Chương 77
Hồng Hạnh
29/09/2023
"Đừng xóa, đẹp mà." Hoắc Hào Chi vội giật lấy máy ảnh.
Cô trừng mắt nhìn người bên cạnh, oán trách: "Đẹp chỗ nào chứ?"
"Anh không quan tâm, nói chung là em đẹp."
Vợ chồng son đang ve vãn đánh yêu thì gặp bà chủ khách sạn từ trên lầu đi xuống.
Đó là một người phụ nữ khoảng ba mươi tuổi mặc váy dài, tóc thả sau lưng, khuyên tai lông khổng tước. Chị ta đứng sau lang can trên lầu, lên tiếng giải thích: "Ở ven biển này chỉ còn hai phòng, phòng kia cửa sổ bị hư vẫn chưa sửa xong, ban đêm gió lớn, sẽ rất lạnh..."
"Vậy thuê một phòng."
"Phòng giường lớn."
"Được." Hoắc Hào Chi lập tức đồng ý.
Kiều Vi còn chưa kịp đấm anh, anh đã vội thì thầm bên tai cô: "Anh ngủ dưới sàn. Ở đây nhiều người như vậy, cho anh chút thể diện đi."
Lần này theo tới Bắc Hà còn một đống vệ sĩ.
Hoắc Trọng Anh mới vào tù, khó đảm bảo người của hắn ở ngoài không phản công, bản thân anh chẳng sao cả, nhưng Kiều Vi cũng ở đây, không thể không cẩn thận.
Thời điểm viết hóa đơn, bà chủ ngẩng đầu nhìn Kiều Vi mấy lần.
Đây là một địa điểm du lịch nhiều du khách tới, có mấy cô gái xinh đẹp cũng không mấy lạ.
Nhưng đôi vợ chồng son này trông quá xuất chúng, mà thu hút nhất vẫn là mấy anh vệ sĩ cao to đứng sau như phim điện ảnh.
Kiều Vi cầm hóa đơn, khi cúi đầu ký tên nghe bà chủ nói: "Cô gái, tôi thấy cô trông rất quen."
"Vậy sao?" Rất ít khi có người nói Kiều Vi trông quen mặt.
Giọng phương nam, hàng lông mi dài, gương mặt vì bệnh mà hơi tái nhợt, khi cười lên để lộ hàm răng trắng xinh ngay thẳng.
Chính dáng vẻ này gợi cho bà chủ chút ký ức xa xăm, nhớ tới hình ảnh lúc cô mới tới có cầm hộp đàn violin, nói: "Cô chờ một chút."
Nói rồi bà chạy ra khỏi quầy, nhón chân gỡ hai tấm ảnh trên tường, quay lại.
"Cô xem, có phải rất giống không?"
Vừa nhìn tấm ảnh, Kiều Vi kích động đến mức tay bắt đầu run rẩy.
Là ảnh chụp ba cô lúc chơi đàn.
Tấm ảnh chụp đã khá lâu, khung cảnh trang trí ở sảnh cũng thay đổi, chỉ có ánh sáng mờ nhạt giống hệt lúc này.
"Còn tấm ảnh như vậy không?"
Người phụ nữ lắc đầu: "Không, sau này ông ấy được người ta đón đi rồi."
Người đàn ông đó để lại ấn tượng sâu đậm cho người gặp, ông chơi đàn rất hay, có mấy lần kéo đàn ngay đại sảnh, bình thường rất ít khi nói chuyện.
Do ở lâu, thỉnh thoảng chị có hỏi thăm mấy câu.
Mỗi sáng khi mọi người tỉnh giấc, ông thường luyện đàn từ bờ biển trở về.
Ở nơi trời đất giao nhau như vậy, tiếng đàn càng tự nhiên như nước hòa vào sữa khiến lòng người chấn động.
Khi đó chị đã nghĩ có thể bản thân sẽ quên ông trông thế nào nhưng chắc chắn không thể quên tiếng đàn ấy, hùng vĩ như cánh chim đại bàn nhưng lại tinh tế động lòng người.
Sức khỏe người đàn ông không tốt, nửa đêm hay ho khan.
Buổi tối lúc được đón đi, ông đã gầy yếu đến mức tinh thần không rõ.
"Tôi có thể mang hai tấm ảnh này đi không?"
"Cô là người thân của ông ấy?"
"Tôi là con gái của ông." Mỗi một chữ, Kiều Vi nói đến sống mũi chua xót, nhưng lại vô cùng kiêu ngạo.
Hình ảnh người đàn ông kia và cô gái trước mặt giao nhau, dường như sẽ không có ai nghi ngờ quan hệ huyết thống của họ.
Người phụ nữ gật đầu: "Đương nhiên là được, tất cả cô cậu cứ mang đi đi, ngày mai tôi kêu bên chụp ảnh rửa ra hai tấm khác, có điều..."
"Cái gì?"
"Trước lúc đi ông ấy còn để lại một thứ trong ngăn kéo, tôi nghĩ cô sẽ cần."
Người phụ nữ vội chạy lên lầu, lúc xuống cầm theo một túi văn kiện được niêm phong.
Sau này thỉnh thoảng thấy ảnh của người đàn ông trên mạng chị mới biết thân phận của ông, cũng cảm thấy may mắn khi bản thân đã giữ lại bản thảo trong ngăn tủ.
Đây là một nhạc khúc còn chưa viết xong, chị biết đàn guitar, có thể đọc hiểu khuông nhạc, biết giai điệu đang dừng giữa chừng.
Chữ viết trên bản thảo thanh tú tự tại, nét chữ tiếng Anh vô cùng đẹp, chỉ cần đọc nhạc phổ cũng có thể nhìn ra đó là người đàn ông nho nhã lễ độ.
Tên nhạc khúc viết ở đầu bản thảo: Song for roses.
Bài ca viết cho tường vi.
Nếu hôm nay hai người không tới, có lẽ nhạc khúc này sẽ mãi mãi đặt ở đầu tủ, không nhìn thấy ánh mặt trời.
Kiều Vi cầm nhạc phổ nhìn rất lâu, nếu không phải đàn violin đang ở trên lầu, cô chắc chắn sẽ không nhịn được mà lập tức mở hộp ra cầm đàn kéo thử.
"Còn thiếu đoạn kết." Khi lật đến trang cuối cùng, cô ngẩng đầu nhỏ giọng nói với anh.
Đôi mắt chứa nước mắt của cô như ảnh ngược của biển rộng bên ngoài, thanh triệt thâm thúy.
"Để anh xem." Hoắc Hào Chi nhận lấy bản thảo.
Tác phẩm cuối cùng thiên tài violin để lại trên đời là viết cho con gái.
Toàn bộ tác phẩm có bốn chương, không giống phong cách của tất cả tác phẩm trước đây của ông ấy, ông ấy gần như thoát khỏi cấu trúc âm nhạc chặt chẽ, không còn theo đuổi sự cân bằng và đối xứng của giai điệu cùng tiết tấu mà dùng rất nhiều âm giai ngũ cung mang đến nhiều màu sắc cho tác phẩm.
Chương mở đầu là giai điệu vui tươi sống động theo phong cách sonata do piano biểu diễn, violin bắt chước sự thay đổi dây đôi của Kleiser trong phần còn lại.
Kiều Vi nhớ khi mình sáu bảy tuổi, có lần cô đã bị tra tấn bởi những âm kép như uốn lưỡi trong bài số 33 etude Kreutzer khiến việc tập luyện trở thành màn tra tấn.
Mà bản nhạc thể hiện một cách sống động cảm xúc buồn chán của cô lúc bấy giờ, giống như sự bất lực của của một người cha.
Khi tiếng đàn piano vang lên, đó là lúc Kiều Vi bắt đầu chơi Paganini lần nữa.
Hầu như mỗi chủ đề đều là một đoạn ký ức nhưng không ai ngờ những chuyện nhỏ ấy lại khắc sâu trong tâm trí của một người làm cha.
Piano đẩy giai điệu của violin về phía trước thể hiện âm nhạc như một thước phim ghi lại quá trình trưởng thành của một cô gái, chập chờn, trong sáng mà nhẹ nhàng, cuối cùng kết hợp trọn vẹn với nhau.
Tới chương thứ ba là vô vàn kỳ vọng về tương lai của cô, bản hòa âm đẹp một cách mơ hồ mà thần bí, tiếng piano và violin như đuổi theo nhau, chậm rãi đến khúc cao trào.
Bất cứ ai nghe nhạc khúc này cũng đều phải cảm thán.
Ông trời bất công với tất cả mọi người, ông đã ban cho ba Kiều Vi một tài năng vượt xa tầm với của thế giới, lại khiến ông phải chịu đựng sự dày vò và đau đớn của bệnh tật trong quãng đời ngắn ngủi của mình.
Dù Hoắc Hào Chi tài hoa hơn người, tự phụ đến thế nhưng cũng không có cách nào hoàn tất đoạn kết cho bản nhạc để không làm ô nhục tình cha vĩ đại này.
...
Đêm đó, Kiều Vi ngủ cùng giường với Hoắc Hào chi.
Anh thì thầm bên tai cô mang theo hơi thở nóng rực: "Anh bắt đầu ghen tị rồi."
"Ghen với ai?"
"Ba đấy."
"Là ba của em." Kiều Vi phản bác.
"Dù gì cũng là ba anh." Hoắc Hào Chi lẩm bẩm, "Anh ghen ông ấy có thể cho em tình yêu đáng nhớ như vậy."
Kiều Vi không trả lời.
...
Hơi thở của anh dần đều đều, chỉ có cô vẫn còn tỉnh táo.
Ngoài cửa sổ là tiếng sóng vỗ vào bãi đá ngầm ven biển, trời đất bao la lay động tâm hồn.
Ánh trăng nhu hòa chiếu xuống hàng cung mày thanh tú của anh, Hoắc Hào Chi khi ngủ y hệt một đứa bé, ngây thơ thuần khiết khiến người ta phải mềm lòng.
Kiều Vi cẩn thận đưa tay chạm vào trán, mắt, chóp mũi, dùng trái tim miêu tả đường nét của anh.
Thật ra anh không cần phải ghen.
Dù thế giới có nhớ hay không, những điều anh làm cho cô cô sẽ mãi ghi nhớ.
Thời điểm Kiều Vi mười lăm mười sáu tuổi, không có ngày nào cô ngủ đủ giấc, cứ luôn cảm thấy ban ngày quá dài. Đến giờ, cho dù hay bị cơn đau rạng sáng đánh thức, cô đã không còn thấy ban ngày dài nữa.
Cô nghĩ mình càng ngày càng tham lam, muốn thời gian trôi qua chậm một chút.
Lồng ngực như được nhét đầy bông gòn, có vui, cũng có buồn.
Cô muốn đi cùng anh thật xa, nhưng cũng biết thiên trường địa cửa thật sự rất khó.
"A Hào."
Bên tai chỉ có tiếng thở nhè nhẹ.
Dưới gối là nhiệt độ từ cánh tay anh truyền tới, cô cuộn tròn tay chân, nhẹ giọng gọi.
Như thể chỉ cần gọi cái tên này liền có mật ngọt chảy ra giữa môi.
Ngọt đến mức đi thẳng vào tim, ấm áp và thoải mái.
...
Mặt trời ở Bắc Hà mọc rất sớm, rạng sáng Kiều Vi thức dậy đã thấy hừng đông sáng trưng.
Ánh ban mai màu đỏ cam chuyển từ dịu nhẹ sang rực rỡ chói mắt như thể một bức tranh thủy mặc được mạ lên màu vàng, ánh nắng từng chút xua tan bóng đêm.
Thủy triều đã rút.
Còn sớm, tiết tấu của thị trấn khá chậm, cửa hàng mở cửa không nhiều, người đi lại cũng thưa thớt, chỉ có khói trắng và hương thơm từ những quán ăn mở cửa sớm.
Họ vốn có hành trình khác lại tạm thay đổi để đến thư viện của thị trấn.
Hôm qua bà chủ nói với họ ở thư viện thị trấn có piano, cả hai nóng lòng muốn hợp tấu thử.
Cũng may khi họ tới, thư viện đã mở cửa, quản lý còn đang buồn ngủ vùi đầu vào quầy.
Hoắc Hào Chi gõ nhẹ mấy cái, chỉ vào cây piano đặt ở sảnh lầu một: "Đàn đó chơi được không?"
"Đặt ở đó không phải để đàn sao..."
Còn quá sớm để là việc, quản lý ngẩng người than thở, thầm nghĩ không biết kẻ lỗ mãng nào mới sáng sớm đã chạy tới thư viện chơi piano, vừa mở to mắt lại hoảng sợ.
Video cuối cùng ông ta coi tối qua chính là phần trình diễn của họ ở lễ hội âm nhạc.
Khi đó ông ta còn nghĩ mặt mày Hoắc Hào Chi đẹp như vậy khẳng định là phụ nữ đầu thai, bây giờ thấy người đứng ngay trước mặt, không ngờ còn đẹp hơn trên video hàng trăm lần.
Đi cùng anh là một cô gái xinh đẹp, cẩn thận nhớ lại mới phát hiện chính là người chơi violin.
Ông nằm mơ cũng không ngờ ca sĩ hát giai điệu mà mình xem hàng trăm lần lại xuất hiện trước mắt, lập tức cầm giẻ lâu lên, lắp bắp nói: "Có điều... Có điều đã lâu... Không có ai đàn, cô cậu muốn đàn thì đợi tôi lau sạch bụi đã!"
"Không cần." Hoắc Hào Chi từ chối.
Cây đàn piano kia quả thật đã lâu không có ai động vào, dính đầy bụi không nói, còn bị lạc âm.
Anh cởi áo khoác ném cho người phía sau, dặn dò mấy câu, vén tay áo, ngồi xổm xuống bắt đầu chỉnh âm.
Người đàn ông to lớn đi đầu nhanh chóng quay lại lau sạch các phím đàn bằng vải mềm thấm nước.
Sau khi chỉnh âm, Hoắc Hào Chi sắp xếp lại bản nhạc đã sao chép tối qua, ngồi trước piano, chơi một đoạn etude để luyện ngón.
Thật ra cũng lâu rồi anh không chạm vào piano.
Ngẩng đầu nhìn, Kiều Vi vừa mới giơ cây cung lên, ánh mắt hai người giao nhau, tâm tư tương thông.
Anh cụp mắt, những ngón tay mảnh khảnh bắt đầu lả lướt trên phím đàn.
Phần piano vui tươi, màn hòa âm mới lạ độc đáo, phần độc tấu của violin mạnh mẽ giàu biến hóa, cả hai rượt đuổi nhau, kẻ xướng người họa.
Khi thì nhảy nhót uyển chuyển, lúc thì kéo dài co duỗi, piano và violin hòa vào nhau đàn ra giai điệu kinh người.
Cô trừng mắt nhìn người bên cạnh, oán trách: "Đẹp chỗ nào chứ?"
"Anh không quan tâm, nói chung là em đẹp."
Vợ chồng son đang ve vãn đánh yêu thì gặp bà chủ khách sạn từ trên lầu đi xuống.
Đó là một người phụ nữ khoảng ba mươi tuổi mặc váy dài, tóc thả sau lưng, khuyên tai lông khổng tước. Chị ta đứng sau lang can trên lầu, lên tiếng giải thích: "Ở ven biển này chỉ còn hai phòng, phòng kia cửa sổ bị hư vẫn chưa sửa xong, ban đêm gió lớn, sẽ rất lạnh..."
"Vậy thuê một phòng."
"Phòng giường lớn."
"Được." Hoắc Hào Chi lập tức đồng ý.
Kiều Vi còn chưa kịp đấm anh, anh đã vội thì thầm bên tai cô: "Anh ngủ dưới sàn. Ở đây nhiều người như vậy, cho anh chút thể diện đi."
Lần này theo tới Bắc Hà còn một đống vệ sĩ.
Hoắc Trọng Anh mới vào tù, khó đảm bảo người của hắn ở ngoài không phản công, bản thân anh chẳng sao cả, nhưng Kiều Vi cũng ở đây, không thể không cẩn thận.
Thời điểm viết hóa đơn, bà chủ ngẩng đầu nhìn Kiều Vi mấy lần.
Đây là một địa điểm du lịch nhiều du khách tới, có mấy cô gái xinh đẹp cũng không mấy lạ.
Nhưng đôi vợ chồng son này trông quá xuất chúng, mà thu hút nhất vẫn là mấy anh vệ sĩ cao to đứng sau như phim điện ảnh.
Kiều Vi cầm hóa đơn, khi cúi đầu ký tên nghe bà chủ nói: "Cô gái, tôi thấy cô trông rất quen."
"Vậy sao?" Rất ít khi có người nói Kiều Vi trông quen mặt.
Giọng phương nam, hàng lông mi dài, gương mặt vì bệnh mà hơi tái nhợt, khi cười lên để lộ hàm răng trắng xinh ngay thẳng.
Chính dáng vẻ này gợi cho bà chủ chút ký ức xa xăm, nhớ tới hình ảnh lúc cô mới tới có cầm hộp đàn violin, nói: "Cô chờ một chút."
Nói rồi bà chạy ra khỏi quầy, nhón chân gỡ hai tấm ảnh trên tường, quay lại.
"Cô xem, có phải rất giống không?"
Vừa nhìn tấm ảnh, Kiều Vi kích động đến mức tay bắt đầu run rẩy.
Là ảnh chụp ba cô lúc chơi đàn.
Tấm ảnh chụp đã khá lâu, khung cảnh trang trí ở sảnh cũng thay đổi, chỉ có ánh sáng mờ nhạt giống hệt lúc này.
"Còn tấm ảnh như vậy không?"
Người phụ nữ lắc đầu: "Không, sau này ông ấy được người ta đón đi rồi."
Người đàn ông đó để lại ấn tượng sâu đậm cho người gặp, ông chơi đàn rất hay, có mấy lần kéo đàn ngay đại sảnh, bình thường rất ít khi nói chuyện.
Do ở lâu, thỉnh thoảng chị có hỏi thăm mấy câu.
Mỗi sáng khi mọi người tỉnh giấc, ông thường luyện đàn từ bờ biển trở về.
Ở nơi trời đất giao nhau như vậy, tiếng đàn càng tự nhiên như nước hòa vào sữa khiến lòng người chấn động.
Khi đó chị đã nghĩ có thể bản thân sẽ quên ông trông thế nào nhưng chắc chắn không thể quên tiếng đàn ấy, hùng vĩ như cánh chim đại bàn nhưng lại tinh tế động lòng người.
Sức khỏe người đàn ông không tốt, nửa đêm hay ho khan.
Buổi tối lúc được đón đi, ông đã gầy yếu đến mức tinh thần không rõ.
"Tôi có thể mang hai tấm ảnh này đi không?"
"Cô là người thân của ông ấy?"
"Tôi là con gái của ông." Mỗi một chữ, Kiều Vi nói đến sống mũi chua xót, nhưng lại vô cùng kiêu ngạo.
Hình ảnh người đàn ông kia và cô gái trước mặt giao nhau, dường như sẽ không có ai nghi ngờ quan hệ huyết thống của họ.
Người phụ nữ gật đầu: "Đương nhiên là được, tất cả cô cậu cứ mang đi đi, ngày mai tôi kêu bên chụp ảnh rửa ra hai tấm khác, có điều..."
"Cái gì?"
"Trước lúc đi ông ấy còn để lại một thứ trong ngăn kéo, tôi nghĩ cô sẽ cần."
Người phụ nữ vội chạy lên lầu, lúc xuống cầm theo một túi văn kiện được niêm phong.
Sau này thỉnh thoảng thấy ảnh của người đàn ông trên mạng chị mới biết thân phận của ông, cũng cảm thấy may mắn khi bản thân đã giữ lại bản thảo trong ngăn tủ.
Đây là một nhạc khúc còn chưa viết xong, chị biết đàn guitar, có thể đọc hiểu khuông nhạc, biết giai điệu đang dừng giữa chừng.
Chữ viết trên bản thảo thanh tú tự tại, nét chữ tiếng Anh vô cùng đẹp, chỉ cần đọc nhạc phổ cũng có thể nhìn ra đó là người đàn ông nho nhã lễ độ.
Tên nhạc khúc viết ở đầu bản thảo: Song for roses.
Bài ca viết cho tường vi.
Nếu hôm nay hai người không tới, có lẽ nhạc khúc này sẽ mãi mãi đặt ở đầu tủ, không nhìn thấy ánh mặt trời.
Kiều Vi cầm nhạc phổ nhìn rất lâu, nếu không phải đàn violin đang ở trên lầu, cô chắc chắn sẽ không nhịn được mà lập tức mở hộp ra cầm đàn kéo thử.
"Còn thiếu đoạn kết." Khi lật đến trang cuối cùng, cô ngẩng đầu nhỏ giọng nói với anh.
Đôi mắt chứa nước mắt của cô như ảnh ngược của biển rộng bên ngoài, thanh triệt thâm thúy.
"Để anh xem." Hoắc Hào Chi nhận lấy bản thảo.
Tác phẩm cuối cùng thiên tài violin để lại trên đời là viết cho con gái.
Toàn bộ tác phẩm có bốn chương, không giống phong cách của tất cả tác phẩm trước đây của ông ấy, ông ấy gần như thoát khỏi cấu trúc âm nhạc chặt chẽ, không còn theo đuổi sự cân bằng và đối xứng của giai điệu cùng tiết tấu mà dùng rất nhiều âm giai ngũ cung mang đến nhiều màu sắc cho tác phẩm.
Chương mở đầu là giai điệu vui tươi sống động theo phong cách sonata do piano biểu diễn, violin bắt chước sự thay đổi dây đôi của Kleiser trong phần còn lại.
Kiều Vi nhớ khi mình sáu bảy tuổi, có lần cô đã bị tra tấn bởi những âm kép như uốn lưỡi trong bài số 33 etude Kreutzer khiến việc tập luyện trở thành màn tra tấn.
Mà bản nhạc thể hiện một cách sống động cảm xúc buồn chán của cô lúc bấy giờ, giống như sự bất lực của của một người cha.
Khi tiếng đàn piano vang lên, đó là lúc Kiều Vi bắt đầu chơi Paganini lần nữa.
Hầu như mỗi chủ đề đều là một đoạn ký ức nhưng không ai ngờ những chuyện nhỏ ấy lại khắc sâu trong tâm trí của một người làm cha.
Piano đẩy giai điệu của violin về phía trước thể hiện âm nhạc như một thước phim ghi lại quá trình trưởng thành của một cô gái, chập chờn, trong sáng mà nhẹ nhàng, cuối cùng kết hợp trọn vẹn với nhau.
Tới chương thứ ba là vô vàn kỳ vọng về tương lai của cô, bản hòa âm đẹp một cách mơ hồ mà thần bí, tiếng piano và violin như đuổi theo nhau, chậm rãi đến khúc cao trào.
Bất cứ ai nghe nhạc khúc này cũng đều phải cảm thán.
Ông trời bất công với tất cả mọi người, ông đã ban cho ba Kiều Vi một tài năng vượt xa tầm với của thế giới, lại khiến ông phải chịu đựng sự dày vò và đau đớn của bệnh tật trong quãng đời ngắn ngủi của mình.
Dù Hoắc Hào Chi tài hoa hơn người, tự phụ đến thế nhưng cũng không có cách nào hoàn tất đoạn kết cho bản nhạc để không làm ô nhục tình cha vĩ đại này.
...
Đêm đó, Kiều Vi ngủ cùng giường với Hoắc Hào chi.
Anh thì thầm bên tai cô mang theo hơi thở nóng rực: "Anh bắt đầu ghen tị rồi."
"Ghen với ai?"
"Ba đấy."
"Là ba của em." Kiều Vi phản bác.
"Dù gì cũng là ba anh." Hoắc Hào Chi lẩm bẩm, "Anh ghen ông ấy có thể cho em tình yêu đáng nhớ như vậy."
Kiều Vi không trả lời.
...
Hơi thở của anh dần đều đều, chỉ có cô vẫn còn tỉnh táo.
Ngoài cửa sổ là tiếng sóng vỗ vào bãi đá ngầm ven biển, trời đất bao la lay động tâm hồn.
Ánh trăng nhu hòa chiếu xuống hàng cung mày thanh tú của anh, Hoắc Hào Chi khi ngủ y hệt một đứa bé, ngây thơ thuần khiết khiến người ta phải mềm lòng.
Kiều Vi cẩn thận đưa tay chạm vào trán, mắt, chóp mũi, dùng trái tim miêu tả đường nét của anh.
Thật ra anh không cần phải ghen.
Dù thế giới có nhớ hay không, những điều anh làm cho cô cô sẽ mãi ghi nhớ.
Thời điểm Kiều Vi mười lăm mười sáu tuổi, không có ngày nào cô ngủ đủ giấc, cứ luôn cảm thấy ban ngày quá dài. Đến giờ, cho dù hay bị cơn đau rạng sáng đánh thức, cô đã không còn thấy ban ngày dài nữa.
Cô nghĩ mình càng ngày càng tham lam, muốn thời gian trôi qua chậm một chút.
Lồng ngực như được nhét đầy bông gòn, có vui, cũng có buồn.
Cô muốn đi cùng anh thật xa, nhưng cũng biết thiên trường địa cửa thật sự rất khó.
"A Hào."
Bên tai chỉ có tiếng thở nhè nhẹ.
Dưới gối là nhiệt độ từ cánh tay anh truyền tới, cô cuộn tròn tay chân, nhẹ giọng gọi.
Như thể chỉ cần gọi cái tên này liền có mật ngọt chảy ra giữa môi.
Ngọt đến mức đi thẳng vào tim, ấm áp và thoải mái.
...
Mặt trời ở Bắc Hà mọc rất sớm, rạng sáng Kiều Vi thức dậy đã thấy hừng đông sáng trưng.
Ánh ban mai màu đỏ cam chuyển từ dịu nhẹ sang rực rỡ chói mắt như thể một bức tranh thủy mặc được mạ lên màu vàng, ánh nắng từng chút xua tan bóng đêm.
Thủy triều đã rút.
Còn sớm, tiết tấu của thị trấn khá chậm, cửa hàng mở cửa không nhiều, người đi lại cũng thưa thớt, chỉ có khói trắng và hương thơm từ những quán ăn mở cửa sớm.
Họ vốn có hành trình khác lại tạm thay đổi để đến thư viện của thị trấn.
Hôm qua bà chủ nói với họ ở thư viện thị trấn có piano, cả hai nóng lòng muốn hợp tấu thử.
Cũng may khi họ tới, thư viện đã mở cửa, quản lý còn đang buồn ngủ vùi đầu vào quầy.
Hoắc Hào Chi gõ nhẹ mấy cái, chỉ vào cây piano đặt ở sảnh lầu một: "Đàn đó chơi được không?"
"Đặt ở đó không phải để đàn sao..."
Còn quá sớm để là việc, quản lý ngẩng người than thở, thầm nghĩ không biết kẻ lỗ mãng nào mới sáng sớm đã chạy tới thư viện chơi piano, vừa mở to mắt lại hoảng sợ.
Video cuối cùng ông ta coi tối qua chính là phần trình diễn của họ ở lễ hội âm nhạc.
Khi đó ông ta còn nghĩ mặt mày Hoắc Hào Chi đẹp như vậy khẳng định là phụ nữ đầu thai, bây giờ thấy người đứng ngay trước mặt, không ngờ còn đẹp hơn trên video hàng trăm lần.
Đi cùng anh là một cô gái xinh đẹp, cẩn thận nhớ lại mới phát hiện chính là người chơi violin.
Ông nằm mơ cũng không ngờ ca sĩ hát giai điệu mà mình xem hàng trăm lần lại xuất hiện trước mắt, lập tức cầm giẻ lâu lên, lắp bắp nói: "Có điều... Có điều đã lâu... Không có ai đàn, cô cậu muốn đàn thì đợi tôi lau sạch bụi đã!"
"Không cần." Hoắc Hào Chi từ chối.
Cây đàn piano kia quả thật đã lâu không có ai động vào, dính đầy bụi không nói, còn bị lạc âm.
Anh cởi áo khoác ném cho người phía sau, dặn dò mấy câu, vén tay áo, ngồi xổm xuống bắt đầu chỉnh âm.
Người đàn ông to lớn đi đầu nhanh chóng quay lại lau sạch các phím đàn bằng vải mềm thấm nước.
Sau khi chỉnh âm, Hoắc Hào Chi sắp xếp lại bản nhạc đã sao chép tối qua, ngồi trước piano, chơi một đoạn etude để luyện ngón.
Thật ra cũng lâu rồi anh không chạm vào piano.
Ngẩng đầu nhìn, Kiều Vi vừa mới giơ cây cung lên, ánh mắt hai người giao nhau, tâm tư tương thông.
Anh cụp mắt, những ngón tay mảnh khảnh bắt đầu lả lướt trên phím đàn.
Phần piano vui tươi, màn hòa âm mới lạ độc đáo, phần độc tấu của violin mạnh mẽ giàu biến hóa, cả hai rượt đuổi nhau, kẻ xướng người họa.
Khi thì nhảy nhót uyển chuyển, lúc thì kéo dài co duỗi, piano và violin hòa vào nhau đàn ra giai điệu kinh người.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.