Chương 10
Janusz Leon Wiśniewski
05/05/2016
Lấy khẩu cung Jakob là ông trưởng phòng. Say xỉn từ sáng, nhưng lại rởm đời hết chỗ nói. Ông ta coi công việc của mình cũng như mọi người khác. Chỉ có điều “mọi người” ở đây là ông kế toán hay thợ đào(13) than. Còn ông ta thì đá tù nhân. Đầu tiên là quát. Ông ta nhảy từ trên ghế xuống tấm thảm trải nền bằng nhựa xám bẩn thỉu, đầy những vết cháy vì đầu mẩu thuốc lá cháy dở và đá. Vào vùng thận. Vào lưng và vào đầu. Cả vào hông nữa. Tháng Mười một ấy rất lạnh. Ngày hôm ấy ông trưởng phòng đi đôi giày đông nặng trịch và Jakob đã nhận những cú đá vào khớp hông và vùng thận. Họ đã cầm được máu chảy bên trong, nhưng với khớp hông thì không thể cứu vãn, sau đó các bác sĩ phẫu thuật đã nói như vậy. Do đó mà anh bị đi cà nhắc và rất đau, như người ta nói, “mọi đốt xương”, mỗi khi trở trời. Sau hai tuần thì mọi người được thả. Nhưng bị thu tất cả giấy ra vào, bị đuổi việc và được lệnh về nhà, còn sau đó thì “tốt nhất là hưởng chế độ trợ cấp”.
Ông trưởng phòng từ ngày đầu cho tới khi bức tường sụp đổ đó là cha tôi. Chính ông vào cái ngày hai mốt tháng Mười một năm ấy đã đá Jakob, đã đẩy anh vĩnh viễn rời xa những kính thiên văn vô tuyến và những ngôi sao, đã hủy hoại không thể khắc phục khớp xương hông và tiểu sử của anh, sau đó về nhà trong trạng thái say khướt và quát tháo mẹ tôi trong bếp.
Và khi đó, thất nghiệp và bị “đánh dấu”, Jakob đã bắt đầu làm thuê cho quỹ dành cho người bệnh và các trại phúc lợi xã hội ở Rostock để chăm sóc những bệnh nhân nằm liệt giường. Chỉ có ở đấy là muốn nhận anh vào làm mà cũng phải có bảo lãnh đặc biệt. Một nhà thiên văn học với luận án tiến sĩ dở dang như vậy đi đổ bô. Và anh đã gặp tôi theo cách đó. Mười sáu năm trước đây. Và đã mười sáu năm nay chúng tôi cùng nhau đêm này qua đêm khác.
Liệu tôi có phải biết ơn cha tôi, ông trưởng phòng, vì điều đó?
- Jakob à, em có cần phải cám ơn cha em vì em có anh? Hãy nói cho em biết đi – tôi hỏi anh khi anh kể xong câu chuyện của mình. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh. Anh quay đầu lại, vờ như đang nhìn vào một cái kính hiển vi nào đó, và trả lời hoàn toàn lạc đề:
- Bởi vì chúng ta, Matylda ạ, chúng ta được tạo ra để phục sinh. Như cô ấy. Kể cả bị xe tải đi qua, chúng ta vẫn cứ lớn lên.
Vì Jakob đôi khi vẫn nói chệch đề. Anh nói chệch đề mới hay làm sao. Giống như vào một tối nào đó, khi chúng tôi trở lại đề tàiDachau, anh bỗng nhiên nắm chặt tay và rít qua kẽ răng:
- Em biết anh đang mơ ước điều gì không? Em có biết về cái gì không hả Matylda? Anh ước gì có ngày người ta nhân bản Hitler rồi dẫn hắn ra tòa. Một thằng ở Jerusalem, một thằng ở Vacsava và một thằng ở Dachau. Và anh sẽ có mặt trong phiên tòa ở Dachau.
Đêm đêm Jakob cứ kể cho tôi nghe những câu chuyện như thế. Bởi chúng tôi trò chuyện với nhau về mọi thứ. Chỉ riêng về chuyện có kinh của tôi là không. Nhưng từ cái lần ấy, Jakob không nắm tay tôi khi tôi ngủ nữa. Vì Jakob không phải là người yêu của tôi.
Về chuyện Jakob gặp gỡ với cha cô thì mãi mấy năm sau đó cô mới biết. Chuyện xảy ra vào đêm bức tường bị đổ và tất cả mọi người sửng sốt chạy sang phía Tây, cho dù chỉ để chắc chắn rằng chẳng có ai bắn họ. Một nửa giờ tham dự vào lịch sử châu Âu và thế giới và sau đó quay về nhà cho chắc. Đổi mác Đông Đức sang DM, mua một ít chuối, vẫy tay với cái camera của một đài truyền hình nào đó rồi nhanh chóng về nhà ở phía Đông. Bởi phía Tây, ngay cả hiện nay vẫn cứ thực sự là một đất nước khác và chỉ ở phía Đông người ta mới thực sự cảm thấy như ở nhà.
Cha cô biết rằng chưa thể kết thúc ở nửa giờ tự do và những quả chuối đó. Nên ông sợ. Ông sợ lắm. Từ lúc nhìn thấy những chiếc xe traban chạy qua Check Point Charly và cổng Brandenbur thì cái điện thoại di động nào cũng làm ông sợ. Đêm ấy ông đã uống say – không phải vì nghiện, mà vì sợ – và không hiểu vị khán giả say khướt ấy, do thói quen cũ hay do nỗi nhớ cũ, lại quay về “gầm chạn” với vợ. Điều đó không quan trọng, vì từ bao năm nay đó chẳng phải là chạn của ông, chẳng phải vợ của ông. Ông bấm chuông. Jakob, người đến trước đó với những chiếc máy hiện sóng và những đầu cảm biến của cô, ra mở cửa. Với khớp xương hông bị đá, anh khập khiễng đi ra và mở cửa. Và nói: “Xin mời vào”. Và tay trưởng phòng đê tiện đó bước vào và như thường lệ không nói một lời, đi xuống bếp. Và hắn ngồi trên cái ghế gỗ xiêu vẹo cạnh tủ lạnh ấy và khóc. Và khi đó Jakob hỏi hắn có uống trà không “vì ngoài trời lạnh thế”, rồi đặt nước.
Tôi tên là Matylda.
Tôi bị bệnh nhẹ.
Jakob bảo là tôi không nên nói thế. Anh cho rằng tôi chỉ “tạm thời bị khó thở” và rằng rồi sẽ qua thôi.
Tôi đã bị như vậy từ mười sáu năm nay, nhưng Jakob bảo là rồi sẽ qua . Anh vẫn nói thế từ mười sáu năm nay. Thậm chí anh còn tin vào điều đó. Bởi bao giờ anh cũng chỉ nói những gì mình tin tưởng.
Khi không ngủ, tôi cũng thở như Jakob. Khi thiếp đi, cơ thể tôi liền “quên” thở. Đó có lẽ là do di truyền, nếu nói theo định nghĩa của Jakob.
Tôi không thể ngủ mà không có thiết bị kích thở cho phổi.
Do đó mà họ đã khéo léo mổ bụng tôi, luồn vào đó một bộ khởi động điện tử. Không lớn lắm. Có thể cảm nhận được nó khi chạm tay vào bụng tôi. Nó gửi các xung điện đến thần kinh trong cơ hoành của tôi. Do đó mà nó nâng lên hạ xuống cả khi tôi ngủ. Nếu bạn không có Undine, thì bạn chẳng cần đến bộ khởi động. Tôi không may mắn lắm về bộ gien nên tôi cần bộ khởi động.
Bộ khởi động cần phải được kiểm soát liên tục. Và điều khiển nó bằng xung.
Và phải kiểm tra hoạt động của nó. Cho nên tôi có đủ các loại cảm biến trên người. Ở các ngón tay, quanh cổ tay, dưới ngực, chỗ cơ hoành và ở bụng dưới. Jakob còn lo để các đầu cảm biến này không bị xỉn màu. Anh mua sơn móng tay đủ các màu và sơn các đầu cảm biến của tôi, để chúng hợp với quần áo hoặc bộ đồ ngủ của tôi. Những đầu cảm biến của tôi nhiều màu sắc. Thỉnh thoảng, khi chúng lạnh quá, anh ủ chúng trong lòng bàn tay mình hoặc hà hơi cho chúng ấm lên rồi mới mang sang giường tôi. Và anh nhắm mắt lại, khi tôi kéo cao nịt vú hoặc quần lót để đặt cảm biến phía dưới tim hoặc phần bụng dưới. Sau đó anh lại lo sao cho những bộ cảm biến màu xanh lá cây, đen, đỏ hay ôliu ấy truyền xung động.
Tôi không thể ngủ trên tàu hỏa, không thể ngủ cạnh tivi. Tôi không thể ngủ trong vòng tay của bất cứ ai. Tôi không thể ngủ nếu thiếu Jakob. Tôi cũng không thể ngủ với người đàn ông của mình nếu Jakob không có mặt ở phòng bên, cạnh các monitơ. Bởi anh theo dõi những thiết bị ấy. Mười sáu năm rồi. Hàng đêm.
Có một nữ thần nào đó đã tung ra lời nguyền đối với người yêu không chung thủy của mình. Nữ thần không chịu nổi sự phản bội của chàng. Chàng sẽ không còn nhận thấy gì nữa và đơn giản là sẽ ngừng thở trong giấc ngủ. Và chàng đã ngừng thở. Và chàng đã chết. Và nữ thần đã khóc và sẽ khóc cho đến ngày tận thế.
Nữ thần đó tên là Undine.
Bệnh của tôi tên là hội chứng lời nguyền Undine.
Ở Đức, mỗi năm trung bình có năm người bị mắc bệnh này. Tôi bị bệnh năm lên tám tuổi, vào cái ngày mà tôi nép vào người mẹ và gần như đã chết trong giấc ngủ.
Jakob, khi thỉnh thoảng chúng tôi thắp nến và nghe nhạc và Jakob bị xúc động, thì anh đùa và nói rằng với anh tôi như một công chúa. Tôi cũng biết điều ấy. Tôi giống như là nàng công chúa bị nhốt trong chiếc quan tài thủy tinh. Cho đến khi chàng hoàng tử của tôi đến, nhấc nắp lên và đánh thức tôi bằng một nụ hôn. Và ở lại qua đêm. Nhưng thậm chí cả khi đó Jakob vẫn sẽ ngồi ở phòng bên để theo dõi monitơ.
Jakob của tôi.
Ông trưởng phòng từ ngày đầu cho tới khi bức tường sụp đổ đó là cha tôi. Chính ông vào cái ngày hai mốt tháng Mười một năm ấy đã đá Jakob, đã đẩy anh vĩnh viễn rời xa những kính thiên văn vô tuyến và những ngôi sao, đã hủy hoại không thể khắc phục khớp xương hông và tiểu sử của anh, sau đó về nhà trong trạng thái say khướt và quát tháo mẹ tôi trong bếp.
Và khi đó, thất nghiệp và bị “đánh dấu”, Jakob đã bắt đầu làm thuê cho quỹ dành cho người bệnh và các trại phúc lợi xã hội ở Rostock để chăm sóc những bệnh nhân nằm liệt giường. Chỉ có ở đấy là muốn nhận anh vào làm mà cũng phải có bảo lãnh đặc biệt. Một nhà thiên văn học với luận án tiến sĩ dở dang như vậy đi đổ bô. Và anh đã gặp tôi theo cách đó. Mười sáu năm trước đây. Và đã mười sáu năm nay chúng tôi cùng nhau đêm này qua đêm khác.
Liệu tôi có phải biết ơn cha tôi, ông trưởng phòng, vì điều đó?
- Jakob à, em có cần phải cám ơn cha em vì em có anh? Hãy nói cho em biết đi – tôi hỏi anh khi anh kể xong câu chuyện của mình. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh. Anh quay đầu lại, vờ như đang nhìn vào một cái kính hiển vi nào đó, và trả lời hoàn toàn lạc đề:
- Bởi vì chúng ta, Matylda ạ, chúng ta được tạo ra để phục sinh. Như cô ấy. Kể cả bị xe tải đi qua, chúng ta vẫn cứ lớn lên.
Vì Jakob đôi khi vẫn nói chệch đề. Anh nói chệch đề mới hay làm sao. Giống như vào một tối nào đó, khi chúng tôi trở lại đề tàiDachau, anh bỗng nhiên nắm chặt tay và rít qua kẽ răng:
- Em biết anh đang mơ ước điều gì không? Em có biết về cái gì không hả Matylda? Anh ước gì có ngày người ta nhân bản Hitler rồi dẫn hắn ra tòa. Một thằng ở Jerusalem, một thằng ở Vacsava và một thằng ở Dachau. Và anh sẽ có mặt trong phiên tòa ở Dachau.
Đêm đêm Jakob cứ kể cho tôi nghe những câu chuyện như thế. Bởi chúng tôi trò chuyện với nhau về mọi thứ. Chỉ riêng về chuyện có kinh của tôi là không. Nhưng từ cái lần ấy, Jakob không nắm tay tôi khi tôi ngủ nữa. Vì Jakob không phải là người yêu của tôi.
Về chuyện Jakob gặp gỡ với cha cô thì mãi mấy năm sau đó cô mới biết. Chuyện xảy ra vào đêm bức tường bị đổ và tất cả mọi người sửng sốt chạy sang phía Tây, cho dù chỉ để chắc chắn rằng chẳng có ai bắn họ. Một nửa giờ tham dự vào lịch sử châu Âu và thế giới và sau đó quay về nhà cho chắc. Đổi mác Đông Đức sang DM, mua một ít chuối, vẫy tay với cái camera của một đài truyền hình nào đó rồi nhanh chóng về nhà ở phía Đông. Bởi phía Tây, ngay cả hiện nay vẫn cứ thực sự là một đất nước khác và chỉ ở phía Đông người ta mới thực sự cảm thấy như ở nhà.
Cha cô biết rằng chưa thể kết thúc ở nửa giờ tự do và những quả chuối đó. Nên ông sợ. Ông sợ lắm. Từ lúc nhìn thấy những chiếc xe traban chạy qua Check Point Charly và cổng Brandenbur thì cái điện thoại di động nào cũng làm ông sợ. Đêm ấy ông đã uống say – không phải vì nghiện, mà vì sợ – và không hiểu vị khán giả say khướt ấy, do thói quen cũ hay do nỗi nhớ cũ, lại quay về “gầm chạn” với vợ. Điều đó không quan trọng, vì từ bao năm nay đó chẳng phải là chạn của ông, chẳng phải vợ của ông. Ông bấm chuông. Jakob, người đến trước đó với những chiếc máy hiện sóng và những đầu cảm biến của cô, ra mở cửa. Với khớp xương hông bị đá, anh khập khiễng đi ra và mở cửa. Và nói: “Xin mời vào”. Và tay trưởng phòng đê tiện đó bước vào và như thường lệ không nói một lời, đi xuống bếp. Và hắn ngồi trên cái ghế gỗ xiêu vẹo cạnh tủ lạnh ấy và khóc. Và khi đó Jakob hỏi hắn có uống trà không “vì ngoài trời lạnh thế”, rồi đặt nước.
Tôi tên là Matylda.
Tôi bị bệnh nhẹ.
Jakob bảo là tôi không nên nói thế. Anh cho rằng tôi chỉ “tạm thời bị khó thở” và rằng rồi sẽ qua thôi.
Tôi đã bị như vậy từ mười sáu năm nay, nhưng Jakob bảo là rồi sẽ qua . Anh vẫn nói thế từ mười sáu năm nay. Thậm chí anh còn tin vào điều đó. Bởi bao giờ anh cũng chỉ nói những gì mình tin tưởng.
Khi không ngủ, tôi cũng thở như Jakob. Khi thiếp đi, cơ thể tôi liền “quên” thở. Đó có lẽ là do di truyền, nếu nói theo định nghĩa của Jakob.
Tôi không thể ngủ mà không có thiết bị kích thở cho phổi.
Do đó mà họ đã khéo léo mổ bụng tôi, luồn vào đó một bộ khởi động điện tử. Không lớn lắm. Có thể cảm nhận được nó khi chạm tay vào bụng tôi. Nó gửi các xung điện đến thần kinh trong cơ hoành của tôi. Do đó mà nó nâng lên hạ xuống cả khi tôi ngủ. Nếu bạn không có Undine, thì bạn chẳng cần đến bộ khởi động. Tôi không may mắn lắm về bộ gien nên tôi cần bộ khởi động.
Bộ khởi động cần phải được kiểm soát liên tục. Và điều khiển nó bằng xung.
Và phải kiểm tra hoạt động của nó. Cho nên tôi có đủ các loại cảm biến trên người. Ở các ngón tay, quanh cổ tay, dưới ngực, chỗ cơ hoành và ở bụng dưới. Jakob còn lo để các đầu cảm biến này không bị xỉn màu. Anh mua sơn móng tay đủ các màu và sơn các đầu cảm biến của tôi, để chúng hợp với quần áo hoặc bộ đồ ngủ của tôi. Những đầu cảm biến của tôi nhiều màu sắc. Thỉnh thoảng, khi chúng lạnh quá, anh ủ chúng trong lòng bàn tay mình hoặc hà hơi cho chúng ấm lên rồi mới mang sang giường tôi. Và anh nhắm mắt lại, khi tôi kéo cao nịt vú hoặc quần lót để đặt cảm biến phía dưới tim hoặc phần bụng dưới. Sau đó anh lại lo sao cho những bộ cảm biến màu xanh lá cây, đen, đỏ hay ôliu ấy truyền xung động.
Tôi không thể ngủ trên tàu hỏa, không thể ngủ cạnh tivi. Tôi không thể ngủ trong vòng tay của bất cứ ai. Tôi không thể ngủ nếu thiếu Jakob. Tôi cũng không thể ngủ với người đàn ông của mình nếu Jakob không có mặt ở phòng bên, cạnh các monitơ. Bởi anh theo dõi những thiết bị ấy. Mười sáu năm rồi. Hàng đêm.
Có một nữ thần nào đó đã tung ra lời nguyền đối với người yêu không chung thủy của mình. Nữ thần không chịu nổi sự phản bội của chàng. Chàng sẽ không còn nhận thấy gì nữa và đơn giản là sẽ ngừng thở trong giấc ngủ. Và chàng đã ngừng thở. Và chàng đã chết. Và nữ thần đã khóc và sẽ khóc cho đến ngày tận thế.
Nữ thần đó tên là Undine.
Bệnh của tôi tên là hội chứng lời nguyền Undine.
Ở Đức, mỗi năm trung bình có năm người bị mắc bệnh này. Tôi bị bệnh năm lên tám tuổi, vào cái ngày mà tôi nép vào người mẹ và gần như đã chết trong giấc ngủ.
Jakob, khi thỉnh thoảng chúng tôi thắp nến và nghe nhạc và Jakob bị xúc động, thì anh đùa và nói rằng với anh tôi như một công chúa. Tôi cũng biết điều ấy. Tôi giống như là nàng công chúa bị nhốt trong chiếc quan tài thủy tinh. Cho đến khi chàng hoàng tử của tôi đến, nhấc nắp lên và đánh thức tôi bằng một nụ hôn. Và ở lại qua đêm. Nhưng thậm chí cả khi đó Jakob vẫn sẽ ngồi ở phòng bên để theo dõi monitơ.
Jakob của tôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.