Chương 1
Nguyễn Thùy Nhung
18/11/2022
Vừa mới mở cửa phòng thì mẹ gọi điện lên, tôi chưa kịp chào thì đã nghe tiếng mẹ vừa nạt vừa khóc trong điện thoại :
-Đẹp mặt chưa hả con? Mày về mà xem thằng chồng chưa cưới của mày kìa. Nó làm cho con người ta có chửa rồi giờ người ta sang bắt vạ kia kìa.
Tôi ngơ ngác:
-Ai hả mẹ ?
-Ai vào đây nữa hả con ? Thế mày có vài thằng chồng sắp cưới à ?
-Chồng con hả mẹ? Là Sinh hả?
Mẹ tôi đang sẵn bực nghe tôi hỏi thế thì gắt lên:
-Chứ còn thằng nào nữa? Con gái con lứu bố mẹ nói cấm có nghe, đó, giờ coi nhục nhã chưa ?
Ngày tôi quen Sinh mẹ tôi không ưng ra mặt, mẹ nói thằng đó thì mẹ chưa biết nhưng nhà nó thì có tiếng điêu ngoa ba đời nay nên mẹ không chịu. Sinh ở ngay trong làng, mẹ Sinh đúng là có tiếng dữ dằn thật, nhà Sinh thì cũng chẳng khá giả hơn nhà tôi nhưng lúc nào mẹ Sinh cũng tự hào vì Sinh làm công an trong huyện, người nhà nước hẳn hoi. Tôi với Sinh quen biết từ nhỏ, từ hồi còn đi chăn bò, hái sim cùng nhau, sau này lớn lên kiểu quen có nhau rồi nên cứ ở bên nhau, chẳng giận hờn, không cãi vã, cứ nhạt nhẽo thế mà lại yêu nhau được tận mười năm chứ ít ỏi gì.
Mẹ tôi nói không thích nhưng cũng không hẳn phản đối, mỗi lần bà nói tới chuyện của chúng tôi thì bố đều dặn :
-Bà cứ để kệ nó, nó yêu ai thì nó lấy người đó chứ cấm cản nó làm gì ?
Mẹ tôi thở dài:
-Thì tôi có cản nó đâu, nhưng mà nhà mình vốn chất phác thật thà còn bên kia người ta dân làm ăn, ông không sợ con An nhà mình về bên đó sống khổ sở à ?
-Ơ hay cái bà này. Người ta có công việc của người ta, con mình cũng có công việc của nó chứ có phải rỗi hơi đâu mà phải sợ.
Mẹ nghe bố nói thế chỉ dấm dẳng:
-Ừ thì tùy nó.
Đúng là ban đầu nhìn cái vẻ mặt khinh khỉnh coi thường của mẹ Sinh tôi cũng hơi ngán thật, buồn cười, bố tôi là giáo viên dạy giỏi được bao thế hệ học trò kính trọng, tới tận bây giờ mà cứ ngày lễ ngày tết gì cũng cả đoàn ô tô đậu chật ngõ về thăm bố. Còn tôi cũng nối nghiệp bố, tuy chưa có thành tựu gì lắm nhưng cũng tốt nghiệp loại giỏi, được phân về dạy ở trường cấp ba thành phố, thế mà suốt ngày bị coi thường. Nhưng người ta nói đúng, chỉ cần ba ngày để hình thành thói quen nhưng lại phải mất ba năm để từ bỏ thói quen đó, đại loại thế, tôi không nhớ rõ lắm, huống hồ tôi với Sinh cũng đã bên nhau hai mươi mấy năm rồi, lại yêu nhau gần nửa số thời gian đó, đâu phải nói bỏ là bỏ được đâu, thế nên hai nhà đã gặp nhau, nếu không phải xảy ra chuyện kia thì ba tháng nữa là đến đám cưới của tụi tôi. Vậy mà…
Tôi hỏi mẹ:
-Con nào thế mẹ?
-Cái con gì gì ấy, con gì ấy nhỉ, tự nhiên mẹ quên mất tên.
-Con Hà hả?
-Ừ, ừ đúng, sao mày biết? Hay là mày biết hai đứa nó tòm tem với nhau rồi mà vẫn định làm đám cưới? Trời ơi sao mày dại dột thế hả con?
-Đâu, con không biết, có lần thấy hai đứa nó nhắn tin với nhau nên con đoán đại vậy thôi.
Mẹ nghe thế thì nạt to hơn:
-Thế chừng nào mày về?
-Về làm gì hả mẹ?
-Ơ. Còn hỏi nữa, cả làng người ta đang cười mày kia kìa. Về mà làm cho ra ngô ra khoai đi chứ?
Biết tính mẹ nên tôi gàn:
-Mẹ buồn cười thật đấy, hai đứa nó sai thì nó sợ thiên hạ cười chứ con có làm gì đâu mà phải sợ. Nay đang giữa tuần làm sao mà con về được, để cuối tuần con về nhé.
-Này, này này, từ từ, con đừng có làm gì dại dột đó nhé. Hay để mẹ kêu anh Toàn lên ở với con vài bữa rồi cuối tuần nó chở về luôn?
-Thôi mẹ ơi, sao mẹ không tin con gái mẹ thế nhỉ? Chẳng phải nó cặp bồ khi chưa cưới còn đỡ hơn khi con đã gả cho nó rồi à?
Mẹ tôi nghe thế thì dịu giọng một chút:
-Ừ, thì mẹ cứ lo thế, nhớ giữ gìn sức khỏe nghe không.
Thật ra tôi chỉ nói thế cho mẹ an lòng chứ tôi đau lắm chứ, bên nhau bao nhiêu năm, từ lúc nhận lời yêu Sinh năm mười tám tuổi tới bây giờ là tròn mười năm, cả đời người được mấy lần mười năm, thế mà tôi lại dành quãng thời gian đẹp đẽ nhất của mình cho hắn. Nhớ ngày trước Sinh từng nói tôi là người con gái đầu tiên trong cuộc đời hắn, cũng sẽ mãi mãi là người con gái duy nhất, tôi tin sái cổ, thế mà đùng một cái nó làm cho con kia có thai lúc nào tôi cũng không biết. Đấy, mấy thằng văn vở nó lại hay khốn nạn thế đấy.
Trong lúc tôi còn đang ngồi khóc lóc ỉ ôi cho cuộc tình mới tan vỡ thì Sinh gọi tới, tôi tiện tay gạt ngang điện thoại để từ chối sau đó tắt chuông luôn, quẳng sang một bên nằm khóc tiếp. Sinh gọi tôi không được nên nhắn liền mấy tin đại loại là xin lỗi, xin tôi tha thứ, xin tôi bình tĩnh, sau cùng lại còn gọi thêm mấy cuộc nữa, tôi bắt máy gắt gỏng:
-Gọi gì lắm thế?
-An. An ơi. Anh xin lỗi, anh biết anh sai rồi, là lỗi của anh.
Tôi cáu kỉnh:
-Nói ngắn thôi, tôi không có thời gian.
-À, ừ, anh chỉ lỡ với Hà thôi, đêm đó anh say, anh nói thật.
Tôi khịt một cái cho thông mũi khỏi mất công cái giọng cứ nghèn nghẹn Sinh lại biết tôi khóc, khi nhắm chừng giọng trong trẻo rồi mới cong cớn với hắn:
-Này, anh say hay tỉnh gì kệ mẹ anh, nói với tôi làm gì?
Bố tôi là nhà giáo, bản thân tôi cũng là cô giáo dạy văn nên đây được coi là câu chửi thề đầu tiên trong đời tôi, nhưng lúc đó không chửi cho hắn mấy câu thì điên không chịu được.
-Tóm lại là gọi cho tôi làm gì?
-Anh sai, anh không xứng đáng với em, anh không còn mặt mũi nào xin em tha thứ nữa.
-Biết thế còn gọi làm gì?
-Anh chỉ muốn em hiểu cho anh, tình cảm anh dành cho em chưa bao giờ thay đổi cả. An, anh cũng chỉ vì bất đắc dĩ thôi.
-Anh bớt văn vẻ lại đi, chẳng phải anh sợ cái ghế công an huyện của anh nó lung lay còn gì?
Bị tôi nói đúng tim đen Sinh đâm ra ngắc ngứ:
-Ừ, anh là Đảng viên, nên… nên anh phải chịu trách nhiệm với những việc mà anh đã gây ra.
Ơ! Thế hóa ra anh ta là Đảng viên còn tôi thì không phải à?. Lúc đó định gào lên nhắc cho anh ta nhớ chúng tôi cũng đã qua lại gặp mặt, đã đi chọn thiệp cưới, đã lên kế hoạch chụp hình… định hỏi anh ta sẽ chịu trách nhiệm với tôi như thế nào, nhưng thôi, không đáng nữa, loại người đã gây ra lỗi còn quanh co không dám nhận như vậy thì tôi không cần nữa.
Chửi Sinh mấy câu xong tự nhiên tôi tỉnh hẳn, nước mắt cũng chẳng còn giọt nào nữa cả, vậy mà ban đầu tôi cứ tưởng mình sẽ khóc mấy ngày liền cơ đấy, hay có khi nào do tôi đau lòng quá đâm ra không còn cảm xúc gì nữa nhỉ, chứ chẵng nhẽ cuộc tình mười năm của tôi cũng chỉ lãng xẹt đến thế nay ư?
Buồn thì buồn, đói vẫn phải ăn, tôi vào bếp nấu tô mì rồi sì sụp ngồi ăn, mới gắp được mấy gắp thì Nhi đẩy cửa bước vào, mặt cau có:
-Mày buôn chuyện với ai mà tao gọi mãi không được thế?
Nhi ở gần chỗ tôi nên nó qua suốt, cuối tuần có khi còn tụm lại một nhà ăn uống rồi ngủ cùng nhau, như hôm nay cũng vậy, cứ tự nhiên mà xồng xộc vào nhà tôi thế thôi.
Tôi ngẩng đầu lên nhìn nó:
-Mày gọi lúc nào? Mà gọi làm gì?
Nhi vừa treo giỏ lên kệ vừa nhăn nhó nhìn tôi:
-Lúc nãy, gọi để hỏi mày đi chợ chưa, thế sao giờ này lại lôi mì ra ăn?
-Tự nhiên đói.
Nhi đang định nói gì đó thì liếc thấy mắt tôi đỏ, nó giật mình hỏi:
-Mày khóc hả? sao thế?
-….
-Sao, có chuyện gì? Mới gọi về cho mẹ hả? Mệt quá có chuyện gì thì nói nhanh đi.
Tôi sắp mếu:
-Nãy tao nói chuyện với chồng sắp cưới. À quên, chồng hụt.
-Là sao?
Tôi vừa thút thít vừa kể cho nó nghe mình vừa mới bị đá xong, ai ngờ nó lại phá lên cười:
-Được, được đó, ai chứ ông đó thì tiếc rẻ làm gì.
Tôi tròn mắt nhìn nó :
-Ê, tao mới bị đá, tao sắp đám cưới và mới bị hủy cưới đó Nhi ạ. Mày không thấy đồng cảm với tao à?
-Không. Tao đã nói rồi, nhìn theo nhân tướng học thì lão ấy không chấm được điểm gì. Thôi để tao gọi thêm anh Nam rồi mình đi ăn mừng, quán cũ nhé.
-Mừng gì?
Nhi cười hả hê :
-Mừng mày được thả tự do trước thời hạn.
Ngày trước nó cứ nói tôi với Sinh mà lấy nhau thì cố lắm cũng chỉ cỡ được năm năm, miệng nó thế mà độc thật.
Tôi cứ tưởng nó chỉ nói thế thôi ai ngờ nó kéo thêm anh Nam nữa, ba đứa tôi dắt nhau tới một quán nhậu vỉa hè, Nhi cao hứng gọi luôn hai chai rượu sim nho, nó nói phải uống mừng tôi bị người không đáng đá.
Tôi với anh Nam học chung trường sư phạm còn Nhi thì không chung trường cũng chẳng cùng nghành, quen nhau sau lần cả ba tình cờ cùng tham gia hội m.áu của thanh niên tình nguyện. Tính tôi với Nhi khá giống nhau, con gái mà cứ ăn nói bỗ bã không có nét gì đoan hiền thục nữ, còn anh Nam thì trầm tính, ít nói lại chững chạc và hiểu chuyện nhất trong ba đứa, hồi sinh viên thì cắp nhau ra bờ hồ ăn khoai nướng, ăn cá viên chiên, sau này đi làm rồi may mắn vẫn ở gần nhau thì sang chảnh hơn một chút, cuối tuần lại dắt nhau vào mấy quán nhậu bờ sông, lần đầu tiên tôi uống rượu cũng là cái Nhi tập, Nhi được cái tài, uống thì không uống được mà lần nào cũng kêu, anh Nam vẫn như mọi hôm, chỉ đến ngồi uống nước ngọt và nghe hai đứa tôi nói khùng nói điên, nhiệm vụ chính cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất là lát nữa sẽ mang giỏ của tôi một bên, giỏ của nó một bên, một tay dìu nó, một tay đỡ tôi, thế đấy, thế mà dính nhau mãi tới tận bây giờ, cũng ngót nghét mười năm chứ ít gì.
Ngày đó cuối tuần Sinh thường hay lên thăm tôi mà Nhi thì ở gần nên gặp suốt, nhưng nó toàn bỉu môi chê ỏng chê eo, nó nói mặt Sinh gian gian không có cảm tình, mấy lần còn xúy tôi thử xa nhau vài tháng xem có nhớ nhung gì hay không mới khẳng định được tình cảm, nó nói:
-Tao thấy mày với anh ta bất quá chỉ giống như một thứ gì đó ở bên cạnh, mãi thành quen rồi nên dù biết không tốt cũng không nỡ bỏ, là mày không nỡ chứ không phải là anh ta quan trọng đến thế.
Thấy tôi không có phản ứng gì Nhi kiên trì tiếp:
-Mày biết không, các cô tao mua cho bà nội biết bao nhiêu là đồ mới mà nội tao không chịu mặc, cứ nhét hết vào trong rương rồi lại lôi mấy cái áo cũ mèm đã vá đi vá lại ra mặc, còn nói mấy áo mới mua mặc không vừa, không đẹp, có lần cô tao thấy thế tức quá đem đồ cũ đi dấu hết, nội tao tìm không ra rồi cũng phải mặc đồ mới thôi, đấy, giờ lại quay sang khen vải thời nay mặc mềm mà mát, cả nhà tao ai cũng cười ngất.
Thấy nó ví von tình yêu của mình giống như câu chuyện áo cũ áo mới của nội nó nên đang định nạt thì nó đã chống chế:
-Thật đấy, tao kiểu không được văn vẻ lắm nhưng mà nó đại loại thế, tại mày cứ mãi an toàn quá nên không nỡ bỏ đi cái cũ mà thay cái mới chứ mấy mối mới của mày tốt gấp vạn lần, ông đấy đã không đẹp rồi mà tính cứ sao sao ấy.
Tôi ở bên Sinh lâu như vậy thấy Sinh cũng bình thường, tuy không có gì nổi trội nhưng mà cần gì nổi, cứ như vậy là được rồi, chẳng hiểu sao cả mẹ, cả Nhi và anh trai đều chê như vậy không biết.
Nhi rót thêm một ly, giọng hào hứng :
-Nào uống. Uống đi.
Tôi nhăn mặt nạt nó:
-Mày điên à? Về thôi. Say rồi.
-Điên gì? Mày biết hôm nay là tiệc gì không?
-Gì?
Nhi không uống được, mới mấy ly mà đã bắt đầu lè nhè, rồi đưa mắt nheo nheo sang tìm sự đồng tình từ anh Nam:
-Tiệc chúc mừng mày đấy, tính ra số mày còn may chán, còn sớm nhìn ra cái bộ mặt chó má của thằng đó chứ nếu không mày mà đội nón về nhà nó rồi thì nó hành cho mày ra bã con ạ, từ đầu tao đã nói rồi. Anh Nam nhỉ?
Tôi nạt nó:
-Mày điên à? Mừng gì ? Tao mới bị hủy hôn đó.
Nhi cười lớn, cười nhiều quá hai vai rung cả lên mà cũng không nín được, phải cúi xuống bàn cười tiếp, xong nó “phì” ra một cái, điệu bộ chẳng khác gì mấy bợm nhậu:
-Thằng đó đá mày thì tao càng mừng. Sao thế, tiếc à ? Tiếc thật à?
-Tao tiếc gì loại cặn bã đó, chỉ tiếc mười năm thanh xuân dành cho nó thôi.
-Ừ, tao cũng thấy mày hết thuốc chữa. Nhưng thôi, nó đá mày là mày còn cơ hội vinh quang, không tiếc thì uống đi.
Anh Nam thừa lúc Nhi không để ý dành lấy ly rượu từ tay tôi uống cạn một hơi rồi cất giọng đều đều an ủi:
-Vợ chồng cũng là cái duyên cái nợ nữa em ạ, đừng buồn nhé.
Lúc chiều bố cũng nói với tôi như thế, nhưng làm sao mà không buồn cho được, tôi yêu Sinh từ năm mười tám tuổi, bây giờ đã là hai mươi tám, yêu nhau những mười năm rồi bị cắm sừng, bị đá đi thì hỏi làm sao mà không buồn cơ chứ.
Nhi vẫn lè nhè tiếp :
-Anh Nam thấy em nói đúng không? Con An nhà mình đẹp gái, tướng ngon nghẻ, da trắng bóc, gia đình cơ bản, tội gì mà phải dính lấy cái thằng đã không bằng mình thì chớ, lại còn coi thường mình nữa.
Anh Nam thừa biết tính nó nên chỉ gàn ra:
-Ừ, thôi, chuyện gì qua rồi thì thôi. Em uống ít thôi, lo ăn đi.
Anh Nam chỉ thỉnh thoảng mới uống vài ly còn lại chủ yếu lo gắp đồ ăn cho tôi. Còn tôi thì tự nhiên lại bị cuốn vào mấy trò rượu chè của Nhi nên hai đứa nốc hết cả mấy chai, đến khi thanh toán để đi về thì nó đã say ngặt ngà ngặt nghẽo. Anh Nam vừa dìu nó vừa lẩm bẩm:
-Chết thôi, lần nào cái Nhi nó cũng say mèm thế này cả, rồi mai làm sao mà đi làm đây.
Tôi cũng hơi váng đầu nhưng nghĩ mình vẫn còn chạy xe được nên kêu anh Nam cứ chở nó về, anh Nam không yên tâm nhìn tôi :
-Hay là gửi xe lại đây hết nhé, mình đón taxi về.
Tôi cười:
-Em không sao đâu, anh cứ chở Nhi về là được, anh quên nhà em có lò rượu à?
-Ừ, ừ, nhà em có lò rượu nên đô em cao lắm, thế thôi em cẩn thận nhé.
-Vâng, em biết ạ.
-Mà An này, vợ chồng nhiều khi còn do duyên số nữa, đừng buồn nhé.
Tôi leo lên xe chạy chầm chậm, tôi muốn hít hà mùi của cỏ cây, mùi của phố phường tấp nập, không hẳn là đau đến chết đi sống lại nhưng rõ ràng trong tôi cũng có vài chút buồn man mác từ đâu dội về, mười năm qua ngoài học hành, ngoài bố mẹ, anh Toàn, Nhi và anh Nam ra thì người ở bên tôi nhiều nhất là Sinh. Nhớ hồi sinh viên vài lần được các bạn nam khác tỏ ý xin làm quen tôi đều lắc đầu từ chối, từ khi bắt đầu quen Sinh tôi đã chỉ có duy nhất một ý nghĩ rằng sau này mình sẽ gả cho Sinh, không phải vì yêu nhiều đến thế mà là vì Sinh đã là tất cả thanh xuân của tôi, có lẽ Nhi nói đúng, là tôi không dám buông bỏ một thói quen bên mình.
Khi gần về tới hẻm nhà tôi thì tự nhiên không biết ma xuy quỷ khiến thế nào tôi lại đâm sầm vào một chiếc xe đang đỗ ở bên đường thành ra té lăn ra đất. Tôi lồm cồm bò dậy phủi phủi đất dính trên quần rồi kiềm tra sơ một lượt, may mà không sao, chỉ có mấy vết rướm máu nhỏ không đáng kể. Khi vừa kịp định thần thì tôi bị dọa cho một phen khiếp vía, ôi mẹ ơi, trước mắt tôi là dòng xe hạng sang biển số tứ quí, chết rồi, tôi vừa tông làm trầy mui trước của xe, quả này nếu bị bắt đền thì tôi làm cả năm cũng không đền nỗi, nghĩ thế nên tôi nhìn xung quanh khi thấy không có ai thì vội vàng leo lên xe định vọt đi.
Ai ngờ xe vừa nổ máy thì đã nghe tiếng nạt lớn ngay bên cạnh:
-Đi đâu đấy?
Tôi nhìn quanh một lát cũng không thấy ai, lát sau cửa xe hạ xuống mới thấy một cái đầu ló ra ngoài:
-Làm hỏng xe không chịu đền còn định bỏ trốn à?
Tôi chống chế:
-À…à… Không, tôi có trốn đâu ?
Người kia bước hẳn xuống xe đi tới chỗ vết xước kia ngó nghiêng một chút rồi quay lại cau có nhìn tôi :
-Không trốn thì đền đi.
Người đàn ông này cao lớn, khuôn mặt điển trai nhưng ánh mắt còn lạnh lùng hơn một tảng băng, nghe giọng anh ta hình như không phải người ở đây, còn tôi ít nhiều cũng chà lết từ hồi sinh viên tới giờ, dù sao thì bị chặn đường ở một nơi quen thuộc với mình cũng cảm thấy bớt sợ hơn, nghĩ thế tôi an tâm nuốt một ngụm nước bọt rồi đánh liều ngẩng cao đầu cất giọng :
-Ừ, nhưng cũng chỉ xây xước nhẹ thôi, vả lại tôi không có thời gian nên anh đòi bao nhiêu thì cứ nói luôn đi.
-Mười lăm triệu.
-Cái…cái gì…mười lăm triệu? Anh ăn cướp à?
-Không thích thì tôi gọi cảnh sát.
-Anh thích thì anh cứ gọi, có mấy vết xước tí tẹo mà đòi mười lăm triệu, anh định làm tiền à ?
Anh ta bước thêm mấy bước lại sát tôi, tôi hoảng hốt lùi lại nhưng phía sau lưng là xe của anh ta, một bên còn bị anh ta đưa tay chặn lại nên không nhúc nhích được, anh ta cao tới mức hình như tôi chỉ mới đứng vừa tới cằm thì phải. Khi tôi vừa ngẩng đầu lên định mở miệng kêu anh ta lùi lại thì người đàn ông đó khiếm nhã hít một hơi rồi cười, điệu bộ hơi mỉa mai :
-Được, mà tôi thấy người cô toàn mùi rượu, thế để tôi gọi cho cảnh sát tới dắt luôn xe của cô đi đi.
Chết tôi thật, người tôi lúc này đúng là mùi rượu nồng nặc, lại gây tai nạn do đi trái đường nữa, công an mà tới thì tôi chỉ có nước về đồn, mà hắn lại đi xe sang thế chắc cũng thuộc dạng con đại gia có tiền có tiếng, lỡ hắn mà bồi cho tôi thêm mấy câu thì chết, tôi xuống nước năn nỉ anh ta:
– Xe của anh tôi cũng chỉ vô tình làm xước thôi nên mong anh xem xét lại, giá đó tôi thấy hình như …
-Hình như gì ?
-Hơi cao, phải rồi, hình như hơi cao.
Anh ta nhíu mày :
-Đã say còn lái xe gây tai nạn, lỡ tôi mà bị thương tích gì thì cô bán cái xe của cô đi cũng không đền nổi, đòi thương lượng cái gì ?
Tôi nghển cổ lên cãi :
-Anh ăn nói cho đàng hoàng, tôi không say.
Anh ta rời tay khỏi tôi quay lưng bước đi mấy bước khoan thai :
-Được, thế để công an tới xem cô có say không, tôi thì không quen ngửi mùi rượu vang sim đâu.
Tên này, tôi chỉ uống có mỗi mấy ly mà cũng nghe ra mùi rượu sim được, biết không thể chối được nữa nên tôi trưng ra bộ mặt thảm hại năn nỉ :
-Đúng là tôi có uống một ít, ít thôi, bằng này này…
Tôi vừa nói vừa dơ ngón tay lên diễn tả.
-Thật đấy, nên tôi không say đâu, anh bớt cho tôi nhé.
Anh ta nhìn tôi cười khẩy một cái rồi cất giọng lạnh lùng :
-Biết sợ rồi à?
-Ai sợ? À, à có sợ. Tôi xin anh thật đấy, cỡ như anh thì chừng ấy tiền chắc không nhằm nhò gì, anh giảm cho tôi nhé.
Anh ta cười khẩy :
-Tôi không quen vung tiền ra vì những thứ không đáng. Cô sai thì cô đền.
-Này. Anh…
-Sao ?
Tôi định vênh mặt lên cãi nhau với anh ta đòi giảm giá nữa nhưng thấy anh ta móc điện thoại ra nên cũng hơi hoảng hoảng, may mà lúc đó có một người con trai khác từ đâu chạy lại chỗ chúng tôi ẻo lả cất giọng :
-Anh làm gì mà em gọi mãi không được thế ?
Vừa nói vừa gục hẳn vào vai người đàn ông kia, hình như sắp khóc :
-Bố mẹ mới đập nát điện thoại của em rồi anh ạ, bố nói từ mai nếu còn như thế nữa sẽ nhốt em lại.
Tôi thấy người đàn ông cao lớn kia dù chỉ đứng im không nói gì nhưng thái độ rõ là có chút đau lòng.
-Em không sống nổi, em thật sự không sống nổi nếu phải rời xa người mình yêu như thế, anh có hiểu không ?
-….
-Sao không ai hiểu cho em cả, đã là thời đại nào rồi mà bố mẹ còn nói tới việc nối dõi tông đường ? Anh để em chết quách đi cho rồi.
Anh ta vừa nói vừa lao ra giữa đường, người đàn ông kia phát điên nắm tay kéo vào lắc mạnh :
-Em bình tĩnh đi được không ?
Một lát sau không thấy người kia trả lời lại bắt đầu dịu giọng :
-Anh thấy tốt nhất em nên ra nước ngoài một thời gian, đợi anh nghĩ cách thu xếp ổn thỏa rồi báo cho em quay về.
Người thanh niên kia không đòi lao ra đường nữa, cũng không còn rấm rứt khóc như hồi nãy nữa, chỉ yếu đuối gật nhẹ đầu khi nghe người đàn ông đó nói.
Đúng là bây giờ là thời đại mới rồi, chuyện giới tính không quan trọng nữa, tôi cũng không quá để ý tới chuyện đó nhưng chẳng hiểu sao lúc đó lại nổi hết da gà, có lẽ vì vẻ yểu điệu ẻo lả của cậu thanh niên kia, cũng có thể vì mấy giây trước tôi còn thầm khen người đàn ông mình làm xước xe kia đẹp trai sáng sủa nên khi biết chuyện này thì tạm thời hơi bị sốc.
Cùng lúc đó thì điện thoại tôi đổ chuông, chẳng biết chia tay rồi còn gọi gì mà gọi lắm thế, tôi rủa thầm trong miệng nhưng lúc đó lại sực nhớ chiếc điện thoại này là quà sinh nhật năm ngoái Sinh tặng cho tôi, nói mới thì cũng không mới nhưng tôi giữ kỹ nên chưa cũ lắm. Giờ chia tay rồi tôi cũng chẳng thèm giữ lại làm gì, vứt đi thì phí, thế là tranh thủ hai tên kia đang ôm ấp nhau tôi vội tháo sim ra rồi để điện thoại lên chiếc ghế bên cạnh, dặn với theo :
-Anh ơi, anh gì ơi, tôi không có tiền đền cho anh, tôi gửi lại chiếc điện thoại đó nhé, coi như tôi trả tiền sửa xe.
Không kịp để anh ta phản ứng tôi vội vã leo lên xe chuồn thẳng.
Chuyện đó mãi mấy hôm sau thì tôi cũng quên béng mất.
-Đẹp mặt chưa hả con? Mày về mà xem thằng chồng chưa cưới của mày kìa. Nó làm cho con người ta có chửa rồi giờ người ta sang bắt vạ kia kìa.
Tôi ngơ ngác:
-Ai hả mẹ ?
-Ai vào đây nữa hả con ? Thế mày có vài thằng chồng sắp cưới à ?
-Chồng con hả mẹ? Là Sinh hả?
Mẹ tôi đang sẵn bực nghe tôi hỏi thế thì gắt lên:
-Chứ còn thằng nào nữa? Con gái con lứu bố mẹ nói cấm có nghe, đó, giờ coi nhục nhã chưa ?
Ngày tôi quen Sinh mẹ tôi không ưng ra mặt, mẹ nói thằng đó thì mẹ chưa biết nhưng nhà nó thì có tiếng điêu ngoa ba đời nay nên mẹ không chịu. Sinh ở ngay trong làng, mẹ Sinh đúng là có tiếng dữ dằn thật, nhà Sinh thì cũng chẳng khá giả hơn nhà tôi nhưng lúc nào mẹ Sinh cũng tự hào vì Sinh làm công an trong huyện, người nhà nước hẳn hoi. Tôi với Sinh quen biết từ nhỏ, từ hồi còn đi chăn bò, hái sim cùng nhau, sau này lớn lên kiểu quen có nhau rồi nên cứ ở bên nhau, chẳng giận hờn, không cãi vã, cứ nhạt nhẽo thế mà lại yêu nhau được tận mười năm chứ ít ỏi gì.
Mẹ tôi nói không thích nhưng cũng không hẳn phản đối, mỗi lần bà nói tới chuyện của chúng tôi thì bố đều dặn :
-Bà cứ để kệ nó, nó yêu ai thì nó lấy người đó chứ cấm cản nó làm gì ?
Mẹ tôi thở dài:
-Thì tôi có cản nó đâu, nhưng mà nhà mình vốn chất phác thật thà còn bên kia người ta dân làm ăn, ông không sợ con An nhà mình về bên đó sống khổ sở à ?
-Ơ hay cái bà này. Người ta có công việc của người ta, con mình cũng có công việc của nó chứ có phải rỗi hơi đâu mà phải sợ.
Mẹ nghe bố nói thế chỉ dấm dẳng:
-Ừ thì tùy nó.
Đúng là ban đầu nhìn cái vẻ mặt khinh khỉnh coi thường của mẹ Sinh tôi cũng hơi ngán thật, buồn cười, bố tôi là giáo viên dạy giỏi được bao thế hệ học trò kính trọng, tới tận bây giờ mà cứ ngày lễ ngày tết gì cũng cả đoàn ô tô đậu chật ngõ về thăm bố. Còn tôi cũng nối nghiệp bố, tuy chưa có thành tựu gì lắm nhưng cũng tốt nghiệp loại giỏi, được phân về dạy ở trường cấp ba thành phố, thế mà suốt ngày bị coi thường. Nhưng người ta nói đúng, chỉ cần ba ngày để hình thành thói quen nhưng lại phải mất ba năm để từ bỏ thói quen đó, đại loại thế, tôi không nhớ rõ lắm, huống hồ tôi với Sinh cũng đã bên nhau hai mươi mấy năm rồi, lại yêu nhau gần nửa số thời gian đó, đâu phải nói bỏ là bỏ được đâu, thế nên hai nhà đã gặp nhau, nếu không phải xảy ra chuyện kia thì ba tháng nữa là đến đám cưới của tụi tôi. Vậy mà…
Tôi hỏi mẹ:
-Con nào thế mẹ?
-Cái con gì gì ấy, con gì ấy nhỉ, tự nhiên mẹ quên mất tên.
-Con Hà hả?
-Ừ, ừ đúng, sao mày biết? Hay là mày biết hai đứa nó tòm tem với nhau rồi mà vẫn định làm đám cưới? Trời ơi sao mày dại dột thế hả con?
-Đâu, con không biết, có lần thấy hai đứa nó nhắn tin với nhau nên con đoán đại vậy thôi.
Mẹ nghe thế thì nạt to hơn:
-Thế chừng nào mày về?
-Về làm gì hả mẹ?
-Ơ. Còn hỏi nữa, cả làng người ta đang cười mày kia kìa. Về mà làm cho ra ngô ra khoai đi chứ?
Biết tính mẹ nên tôi gàn:
-Mẹ buồn cười thật đấy, hai đứa nó sai thì nó sợ thiên hạ cười chứ con có làm gì đâu mà phải sợ. Nay đang giữa tuần làm sao mà con về được, để cuối tuần con về nhé.
-Này, này này, từ từ, con đừng có làm gì dại dột đó nhé. Hay để mẹ kêu anh Toàn lên ở với con vài bữa rồi cuối tuần nó chở về luôn?
-Thôi mẹ ơi, sao mẹ không tin con gái mẹ thế nhỉ? Chẳng phải nó cặp bồ khi chưa cưới còn đỡ hơn khi con đã gả cho nó rồi à?
Mẹ tôi nghe thế thì dịu giọng một chút:
-Ừ, thì mẹ cứ lo thế, nhớ giữ gìn sức khỏe nghe không.
Thật ra tôi chỉ nói thế cho mẹ an lòng chứ tôi đau lắm chứ, bên nhau bao nhiêu năm, từ lúc nhận lời yêu Sinh năm mười tám tuổi tới bây giờ là tròn mười năm, cả đời người được mấy lần mười năm, thế mà tôi lại dành quãng thời gian đẹp đẽ nhất của mình cho hắn. Nhớ ngày trước Sinh từng nói tôi là người con gái đầu tiên trong cuộc đời hắn, cũng sẽ mãi mãi là người con gái duy nhất, tôi tin sái cổ, thế mà đùng một cái nó làm cho con kia có thai lúc nào tôi cũng không biết. Đấy, mấy thằng văn vở nó lại hay khốn nạn thế đấy.
Trong lúc tôi còn đang ngồi khóc lóc ỉ ôi cho cuộc tình mới tan vỡ thì Sinh gọi tới, tôi tiện tay gạt ngang điện thoại để từ chối sau đó tắt chuông luôn, quẳng sang một bên nằm khóc tiếp. Sinh gọi tôi không được nên nhắn liền mấy tin đại loại là xin lỗi, xin tôi tha thứ, xin tôi bình tĩnh, sau cùng lại còn gọi thêm mấy cuộc nữa, tôi bắt máy gắt gỏng:
-Gọi gì lắm thế?
-An. An ơi. Anh xin lỗi, anh biết anh sai rồi, là lỗi của anh.
Tôi cáu kỉnh:
-Nói ngắn thôi, tôi không có thời gian.
-À, ừ, anh chỉ lỡ với Hà thôi, đêm đó anh say, anh nói thật.
Tôi khịt một cái cho thông mũi khỏi mất công cái giọng cứ nghèn nghẹn Sinh lại biết tôi khóc, khi nhắm chừng giọng trong trẻo rồi mới cong cớn với hắn:
-Này, anh say hay tỉnh gì kệ mẹ anh, nói với tôi làm gì?
Bố tôi là nhà giáo, bản thân tôi cũng là cô giáo dạy văn nên đây được coi là câu chửi thề đầu tiên trong đời tôi, nhưng lúc đó không chửi cho hắn mấy câu thì điên không chịu được.
-Tóm lại là gọi cho tôi làm gì?
-Anh sai, anh không xứng đáng với em, anh không còn mặt mũi nào xin em tha thứ nữa.
-Biết thế còn gọi làm gì?
-Anh chỉ muốn em hiểu cho anh, tình cảm anh dành cho em chưa bao giờ thay đổi cả. An, anh cũng chỉ vì bất đắc dĩ thôi.
-Anh bớt văn vẻ lại đi, chẳng phải anh sợ cái ghế công an huyện của anh nó lung lay còn gì?
Bị tôi nói đúng tim đen Sinh đâm ra ngắc ngứ:
-Ừ, anh là Đảng viên, nên… nên anh phải chịu trách nhiệm với những việc mà anh đã gây ra.
Ơ! Thế hóa ra anh ta là Đảng viên còn tôi thì không phải à?. Lúc đó định gào lên nhắc cho anh ta nhớ chúng tôi cũng đã qua lại gặp mặt, đã đi chọn thiệp cưới, đã lên kế hoạch chụp hình… định hỏi anh ta sẽ chịu trách nhiệm với tôi như thế nào, nhưng thôi, không đáng nữa, loại người đã gây ra lỗi còn quanh co không dám nhận như vậy thì tôi không cần nữa.
Chửi Sinh mấy câu xong tự nhiên tôi tỉnh hẳn, nước mắt cũng chẳng còn giọt nào nữa cả, vậy mà ban đầu tôi cứ tưởng mình sẽ khóc mấy ngày liền cơ đấy, hay có khi nào do tôi đau lòng quá đâm ra không còn cảm xúc gì nữa nhỉ, chứ chẵng nhẽ cuộc tình mười năm của tôi cũng chỉ lãng xẹt đến thế nay ư?
Buồn thì buồn, đói vẫn phải ăn, tôi vào bếp nấu tô mì rồi sì sụp ngồi ăn, mới gắp được mấy gắp thì Nhi đẩy cửa bước vào, mặt cau có:
-Mày buôn chuyện với ai mà tao gọi mãi không được thế?
Nhi ở gần chỗ tôi nên nó qua suốt, cuối tuần có khi còn tụm lại một nhà ăn uống rồi ngủ cùng nhau, như hôm nay cũng vậy, cứ tự nhiên mà xồng xộc vào nhà tôi thế thôi.
Tôi ngẩng đầu lên nhìn nó:
-Mày gọi lúc nào? Mà gọi làm gì?
Nhi vừa treo giỏ lên kệ vừa nhăn nhó nhìn tôi:
-Lúc nãy, gọi để hỏi mày đi chợ chưa, thế sao giờ này lại lôi mì ra ăn?
-Tự nhiên đói.
Nhi đang định nói gì đó thì liếc thấy mắt tôi đỏ, nó giật mình hỏi:
-Mày khóc hả? sao thế?
-….
-Sao, có chuyện gì? Mới gọi về cho mẹ hả? Mệt quá có chuyện gì thì nói nhanh đi.
Tôi sắp mếu:
-Nãy tao nói chuyện với chồng sắp cưới. À quên, chồng hụt.
-Là sao?
Tôi vừa thút thít vừa kể cho nó nghe mình vừa mới bị đá xong, ai ngờ nó lại phá lên cười:
-Được, được đó, ai chứ ông đó thì tiếc rẻ làm gì.
Tôi tròn mắt nhìn nó :
-Ê, tao mới bị đá, tao sắp đám cưới và mới bị hủy cưới đó Nhi ạ. Mày không thấy đồng cảm với tao à?
-Không. Tao đã nói rồi, nhìn theo nhân tướng học thì lão ấy không chấm được điểm gì. Thôi để tao gọi thêm anh Nam rồi mình đi ăn mừng, quán cũ nhé.
-Mừng gì?
Nhi cười hả hê :
-Mừng mày được thả tự do trước thời hạn.
Ngày trước nó cứ nói tôi với Sinh mà lấy nhau thì cố lắm cũng chỉ cỡ được năm năm, miệng nó thế mà độc thật.
Tôi cứ tưởng nó chỉ nói thế thôi ai ngờ nó kéo thêm anh Nam nữa, ba đứa tôi dắt nhau tới một quán nhậu vỉa hè, Nhi cao hứng gọi luôn hai chai rượu sim nho, nó nói phải uống mừng tôi bị người không đáng đá.
Tôi với anh Nam học chung trường sư phạm còn Nhi thì không chung trường cũng chẳng cùng nghành, quen nhau sau lần cả ba tình cờ cùng tham gia hội m.áu của thanh niên tình nguyện. Tính tôi với Nhi khá giống nhau, con gái mà cứ ăn nói bỗ bã không có nét gì đoan hiền thục nữ, còn anh Nam thì trầm tính, ít nói lại chững chạc và hiểu chuyện nhất trong ba đứa, hồi sinh viên thì cắp nhau ra bờ hồ ăn khoai nướng, ăn cá viên chiên, sau này đi làm rồi may mắn vẫn ở gần nhau thì sang chảnh hơn một chút, cuối tuần lại dắt nhau vào mấy quán nhậu bờ sông, lần đầu tiên tôi uống rượu cũng là cái Nhi tập, Nhi được cái tài, uống thì không uống được mà lần nào cũng kêu, anh Nam vẫn như mọi hôm, chỉ đến ngồi uống nước ngọt và nghe hai đứa tôi nói khùng nói điên, nhiệm vụ chính cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất là lát nữa sẽ mang giỏ của tôi một bên, giỏ của nó một bên, một tay dìu nó, một tay đỡ tôi, thế đấy, thế mà dính nhau mãi tới tận bây giờ, cũng ngót nghét mười năm chứ ít gì.
Ngày đó cuối tuần Sinh thường hay lên thăm tôi mà Nhi thì ở gần nên gặp suốt, nhưng nó toàn bỉu môi chê ỏng chê eo, nó nói mặt Sinh gian gian không có cảm tình, mấy lần còn xúy tôi thử xa nhau vài tháng xem có nhớ nhung gì hay không mới khẳng định được tình cảm, nó nói:
-Tao thấy mày với anh ta bất quá chỉ giống như một thứ gì đó ở bên cạnh, mãi thành quen rồi nên dù biết không tốt cũng không nỡ bỏ, là mày không nỡ chứ không phải là anh ta quan trọng đến thế.
Thấy tôi không có phản ứng gì Nhi kiên trì tiếp:
-Mày biết không, các cô tao mua cho bà nội biết bao nhiêu là đồ mới mà nội tao không chịu mặc, cứ nhét hết vào trong rương rồi lại lôi mấy cái áo cũ mèm đã vá đi vá lại ra mặc, còn nói mấy áo mới mua mặc không vừa, không đẹp, có lần cô tao thấy thế tức quá đem đồ cũ đi dấu hết, nội tao tìm không ra rồi cũng phải mặc đồ mới thôi, đấy, giờ lại quay sang khen vải thời nay mặc mềm mà mát, cả nhà tao ai cũng cười ngất.
Thấy nó ví von tình yêu của mình giống như câu chuyện áo cũ áo mới của nội nó nên đang định nạt thì nó đã chống chế:
-Thật đấy, tao kiểu không được văn vẻ lắm nhưng mà nó đại loại thế, tại mày cứ mãi an toàn quá nên không nỡ bỏ đi cái cũ mà thay cái mới chứ mấy mối mới của mày tốt gấp vạn lần, ông đấy đã không đẹp rồi mà tính cứ sao sao ấy.
Tôi ở bên Sinh lâu như vậy thấy Sinh cũng bình thường, tuy không có gì nổi trội nhưng mà cần gì nổi, cứ như vậy là được rồi, chẳng hiểu sao cả mẹ, cả Nhi và anh trai đều chê như vậy không biết.
Nhi rót thêm một ly, giọng hào hứng :
-Nào uống. Uống đi.
Tôi nhăn mặt nạt nó:
-Mày điên à? Về thôi. Say rồi.
-Điên gì? Mày biết hôm nay là tiệc gì không?
-Gì?
Nhi không uống được, mới mấy ly mà đã bắt đầu lè nhè, rồi đưa mắt nheo nheo sang tìm sự đồng tình từ anh Nam:
-Tiệc chúc mừng mày đấy, tính ra số mày còn may chán, còn sớm nhìn ra cái bộ mặt chó má của thằng đó chứ nếu không mày mà đội nón về nhà nó rồi thì nó hành cho mày ra bã con ạ, từ đầu tao đã nói rồi. Anh Nam nhỉ?
Tôi nạt nó:
-Mày điên à? Mừng gì ? Tao mới bị hủy hôn đó.
Nhi cười lớn, cười nhiều quá hai vai rung cả lên mà cũng không nín được, phải cúi xuống bàn cười tiếp, xong nó “phì” ra một cái, điệu bộ chẳng khác gì mấy bợm nhậu:
-Thằng đó đá mày thì tao càng mừng. Sao thế, tiếc à ? Tiếc thật à?
-Tao tiếc gì loại cặn bã đó, chỉ tiếc mười năm thanh xuân dành cho nó thôi.
-Ừ, tao cũng thấy mày hết thuốc chữa. Nhưng thôi, nó đá mày là mày còn cơ hội vinh quang, không tiếc thì uống đi.
Anh Nam thừa lúc Nhi không để ý dành lấy ly rượu từ tay tôi uống cạn một hơi rồi cất giọng đều đều an ủi:
-Vợ chồng cũng là cái duyên cái nợ nữa em ạ, đừng buồn nhé.
Lúc chiều bố cũng nói với tôi như thế, nhưng làm sao mà không buồn cho được, tôi yêu Sinh từ năm mười tám tuổi, bây giờ đã là hai mươi tám, yêu nhau những mười năm rồi bị cắm sừng, bị đá đi thì hỏi làm sao mà không buồn cơ chứ.
Nhi vẫn lè nhè tiếp :
-Anh Nam thấy em nói đúng không? Con An nhà mình đẹp gái, tướng ngon nghẻ, da trắng bóc, gia đình cơ bản, tội gì mà phải dính lấy cái thằng đã không bằng mình thì chớ, lại còn coi thường mình nữa.
Anh Nam thừa biết tính nó nên chỉ gàn ra:
-Ừ, thôi, chuyện gì qua rồi thì thôi. Em uống ít thôi, lo ăn đi.
Anh Nam chỉ thỉnh thoảng mới uống vài ly còn lại chủ yếu lo gắp đồ ăn cho tôi. Còn tôi thì tự nhiên lại bị cuốn vào mấy trò rượu chè của Nhi nên hai đứa nốc hết cả mấy chai, đến khi thanh toán để đi về thì nó đã say ngặt ngà ngặt nghẽo. Anh Nam vừa dìu nó vừa lẩm bẩm:
-Chết thôi, lần nào cái Nhi nó cũng say mèm thế này cả, rồi mai làm sao mà đi làm đây.
Tôi cũng hơi váng đầu nhưng nghĩ mình vẫn còn chạy xe được nên kêu anh Nam cứ chở nó về, anh Nam không yên tâm nhìn tôi :
-Hay là gửi xe lại đây hết nhé, mình đón taxi về.
Tôi cười:
-Em không sao đâu, anh cứ chở Nhi về là được, anh quên nhà em có lò rượu à?
-Ừ, ừ, nhà em có lò rượu nên đô em cao lắm, thế thôi em cẩn thận nhé.
-Vâng, em biết ạ.
-Mà An này, vợ chồng nhiều khi còn do duyên số nữa, đừng buồn nhé.
Tôi leo lên xe chạy chầm chậm, tôi muốn hít hà mùi của cỏ cây, mùi của phố phường tấp nập, không hẳn là đau đến chết đi sống lại nhưng rõ ràng trong tôi cũng có vài chút buồn man mác từ đâu dội về, mười năm qua ngoài học hành, ngoài bố mẹ, anh Toàn, Nhi và anh Nam ra thì người ở bên tôi nhiều nhất là Sinh. Nhớ hồi sinh viên vài lần được các bạn nam khác tỏ ý xin làm quen tôi đều lắc đầu từ chối, từ khi bắt đầu quen Sinh tôi đã chỉ có duy nhất một ý nghĩ rằng sau này mình sẽ gả cho Sinh, không phải vì yêu nhiều đến thế mà là vì Sinh đã là tất cả thanh xuân của tôi, có lẽ Nhi nói đúng, là tôi không dám buông bỏ một thói quen bên mình.
Khi gần về tới hẻm nhà tôi thì tự nhiên không biết ma xuy quỷ khiến thế nào tôi lại đâm sầm vào một chiếc xe đang đỗ ở bên đường thành ra té lăn ra đất. Tôi lồm cồm bò dậy phủi phủi đất dính trên quần rồi kiềm tra sơ một lượt, may mà không sao, chỉ có mấy vết rướm máu nhỏ không đáng kể. Khi vừa kịp định thần thì tôi bị dọa cho một phen khiếp vía, ôi mẹ ơi, trước mắt tôi là dòng xe hạng sang biển số tứ quí, chết rồi, tôi vừa tông làm trầy mui trước của xe, quả này nếu bị bắt đền thì tôi làm cả năm cũng không đền nỗi, nghĩ thế nên tôi nhìn xung quanh khi thấy không có ai thì vội vàng leo lên xe định vọt đi.
Ai ngờ xe vừa nổ máy thì đã nghe tiếng nạt lớn ngay bên cạnh:
-Đi đâu đấy?
Tôi nhìn quanh một lát cũng không thấy ai, lát sau cửa xe hạ xuống mới thấy một cái đầu ló ra ngoài:
-Làm hỏng xe không chịu đền còn định bỏ trốn à?
Tôi chống chế:
-À…à… Không, tôi có trốn đâu ?
Người kia bước hẳn xuống xe đi tới chỗ vết xước kia ngó nghiêng một chút rồi quay lại cau có nhìn tôi :
-Không trốn thì đền đi.
Người đàn ông này cao lớn, khuôn mặt điển trai nhưng ánh mắt còn lạnh lùng hơn một tảng băng, nghe giọng anh ta hình như không phải người ở đây, còn tôi ít nhiều cũng chà lết từ hồi sinh viên tới giờ, dù sao thì bị chặn đường ở một nơi quen thuộc với mình cũng cảm thấy bớt sợ hơn, nghĩ thế tôi an tâm nuốt một ngụm nước bọt rồi đánh liều ngẩng cao đầu cất giọng :
-Ừ, nhưng cũng chỉ xây xước nhẹ thôi, vả lại tôi không có thời gian nên anh đòi bao nhiêu thì cứ nói luôn đi.
-Mười lăm triệu.
-Cái…cái gì…mười lăm triệu? Anh ăn cướp à?
-Không thích thì tôi gọi cảnh sát.
-Anh thích thì anh cứ gọi, có mấy vết xước tí tẹo mà đòi mười lăm triệu, anh định làm tiền à ?
Anh ta bước thêm mấy bước lại sát tôi, tôi hoảng hốt lùi lại nhưng phía sau lưng là xe của anh ta, một bên còn bị anh ta đưa tay chặn lại nên không nhúc nhích được, anh ta cao tới mức hình như tôi chỉ mới đứng vừa tới cằm thì phải. Khi tôi vừa ngẩng đầu lên định mở miệng kêu anh ta lùi lại thì người đàn ông đó khiếm nhã hít một hơi rồi cười, điệu bộ hơi mỉa mai :
-Được, mà tôi thấy người cô toàn mùi rượu, thế để tôi gọi cho cảnh sát tới dắt luôn xe của cô đi đi.
Chết tôi thật, người tôi lúc này đúng là mùi rượu nồng nặc, lại gây tai nạn do đi trái đường nữa, công an mà tới thì tôi chỉ có nước về đồn, mà hắn lại đi xe sang thế chắc cũng thuộc dạng con đại gia có tiền có tiếng, lỡ hắn mà bồi cho tôi thêm mấy câu thì chết, tôi xuống nước năn nỉ anh ta:
– Xe của anh tôi cũng chỉ vô tình làm xước thôi nên mong anh xem xét lại, giá đó tôi thấy hình như …
-Hình như gì ?
-Hơi cao, phải rồi, hình như hơi cao.
Anh ta nhíu mày :
-Đã say còn lái xe gây tai nạn, lỡ tôi mà bị thương tích gì thì cô bán cái xe của cô đi cũng không đền nổi, đòi thương lượng cái gì ?
Tôi nghển cổ lên cãi :
-Anh ăn nói cho đàng hoàng, tôi không say.
Anh ta rời tay khỏi tôi quay lưng bước đi mấy bước khoan thai :
-Được, thế để công an tới xem cô có say không, tôi thì không quen ngửi mùi rượu vang sim đâu.
Tên này, tôi chỉ uống có mỗi mấy ly mà cũng nghe ra mùi rượu sim được, biết không thể chối được nữa nên tôi trưng ra bộ mặt thảm hại năn nỉ :
-Đúng là tôi có uống một ít, ít thôi, bằng này này…
Tôi vừa nói vừa dơ ngón tay lên diễn tả.
-Thật đấy, nên tôi không say đâu, anh bớt cho tôi nhé.
Anh ta nhìn tôi cười khẩy một cái rồi cất giọng lạnh lùng :
-Biết sợ rồi à?
-Ai sợ? À, à có sợ. Tôi xin anh thật đấy, cỡ như anh thì chừng ấy tiền chắc không nhằm nhò gì, anh giảm cho tôi nhé.
Anh ta cười khẩy :
-Tôi không quen vung tiền ra vì những thứ không đáng. Cô sai thì cô đền.
-Này. Anh…
-Sao ?
Tôi định vênh mặt lên cãi nhau với anh ta đòi giảm giá nữa nhưng thấy anh ta móc điện thoại ra nên cũng hơi hoảng hoảng, may mà lúc đó có một người con trai khác từ đâu chạy lại chỗ chúng tôi ẻo lả cất giọng :
-Anh làm gì mà em gọi mãi không được thế ?
Vừa nói vừa gục hẳn vào vai người đàn ông kia, hình như sắp khóc :
-Bố mẹ mới đập nát điện thoại của em rồi anh ạ, bố nói từ mai nếu còn như thế nữa sẽ nhốt em lại.
Tôi thấy người đàn ông cao lớn kia dù chỉ đứng im không nói gì nhưng thái độ rõ là có chút đau lòng.
-Em không sống nổi, em thật sự không sống nổi nếu phải rời xa người mình yêu như thế, anh có hiểu không ?
-….
-Sao không ai hiểu cho em cả, đã là thời đại nào rồi mà bố mẹ còn nói tới việc nối dõi tông đường ? Anh để em chết quách đi cho rồi.
Anh ta vừa nói vừa lao ra giữa đường, người đàn ông kia phát điên nắm tay kéo vào lắc mạnh :
-Em bình tĩnh đi được không ?
Một lát sau không thấy người kia trả lời lại bắt đầu dịu giọng :
-Anh thấy tốt nhất em nên ra nước ngoài một thời gian, đợi anh nghĩ cách thu xếp ổn thỏa rồi báo cho em quay về.
Người thanh niên kia không đòi lao ra đường nữa, cũng không còn rấm rứt khóc như hồi nãy nữa, chỉ yếu đuối gật nhẹ đầu khi nghe người đàn ông đó nói.
Đúng là bây giờ là thời đại mới rồi, chuyện giới tính không quan trọng nữa, tôi cũng không quá để ý tới chuyện đó nhưng chẳng hiểu sao lúc đó lại nổi hết da gà, có lẽ vì vẻ yểu điệu ẻo lả của cậu thanh niên kia, cũng có thể vì mấy giây trước tôi còn thầm khen người đàn ông mình làm xước xe kia đẹp trai sáng sủa nên khi biết chuyện này thì tạm thời hơi bị sốc.
Cùng lúc đó thì điện thoại tôi đổ chuông, chẳng biết chia tay rồi còn gọi gì mà gọi lắm thế, tôi rủa thầm trong miệng nhưng lúc đó lại sực nhớ chiếc điện thoại này là quà sinh nhật năm ngoái Sinh tặng cho tôi, nói mới thì cũng không mới nhưng tôi giữ kỹ nên chưa cũ lắm. Giờ chia tay rồi tôi cũng chẳng thèm giữ lại làm gì, vứt đi thì phí, thế là tranh thủ hai tên kia đang ôm ấp nhau tôi vội tháo sim ra rồi để điện thoại lên chiếc ghế bên cạnh, dặn với theo :
-Anh ơi, anh gì ơi, tôi không có tiền đền cho anh, tôi gửi lại chiếc điện thoại đó nhé, coi như tôi trả tiền sửa xe.
Không kịp để anh ta phản ứng tôi vội vã leo lên xe chuồn thẳng.
Chuyện đó mãi mấy hôm sau thì tôi cũng quên béng mất.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.