Chương 38: Nguyện người một lòng
Bích Loa Xuân
25/10/2020
Đêm đó, có lẽ là vì mệt, Vệ Trường Lạc đã ngủ rất say.
Trong mơ, nàng lại bước vào giấc mộng kỳ quái kia, trông thấy những năm tháng phu thê ân ái của mình với Lý Phù Tô trong mộng.
Năm đó, Lý Phù Tô đăng cơ đã được ba năm. Ba năm hiếu tang qua đi, quần thần lục tục dâng sớ giục chàng tuyển tú mở rộng hậu cung.
Khi ấy, nàng ngày ngày chỉ biết ở trong cung Tiêu Phòng chờ đợi chàng trở về, hoàn toàn chẳng rõ ngoài kia thế sự xoay vần ra sao. Phải đến khi Quế Chi lỡ miệng trước mặt nàng, Vệ Trường Lạc mới biết hậu cung sắp có thêm nhiều vị nương nương mới.
Thuở còn ở Khôn Ninh cung kề cận cô mẫu, nàng vẫn nhớ, cô mẫu từng nói:
"Chúng ta sinh ra trong thế gia vọng tộc, số mệnh vốn phải gả cho vương tôn công tử. Mà vương tôn công tử, cổ kim có mấy ai lại chẳng tam thê tứ thiếp chứ? Sau này có xuất giá, con cũng chớ nên bận tâm đến hậu viện oanh yến của phu quân, chỉ cần giữ vững ngôi chính thất là được. Thiên hạ nơi nào chẳng có cỏ thơm, người mới rồi cũng thành người cũ, ai dám chắc đắc sủng một đời? Chỉ có ngôi chính thất và đích trưởng tử mới là thứ bền vững nhất."
Nàng cũng biết, đó mới là đạo lý đúng đắn. Tỉ như cô mẫu, dung mạo khuynh thành, xuất thân cao quý, tiên đế muôn phần sủng ái, thế nhưng hậu cung mỗi năm vẫn có thêm người mới, dù có là Hoàng hậu tôn quý vẫn nhiều đêm cô phòng quạnh quẽ. Tỉ như thân mẫu của nàng, tiểu thư danh môn, hiền lương thục đức, vô cùng được phụ thân yêu thương tôn trọng, nhưng ông vẫn còn mấy phòng thiếp thất yêu kiều như hoa. Mẫu thân vì ông mà chết đi, phụ thân nói là tiếc thương, thế mà các thứ đệ thứ muội vẫn đều đều ra đời, nào có từng vì bà mà từ bỏ phong nguyệt.
Số mệnh của nữ tử vốn là như thế. Nam nhân đa tình cũng bạc tình, vốn không nên mong đợi quá nhiều. Thế nhưng, Vệ Trường Lạc vẫn không cách nào bắt chính mình thôi nghĩ ngợi, thôi đau lòng.
Đêm đó, lần đầu tiên sau nhiều năm thành thân, Lý Phù Tô không ngủ cùng nàng. Lúc nghe thái giám báo lại, nàng nhìn thức ăn đã nguội lạnh trên bàn, khẽ bảo cung nhân dọn xuống.
Đến khuya, trằn trọc không ngủ được, nàng bèn lặng lẽ đứng dậy, bước đến Tầm Mộng cư. Nàng ôm đàn tỳ bà, khe khẽ hát một khúc "Ngô nông từ":
"Chàng chàng thiếp thiếp, tình đậm thắm thiết. Tình ý sâu, nồng như lửa.
Dùng một khối bùn, nặn một hình chàng, đắp một tượng thiếp. Đem hai ta đánh vỡ, lấy nước trộn đều, rồi lại nặn một hình chàng, đắp một tượng thiếp.
Trong bùn chàng có thiếp, trong đất thiếp có chàng. Sống cùng chàng chung giường, chết cùng chàng chung quách." (1)
Nàng nghĩ, phải chăng năm xưa lúc Quản phu nhân viết nên bài từ này, trong lòng cũng cùng một nỗi niềm như nàng đêm nay?
Nàng thôi không nghĩ nữa, lại bắt đầu luyện chữ. Trên giấy Tuyên trắng, từng hàng chữ chi chít hiện lên, viết mãi cũng chỉ một dòng:
"Nguyện đắc nhất tâm nhân,
Bạch đầu bất tương ly." (2)
Cứ thế, nàng gục lên bàn ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay.
Đến sáng, nàng mơ màng tỉnh dậy, chỉ thấy Lý Phù Tô đang đứng bên cạnh mình, lẳng lặng nhìn vào tờ giấy trên bàn.
Nàng giật mình, cúi đầu lí nhí gọi:
"Bệ hạ."
Lý Phù Tô khẽ thở dài, ôm nàng vào lòng, bảo:
"Gọi Tô ca ca."
Nàng đang trấn tĩnh, nghe vậy, bỗng gục đầu lên vai chàng, òa khóc.
Từ đó về sau, chàng không bao giờ để nàng một mình suốt đêm dài nữa. Cho dù có ghé sang các cung khác, đến nửa đêm, chàng vẫn quay về cung Tiêu Phòng.
Nàng không biết chàng có sủng hạnh phi tần khác hay không, cũng chẳng muốn biết rõ.
Nàng mơ mơ hồ hồ sống trong giấc mộng của chính mình. Trong mộng, chàng chỉ có một mình nàng, chỉ yêu nàng, vậy là đủ.
Có lẽ, nữ nhân vốn dĩ không nên biết quá nhiều, cũng không nên hỏi quá nhiều. Bởi vì sự thật... luôn rất tàn khốc.
....
Lúc Vệ Trường Lạc giật mình tỉnh dậy, chỉ thấy mình đang ở trong một hang đá.
Thật may, điện ngọc lạnh giá chỉ là một cơn mơ.
Nàng toan ngồi dậy, lại trông thấy Thái tử vẫn còn ôm chặt lấy mình mà say ngủ. Nàng nhẹ đẩy chàng ra, người nọ bỗng giữ chặt tay nàng, bất chợt mở mắt ra.
Vệ Trường Lạc nhíu mày, nói:
"Nếu Thái tử không sao rồi, vậy thì cũng nên buông tiểu nữ ra. Như vậy không hợp lễ giáo, sẽ ảnh hưởng đến danh tiết của tiểu nữ."
Lý Phù Tô lẳng lặng nhìn nàng, bỗng khẽ cười một tiếng, nói:
"Kiều Kiều cho rằng, hai ta cô nam quả nữ ở bên nhau suốt đêm dài, mọi người sẽ tin rằng ta cùng nàng thanh thanh bạch bạch ư?"
Vệ Trường Lạc ngẩn ra, bấy giờ mới nghĩ tới chuyện này. Nhưng rất nhanh sau đó, nàng đã tràn đầy niềm tin, nói:
"Duệ ca ca sẽ tin tưởng ta."
Duệ ca ca từng nói, cho dù phải chọn giữa danh tiết và mạng sống, nàng cũng nhất định phải sống sót. Hắn sẽ không vì chuyện này mà nghi kỵ nàng. Nàng tin chắc như vậy.
Lý Phù Tô không nói gì, chỉ im lặng buông tay ra.
Vệ Trường Lạc đứng dậy, đi ra ngoài, bảo:
"Điện hạ ở đây chờ một chút, ta ra ngoài kiếm chút quả dại ăn lót dạ."
Lâu thật lâu sau, vẫn không thấy nàng quay về. Lý Phù Tô bắt đầu lo lắng, lòng dạ hoảng loạn, chẳng biết có phải nàng bỏ đi rồi không, hay là nàng gặp phải chuyện gì.
Đầu óc ngổn ngang trăm mối, chàng bỗng chốc nhớ đến kiếp trước. Lúc đó, đêm nào nàng cũng chong đèn chờ chàng đến nửa đêm. Cứ như vậy, tháng tháng rồi năm năm, chẳng biết bao nhiêu đêm trôi qua. Có phải, khi ấy, nàng cũng lo lắng, cũng phiền muộn như chàng lúc này? Hay là càng khổ sở hơn nữa?
Chàng cười khổ, bấy giờ mới nhận ra năm xưa chính mình đã tệ bạc với nàng nhường nào.
Đang lúc Lý Phù Tô muốn ra ngoài đi tìm nàng, Vệ Trường Lạc đã quay về, còn mang theo một mớ táo rừng, cùng một con cá. Thấy Thái tử muốn đứng dậy, nàng kinh ngạc hỏi:
"Không phải chân của điện hạ bị thương sao, có thể đi lại được rồi à?"
Lý Phù Tô khẽ ho mấy tiếng, lảo đảo vịn vào vách đá, đáp:
"Cũng là ta vô dụng, vốn tưởng đã ổn rồi, đứng dậy mới thấy đau như vậy."
Vệ Trường Lạc vội đỡ chàng ngồi xuống, hỏi:
"Điện hạ đứng dậy làm gì chứ?"
Lý Phù Tô nhìn nàng, một lúc sau, mới cười khổ, nói:
"Ta chỉ sợ... Kiều Kiều không quay lại nữa."
Vệ Trường Lạc im lặng không đáp.
Nàng bắt đầu đốt lửa, nướng cá lên. Vừa bận rộn tay chân, nàng vừa nói:
"Điện hạ đừng lo lắng, chắc lát nữa Duệ ca ca sẽ tìm ra chúng ta thôi."
Lý Phù Tô lẳng lặng ngắm nhìn bóng nàng loay hoay trước bếp lửa, bỗng thì thầm nói:
"Thật ra... Nếu có thể như vậy cả đời, không về lại hoàng cung cũng chẳng hề chi."
Nàng ngẩn ra, liếc nhìn chàng, bỗng bật cười, nói:
"Điện hạ lại nói đùa rồi. Ngài không về cung, lẽ nào nguyện lòng bỏ đi ngai vị Thái tử, nỡ lòng ruồng bỏ bao kiều thiếp mỹ tỳ hay sao?"
Nàng chỉ cho rằng chàng nói đùa, chẳng ngờ Thái tử lại nắm lấy tay nàng, ánh mắt đầy thâm tình, nói:
"Nguyện đắc nhất tâm nhân, bạch đầu bất tương ly."
Phong thủy đổi dời, bãi bể nương dâu, vẫn là câu nói này, vẫn là chàng và nàng.
Chỉ là...
Quay đầu nhìn lại, chẳng còn ai chờ đợi chàng ở chốn đèn đuốc lập lòe.
....
*Chú thích:
(1) Đây là bài "Ngô nông từ" của bà Quản Đạo Thăng - một tài nữ sống dưới đời nhà Nguyên, tinh thông thi họa, là thê tử của Giang Nam đại tài tử Triệu Mạnh Phủ. (Bạn nào học thư pháp chắc cũng biết vị này, sau Tô Thức thì có Triệu Tử Ngang kế tục danh xưng thi nhân toàn tài, văn thư thi họa không thứ nào chẳng giỏi, Khải thư của ông được gọi là Triệu thể, có ảnh hưởng rất lớn, hồi xưa mình cũng có xem qua mà không đủ trình lâm mô. :v) Quản phu nhân viết bài này gửi cho chồng khi chồng bà có ý định cưới thêm tiểu thiếp. Triệu Mạnh Phủ đọc xong, vô cùng chấn động, từ đó bỏ hẳn ý định cưới thiếp, chỉ chung thủy với vợ đến hết đời.
(2) Trích bài "Bạch đầu ngâm" của Trác Văn Quân, tạm dịch:
"Mong được người một lòng
Bạc đầu chẳng ly biệt."
Tương truyền, Tư Mã Tương Như vốn gia cảnh bần hàn, nhờ đàn khúc "Phượng cầu hoàng" mà cưới được tài nữ Trác Văn Quân. Bởi vì đi theo Tư Mã Tương Như, Trác Văn Quân bị cha từ mặt, phải cùng chồng sống đời hàn vi. Sau, Tương Như làm quan ở kinh thành, nhờ làm bài "Trường Môn Phú" thay hoàng hậu Trần A Kiều, chàng trở thành tình lang trong mộng của bao mệnh phụ tiểu thư trong kinh, nhanh chóng quên đi người vợ tào khang đang chờ đợi chàng ở Thành Đô. Tương Như viết thư cho Trác Văn Quân, ngầm tỏ ý muốn cưới thêm người khác. Trác Văn Quân đọc thư xong, phẫn uất đặt bút viết nên bài "Bạch đầu ngâm" trên. Tương Như nhận được thư, lòng giật mình, hôm ấy xe ngựa cao quý nhằm hướng Thành Đô mà trở về.
....
@Tác giả: Thật ra càng tìm hiểu nhiều về các vị cổ nhân xưa thì lại càng mất hết niềm tin vào nam nhân cổ đại. =))) Tương Như và Triệu Mạnh Phủ còn là nam nhân tốt nổi tiếng bậc nhất thời đó rồi mà như thế thì nói gì đến những người bình thường. Thế nên là nam nhân cổ đại như anh Duệ thật sự khá là ảo, như là giấc mơ của các chị em thôi, còn anh Tô mới là hiện thực. :v Nếu không có việc Kiều Kiều chết trước mặt ổng thì Tô chưa chắc đã sống lại trở thành người đàn ông giữ thân như ngọc vì vợ như kiếp này đâu. =)))
Viết chương này bỗng nhớ tới bài "Hỏi" của Trần Thục Hoa:
"Nếu như phụ nữ luôn phải chờ đợi đến đêm khuya
Chẳng hối hận mà hi sinh tuổi xuân
Thì chàng sẽ thật lòng với mình chăng?
Phải chăng phụ nữ mãi mãi không nên hỏi quá nhiều
Nàng tốt nhất nên mãi mãi ngây thơ, vì người mà mình thương yêu."
"Chỉ là phụ nữ vẫn luôn dễ dàng ôm mối tình chung
Từ đó bị tình trói buộc, càng lún càng sâu
Thế nhưng với phụ nữ, tình yêu là cả linh hồn của nàng
Nàng có thể hiến dâng cả đời, vì người mà mình thương yêu."
Trong mơ, nàng lại bước vào giấc mộng kỳ quái kia, trông thấy những năm tháng phu thê ân ái của mình với Lý Phù Tô trong mộng.
Năm đó, Lý Phù Tô đăng cơ đã được ba năm. Ba năm hiếu tang qua đi, quần thần lục tục dâng sớ giục chàng tuyển tú mở rộng hậu cung.
Khi ấy, nàng ngày ngày chỉ biết ở trong cung Tiêu Phòng chờ đợi chàng trở về, hoàn toàn chẳng rõ ngoài kia thế sự xoay vần ra sao. Phải đến khi Quế Chi lỡ miệng trước mặt nàng, Vệ Trường Lạc mới biết hậu cung sắp có thêm nhiều vị nương nương mới.
Thuở còn ở Khôn Ninh cung kề cận cô mẫu, nàng vẫn nhớ, cô mẫu từng nói:
"Chúng ta sinh ra trong thế gia vọng tộc, số mệnh vốn phải gả cho vương tôn công tử. Mà vương tôn công tử, cổ kim có mấy ai lại chẳng tam thê tứ thiếp chứ? Sau này có xuất giá, con cũng chớ nên bận tâm đến hậu viện oanh yến của phu quân, chỉ cần giữ vững ngôi chính thất là được. Thiên hạ nơi nào chẳng có cỏ thơm, người mới rồi cũng thành người cũ, ai dám chắc đắc sủng một đời? Chỉ có ngôi chính thất và đích trưởng tử mới là thứ bền vững nhất."
Nàng cũng biết, đó mới là đạo lý đúng đắn. Tỉ như cô mẫu, dung mạo khuynh thành, xuất thân cao quý, tiên đế muôn phần sủng ái, thế nhưng hậu cung mỗi năm vẫn có thêm người mới, dù có là Hoàng hậu tôn quý vẫn nhiều đêm cô phòng quạnh quẽ. Tỉ như thân mẫu của nàng, tiểu thư danh môn, hiền lương thục đức, vô cùng được phụ thân yêu thương tôn trọng, nhưng ông vẫn còn mấy phòng thiếp thất yêu kiều như hoa. Mẫu thân vì ông mà chết đi, phụ thân nói là tiếc thương, thế mà các thứ đệ thứ muội vẫn đều đều ra đời, nào có từng vì bà mà từ bỏ phong nguyệt.
Số mệnh của nữ tử vốn là như thế. Nam nhân đa tình cũng bạc tình, vốn không nên mong đợi quá nhiều. Thế nhưng, Vệ Trường Lạc vẫn không cách nào bắt chính mình thôi nghĩ ngợi, thôi đau lòng.
Đêm đó, lần đầu tiên sau nhiều năm thành thân, Lý Phù Tô không ngủ cùng nàng. Lúc nghe thái giám báo lại, nàng nhìn thức ăn đã nguội lạnh trên bàn, khẽ bảo cung nhân dọn xuống.
Đến khuya, trằn trọc không ngủ được, nàng bèn lặng lẽ đứng dậy, bước đến Tầm Mộng cư. Nàng ôm đàn tỳ bà, khe khẽ hát một khúc "Ngô nông từ":
"Chàng chàng thiếp thiếp, tình đậm thắm thiết. Tình ý sâu, nồng như lửa.
Dùng một khối bùn, nặn một hình chàng, đắp một tượng thiếp. Đem hai ta đánh vỡ, lấy nước trộn đều, rồi lại nặn một hình chàng, đắp một tượng thiếp.
Trong bùn chàng có thiếp, trong đất thiếp có chàng. Sống cùng chàng chung giường, chết cùng chàng chung quách." (1)
Nàng nghĩ, phải chăng năm xưa lúc Quản phu nhân viết nên bài từ này, trong lòng cũng cùng một nỗi niềm như nàng đêm nay?
Nàng thôi không nghĩ nữa, lại bắt đầu luyện chữ. Trên giấy Tuyên trắng, từng hàng chữ chi chít hiện lên, viết mãi cũng chỉ một dòng:
"Nguyện đắc nhất tâm nhân,
Bạch đầu bất tương ly." (2)
Cứ thế, nàng gục lên bàn ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay.
Đến sáng, nàng mơ màng tỉnh dậy, chỉ thấy Lý Phù Tô đang đứng bên cạnh mình, lẳng lặng nhìn vào tờ giấy trên bàn.
Nàng giật mình, cúi đầu lí nhí gọi:
"Bệ hạ."
Lý Phù Tô khẽ thở dài, ôm nàng vào lòng, bảo:
"Gọi Tô ca ca."
Nàng đang trấn tĩnh, nghe vậy, bỗng gục đầu lên vai chàng, òa khóc.
Từ đó về sau, chàng không bao giờ để nàng một mình suốt đêm dài nữa. Cho dù có ghé sang các cung khác, đến nửa đêm, chàng vẫn quay về cung Tiêu Phòng.
Nàng không biết chàng có sủng hạnh phi tần khác hay không, cũng chẳng muốn biết rõ.
Nàng mơ mơ hồ hồ sống trong giấc mộng của chính mình. Trong mộng, chàng chỉ có một mình nàng, chỉ yêu nàng, vậy là đủ.
Có lẽ, nữ nhân vốn dĩ không nên biết quá nhiều, cũng không nên hỏi quá nhiều. Bởi vì sự thật... luôn rất tàn khốc.
....
Lúc Vệ Trường Lạc giật mình tỉnh dậy, chỉ thấy mình đang ở trong một hang đá.
Thật may, điện ngọc lạnh giá chỉ là một cơn mơ.
Nàng toan ngồi dậy, lại trông thấy Thái tử vẫn còn ôm chặt lấy mình mà say ngủ. Nàng nhẹ đẩy chàng ra, người nọ bỗng giữ chặt tay nàng, bất chợt mở mắt ra.
Vệ Trường Lạc nhíu mày, nói:
"Nếu Thái tử không sao rồi, vậy thì cũng nên buông tiểu nữ ra. Như vậy không hợp lễ giáo, sẽ ảnh hưởng đến danh tiết của tiểu nữ."
Lý Phù Tô lẳng lặng nhìn nàng, bỗng khẽ cười một tiếng, nói:
"Kiều Kiều cho rằng, hai ta cô nam quả nữ ở bên nhau suốt đêm dài, mọi người sẽ tin rằng ta cùng nàng thanh thanh bạch bạch ư?"
Vệ Trường Lạc ngẩn ra, bấy giờ mới nghĩ tới chuyện này. Nhưng rất nhanh sau đó, nàng đã tràn đầy niềm tin, nói:
"Duệ ca ca sẽ tin tưởng ta."
Duệ ca ca từng nói, cho dù phải chọn giữa danh tiết và mạng sống, nàng cũng nhất định phải sống sót. Hắn sẽ không vì chuyện này mà nghi kỵ nàng. Nàng tin chắc như vậy.
Lý Phù Tô không nói gì, chỉ im lặng buông tay ra.
Vệ Trường Lạc đứng dậy, đi ra ngoài, bảo:
"Điện hạ ở đây chờ một chút, ta ra ngoài kiếm chút quả dại ăn lót dạ."
Lâu thật lâu sau, vẫn không thấy nàng quay về. Lý Phù Tô bắt đầu lo lắng, lòng dạ hoảng loạn, chẳng biết có phải nàng bỏ đi rồi không, hay là nàng gặp phải chuyện gì.
Đầu óc ngổn ngang trăm mối, chàng bỗng chốc nhớ đến kiếp trước. Lúc đó, đêm nào nàng cũng chong đèn chờ chàng đến nửa đêm. Cứ như vậy, tháng tháng rồi năm năm, chẳng biết bao nhiêu đêm trôi qua. Có phải, khi ấy, nàng cũng lo lắng, cũng phiền muộn như chàng lúc này? Hay là càng khổ sở hơn nữa?
Chàng cười khổ, bấy giờ mới nhận ra năm xưa chính mình đã tệ bạc với nàng nhường nào.
Đang lúc Lý Phù Tô muốn ra ngoài đi tìm nàng, Vệ Trường Lạc đã quay về, còn mang theo một mớ táo rừng, cùng một con cá. Thấy Thái tử muốn đứng dậy, nàng kinh ngạc hỏi:
"Không phải chân của điện hạ bị thương sao, có thể đi lại được rồi à?"
Lý Phù Tô khẽ ho mấy tiếng, lảo đảo vịn vào vách đá, đáp:
"Cũng là ta vô dụng, vốn tưởng đã ổn rồi, đứng dậy mới thấy đau như vậy."
Vệ Trường Lạc vội đỡ chàng ngồi xuống, hỏi:
"Điện hạ đứng dậy làm gì chứ?"
Lý Phù Tô nhìn nàng, một lúc sau, mới cười khổ, nói:
"Ta chỉ sợ... Kiều Kiều không quay lại nữa."
Vệ Trường Lạc im lặng không đáp.
Nàng bắt đầu đốt lửa, nướng cá lên. Vừa bận rộn tay chân, nàng vừa nói:
"Điện hạ đừng lo lắng, chắc lát nữa Duệ ca ca sẽ tìm ra chúng ta thôi."
Lý Phù Tô lẳng lặng ngắm nhìn bóng nàng loay hoay trước bếp lửa, bỗng thì thầm nói:
"Thật ra... Nếu có thể như vậy cả đời, không về lại hoàng cung cũng chẳng hề chi."
Nàng ngẩn ra, liếc nhìn chàng, bỗng bật cười, nói:
"Điện hạ lại nói đùa rồi. Ngài không về cung, lẽ nào nguyện lòng bỏ đi ngai vị Thái tử, nỡ lòng ruồng bỏ bao kiều thiếp mỹ tỳ hay sao?"
Nàng chỉ cho rằng chàng nói đùa, chẳng ngờ Thái tử lại nắm lấy tay nàng, ánh mắt đầy thâm tình, nói:
"Nguyện đắc nhất tâm nhân, bạch đầu bất tương ly."
Phong thủy đổi dời, bãi bể nương dâu, vẫn là câu nói này, vẫn là chàng và nàng.
Chỉ là...
Quay đầu nhìn lại, chẳng còn ai chờ đợi chàng ở chốn đèn đuốc lập lòe.
....
*Chú thích:
(1) Đây là bài "Ngô nông từ" của bà Quản Đạo Thăng - một tài nữ sống dưới đời nhà Nguyên, tinh thông thi họa, là thê tử của Giang Nam đại tài tử Triệu Mạnh Phủ. (Bạn nào học thư pháp chắc cũng biết vị này, sau Tô Thức thì có Triệu Tử Ngang kế tục danh xưng thi nhân toàn tài, văn thư thi họa không thứ nào chẳng giỏi, Khải thư của ông được gọi là Triệu thể, có ảnh hưởng rất lớn, hồi xưa mình cũng có xem qua mà không đủ trình lâm mô. :v) Quản phu nhân viết bài này gửi cho chồng khi chồng bà có ý định cưới thêm tiểu thiếp. Triệu Mạnh Phủ đọc xong, vô cùng chấn động, từ đó bỏ hẳn ý định cưới thiếp, chỉ chung thủy với vợ đến hết đời.
(2) Trích bài "Bạch đầu ngâm" của Trác Văn Quân, tạm dịch:
"Mong được người một lòng
Bạc đầu chẳng ly biệt."
Tương truyền, Tư Mã Tương Như vốn gia cảnh bần hàn, nhờ đàn khúc "Phượng cầu hoàng" mà cưới được tài nữ Trác Văn Quân. Bởi vì đi theo Tư Mã Tương Như, Trác Văn Quân bị cha từ mặt, phải cùng chồng sống đời hàn vi. Sau, Tương Như làm quan ở kinh thành, nhờ làm bài "Trường Môn Phú" thay hoàng hậu Trần A Kiều, chàng trở thành tình lang trong mộng của bao mệnh phụ tiểu thư trong kinh, nhanh chóng quên đi người vợ tào khang đang chờ đợi chàng ở Thành Đô. Tương Như viết thư cho Trác Văn Quân, ngầm tỏ ý muốn cưới thêm người khác. Trác Văn Quân đọc thư xong, phẫn uất đặt bút viết nên bài "Bạch đầu ngâm" trên. Tương Như nhận được thư, lòng giật mình, hôm ấy xe ngựa cao quý nhằm hướng Thành Đô mà trở về.
....
@Tác giả: Thật ra càng tìm hiểu nhiều về các vị cổ nhân xưa thì lại càng mất hết niềm tin vào nam nhân cổ đại. =))) Tương Như và Triệu Mạnh Phủ còn là nam nhân tốt nổi tiếng bậc nhất thời đó rồi mà như thế thì nói gì đến những người bình thường. Thế nên là nam nhân cổ đại như anh Duệ thật sự khá là ảo, như là giấc mơ của các chị em thôi, còn anh Tô mới là hiện thực. :v Nếu không có việc Kiều Kiều chết trước mặt ổng thì Tô chưa chắc đã sống lại trở thành người đàn ông giữ thân như ngọc vì vợ như kiếp này đâu. =)))
Viết chương này bỗng nhớ tới bài "Hỏi" của Trần Thục Hoa:
"Nếu như phụ nữ luôn phải chờ đợi đến đêm khuya
Chẳng hối hận mà hi sinh tuổi xuân
Thì chàng sẽ thật lòng với mình chăng?
Phải chăng phụ nữ mãi mãi không nên hỏi quá nhiều
Nàng tốt nhất nên mãi mãi ngây thơ, vì người mà mình thương yêu."
"Chỉ là phụ nữ vẫn luôn dễ dàng ôm mối tình chung
Từ đó bị tình trói buộc, càng lún càng sâu
Thế nhưng với phụ nữ, tình yêu là cả linh hồn của nàng
Nàng có thể hiến dâng cả đời, vì người mà mình thương yêu."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.