Chương 5: Tô Châu phùng xú tử - Lộ thượng đả Hàm Đan
Ưu Đàm Hoa
21/05/2013
Hai người tới lữ điếm đi về hướng Đông thành, hơn khắc sau đến một xóm nhỏ nghèo nàn, nhà cửa lụp xụp vật liệu chỉ toàn tre trúc và gỗ lá.
Đường đi ở khu vực này không được lót đá nên gồ ghề, đầy những ổ gà do cơn mưa hạ để lại. Có dăm đứa tiểu đồng đang chơi trò đánh đáo, nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ kỳ lạ, pha trộn giữa tiếng Hán và tiếng An Nam!
Nam Cung Giao nghe lòng rộn lên cảm giác ấm cúng, cứ như được về thăm quê mẹ. Đồng thời, vẻ nhếch nhách, rách rưới của lũ trẻ khiến chàng phẫn nộ khi nghĩ đến cảnh giầu sang tột bực của Đặng Kiệm! Với tài sản kếch sù hiện nay, lão thừa sức tặng cho những đứa bé tội nghiệp kia một chiếc áo bông lành lặn ấp áp!
Thế mà lão lại còn ăn cắp những đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ chúng, hành vi ấy không thể tha thứ được!
Quán cháo lòng của Nguyễn Đại Nương nằm ở giữa xóm, đối diện với giếng nước chung. Cơ ngơi của bà khá khang trang vì mái được lợp ngói, sàn lát gạch nung, vách ván, chung quanh trổ cửa sổ rộng, có lẽ món cháo lòng và bầu rượu đã giúp thực khách chống lạnh nên vẫn mở toang hoác để đón gió Đông.
Trên nền gạch vuông vức mỗi bề hai trượng này bày biện tám chiếc bàn thấp, mỗi bàn có thể ngồi được bốn người.
Nồi cháo đang nghi ngút hơi nóng kia được đặt ngay cạnh cửa ra vào, phía sau là một phụ nữ tuổi trạc năm mươi, mập mạp, phúc hậu.
Nguyễn Đại Nương luôn tươi cười, ngay cả lúc khách bảo rằng mình ăn chịu!
Phụ giúp bà là một lão già chính gốc Hán tộc và một thiếu nữ tuổi đôi chín. Họ là chồng và con gái của Đại Nương!
Thấy Kính Thanh, Đại Nương hớn hở chào :
- Đã hơn tháng nay không thấy thiếu hiệp đến ăn cháo!
Bà chợt khựng lại, nhìn chăm chú chàng trai lạ mặt đi cạnh họ Mộc.
Dường như ở chàng có những nét quen thuộc với bà?
Kính Thanh cười khanh khách :
- Tại hạ còn thiếu Đại Nương ba mươi bảy tô cháo và hai mươi tám bình rượu, đành phải đi xa, kiếm bạc về thanh toán!
Nguyễn Đại Nương mỉm cười :
- Có đáng bao nhiêu đâu mà thiếu hiệp phải bận tâm.
Chồng con của Đại Nương cũng lộ vẻ mừng rỡ.
Dương lão trợn mắt nạt :
- Ngươi không đến đây tán gẫu khiến lão phu buồn muốn chết được!
Còn cô gái Dương Tiểu Tĩnh thì đỏ mặt liếc Kính Thanh bằng cặp mắt hân hoan.
Nam Cung Giao cười thầm, tự hỏi gã họ Mộc xấu xí tàn tật này có gì hay ho mà lại được nhiều người yêu mến như vậy?
Hai người ngồi xuống, sì sụp ăn cháo, và chiêu thêm vài ngụm rượu cho ấm dạ.
Thực khách ở đây có cả người Hán vì đa số các nhà trong xóm đều hình thành bởi cuộc hôn phối giữa hai dân tộc.
Người Trung Hoa có khả năng đồng hóa rất mạnh, song người Giao Châu lại luôn sống chết gìn giữ bản sắc, cho nên đám đàn ông người Hán trong xóm nói tiếng An Nam rất sõi!
Điều này chứng to nữ nhân Giao Chỉ giỏi nghề dạy chồng hơn nữ nhân Trung Hoa!
Chính phe nữ giới của mỗi dân tộc mới thực sự có công lao trong việc luôn giữ nguồn cội! Họ ru con, dạy con bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích, nói về các danh nhân, anh hùng trong lịch sử, miêu tả cảnh vật nơi cố quận xa xăm. Do vậy, dù mang hai giòng máu nhưng
những đứa trẻ có mẹ là người Giao Chỉ mãi mãi hướng về phương Nam như loài chim Việt chỉ làm tổ ở cành Nam.
Nam Cung Giao cũng ở trong trường hợp này, nhất là khi chàng có hai ngón chân cái đặc biệt của người Giao Chỉ.
Ăn xong, chàng nhâm nhi hớp rượu gạo, miên man suy nghĩ và buột miệng ngâm :
Hồ mã tê bắc phong
Việt điểu sào Nam chi!
Dịch :
Ngựa hồ hí gió bấc
Chim việt ở cành Nam!
Bàn chàng gần vị trí nồi cháo nên Nguyễn Đại Nương nghe thấy. Bà tủm tỉm hỏi :
- Thiếu hiệp quê ở đâu mà lại ngâm hai câu thơ ấy?
Chàng kính cẩn đáp :
- Bẩm Đại Nương! Tại hạ quê ở Cán Châu, Quảng Đông!
Ánh mắt bà chìm xuống, lộ vẻ thất vọng!
Kính Thanh cạn chung, gãi đầu :
- Chết thực! Tại hạ vì quá mãi ăn cháo nên quên không giới thiệu vị nghĩa huynh của mình với đại thúc, đại nương. Đây là Nam Cung đại ca tên Giao!
Họ Nam Cung thuộc nòi Hán tộc chính gốc nên Nguyễn Đại Nương chẳng hỏi thêm.
Bỗng từ ngoài có khách mới bước vào. Lão già võ phục đen bạc phếch này tuổi độ sáu mươi, có thân hình vạm vỡ, to ngang, hông đeo đơn đao, tướng mạo rất oai phong. Tóc lão hói trụi chỉ còn ít sợi lưa thưa quanh đầu.
Mắt lão dài nhỏ, mũi lân to và đỏ ứng, miệng rộng để lộ hàm răng trắng nhớn chắc khỏe!
Lão nhân ngồi xuống bên một bàn trống, cao giọng gọi bằng tiếng An Nam :
- Một tô cháo lòng!
Cả quán ôm bụng cười vang vì họ đều hiểu tiếng Giao Châu.
Lão già hói kia đã phát âm sai chữ lòng thành chữ gì thì chư vị độc giả tự hiểu lấy.
Lão nhân hói đầu bực bội gắt :
- Làm gì mà các ngươi cười hô hố như vậy? Ở đây bán cháo lòng thì lão phu gọi cháo lòng chứ sao?
Sự lập đi lập lại âm ngữ gợi cảm kia đã khiến mọi người càng cười nôn ruột.
Đám nữ nhân đỏ mặt tía tai chẳng dám ngẩng lên.
Nguyễn Đại Nương vui vẻ hỏi :
- Không hay lão huynh học tiếng An Nam ở đâu vậy?
Lão hậm hực đáp :
- Lão phu quen mụ già bán rượu ở cửa Nam thành đã nửa năm nay, cố công học nói tiếng Giao Châu để cưới mụ ta!
Kính Thanh cười hì hì :
- Vậy phải chăng đây là lần đầu tiên các hạ đi ăn cháo lòng?
Lão nhân gật đầu :
- Đúng thế! Hôm qua lão phu mới được biết đến danh tiếng của quán cháo này!
Lão ngập ngừng, bẽn lẽn nói tiếp :
- Lão phu nghe nói nới đây có bán chịu, chừng nào trả cũng được phải không?
Vẻ mặt ngượng ngùng, áy náy của lão trông thật đáng thương, thực khách lại cười! Thấy tội nghiệp, Nguyễn Đại Nương hiền hòa nói :
- Lão huynh cứ tự nhiên ăn uống, khi nào có tiền thì mang đến trả cho thiếp cũng được!
Lão nhân đầu hói mừng rỡ đáp :
- Thế thì phiền bà chủ cho thêm một bình rượu nhỏ và một dĩa.. lòng.. riêng!
Lão đã ngập ngừng, cố sửa từ lòng cho giống mọi người nhưng không thành công!
Kính Thanh phì cười :
- Chẳng thà lão nói tiếng Hán cho xong, hà tất phải khổ sở như vậy?
Gã chợt nhớ ra điều gì đó, quay lại hỏi Nam Cung Giao :
- Dường như đại ca cũng biết tiếng An Nam nên mới cười hoài như vậy?
Nam Cung Giao vội chống chế :
- Ở Cán Châu cũng có người An Nam! Thuở nhỏ ta chơi với lũ trẻ ấy nên biết được vài từ!
Chỉ nửa khắc sau, lão nhân hói đã ăn sạch tô cháo và dĩa lòng, song vẫn tỏ vẻ thòm thèm, liếc trộm Nguyễn Đại Nương.
Nam Cung Giao thấy vậy cười bảo :
- Các hạ cứ việc ăn uống thỏa thích, tại hạ sẽ chiêu đãi!
Đôi mắt như sưng mọng kìa sáng rực lên. Lão cười khà khà bước sang ngồi với mạnh thường quân, vòng tay nói :
- Tứ hải giai huynh đệ! Lão phu là Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương, đất Hà Bắc, vui mừng được kết giao với thiếu hiệp!
Kính Thanh lộ vẻ kinh dị :
- Các hạ oai trấn Hà Bắc sao lại lưu lạc, trầm luân ở chốn này?
Sách Hán Xương phì cười :
- Oai trấn cái khỉ khô gì! Lão phu bị Hồ bang truy sát đành phải ẩn thân đất Tô Châu!
Nam Cung Giao nhíu mày hỏi :
- Nghe nói Bang chủ Hồ bang là Dạ Hồ Sài Tốn đã bị giết ở Nam Kinh chẳng lẽ bang hội ấy vẫn còn cao thủ lợi hại?
Cuồng Vũ lão nghiêm giọng :
- Sài Tốn chỉ có hư vị mà thôi! Sau lưng lão là Hồ Ly song tiên đại ma đầu khét tiếng võ lâm, võ công cực kỳ lợi hại!
Lão phu nghe bằng hữu từ phương Bắc xuống kể rằng đương kim Bang chủ là Sài Tuấn, con trai của Dạ Hồ! Gã này được Song tiên yêu mến, cho uống kỳ trân dị dược nên bản lãnh còn cao siêu hơn cả cha là Sài Tốn! Hiện nay, Hồ bang đã dời trọng địa về núi Trịnh Sơn ở phía Nam Hoàng Hà, cách Trịnh Châu trăm dặm về hướng Đông Nam!
Thực khách thưa dần, rốt cuộc chỉ còn lại bàn của Nam Cung Giao.
Nguyễn Đại Nương đích thân bưng đến tặng một dĩa tim gan. Bà nhìn chàng bằng ánh mắt nhu hòa mà nói :
- Dung mạo Nam Cung thiếu hiệp rất giống một người quen cũ của tiện phụ khiến lòng này bùi ngùi nhớ lại chuyện xưa!
Nam Cung Giao mỉm cười :
- Chẳng hay người quen cũ của Đại Nương là ai vậy?
Nguyễn Đại Nương hạ giọng :
- Hai mươi mấy năm trước, tiện phụ là nữ binh dưới trướng An Nam nữ tướng quân Đặng Trinh Tâm! Tiếc rằng Đặng Tiểu thư đã trầm mình giữa biển, nếu không tiện phụ sẽ cho rằng thiếu hiệp là con của bà ấy!
Kính Thanh thoáng giật mình, hỏi một câu là lạ :
- Nguyễn Đại Nương! Phải chăng Tri phủ Giang Tô Mạc Tôn Long ngày xưa đã từng có mặt trong đoàn quân chinh phạt An Nam?
Nguyễn Đại Nương đanh mặt đáp :
- Đúng vậy! Lão ta còn là người áp giải tù binh về Trung Hoa. Trên đường đi, Mạc Tôn Long cùng một số võ quan nữa đã cưỡng hiếp khắp lượt các nữ tù nhân, và hành hạ vua quan An Nam. Đặng Tiểu thư chết cũng vì không chịu ô uế tấm thân bởi bọn chó má ấy!
Kính Thanh nghe xong vỗ đùi lẩm bẩm :
- Ta đã hiểu rồi!
Nam Cung Giao biết gã thông tuệ tuyệt luân, đã đoán ra lai lịch mình.
Chàng vội hắng giọng để cảnh cáo gã chớ tiết lộ!
Kính Thanh cười đắc ý, nói lảng sang chuyện khác.
Khi biết Nguyễn Đại Nương là thủ hạ của mẹ mình, Nam Cung Giao hiểu rằng bà đã nói thực về nhân chính của Đặng Kiệm.
Chàng thề sẽ trừng phạt lão Việt gian kia, trả lại đạo công bằng cho những người đồng hương khốn khổ!
Nhưng trước tiên, chàng phải giúp đỡ lão Cuồng Vũ Đao tội nghiệp này cái đã!
Nam Cung Giao lấy ra tờ ngân phiếu năm trăm lượng bạc, đặt xuống trước mắt Sách Hán Xương, từ tốn nói :
- Mong tiền bối vì tình đồng đạo mà hạ cố nhận số bạc mọn này. Khi nào thiếu thốn, tại hạ sẽ đến hỏi xin lại!
Sách Hán Xương ngơ ngẩn nhìn con số ngũ bách lượng, bối rối đáp :
- Lão phu tứ cố vô thân, nghề ngỗng chẳng có, dẫu được số bạc này chắc cũng không xài được bao lâu. Hay là thiếu hiệp cho phép lão phu được tháp tùng kiếm cơm qua ngày?
Mộc Kính Thanh cướp lời huynh trưởng, cười hăng hắc :
- Sách lão quả là khôn ngoan! Đại ca ta là người trọng nghĩa khinh tài, tất sẽ lấy lễ quốc sĩ mà đối xử với lão! Đừng nói no cơm ấm áo, mà phải là bạc vàng rủng rẻn, oai danh lừng lẫy võ lâm!
Sách Hán Xương mở cờ trong bụng, nhưng vẫn cố giữ tư cách, trịnh trọng nói :
- Lão phu sẽ đem pho Cuồng Vũ đao pháp truyền lại cho Nam Cung thiếu hiệp để đền ơn tri ngộ!
Kính Thanh cười sằng sặc :
- Lão tưởng võ công của mình hơn được đại ca ta ư?
Đêm xuống, có ba bóng đen áp sát tường vây Đặng gia trang.
Họ vượt tường, một ẩn lại nơi vườn hoa, hai đi tiếp vào sâu bên trong.
Sau vụ án giết người cướp của ở dinh Mạc tri phủ, các nhà đại phú thành Tô Châu rất sợ hãi, cho gia đinh canh phòng cẩn mật.
Đặng Kiệm giàu nhứt Tô Châu, có tình thâm giao với quan lại địa phương, nên đã được Tổng Binh cho quân sĩ tuần tra vòng ngoài Đặng gia trang.
Bên trong, bầy hổ ngao tám con cũng được thả cửa để cảnh giới.
Từ thời nhà Nguyên, việc giao dịch buôn bán của Trung Hoa với các nước phương Tây đã rất phồn thịnh.
Hàng hóa, vật dụng của Hà Lan, Bồ Đào Nha... rất được bọn nhà giàu ưa chuộng, kể cả chó, mèo.
Chó Tây Dương to lớn, hung dữ, hình dạng giống loài sói, ít sủa mà chỉ âm thầm tấn công kẻ đột nhập.
Nhưng chó nào cũng là chó, và đều thích ăn ngon!
Mộc Kính Thanh là cao thủ thượng thừa trong nghề đạo chích đã chuẩn bị sẵn những miếng thịt bò tẩm thuốc, loại thuốc đặc biệt này có mùi vị rất hấp dẫn và chỉ khiến cho lũ Tây khuyễn rơi vào trạng thái lơ mơ, lười biếng.
Bề ngoài, trông chúng vẫn bình thường, vẫn đi lại được nhưng thực ra, dẫu có ai đá vào mõm, chúng cũng chẳng thèm phẫn nộ.
Do thế, dám gia đinh chỉ chửi lũ chó Tây vô dụng chứ không biết rằng chúng đã bị hạ thủ!
Có tật giật mình, Đặng Kiệm không tốt với đồng hương nên chẳng dám tin tưởng họ. Đám gia đinh trong nhà lão toàn là đám con cháu nghèo bên vợ, công nhân An Nam thì làm việc ở kho xưởng, cách xa Đặng gia trang!
Đêm cuối tháng không trăng nên mới giữa canh hai mà Kính Thanh đã dám đưa Nam Cung Giao đến mục tiêu.
Đây chính là đạo lý cao siêu của nghề trộm cắp, vì lúc này còn nhiều người chưa ngủ, sinh hoạt ồn ào nên tinh thần cảnh giác lơi lỏng. Song, chỉ có những kẻ khinh công xuất chúng mới dám lợi dụng sơ hở này.
May thay, dù chẳng phải phi tặc nhưng thân pháp của Nam Cung Giao cũng nhanh nhẹn, êm ái chẳng kém gì Mộc Kính Thanh. Chàng hồi hộp bám theo sát nút, lòng vô cùng thán phục thủ đoạn lão luyện của y!
Hai người lướt đi như cánh dơi đêm, chẳng hề khua động mái ngói dưới chân, cuối cùng, họ đã có mặt trên nóc đại sảnh, nơi mà Đặng Kiệm đang uống trà, trò chuyện với khách!
Họ Đặng nhẫn tâm bóc lột đồng hương tất chẳng thể là người rộng rãi. Nghĩa là lão keo kiệt đến mức vắt cổ chày ra nước! Dĩ nhiên, lão chẳng dại gì thắp sáng hết cả tòa đại sảnh rộng mênh mông, chỉ cho đốt một ngọn tọa đăng, đặt ngay trên bàn.
Thế là Kính Thanh yên tâm dẫn nghĩa huynh nhảy xuống đất, núp cạnh cứa sổ mà nghe ngóng, quan sát.
Nhận ra khách là hai lão áo nâu, gầy gầy, mặt xương xẩu, lưỡng quyền cao, còn miệng thì nhọn hoắt, Kính Thanh kinh hãi thì thầm :
- Đại ca! Không ngờ Đặng Kiệm lại mời cả Địa Thượng Nhị ở đất Phúc Châu đến bảo vệ cho mình. Hai lão này bản lãnh cao cường, khét tiếng tàn ác và dâm đãng. Tám năm qua họ biệt tăm, không ngờ lại xuất hiện ở đây.
Nam Cung Giao kiến văn kém cỏi chẳng biết ai là ai, lại như cừu non không sợ cọp nên thản nhiên cười đáp :
- Nếu bị phát hiện thì ta sẽ cầm chân họ để ngươi đào tẩu! Dưới đất thì không cần thiên lôi, có lẽ hai lão ấy sẽ vui vẻ về trời nhậm chức!
Kính Thanh lo lắng khuyên can :
- Đại ca đừng quá tự tôn mà uổng mạng. Võ công mỗi người trong Nhị Lôi đàn đều tương đương với Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương. Khi hai anh em họ liên thủ thì càng bội phần lợi hại. Ngay Minh chủ võ lâm là Tổng Trấn Vương Trung Hưng còn không làm gì được!
Nghe giọng khẩn thiết, đầy vẻ quan hoài, Nam Cung Giao cảm động :
- Thanh đệ đừng lo! Ta sẽ đào tẩu ngay khi thấy nguy, chứ chẳng dại mà liều lĩnh làm gì!
Bỗng trong kia, Đặng Kiệm phấn khởi cao giọng :
- Tứ Hải hội mau mắn đáp ứng lời thỉnh cầu của lão phu, cử nhị vị hộ pháp đến đây, khiến Đặng này muôn vàn cảm kích. Quả không uổng công lão phu đóng góp cho ngân quỷ của quý Hội!
Kính Thanh vội giải thích :
- Đại ca! Tứ Hải hội là một tổ chức thần bí mới xuất đầu lộ diện độ bảy năm nay, hùng cứ các phủ phía Nam Trường Giang. Họ không có ác tích rõ rệt, chỉ âm thầm bành trướng, thu thuế bảo kê các ngành kinh doanh.
Nay hai lão ác ma kia trở thành hộ pháp đủ chứng tỏ Tứ Hải hội chẳng ra gì!
Nam Cung Giao cười mát :
- Chắc ngươi chuyên nấp dưới gầm giường, rình nghe chuyện thiên hạ nên mới từng tuổi này mà cái gì cũng biết!
Hai người dùng công phu Ngũ Ngữ truyền âm mà trò chuyện nên rất thoải mái, không sợ đối phương nghe thấy!
Lúc này, Đặng Kiệm và Địa Thượng Nhị Lôi đã rời khách sảnh, về phòng nghỉ ngơi.
Anh em Nam Cung Giao vội nhảy lên mái ngói, quan sát xem họ Đặng ngủ ở đâu. Hai người không có ý giết Đặng Kiệm vì tội lỗi của lão chưa đáng phải chết.
Nam Cung Giao sẽ gởi một bức thư cảnh tỉnh, nếu lão không thay đổi tâm tính mới trừng trị.
Đặng Kiệm vào một phòng lớn trong khu hậu viện, còn Địa Thượng Nhị Lôi cũng ở cách đấy không xa.
Họ Đặng khóa chặt cửa ra vào, bỏ chìa vào túi, cẩn thận xoay lắc nắm cửa bằng đồng sáng láng. Đây là loại khóa của người Hà Lan, đắt hơn vàng, nên lão cho rằng đám dạo chích Trung Hoa không thể nào mở nổi.
Nhưng sáng hôm sau, lúc tỉnh giấc, Đặng Kiệm phát hiện trên gối mình có một mảnh giấy hoa tiên, ghi hai dòng chữ :
Nhân bất nhân nan tho.
Phú quí tư cố hương.
Đặng Kiệm toát mồ hôi lạnh vì hiểu rõ thâm ý của lời cảnh cáo :
Người bất nhân chẳng thọ,
Giàu sang nhớ quê xưa.
Hai câu thơ này ám chỉ thái độ tham lam hà khắc của lão đối với đồng hương, và dọa sẽ lấy mạng.
Đặng Kiệm rảo bước ra kiểm tra ổ khóa cửa trị giá năm chục lượng vàng, chán nản thở dài.
Nó vẫn còn nguyên vẹn không hề có dấu cậy phá, cứ như đêm qua lão quên khóa vậy.
Đặng Kiệm ngồi thừ trên ghế, đăm chiêu suy nghĩ rất lâu, lão nhớ đến cái chết của Nam Kinh Binh bộ Thượng thư Quách Tường An và Tri phủ Giang Tô Mạc Tôn Long, liền rùng mình lẩm bẩm :
- Chẳng lẽ Đặng biểu cô còn sống và đang tiến hành việc báo thù? Chỉ mình bà mới có động cơ sát hại hai vị quan lớn kia, và bênh vực người An Nam!
Lão nghĩ đến Đặng Trinh Tâm vì bà có võ nghệ cao siêu, hơn nữa nét chữ trên tờ giấy hoa tiên mềm mại, uyển chuyển, chẳng thể là của nam nhân được. Lão cũng hiểu rằng tính tình Trinh Tâm cương liệt sắt đá tất sẽ chẳng tha mạng mình lần thứ hai!
Cái chết lởn vởn đã khiến lão phải suy xét lại hành vi của mình, lòng thầm hổ thẹn. Họ Đặng quyết sẽ hành động ngay để chứng tỏ cho vị biểu cô nóng tính, đáng sợ kìa nhìn thấy.
Ngay sáng hôm ấy, lão đến xưởng quạt, tăng gấp đôi số lương cho tất cả công nhân.
Người Giao Châu rất khéo tay, kiên nhẫn nên đã sản xuất ra những cây quạt xếp tinh xảo, xinh đẹp bằng đủ loại nguyên liệu như tre, gỗ, đồi mồi, ngà voi...
Quạt của Tô Châu lừng danh thiên hạ, được cả người Tây Dương ưa chuộng, và sản phẩm của Đặng gia là nổi tiếng nhất.
Sau đó, Đặng Kiệm còn đích thân đến thăm hỏi những xóm nghèo Giao Châu, tặng mỗi nhà mười lạng bạch ngân ăn tết, và hứa sẽ tận tâm giúp đỡ đồng hương khi họ cần đến. Ngay cả việc nộp tiền cho ngân quĩ của Bang, lão cũng hủy bỏ, xin được cáng đáng hết!
Người Giao Châu ở Tô Châu hết lời ca ngợi cử chỉ nhân đức của Đặng Kiệm, nhưng lòng thầm nghi hoặc, tự hỏi vì sao?
Non sông dễ đổi, bản tánh rất khó dời, phải vì nguyên nhân trọng đại nào đó nên một kẻ tham lam, bủn xin như Đặng Kiệm mới đột nhiên trở thành đại thiện nhân như vậy?
Có người đoán rằng lão ngỡ chết!
Chỉ một mình Nguyễn Đại Nương ngờ ngợ đoán ra ẩn tình, nhưng không dám đoan chắc! Bà khao khát muốn gặp lại Nam Cung Giao, song chàng đã cùng Kính Thanh và Sách lão rời khỏi Tô Châu.
Sáng mùng hai, ba người ra cửa thành hướng Bắc. Tang vật đã được bán đi, ngân phiếu giấu kín trong người nên họ qua mắt bọn quan quân rất dễ dàng. Hơn nữa việc Kính Thanh lại quen biết với gã Lãnh binh trấn giữ cửa này.
Trời xam xám, những bông tuyết đầu mùa nhỏ như hoa gạo bay lất phất trong không gian, bám vào mặt mũi, y phục mọi người. Cảnh tượng tuy hơi tiêu điều, song vẫn có nét đẹp riêng của mùa đông.
Kính Thanh vui vẻ nói :
- Đại ca! Lát nữa chúng ta sẽ ghé Hổ Khâu xem phong cảnh! Thắng tĩnh ấy đẹp nhứt trong những ngày đầu đông!
Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương chắc đang đau lưng khi phải chia tay với mụ già bán rượu ở cửa Đông nên càu nhàu :
- Mồ mả thì có gì mà đẹp! Thời tiết này mà ăn cháo nóng và uống rượu là tuyệt nhất!
Nhưng thực ra, Hổ Khâu chính là đệ nhất danh lam nước Ngô, nằm cách thành Tô Châu hơn mười dặm về phía Tây Bắc.
Hổ Khâu! Một gò cao, nơi Ngô Phù Sai chôn cha là Hạp Lự Chôn được ba ngày, có em là Bạch Hổ đến nằm phục ở cạnh mồ, nên gò này mới có tên là Hổ Khâu.
Trên đỉnh gò Hổ có ngọn tháp cao, xây từ thời nhà Tùy. Còn trước gò có một hồ nước nhỏ tên gọi Kiếm trì. Song không phải chỉ có thế, toàn khu vực Hổ Khâu là một vườn hoa bát ngát. Với những hàng cổ thụ già nua mấy trăm năm tuổi. Mùa nào trong năm, nơi đây cũng ngào ngạt sắc hương của hoa.
Nam Cung Giao trong mấy ngày qua chỉ lo việc báo thù nên không có dịp ngoạn cảnh, giờ phấn khởi thúc ngựa theo Kính Thanh.
Hai khắc sau, ba người đã nhìn thấy ngọn Cổ tháp trên đỉnh gò Hổ, thấp thoáng trong làn tuyết mỏng, chỉ cần rẽ trái đi thêm hơn dặm là đến nơi.
Nhưng phía trước có một đoàn kỵ sĩ đông độ hơn hai chục, đi ngược chiều đến.
Dẫn đầu toán nhân mã ấy là ba lão nhân mũ lông đen, áo cừu ngắn để lộ bộ võ phục nâu sậm, lưng đeo trường kiếm. Chín người còn lại nhất loạt Bạch y, hông cài đơn đao.
Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương đã nhận ra lai lịch đối phương, nhăn mặt nói :
- Bọn họ là người của Hồ bang, đến đây tìm lão phu! Hai người cứ đi trước đi!
Kính Thanh cười xòa:
- Hàm Đan tam kiếm có gì mà đáng ngại? Chúng ta cứ đánh một trận cho dản gân cốt!
Nam Cung Giao vỗ bụng :
- Nếu biết sáng nay phải đánh nhau, lúc nãy ta đã ăn thêm vài chục cái bánh bao cho chắc dạ!
Một người một câu chẳng giống nhau, nhưng hàm ý quyết chiến, khiến Cuồng Vũ Đao cảm kích cười dài.
Tiếng cười của lão đầy hào khí, thanh thản vượt ngoài sinh tử.
Lúc này, đoàn nhân mã Hồ bang đã dừng lại...
Người có võ nghệ cao cường như Hàm Đan tam kiếm tất nhãn lực phải rất tinh anh, đã sớm nhận diện được kẻ thù. Dù hôm nay Cuồng Vũ Đao oai phong chỉnh tề trong bộ võ phục gấm xanh, áo mũ lông cừu trắng tuyết.
Hàm Đan tam kiếm đều ở tuổi lục tuần, mặt tròn đầy, mắt nhó, mũ ưng, môi mỏng. Họ là anh em ruột, cách nhau chỉ hai, ba tuổi.
Kính Thanh nhanh nhẩu kể :
- Đại ca! Lão râu dài đứng giữa là lão Đại Mạc Vi Hầu, lão tai vểnh là lão Nhị Mạc Đắc Khoa, còn lão rỗ hoa là em út Mạc Quan Tung.
Phe đối phương đã vây chặt ba con mồi, Nhất kiếm Mạc Vi Hầu gầm lên :
- Sách Hán Xương! Lưới trời tuy thưa mà chẳng lọt, nên lão mới xui xẻo gặp bọn ta ở đây. Mau bó tay chịu trói.
Theo khẩu khí này thì họ đến đây không phải vì họ Sách, chỉ tình cờ gặp gỡ mà thôi
Cuồng Vũ Đao rủa thầm vận đen, cười sằng sặc :
- Chính các ngươi mới là những kẻ kém may mắn!
Dứt lời, lão tung mình khỏi lưng ngựa, chụp lưỡi đao xuống đầu Mạc Vi Hầu.
Nam Cung Giao và Mộc Kính Thanh cũng nhất tề tấn công hai lão còn lại trong Tam Kiếm.
Chiến đấu trên lưng ngựa chẳng phải thói quen của khách võ lâm, nên Tam kiếm cũng rời yên chống đỡ.
Ba cặp đấu thủ chạm nhau trên không, trao đổi một chiêu rồi rơi xuống đất, tiếp tục xấn vào.
Hàm Đan là kinh đô nước Triệu thời chiến quốc, nằm cạnh bờ sông Hoàng Hà ở đoạn trung lưu, thuộc đất cổ Cửu Châu, cái nôi của dân tộc Trung Hoa, và là một trong những vùng địa linh nhân kiệt, từng sản sinh ra những kiếm khách thượng thừa.
Kiếm pháp nước Triệu có vô số, khác hẳn với những kiếm phái võ lâm như Hoa Sơn, Võ Đang, Thanh Thành, Nga Mi, Thiếu Lâm... khác cả về chiều dài của vũ khí.
Nghĩa là, các giòng họ ở Hàm Đan vẫn trung thành với loại kiếm cổ mà kích thước có từ sau thời Xuân Thu, ngắn hơn trường kiếm đương đại một gang tay.
Kiếm có nguồn gốc từ “Thích binh” tức là Mâu, kiểu dáng của nó ban đầu tương đối ngắn, thường đeo bên người, để phòng thân khi đánh gần, giống như dao găm ngày nay, sau đó, dần dần tăng thêm chiều dải.
Kiếm thời nhà Chu chỉ khoảng từ một gang đến hai gang tay người lớn, chủ yếu vì đồng xanh có tính mềm dẻo không đủ bền chắc để chế tạo kiếm dài.
Sau thời Xuân Thu, kỹ thuật luyện kim của Trung Hoa tiến bộ khả quan, cho ra đời những thanh trường kiếm bằng thép sắc nhọn, dài đến khoảng bốn gang tay, kể cả chuôi.
Những bảo kiếm lừng danh như Cam Tương, Mạc Gia, Trạm Lư, Thái A, Long Tuyền... đều là sản phẩm thời kỳ này.
Và giờ đây, vũ khí của Hàm Đan kiếm cũng có kích thước như trên. Kiếm ngắn hơn thì kiếm ý cũng xảo hơn, để bổ khuyết cho sự thua thiệt về độ dài.
Kiếm phái của ba lão già đất Ham Đan ảo diệu và nhanh như chớp giật. Màn kiếm ảnh quanh thân họ dầy đặc kín đáo, liền lạc như da trời, khiến đối phương khó nhìn ra sơ hở.
Với công lực thâm hậu, ba thanh kiếm ngắn kia đánh bạt mọi ngoại lực, hung hãn ập đến tấn công bằng những đường kiếm bất ngờ, hiểm ác phi thường.
Sách Hán Xương quả xứng danh Cuồng Vũ Đao, chiêu thức dồn dập, liên tục và mãnh liệt như bão táp mưa sa. Lão hùng hục lao vào đối phương, chẳng chút sợ hãi, sẵn sàng đổi mạng.
Đao không nhanh bằng kiếm nhưng lực đạo cực kỳ dũng mãnh, gây ra thương tích cũng trầm trọng hơn kiếm.
Sách Hán Xương lại có lối đánh liều lĩnh, táo bạo nên đã cầm đồng với lão Đại!
Song, Mộc Kính Thanh lại tỏ ra vất vả khi phải đối phó với Đệ Tam Kiếm Mạc Quan Tung.
Mũi thép ở đầu cây nhuyễn tiên của Kính Thanh tuy xảo diệu tuyệt luân nhưng không sao xuyên thủng được lưới kiếm quanh thân đối thủ.
Gã phải tận dụng khinh công, thay đổi vị trí, mỗi khi Mạc Quan Tung áp sát.
Đấu pháp này sẽ bị phá sản nếu chín gã đệ tử Hồ bang kia tham chiến. Nhưng vì tự ái, làm Đan Tam kiếm đã không ra lệnh cho thủ hạ nhập trận.
Phần Nam Cung Giao thì khác hẳn, chàng vui mừng giao đấu với một kiếm sĩ lừng danh để kiểm chứng sở học và thu thập thêm kinh nghiệm.
Từ ngày xuất đạo đến giờ, chàng chưa đánh trận nào cho ra trò cả.
Kiếm của Nam Cung Giao dài hơn kiếm của Mạc Đắc Khoa gần hai gang.
Chàng ung dung thi triển pho Lạc Điểu kiếm pháp gia truyền, điểm nhanh hàng trăm nhát kiếm vào những yếu huyệt từ mặt đến đầu gối họ Mạc, khiến lão bối rối, phải giữ khoảng cách và tìm sơ hở mà nhập nội.
Lão thực sự kinh ngạc trước pho kiếm kỳ lạ, cũng như trình độ kiếm thuật cao siêu của chàng vô danh.
Kiếm pháp nhà họ Đặng đất Giao châu qua có những nét đặc dị, khác với võ học Trung Hoa.
Khi đơn đấu, Nam Cung Giao đứng thẳng người, xoay nghiêng vai hữu ra phía trước để tăng chiều dài cánh tay, cũng như giảm bớt diện tích đối diện kẻ thù.
Trong tư thế này, chân chỉ có thể bị thương ở những huyệt dọc sườn phải.
Với chiều cao bản thân, cộng thêm chiều dài của thanh kiếm kỳ lạ, Nam Cung Giao đã phát huy được hết tính độc đáo của pho kiếm pháp phương Nam.
Bản lãnh chàng hiện nay còn lợi hại hơn cửu phụ Đặng Dung năm xưa. Ông ta thấp hơn chàng một cái đầu, không thể sử dụng thanh kiếm dài quá khổ được.
Thủ pháp này có cái tên rất tượng hình là Phiên Dực Trung Phi (xoay cánh bay dọc). Cánh tay tả của người kiếm thủ không bắt kiếm ấn, thủ trước ngực, mà lại có nhiều lúc giăng ngang như cánh chim rộng mở, hoặc gập lại che sườn trái, bàn tay xoè theo thế cương đao.
Thân hình Nam Cung Giao lúc nào cũng thẳng băng, tiến thoái nhanh như gió bằng lực ở đầu bàn chân. Chỉ có đôi vai chàng uyển chuyển theo đường kiếm.
Thanh bảo kiếm kỳ dị bay lượn như rồng thiêng, lúc thủ thì mềm mại che kín thân thể, lúc công thì loang loáng tựa ánh chớp.
Nhị lão Mạc Đắc Khoa toát mồ hôi hột, nghiến răng chống đỡ những chiêu kiếm đáng sợ của đối phương, lão thủ nhiều hơn công, liên tiếp bị đẩy lùi. Chịu thế hạ phong trước một tiểu tử miệng còn hôi sữa, nỗi đắng cay trong lòng Mạc lão biến thành cơn giận dữ và căm hận.
Lão múa tít bão kiếm đem hết sở học ra để quân bình thế trận.
Kiếm kình rít vo vo, xé nát không gian, vì họ Mạc đã dồn hết hơn bốn mươi năm công lực tu vi thâm hậu của lão, tạo nên màn kiếm ảnh kiên cố như bức tường thép chiếm được ưu thế khi va chạm.
Tiếng sắt thép ngày càng vang lên chát chúa, chứng tỏ trận đấu mỗi lúc thêm quyết liệt.
Nam Cung Giao cũng phấn khởi nắm chắc chuôi kiếm kỳ ảo của đối phương.
Giờ đây, luồng kiếm quang trở nên xanh biếc bay lượn trong giàn mưa tuyết lất phất, khống chế bước tiến của đối thủ.
Chàng đã phải lùi lại bốn lần, rồi lại tiến lên, và lần phản công nào cũng để lại những vết thương rỉ máu trên cơ thể Mạc Đắc Khoa.
Mạc lão cứ ngỡ chàng không đủ sức thọc kiếm sâu hơn nữa, nên càng điên cuồng xông tới.
Nam Cung Giao càng đánh càng hiểu hết, được tinh túy của pho Lạc Điểu kiếm pháp nên vô cùng cao hứng, chẳng vội gì mà kết liễu cuộc chiến.
Song lão Tam, Mạc Quan Tung đã chán ngán phép du đấu vừa đánh vừa chạy của Mộc Kính Thanh nên ra lệnh cho chín gã cao thủ xông vào trận.
Cục diện lập tức thay đổi vì bọn Nam Cung Giao lâm vào thế bị giáp công, phải phòng thủ cả sau lưng.
Mộc Kính Thanh không còn đường tránh né, sợ hãi thét lên :
- Đại ca mau hạ độc thủ, nếu không tiểu đệ sẽ không cầm cự nổi!
Nam Cung Giao cũng đã nhận ra tình trạng hiểm nghèo, liền xuất chiêu Cô Điểu Nhập Vân (Chim lẻ vào mây), thanh trường kiếm của chàng vun vút điểm nhanh, tựa như vẽ nên hàng trăm bóng chim đang lao vào tầng mây u ám.
Thực ra, mũi kiếm của chàng liên tục bắn vào cơ thể đối phương.
Mạc Đắc Khoa kinh hoàng trước chiêu tuyệt kiếm, đôi mắt hí đầy ánh sợ hãi, đôi môi mỏng mím chặt vì đang nỗ lực chống đỡ, bảo toàn cái mạng già.
Như chính cái tên của chiêu kiếm, chỉ một bóng chim lẻ loi bay vào mây, mũi kiếm của Nam Cung Giao lặng lẽ trổ một lỗ trên ngực trái đối phương.
Chàng không kịp chờ nghe nạn nhân rú lên lìa đời, vội quay ngoắt lại đón đỡ ba thanh đao của bọn đệ tử Hồ bang!
Tiếng thét thê lương của lão Mạc Đắc Khoa đã khiến bào huynh và bào đệ của lão chấn động tâm can.
Họ đau lòng khôn xiết vì tình anh em ruột thịt, bỏ mặc Cuồng Vũ Đao và Mộc Kính Thanh cho thủ hạ, lướt về phía Nam Cung Giao.
Mạc Quang Tung xem xét thi thể nhị ca, còn Mạc Vi Hầu gầm vang, quyết phân thây gã tiểu tử áo cừu đen kia ra mà báo thù.
Không để bị rơi vào thế bị giáp công, Nam Cung Giao đành phải nhanh chóng hạ thủ ba gã đao phủ áo trắng.
Chàng tìm đến, rùn thấp người, kiếm vươn dài, xoè như nan quạt, trụ một chân quay đủ vòng lần lượt tấn công cả ba mục tiêu.
Đây chính là chiêu Nguyệt Hạ Điệu Vũ (chim múa dưới trăng) trong tuyệt học giòng họ Đặng.
Tổng cộng chàng đã phải đánh ra đến một trăm linh hai thức kiếm, để khóa vũ khí của đối phương, rồi hạ thủ!
Tiếng đao kiếm chạm nhau hòa lẫn với tiếng kêu đau đớn, và ba gã Hồ bang xấu số kia đồng loạt ôm bụng ngã gục.
Mạc Vi Hầu đến nơi, chứng kiến thảm cảnh của thủ hạ, càng điên tiết, múa kiếm đâm chém như mưa.
Bản lĩnh của lão Đại cao thâm hơn lão Nhị một bậc, cả về kiếm thuật lẫn tu vi.
Nam Cung Giao đỡ đòn, nghe thân kiếm rung động, cổ tay tê chồn, thầm khâm phục đối phương.
Dù chân khí đã hao hụt sau trận đấu với Mạc Đắc Khoa, nhưng chàng vẫn tự tin mình có thể thắng được Mạc Vi Hầu.
Càng gặp đối thủ cao cường trong kiếm đạo, chàng càng vươn tới đỉnh cao của pho Lạc Điểu kiếm pháp.
Sau lưng không còn kẻ thù, Nam Cung Giao yên tâm thi triển yếu quyết Phiếu Dực Tung Phi, cùng Mạc lão Đại so tài.
Những chiêu kiếm huyền ảo, kỳ lạ của chàng đẩy lùi những đợt sóng kiếm cuồng nộ của Mạc Vi Hầu và mấy lần đưa lão vào hiểm cảnh.
Cái chết cận kề đã khiến Mạc lão đại tỷnh táo lại ra chiêu thận trọng hơn. Khi lão đã bình tâm thì kiếm thuật càng bội phần lợi hại.
Tam lão Mạc Quan Tung nhận ra Nhị ca đã tuyệt khí, liền ôm xác đặt vào vệ đường, rồi lao đến hợp lực với anh cả.
Nhưng Mộc Kính Thanh đã kịp bỏ đấu trường tung mình chặn đường Mạc Quan Tung.
Gã và Sách Hán Xương đã giết được hai tên đao thủ, nên một mình Sách lão cũng đủ sức đương cự với bốn tên còn lại.
Võ công Kính Thanh không bằng Mạc lão tam song khinh công của gã linh diệu phi thường, đấu pháp lại cực kỳ giảo hoạt, nên đối phương bị cầm chân, không sao bứt ra được!
Gã nhởn thơ như cánh bướm, tận dụng chiều dài của cây nhuyễn tiên, mở những cú độc địa và nhảy lui những bước dài khi gặp khó khăn.
Nhờ vậy mà Nam Cung Giao được thong thả chiến đấu với một mình Mạc Vi Hầu.
Mạc lão đại năm nay sáu mươi bốn tuổi, luyện kiếm từ thuở lên mười, đánh gọi là kiếm sĩ nhà nòi. Ông nhận ra vô số hầu hết các kiếm phái trong võ lâm Trung Nguyên, song không sao biết được lai lịch pho kiếm mà gã trẻ tuổi kia đang thi triển.
Sau trăm chiêu, Mạc Vi Hầu đã cảm nhận được sự sa sút chân nguyên của đối phương, mừng rỡ tấn công ráo riết, cố kết liễu trước khi Cuồng Vũ Đao rảnh tay, vì đã giết sạch bốn gã bang chúng Hồ bang.
Gừng càng già càng cay!
Mạc lão đại đem hết cơ trí và kinh nghiệm ra thi thố, tạo nên một đấu pháp biến hóa linh diệu hơn hẳn em mình.
Cũng là những chiêu kiếm ấy, song Mạc Vi Hầu phối hợp nhuần nhuyễn, khéo léo, sứ dụng đúng lúc, đúng chỗ nên đường kiếm lợi hại bội phần.
Nam Cung Giao xuống sức song vẫn bình tâm vì cục diện đang có lợi cho phe chàng.
Cuồng Vũ Đao đã chém chết hai tên bang chúng, chẳng bao lâu nữa sẽ đến tiếp ứng chàng.
Do không cần để dành sức lực cho một trận đấu dài, chàng hào phóng dồn lực đạo vào những đòn sấm sét quyết chẳng chịu kém lão kiếm thủ cáo già.
Tiếng gào đau đớn của một trong hai gã bang chúng đã khiến Mạc Vi Hầu nóng ruột, hạ sát thủ ngay.
Lão bốc thẳng lên không trung dồn hết gần hoa giáp công lực vào thân kiếm, hóa thành đám mây sáng bạc, sa xuống đầu tiểu tử đáng ghét kia.
Đây là chiêu Kiếm Sơn Áp Đỉnh (Núi kiếm đè đầu) tuyệt học trấn gia của giòng họ Mạc đất Triệu, chỉ mình Mạc Vi Hầu được phép luyện, vì lảo là trưởng nam.
Khí thế của chiêu kiếm quả mãnh liệt như núi đổ, tốc độ nhanh tựa sao rơi, Nam Cung Giao thức ngộ được hiểm nguy, vội cắn răng cử kiếm đánh chiêu Lạc Điểu Hoan Nguyệt (Chim lạc mừng trăng).
Trường kiếm của chàng run rẩy liên tục, phát ra những tiếng líu ríu, và mũi kiếm vẽ nên vô số bóng ảnh hướng lên trời, đón lấy tảng mây kiếm khí lạnh lẽo ghê người.
Tuyệt học của Giao Châu quả là kinh thế hãi tục, phá được chiêu Kiếm Sơn Áp Đỉnh lừng danh.
Kiếm của Nam Cung Giao dài hơn kiếm đối phương một đoạn nên đã chọn mục tiêu trước.
Mạc Vi Hầu bị đâm thủng vai trái và bắp tay hữu, song thức kiếm cuối cùng của lão cũng soi được một lỗ trên ngực phải đối phương.
Nam Cung Giao vung cước đá thẳng vào bụng dưới kẻ thù.
Mạc Vi Hầu kịp đưa tả thủ đỡ đòn nhưng cú đá quá mạnh đủ khiến lão lọi cổ tay, đau đớn tung mình ra xa gọi Nhị đệ đào tẩu.
Sách Hán Xương đã giết xong tên đao thủ cuối cùng.
Mộc Kính Thanh hớt hải chạy lại xem xét thương thế Nam Cung Giao.
May thay, vết kiếm thương không sâu vì thiếu lực đạo, chỉ cần điểm huyệt chỉ huyết bôi thuốc kim sang rồi băng bó lại là xong.
Nam Cung Giao nghe bàn tay mềm mại của Kính Thanh run rẩy khi chăm sóc vết thương cho mình, liền phì cười :
- Ngươi giết người cũng giỏi, sao lại bối rối trước một vết thương cỏn con như vậy?
Kinh Thanh cười hăng hắc :
- Tại tiểu đệ phải nín thở vì mùi hôi hám của thân thể đại ca đấy thôi!
Nam Cung Giao giả đò giận dữ :
- Ngươi chê hôi thì đêm nay ta sẽ ôm ngươi mà ngủ đấy! Lâu rồi ngươi sẽ quen dần, cũng như gia mẫu đã từng chê gia phụ nặng mùi, nhưng chẳng bao giờ chịu ngủ một mình cả!
Ba người cười vang, và Cuồng Vũ Đao tò mò hỏi :
- Nam Cung công tử là truyền nhân của vị minh sư nào mà lại có võ công cao siêu như vậy?
Sau khi chứng kiến chàng giết Nhị lão Mạc Đắc Khoa, đuổi chạy Đại lão Mạc Vi Hầu, Sách Hán Xương vô cùng khâm phục, một lòng tôn kính.
Lão quyết chí đi theo chàng đến cùng, dẫu phải chịu phận nô bộc cũng cam tâm.
Nam Cung Giao cười đáp :
- Tiền bối quá khen khiến tại hạ thêm hổ thẹn! Chút sở học gia truyền quả chưa đủ để ngang dọc Giao Châu, vì kiếm của Mạc Vi Hầu chỉ dài thêm một chút là tại hạ đã ra ma rồi!
Kính Thanh trợn mắt bác ngay :
- Đại ca chớ giả đò khiêm tốn làm gì cho uổng công! Nếu đại ca không hao tổn chân khí để giết Mạc Đắc Khoa thì lão Vi Hầu đã bỏ mạng đương trường!
Cuồng Vũ Đao gật gù khen phải, tiếp tục tán dương khiến Nam Cung Giao hổ thẹn, nhảy lên lưng ngựa, đốc hai bạn đồng hành rời khỏi vùng đất tanh mùi máu.
Họ chẳng còn tâm trạng đâu mà ghé vào ngoạn cảnh Hổ Khâu nữa!
Đường đi ở khu vực này không được lót đá nên gồ ghề, đầy những ổ gà do cơn mưa hạ để lại. Có dăm đứa tiểu đồng đang chơi trò đánh đáo, nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ kỳ lạ, pha trộn giữa tiếng Hán và tiếng An Nam!
Nam Cung Giao nghe lòng rộn lên cảm giác ấm cúng, cứ như được về thăm quê mẹ. Đồng thời, vẻ nhếch nhách, rách rưới của lũ trẻ khiến chàng phẫn nộ khi nghĩ đến cảnh giầu sang tột bực của Đặng Kiệm! Với tài sản kếch sù hiện nay, lão thừa sức tặng cho những đứa bé tội nghiệp kia một chiếc áo bông lành lặn ấp áp!
Thế mà lão lại còn ăn cắp những đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ chúng, hành vi ấy không thể tha thứ được!
Quán cháo lòng của Nguyễn Đại Nương nằm ở giữa xóm, đối diện với giếng nước chung. Cơ ngơi của bà khá khang trang vì mái được lợp ngói, sàn lát gạch nung, vách ván, chung quanh trổ cửa sổ rộng, có lẽ món cháo lòng và bầu rượu đã giúp thực khách chống lạnh nên vẫn mở toang hoác để đón gió Đông.
Trên nền gạch vuông vức mỗi bề hai trượng này bày biện tám chiếc bàn thấp, mỗi bàn có thể ngồi được bốn người.
Nồi cháo đang nghi ngút hơi nóng kia được đặt ngay cạnh cửa ra vào, phía sau là một phụ nữ tuổi trạc năm mươi, mập mạp, phúc hậu.
Nguyễn Đại Nương luôn tươi cười, ngay cả lúc khách bảo rằng mình ăn chịu!
Phụ giúp bà là một lão già chính gốc Hán tộc và một thiếu nữ tuổi đôi chín. Họ là chồng và con gái của Đại Nương!
Thấy Kính Thanh, Đại Nương hớn hở chào :
- Đã hơn tháng nay không thấy thiếu hiệp đến ăn cháo!
Bà chợt khựng lại, nhìn chăm chú chàng trai lạ mặt đi cạnh họ Mộc.
Dường như ở chàng có những nét quen thuộc với bà?
Kính Thanh cười khanh khách :
- Tại hạ còn thiếu Đại Nương ba mươi bảy tô cháo và hai mươi tám bình rượu, đành phải đi xa, kiếm bạc về thanh toán!
Nguyễn Đại Nương mỉm cười :
- Có đáng bao nhiêu đâu mà thiếu hiệp phải bận tâm.
Chồng con của Đại Nương cũng lộ vẻ mừng rỡ.
Dương lão trợn mắt nạt :
- Ngươi không đến đây tán gẫu khiến lão phu buồn muốn chết được!
Còn cô gái Dương Tiểu Tĩnh thì đỏ mặt liếc Kính Thanh bằng cặp mắt hân hoan.
Nam Cung Giao cười thầm, tự hỏi gã họ Mộc xấu xí tàn tật này có gì hay ho mà lại được nhiều người yêu mến như vậy?
Hai người ngồi xuống, sì sụp ăn cháo, và chiêu thêm vài ngụm rượu cho ấm dạ.
Thực khách ở đây có cả người Hán vì đa số các nhà trong xóm đều hình thành bởi cuộc hôn phối giữa hai dân tộc.
Người Trung Hoa có khả năng đồng hóa rất mạnh, song người Giao Châu lại luôn sống chết gìn giữ bản sắc, cho nên đám đàn ông người Hán trong xóm nói tiếng An Nam rất sõi!
Điều này chứng to nữ nhân Giao Chỉ giỏi nghề dạy chồng hơn nữ nhân Trung Hoa!
Chính phe nữ giới của mỗi dân tộc mới thực sự có công lao trong việc luôn giữ nguồn cội! Họ ru con, dạy con bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích, nói về các danh nhân, anh hùng trong lịch sử, miêu tả cảnh vật nơi cố quận xa xăm. Do vậy, dù mang hai giòng máu nhưng
những đứa trẻ có mẹ là người Giao Chỉ mãi mãi hướng về phương Nam như loài chim Việt chỉ làm tổ ở cành Nam.
Nam Cung Giao cũng ở trong trường hợp này, nhất là khi chàng có hai ngón chân cái đặc biệt của người Giao Chỉ.
Ăn xong, chàng nhâm nhi hớp rượu gạo, miên man suy nghĩ và buột miệng ngâm :
Hồ mã tê bắc phong
Việt điểu sào Nam chi!
Dịch :
Ngựa hồ hí gió bấc
Chim việt ở cành Nam!
Bàn chàng gần vị trí nồi cháo nên Nguyễn Đại Nương nghe thấy. Bà tủm tỉm hỏi :
- Thiếu hiệp quê ở đâu mà lại ngâm hai câu thơ ấy?
Chàng kính cẩn đáp :
- Bẩm Đại Nương! Tại hạ quê ở Cán Châu, Quảng Đông!
Ánh mắt bà chìm xuống, lộ vẻ thất vọng!
Kính Thanh cạn chung, gãi đầu :
- Chết thực! Tại hạ vì quá mãi ăn cháo nên quên không giới thiệu vị nghĩa huynh của mình với đại thúc, đại nương. Đây là Nam Cung đại ca tên Giao!
Họ Nam Cung thuộc nòi Hán tộc chính gốc nên Nguyễn Đại Nương chẳng hỏi thêm.
Bỗng từ ngoài có khách mới bước vào. Lão già võ phục đen bạc phếch này tuổi độ sáu mươi, có thân hình vạm vỡ, to ngang, hông đeo đơn đao, tướng mạo rất oai phong. Tóc lão hói trụi chỉ còn ít sợi lưa thưa quanh đầu.
Mắt lão dài nhỏ, mũi lân to và đỏ ứng, miệng rộng để lộ hàm răng trắng nhớn chắc khỏe!
Lão nhân ngồi xuống bên một bàn trống, cao giọng gọi bằng tiếng An Nam :
- Một tô cháo lòng!
Cả quán ôm bụng cười vang vì họ đều hiểu tiếng Giao Châu.
Lão già hói kia đã phát âm sai chữ lòng thành chữ gì thì chư vị độc giả tự hiểu lấy.
Lão nhân hói đầu bực bội gắt :
- Làm gì mà các ngươi cười hô hố như vậy? Ở đây bán cháo lòng thì lão phu gọi cháo lòng chứ sao?
Sự lập đi lập lại âm ngữ gợi cảm kia đã khiến mọi người càng cười nôn ruột.
Đám nữ nhân đỏ mặt tía tai chẳng dám ngẩng lên.
Nguyễn Đại Nương vui vẻ hỏi :
- Không hay lão huynh học tiếng An Nam ở đâu vậy?
Lão hậm hực đáp :
- Lão phu quen mụ già bán rượu ở cửa Nam thành đã nửa năm nay, cố công học nói tiếng Giao Châu để cưới mụ ta!
Kính Thanh cười hì hì :
- Vậy phải chăng đây là lần đầu tiên các hạ đi ăn cháo lòng?
Lão nhân gật đầu :
- Đúng thế! Hôm qua lão phu mới được biết đến danh tiếng của quán cháo này!
Lão ngập ngừng, bẽn lẽn nói tiếp :
- Lão phu nghe nói nới đây có bán chịu, chừng nào trả cũng được phải không?
Vẻ mặt ngượng ngùng, áy náy của lão trông thật đáng thương, thực khách lại cười! Thấy tội nghiệp, Nguyễn Đại Nương hiền hòa nói :
- Lão huynh cứ tự nhiên ăn uống, khi nào có tiền thì mang đến trả cho thiếp cũng được!
Lão nhân đầu hói mừng rỡ đáp :
- Thế thì phiền bà chủ cho thêm một bình rượu nhỏ và một dĩa.. lòng.. riêng!
Lão đã ngập ngừng, cố sửa từ lòng cho giống mọi người nhưng không thành công!
Kính Thanh phì cười :
- Chẳng thà lão nói tiếng Hán cho xong, hà tất phải khổ sở như vậy?
Gã chợt nhớ ra điều gì đó, quay lại hỏi Nam Cung Giao :
- Dường như đại ca cũng biết tiếng An Nam nên mới cười hoài như vậy?
Nam Cung Giao vội chống chế :
- Ở Cán Châu cũng có người An Nam! Thuở nhỏ ta chơi với lũ trẻ ấy nên biết được vài từ!
Chỉ nửa khắc sau, lão nhân hói đã ăn sạch tô cháo và dĩa lòng, song vẫn tỏ vẻ thòm thèm, liếc trộm Nguyễn Đại Nương.
Nam Cung Giao thấy vậy cười bảo :
- Các hạ cứ việc ăn uống thỏa thích, tại hạ sẽ chiêu đãi!
Đôi mắt như sưng mọng kìa sáng rực lên. Lão cười khà khà bước sang ngồi với mạnh thường quân, vòng tay nói :
- Tứ hải giai huynh đệ! Lão phu là Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương, đất Hà Bắc, vui mừng được kết giao với thiếu hiệp!
Kính Thanh lộ vẻ kinh dị :
- Các hạ oai trấn Hà Bắc sao lại lưu lạc, trầm luân ở chốn này?
Sách Hán Xương phì cười :
- Oai trấn cái khỉ khô gì! Lão phu bị Hồ bang truy sát đành phải ẩn thân đất Tô Châu!
Nam Cung Giao nhíu mày hỏi :
- Nghe nói Bang chủ Hồ bang là Dạ Hồ Sài Tốn đã bị giết ở Nam Kinh chẳng lẽ bang hội ấy vẫn còn cao thủ lợi hại?
Cuồng Vũ lão nghiêm giọng :
- Sài Tốn chỉ có hư vị mà thôi! Sau lưng lão là Hồ Ly song tiên đại ma đầu khét tiếng võ lâm, võ công cực kỳ lợi hại!
Lão phu nghe bằng hữu từ phương Bắc xuống kể rằng đương kim Bang chủ là Sài Tuấn, con trai của Dạ Hồ! Gã này được Song tiên yêu mến, cho uống kỳ trân dị dược nên bản lãnh còn cao siêu hơn cả cha là Sài Tốn! Hiện nay, Hồ bang đã dời trọng địa về núi Trịnh Sơn ở phía Nam Hoàng Hà, cách Trịnh Châu trăm dặm về hướng Đông Nam!
Thực khách thưa dần, rốt cuộc chỉ còn lại bàn của Nam Cung Giao.
Nguyễn Đại Nương đích thân bưng đến tặng một dĩa tim gan. Bà nhìn chàng bằng ánh mắt nhu hòa mà nói :
- Dung mạo Nam Cung thiếu hiệp rất giống một người quen cũ của tiện phụ khiến lòng này bùi ngùi nhớ lại chuyện xưa!
Nam Cung Giao mỉm cười :
- Chẳng hay người quen cũ của Đại Nương là ai vậy?
Nguyễn Đại Nương hạ giọng :
- Hai mươi mấy năm trước, tiện phụ là nữ binh dưới trướng An Nam nữ tướng quân Đặng Trinh Tâm! Tiếc rằng Đặng Tiểu thư đã trầm mình giữa biển, nếu không tiện phụ sẽ cho rằng thiếu hiệp là con của bà ấy!
Kính Thanh thoáng giật mình, hỏi một câu là lạ :
- Nguyễn Đại Nương! Phải chăng Tri phủ Giang Tô Mạc Tôn Long ngày xưa đã từng có mặt trong đoàn quân chinh phạt An Nam?
Nguyễn Đại Nương đanh mặt đáp :
- Đúng vậy! Lão ta còn là người áp giải tù binh về Trung Hoa. Trên đường đi, Mạc Tôn Long cùng một số võ quan nữa đã cưỡng hiếp khắp lượt các nữ tù nhân, và hành hạ vua quan An Nam. Đặng Tiểu thư chết cũng vì không chịu ô uế tấm thân bởi bọn chó má ấy!
Kính Thanh nghe xong vỗ đùi lẩm bẩm :
- Ta đã hiểu rồi!
Nam Cung Giao biết gã thông tuệ tuyệt luân, đã đoán ra lai lịch mình.
Chàng vội hắng giọng để cảnh cáo gã chớ tiết lộ!
Kính Thanh cười đắc ý, nói lảng sang chuyện khác.
Khi biết Nguyễn Đại Nương là thủ hạ của mẹ mình, Nam Cung Giao hiểu rằng bà đã nói thực về nhân chính của Đặng Kiệm.
Chàng thề sẽ trừng phạt lão Việt gian kia, trả lại đạo công bằng cho những người đồng hương khốn khổ!
Nhưng trước tiên, chàng phải giúp đỡ lão Cuồng Vũ Đao tội nghiệp này cái đã!
Nam Cung Giao lấy ra tờ ngân phiếu năm trăm lượng bạc, đặt xuống trước mắt Sách Hán Xương, từ tốn nói :
- Mong tiền bối vì tình đồng đạo mà hạ cố nhận số bạc mọn này. Khi nào thiếu thốn, tại hạ sẽ đến hỏi xin lại!
Sách Hán Xương ngơ ngẩn nhìn con số ngũ bách lượng, bối rối đáp :
- Lão phu tứ cố vô thân, nghề ngỗng chẳng có, dẫu được số bạc này chắc cũng không xài được bao lâu. Hay là thiếu hiệp cho phép lão phu được tháp tùng kiếm cơm qua ngày?
Mộc Kính Thanh cướp lời huynh trưởng, cười hăng hắc :
- Sách lão quả là khôn ngoan! Đại ca ta là người trọng nghĩa khinh tài, tất sẽ lấy lễ quốc sĩ mà đối xử với lão! Đừng nói no cơm ấm áo, mà phải là bạc vàng rủng rẻn, oai danh lừng lẫy võ lâm!
Sách Hán Xương mở cờ trong bụng, nhưng vẫn cố giữ tư cách, trịnh trọng nói :
- Lão phu sẽ đem pho Cuồng Vũ đao pháp truyền lại cho Nam Cung thiếu hiệp để đền ơn tri ngộ!
Kính Thanh cười sằng sặc :
- Lão tưởng võ công của mình hơn được đại ca ta ư?
Đêm xuống, có ba bóng đen áp sát tường vây Đặng gia trang.
Họ vượt tường, một ẩn lại nơi vườn hoa, hai đi tiếp vào sâu bên trong.
Sau vụ án giết người cướp của ở dinh Mạc tri phủ, các nhà đại phú thành Tô Châu rất sợ hãi, cho gia đinh canh phòng cẩn mật.
Đặng Kiệm giàu nhứt Tô Châu, có tình thâm giao với quan lại địa phương, nên đã được Tổng Binh cho quân sĩ tuần tra vòng ngoài Đặng gia trang.
Bên trong, bầy hổ ngao tám con cũng được thả cửa để cảnh giới.
Từ thời nhà Nguyên, việc giao dịch buôn bán của Trung Hoa với các nước phương Tây đã rất phồn thịnh.
Hàng hóa, vật dụng của Hà Lan, Bồ Đào Nha... rất được bọn nhà giàu ưa chuộng, kể cả chó, mèo.
Chó Tây Dương to lớn, hung dữ, hình dạng giống loài sói, ít sủa mà chỉ âm thầm tấn công kẻ đột nhập.
Nhưng chó nào cũng là chó, và đều thích ăn ngon!
Mộc Kính Thanh là cao thủ thượng thừa trong nghề đạo chích đã chuẩn bị sẵn những miếng thịt bò tẩm thuốc, loại thuốc đặc biệt này có mùi vị rất hấp dẫn và chỉ khiến cho lũ Tây khuyễn rơi vào trạng thái lơ mơ, lười biếng.
Bề ngoài, trông chúng vẫn bình thường, vẫn đi lại được nhưng thực ra, dẫu có ai đá vào mõm, chúng cũng chẳng thèm phẫn nộ.
Do thế, dám gia đinh chỉ chửi lũ chó Tây vô dụng chứ không biết rằng chúng đã bị hạ thủ!
Có tật giật mình, Đặng Kiệm không tốt với đồng hương nên chẳng dám tin tưởng họ. Đám gia đinh trong nhà lão toàn là đám con cháu nghèo bên vợ, công nhân An Nam thì làm việc ở kho xưởng, cách xa Đặng gia trang!
Đêm cuối tháng không trăng nên mới giữa canh hai mà Kính Thanh đã dám đưa Nam Cung Giao đến mục tiêu.
Đây chính là đạo lý cao siêu của nghề trộm cắp, vì lúc này còn nhiều người chưa ngủ, sinh hoạt ồn ào nên tinh thần cảnh giác lơi lỏng. Song, chỉ có những kẻ khinh công xuất chúng mới dám lợi dụng sơ hở này.
May thay, dù chẳng phải phi tặc nhưng thân pháp của Nam Cung Giao cũng nhanh nhẹn, êm ái chẳng kém gì Mộc Kính Thanh. Chàng hồi hộp bám theo sát nút, lòng vô cùng thán phục thủ đoạn lão luyện của y!
Hai người lướt đi như cánh dơi đêm, chẳng hề khua động mái ngói dưới chân, cuối cùng, họ đã có mặt trên nóc đại sảnh, nơi mà Đặng Kiệm đang uống trà, trò chuyện với khách!
Họ Đặng nhẫn tâm bóc lột đồng hương tất chẳng thể là người rộng rãi. Nghĩa là lão keo kiệt đến mức vắt cổ chày ra nước! Dĩ nhiên, lão chẳng dại gì thắp sáng hết cả tòa đại sảnh rộng mênh mông, chỉ cho đốt một ngọn tọa đăng, đặt ngay trên bàn.
Thế là Kính Thanh yên tâm dẫn nghĩa huynh nhảy xuống đất, núp cạnh cứa sổ mà nghe ngóng, quan sát.
Nhận ra khách là hai lão áo nâu, gầy gầy, mặt xương xẩu, lưỡng quyền cao, còn miệng thì nhọn hoắt, Kính Thanh kinh hãi thì thầm :
- Đại ca! Không ngờ Đặng Kiệm lại mời cả Địa Thượng Nhị ở đất Phúc Châu đến bảo vệ cho mình. Hai lão này bản lãnh cao cường, khét tiếng tàn ác và dâm đãng. Tám năm qua họ biệt tăm, không ngờ lại xuất hiện ở đây.
Nam Cung Giao kiến văn kém cỏi chẳng biết ai là ai, lại như cừu non không sợ cọp nên thản nhiên cười đáp :
- Nếu bị phát hiện thì ta sẽ cầm chân họ để ngươi đào tẩu! Dưới đất thì không cần thiên lôi, có lẽ hai lão ấy sẽ vui vẻ về trời nhậm chức!
Kính Thanh lo lắng khuyên can :
- Đại ca đừng quá tự tôn mà uổng mạng. Võ công mỗi người trong Nhị Lôi đàn đều tương đương với Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương. Khi hai anh em họ liên thủ thì càng bội phần lợi hại. Ngay Minh chủ võ lâm là Tổng Trấn Vương Trung Hưng còn không làm gì được!
Nghe giọng khẩn thiết, đầy vẻ quan hoài, Nam Cung Giao cảm động :
- Thanh đệ đừng lo! Ta sẽ đào tẩu ngay khi thấy nguy, chứ chẳng dại mà liều lĩnh làm gì!
Bỗng trong kia, Đặng Kiệm phấn khởi cao giọng :
- Tứ Hải hội mau mắn đáp ứng lời thỉnh cầu của lão phu, cử nhị vị hộ pháp đến đây, khiến Đặng này muôn vàn cảm kích. Quả không uổng công lão phu đóng góp cho ngân quỷ của quý Hội!
Kính Thanh vội giải thích :
- Đại ca! Tứ Hải hội là một tổ chức thần bí mới xuất đầu lộ diện độ bảy năm nay, hùng cứ các phủ phía Nam Trường Giang. Họ không có ác tích rõ rệt, chỉ âm thầm bành trướng, thu thuế bảo kê các ngành kinh doanh.
Nay hai lão ác ma kia trở thành hộ pháp đủ chứng tỏ Tứ Hải hội chẳng ra gì!
Nam Cung Giao cười mát :
- Chắc ngươi chuyên nấp dưới gầm giường, rình nghe chuyện thiên hạ nên mới từng tuổi này mà cái gì cũng biết!
Hai người dùng công phu Ngũ Ngữ truyền âm mà trò chuyện nên rất thoải mái, không sợ đối phương nghe thấy!
Lúc này, Đặng Kiệm và Địa Thượng Nhị Lôi đã rời khách sảnh, về phòng nghỉ ngơi.
Anh em Nam Cung Giao vội nhảy lên mái ngói, quan sát xem họ Đặng ngủ ở đâu. Hai người không có ý giết Đặng Kiệm vì tội lỗi của lão chưa đáng phải chết.
Nam Cung Giao sẽ gởi một bức thư cảnh tỉnh, nếu lão không thay đổi tâm tính mới trừng trị.
Đặng Kiệm vào một phòng lớn trong khu hậu viện, còn Địa Thượng Nhị Lôi cũng ở cách đấy không xa.
Họ Đặng khóa chặt cửa ra vào, bỏ chìa vào túi, cẩn thận xoay lắc nắm cửa bằng đồng sáng láng. Đây là loại khóa của người Hà Lan, đắt hơn vàng, nên lão cho rằng đám dạo chích Trung Hoa không thể nào mở nổi.
Nhưng sáng hôm sau, lúc tỉnh giấc, Đặng Kiệm phát hiện trên gối mình có một mảnh giấy hoa tiên, ghi hai dòng chữ :
Nhân bất nhân nan tho.
Phú quí tư cố hương.
Đặng Kiệm toát mồ hôi lạnh vì hiểu rõ thâm ý của lời cảnh cáo :
Người bất nhân chẳng thọ,
Giàu sang nhớ quê xưa.
Hai câu thơ này ám chỉ thái độ tham lam hà khắc của lão đối với đồng hương, và dọa sẽ lấy mạng.
Đặng Kiệm rảo bước ra kiểm tra ổ khóa cửa trị giá năm chục lượng vàng, chán nản thở dài.
Nó vẫn còn nguyên vẹn không hề có dấu cậy phá, cứ như đêm qua lão quên khóa vậy.
Đặng Kiệm ngồi thừ trên ghế, đăm chiêu suy nghĩ rất lâu, lão nhớ đến cái chết của Nam Kinh Binh bộ Thượng thư Quách Tường An và Tri phủ Giang Tô Mạc Tôn Long, liền rùng mình lẩm bẩm :
- Chẳng lẽ Đặng biểu cô còn sống và đang tiến hành việc báo thù? Chỉ mình bà mới có động cơ sát hại hai vị quan lớn kia, và bênh vực người An Nam!
Lão nghĩ đến Đặng Trinh Tâm vì bà có võ nghệ cao siêu, hơn nữa nét chữ trên tờ giấy hoa tiên mềm mại, uyển chuyển, chẳng thể là của nam nhân được. Lão cũng hiểu rằng tính tình Trinh Tâm cương liệt sắt đá tất sẽ chẳng tha mạng mình lần thứ hai!
Cái chết lởn vởn đã khiến lão phải suy xét lại hành vi của mình, lòng thầm hổ thẹn. Họ Đặng quyết sẽ hành động ngay để chứng tỏ cho vị biểu cô nóng tính, đáng sợ kìa nhìn thấy.
Ngay sáng hôm ấy, lão đến xưởng quạt, tăng gấp đôi số lương cho tất cả công nhân.
Người Giao Châu rất khéo tay, kiên nhẫn nên đã sản xuất ra những cây quạt xếp tinh xảo, xinh đẹp bằng đủ loại nguyên liệu như tre, gỗ, đồi mồi, ngà voi...
Quạt của Tô Châu lừng danh thiên hạ, được cả người Tây Dương ưa chuộng, và sản phẩm của Đặng gia là nổi tiếng nhất.
Sau đó, Đặng Kiệm còn đích thân đến thăm hỏi những xóm nghèo Giao Châu, tặng mỗi nhà mười lạng bạch ngân ăn tết, và hứa sẽ tận tâm giúp đỡ đồng hương khi họ cần đến. Ngay cả việc nộp tiền cho ngân quĩ của Bang, lão cũng hủy bỏ, xin được cáng đáng hết!
Người Giao Châu ở Tô Châu hết lời ca ngợi cử chỉ nhân đức của Đặng Kiệm, nhưng lòng thầm nghi hoặc, tự hỏi vì sao?
Non sông dễ đổi, bản tánh rất khó dời, phải vì nguyên nhân trọng đại nào đó nên một kẻ tham lam, bủn xin như Đặng Kiệm mới đột nhiên trở thành đại thiện nhân như vậy?
Có người đoán rằng lão ngỡ chết!
Chỉ một mình Nguyễn Đại Nương ngờ ngợ đoán ra ẩn tình, nhưng không dám đoan chắc! Bà khao khát muốn gặp lại Nam Cung Giao, song chàng đã cùng Kính Thanh và Sách lão rời khỏi Tô Châu.
Sáng mùng hai, ba người ra cửa thành hướng Bắc. Tang vật đã được bán đi, ngân phiếu giấu kín trong người nên họ qua mắt bọn quan quân rất dễ dàng. Hơn nữa việc Kính Thanh lại quen biết với gã Lãnh binh trấn giữ cửa này.
Trời xam xám, những bông tuyết đầu mùa nhỏ như hoa gạo bay lất phất trong không gian, bám vào mặt mũi, y phục mọi người. Cảnh tượng tuy hơi tiêu điều, song vẫn có nét đẹp riêng của mùa đông.
Kính Thanh vui vẻ nói :
- Đại ca! Lát nữa chúng ta sẽ ghé Hổ Khâu xem phong cảnh! Thắng tĩnh ấy đẹp nhứt trong những ngày đầu đông!
Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương chắc đang đau lưng khi phải chia tay với mụ già bán rượu ở cửa Đông nên càu nhàu :
- Mồ mả thì có gì mà đẹp! Thời tiết này mà ăn cháo nóng và uống rượu là tuyệt nhất!
Nhưng thực ra, Hổ Khâu chính là đệ nhất danh lam nước Ngô, nằm cách thành Tô Châu hơn mười dặm về phía Tây Bắc.
Hổ Khâu! Một gò cao, nơi Ngô Phù Sai chôn cha là Hạp Lự Chôn được ba ngày, có em là Bạch Hổ đến nằm phục ở cạnh mồ, nên gò này mới có tên là Hổ Khâu.
Trên đỉnh gò Hổ có ngọn tháp cao, xây từ thời nhà Tùy. Còn trước gò có một hồ nước nhỏ tên gọi Kiếm trì. Song không phải chỉ có thế, toàn khu vực Hổ Khâu là một vườn hoa bát ngát. Với những hàng cổ thụ già nua mấy trăm năm tuổi. Mùa nào trong năm, nơi đây cũng ngào ngạt sắc hương của hoa.
Nam Cung Giao trong mấy ngày qua chỉ lo việc báo thù nên không có dịp ngoạn cảnh, giờ phấn khởi thúc ngựa theo Kính Thanh.
Hai khắc sau, ba người đã nhìn thấy ngọn Cổ tháp trên đỉnh gò Hổ, thấp thoáng trong làn tuyết mỏng, chỉ cần rẽ trái đi thêm hơn dặm là đến nơi.
Nhưng phía trước có một đoàn kỵ sĩ đông độ hơn hai chục, đi ngược chiều đến.
Dẫn đầu toán nhân mã ấy là ba lão nhân mũ lông đen, áo cừu ngắn để lộ bộ võ phục nâu sậm, lưng đeo trường kiếm. Chín người còn lại nhất loạt Bạch y, hông cài đơn đao.
Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương đã nhận ra lai lịch đối phương, nhăn mặt nói :
- Bọn họ là người của Hồ bang, đến đây tìm lão phu! Hai người cứ đi trước đi!
Kính Thanh cười xòa:
- Hàm Đan tam kiếm có gì mà đáng ngại? Chúng ta cứ đánh một trận cho dản gân cốt!
Nam Cung Giao vỗ bụng :
- Nếu biết sáng nay phải đánh nhau, lúc nãy ta đã ăn thêm vài chục cái bánh bao cho chắc dạ!
Một người một câu chẳng giống nhau, nhưng hàm ý quyết chiến, khiến Cuồng Vũ Đao cảm kích cười dài.
Tiếng cười của lão đầy hào khí, thanh thản vượt ngoài sinh tử.
Lúc này, đoàn nhân mã Hồ bang đã dừng lại...
Người có võ nghệ cao cường như Hàm Đan tam kiếm tất nhãn lực phải rất tinh anh, đã sớm nhận diện được kẻ thù. Dù hôm nay Cuồng Vũ Đao oai phong chỉnh tề trong bộ võ phục gấm xanh, áo mũ lông cừu trắng tuyết.
Hàm Đan tam kiếm đều ở tuổi lục tuần, mặt tròn đầy, mắt nhó, mũ ưng, môi mỏng. Họ là anh em ruột, cách nhau chỉ hai, ba tuổi.
Kính Thanh nhanh nhẩu kể :
- Đại ca! Lão râu dài đứng giữa là lão Đại Mạc Vi Hầu, lão tai vểnh là lão Nhị Mạc Đắc Khoa, còn lão rỗ hoa là em út Mạc Quan Tung.
Phe đối phương đã vây chặt ba con mồi, Nhất kiếm Mạc Vi Hầu gầm lên :
- Sách Hán Xương! Lưới trời tuy thưa mà chẳng lọt, nên lão mới xui xẻo gặp bọn ta ở đây. Mau bó tay chịu trói.
Theo khẩu khí này thì họ đến đây không phải vì họ Sách, chỉ tình cờ gặp gỡ mà thôi
Cuồng Vũ Đao rủa thầm vận đen, cười sằng sặc :
- Chính các ngươi mới là những kẻ kém may mắn!
Dứt lời, lão tung mình khỏi lưng ngựa, chụp lưỡi đao xuống đầu Mạc Vi Hầu.
Nam Cung Giao và Mộc Kính Thanh cũng nhất tề tấn công hai lão còn lại trong Tam Kiếm.
Chiến đấu trên lưng ngựa chẳng phải thói quen của khách võ lâm, nên Tam kiếm cũng rời yên chống đỡ.
Ba cặp đấu thủ chạm nhau trên không, trao đổi một chiêu rồi rơi xuống đất, tiếp tục xấn vào.
Hàm Đan là kinh đô nước Triệu thời chiến quốc, nằm cạnh bờ sông Hoàng Hà ở đoạn trung lưu, thuộc đất cổ Cửu Châu, cái nôi của dân tộc Trung Hoa, và là một trong những vùng địa linh nhân kiệt, từng sản sinh ra những kiếm khách thượng thừa.
Kiếm pháp nước Triệu có vô số, khác hẳn với những kiếm phái võ lâm như Hoa Sơn, Võ Đang, Thanh Thành, Nga Mi, Thiếu Lâm... khác cả về chiều dài của vũ khí.
Nghĩa là, các giòng họ ở Hàm Đan vẫn trung thành với loại kiếm cổ mà kích thước có từ sau thời Xuân Thu, ngắn hơn trường kiếm đương đại một gang tay.
Kiếm có nguồn gốc từ “Thích binh” tức là Mâu, kiểu dáng của nó ban đầu tương đối ngắn, thường đeo bên người, để phòng thân khi đánh gần, giống như dao găm ngày nay, sau đó, dần dần tăng thêm chiều dải.
Kiếm thời nhà Chu chỉ khoảng từ một gang đến hai gang tay người lớn, chủ yếu vì đồng xanh có tính mềm dẻo không đủ bền chắc để chế tạo kiếm dài.
Sau thời Xuân Thu, kỹ thuật luyện kim của Trung Hoa tiến bộ khả quan, cho ra đời những thanh trường kiếm bằng thép sắc nhọn, dài đến khoảng bốn gang tay, kể cả chuôi.
Những bảo kiếm lừng danh như Cam Tương, Mạc Gia, Trạm Lư, Thái A, Long Tuyền... đều là sản phẩm thời kỳ này.
Và giờ đây, vũ khí của Hàm Đan kiếm cũng có kích thước như trên. Kiếm ngắn hơn thì kiếm ý cũng xảo hơn, để bổ khuyết cho sự thua thiệt về độ dài.
Kiếm phái của ba lão già đất Ham Đan ảo diệu và nhanh như chớp giật. Màn kiếm ảnh quanh thân họ dầy đặc kín đáo, liền lạc như da trời, khiến đối phương khó nhìn ra sơ hở.
Với công lực thâm hậu, ba thanh kiếm ngắn kia đánh bạt mọi ngoại lực, hung hãn ập đến tấn công bằng những đường kiếm bất ngờ, hiểm ác phi thường.
Sách Hán Xương quả xứng danh Cuồng Vũ Đao, chiêu thức dồn dập, liên tục và mãnh liệt như bão táp mưa sa. Lão hùng hục lao vào đối phương, chẳng chút sợ hãi, sẵn sàng đổi mạng.
Đao không nhanh bằng kiếm nhưng lực đạo cực kỳ dũng mãnh, gây ra thương tích cũng trầm trọng hơn kiếm.
Sách Hán Xương lại có lối đánh liều lĩnh, táo bạo nên đã cầm đồng với lão Đại!
Song, Mộc Kính Thanh lại tỏ ra vất vả khi phải đối phó với Đệ Tam Kiếm Mạc Quan Tung.
Mũi thép ở đầu cây nhuyễn tiên của Kính Thanh tuy xảo diệu tuyệt luân nhưng không sao xuyên thủng được lưới kiếm quanh thân đối thủ.
Gã phải tận dụng khinh công, thay đổi vị trí, mỗi khi Mạc Quan Tung áp sát.
Đấu pháp này sẽ bị phá sản nếu chín gã đệ tử Hồ bang kia tham chiến. Nhưng vì tự ái, làm Đan Tam kiếm đã không ra lệnh cho thủ hạ nhập trận.
Phần Nam Cung Giao thì khác hẳn, chàng vui mừng giao đấu với một kiếm sĩ lừng danh để kiểm chứng sở học và thu thập thêm kinh nghiệm.
Từ ngày xuất đạo đến giờ, chàng chưa đánh trận nào cho ra trò cả.
Kiếm của Nam Cung Giao dài hơn kiếm của Mạc Đắc Khoa gần hai gang.
Chàng ung dung thi triển pho Lạc Điểu kiếm pháp gia truyền, điểm nhanh hàng trăm nhát kiếm vào những yếu huyệt từ mặt đến đầu gối họ Mạc, khiến lão bối rối, phải giữ khoảng cách và tìm sơ hở mà nhập nội.
Lão thực sự kinh ngạc trước pho kiếm kỳ lạ, cũng như trình độ kiếm thuật cao siêu của chàng vô danh.
Kiếm pháp nhà họ Đặng đất Giao châu qua có những nét đặc dị, khác với võ học Trung Hoa.
Khi đơn đấu, Nam Cung Giao đứng thẳng người, xoay nghiêng vai hữu ra phía trước để tăng chiều dài cánh tay, cũng như giảm bớt diện tích đối diện kẻ thù.
Trong tư thế này, chân chỉ có thể bị thương ở những huyệt dọc sườn phải.
Với chiều cao bản thân, cộng thêm chiều dài của thanh kiếm kỳ lạ, Nam Cung Giao đã phát huy được hết tính độc đáo của pho kiếm pháp phương Nam.
Bản lãnh chàng hiện nay còn lợi hại hơn cửu phụ Đặng Dung năm xưa. Ông ta thấp hơn chàng một cái đầu, không thể sử dụng thanh kiếm dài quá khổ được.
Thủ pháp này có cái tên rất tượng hình là Phiên Dực Trung Phi (xoay cánh bay dọc). Cánh tay tả của người kiếm thủ không bắt kiếm ấn, thủ trước ngực, mà lại có nhiều lúc giăng ngang như cánh chim rộng mở, hoặc gập lại che sườn trái, bàn tay xoè theo thế cương đao.
Thân hình Nam Cung Giao lúc nào cũng thẳng băng, tiến thoái nhanh như gió bằng lực ở đầu bàn chân. Chỉ có đôi vai chàng uyển chuyển theo đường kiếm.
Thanh bảo kiếm kỳ dị bay lượn như rồng thiêng, lúc thủ thì mềm mại che kín thân thể, lúc công thì loang loáng tựa ánh chớp.
Nhị lão Mạc Đắc Khoa toát mồ hôi hột, nghiến răng chống đỡ những chiêu kiếm đáng sợ của đối phương, lão thủ nhiều hơn công, liên tiếp bị đẩy lùi. Chịu thế hạ phong trước một tiểu tử miệng còn hôi sữa, nỗi đắng cay trong lòng Mạc lão biến thành cơn giận dữ và căm hận.
Lão múa tít bão kiếm đem hết sở học ra để quân bình thế trận.
Kiếm kình rít vo vo, xé nát không gian, vì họ Mạc đã dồn hết hơn bốn mươi năm công lực tu vi thâm hậu của lão, tạo nên màn kiếm ảnh kiên cố như bức tường thép chiếm được ưu thế khi va chạm.
Tiếng sắt thép ngày càng vang lên chát chúa, chứng tỏ trận đấu mỗi lúc thêm quyết liệt.
Nam Cung Giao cũng phấn khởi nắm chắc chuôi kiếm kỳ ảo của đối phương.
Giờ đây, luồng kiếm quang trở nên xanh biếc bay lượn trong giàn mưa tuyết lất phất, khống chế bước tiến của đối thủ.
Chàng đã phải lùi lại bốn lần, rồi lại tiến lên, và lần phản công nào cũng để lại những vết thương rỉ máu trên cơ thể Mạc Đắc Khoa.
Mạc lão cứ ngỡ chàng không đủ sức thọc kiếm sâu hơn nữa, nên càng điên cuồng xông tới.
Nam Cung Giao càng đánh càng hiểu hết, được tinh túy của pho Lạc Điểu kiếm pháp nên vô cùng cao hứng, chẳng vội gì mà kết liễu cuộc chiến.
Song lão Tam, Mạc Quan Tung đã chán ngán phép du đấu vừa đánh vừa chạy của Mộc Kính Thanh nên ra lệnh cho chín gã cao thủ xông vào trận.
Cục diện lập tức thay đổi vì bọn Nam Cung Giao lâm vào thế bị giáp công, phải phòng thủ cả sau lưng.
Mộc Kính Thanh không còn đường tránh né, sợ hãi thét lên :
- Đại ca mau hạ độc thủ, nếu không tiểu đệ sẽ không cầm cự nổi!
Nam Cung Giao cũng đã nhận ra tình trạng hiểm nghèo, liền xuất chiêu Cô Điểu Nhập Vân (Chim lẻ vào mây), thanh trường kiếm của chàng vun vút điểm nhanh, tựa như vẽ nên hàng trăm bóng chim đang lao vào tầng mây u ám.
Thực ra, mũi kiếm của chàng liên tục bắn vào cơ thể đối phương.
Mạc Đắc Khoa kinh hoàng trước chiêu tuyệt kiếm, đôi mắt hí đầy ánh sợ hãi, đôi môi mỏng mím chặt vì đang nỗ lực chống đỡ, bảo toàn cái mạng già.
Như chính cái tên của chiêu kiếm, chỉ một bóng chim lẻ loi bay vào mây, mũi kiếm của Nam Cung Giao lặng lẽ trổ một lỗ trên ngực trái đối phương.
Chàng không kịp chờ nghe nạn nhân rú lên lìa đời, vội quay ngoắt lại đón đỡ ba thanh đao của bọn đệ tử Hồ bang!
Tiếng thét thê lương của lão Mạc Đắc Khoa đã khiến bào huynh và bào đệ của lão chấn động tâm can.
Họ đau lòng khôn xiết vì tình anh em ruột thịt, bỏ mặc Cuồng Vũ Đao và Mộc Kính Thanh cho thủ hạ, lướt về phía Nam Cung Giao.
Mạc Quang Tung xem xét thi thể nhị ca, còn Mạc Vi Hầu gầm vang, quyết phân thây gã tiểu tử áo cừu đen kia ra mà báo thù.
Không để bị rơi vào thế bị giáp công, Nam Cung Giao đành phải nhanh chóng hạ thủ ba gã đao phủ áo trắng.
Chàng tìm đến, rùn thấp người, kiếm vươn dài, xoè như nan quạt, trụ một chân quay đủ vòng lần lượt tấn công cả ba mục tiêu.
Đây chính là chiêu Nguyệt Hạ Điệu Vũ (chim múa dưới trăng) trong tuyệt học giòng họ Đặng.
Tổng cộng chàng đã phải đánh ra đến một trăm linh hai thức kiếm, để khóa vũ khí của đối phương, rồi hạ thủ!
Tiếng đao kiếm chạm nhau hòa lẫn với tiếng kêu đau đớn, và ba gã Hồ bang xấu số kia đồng loạt ôm bụng ngã gục.
Mạc Vi Hầu đến nơi, chứng kiến thảm cảnh của thủ hạ, càng điên tiết, múa kiếm đâm chém như mưa.
Bản lĩnh của lão Đại cao thâm hơn lão Nhị một bậc, cả về kiếm thuật lẫn tu vi.
Nam Cung Giao đỡ đòn, nghe thân kiếm rung động, cổ tay tê chồn, thầm khâm phục đối phương.
Dù chân khí đã hao hụt sau trận đấu với Mạc Đắc Khoa, nhưng chàng vẫn tự tin mình có thể thắng được Mạc Vi Hầu.
Càng gặp đối thủ cao cường trong kiếm đạo, chàng càng vươn tới đỉnh cao của pho Lạc Điểu kiếm pháp.
Sau lưng không còn kẻ thù, Nam Cung Giao yên tâm thi triển yếu quyết Phiếu Dực Tung Phi, cùng Mạc lão Đại so tài.
Những chiêu kiếm huyền ảo, kỳ lạ của chàng đẩy lùi những đợt sóng kiếm cuồng nộ của Mạc Vi Hầu và mấy lần đưa lão vào hiểm cảnh.
Cái chết cận kề đã khiến Mạc lão đại tỷnh táo lại ra chiêu thận trọng hơn. Khi lão đã bình tâm thì kiếm thuật càng bội phần lợi hại.
Tam lão Mạc Quan Tung nhận ra Nhị ca đã tuyệt khí, liền ôm xác đặt vào vệ đường, rồi lao đến hợp lực với anh cả.
Nhưng Mộc Kính Thanh đã kịp bỏ đấu trường tung mình chặn đường Mạc Quan Tung.
Gã và Sách Hán Xương đã giết được hai tên đao thủ, nên một mình Sách lão cũng đủ sức đương cự với bốn tên còn lại.
Võ công Kính Thanh không bằng Mạc lão tam song khinh công của gã linh diệu phi thường, đấu pháp lại cực kỳ giảo hoạt, nên đối phương bị cầm chân, không sao bứt ra được!
Gã nhởn thơ như cánh bướm, tận dụng chiều dài của cây nhuyễn tiên, mở những cú độc địa và nhảy lui những bước dài khi gặp khó khăn.
Nhờ vậy mà Nam Cung Giao được thong thả chiến đấu với một mình Mạc Vi Hầu.
Mạc lão đại năm nay sáu mươi bốn tuổi, luyện kiếm từ thuở lên mười, đánh gọi là kiếm sĩ nhà nòi. Ông nhận ra vô số hầu hết các kiếm phái trong võ lâm Trung Nguyên, song không sao biết được lai lịch pho kiếm mà gã trẻ tuổi kia đang thi triển.
Sau trăm chiêu, Mạc Vi Hầu đã cảm nhận được sự sa sút chân nguyên của đối phương, mừng rỡ tấn công ráo riết, cố kết liễu trước khi Cuồng Vũ Đao rảnh tay, vì đã giết sạch bốn gã bang chúng Hồ bang.
Gừng càng già càng cay!
Mạc lão đại đem hết cơ trí và kinh nghiệm ra thi thố, tạo nên một đấu pháp biến hóa linh diệu hơn hẳn em mình.
Cũng là những chiêu kiếm ấy, song Mạc Vi Hầu phối hợp nhuần nhuyễn, khéo léo, sứ dụng đúng lúc, đúng chỗ nên đường kiếm lợi hại bội phần.
Nam Cung Giao xuống sức song vẫn bình tâm vì cục diện đang có lợi cho phe chàng.
Cuồng Vũ Đao đã chém chết hai tên bang chúng, chẳng bao lâu nữa sẽ đến tiếp ứng chàng.
Do không cần để dành sức lực cho một trận đấu dài, chàng hào phóng dồn lực đạo vào những đòn sấm sét quyết chẳng chịu kém lão kiếm thủ cáo già.
Tiếng gào đau đớn của một trong hai gã bang chúng đã khiến Mạc Vi Hầu nóng ruột, hạ sát thủ ngay.
Lão bốc thẳng lên không trung dồn hết gần hoa giáp công lực vào thân kiếm, hóa thành đám mây sáng bạc, sa xuống đầu tiểu tử đáng ghét kia.
Đây là chiêu Kiếm Sơn Áp Đỉnh (Núi kiếm đè đầu) tuyệt học trấn gia của giòng họ Mạc đất Triệu, chỉ mình Mạc Vi Hầu được phép luyện, vì lảo là trưởng nam.
Khí thế của chiêu kiếm quả mãnh liệt như núi đổ, tốc độ nhanh tựa sao rơi, Nam Cung Giao thức ngộ được hiểm nguy, vội cắn răng cử kiếm đánh chiêu Lạc Điểu Hoan Nguyệt (Chim lạc mừng trăng).
Trường kiếm của chàng run rẩy liên tục, phát ra những tiếng líu ríu, và mũi kiếm vẽ nên vô số bóng ảnh hướng lên trời, đón lấy tảng mây kiếm khí lạnh lẽo ghê người.
Tuyệt học của Giao Châu quả là kinh thế hãi tục, phá được chiêu Kiếm Sơn Áp Đỉnh lừng danh.
Kiếm của Nam Cung Giao dài hơn kiếm đối phương một đoạn nên đã chọn mục tiêu trước.
Mạc Vi Hầu bị đâm thủng vai trái và bắp tay hữu, song thức kiếm cuối cùng của lão cũng soi được một lỗ trên ngực phải đối phương.
Nam Cung Giao vung cước đá thẳng vào bụng dưới kẻ thù.
Mạc Vi Hầu kịp đưa tả thủ đỡ đòn nhưng cú đá quá mạnh đủ khiến lão lọi cổ tay, đau đớn tung mình ra xa gọi Nhị đệ đào tẩu.
Sách Hán Xương đã giết xong tên đao thủ cuối cùng.
Mộc Kính Thanh hớt hải chạy lại xem xét thương thế Nam Cung Giao.
May thay, vết kiếm thương không sâu vì thiếu lực đạo, chỉ cần điểm huyệt chỉ huyết bôi thuốc kim sang rồi băng bó lại là xong.
Nam Cung Giao nghe bàn tay mềm mại của Kính Thanh run rẩy khi chăm sóc vết thương cho mình, liền phì cười :
- Ngươi giết người cũng giỏi, sao lại bối rối trước một vết thương cỏn con như vậy?
Kinh Thanh cười hăng hắc :
- Tại tiểu đệ phải nín thở vì mùi hôi hám của thân thể đại ca đấy thôi!
Nam Cung Giao giả đò giận dữ :
- Ngươi chê hôi thì đêm nay ta sẽ ôm ngươi mà ngủ đấy! Lâu rồi ngươi sẽ quen dần, cũng như gia mẫu đã từng chê gia phụ nặng mùi, nhưng chẳng bao giờ chịu ngủ một mình cả!
Ba người cười vang, và Cuồng Vũ Đao tò mò hỏi :
- Nam Cung công tử là truyền nhân của vị minh sư nào mà lại có võ công cao siêu như vậy?
Sau khi chứng kiến chàng giết Nhị lão Mạc Đắc Khoa, đuổi chạy Đại lão Mạc Vi Hầu, Sách Hán Xương vô cùng khâm phục, một lòng tôn kính.
Lão quyết chí đi theo chàng đến cùng, dẫu phải chịu phận nô bộc cũng cam tâm.
Nam Cung Giao cười đáp :
- Tiền bối quá khen khiến tại hạ thêm hổ thẹn! Chút sở học gia truyền quả chưa đủ để ngang dọc Giao Châu, vì kiếm của Mạc Vi Hầu chỉ dài thêm một chút là tại hạ đã ra ma rồi!
Kính Thanh trợn mắt bác ngay :
- Đại ca chớ giả đò khiêm tốn làm gì cho uổng công! Nếu đại ca không hao tổn chân khí để giết Mạc Đắc Khoa thì lão Vi Hầu đã bỏ mạng đương trường!
Cuồng Vũ Đao gật gù khen phải, tiếp tục tán dương khiến Nam Cung Giao hổ thẹn, nhảy lên lưng ngựa, đốc hai bạn đồng hành rời khỏi vùng đất tanh mùi máu.
Họ chẳng còn tâm trạng đâu mà ghé vào ngoạn cảnh Hổ Khâu nữa!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.