Chương 53: Mượn Dao Giết Người
Ngọa Long Sinh
21/05/2013
Diệu Vũ hình như vừa nghĩ tới một việc gì cực kỳ khủng khiếp, nên nói tới đấy thốt nhiên, rùng mình im bặt. Bách Duy vội hỏi:
- Trừ phi làm sao?
- Trừ phi hiện giờ Lan Cô có mặt ở đây thì không kể.
Bách Duy cũng cảm thấy lạnh toát xương sống, lẩm bẩm:
- Nếu Lan Cô ở đây thì Nam Cung thế gia hà tất phải dùng thủ đoạn gì nữa? Vả lại bọn Lạt Ma kia cũng khó lòng sống sót mà ra khỏi nơi đây.
Hai người ra tới đầu phố, đã thấy trước cửa toà lâu đài cũ, người từ bốn phía đổ dồn về đông như nêm cối. Thì ra toà nhà này nguyên trước là nha môn Dịch thừa trong Trạm Truyền Thanh, nên trước cửa có một bãi đất trống rất rộng, hai bên trồng mấy chục gốc ngô đồng, người đi xem lúc này đã ngồi kín bên các cành cây, không còn chỗ nào chen lọt.
Bọn Bách Duy còn đang thu tìm chỗ lách vào, đã nghe tiếng những người đứng phía trong xôn xao bàn tán, phê bình sắc đẹp của Liên cô nương. Diệu Vũ nói:
- Nữ chủ nhân đã ra mặt, nhưng có lẽ vì chưa có cao thủ, nên tới bây giờ vẫn chưa có ai thách đấu với bọn Lạt Ma.
Giữa lúc đó chợt nghe trên toà lầu cao, có một giọng nói oang oang như tiếng chuông đồng cất lên, làm cho những tiếng ồn ào thốt nhiên im bặt, mọi người đều chăm chú lắng tai nghe.
- Các vị bằng hữu chú ý! Chú ý!
Im lặng một lát, tiếng nói lại cất lên:
- Xin các vị anh hùng hào kiệt bốn phương nghe đây. Bữa nay bỗng dưng có mấy tên tăng nhân ngoại bang vô cớ đến đây sinh sự, đánh người bị thương, làm như vậy, không những đã khinh thường nhà Nam Cung thế gia tôi, mà ngay cả các vị bằng hữu vũ lâm Trung Nguyên ta, cũng bị họ coi bằng nửa con mắt...
Mấy câu nói khích của hắn quả nhiên có kiến hiệu, mới nghe tới đó trong đám quần hùng đã lập tức nổi lên những tiếng xôn xao bàn tán, tiếng nói vẫn đều đều tiếp:
- Hành động của bọn họ tuy không thể tha thứ được, nhưng nhà Nam Cung thế gia chúng tôi mấy chục năm nay tuyệt đối không muốn nhúng tay vào những chuyện đổ máu, vì thế hôm nay cũng không thể vì việc này mà phá bỏ lệ cũ.
Diệu Vũ cười khẩy một tiếng, chưa kịp nói gì, thì bốn phía nổi lên những tiếng la ó rầm rầm, nhiều người đã nhấp nhổm định xông vào bọn Lạt Ma.
Bọn Hoàng Y Lạt Ma vẫn điềm nhiên như không như không nghe tiếng. Một lát sau tiếng la ó đã lắng dần, giọng nói lại tiếp:
- Nhà Nam Cung thế gia chúng tôi xưa nay tuy vẫn không thích nhờ sức người ngoài, nhưng vì đây là một thịnh hội chiêu thân, không thể nào không nhường các vị bằng hữu vũ lâm so tài cao thấp. Vậy nên bọn tăng nhân kia bữa nay tự nhiên dẫn xác tới đây, chính là một dịp rất tốt, để các vị dùng họ làm cái bia sống khảo thí võ công. Vậy xin mời các vị cứ việc nỗ lực thi tài. Duy có một điều tôi xin nói trước là chúng ta đừng nên cậy mạnh hiếp yếu mà mang tiếng cho đạo nghĩa võ lâm Trung Nguyên. Còn ngoài ra hậu quả thế nào, Nam Cung thế gia tôi xin cáng đáng hết.
Tiếng nói vừa dứt, quần hào đã nhao nhao vỗ tay reo hò:
- A, hay lắm, hay lắm! Ý kiến hay! Hoan hô! Hoan hô!
Ngoài này Bách Duy và Diệu Vũ đưa mắt nhìn nhau lắc đầu. Bách Duy nói:
- Cái kế mượn dao giết người nguy hiểm thật!
Tiếng la hét vừa dứt, làn sóng người lại cuồn cuộn kéo vào tiền sảnh, Diệu Vũ và Bách Duy cũng len vào theo.
Vào tới bên trong, mới trông thấy bọn Hoàng Y Lạt Ma đứng xoay lưng vào nhau, thành một vòng tròn. Thái độ đều tỏ ra rất bình tĩnh. Quần hào hình như cũng khiếp đảm vì cái khí thế lẫm nhiên của bọn họ, nên miệng tuy hò hét om sòm, mà rút cục vẫn không ai dám ra tay trước.
Cửa tiền sảnh đã mở rộng, một gã đại hán mặc võ phục đen mặt vàng như nghệ đứng ngoài cùng mấy người đàn bà áo mặc áo xanh đứng giữa, cuối cùng mới tới hơn mười tên trai tráng cũng mặc áo đen, chắp tay đứng xếp thành một hàng dài.
Trên một chiếc ghế bằng gỗ tử đàn phủ gấm đỏ đặt giữa trung ương, có một vị nữ lang tuyệt sắc, tóc cuốn lồng bồng như mây rối, trâm thoa đều nạm ngọc, sáng chói như sao sa.
Diệu Vũ đoán vị nữ lang ấy chắc là Liên cô nương, còn gã đại hán mặt vàng, có lẽ là người có cái giọng nói oang oang lúc nãy. Diệu Vũ chú ý nhìn kỹ mới biết bộ mặt của hắn chỉ là mặt nạ, chế bằng da người rất khéo. Chàng vừa quay lại định nói cho Bách Duy hay. Không ngờ chợt nhận thấy Bách Duy đang đăm đăm nhìn Liên cô nương, sắc mặt tái nhợt, thờ thẫn như mất hồn.
Diệu Vũ vừa toan cất tiếng gọi, chợt nghĩ thế nào lại thôi, nhưng hai con mắt vẫn luôn luôn theo dõi cử chỉ của Bách Duy trong bụng không khỏi băn khoăn ngờ vực.
Bách Duy ngẩn ngơ một lúc, rồi như người đang cơn mơ chợt tỉnh, vội lùi dần về phía sau, nấp vào sau lưng một gã đàn ông cao lớn, hình như sợ ai trông thấy. Diệu Vũ ngạc nhiên nghĩ thầm:
“Trông bộ tịch Bách Duy thì hình như hắn với Liên cô nương là người quen cũ, nhưng tại sao hắn phải trốn tránh? Vả Liên cô nương ở trong nhà Nam Cung thế gia từ bé, làm sao mà quen hắn được?”
Chàng tuy nghi ngờ, nhưng ngoài mặt vẫn làm ra vẻ thản nhiên, lách dần về phía Bách Duy, mắt vẫn không dời quan sát từng cử chỉ của hắn.
Diệu Vũ có biết đâu rằng Liên cô nương chính là Liên Nhi, thủ hạ của Ngũ phu nhân, mà trước kia đã có một lần làm cho Bách Duy phải thần hồn điên đảo.
Câu chuyện mê hồn xảy ra bữa đó Bách Duy đã khắc sâu vào tâm khảm, vĩnh viễn không quên. Không dè hôm nay tình cờ lại gặp mặt người xưa, trách gì hắn chẳng phải bàng hoàng sửng sốt. Trong khi đó chợt lại nghe tiếng người đàn ông mặt vàng cười nhạt nói:
- Huynh đệ vẫn yên trí rằng trong các vị võ lâm bằng hữu đây tất không thiếu gì cao thủ, nào ngờ... hắc... hắc... Các vị làm cho huynh đệ thất vọng quá chừng... hắc hắc...
Trong đám quần hào nghe mấy câu mỉa mai đó, nhiều người đã đỏ mặt tía tai, chưa kịp ai lên tiếng, chợt lại nghe Liên Nhi cất tiếng cười khanh khách nói:
- Không khéo tôi đành phải lấy mấy ông Hoàng Y Lạt Ma kia mất thôi.
Câu nói vừa dứt, trong đám đông người đã có đến hơn hai mươi đại hán hùng hổ xông lên. Và cũng trong lúc ấy chợt một người trong bọn Lạt Ma quát to:
- Thong thả!
Tiếng quát chẳng khác gì tiếng lệnh vỡ, lại giống như tiếng sói tru, làm cho mấy chục người toan xông lên, lại hoảng hồn dừng cả lại.
Kế đó một vị Lạt Ma rời hàng ngũ bước ra, người này gầy bé loắt choắt, mặt sát tới xương, khi đi thì cái đầu lắc la lắc lư, tưởng như sắp rơi, nhất là tấm áo cà sa vàng khoác trên mình lão, trông càng như không có gì ở bên trong, bị gió bay tung lên, phấp phới như là cờ trước gió.
Vậy mà cái thân hình nhỏ thó ấy, lại có thể quát lên những tiếng lệnh vỡ vừa rồi, thực là một sự tối ư vô lý. Quần hào có lẽ còn kinh ngạc hơn là tức cười, nên đứng trước khung cảnh khôi hài đó, không hề thấy một ai nhếch mép.
Vị Lạt Ma chẳng nói chẳng rằng, thủng thỉnh bước tới bên gốc hoè, rồi dừng lại vén tay áo lên. Mọi người đều chăm chú theo dõi cử chỉ của lão, lúc này mới nhận ra hai cánh tay lão đen sì, khô khẳng như que củi, tưởng chừng chỉ bẻ nhẹ một cái cũng gãy, nhưng hai bàn tay của lão thì lại to một cách kinh khủng, không xứng với thân thể chút nào, nhất là lòng bàn tay đỏ như son tàu, lại càng làm cho mọi người chú ý.
Diệu Vũ nói nhỏ với Bách Duy:
- Có lẽ một chưởng đánh chết người vừa rồi là do bàn tay này cũng nên?
Bách Duy nói:
- Công phu Mật Tôn Đại Thủ ấn, ta chỉ nghe nói, chớ chưa trông thấy bao giờ. Trông lòng bàn tay hắn đỏ thế kia, không biết có phải là công lực “Chu Sa Thủ” không?
Trong khi ấy lão Lạt Ma đã giơ cao bàn tay, quát to một tiếng, nhằm thân cây hoè phóng ra một chưởng.
Mọi người ai cũng yên trí cây hoè bị một chưởng ấy thân cây tất phải gẫy răng rắc, lá cây tất phải rụng lả tả. Mấy người đứng gần cây hoè, bất giác cũng đều tránh giạt ra xa.
Không ngờ một chưởng phóng ra cây hoè vẫn đứng im phăng phắc, không hề rung chuyển tý nào, còn lão Lạt Ma cũng thủng thỉnh quay về chỗ cũ.
Quần chúng đều ngơ ngác, không hiểu như thế là nghĩa lý gì. Im lặng một lúc lâu, thốt nhiên có tiếng cười ha hả. Có người chế diễu:
- Ngỡ là công phu ghê gớm thế nào, làm mình suýt chết khiếp. Té ra...hì...hì...
Người thì kêu:
- Công phu đó dù là đứa trẻ lên ba cũng đã được mẹ dạy rồi, hà tất phải đem ra loè người lớn.
Tiếng cười nói nhao nhao như vỡ chợ, thậm chí có người còn tự nhủ: “Nếu biết bản lĩnh của hắn non thế, thì vừa rồi cứ ra tay trừ khủ hắn đi cho xong!”
Lão Lạt Ma gầy vẫn nghiêm trang đứng yên, sắc mặt không tỏ vẻ tức giận, mà cũng không tỏ vẻ thẹn thùng, duy có gã đại hán mặt vàng thì chẳng những không cười, mà gã còn mở to đôi mắt ra ý kinh ngạc vô cùng. Bách Duy thở dài nói:
- Không ngờ hào kiệt vũ lâm Trung Hoa càng ngày càng suy tàn đến thế. Tới giờ phút này mà vẫn hoàn toàn có mắt như mù.
Diệu Vũ cũng ngậm ngùi than thở. Lúc này quần hào đã vững tâm, không coi bọn Hoàng Y Lạt Ma vào đâu nữa, tức thì lại xô đẩy nhau tiến lên, ai cũng muốn ra tay trước, kẻo sợ người khác tranh mất công đầu. Gã đại hán thấy tình hình như vậy chỉ bĩu môi tỏ vẻ khinh bỉ, rồi quay mặt đi, không thèm nhìn đến nữa.
Thốt nhiên nghe trong đám đông có tiếng người kêu lên một cách hoảng hốt:
- Kia kia, các người trông kìa, cái cây...
Mọi người giật mình cùng quay lại nhìn, quả thấy cây hoè vừa rồi xanh tốt như thế, mà mới trong khoảnh khắc đã trở nên héo rũ, lá cây trước kia nguyên màu xanh ánh vàng, lúc này hầu hết đều biến thành màu tro xám, đang thi nhau rụng lá trút xuống gốc cây, cành cây thì cứ từ từ ngã xuống, thân cũng đã bắt đầu khô cạn.
Quần hào đều rùng mình kinh hãi, trợn mắt há mồm không nói lên được một tiếng. Diệu Vũ tuy vẫn biết lão Lạt Ma gầy kia tất có một chưởng lực kinh hồn, nhưng thật không ngờ lại ghê gớm đến bực ấy.
Quần hào sợ quá, bỏ chạy tán loạn, bao nhiêu hùng khí vừa rồi đều biến đâu mất hết. Lão Lạt Ma lúc này mới thủng thẳng lên tiếng:
- Các vị bằng hữu đừng sợ, bọn bần tăng tới đây chỉ cốt để đối phó với nhà Nam Cung thế gia, các vị với chúng tôi chỉ là bạn, không có thù oán gì nhau, hà tất phải gây chuyện đổ máu. Các vị nên đi về đi là hơn.
Quần hào nghe nói mới hơi yên tâm, tuy không xô nhau chạy nữa, nhưng cũng không dám đến gần, chỉ đứng xa xa mà ngó.
Sau một lat yên lặng, Liên Nhi chợt giơ tay ra hiệu, gã đại hán mặt vàng tức thì bước xuống thềm, đôi mắt gườm gườm nhìn lão Lạt Ma gầy, chân vẫn đều đều bước.
Bọn Hoàng Y Lạt Ma đưa mắt cho nhau, rồi dồn tụ chân khí, chờ sẵn. Nhưng giữa lúc ấy, chợt trong đám đông có tiếng kêu:
- Cháy cháy! Bà con ơi! Cháy cháy!
Mọi người kinh hoàng ngẩng nhìn lên, quả thấy nóc nhà phía đông bốc lên một ngọn lửa đỏ rực, khí thế cực kỳ mãnh liệt. Mấy người trọ trong căn nhà ấy đều sợ hãi cuống cuồng, ba chân bốn cẳng chạy về cứu ngựa và hành lý, không ai còn bụng dạ nào chờ xem cuộc quyết đấu nữa.
Trong khi bọn người trọ ở gian nhà khác đang lấy làm hú vía vì phòng mình không việc gì, thì bất đồ nóc nhà phía tây lại thấy bốc lên một luồng khói đen dầy đặc, rồi kế tiếp đó, gian phía bắc, gian phía nam, đồng thời cũng phát hoả. Lửa cháy ngất trời, khói đen mù mịt, thế là toàn trường náo loạn nhốn nháo như ong vỡ tổ, tiếng la hét xen lẫn tiếng ngựa hý, tiếng gạch ngói nổ lốp bốp, tiếng lửa réo ù ù nghe thực vô cùng khủng khiếp.
Bách Duy và Diệu Vũ bị làn sóng người xô đi dồn lại không biết chạy đi đâu, đành cứ đứng chết trân một chỗ.
Nhìn lên trước cửa nhà dịch quán, đã thấy bọn Liên Nhi và mấy người dũng sĩ áo đen cũng biến đâu mất hút. Diệu Vũ giậm chân phàn nàn:
- Vụ hoả hoạn này thật kỳ quá! Đại sư có biết ai gây ra không?
Bách Duy đáp:
- Trừ bốn anh chàng mãn hán ra thì còn ai nữa. Có lẽ họ đã ước hẹn với bọn Lạt Ma từ trước là khi nào thấy có nguy thì phóng hoả để tiếp ứng cũng nên!
Hắn nói xong lại đưa mắt nhìn quanh, thấy mọi người đều đã chạy hết, liền kéo tay Diệu Vũ nói:
- Thôi, chúng ta cũng chạy ngay đi thôi, chậm chân thì e...
Nói chưa dứt lời, chợt nghe phía sau có tiếng gọi:
- Phùng lão anh hùng, đừng đi vội!
Bách Duy giật mình quay lại, đã thấy Ngô Tứ nương đem theo bốn tên đại hán và gã mặt vàng đang rảo bước đi tới.
Bách Duy cố trấn tĩnh, bước lên đón, cười hỏi:
- Đại nương có việc gì dạy bảo?
Ngô Tứ nương khép tà áo thi lễ, mỉm cười duyên dáng:
- Ban nãy vì quá vội vã, nên không được thừa tiếp lão anh hùng. Tiện thiếp rất lấy làm áy náy. Nay may sao đã dẹp yên được những chuyện vô vị, tiện thiếp gọi là có chén rượu nhạt kính thỉnh lão anh hùng và cũng là để tạ tội một thể.
Bách Duy trống ngực đập thình thịch, gượng cười nói:
- Nhưng... nhưng lúc này dang phát hoả...
Ngô Tứ nương vẫn tươi cười nói:
- Lửa cháy đã có người cứu, lão anh hùng hà tất phải bận tâm.
Bách Duy muốn từ chối, nhưng không biết nói thế nào đành phải cúi đầu tỏ ý tuân lệnh. Diệu Vũ cười nói:
- Lão gia cứ yên tâm đi uống rượu, đê tiểu nhân đi thẳng báo cho hai vị thiếu gia rõ.
Thật ra Diệu Vũ cũng muốn nhân dịp này chạy đi tìm Diệu Pháp và Diệu Không, bàn tính xem nên đối phó với Bách Duy như thế nào. Bất đồ Ngô Tứ nương gạt đi:
- Việc thông tri cho hai vị thiếu hiệp đã có đệ tử của tôi đảm nhiệm, quý khách không phải bận tâm. Bọn tiện thiếp đã đặt thêm một tiệc ở nhà ngang, mời quý khách uống một bữa cho thật say.
Diệu Vũ kinh sợ, gượng cười nói:
- Tiểu... tiểu nhân đâu dám!
Ngô Tứ nương sầm mặt lại nói:
- Chủ nhân đã nhận lời rồi, sao ngươi còn từ chối!
Diệu Vũ đưa mắt nhìn ngang, thấy gã đại hán mặt vàng đang lừ lừ tiến lại phía mình. Bách Duy vội ho khan một tiếng, nói to:
- Đại nương đã ban ơn! Ngươi không được từ chối!
Diệu Vũ bất đắc dĩ cúi đầu nói:
- Tiểu nhân xin tuân lệnh!
Lúc ấy Ngô Tứ nương mới tươi cười, chắp tay mời Bách Duy đi lên. Diệu Vũ cũng bị hai tên đại hán đi kèm hai bên, đưa vào dịch quán.
Đoàn người vào tới cửa, Bách Duy đi theo Ngô Tứ nương rẽ sang dãy hành lang bên trái, còn hai gã đại hán lại đưa Diệu Vũ vào dãy hành lang bên phải.
Quanh co một lúc vào tới hậu viên. Ngô Tứ Nương đưa Bách Duy tới trước cửa một toà tịnh xá, xung quanh bao bọc toàn một loại cây ngô đồng cành lá rườm rà xanh tốt, bóng cây rủ xuống che kín cửa sổ, phong cảnh thanh nhã vô cùng.
Nhưng trong bóng ngô đồng rậm rạp vẫn luôn luôn thấp thoáng bóng người, đủ hiểu rằng xung quanh tịnh xá vẫn có mai phục, ai đã vào đây nếu không có lệnh chủ nhân, cũng khó lòng thoát ra.
Trong nội thất đã bày một tiệc rượu cực kỳ lịch sự, chén đũa thìa bát đều thuộc loại sang quí. Ngô Tứ Nương mời Bách Duy ngồi lên trên, rót rượu ân cần mời mọc, Bách Duy nâng chén, chỉ thấy hương rượu dâng lên thơm ngát, rõ ràng là thứ rượu quý lâu năm, nước rượu trong vắt, không có qua một chút vẩn đục.
Ngô Tứ Nương cầm chén rượu của mình lên uống trước để tỏ ra là rượu không có thuốc độc, Bách Duy cũng theo phép lịch sự, ngửa cổ uống một hơi cạn chén.
Nhưng rượu vừa nuốt khỏi cổ, Bách Duy chợt tái mặt quát to:
- À, ngươi dám...
Ngô Tứ Nương đã đứng phắt dậy, miệng cười khanh khách, nhảy ra khỏi phòng, khoá trái cửa lại, Bách Duy cũng đứng dậy toan chạy theo, nhưng lại ngã ngồi xuống đất, chân tay run lẩy bẩy, sắc mặt nhợt như tờ giấy trắng.
Thì ra hồ rượu đó có hai ruột, thứ rượu Ngô Tứ Nương uống là rượu thường, còn thứ rượu Bách Duy uống trong ngầm bỏ độc dược, nên vừa uống khỏi cuống họng, hắn đã thấy một luồng hơi nóng từ dưới đan điền cuồn cuộn dâng lên.
Hắn lại nhận thấy cái cảm giác hôm nay cũng y hệt như cái cảm giác hôm ở trong ngôi mộ hoang, hắn uống chén rượu do tay Liên Nhi rót, bất giác sợ run lên, mồ hôi vã ra như tắm.
Lúc này sức thuốc tuy chưa phát, nhưng Bách Duy đã như con chim phải cung, trông thấy cành cung đã run cầm cập, đến nỗi đầu óc gần như mê đi, chân tay mềm nhũn, lửa dục mỗi lúc một tăng.
Thốt nhiên nghe có tiếng cười khanh khách, dòn như tiếng vàng reo, từ bên ngoài cửa đưa vào, cánh cửa từ từ hé ra một khe hở rồi một bàn tay trắng nõn như ngọc, luồn qua khe hở đưa vào, Bách Duy run run hỏi:
- Ai?
Tiếng cười lại khanh khách nổi lên:
- Con người vô lương tâm kia, quả không nhận ra tiếng ta chăng?
Giọng cười nửa như mừng, nửa như giận, rồi một khuôn mặt khả ải, chan chứa phong tình, đã hiện ra trước mặt Bách Duy.
Không nói cũng biết, thiếu nữ đó chính là Liên Nhi, một người mà Bách Duy vừa yêu vừa sợ, và ngày đêm mơ tưởng không nguôi.
Bách Duy tuy đã biết trước là thế nào nàng cũng ra mặt, nhưng giờ phút này cũng không tránh khỏi được quả tim đập như trống trận, ấp úng nói không ra hơi. Liên Nhi cúi mặt xuống, cặp mắt đong đưa, mỉm cười nói:
- Ngươi hãy nhắm mắt lại đi!
Bách Duy cổ họng khô bỏng, quả nhiên theo lời nhắm chặt mắt lại. Giữa lúc đó chợt nghe tiếng cánh cửa từ từ khép lại, kế đó là tiếng chân bước nhè nhẹ, rồi một làn hương thoang thoảng xông thẳng vào mũi. Bách Duy không chịu nổi tò mò, liền sẽ hé mở mắt trông trộm.
Bất đồ, hắn vừa mở mắt, chợt tưởng như bên tai nổ “bình” một tiếng, rồi một luồng máu nóng xông thẳng lên đầu. Thì ra trước mặt hắn lúc này, thân thể Liên Nhi chỉ còn che bằng một mảnh da mỏng, Bách Duy trống ngực đập thình thịch, mặt ngây như cán tàu, miệng thở hổn hển. Liên Nhi lại cười khanh khách:
- Đồ quỷ yêu, trông trộm người ta...
Vừa cười vừa uyển chuyển bước tới bên cạnh Bách Duy. Tức thì một làn hương thơm lại ngào ngạt xông lên.
- Trừ phi làm sao?
- Trừ phi hiện giờ Lan Cô có mặt ở đây thì không kể.
Bách Duy cũng cảm thấy lạnh toát xương sống, lẩm bẩm:
- Nếu Lan Cô ở đây thì Nam Cung thế gia hà tất phải dùng thủ đoạn gì nữa? Vả lại bọn Lạt Ma kia cũng khó lòng sống sót mà ra khỏi nơi đây.
Hai người ra tới đầu phố, đã thấy trước cửa toà lâu đài cũ, người từ bốn phía đổ dồn về đông như nêm cối. Thì ra toà nhà này nguyên trước là nha môn Dịch thừa trong Trạm Truyền Thanh, nên trước cửa có một bãi đất trống rất rộng, hai bên trồng mấy chục gốc ngô đồng, người đi xem lúc này đã ngồi kín bên các cành cây, không còn chỗ nào chen lọt.
Bọn Bách Duy còn đang thu tìm chỗ lách vào, đã nghe tiếng những người đứng phía trong xôn xao bàn tán, phê bình sắc đẹp của Liên cô nương. Diệu Vũ nói:
- Nữ chủ nhân đã ra mặt, nhưng có lẽ vì chưa có cao thủ, nên tới bây giờ vẫn chưa có ai thách đấu với bọn Lạt Ma.
Giữa lúc đó chợt nghe trên toà lầu cao, có một giọng nói oang oang như tiếng chuông đồng cất lên, làm cho những tiếng ồn ào thốt nhiên im bặt, mọi người đều chăm chú lắng tai nghe.
- Các vị bằng hữu chú ý! Chú ý!
Im lặng một lát, tiếng nói lại cất lên:
- Xin các vị anh hùng hào kiệt bốn phương nghe đây. Bữa nay bỗng dưng có mấy tên tăng nhân ngoại bang vô cớ đến đây sinh sự, đánh người bị thương, làm như vậy, không những đã khinh thường nhà Nam Cung thế gia tôi, mà ngay cả các vị bằng hữu vũ lâm Trung Nguyên ta, cũng bị họ coi bằng nửa con mắt...
Mấy câu nói khích của hắn quả nhiên có kiến hiệu, mới nghe tới đó trong đám quần hùng đã lập tức nổi lên những tiếng xôn xao bàn tán, tiếng nói vẫn đều đều tiếp:
- Hành động của bọn họ tuy không thể tha thứ được, nhưng nhà Nam Cung thế gia chúng tôi mấy chục năm nay tuyệt đối không muốn nhúng tay vào những chuyện đổ máu, vì thế hôm nay cũng không thể vì việc này mà phá bỏ lệ cũ.
Diệu Vũ cười khẩy một tiếng, chưa kịp nói gì, thì bốn phía nổi lên những tiếng la ó rầm rầm, nhiều người đã nhấp nhổm định xông vào bọn Lạt Ma.
Bọn Hoàng Y Lạt Ma vẫn điềm nhiên như không như không nghe tiếng. Một lát sau tiếng la ó đã lắng dần, giọng nói lại tiếp:
- Nhà Nam Cung thế gia chúng tôi xưa nay tuy vẫn không thích nhờ sức người ngoài, nhưng vì đây là một thịnh hội chiêu thân, không thể nào không nhường các vị bằng hữu vũ lâm so tài cao thấp. Vậy nên bọn tăng nhân kia bữa nay tự nhiên dẫn xác tới đây, chính là một dịp rất tốt, để các vị dùng họ làm cái bia sống khảo thí võ công. Vậy xin mời các vị cứ việc nỗ lực thi tài. Duy có một điều tôi xin nói trước là chúng ta đừng nên cậy mạnh hiếp yếu mà mang tiếng cho đạo nghĩa võ lâm Trung Nguyên. Còn ngoài ra hậu quả thế nào, Nam Cung thế gia tôi xin cáng đáng hết.
Tiếng nói vừa dứt, quần hào đã nhao nhao vỗ tay reo hò:
- A, hay lắm, hay lắm! Ý kiến hay! Hoan hô! Hoan hô!
Ngoài này Bách Duy và Diệu Vũ đưa mắt nhìn nhau lắc đầu. Bách Duy nói:
- Cái kế mượn dao giết người nguy hiểm thật!
Tiếng la hét vừa dứt, làn sóng người lại cuồn cuộn kéo vào tiền sảnh, Diệu Vũ và Bách Duy cũng len vào theo.
Vào tới bên trong, mới trông thấy bọn Hoàng Y Lạt Ma đứng xoay lưng vào nhau, thành một vòng tròn. Thái độ đều tỏ ra rất bình tĩnh. Quần hào hình như cũng khiếp đảm vì cái khí thế lẫm nhiên của bọn họ, nên miệng tuy hò hét om sòm, mà rút cục vẫn không ai dám ra tay trước.
Cửa tiền sảnh đã mở rộng, một gã đại hán mặc võ phục đen mặt vàng như nghệ đứng ngoài cùng mấy người đàn bà áo mặc áo xanh đứng giữa, cuối cùng mới tới hơn mười tên trai tráng cũng mặc áo đen, chắp tay đứng xếp thành một hàng dài.
Trên một chiếc ghế bằng gỗ tử đàn phủ gấm đỏ đặt giữa trung ương, có một vị nữ lang tuyệt sắc, tóc cuốn lồng bồng như mây rối, trâm thoa đều nạm ngọc, sáng chói như sao sa.
Diệu Vũ đoán vị nữ lang ấy chắc là Liên cô nương, còn gã đại hán mặt vàng, có lẽ là người có cái giọng nói oang oang lúc nãy. Diệu Vũ chú ý nhìn kỹ mới biết bộ mặt của hắn chỉ là mặt nạ, chế bằng da người rất khéo. Chàng vừa quay lại định nói cho Bách Duy hay. Không ngờ chợt nhận thấy Bách Duy đang đăm đăm nhìn Liên cô nương, sắc mặt tái nhợt, thờ thẫn như mất hồn.
Diệu Vũ vừa toan cất tiếng gọi, chợt nghĩ thế nào lại thôi, nhưng hai con mắt vẫn luôn luôn theo dõi cử chỉ của Bách Duy trong bụng không khỏi băn khoăn ngờ vực.
Bách Duy ngẩn ngơ một lúc, rồi như người đang cơn mơ chợt tỉnh, vội lùi dần về phía sau, nấp vào sau lưng một gã đàn ông cao lớn, hình như sợ ai trông thấy. Diệu Vũ ngạc nhiên nghĩ thầm:
“Trông bộ tịch Bách Duy thì hình như hắn với Liên cô nương là người quen cũ, nhưng tại sao hắn phải trốn tránh? Vả Liên cô nương ở trong nhà Nam Cung thế gia từ bé, làm sao mà quen hắn được?”
Chàng tuy nghi ngờ, nhưng ngoài mặt vẫn làm ra vẻ thản nhiên, lách dần về phía Bách Duy, mắt vẫn không dời quan sát từng cử chỉ của hắn.
Diệu Vũ có biết đâu rằng Liên cô nương chính là Liên Nhi, thủ hạ của Ngũ phu nhân, mà trước kia đã có một lần làm cho Bách Duy phải thần hồn điên đảo.
Câu chuyện mê hồn xảy ra bữa đó Bách Duy đã khắc sâu vào tâm khảm, vĩnh viễn không quên. Không dè hôm nay tình cờ lại gặp mặt người xưa, trách gì hắn chẳng phải bàng hoàng sửng sốt. Trong khi đó chợt lại nghe tiếng người đàn ông mặt vàng cười nhạt nói:
- Huynh đệ vẫn yên trí rằng trong các vị võ lâm bằng hữu đây tất không thiếu gì cao thủ, nào ngờ... hắc... hắc... Các vị làm cho huynh đệ thất vọng quá chừng... hắc hắc...
Trong đám quần hào nghe mấy câu mỉa mai đó, nhiều người đã đỏ mặt tía tai, chưa kịp ai lên tiếng, chợt lại nghe Liên Nhi cất tiếng cười khanh khách nói:
- Không khéo tôi đành phải lấy mấy ông Hoàng Y Lạt Ma kia mất thôi.
Câu nói vừa dứt, trong đám đông người đã có đến hơn hai mươi đại hán hùng hổ xông lên. Và cũng trong lúc ấy chợt một người trong bọn Lạt Ma quát to:
- Thong thả!
Tiếng quát chẳng khác gì tiếng lệnh vỡ, lại giống như tiếng sói tru, làm cho mấy chục người toan xông lên, lại hoảng hồn dừng cả lại.
Kế đó một vị Lạt Ma rời hàng ngũ bước ra, người này gầy bé loắt choắt, mặt sát tới xương, khi đi thì cái đầu lắc la lắc lư, tưởng như sắp rơi, nhất là tấm áo cà sa vàng khoác trên mình lão, trông càng như không có gì ở bên trong, bị gió bay tung lên, phấp phới như là cờ trước gió.
Vậy mà cái thân hình nhỏ thó ấy, lại có thể quát lên những tiếng lệnh vỡ vừa rồi, thực là một sự tối ư vô lý. Quần hào có lẽ còn kinh ngạc hơn là tức cười, nên đứng trước khung cảnh khôi hài đó, không hề thấy một ai nhếch mép.
Vị Lạt Ma chẳng nói chẳng rằng, thủng thỉnh bước tới bên gốc hoè, rồi dừng lại vén tay áo lên. Mọi người đều chăm chú theo dõi cử chỉ của lão, lúc này mới nhận ra hai cánh tay lão đen sì, khô khẳng như que củi, tưởng chừng chỉ bẻ nhẹ một cái cũng gãy, nhưng hai bàn tay của lão thì lại to một cách kinh khủng, không xứng với thân thể chút nào, nhất là lòng bàn tay đỏ như son tàu, lại càng làm cho mọi người chú ý.
Diệu Vũ nói nhỏ với Bách Duy:
- Có lẽ một chưởng đánh chết người vừa rồi là do bàn tay này cũng nên?
Bách Duy nói:
- Công phu Mật Tôn Đại Thủ ấn, ta chỉ nghe nói, chớ chưa trông thấy bao giờ. Trông lòng bàn tay hắn đỏ thế kia, không biết có phải là công lực “Chu Sa Thủ” không?
Trong khi ấy lão Lạt Ma đã giơ cao bàn tay, quát to một tiếng, nhằm thân cây hoè phóng ra một chưởng.
Mọi người ai cũng yên trí cây hoè bị một chưởng ấy thân cây tất phải gẫy răng rắc, lá cây tất phải rụng lả tả. Mấy người đứng gần cây hoè, bất giác cũng đều tránh giạt ra xa.
Không ngờ một chưởng phóng ra cây hoè vẫn đứng im phăng phắc, không hề rung chuyển tý nào, còn lão Lạt Ma cũng thủng thỉnh quay về chỗ cũ.
Quần chúng đều ngơ ngác, không hiểu như thế là nghĩa lý gì. Im lặng một lúc lâu, thốt nhiên có tiếng cười ha hả. Có người chế diễu:
- Ngỡ là công phu ghê gớm thế nào, làm mình suýt chết khiếp. Té ra...hì...hì...
Người thì kêu:
- Công phu đó dù là đứa trẻ lên ba cũng đã được mẹ dạy rồi, hà tất phải đem ra loè người lớn.
Tiếng cười nói nhao nhao như vỡ chợ, thậm chí có người còn tự nhủ: “Nếu biết bản lĩnh của hắn non thế, thì vừa rồi cứ ra tay trừ khủ hắn đi cho xong!”
Lão Lạt Ma gầy vẫn nghiêm trang đứng yên, sắc mặt không tỏ vẻ tức giận, mà cũng không tỏ vẻ thẹn thùng, duy có gã đại hán mặt vàng thì chẳng những không cười, mà gã còn mở to đôi mắt ra ý kinh ngạc vô cùng. Bách Duy thở dài nói:
- Không ngờ hào kiệt vũ lâm Trung Hoa càng ngày càng suy tàn đến thế. Tới giờ phút này mà vẫn hoàn toàn có mắt như mù.
Diệu Vũ cũng ngậm ngùi than thở. Lúc này quần hào đã vững tâm, không coi bọn Hoàng Y Lạt Ma vào đâu nữa, tức thì lại xô đẩy nhau tiến lên, ai cũng muốn ra tay trước, kẻo sợ người khác tranh mất công đầu. Gã đại hán thấy tình hình như vậy chỉ bĩu môi tỏ vẻ khinh bỉ, rồi quay mặt đi, không thèm nhìn đến nữa.
Thốt nhiên nghe trong đám đông có tiếng người kêu lên một cách hoảng hốt:
- Kia kia, các người trông kìa, cái cây...
Mọi người giật mình cùng quay lại nhìn, quả thấy cây hoè vừa rồi xanh tốt như thế, mà mới trong khoảnh khắc đã trở nên héo rũ, lá cây trước kia nguyên màu xanh ánh vàng, lúc này hầu hết đều biến thành màu tro xám, đang thi nhau rụng lá trút xuống gốc cây, cành cây thì cứ từ từ ngã xuống, thân cũng đã bắt đầu khô cạn.
Quần hào đều rùng mình kinh hãi, trợn mắt há mồm không nói lên được một tiếng. Diệu Vũ tuy vẫn biết lão Lạt Ma gầy kia tất có một chưởng lực kinh hồn, nhưng thật không ngờ lại ghê gớm đến bực ấy.
Quần hào sợ quá, bỏ chạy tán loạn, bao nhiêu hùng khí vừa rồi đều biến đâu mất hết. Lão Lạt Ma lúc này mới thủng thẳng lên tiếng:
- Các vị bằng hữu đừng sợ, bọn bần tăng tới đây chỉ cốt để đối phó với nhà Nam Cung thế gia, các vị với chúng tôi chỉ là bạn, không có thù oán gì nhau, hà tất phải gây chuyện đổ máu. Các vị nên đi về đi là hơn.
Quần hào nghe nói mới hơi yên tâm, tuy không xô nhau chạy nữa, nhưng cũng không dám đến gần, chỉ đứng xa xa mà ngó.
Sau một lat yên lặng, Liên Nhi chợt giơ tay ra hiệu, gã đại hán mặt vàng tức thì bước xuống thềm, đôi mắt gườm gườm nhìn lão Lạt Ma gầy, chân vẫn đều đều bước.
Bọn Hoàng Y Lạt Ma đưa mắt cho nhau, rồi dồn tụ chân khí, chờ sẵn. Nhưng giữa lúc ấy, chợt trong đám đông có tiếng kêu:
- Cháy cháy! Bà con ơi! Cháy cháy!
Mọi người kinh hoàng ngẩng nhìn lên, quả thấy nóc nhà phía đông bốc lên một ngọn lửa đỏ rực, khí thế cực kỳ mãnh liệt. Mấy người trọ trong căn nhà ấy đều sợ hãi cuống cuồng, ba chân bốn cẳng chạy về cứu ngựa và hành lý, không ai còn bụng dạ nào chờ xem cuộc quyết đấu nữa.
Trong khi bọn người trọ ở gian nhà khác đang lấy làm hú vía vì phòng mình không việc gì, thì bất đồ nóc nhà phía tây lại thấy bốc lên một luồng khói đen dầy đặc, rồi kế tiếp đó, gian phía bắc, gian phía nam, đồng thời cũng phát hoả. Lửa cháy ngất trời, khói đen mù mịt, thế là toàn trường náo loạn nhốn nháo như ong vỡ tổ, tiếng la hét xen lẫn tiếng ngựa hý, tiếng gạch ngói nổ lốp bốp, tiếng lửa réo ù ù nghe thực vô cùng khủng khiếp.
Bách Duy và Diệu Vũ bị làn sóng người xô đi dồn lại không biết chạy đi đâu, đành cứ đứng chết trân một chỗ.
Nhìn lên trước cửa nhà dịch quán, đã thấy bọn Liên Nhi và mấy người dũng sĩ áo đen cũng biến đâu mất hút. Diệu Vũ giậm chân phàn nàn:
- Vụ hoả hoạn này thật kỳ quá! Đại sư có biết ai gây ra không?
Bách Duy đáp:
- Trừ bốn anh chàng mãn hán ra thì còn ai nữa. Có lẽ họ đã ước hẹn với bọn Lạt Ma từ trước là khi nào thấy có nguy thì phóng hoả để tiếp ứng cũng nên!
Hắn nói xong lại đưa mắt nhìn quanh, thấy mọi người đều đã chạy hết, liền kéo tay Diệu Vũ nói:
- Thôi, chúng ta cũng chạy ngay đi thôi, chậm chân thì e...
Nói chưa dứt lời, chợt nghe phía sau có tiếng gọi:
- Phùng lão anh hùng, đừng đi vội!
Bách Duy giật mình quay lại, đã thấy Ngô Tứ nương đem theo bốn tên đại hán và gã mặt vàng đang rảo bước đi tới.
Bách Duy cố trấn tĩnh, bước lên đón, cười hỏi:
- Đại nương có việc gì dạy bảo?
Ngô Tứ nương khép tà áo thi lễ, mỉm cười duyên dáng:
- Ban nãy vì quá vội vã, nên không được thừa tiếp lão anh hùng. Tiện thiếp rất lấy làm áy náy. Nay may sao đã dẹp yên được những chuyện vô vị, tiện thiếp gọi là có chén rượu nhạt kính thỉnh lão anh hùng và cũng là để tạ tội một thể.
Bách Duy trống ngực đập thình thịch, gượng cười nói:
- Nhưng... nhưng lúc này dang phát hoả...
Ngô Tứ nương vẫn tươi cười nói:
- Lửa cháy đã có người cứu, lão anh hùng hà tất phải bận tâm.
Bách Duy muốn từ chối, nhưng không biết nói thế nào đành phải cúi đầu tỏ ý tuân lệnh. Diệu Vũ cười nói:
- Lão gia cứ yên tâm đi uống rượu, đê tiểu nhân đi thẳng báo cho hai vị thiếu gia rõ.
Thật ra Diệu Vũ cũng muốn nhân dịp này chạy đi tìm Diệu Pháp và Diệu Không, bàn tính xem nên đối phó với Bách Duy như thế nào. Bất đồ Ngô Tứ nương gạt đi:
- Việc thông tri cho hai vị thiếu hiệp đã có đệ tử của tôi đảm nhiệm, quý khách không phải bận tâm. Bọn tiện thiếp đã đặt thêm một tiệc ở nhà ngang, mời quý khách uống một bữa cho thật say.
Diệu Vũ kinh sợ, gượng cười nói:
- Tiểu... tiểu nhân đâu dám!
Ngô Tứ nương sầm mặt lại nói:
- Chủ nhân đã nhận lời rồi, sao ngươi còn từ chối!
Diệu Vũ đưa mắt nhìn ngang, thấy gã đại hán mặt vàng đang lừ lừ tiến lại phía mình. Bách Duy vội ho khan một tiếng, nói to:
- Đại nương đã ban ơn! Ngươi không được từ chối!
Diệu Vũ bất đắc dĩ cúi đầu nói:
- Tiểu nhân xin tuân lệnh!
Lúc ấy Ngô Tứ nương mới tươi cười, chắp tay mời Bách Duy đi lên. Diệu Vũ cũng bị hai tên đại hán đi kèm hai bên, đưa vào dịch quán.
Đoàn người vào tới cửa, Bách Duy đi theo Ngô Tứ nương rẽ sang dãy hành lang bên trái, còn hai gã đại hán lại đưa Diệu Vũ vào dãy hành lang bên phải.
Quanh co một lúc vào tới hậu viên. Ngô Tứ Nương đưa Bách Duy tới trước cửa một toà tịnh xá, xung quanh bao bọc toàn một loại cây ngô đồng cành lá rườm rà xanh tốt, bóng cây rủ xuống che kín cửa sổ, phong cảnh thanh nhã vô cùng.
Nhưng trong bóng ngô đồng rậm rạp vẫn luôn luôn thấp thoáng bóng người, đủ hiểu rằng xung quanh tịnh xá vẫn có mai phục, ai đã vào đây nếu không có lệnh chủ nhân, cũng khó lòng thoát ra.
Trong nội thất đã bày một tiệc rượu cực kỳ lịch sự, chén đũa thìa bát đều thuộc loại sang quí. Ngô Tứ Nương mời Bách Duy ngồi lên trên, rót rượu ân cần mời mọc, Bách Duy nâng chén, chỉ thấy hương rượu dâng lên thơm ngát, rõ ràng là thứ rượu quý lâu năm, nước rượu trong vắt, không có qua một chút vẩn đục.
Ngô Tứ Nương cầm chén rượu của mình lên uống trước để tỏ ra là rượu không có thuốc độc, Bách Duy cũng theo phép lịch sự, ngửa cổ uống một hơi cạn chén.
Nhưng rượu vừa nuốt khỏi cổ, Bách Duy chợt tái mặt quát to:
- À, ngươi dám...
Ngô Tứ Nương đã đứng phắt dậy, miệng cười khanh khách, nhảy ra khỏi phòng, khoá trái cửa lại, Bách Duy cũng đứng dậy toan chạy theo, nhưng lại ngã ngồi xuống đất, chân tay run lẩy bẩy, sắc mặt nhợt như tờ giấy trắng.
Thì ra hồ rượu đó có hai ruột, thứ rượu Ngô Tứ Nương uống là rượu thường, còn thứ rượu Bách Duy uống trong ngầm bỏ độc dược, nên vừa uống khỏi cuống họng, hắn đã thấy một luồng hơi nóng từ dưới đan điền cuồn cuộn dâng lên.
Hắn lại nhận thấy cái cảm giác hôm nay cũng y hệt như cái cảm giác hôm ở trong ngôi mộ hoang, hắn uống chén rượu do tay Liên Nhi rót, bất giác sợ run lên, mồ hôi vã ra như tắm.
Lúc này sức thuốc tuy chưa phát, nhưng Bách Duy đã như con chim phải cung, trông thấy cành cung đã run cầm cập, đến nỗi đầu óc gần như mê đi, chân tay mềm nhũn, lửa dục mỗi lúc một tăng.
Thốt nhiên nghe có tiếng cười khanh khách, dòn như tiếng vàng reo, từ bên ngoài cửa đưa vào, cánh cửa từ từ hé ra một khe hở rồi một bàn tay trắng nõn như ngọc, luồn qua khe hở đưa vào, Bách Duy run run hỏi:
- Ai?
Tiếng cười lại khanh khách nổi lên:
- Con người vô lương tâm kia, quả không nhận ra tiếng ta chăng?
Giọng cười nửa như mừng, nửa như giận, rồi một khuôn mặt khả ải, chan chứa phong tình, đã hiện ra trước mặt Bách Duy.
Không nói cũng biết, thiếu nữ đó chính là Liên Nhi, một người mà Bách Duy vừa yêu vừa sợ, và ngày đêm mơ tưởng không nguôi.
Bách Duy tuy đã biết trước là thế nào nàng cũng ra mặt, nhưng giờ phút này cũng không tránh khỏi được quả tim đập như trống trận, ấp úng nói không ra hơi. Liên Nhi cúi mặt xuống, cặp mắt đong đưa, mỉm cười nói:
- Ngươi hãy nhắm mắt lại đi!
Bách Duy cổ họng khô bỏng, quả nhiên theo lời nhắm chặt mắt lại. Giữa lúc đó chợt nghe tiếng cánh cửa từ từ khép lại, kế đó là tiếng chân bước nhè nhẹ, rồi một làn hương thoang thoảng xông thẳng vào mũi. Bách Duy không chịu nổi tò mò, liền sẽ hé mở mắt trông trộm.
Bất đồ, hắn vừa mở mắt, chợt tưởng như bên tai nổ “bình” một tiếng, rồi một luồng máu nóng xông thẳng lên đầu. Thì ra trước mặt hắn lúc này, thân thể Liên Nhi chỉ còn che bằng một mảnh da mỏng, Bách Duy trống ngực đập thình thịch, mặt ngây như cán tàu, miệng thở hổn hển. Liên Nhi lại cười khanh khách:
- Đồ quỷ yêu, trông trộm người ta...
Vừa cười vừa uyển chuyển bước tới bên cạnh Bách Duy. Tức thì một làn hương thơm lại ngào ngạt xông lên.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.