Tôi Vô Tội

Chương 21: Nhãn hộp thuốc

Agatha Christie

12/12/2016

Trong phòng xử án rất nóng chăng? Hoặc rất lạnh? Elinor Carlisle không biết nên nói thế nào. Có lúc nàng thấy người bừng bừng như lửa đốt, lúc nàng lại thấy lạnh toát và run lên cầm cập.

Nàng không nghe đoạn cuối của phần thẩm vấn. Đầu óc nàng trở lại quá khứ, từ cái ngày nàng nhận được lá thư mặc danh bỉ ổi kia, cho đến hôm viên sĩ quan cảnh sát với bộ mặt nhẵn nhụi đứng trước nàng dõng dạc nói những lời chính xác một cách khủng khiếp.

- Bà là Elinor Carlisle. Tôi mang theo trát bắt giam bà với tội danh là thủ phạm giết cô Mary Gerrard bằng thuốc độc ngày 27 tháng Bảy vừa qua. Tôi báo trước: Từ giờ phút này trở đi, mọi điều bà nói ra đều được lập thành biên bản và sử dụng trong phiên tòa.

Câu cú mới chính xác làm sao! Elinor cảm thấy dường như nàng bị cuốn vào các bánh xe đang chạy của một cỗ máy bôi trơn, dầu mỡ, một cỗ máy vô nhân và không ai cưỡng nổi.

Lúc này đây, nàng đang đứng trước vành móng ngựa, giơ mặt ra trước những cặp mắt nghiệt ngã của cả một đám công chúng đang khao khát nhìn thấy kẻ khác đau khổ.

Chỉ các thẩm phán là không nhìn nàng. Họ bối rối nhìn đi chỗ khác, tránh không nhìn nàng Elinor thầm nghĩ: “Bởi họ biết trước bản án họ sẽ tuyên cho mình!”

II

Bác sĩ Lord bước ra vị trí nhân chứng. Phải chăng chính là ông ta, người bác sĩ trẻ vui tính và thích nói, hồi ở Hunterbury đã tỏ ra tốt bụng và có tình cảm đặc biệt với nàng? Lúc này ông ta làm bộ điệu, ra cái vẻ nghiêm nghị của một thầy thuốc. Lord trả lời giọng nhạt nhẽo: ông ta nghe được điện thoại gọi ông ta đến ngay lâu đài Hunterbury, khi ông ta đến thì đã quá muộn, không cứu nổi nạn nhân nữa. Chỉ vài phút sau đó, cô Mary tắt thở. Theo ông, nguyên nhân cái chết là do một liều moóc-phin mạnh, và được gọi theo thuật ngữ y học là một liều “sét đánh”.

Luật sư Bulmer đứng lên hỏi :

- Ông là thầy thuốc tư chính thức của phu nhân Welman, đúng thế không?

- Đúng.

- Trong các cuộc thăm bệnh của ông ở lâu đài Hunterbury trong tháng Sáu, có lần nào ông nhìn thấy bị cáo đi cùng với nạn nhân Mary Gerrard không?

- Có. Nhiều lần.

- Ông thấy thái độ bị cáo với Mary Gerrard thế nào?

- Rất thân tình và tự nhiên.

Khẽ mỉm cười khinh bỉ, luật sư Bulmer hỏi :

- Có lúc nào ông nhìn thấy ở bị cáo thái độ “ghen ghét cùng cực” như chúng ta đã được nghe thấy quá nhiều ở đây không?

Cắn răng, bác sĩ Lord nói giọng quả quyết :

- Không.

Elinor thầm nghĩ: “Thật ra là có... ông ta nói dối để bênh mình... Ông ta thừa biết mình căm giận cô ta...”

Sau bác sĩ Lord đến bác sĩ pháp y. Bản trình bày của ông này dài và tỉ mận. Kết luận là nạn nhân đã chết vì một liều moóc-phin “sét đánh”. Theo yêu cầu của một thẩm phán, ông ta giải thích tỉ mỉ nghĩa của thuật ngữ chuyên môn này. Chết do moóc-phin có thể diễn ra dưới nhiều hình thái, thông thường nhất là sau một cơn vật vã rồi hôn mê và đồng tử co lại. Còn hình thái “sét đánh” ít gặp hơn nhiều, thể hiện qua một cơn ngủ rất sâu xuất hiện rất nhanh sau khi dùng thuốc... thường chỉ khoảng mười phút. Đồng tử vẫn giãn như bình thường.

III

Sau khi nghỉ giải lao ngắn, phiên tòa tiếp tục làm việc. Các chuyên gia thâm định y tế làm việc rất lâu.

Bác sĩ Garcia, chuyên gia về độc dược học cho biết những thứ tìm thấy trong dạ dầy nạn nhân: bánh mì, cá, bơ, trà, chất moóc-phin... Mỗi chất lại kèm theo một danh từ La tinh và một con số đinh lượng. Lượng moóc-phin nạn nhân hấp thu được tính bằng đơn vị là khoảng bốn “hạt”, lượng nay đủ để gây tử vong.

Vẫn với nụ cười mỉa mai trên môi, luật sư Bulmer đứng lên :

- Tôi đề nghị nói rõ hơn vài điểm, ông chỉ thấy trong dạ dầy nạn nhân bánh mì, cá, bơ, trà và moóc-phin. Còn có thức ăn nào khác nữa không?

- Không.

- Nghĩa là nạn nhân trong một khoảng thời gian khá dài trước đó không ăn uống gì?

- Đúng thế.

- Ông có cách nào tìm biết là chất moóc-phin được đưa vào người nạn nhân cùng với thứ thức ăn nào không?

- Tôi chưa hiểu rõ ý của ông.

- Tôi xin cắt nghĩa câu hỏi của tôi. Chất moóc-phin được cho vào bánh mì, cá chiên bơ kẹp trong bánh mì, trong nước chè, hay trong sữa pha vào nước trà?

- Đúng thế.

- Không có gì cho thấy chất moóc-phin được cho vào cá chiên bơ chứ không phải thứ gì khác hay sao?

- Không.

- Nhưng chất độc moóc-phin có thể được đưa vào người bằng từng viên, nghĩa là không cần kèm theo thức ăn?

- Tất nhiên.

Luật sứ Bulmer tiếp tục việc chất vấn :

- Và ông khẳng định, dù được đưa vào bằng cách nào thì cũng là trong cùng một lúc với thức ăn và thức uống?

- Đúng thế.

- Xin cảm ơn.

IV

Thanh tra Brill tuyên đọc lời thề bằng giọng nói nghe như ông ta đã quá thuộc. Tác phong nhà binh, ông ta trình bày bằng chứng một cách trơn tru rất nghề nghiệp.



- Được gọi đến lâu đài... Bị cáo nói: “Chắc cá đã bị ươn...” Khám xét hiện trường... một lọ cá chiên bơ được rửa sạch để trên chạn... một lọ khác còn một nửa... được thu lại làm tang vật...

- Ông còn tìm được tang vật gì nữa?

- Trong khe gỗ sàn đằng sau bàn, tôi tìm thấy một mẩu nhãn.

Tang vật được đưa lên cho các thẩm phán.

ỐC VIÊN

Chlohydrat

morphin

gam 1/20

- Theo ông thì mảnh giấy này là gì?

- Một mảnh của nhãn dán trên lọ thuốc, giống như các nhãn dán trên các lọ thuốc moóc-phin khác.

Luật sư bào chữa chậm chạp đứng lên, nói :

- Ông tìm thấy mẩu giấy này trong khe sàn nhà?

- Đúng.

- Đấy là một mẩu nhãn?

- Đúng.

- Ông không tìm thấy phần nhãn còn lại?

- Không.

- Cũng không thấy lọ có dán nhãn này?

- Không.

- Khi ông tìm thấy, mảnh nhãn này trong tình trạng thế nào? Sạch hay bẩn?

- Hoàn toàn mới.

- Ông nói “mới” nghĩa là sao?

- Ngoài một số bụi dính vào, còn nhãn hoàn toàn mới.

- Theo ông thì mẩu giấy này nằm ở đó đã bao lâu?

- Tôi đoán là trước đó chỉ một lúc.

- Nói cách khác, cũng trong ngày hôm đó. Không sớm hơn?

- Không.

Luật sư khẽ càu nhàu gì đó rồi ngồi xuống.

V

Bà y tá Hopkins đứng lên chỗ dành cho nhân chứng, khuôn mặt đỏ ửng và rất đĩnh đạc.

Elinor đánh giá bà ta không đáng sợ bằng viên thanh tra Brill, bộ mặt độc ác của ông này làm nàng khiếp đảm. Nàng thấy rõ ông ta là một bánh xe trong cỗ máy khổng lồ vô danh, gọi là cỗ máy pháp luật. Còn bà y tá Hopkins thì giống như mọi người khác, nghĩa là có yêu có ghét, có say mê và có định kiến.

- Bà tên là Jessie Hopkins?

- Vâng.

- Bà là y tá làm việc theo giờ ở quận, và bà cư trú tại ngôi nhà “Hoa hồng” tại làng Hunterbury?

- Vâng.

- Ngày 28 tháng Sáu vừa rồi bà ở đâu?

- Trong lâu đài Hunterbury.

- Người ta gọi bà đến đấy?

- Vâng. Phu nhân Welman vừa bị cơn tai biến thứ hai... Tôi có nhiệm vụ giúp chị y tá O’Brien trong khi chờ đợi một y tá nữa đến bổ sung.

- Bà thường đem chiếc va-li nhỏ đến nhà bệnh nhân?

- Vâng.

- Bà hãy nói cho Tòa biết, trong va-li ấy đựng những gì?

- Bông băng, ống tiêm và kim tiêm, một số thuốc, trong đó có một lọ moóc-phin.



- Bà đem thuốc moóc-phin đi làm gì?

- Mỗi ngày hai lần, sáng và tôi, tôi phải cho một bệnh nhân của tôi uống thuốic mỗi lần một viên.

- Lọ thuốc ấy đựng gì?

- Hai mười viên moóc-phin, mỗi viên một phần hai mươi gam.

- Bà để va-li thuốc của bà ở đâu?

- Trong gian tiền sảnh.

- Đấy là tối 28. Sau đó, đến lúc nào bà mới ra lần đầu tiên?

- Sáng hôm sau, khoảng chín giờ, lúc tôi chuẩn bị về nhà.

- Bà thấy mất thứ gì?

- Lọ moóc-phin.

- Bà có báo tin mất ấy cho ai không?

- Tôi có nói riêng với chị O’Brien, y tá thường trực của phu nhân Welman.

- Bà để va-li thuốc đó ở chỗ mọi người qua lại?

- Vâng.

Luật sư Bulmer yêu cầu dừng lại và hỏi :

- Bà thân với cô Mary Gerrard?

- Vâng.

- Bà nghĩ thế nào về cô ấy?

- Tôi thấy là một cô gái trẻ đáng yêu.

- Cô ấy có phải là người tốt không?

- Rất tốt.

- Bà có biết những nỗi buồn của cô ấy chứ?

- Không.

- Thời gian trước khi chết, cô ấy lo lắng cho tương lai phải không?

- Hoàn toàn không.

- Vậy cô ấy không có lý do nào để tự tử?

- Hoàn toàn không.

Câu chuyện thê thảm kia được nhắc lại từng điểm một. Trong hoàn cảnh nào bà Hopkins đi cùng cô Mary đến ngôi nhà dùng làm trạm bảo vệ. Việc Elinor đến. Tâm trạng bối rối của Mary. Việc Elinor mời hai người vào lâu đài ăn bánh mì. Elinor chìa chiếc đĩa mời Mary đầu tiên. Elinor yêu cầu bà Hopkins rửa đĩa tách rồi nhờ bà ta lên gác giúp cô thu dọn đồ đạc của phu nhân Welman.

Rất nhiều lần, luật sư Bulmer yêu cầu ngừng lại để ông phản đối một điểm nào đó.

Elinor thầm nghĩ: “Tất cả những chuyện này có vẻ đúng... và nàng tin là đúng. Nàng tin rằng mình có tội. Và mỗi lời nàng nghe thấy đều toát lên sự thật... Quả là khủng khiếp. Mọi chuyện đều đúng...”

Lại một lần nữa Elinor đưa mắt nhìn công chúng, và nàng thấy khuôn mặt của thám tử Hercule Poirot. Ông ta suy nghĩ gì đó, trong khi vẫn nhìn nàng chăm chú bằng cặp mắt phúc hậu. Elinor thầm nghĩ, vì ông biết quá rõ câu chuyện.

Miếng bìa cứng trên dán mẩu nhãn lọ thuốc được đưa cho nhân chứng xem .

- Bà biết đây là cái gì chứ?

- Một mẩu của nhãn thuốc.

- Bà có thể nói cho Tòa mẩu nhãn này từ đâu ra không?

- Có... Đấy là mẩu xé ra từ nhãn dán bên ngoài lọ thuốc moóc-phin một phần hai mươi của một gam... như lọ thuốc tôi đã mất.

- Bà có chắc như thế không?

- Hoàn toàn chắc. Mẩu nhãn này chính là từ lọ thuốc của tôi.

- Có dấu hiệu nào chứng tỏ nhãn này chính là nhãn lọ thuốc bà bị mất không?

- Không, nhưng tôi tin rằng nhãn này chính là dán trên lọ thuôc của tôi.

- Trên thực tế, bà chỉ có thể xác nhận nó giống nhãn lọ thuốc của bà được thôi.

- Vâng, tôi nói chính là ý đó.

Phiên tòa tạm nghỉ.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Tôi Vô Tội

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook