thoại ra:
“Đọc số tài khoản.”
“Mày tưởng tao ngu à, mày chuyển khoản rồi chụp mà hình kiện tao tội tống tiền à, đưa tiền mặt đi.”
Cô cất điện thoại lại vào túi:
“Tôi không có nhiều tiền mặt, ngày mai sẽ đưa anh.”
Anh ta giơ tay lên định xoa đầu cô nhưng cô đã nhanh tay đẩy ra. Anh ta híp mí lại:
“Ngày mai tao sẽ tới nhà mày vào buổi chiều, mày nhớ là phải đưa tiền cho tao...nếu không...”
“Biết rồi.”
Nó rồi cô đóng sầm cửa lại.
Quá nhiều chuyện ập tới một lúc, tinh thần cô cứ bị treo lơ lưng trên cao suốt mấy hôm. Đến nỗi hôm nay cô thuyết trình mà quên mang theo kịch bản. Trước 40 phút thuyết trình, cô mới sực nhớ ra, liền gọi điện cho anh:
“Anh có ở nhà không? Anh lên phòng em lấy tập giấy kịch bản giúp em đem lên trường đi, hình như em để trên tủ đầu giường hay là đâu đó quanh phòng, anh tìm giúp em với!”
“Được.”
Cúp máy anh liền vào thẳng phòng cô, quan sát trên tủ đầu giường không có, anh liền mở hộc tủ ra. Đập vào mắt anh là vô số loại thuốc, từ vỉ thuốc, lọ thuốc, đến thuốc dạng ống.
Người cô trước giờ hoàn toàn khoẻ mạnh, không có điều gì bất thường, sao phải sử dụng nhiều loại thuốc như vậy. Anh lấy điện thoại ra chụp lại từng loại thuốc. Rồi tiếp tục tìm kịch bản.
Kịch bản ấy mà lại ở dưới cái gối, lấy được rồi, anh cẩn thận chụp cho cô xem xem có đúng không, sau đó mới mang lên trường.
Đứng trước cửa lớp học, anh gọi điện cho cô. Cô ngay lập tức chạy ra, trông có vẻ rất vội vã. Mọi người trong lớp ai ai cũng đều bị nhan sắc của anh thu hút, chú ý ra ngoài lớp, bàn tán xôn xao.
Anh đưa cho cô tập kịch bản, đôi mắt chứa nhiều tâm sự, dáng vẻ muốn nói mà lại thôi. Khi anh định mở lời hỏi một vài chuyện thì cô cắt ngang lời:
“May quá, nhờ có anh.”
Thấy anh im lặng nhìn mình, cô hỏi lại:
“Hình như khi nãy anh có gì muốn nói à?”
Anh miễn cưỡng lắc đầu:
“Không có, em nhìn nhầm rồi.”
Về nhà, anh gửi hình ảnh các loại thuốc cho một người bạn học ngành y của mình:
Đình Thiên: Tra cứu giúp mình với, đây là loại thuốc gì vậy?
Hoắc Nguyên: Mấy vỉ thuốc, ống nhựa kia là thuốc điều hoà kinh nguyệt, bổ sung sắt, với vitamin các loại. Còn mấy lọ thuốc kia thì mình không biết, hình như còn chưa nhập khẩu vào trong nước. Cậu chụp rõ bản thành phần đi, mình hỏi giáo sư.
5 phút sau, anh gửi ảnh cho Hoắc Nguyên.
Đợi nửa ngày trời vẫn chưa thấy anh ta nhắn lại. Đến gần trưa, tin nhắn mới “ting” lên một cái:
Hoắc Nguyên: tra bảng thành phần thì 90% là thuốc ngủ với thuốc ức chế thần kinh, cậu kiếm đâu ra nhiều loại thuốc hay vậy?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.