Chương 23
Bộ Vi Lan
27/09/2013
Chớp mắt đã đến cuối năm, việc chuẩn bị cho buổi liên hoan đêm Giao thừa đã
bước vào giai đoạn cuối cùng. Vất vả suốt một năm, tất cả phạm nhân trong mười
hai phòng giam đều nhân cơ hội nghỉ ngơi hiếm có này, hoặc tham gia tập luyện
cho các tiết mục biểu diễn, hoặc quây quần xung quanh xem náo nhiệt, các phòng
giam trống không, gần như tất cả đều đổ ra bãi tập.
Khương Thượng Nghiêu nằm dựa trên giường, lắng nghe tiếng hát vọng lại từ phía bãi tập, bên tai thấp thoáng những nốt đàn ghita quen thuộc, cảm giác nhớ nhà càng thêm da diết.
Một cánh tay từ giường tầng trên thò xuống, đưa cho anh điếu thuốc, Khương Thượng Nghiêu nhận lấy rồi châm lửa hút.
"Bình thường đi làm về mệt tới mức đặt lưng xuống là ngủ, như thế lại hay vì chẳng phải nghĩ gì cả, giờ nhàn rỗi đâm ra nghĩ ngợi nhiều hơn." Lăng Vạn Cường làu bàu một hồi: "Mẹ kiếp, con người ta thật là rẻ mạt".
"Chẳng phải anh biết làm ảo thuật? Sao không xuống dưới đó mà đăng ký một tiết mục biểu diễn?"
"Tết thế này, làm gì còn tâm trạng mà đi mua vui cho người khác?"
Khương Thượng Nghiêu biết anh ta lại nhớ con gái rồi.
Lăng Vạn Cường tuổi cũng chưa nhiều lắm, mới hơn ba mươi, nhưng diện mạo trông khá già dặn, mỗi lần cắt tóc đều thấy cả mớ tóc bạc. Anh ta vào tù sớm hơn Khương Thượng Nghiêu, bị tòa tuyên án bảy năm. Con người anh ta không khôn khéo nhưng lại sáng suốt, khi Khương Thượng Nghiêu mới bị đưa tới phòng giam số mười hai, không ít kẻ mon men tới tiếp cận, chỉ có anh ta và một người họ Vương bàng quan đứng nhìn, phải mất hơn nửa năm anh mới bắt thân được với họ. Sau khi quen thân, có một lần tâm sự về lý do vào tù của từng người, sự xảo quyệt của Lăng Vạn Cường khiến Khương Thượng Nghiêu ngoài thầm kinh ngạc thán phục ra còn có đôi chút băn khoăn suy nghĩ.
Lăng Vạn Cường năm đó còn là trưởng phòng tài vụ của một công ty khai thác mỏ nhà nước, trong mắt người ngoài, một cán bộ mẫn cán hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi, có vợ và con gái, coi như là gia đình mỹ mãn rồi. Thời gian đầu anh ta cũng đã cho là như thế, mãi đến khi anh ta phát hiện ra vợ cắm sừng mình. Anh ta cố nén cơn giận, vẫn xưng anh em với tên đội trưởng khu mỏ, đồng thời là tình nhân của vợ mình. Cuối cùng đến một ngày, hai người uống say ra khỏi quán rượu, khi Lăng Vạn Cường lùi xe không để ý, đã lùi vào người tên đội trưởng khiến hắn dính vào tường, đồng thời ép bẹp thành một cái bánh thịt.
Khi kể xong câu chuyện này, Lăng Vạn Cường mím môi, cười đầy ẩn ý, như rất thỏa mãn với bản thân. Còn Khương Thượng Nghiêu sắc mặt lạnh lùng nghiêm túc, ánh mắt chăm chú nhìn Lăng Vạn Cường nghĩ tới một điều khác.
Thực ra đây là một ngôi trường.
Lăng Vạn Cường đã có ý đồ giết người nhưng nhẫn nhịn không để lộ ra. Người đàn ông họ Vương biết nhiều hiểu rộng, chuyện trời tây đất bắc gì cũng có thể đem ra bàn luận, nhưng lại quen cười ha hả. Lưu Đại Lỗi tự nhận mình là sư phụ đạo chích. Đỗ Lão Phách - mỗi lần nhắc tới công việc trồng trọt, hay nghề mộc là hai mắt sáng bừng lên...
Khương Thượng Nghiêu lặng lẽ quan sát tất cả những người bên cạnh mình, bọn họ dường như ai cũng có một câu chuyện riêng.
"Con gái anh bao nhiêu tuổi rồi?" Anh hỏi Lăng Vạn Cường giường tầng trên.
"Khi tôi vào đây cháu được ba tuổi, đã ba năm trôi qua rồi". Giọng Lăng Vạn Cường có chút cô đơn, lại như có cả sự ân hận: "Chớp mắt đã sắp vào lớp Một, tôi làm cha mà chẳng giúp được gì".
"Sắp rồi, cố gắng thêm hai năm nữa thôi." Khương Thượng Nghiêu an ủi.
"Xem đến Tết có cơ hội giảm án hay không đã. Mẹ tôi nói mấy ngày nữa sẽ đưa cháu vào thăm tôi, tôi đã ngăn lại bảo mẹ đừng đến. Thấy tôi ở một nơi như thế này, sau này cháu đi học sao dám ngẩng đẩu lên nhìn các bạn. Mẹ tôi cũng thật đáng thương, nuôi con giờ lại nuôi cả cháu, chẳng được nghỉ ngơi ngày nào." Lăng Vạn Cường tự lẩm nhẩm nói với chính mình.
Một câu nói mà khuấy động tâm tư được chôn giấu trong lòng Khương Thượng Nghiêu. Hai năm nay, mẹ anh không quản mưa gió, hằng tháng cứ đến ngày thăm nom là bà đã đứng đợi ở cổng trại giam từ rất sớm, mái tóc đen mướt giờ đã dần bạc gần hết. Còn người bà lạc quan vui vẻ của anh, mỗi lần nghe điện của cháu gọi về đều phải cố gắng che giấu nỗi nhớ nhung và buồn bã trong lời nói, lúc nào cũng chỉ kể với anh những chậu hoa bà chăm sóc rất tốt, làm rất nhiều bánh mỳ tròn (1) mà anh thích ăn, như ngầm nói với anh rằng việc anh ngồi tù chẳng phải là chuyện gì to tát cả.
(1) Bánh mỳ tròn: Một loại đồ ăn vặt của Sơn Tây, bánh làm từ bột yến mạch, cán mỏng, cuộn lại hấp trong lồng tre.
Bàn tay anh vô thức lại đặt lên tập thư dày cộp đó, ngay lập tức có cảm giác trái tim như bị rắn cắn một cái, rồi từ từ nhả ra. Anh chăm chú nhìn chồng thư rất lâu, trên phong bì là hàng chữ tròn vành vạnh rất giống với nét chữ của Nhạn Lam, ba từ Khương Thượng Nghiêu được nhấn bút đậm hết cỡ, không biết viết thư khi ấy đang nghĩ gì trong lòng.
Nhưng cho dù là, có thể duy trì hành động ấu trĩ này lâu như thế, thì anh tin người đó không có ác ý gì. Anh nghĩ, có lẽ người này cũng giống như bà anh, muốn dùng một cách hoàn toàn khác biệt để nói với anh rằng: Phải sống tiếp.
Phải sống tiếp. Từng khuôn mặt bỗng nhiên hiện lên trước mắt anh, giống như đang chiếu một đoạn phim, hoảng hốt có, tuyệt vọng có, tin cậy có, ngạo mạn có, chế nhạo có, cô độc có, gian xảo khó lường có... Khương Thượng Nghiêu ngồi thẳng người bất động, đối mặt với từng người, từng người một.
Tin tôi đi, đây mới chỉ là bắt đầu thôi.
Anh cầm lá thư ở trên cùng lên, khi mở ra đọc thấy hàng chữ đầu tiên viết "'Anh", lập tức trái tim nhói đau, như lại nhìn thấy lúm đồng tiền xinh đẹp của Nhạn Lam.
Anh định thần lại, đọc hết một lượt, sau đó cẩn thận cho lại vào phong bì, cầm lá thứ hai lên.
Thư đương nhiên là do Khánh Đệ viết.
Đầu tiên chỉ là nhớ tới câu nói của Nhạn Lam "Để anh ấy có chút hy vọng", vì muốn anh yên tâm. Về sau, việc viết thư dần dần thay thế việc viết nhật ký, trở thành cách để hằng ngày cô ghi chép lại tâm tư của mình.
Cô viết về những việc trọng đại, ví dụ như cuộc bầu chọn chủ tịch hội sinh viên của trường, các tiết mục biểu diễn trong hội diễn văn nghệ chào mừng tân sinh viên. Cũng kể cả những chuyện hết sức vụn vặt trong cuộc sống, thức suốt đêm trong quán internet để viết bản thảo không cẩn thận ngủ quên, hoặc chuyện đám con gái trong phòng ký túc tận dụng nồi cơm điện để kho thịt, mùi thơm khiến bà quản lý ký túc xá phải mò lên tận phòng, kết quả là một trò đùa báo động giả.
Ông trời quả thật rất công bằng, cô không giỏi ăn nói, nhưng viết lách lại rất khá. Khi đọc đến đoạn "Tới một lúc nào đó, khi năm tháng đã thổi khô em thành một người chỉ còn da bọc xương đến hít thở cũng khó khăn, em sẽ dùng bàn tay nhăn nheo vỗ về cái bụng lép xẹp của mình, chép cái miệng đã không còn chiếc răng nào, nhớ lại mùi vị của bát thịt kho nhiều năm về trước", Khương Thượng Nghiêu không nhịn được phải mỉm cười.
Lại đọc đến đoạn: "Chủ quán internet gõ bàn ầm ầm, em mới mơ màng ngẩng đầu lên, rồi lại mơ màng đi ra cửa. Trời tờ mờ sáng, cây bạch quả trước cửa quán cành lá sum suê, cảnh tượng lúc ấy thật sự rất đẹp. Nhưng anh thử tưởng tượng mà xem, một người con gái đầu tóc rối bù, vừa mới dụi mắt cho tỉnh táo lại, đột nhiên sờ vào túi mình, rồi hét lên thất thanh: Ví tiền của mình đâu rồi!", anh lại bỗng nhiên thấy lo lắng.
Cũng có thể những ngày trong tù quá cô đơn, hoặc do anh quá nhớ nhung cuộc sống bình thường trước đây, hoặc là mong muốn tìm hiểu những thứ đang diễn ra ở thế giới bên ngoài kia, anh đã coi người viết thư là Nhạn Lam, vô thức bắt đầu dõi theo tâm trạng của người viết thư để lộ trong đó, lúc thì cổ vũ khi lại suy tư. Tuy nhiên anh rất rõ một điều rằng, người viết thư cho mình chưa bao giờ nhắc đến người nhà và những ký ức đã qua, hơn nữa đối phương cũng không có được cách nói chuyện dịu dàng tinh tế như Nhạn Lam, mà mang đến một không khí vô cùng mới mẻ.
Dần dần, Khương Thượng Nghiêu bắt đầu mong ngóng tới hai ngày phát thư trong tháng. Cán bộ quản giáo phụ trách nhận và phát thư có quyền đọc thẩm định nội dung, vì vậy thường trêu anh nói: "Đợi thư bạn gái sốt ruột lắm phải khống? Cố hai ngày nữa thôi, còn chưa đến ngày mà".
Ngoài thời gian làm việc, anh mệt tới mức toàn thân chẳng còn chút sức lực nào nữa, sau khi cầm bát mỳ húp xì xụp xong, Khương Thượng Nghiêu hít một hơi thuốc, nhớ lại tất cả những tình tiết liên quan tới Cảnh Trình vào tối ngày hôm đó, tự cân nhắc xem liệu có bỏ sót điều gì không. Nghĩ đến đó tâm trạng lại xúc động khó tả, anh sẽ tìm đến một góc khuất không có người, móc lá thư mới nhận gần đây nhất ra đọc kỹ lại, sau đó vui vẻ gấp vào.
Thời gian trôi đi, đa số bạn tù đều biết anh có một cô bạn gái đang học đại học, ngoài ngưỡng mộ và ghen tỵ ra còn hết sức tò mò nữa. Lưu Đại Lỗi với những mánh lới tiểu xảo không ai bằng của mình sớm đã có ý định, sau bao nhiêu cơ hội cuối cùng cũng đã đạt được mục đích.
Ngày hôm đó sau khi Lưu Đại Lỗi lấy được lá thư trong tay đã hét ầm lên: "Khóm hoa đỗ quyên trước cửa căng tin trường đã nở rồi, nhớ bà đã từng nói sẽ chia một nhánh Ngũ Bảo Châu trồng riêng ra chậu khác cho em. Nếu không phải vì bà, thì em cũng chẳng để ý tới hàng hoa trước cửa căng tin. Hoa nở thành từng khóm từng khóm, một màu đỏ khoe khoang ồn ào. Nhưng em đã tìm qua ngôn ngữ mà loài hoa đỗ quyên muốn nói, ý nghĩa của nó là tình yêu có kiểm soát, nhưng lại có truyền thuyết kể rằng 'Đỗ Quyên đề huyết, tử quy ai minh' (2), là để gọi người yêu quay lại. Lẽ nào cô ấy đã biết chưa chắc có tương lai, chưa chắc có thể yêu mà được yêu, vì vậy, cô ấy đành phải tìm một nơi khiêm tốn, bất chấp tất cả để thổ lộ tình cảm trào dâng của mình? Một năm rồi lại một năm nữa, em đếm, nó đã nở ba năm rồi. Thêm ba năm nữa, là anh sẽ được về phải không?".
(2) Chuyện kể rằng: Đỗ Vũ xưng Vương ở đất Thục (nay ở vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc), hiệu Vọng Đế. Trương Nghi phạt Thục, Thục Vương (Đỗ Vũ) khai chiến bất thắng, vì thế mà bị diệt. Đỗ Vũ bỏ vào rừng, khi chết hóa thành con quốc, khi mùa hè đến lại kêu thảm thiết như tiếng khóc đau lòng ứa huyết.
Giọng đọc đắc ý và rất vang của Lưu Đại Lỗi dần nhẹ nhàng bình tĩnh lại, sau khi đọc hết câu cuối cùng, cậu ta ngước mắt nhìn Khương Thượng Nghiêu. Những người ngồi xung quanh rất nhiều, có người đã đặt khay cơm xuống im lặng lắng nghe từ lâu, có người thì lại móc thuốc ra cúi đầu buồn bã nghĩ tới những chuyện sâu kín trong lòng không cách nào thổ lộ. Khương Thượng Nghiêu không nổi giận, anh đợi Lưu Đại Lỗi đọc xong, rút lá thư lại, thuận tay cốc vào đầu Lưu Đại Lỗi một cái, nói: "Được lắm".
Lưu Đại Lồi cười tít mắt, đưa tay lên xoa đầu, hỏi: "Anh Khương, chị dâu có em gái không?".
Khánh Đệ đương nhiên không biết mình đã trở thành nhân vật nổi tiếng trong trại giam khu số ba. Bởi vì Khương Thượng Nghiêu chưa từng trả lời thư. Cô sẽ cố chấp nghĩ, nếu anh không đặc biệt gửi thư đến chất vấn hoặc từ chối, thì tạm thời cô xem như anh đã tin vào những lá thư của cô.
Đến kỳ nghỉ đông năm 2004, cô lại tới nhà họ Khương một lần nữa. Bà bê một chậu hoa đi ra, nói: "Trồng cho cháu sắp được ba năm rồi, lần này cháu nhất định phải mang về đấy".
Nhìn thấy chậu hoa đỗ quyên, hai má Khánh Đệ nóng bừng lên, nhớ tới lần mình nhanh tay nhanh bút trong thư đã dùng ý nghĩa của hoa để bày tỏ tình cảm của mình, bất giác sự hối hận trào dâng trong lòng.
Bà hiểu nhầm lý do cô đỏ mặt khuyên giải nói: "Chẳng có gì phải ngại cả. Hai năm nay cháu không đến, bà biết cháu không muốn gặp cảnh lại nhớ tới người. Nào, nào, giúp bà đặt lên yên xe đi".
Trên đường cùng đi xuống dưới tầng, bà mới nói: "Cháu đừng giận cô nhé, được không? Nó sống cũng chẳng sung sướng gì, cháu hãy rộng lượng một chút".
“Bà, cháu hiểu ạ." Nhớ tới vẻ mặt khách khí xa cách của cô Khương, Khánh Đệ bất giác buồn bã: "Vì vậy nên cháu không hay về Vấn Sơn, cũng ít đến thăm mọi người, bà đừng trách cháu nhé".
"Bà biết." Bà rộng lượng nói, rồi giúp Khánh Đệ đặt chậu hoa lên yên sau, căn dặn một hồi cách tưới nước bón phân. Xong việc phủi tay, cười nói: "Đợi cuối năm nay Nghiêu Nghiêu được về, tâm trạng của cô Khương khá hơn, sẽ mời cháu đến nhà ăn bữa cơm".
Khánh Đệ hốt hoảng quay người lại, kinh ngạc há hốc mồm, lại không thốt được lời nào.
Bà vui tới mức khuôn mặt đầy nếp nhăn tươi như đóa hoa lúc nở bừng, nói: "Còn chưa biết phải không? Năm ngoái khi Nghiêu Nghiêu xuống mỏ lao động, xe xúc than không biết do ai nhấn nút cứ thế chạy, một lúc nó cứu được hai mạng người. Vì vậy, cuối năm ngoái cán bộ quản giáo của nó đã báo cáo lên cấp trên, nói là có thể giảm được vài tháng, cộng với mấy lần giảm án lần trước, cộng lại có thể được giảm hơn nửa năm".
Khánh Đệ nghe thấy vậy mím môi cười, cười mãi cười mãi mắt chợt ướt nhòe, nói được câu "Vậy thì tốt quá" thì nước mắt đã từng hàng thi nhau chảy xuống.
Cô chẳng kịp quay mặt giấu đi, bà nắm chặt tay cô, vỗ vỗ mu bàn tay, giọng nghẹn ngào: "Mấy đứa chúng mày...", rồi thở dài một tiếng nói tiếp: "Coi như đã qua được rồi, sau này các cháu đều nên sống cho thật tốt".
Khánh Đệ vâng khẽ rồi chào bà, trên đường về nhà nhớ lại những lời bà vừa nói, bất giác thấy lo lắng: Cô có nên đi thăm anh không?
Lần này cô về nhà, một là vì cửa hàng của Ái Đệ nằm trong diện tích bị di dời phải tháo dỡ, nên chủ nhà không thể tiếp tục cho thuê được nữa, Ái Đệ vì thế cũng thất nghiệp. Hai là cô có ý định ăn Tết xong sẽ đi Dã Nam một chuyến, vào trường tiểu học của thị trấn xin thực tập. Khi nhà trường thông báo sinh viên phải tự liên hệ đơn vị thực tập, thì địa điếm đầu tiên mà cô nghĩ đến là Dã Nam, lý do không gì khác chính là vì nơi đó gần với chỗ anh nhất. Vì gần, nói không chừng cô sẽ có đủ can đảm để vào thăm anh. Mà theo như lời bà anh nói, nếu cuối năm Khương Thượng Nghiêu mãn hạn tù, thì liệu cô có nên quấy rầy cuộc sống của anh nữa hay không?
Về đến nhà, Ái Đệ chăm chú quan sát chậu hoa đỗ quyên xong lại quay sang kinh ngạc nhìn chị gái mình, rồi nói bóng gió: "Bà lão cũng thật thú vị, chị làm quan hệ tốt đấy".
"Em nói lăng linh tinh gì thế?"
"Chị, chị không hiểu thật à, hay chị hiểu rõ mà vờ hồ đồ? Từ nhỏ tới lớn chị có trồng hoa bao giờ đâu? Xương rồng cũng chưa từng thấy chị trồng? Chị nghĩ mà xem, bà anh ấy làm vậy chẳng phải cố ý tạo cơ hội cho chị sao? Chẳng có việc gì cũng gọi điện liên lạc, hỏi xem tưới nước như thế nào, tỉa cành ra sao? Qua vài ngày lại mua thêm mấy loại hoa khác, rồi lại gọi điện để hỏi kinh nghiệm. Dần dần, cô Khương cũng không còn tức giận nữa, cơ hội sau này càng ngày càng nhiều. Giỏi! Đúng là ăn muối nhiều có khác?"
"Đi đi." Khánh Đệ không ngờ Ái Đệ lại chỉ dựa vào một chậu hoa mà tưởng tượng phong phú như thế, mặc dù ngẫm nghĩ kỹ lại dụng ý của bà anh, đúng là cũng có ý đó thật, nhưng nghĩ đến chút tâm tư không thể nói với người khác đó của mình đã bị bà nhìn thấu, cô bất giác có chút bối rối. Khánh Đệ nhìn quanh rồi nói: "Có thời gian em hãy nghĩ tới việc của mình đi, tiếp theo sẽ làm gì? Còn nữa, sắp đến giờ ăn cơm rồi, ra giúp mẹ dọn bát đũa đi".
"Mẹ chẳng nỡ bắt em làm đâu." Ái Đệ vênh vang: "Mẹ nói bình thường em vừa phải trông cửa hàng vừa phải đi lấy hàng, đã rất vất vả rồi. Còn về việc sau này làm gì... em chưa nghĩ xong".
Khánh Đệ thấy ánh mắt em gái nhìn lảng đi chỗ khác, biết ngay là Ái Đệ đang giấu mình điều gì đó, cô trong lòng nghi hoặc, định hỏi cho rõ ràng thì nghe thấy tiếng mẹ gọi hai chị em vào ăn cơm.
Ăn cơm xong mấy lần định mở miệng hỏi đều bị Ái Đệ tìm cách nói lảng sang chuyện khác, đến tối trước khi đi ngủ, Khánh Đệ khóa cửa lại, hỏi thẳng: "Thẩm Ái Đệ, nói thật đi, có phải em lại đang có ý định đen tối gì không?"'.
Ái Đệ ôm chăn ngồi tựa vào thành giường, tì cằm trầm tư không nói. Khánh Đệ cũng không ép, tự mình kéo một cái ghế ra cạnh bàn ngồi chờ.
"Chị, em đang nghĩ có nên đi bán rau không?"
Câu trả lời này khiến Khánh Đệ kinh ngạc, vô thức ngồi thẳng người dậy.
"Bà chủ cửa hàng bên cạnh, à, em trai của chị ta... chẳng phải em từng kể với chị rằng thường xuyên đi ăn khuya với những người ở cửa hàng bên cạnh à? Thật ra, không phải ăn với nhiều người, chỉ có hai chị em bọn họ thôi."
Ái Đệ liếc trộm chị gái một cái, thấy sắc mặt Khánh Đệ vẫn bình thản như thường, nó tự cổ vũ bản thân mình rồi nói tiếp: "Em trai chị ta bán rau ở chợ. Em nghe anh ấy nói, bán rau không được sang như bán quần áo, nhưng tiền kiếm được cũng chẳng kém bán quần áo đâu, lại không cần nhiều vốn. Ý của anh ấy là... Em không sợ xấu, có thể thuê một gian cạnh quầy của anh ấy, em phụ trách việc trông quầy bán hàng, còn anh ấy sẽ đi lấy hàng, buổi chiều thay ca cho nhau, tiền kiếm được chia đôi".
"Được đấy chứ ." Khánh Đệ tán thành.
"Không sợ mất mặt đâu, chị nhỉ?"
"Không ăn cướp, không ăn trộm, lao động vất vả để kiếm tiền, có gì mà mất mặt?"
"Nhưng..." Ái Đệ có chút khó nói: "Có lẽ chính em cảm thấy mất mặt lắm. Nhưng, lại không muốn từ chối". Ái Đệ nói xong nhìn chằm chằm vào những ngón tay đang vặn vẹo của mình, cảm thấy thật sự khó xử.
Khánh Đệ ngồi im chờ đợi.
"Anh ấy rất giống Cảnh Trình. Nhất là lúc cười, đặc biệt giống. Trông ngốc ngốc, chẳng để tâm điều gì." Ái Đệ nói xong liền im bặt.
Khánh Đệ thật sự không ngờ tới nguyên nhân này, cô như nhớ lại buổi tối mùa đông nhiều năm về trước, cô đứng dưới gầm cầu thang sắt nghe thấy cuộc hội thoại ấy. Em gái cô đã ấm ức trách Cảnh Trình: "Diêu Cảnh Trình, đừng mong sau này tôi sẽ đối tốt với anh, không bao giờ!". Diêu Cảnh Trình tức tối đá mạnh vào lan can cầu thang một cái, gào lên: "Ai thèm".
"Sao lại có thể giống như vậy chứ?" Ái Đệ lẩm nhẩm tự nói một mình: "Sao có thể cười thờ ơ như chẳng quan tâm tới bất cứ chuyện gì trên đời như thế? Cứ như em nhất định sẽ đồng ý đối tốt với anh ấy vậy…"
"Tiểu Ái." Khánh Đệ đặt tay lên tay em gái, nắm thật chặt.
Ái Đệ cũng cố gắng nắm lấy tay chị, ngẩng lên bắt gặp ánh mắt an ủi đầy thương cảm của cô: "Chị, chị còn nhớ trước kia chị đã từng nói rằng sau này em nhất định sẽ hối hận không? Em hối hận thật rồi. Em rất ngốc đúng không chị? Nhìn thì cứ tưởng thông minh, nhưng ngay cả thứ mình đã bỏ lỡ cũng không biết".
Giọt nước mắt nơi khóe mắt Ái Đệ cuối cùng cũng rơi xuống, lấp lánh ánh sáng như giọt thúy tinh, rồi nhanh chóng tan ra. Giống như mối tình đầu của cô, đã biến mất theo năm tháng, bị chôn vùi dưới biển sâu.
"Tiểu Ái." Khánh Đệ khịt khịt mũi, đưa tay lên lau giọt nước mắt trên má em. "Hãy thử lần nữa xem, chỉ cần có khả năng yêu, thì không bao gờ muộn cả."
Trong trường tiểu học của thị trấn, nói đến bố và bác trai của Khánh Đệ, thầy hiệu trưởng vẫn còn ấn tượng sâu đậm, do đó cũng tỏ ra vô cùng khách sáo với cô, việc Khánh Đệ đến trường tiểu học của thị trấn thực tập được chấp nhận một cách hết sức thuận lợi.
Dã Nam giờ không còn giống như thị trấn nhỏ trong trí nhớ của Khánh Đệ nữa, con đường chính nhiều năm trước trong thị trấn được mở rộng sang hai bên, những căn nhà hai tầng sát mặt đường tầng một gần như được cải tạo lại hoàn toàn, trên vỉa hè dành cho người đi bộ những sạp bán hoa quả và đồ ăn vặt mọc lên như nấm, trên đường xe đạp và xe mô tô ba bánh, xe tải loại nhỏ tranh cướp đường lẫn nhau, tiếng còi và tiếng chuông vang lên rộn ràng.
Khánh Đệ vội nhảy sang bên để tránh một chiếc xe điện ba bánh đang ầm ầm lao từ phía trước tới, cảm thán: "Giờ thị trấn Dã Nam thật quá náo nhiệt".
"Cũng phải thôi. Mấy năm gần đầy không còn ai cày cấy nữa, nhân lực cũng xuống các khu mỏ làm thuê hết, lương cao hơn mà." Cậu rất vui khi Khánh Đệ quay lại Dã Nam, xoa hai bàn tay đang lạnh tới mức đỏ ửng cả lên, nói tiếp: "Khánh Đệ, thực ra trong làng còn thiếu giáo viên hơn, chỉ vì không có tiền. Cậu đang bàn với mọi người, mỗi người góp một ít để mời thêm vài giáo viên nữa về trường làng dạy học cho bọn trẻ. Có điều cháu là con gái, về làng sống thì khổ quá, ở thị trấn vẫn tốt hơn".
Cậu Khánh Đệ là nông dân chính hiệu, nên ăn nói không khách sáo cũng chẳng vòng vo, nhưng Khánh Đệ vẫn cảm nhận được sự ấm áp thân tình trong đó, cười nói: "Cậu, cháu chẳng qua chỉ là đi thực tập thôi mà, sau này tốt nghiệp vẫn phải về trường tiểu học ở nông thôn dạy ba năm, nói không chừng tới khi ấy đến trường làng cháu cũng chẳng được dạy mà về trường thôn ấy chứ", nói rồi kinh ngạc: "Rừng phong ở đây đâu rồi?".
"Chặt hết từ lâu rồi. Muốn nhìn lá phong đỏ phải không? Đáng tiếc đã qua mùa mất rồi. Đi, đến nhà cậu ăn cơm đi." Cậu nhìn vẻ mặt tiếc nuối của Khánh Đệ, an ủi: "Rừng phong ở làng Vọng Nam còn to hơn rừng phong trên thị trấn nhiều, mùa thu năm sau cháu đến mà ngắm".
"Để lần sau đi, cậu." Khánh Đệ tỏ vẻ khó xử: "Cháu còn muốn đi thăm một người bạn".
Bên ngoài bức tường cao kia, những chiếc xe mô tô ba bánh bám đầy bùn đất nhả từng đám khói đen mù mịt, lao đi ầm ầm trên đường. Khánh Đệ ngẩng đầu lên nhìn hàng rào dây thép chằng chịt trên không trung, rồi ánh mắt lại nhìn xuống cánh cửa sắt nặng nề đen sì bên dưới.
Khương Thượng Nghiêu nằm dựa trên giường, lắng nghe tiếng hát vọng lại từ phía bãi tập, bên tai thấp thoáng những nốt đàn ghita quen thuộc, cảm giác nhớ nhà càng thêm da diết.
Một cánh tay từ giường tầng trên thò xuống, đưa cho anh điếu thuốc, Khương Thượng Nghiêu nhận lấy rồi châm lửa hút.
"Bình thường đi làm về mệt tới mức đặt lưng xuống là ngủ, như thế lại hay vì chẳng phải nghĩ gì cả, giờ nhàn rỗi đâm ra nghĩ ngợi nhiều hơn." Lăng Vạn Cường làu bàu một hồi: "Mẹ kiếp, con người ta thật là rẻ mạt".
"Chẳng phải anh biết làm ảo thuật? Sao không xuống dưới đó mà đăng ký một tiết mục biểu diễn?"
"Tết thế này, làm gì còn tâm trạng mà đi mua vui cho người khác?"
Khương Thượng Nghiêu biết anh ta lại nhớ con gái rồi.
Lăng Vạn Cường tuổi cũng chưa nhiều lắm, mới hơn ba mươi, nhưng diện mạo trông khá già dặn, mỗi lần cắt tóc đều thấy cả mớ tóc bạc. Anh ta vào tù sớm hơn Khương Thượng Nghiêu, bị tòa tuyên án bảy năm. Con người anh ta không khôn khéo nhưng lại sáng suốt, khi Khương Thượng Nghiêu mới bị đưa tới phòng giam số mười hai, không ít kẻ mon men tới tiếp cận, chỉ có anh ta và một người họ Vương bàng quan đứng nhìn, phải mất hơn nửa năm anh mới bắt thân được với họ. Sau khi quen thân, có một lần tâm sự về lý do vào tù của từng người, sự xảo quyệt của Lăng Vạn Cường khiến Khương Thượng Nghiêu ngoài thầm kinh ngạc thán phục ra còn có đôi chút băn khoăn suy nghĩ.
Lăng Vạn Cường năm đó còn là trưởng phòng tài vụ của một công ty khai thác mỏ nhà nước, trong mắt người ngoài, một cán bộ mẫn cán hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi, có vợ và con gái, coi như là gia đình mỹ mãn rồi. Thời gian đầu anh ta cũng đã cho là như thế, mãi đến khi anh ta phát hiện ra vợ cắm sừng mình. Anh ta cố nén cơn giận, vẫn xưng anh em với tên đội trưởng khu mỏ, đồng thời là tình nhân của vợ mình. Cuối cùng đến một ngày, hai người uống say ra khỏi quán rượu, khi Lăng Vạn Cường lùi xe không để ý, đã lùi vào người tên đội trưởng khiến hắn dính vào tường, đồng thời ép bẹp thành một cái bánh thịt.
Khi kể xong câu chuyện này, Lăng Vạn Cường mím môi, cười đầy ẩn ý, như rất thỏa mãn với bản thân. Còn Khương Thượng Nghiêu sắc mặt lạnh lùng nghiêm túc, ánh mắt chăm chú nhìn Lăng Vạn Cường nghĩ tới một điều khác.
Thực ra đây là một ngôi trường.
Lăng Vạn Cường đã có ý đồ giết người nhưng nhẫn nhịn không để lộ ra. Người đàn ông họ Vương biết nhiều hiểu rộng, chuyện trời tây đất bắc gì cũng có thể đem ra bàn luận, nhưng lại quen cười ha hả. Lưu Đại Lỗi tự nhận mình là sư phụ đạo chích. Đỗ Lão Phách - mỗi lần nhắc tới công việc trồng trọt, hay nghề mộc là hai mắt sáng bừng lên...
Khương Thượng Nghiêu lặng lẽ quan sát tất cả những người bên cạnh mình, bọn họ dường như ai cũng có một câu chuyện riêng.
"Con gái anh bao nhiêu tuổi rồi?" Anh hỏi Lăng Vạn Cường giường tầng trên.
"Khi tôi vào đây cháu được ba tuổi, đã ba năm trôi qua rồi". Giọng Lăng Vạn Cường có chút cô đơn, lại như có cả sự ân hận: "Chớp mắt đã sắp vào lớp Một, tôi làm cha mà chẳng giúp được gì".
"Sắp rồi, cố gắng thêm hai năm nữa thôi." Khương Thượng Nghiêu an ủi.
"Xem đến Tết có cơ hội giảm án hay không đã. Mẹ tôi nói mấy ngày nữa sẽ đưa cháu vào thăm tôi, tôi đã ngăn lại bảo mẹ đừng đến. Thấy tôi ở một nơi như thế này, sau này cháu đi học sao dám ngẩng đẩu lên nhìn các bạn. Mẹ tôi cũng thật đáng thương, nuôi con giờ lại nuôi cả cháu, chẳng được nghỉ ngơi ngày nào." Lăng Vạn Cường tự lẩm nhẩm nói với chính mình.
Một câu nói mà khuấy động tâm tư được chôn giấu trong lòng Khương Thượng Nghiêu. Hai năm nay, mẹ anh không quản mưa gió, hằng tháng cứ đến ngày thăm nom là bà đã đứng đợi ở cổng trại giam từ rất sớm, mái tóc đen mướt giờ đã dần bạc gần hết. Còn người bà lạc quan vui vẻ của anh, mỗi lần nghe điện của cháu gọi về đều phải cố gắng che giấu nỗi nhớ nhung và buồn bã trong lời nói, lúc nào cũng chỉ kể với anh những chậu hoa bà chăm sóc rất tốt, làm rất nhiều bánh mỳ tròn (1) mà anh thích ăn, như ngầm nói với anh rằng việc anh ngồi tù chẳng phải là chuyện gì to tát cả.
(1) Bánh mỳ tròn: Một loại đồ ăn vặt của Sơn Tây, bánh làm từ bột yến mạch, cán mỏng, cuộn lại hấp trong lồng tre.
Bàn tay anh vô thức lại đặt lên tập thư dày cộp đó, ngay lập tức có cảm giác trái tim như bị rắn cắn một cái, rồi từ từ nhả ra. Anh chăm chú nhìn chồng thư rất lâu, trên phong bì là hàng chữ tròn vành vạnh rất giống với nét chữ của Nhạn Lam, ba từ Khương Thượng Nghiêu được nhấn bút đậm hết cỡ, không biết viết thư khi ấy đang nghĩ gì trong lòng.
Nhưng cho dù là, có thể duy trì hành động ấu trĩ này lâu như thế, thì anh tin người đó không có ác ý gì. Anh nghĩ, có lẽ người này cũng giống như bà anh, muốn dùng một cách hoàn toàn khác biệt để nói với anh rằng: Phải sống tiếp.
Phải sống tiếp. Từng khuôn mặt bỗng nhiên hiện lên trước mắt anh, giống như đang chiếu một đoạn phim, hoảng hốt có, tuyệt vọng có, tin cậy có, ngạo mạn có, chế nhạo có, cô độc có, gian xảo khó lường có... Khương Thượng Nghiêu ngồi thẳng người bất động, đối mặt với từng người, từng người một.
Tin tôi đi, đây mới chỉ là bắt đầu thôi.
Anh cầm lá thư ở trên cùng lên, khi mở ra đọc thấy hàng chữ đầu tiên viết "'Anh", lập tức trái tim nhói đau, như lại nhìn thấy lúm đồng tiền xinh đẹp của Nhạn Lam.
Anh định thần lại, đọc hết một lượt, sau đó cẩn thận cho lại vào phong bì, cầm lá thứ hai lên.
Thư đương nhiên là do Khánh Đệ viết.
Đầu tiên chỉ là nhớ tới câu nói của Nhạn Lam "Để anh ấy có chút hy vọng", vì muốn anh yên tâm. Về sau, việc viết thư dần dần thay thế việc viết nhật ký, trở thành cách để hằng ngày cô ghi chép lại tâm tư của mình.
Cô viết về những việc trọng đại, ví dụ như cuộc bầu chọn chủ tịch hội sinh viên của trường, các tiết mục biểu diễn trong hội diễn văn nghệ chào mừng tân sinh viên. Cũng kể cả những chuyện hết sức vụn vặt trong cuộc sống, thức suốt đêm trong quán internet để viết bản thảo không cẩn thận ngủ quên, hoặc chuyện đám con gái trong phòng ký túc tận dụng nồi cơm điện để kho thịt, mùi thơm khiến bà quản lý ký túc xá phải mò lên tận phòng, kết quả là một trò đùa báo động giả.
Ông trời quả thật rất công bằng, cô không giỏi ăn nói, nhưng viết lách lại rất khá. Khi đọc đến đoạn "Tới một lúc nào đó, khi năm tháng đã thổi khô em thành một người chỉ còn da bọc xương đến hít thở cũng khó khăn, em sẽ dùng bàn tay nhăn nheo vỗ về cái bụng lép xẹp của mình, chép cái miệng đã không còn chiếc răng nào, nhớ lại mùi vị của bát thịt kho nhiều năm về trước", Khương Thượng Nghiêu không nhịn được phải mỉm cười.
Lại đọc đến đoạn: "Chủ quán internet gõ bàn ầm ầm, em mới mơ màng ngẩng đầu lên, rồi lại mơ màng đi ra cửa. Trời tờ mờ sáng, cây bạch quả trước cửa quán cành lá sum suê, cảnh tượng lúc ấy thật sự rất đẹp. Nhưng anh thử tưởng tượng mà xem, một người con gái đầu tóc rối bù, vừa mới dụi mắt cho tỉnh táo lại, đột nhiên sờ vào túi mình, rồi hét lên thất thanh: Ví tiền của mình đâu rồi!", anh lại bỗng nhiên thấy lo lắng.
Cũng có thể những ngày trong tù quá cô đơn, hoặc do anh quá nhớ nhung cuộc sống bình thường trước đây, hoặc là mong muốn tìm hiểu những thứ đang diễn ra ở thế giới bên ngoài kia, anh đã coi người viết thư là Nhạn Lam, vô thức bắt đầu dõi theo tâm trạng của người viết thư để lộ trong đó, lúc thì cổ vũ khi lại suy tư. Tuy nhiên anh rất rõ một điều rằng, người viết thư cho mình chưa bao giờ nhắc đến người nhà và những ký ức đã qua, hơn nữa đối phương cũng không có được cách nói chuyện dịu dàng tinh tế như Nhạn Lam, mà mang đến một không khí vô cùng mới mẻ.
Dần dần, Khương Thượng Nghiêu bắt đầu mong ngóng tới hai ngày phát thư trong tháng. Cán bộ quản giáo phụ trách nhận và phát thư có quyền đọc thẩm định nội dung, vì vậy thường trêu anh nói: "Đợi thư bạn gái sốt ruột lắm phải khống? Cố hai ngày nữa thôi, còn chưa đến ngày mà".
Ngoài thời gian làm việc, anh mệt tới mức toàn thân chẳng còn chút sức lực nào nữa, sau khi cầm bát mỳ húp xì xụp xong, Khương Thượng Nghiêu hít một hơi thuốc, nhớ lại tất cả những tình tiết liên quan tới Cảnh Trình vào tối ngày hôm đó, tự cân nhắc xem liệu có bỏ sót điều gì không. Nghĩ đến đó tâm trạng lại xúc động khó tả, anh sẽ tìm đến một góc khuất không có người, móc lá thư mới nhận gần đây nhất ra đọc kỹ lại, sau đó vui vẻ gấp vào.
Thời gian trôi đi, đa số bạn tù đều biết anh có một cô bạn gái đang học đại học, ngoài ngưỡng mộ và ghen tỵ ra còn hết sức tò mò nữa. Lưu Đại Lỗi với những mánh lới tiểu xảo không ai bằng của mình sớm đã có ý định, sau bao nhiêu cơ hội cuối cùng cũng đã đạt được mục đích.
Ngày hôm đó sau khi Lưu Đại Lỗi lấy được lá thư trong tay đã hét ầm lên: "Khóm hoa đỗ quyên trước cửa căng tin trường đã nở rồi, nhớ bà đã từng nói sẽ chia một nhánh Ngũ Bảo Châu trồng riêng ra chậu khác cho em. Nếu không phải vì bà, thì em cũng chẳng để ý tới hàng hoa trước cửa căng tin. Hoa nở thành từng khóm từng khóm, một màu đỏ khoe khoang ồn ào. Nhưng em đã tìm qua ngôn ngữ mà loài hoa đỗ quyên muốn nói, ý nghĩa của nó là tình yêu có kiểm soát, nhưng lại có truyền thuyết kể rằng 'Đỗ Quyên đề huyết, tử quy ai minh' (2), là để gọi người yêu quay lại. Lẽ nào cô ấy đã biết chưa chắc có tương lai, chưa chắc có thể yêu mà được yêu, vì vậy, cô ấy đành phải tìm một nơi khiêm tốn, bất chấp tất cả để thổ lộ tình cảm trào dâng của mình? Một năm rồi lại một năm nữa, em đếm, nó đã nở ba năm rồi. Thêm ba năm nữa, là anh sẽ được về phải không?".
(2) Chuyện kể rằng: Đỗ Vũ xưng Vương ở đất Thục (nay ở vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc), hiệu Vọng Đế. Trương Nghi phạt Thục, Thục Vương (Đỗ Vũ) khai chiến bất thắng, vì thế mà bị diệt. Đỗ Vũ bỏ vào rừng, khi chết hóa thành con quốc, khi mùa hè đến lại kêu thảm thiết như tiếng khóc đau lòng ứa huyết.
Giọng đọc đắc ý và rất vang của Lưu Đại Lỗi dần nhẹ nhàng bình tĩnh lại, sau khi đọc hết câu cuối cùng, cậu ta ngước mắt nhìn Khương Thượng Nghiêu. Những người ngồi xung quanh rất nhiều, có người đã đặt khay cơm xuống im lặng lắng nghe từ lâu, có người thì lại móc thuốc ra cúi đầu buồn bã nghĩ tới những chuyện sâu kín trong lòng không cách nào thổ lộ. Khương Thượng Nghiêu không nổi giận, anh đợi Lưu Đại Lỗi đọc xong, rút lá thư lại, thuận tay cốc vào đầu Lưu Đại Lỗi một cái, nói: "Được lắm".
Lưu Đại Lồi cười tít mắt, đưa tay lên xoa đầu, hỏi: "Anh Khương, chị dâu có em gái không?".
Khánh Đệ đương nhiên không biết mình đã trở thành nhân vật nổi tiếng trong trại giam khu số ba. Bởi vì Khương Thượng Nghiêu chưa từng trả lời thư. Cô sẽ cố chấp nghĩ, nếu anh không đặc biệt gửi thư đến chất vấn hoặc từ chối, thì tạm thời cô xem như anh đã tin vào những lá thư của cô.
Đến kỳ nghỉ đông năm 2004, cô lại tới nhà họ Khương một lần nữa. Bà bê một chậu hoa đi ra, nói: "Trồng cho cháu sắp được ba năm rồi, lần này cháu nhất định phải mang về đấy".
Nhìn thấy chậu hoa đỗ quyên, hai má Khánh Đệ nóng bừng lên, nhớ tới lần mình nhanh tay nhanh bút trong thư đã dùng ý nghĩa của hoa để bày tỏ tình cảm của mình, bất giác sự hối hận trào dâng trong lòng.
Bà hiểu nhầm lý do cô đỏ mặt khuyên giải nói: "Chẳng có gì phải ngại cả. Hai năm nay cháu không đến, bà biết cháu không muốn gặp cảnh lại nhớ tới người. Nào, nào, giúp bà đặt lên yên xe đi".
Trên đường cùng đi xuống dưới tầng, bà mới nói: "Cháu đừng giận cô nhé, được không? Nó sống cũng chẳng sung sướng gì, cháu hãy rộng lượng một chút".
“Bà, cháu hiểu ạ." Nhớ tới vẻ mặt khách khí xa cách của cô Khương, Khánh Đệ bất giác buồn bã: "Vì vậy nên cháu không hay về Vấn Sơn, cũng ít đến thăm mọi người, bà đừng trách cháu nhé".
"Bà biết." Bà rộng lượng nói, rồi giúp Khánh Đệ đặt chậu hoa lên yên sau, căn dặn một hồi cách tưới nước bón phân. Xong việc phủi tay, cười nói: "Đợi cuối năm nay Nghiêu Nghiêu được về, tâm trạng của cô Khương khá hơn, sẽ mời cháu đến nhà ăn bữa cơm".
Khánh Đệ hốt hoảng quay người lại, kinh ngạc há hốc mồm, lại không thốt được lời nào.
Bà vui tới mức khuôn mặt đầy nếp nhăn tươi như đóa hoa lúc nở bừng, nói: "Còn chưa biết phải không? Năm ngoái khi Nghiêu Nghiêu xuống mỏ lao động, xe xúc than không biết do ai nhấn nút cứ thế chạy, một lúc nó cứu được hai mạng người. Vì vậy, cuối năm ngoái cán bộ quản giáo của nó đã báo cáo lên cấp trên, nói là có thể giảm được vài tháng, cộng với mấy lần giảm án lần trước, cộng lại có thể được giảm hơn nửa năm".
Khánh Đệ nghe thấy vậy mím môi cười, cười mãi cười mãi mắt chợt ướt nhòe, nói được câu "Vậy thì tốt quá" thì nước mắt đã từng hàng thi nhau chảy xuống.
Cô chẳng kịp quay mặt giấu đi, bà nắm chặt tay cô, vỗ vỗ mu bàn tay, giọng nghẹn ngào: "Mấy đứa chúng mày...", rồi thở dài một tiếng nói tiếp: "Coi như đã qua được rồi, sau này các cháu đều nên sống cho thật tốt".
Khánh Đệ vâng khẽ rồi chào bà, trên đường về nhà nhớ lại những lời bà vừa nói, bất giác thấy lo lắng: Cô có nên đi thăm anh không?
Lần này cô về nhà, một là vì cửa hàng của Ái Đệ nằm trong diện tích bị di dời phải tháo dỡ, nên chủ nhà không thể tiếp tục cho thuê được nữa, Ái Đệ vì thế cũng thất nghiệp. Hai là cô có ý định ăn Tết xong sẽ đi Dã Nam một chuyến, vào trường tiểu học của thị trấn xin thực tập. Khi nhà trường thông báo sinh viên phải tự liên hệ đơn vị thực tập, thì địa điếm đầu tiên mà cô nghĩ đến là Dã Nam, lý do không gì khác chính là vì nơi đó gần với chỗ anh nhất. Vì gần, nói không chừng cô sẽ có đủ can đảm để vào thăm anh. Mà theo như lời bà anh nói, nếu cuối năm Khương Thượng Nghiêu mãn hạn tù, thì liệu cô có nên quấy rầy cuộc sống của anh nữa hay không?
Về đến nhà, Ái Đệ chăm chú quan sát chậu hoa đỗ quyên xong lại quay sang kinh ngạc nhìn chị gái mình, rồi nói bóng gió: "Bà lão cũng thật thú vị, chị làm quan hệ tốt đấy".
"Em nói lăng linh tinh gì thế?"
"Chị, chị không hiểu thật à, hay chị hiểu rõ mà vờ hồ đồ? Từ nhỏ tới lớn chị có trồng hoa bao giờ đâu? Xương rồng cũng chưa từng thấy chị trồng? Chị nghĩ mà xem, bà anh ấy làm vậy chẳng phải cố ý tạo cơ hội cho chị sao? Chẳng có việc gì cũng gọi điện liên lạc, hỏi xem tưới nước như thế nào, tỉa cành ra sao? Qua vài ngày lại mua thêm mấy loại hoa khác, rồi lại gọi điện để hỏi kinh nghiệm. Dần dần, cô Khương cũng không còn tức giận nữa, cơ hội sau này càng ngày càng nhiều. Giỏi! Đúng là ăn muối nhiều có khác?"
"Đi đi." Khánh Đệ không ngờ Ái Đệ lại chỉ dựa vào một chậu hoa mà tưởng tượng phong phú như thế, mặc dù ngẫm nghĩ kỹ lại dụng ý của bà anh, đúng là cũng có ý đó thật, nhưng nghĩ đến chút tâm tư không thể nói với người khác đó của mình đã bị bà nhìn thấu, cô bất giác có chút bối rối. Khánh Đệ nhìn quanh rồi nói: "Có thời gian em hãy nghĩ tới việc của mình đi, tiếp theo sẽ làm gì? Còn nữa, sắp đến giờ ăn cơm rồi, ra giúp mẹ dọn bát đũa đi".
"Mẹ chẳng nỡ bắt em làm đâu." Ái Đệ vênh vang: "Mẹ nói bình thường em vừa phải trông cửa hàng vừa phải đi lấy hàng, đã rất vất vả rồi. Còn về việc sau này làm gì... em chưa nghĩ xong".
Khánh Đệ thấy ánh mắt em gái nhìn lảng đi chỗ khác, biết ngay là Ái Đệ đang giấu mình điều gì đó, cô trong lòng nghi hoặc, định hỏi cho rõ ràng thì nghe thấy tiếng mẹ gọi hai chị em vào ăn cơm.
Ăn cơm xong mấy lần định mở miệng hỏi đều bị Ái Đệ tìm cách nói lảng sang chuyện khác, đến tối trước khi đi ngủ, Khánh Đệ khóa cửa lại, hỏi thẳng: "Thẩm Ái Đệ, nói thật đi, có phải em lại đang có ý định đen tối gì không?"'.
Ái Đệ ôm chăn ngồi tựa vào thành giường, tì cằm trầm tư không nói. Khánh Đệ cũng không ép, tự mình kéo một cái ghế ra cạnh bàn ngồi chờ.
"Chị, em đang nghĩ có nên đi bán rau không?"
Câu trả lời này khiến Khánh Đệ kinh ngạc, vô thức ngồi thẳng người dậy.
"Bà chủ cửa hàng bên cạnh, à, em trai của chị ta... chẳng phải em từng kể với chị rằng thường xuyên đi ăn khuya với những người ở cửa hàng bên cạnh à? Thật ra, không phải ăn với nhiều người, chỉ có hai chị em bọn họ thôi."
Ái Đệ liếc trộm chị gái một cái, thấy sắc mặt Khánh Đệ vẫn bình thản như thường, nó tự cổ vũ bản thân mình rồi nói tiếp: "Em trai chị ta bán rau ở chợ. Em nghe anh ấy nói, bán rau không được sang như bán quần áo, nhưng tiền kiếm được cũng chẳng kém bán quần áo đâu, lại không cần nhiều vốn. Ý của anh ấy là... Em không sợ xấu, có thể thuê một gian cạnh quầy của anh ấy, em phụ trách việc trông quầy bán hàng, còn anh ấy sẽ đi lấy hàng, buổi chiều thay ca cho nhau, tiền kiếm được chia đôi".
"Được đấy chứ ." Khánh Đệ tán thành.
"Không sợ mất mặt đâu, chị nhỉ?"
"Không ăn cướp, không ăn trộm, lao động vất vả để kiếm tiền, có gì mà mất mặt?"
"Nhưng..." Ái Đệ có chút khó nói: "Có lẽ chính em cảm thấy mất mặt lắm. Nhưng, lại không muốn từ chối". Ái Đệ nói xong nhìn chằm chằm vào những ngón tay đang vặn vẹo của mình, cảm thấy thật sự khó xử.
Khánh Đệ ngồi im chờ đợi.
"Anh ấy rất giống Cảnh Trình. Nhất là lúc cười, đặc biệt giống. Trông ngốc ngốc, chẳng để tâm điều gì." Ái Đệ nói xong liền im bặt.
Khánh Đệ thật sự không ngờ tới nguyên nhân này, cô như nhớ lại buổi tối mùa đông nhiều năm về trước, cô đứng dưới gầm cầu thang sắt nghe thấy cuộc hội thoại ấy. Em gái cô đã ấm ức trách Cảnh Trình: "Diêu Cảnh Trình, đừng mong sau này tôi sẽ đối tốt với anh, không bao giờ!". Diêu Cảnh Trình tức tối đá mạnh vào lan can cầu thang một cái, gào lên: "Ai thèm".
"Sao lại có thể giống như vậy chứ?" Ái Đệ lẩm nhẩm tự nói một mình: "Sao có thể cười thờ ơ như chẳng quan tâm tới bất cứ chuyện gì trên đời như thế? Cứ như em nhất định sẽ đồng ý đối tốt với anh ấy vậy…"
"Tiểu Ái." Khánh Đệ đặt tay lên tay em gái, nắm thật chặt.
Ái Đệ cũng cố gắng nắm lấy tay chị, ngẩng lên bắt gặp ánh mắt an ủi đầy thương cảm của cô: "Chị, chị còn nhớ trước kia chị đã từng nói rằng sau này em nhất định sẽ hối hận không? Em hối hận thật rồi. Em rất ngốc đúng không chị? Nhìn thì cứ tưởng thông minh, nhưng ngay cả thứ mình đã bỏ lỡ cũng không biết".
Giọt nước mắt nơi khóe mắt Ái Đệ cuối cùng cũng rơi xuống, lấp lánh ánh sáng như giọt thúy tinh, rồi nhanh chóng tan ra. Giống như mối tình đầu của cô, đã biến mất theo năm tháng, bị chôn vùi dưới biển sâu.
"Tiểu Ái." Khánh Đệ khịt khịt mũi, đưa tay lên lau giọt nước mắt trên má em. "Hãy thử lần nữa xem, chỉ cần có khả năng yêu, thì không bao gờ muộn cả."
Trong trường tiểu học của thị trấn, nói đến bố và bác trai của Khánh Đệ, thầy hiệu trưởng vẫn còn ấn tượng sâu đậm, do đó cũng tỏ ra vô cùng khách sáo với cô, việc Khánh Đệ đến trường tiểu học của thị trấn thực tập được chấp nhận một cách hết sức thuận lợi.
Dã Nam giờ không còn giống như thị trấn nhỏ trong trí nhớ của Khánh Đệ nữa, con đường chính nhiều năm trước trong thị trấn được mở rộng sang hai bên, những căn nhà hai tầng sát mặt đường tầng một gần như được cải tạo lại hoàn toàn, trên vỉa hè dành cho người đi bộ những sạp bán hoa quả và đồ ăn vặt mọc lên như nấm, trên đường xe đạp và xe mô tô ba bánh, xe tải loại nhỏ tranh cướp đường lẫn nhau, tiếng còi và tiếng chuông vang lên rộn ràng.
Khánh Đệ vội nhảy sang bên để tránh một chiếc xe điện ba bánh đang ầm ầm lao từ phía trước tới, cảm thán: "Giờ thị trấn Dã Nam thật quá náo nhiệt".
"Cũng phải thôi. Mấy năm gần đầy không còn ai cày cấy nữa, nhân lực cũng xuống các khu mỏ làm thuê hết, lương cao hơn mà." Cậu rất vui khi Khánh Đệ quay lại Dã Nam, xoa hai bàn tay đang lạnh tới mức đỏ ửng cả lên, nói tiếp: "Khánh Đệ, thực ra trong làng còn thiếu giáo viên hơn, chỉ vì không có tiền. Cậu đang bàn với mọi người, mỗi người góp một ít để mời thêm vài giáo viên nữa về trường làng dạy học cho bọn trẻ. Có điều cháu là con gái, về làng sống thì khổ quá, ở thị trấn vẫn tốt hơn".
Cậu Khánh Đệ là nông dân chính hiệu, nên ăn nói không khách sáo cũng chẳng vòng vo, nhưng Khánh Đệ vẫn cảm nhận được sự ấm áp thân tình trong đó, cười nói: "Cậu, cháu chẳng qua chỉ là đi thực tập thôi mà, sau này tốt nghiệp vẫn phải về trường tiểu học ở nông thôn dạy ba năm, nói không chừng tới khi ấy đến trường làng cháu cũng chẳng được dạy mà về trường thôn ấy chứ", nói rồi kinh ngạc: "Rừng phong ở đây đâu rồi?".
"Chặt hết từ lâu rồi. Muốn nhìn lá phong đỏ phải không? Đáng tiếc đã qua mùa mất rồi. Đi, đến nhà cậu ăn cơm đi." Cậu nhìn vẻ mặt tiếc nuối của Khánh Đệ, an ủi: "Rừng phong ở làng Vọng Nam còn to hơn rừng phong trên thị trấn nhiều, mùa thu năm sau cháu đến mà ngắm".
"Để lần sau đi, cậu." Khánh Đệ tỏ vẻ khó xử: "Cháu còn muốn đi thăm một người bạn".
Bên ngoài bức tường cao kia, những chiếc xe mô tô ba bánh bám đầy bùn đất nhả từng đám khói đen mù mịt, lao đi ầm ầm trên đường. Khánh Đệ ngẩng đầu lên nhìn hàng rào dây thép chằng chịt trên không trung, rồi ánh mắt lại nhìn xuống cánh cửa sắt nặng nề đen sì bên dưới.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.