Chương 18:
Đại Cô Nương Lãng
15/09/2024
Diệp thị ra lệnh, khi nào chị ta ngủ say thì mới cho phép Quế Hỷ đứng dậy.
Lúc nha đầu ngốc đỡ Quế Hỷ đứng lên, bên cạnh chỉ có một cậu phục vụ đang vừa ngáp vừa châm đèn dầu, miễn cưỡng quét mắt về phía hai cô.
Bây giờ hắn đối với phụ nữ xinh đẹp cũng chẳng có hứng thú gì. Cả ngày bận bịu mệt mỏi, lúc này chỉ muốn nhanh chóng đi gặp Chu Công (1), hoặc là cùng cô nương xinh đẹp vuốt ve âu yếm một phen trong giấc mơ cũng đủ hài lòng.
Quế Hỷ ngồi trên bậc thềm xoa xoa bắp chân đau nhức đến tê dại. Nha đầu ngốc giữ lại hai khối bánh nếp đường đỏ cho cô, nhưng không nhịn được cơn thèm ăn, khoét lấy một quả chà là, để lại trên chiếc bánh một lỗ sâu hoắm.
Bánh nếp mới ra lò dẻo dẻo ngọt thơm, mà lúc này để lâu đã nguội lạnh, cắn vào miệng sần sật, lại hơi có vị đắng. Cô sợ bị nghẹn nên bẻ thành từng miếng nhỏ mà ăn.
Nha đầu ngốc nghiêng đầu hỏi cô: "Giấu đi thì đã tốt rồi, không cần phải chịu tội như thế."
"Không thể lừa gạt, chiếc yếm bị Kiều Tứ lấy đi, quan trọng nhất là phải một đao cắt đứt mọi việc, không thì lỡ sau này có ai phát hiện ra thì có nhảy sông Hoàng Hà cũng không rửa hết tội."
Nha đầu ngốc nghe không hiểu nhưng cũng không hỏi thêm gì, chỉ lấy chiếc yếm từ trong ống tay áo ra trả lại cho cô.
Mặt Quế Hỷ biến sắc: "Còn không vứt nó đi!" Lại nói: "Không... đem đốt nó đi."
Nha đầu ngốc ồ một tiếng, cánh tay vươn đến ngọn đèn dầu đặt trước hành lang, gỡ cái chụp thủy tinh ra. Vải lụa bén lửa, trong nháy mắt cháy cuồn cuộn, chỉ còn thấy dáng hình con hỉ thước không mỏ, không ngực, cũng không cánh. Lát sau, cả cái đuôi cũng không còn.
Quế Hỷ ăn không thấy ngon, con mèo nhỏ mắt xanh của Diệp thị chẳng biết chui từ trong phòng ra từ khi nào, đi đến bên chân cô, lớn giọng kêu meo meo. Cô vứt khối bánh nếp cho nó, con mèo ngửi ngửi rồi vừa liếm vừa ăn.
Nha đầu ngốc không nghĩ đến mèo cũng ăn cái này, thích thú mà nhìn nó.
Quế Hỷ nhìn vầng trăng tròn mong manh treo phía chân trời, tựa như chiếc gương đồng mà Diệp thị dùng để chải tóc. Bên tai vang lên những âm thanh phành phạch, là tiếng của những con bướm đêm to bự, đen nhờ nhờ đang vỗ cánh lao về phía ánh đèn.
Cô tựa như đang tự nói: "Nghe bảo Ngọc Lâm sư huynh đang yêu đương cùng với Cách Cách cao quý... Tôi không tin. Anh ấy không phải là người như vậy."
Nha đầu ngốc vỗ tay, cười hì hì phụ họa: "Ngọc Lâm sư huynh chỉ thích mỗi Quế Hỷ thôi, anh ấy không phải người như thế."
Quế Hỷ nghe cô ấy nói chắc chắn, lại có chút dao động: "Ai biết được? Trần Thế Mỹ ham giàu cưới công chúa, bỏ Tần Hương Liên và hai đứa con; Vương Khôi đỗ Trạng nguyên bỏ Quế Anh cưới Thôi thị; ngay cả tâm đầu ý hợp như Thôi Sinh, có công danh rồi thì vẫn phụ tình bạc nghĩa với Oanh Oanh (2). Đến tận bây giờ, đàn ông thường hay bội bạc, phụ tình giai nhân."
Từ năm tám tuổi Quế Hỷ đã bị bán vào gánh hát Tứ Hỷ, buộc phải theo sư phụ học hát.
Cô nhìn các sư tỷ đứng trên đài biểu diễn, xuống đài lại cung phụng mua vui cho những kẻ quyền quý, còn phải gánh chịu sự bắt nạt của các sư huynh sư tỷ, trong đầu hoàn toàn không thích học hát, chỉ muốn cùng nha đầu ngốc bưng trà rót nước, làm những việc chân tay.
Những ngày đầu, cô không ít lần bị mấy người phụ nữ trong đoàn dùng cành mận gai nhúng nước đánh dữ dội. Ban đêm nhân lúc không có người lại phải lén trốn ở phòng củi, len lén nấu nước rửa vết thương, đau đến nghiến răng run lẩy bẩy.
Có đêm sư huynh Ngọc Lâm không biết vì sao mà tìm đến, cầm lọ thuốc quý giá thoa cho cô, vừa nói: "Ở chỗ này, mạng cũng chẳng đáng là mấy. Em cứ cứng đầu không thuận theo, bọn họ sẽ bán em vào mấy kỹ viện tối tăm hạ đẳng, sau này cả người nhơ nhuốc bệnh tật, sống không bằng chết."
Anh cầm chiếc khăn xanh lau nước mắt cho cô, giọng nói vẫn ôn hòa như thường lệ: "Quế Hỷ, em đừng sợ, cố học hát cho tốt, ngày sau anh che chở cho em!"
Dần dần lớn lên, người trong gánh hát ai cũng biết tâm tư của Ngọc Lâm, còn bảo Quế Hỷ thật có phúc.
Sau đó, Ngọc Lâm sư huynh cũng không ngần ngại ngay trước mặt nói thích cô, hỏi cô có thích anh không?
Quế Hỷ lâng lâng, mơ mơ màng màng không muốn thấy anh thất vọng, đỏ mặt, cúi gằm xuống nhìn mũi chân, hồi lâu sau mới cất tiếng ri rí như con muỗi: "Có thích!"
Cô có kỳ vọng về cuộc sống, chờ Ngọc Lâm sư huynh từ trong cung trở về, đưa tiền cho Kiều Tứ chuộc thân, rồi tìm một nơi không ai biết đến họ mà an cư lạc nghiệp.
Sẽ không còn dính líu gì đến hát xướng ca diễn, chỉ làm chút việc mua bán nhỏ, ngày ngày ở nhà giúp chồng, dạy con, trải qua năm tháng an tĩnh.
Nhưng lúc này lòng bỗng dưng thấp thỏm.
Một trận gió lạnh thổi xào xạc đám lá ngô đồng rơi trên mặt đất, bầu trời đêm một mảnh xanh đen, trời đột nhiên trở lạnh.
Mùa hoa quế chưng cuối cùng cũng kết thúc.
-------
(1) Chu Công: tên thật là Cơ Đán, là công thần khai quốc nhà Chu trong lịch sử Trung quốc. Ông là nhà chính trị, quân sự, nhà tư tưởng kiệt xuất thời Tây Chu. Ông được xem là người đặt nèn móng của Nho học. "Chu Công giải mộng" là quyển sách được lan truyền do Chu Công biên soạn từ những năm 1050 TCN, dùng để giải thích ý nghĩa của những giấc mơ. Quyền sách vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Vì thế, thuật ngữ "gặp Chu Công" (Kiến Chu Công khứ liễu) được hiểu là nằm mơ để gặp Chu Công giải mộng. Mà muốn có "mộng" thì phải ngủ.
(2):
- Trần Thế Mỹ- Tần Hương Liên: Trần Thế Mỹ là một nhân vật trong Kinh kịch gắn với giai thoại xử án của Bao Công. Trần Thế Mỹ xuất thân là thư sinh nghèo khó tại Hồ Nam. Hắn cưới Tần Hương Liên và có với nhau hai đứa con. Tần Hương Liên hết lòng dốc sức cho Trần Thế Mỹ ăn học. Sau khi Trần Thế Mỹ đi thi và đỗ Trạng nguyên thì cưới Công chúa. Sau khi cha mẹ Trần Thế Mỹ qua đời, Tần Hương Liên dẫn con lên Kinh tìm chồng. Vốn là phò mã nên Trần Thế Mỹ không nhận vợ con và sai người đuổi đi. Tần Hương Liên uất ức chặn kiệu Bao Công kêu oan. Được sự giúp đỡ của Triển Chiêu, nàng đến được công đường nhờ Bao Công phán xét. Trần Thế Mỹ biết chuyện nên phái Hàn Kỳ giết ba mẹ con diệt khẩu nhưng không thành. Hàn Kỳ cũng ăn năn về những việc mình đã làm nên đi tố cáo Trần Thế Mỹ. Cuối cùng Trần Thế Mỹ dù được Thái Hậu bao che nhưng vẫn bị Bao Công xử trảm.
- Vương Khôi- Quế Anh- Thôi Thị: Hí kịch “Vương Khôi”: Vương Khôi là học giả lớn của triều Bắc Tống. Khi Vương Khôi thi trượt, hắn đến Lai Châu, Sơn Đông, dạo chơi kỹ viện và gặp được kỹ nữ Quế Anh. Quế Anh hết sức ái mộ Vương Khôi và chăm lo cho hắn thi lại. Một năm sau, kỳ thi đến, Quế Anh chuẩn bị và sắp xếp cho hắn đến Kinh thành dự thi. Trước lúc từ biệt, hai người đến Miếu Hải Thần và lập lời thề với Hải Thần: "Ta và Quế Anh, thề không chia cách. Nếu phụ lời thề, bỏ người còn lại thì sẽ chết." Hắn đi thi và đỗ trạng nguyên, lập nên nghiệp lớn thì quên mất lời thề, bỏ Quế Anh và cưới con gái Thôi gia làm vợ. Sau khi Quế Anh biết Vương Khôi đỗ trạng nguyên đã cử người đến gửi cho Vương Khôi một lá thư. Người đàn ông đến Từ Châu, nhìn thấy Vương Khôi, đưa cho hắn bức thư của Quế Anh, hắn ném bức thư xuống đất và bỏ qua. Quế Anh sau khi biết Vương Khôi phụ lòng mình thì cực kỳ phẫn nộ: "Vương Khôi phụ lòng ta, ta sẽ chết rồi đến tìm hắn báo thù." Sau đó, nàng rút đao tự tử. Sau khi Vương Khôi đến Nam Kinh nhậm chức, đêm đến thấy một cô nương đi đến từ trong ánh nến, nhìn ra là Quế Anh. Quế Anh tức giận nói với hắn: "Ngươi phụ tình phụ nghĩa, bội bạc lời thề, nên ta mới đến đây!" Vương Khôi hết sức sợ hãi, liên tục xin tha. Quế Anh không chấp nhận, nói với Vương Khôi: "Phải đền mạng, không còn gì để nói." Mấy ngày sau, Vương Khôi đột ngột qua đời.
- Thôi Sinh: Bọn mình tìm không thấy điển tích về “tra nam” Thôi Sinh nên nghĩ có thể tác giả viết lầm, Quế Hỷ nhớ lầm (?!?); hoặc đây là viết tắt cho cụm từ Thôi Oanh Oanh và Trương Sinh.
Trương Sinh và Thôi Oanh Oanh là nhân vật chính trong “Oanh Oanh truyện” thời Đường. Chuyện kể về tình yêu gắn kết của Thôi Oanh Oanh và Trương Sinh. Tuy nhiên sau đó Trương SInh lại thay lòng, cho rằng Oanh Oanh là “vưu vật” trong thiên hạ (người tuyệt vời), cảm thấy bản thân mình “đức chưa đủ để thắng yêu nghiệt” nên cắt đứt tình yêu. Hơn một năm sau, Oanh Oanh lấy chồng, Trương Sinh cũng cưới vợ. Một lần nọ, Trương Sinh di ngang nhà Oanh Oanh, xin gặp nhưng bị Oanh Oanh cự tuyệt.
Đến đời Nguyên, Vương Thực Phủ dựa trên câu chuyện này và soạn ra vở tạp kịch “Thôi Oanh Oanh đãi nguyệt tây sương ký”, gọi tắt là “Tây Sương Ký”, nhưng phần kết có hậu, hai người đến với nhau.
Phần kết không có hậu, Trương Sinh bỏ Thôi Oanh Oanh cũng là điển tích trong truyện Kiều của Nguyễn Du: (517-518)
“Mái Tây để lạnh hương nguyền
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.”
Lúc nha đầu ngốc đỡ Quế Hỷ đứng lên, bên cạnh chỉ có một cậu phục vụ đang vừa ngáp vừa châm đèn dầu, miễn cưỡng quét mắt về phía hai cô.
Bây giờ hắn đối với phụ nữ xinh đẹp cũng chẳng có hứng thú gì. Cả ngày bận bịu mệt mỏi, lúc này chỉ muốn nhanh chóng đi gặp Chu Công (1), hoặc là cùng cô nương xinh đẹp vuốt ve âu yếm một phen trong giấc mơ cũng đủ hài lòng.
Quế Hỷ ngồi trên bậc thềm xoa xoa bắp chân đau nhức đến tê dại. Nha đầu ngốc giữ lại hai khối bánh nếp đường đỏ cho cô, nhưng không nhịn được cơn thèm ăn, khoét lấy một quả chà là, để lại trên chiếc bánh một lỗ sâu hoắm.
Bánh nếp mới ra lò dẻo dẻo ngọt thơm, mà lúc này để lâu đã nguội lạnh, cắn vào miệng sần sật, lại hơi có vị đắng. Cô sợ bị nghẹn nên bẻ thành từng miếng nhỏ mà ăn.
Nha đầu ngốc nghiêng đầu hỏi cô: "Giấu đi thì đã tốt rồi, không cần phải chịu tội như thế."
"Không thể lừa gạt, chiếc yếm bị Kiều Tứ lấy đi, quan trọng nhất là phải một đao cắt đứt mọi việc, không thì lỡ sau này có ai phát hiện ra thì có nhảy sông Hoàng Hà cũng không rửa hết tội."
Nha đầu ngốc nghe không hiểu nhưng cũng không hỏi thêm gì, chỉ lấy chiếc yếm từ trong ống tay áo ra trả lại cho cô.
Mặt Quế Hỷ biến sắc: "Còn không vứt nó đi!" Lại nói: "Không... đem đốt nó đi."
Nha đầu ngốc ồ một tiếng, cánh tay vươn đến ngọn đèn dầu đặt trước hành lang, gỡ cái chụp thủy tinh ra. Vải lụa bén lửa, trong nháy mắt cháy cuồn cuộn, chỉ còn thấy dáng hình con hỉ thước không mỏ, không ngực, cũng không cánh. Lát sau, cả cái đuôi cũng không còn.
Quế Hỷ ăn không thấy ngon, con mèo nhỏ mắt xanh của Diệp thị chẳng biết chui từ trong phòng ra từ khi nào, đi đến bên chân cô, lớn giọng kêu meo meo. Cô vứt khối bánh nếp cho nó, con mèo ngửi ngửi rồi vừa liếm vừa ăn.
Nha đầu ngốc không nghĩ đến mèo cũng ăn cái này, thích thú mà nhìn nó.
Quế Hỷ nhìn vầng trăng tròn mong manh treo phía chân trời, tựa như chiếc gương đồng mà Diệp thị dùng để chải tóc. Bên tai vang lên những âm thanh phành phạch, là tiếng của những con bướm đêm to bự, đen nhờ nhờ đang vỗ cánh lao về phía ánh đèn.
Cô tựa như đang tự nói: "Nghe bảo Ngọc Lâm sư huynh đang yêu đương cùng với Cách Cách cao quý... Tôi không tin. Anh ấy không phải là người như vậy."
Nha đầu ngốc vỗ tay, cười hì hì phụ họa: "Ngọc Lâm sư huynh chỉ thích mỗi Quế Hỷ thôi, anh ấy không phải người như thế."
Quế Hỷ nghe cô ấy nói chắc chắn, lại có chút dao động: "Ai biết được? Trần Thế Mỹ ham giàu cưới công chúa, bỏ Tần Hương Liên và hai đứa con; Vương Khôi đỗ Trạng nguyên bỏ Quế Anh cưới Thôi thị; ngay cả tâm đầu ý hợp như Thôi Sinh, có công danh rồi thì vẫn phụ tình bạc nghĩa với Oanh Oanh (2). Đến tận bây giờ, đàn ông thường hay bội bạc, phụ tình giai nhân."
Từ năm tám tuổi Quế Hỷ đã bị bán vào gánh hát Tứ Hỷ, buộc phải theo sư phụ học hát.
Cô nhìn các sư tỷ đứng trên đài biểu diễn, xuống đài lại cung phụng mua vui cho những kẻ quyền quý, còn phải gánh chịu sự bắt nạt của các sư huynh sư tỷ, trong đầu hoàn toàn không thích học hát, chỉ muốn cùng nha đầu ngốc bưng trà rót nước, làm những việc chân tay.
Những ngày đầu, cô không ít lần bị mấy người phụ nữ trong đoàn dùng cành mận gai nhúng nước đánh dữ dội. Ban đêm nhân lúc không có người lại phải lén trốn ở phòng củi, len lén nấu nước rửa vết thương, đau đến nghiến răng run lẩy bẩy.
Có đêm sư huynh Ngọc Lâm không biết vì sao mà tìm đến, cầm lọ thuốc quý giá thoa cho cô, vừa nói: "Ở chỗ này, mạng cũng chẳng đáng là mấy. Em cứ cứng đầu không thuận theo, bọn họ sẽ bán em vào mấy kỹ viện tối tăm hạ đẳng, sau này cả người nhơ nhuốc bệnh tật, sống không bằng chết."
Anh cầm chiếc khăn xanh lau nước mắt cho cô, giọng nói vẫn ôn hòa như thường lệ: "Quế Hỷ, em đừng sợ, cố học hát cho tốt, ngày sau anh che chở cho em!"
Dần dần lớn lên, người trong gánh hát ai cũng biết tâm tư của Ngọc Lâm, còn bảo Quế Hỷ thật có phúc.
Sau đó, Ngọc Lâm sư huynh cũng không ngần ngại ngay trước mặt nói thích cô, hỏi cô có thích anh không?
Quế Hỷ lâng lâng, mơ mơ màng màng không muốn thấy anh thất vọng, đỏ mặt, cúi gằm xuống nhìn mũi chân, hồi lâu sau mới cất tiếng ri rí như con muỗi: "Có thích!"
Cô có kỳ vọng về cuộc sống, chờ Ngọc Lâm sư huynh từ trong cung trở về, đưa tiền cho Kiều Tứ chuộc thân, rồi tìm một nơi không ai biết đến họ mà an cư lạc nghiệp.
Sẽ không còn dính líu gì đến hát xướng ca diễn, chỉ làm chút việc mua bán nhỏ, ngày ngày ở nhà giúp chồng, dạy con, trải qua năm tháng an tĩnh.
Nhưng lúc này lòng bỗng dưng thấp thỏm.
Một trận gió lạnh thổi xào xạc đám lá ngô đồng rơi trên mặt đất, bầu trời đêm một mảnh xanh đen, trời đột nhiên trở lạnh.
Mùa hoa quế chưng cuối cùng cũng kết thúc.
-------
(1) Chu Công: tên thật là Cơ Đán, là công thần khai quốc nhà Chu trong lịch sử Trung quốc. Ông là nhà chính trị, quân sự, nhà tư tưởng kiệt xuất thời Tây Chu. Ông được xem là người đặt nèn móng của Nho học. "Chu Công giải mộng" là quyển sách được lan truyền do Chu Công biên soạn từ những năm 1050 TCN, dùng để giải thích ý nghĩa của những giấc mơ. Quyền sách vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Vì thế, thuật ngữ "gặp Chu Công" (Kiến Chu Công khứ liễu) được hiểu là nằm mơ để gặp Chu Công giải mộng. Mà muốn có "mộng" thì phải ngủ.
(2):
- Trần Thế Mỹ- Tần Hương Liên: Trần Thế Mỹ là một nhân vật trong Kinh kịch gắn với giai thoại xử án của Bao Công. Trần Thế Mỹ xuất thân là thư sinh nghèo khó tại Hồ Nam. Hắn cưới Tần Hương Liên và có với nhau hai đứa con. Tần Hương Liên hết lòng dốc sức cho Trần Thế Mỹ ăn học. Sau khi Trần Thế Mỹ đi thi và đỗ Trạng nguyên thì cưới Công chúa. Sau khi cha mẹ Trần Thế Mỹ qua đời, Tần Hương Liên dẫn con lên Kinh tìm chồng. Vốn là phò mã nên Trần Thế Mỹ không nhận vợ con và sai người đuổi đi. Tần Hương Liên uất ức chặn kiệu Bao Công kêu oan. Được sự giúp đỡ của Triển Chiêu, nàng đến được công đường nhờ Bao Công phán xét. Trần Thế Mỹ biết chuyện nên phái Hàn Kỳ giết ba mẹ con diệt khẩu nhưng không thành. Hàn Kỳ cũng ăn năn về những việc mình đã làm nên đi tố cáo Trần Thế Mỹ. Cuối cùng Trần Thế Mỹ dù được Thái Hậu bao che nhưng vẫn bị Bao Công xử trảm.
- Vương Khôi- Quế Anh- Thôi Thị: Hí kịch “Vương Khôi”: Vương Khôi là học giả lớn của triều Bắc Tống. Khi Vương Khôi thi trượt, hắn đến Lai Châu, Sơn Đông, dạo chơi kỹ viện và gặp được kỹ nữ Quế Anh. Quế Anh hết sức ái mộ Vương Khôi và chăm lo cho hắn thi lại. Một năm sau, kỳ thi đến, Quế Anh chuẩn bị và sắp xếp cho hắn đến Kinh thành dự thi. Trước lúc từ biệt, hai người đến Miếu Hải Thần và lập lời thề với Hải Thần: "Ta và Quế Anh, thề không chia cách. Nếu phụ lời thề, bỏ người còn lại thì sẽ chết." Hắn đi thi và đỗ trạng nguyên, lập nên nghiệp lớn thì quên mất lời thề, bỏ Quế Anh và cưới con gái Thôi gia làm vợ. Sau khi Quế Anh biết Vương Khôi đỗ trạng nguyên đã cử người đến gửi cho Vương Khôi một lá thư. Người đàn ông đến Từ Châu, nhìn thấy Vương Khôi, đưa cho hắn bức thư của Quế Anh, hắn ném bức thư xuống đất và bỏ qua. Quế Anh sau khi biết Vương Khôi phụ lòng mình thì cực kỳ phẫn nộ: "Vương Khôi phụ lòng ta, ta sẽ chết rồi đến tìm hắn báo thù." Sau đó, nàng rút đao tự tử. Sau khi Vương Khôi đến Nam Kinh nhậm chức, đêm đến thấy một cô nương đi đến từ trong ánh nến, nhìn ra là Quế Anh. Quế Anh tức giận nói với hắn: "Ngươi phụ tình phụ nghĩa, bội bạc lời thề, nên ta mới đến đây!" Vương Khôi hết sức sợ hãi, liên tục xin tha. Quế Anh không chấp nhận, nói với Vương Khôi: "Phải đền mạng, không còn gì để nói." Mấy ngày sau, Vương Khôi đột ngột qua đời.
- Thôi Sinh: Bọn mình tìm không thấy điển tích về “tra nam” Thôi Sinh nên nghĩ có thể tác giả viết lầm, Quế Hỷ nhớ lầm (?!?); hoặc đây là viết tắt cho cụm từ Thôi Oanh Oanh và Trương Sinh.
Trương Sinh và Thôi Oanh Oanh là nhân vật chính trong “Oanh Oanh truyện” thời Đường. Chuyện kể về tình yêu gắn kết của Thôi Oanh Oanh và Trương Sinh. Tuy nhiên sau đó Trương SInh lại thay lòng, cho rằng Oanh Oanh là “vưu vật” trong thiên hạ (người tuyệt vời), cảm thấy bản thân mình “đức chưa đủ để thắng yêu nghiệt” nên cắt đứt tình yêu. Hơn một năm sau, Oanh Oanh lấy chồng, Trương Sinh cũng cưới vợ. Một lần nọ, Trương Sinh di ngang nhà Oanh Oanh, xin gặp nhưng bị Oanh Oanh cự tuyệt.
Đến đời Nguyên, Vương Thực Phủ dựa trên câu chuyện này và soạn ra vở tạp kịch “Thôi Oanh Oanh đãi nguyệt tây sương ký”, gọi tắt là “Tây Sương Ký”, nhưng phần kết có hậu, hai người đến với nhau.
Phần kết không có hậu, Trương Sinh bỏ Thôi Oanh Oanh cũng là điển tích trong truyện Kiều của Nguyễn Du: (517-518)
“Mái Tây để lạnh hương nguyền
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.