Chương 3: Một Câu Chuyện Kỳ Lạ Có Thật.
Người kể chuyện
07/09/2022
MỘT CÂU CHUYỆN KỲ LẠ CÓ THẬT.
Nay được rảnh, xin kể cho mọi người nghe tiếp một câu chuyện nhỏ, thời điểm khi nó xảy ra là năm 1965 tại một địa danh nổi tiêng của Việt Nam: Play me huyện Chư Prong, Gia Lai.
....
Tôi có anh bạn thân, hiện công tác tại bộ tư lệnh CSCĐ Đông Nam Bộ ở Gia Lai, một lần vào năm 2013 lúc tôi đang ở Sài Gòn, bạn lái xe từ Gia Lai xuống để rủ tôi ra sân bay đón cha bạn từ Hà Nội vào chơi, lúc đó cha bạn sức khoẻ còn khá khá một chút, ông là một thương binh nặng và đã mất năm 2018.
Trên đường về lại Gia Lai, thấy bạn không rẽ về thành phố ngay mà đi theo hướng khác, tôi thắc mắc..bạn chỉ nói nhỏ; Đưa cụ đi thăm "cố nhân" anh ạ..gần 30 năm nay gần như năm nào nếu khoẻ là trước tết cụ cũng vào đây, thăm con cháu là phụ thôi, còn cụ đi thăm lại chiến trường và "cố nhân" của cụ là chính.
Ông cụ cha bạn ngồi trên xe, loay hoay mở ba lô, va li, túi chéo..tìm và soạn sửa những món đồ.
Tôi khá ngạc nhiên và tò mò về những thứ ông cụ đang lôi ra từ trong hành lý của mình...vài gói thuốc lá, bịch thuốc lào khá lớn cùng một chai rượu to ông mua khi xe vừa ra khỏi sân bay một đoạn, một hộp cơm thịt kho hột vịt và cả trái khổ qua nhồi thịt, một chiếc quẹt zippo cổ lỗ và chai dầu gió nhỏ xíu có dáng giống như cây đàn ghi ta.., chiếc bật lửa và chai dầu gió được gói riêng.
Ông cụ ngồi trầm tư gần như suốt con đường từ Gia Lai lên Chư pông..im lặng nhìn qua cửa xe, thỉnh thoảng ông lại ngoái đầu lại khi xe qua những ngã ba, những khúc cua, những cây cổ thụ..
Xe rẽ vào con đường mòn lên phía mạn nam sông Ia Drang, gần chân rặng Chư Pông hùng vĩ chừng gần 20 cây số thì dừng lại.
Tới khoảng rừng thưa người dân thả bò rất nhiều, tìm một gốc cây kơ nia khá to ông cụ chậm rãi rải tấm ni lông và bày biện tất cả những món mà trên xe ông đã loay hoay soạn sửa, chúng tôi giúp cụ đốt một bó nhang to và cắm xuống nơi gốc cây rồi cụ ngồi gục đầu im lặng rất lâu..
Cuối cùng chúng tôi giúp ông đốt hết những điếu thuốc lá, bịch thuốc lào, rồi ông uống một nút chai rượu và mở nắp đổ hết chai rượu ra xung quanh..
Mắt ông đỏ hoe, hai giọt nước mắt đục lờ chảy xuống từ khoé mắt vị Tướng già khiến tôi nghẹn ngào.
Ông rẽ vào nghĩa trang liệt sĩ thắp nhang, và một nghĩa trang nữa..điều khiến tôi thắc mắc là nghĩa trang đó là một nghĩa trang của những người lính Việt Nam Cộng Hoà...
Chúng tôi cùng đứng nghiêm trước những ngôi mộ vô danh và giơ tay chào theo phong cách nhà binh.
Nếu ai chứng kiến cảnh đó hẳn sẽ khá lạ lùng, khi những sĩ quan Cộng sản cùng giơ tay chào những nấm mộ vô danh của những người lính Cộng Hoà....
...
Đêm đó, tôi được nghe ông kể lại câu chuyện lạ lùng của cuộc đời ông, câu chuyện đó đã cho ông còn có ngày hôm nay, và nó cũng thay đổi quan điểm và suy nghĩ của ông từ sau khi nó sảy ra..
Năm 1965 ông chỉ huy một đơn vị thuộc trung đoàn 66 (trung đoàn Play me cũ), mặt trận B3 ( Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên) do tướng Nguyễn Hữu An là tư lệnh chỉ huy chính, đánh trận Play me nổi tiếng lịch sử.
Tại bãi X- ray, đơn vị ông chạm trán với tiểu đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ, trong trận chiến khốc liệt nhiều ngày đêm giành nhau từng gốc cây, ngọn cỏ với vô vàn xương máu..đơn vị ông bị vây, ông cùng một một nhóm cả sĩ quan, lính thông tin cùng liên lạc bị cô lập..
Ông nhớ rõ, lúc đó tầm trung tuần tháng 11, trời có trăng suông mờ mờ, trong lúc mất phương hướng và nguy hiểm cận kề thì có một người lính lổm nhổm vừa bò vừa lom khom trước mặt các ông, miệng gọi; Mau theo tôi..
Đạn dược không còn nhiều, và tất cả đều bị thương cả nặng và nhẹ, nguy cơ bị tiêu diệt hay bắt sống chỉ còn trong gang tấc, các ông đành phó mặc cho may rủi, nhưng lạ thay tất cả thoát khỏi vòng vây tứ bề rất lạ lùng..
Tới gần sáng khi thoát khá xa vòng vây của đối phương, khi cùng nằm thở dốc ở một khe núi hẹp, ông cùng liên lạc mới khẽ hỏi người lính kia ; Cậu tên gì, ở đơn vị nào vậy??
Anh lính im lặng không nói gì chỉ cười, dưới ánh trăng mờ, gương mặt người lính đen sì khắc khổ, bụi đất và khói súng..chỉ hàm răng trắng lạ lùng, anh nói; Qua hết khe này là tới bên các ông rồi, các ông đi đi không lát nữa pháo kích toàn khu vực này đó..
Dù quá mệt và bị thương nhưng cả hai ông đều bàng hoàng khi nghe câu "Bên các ông" từ miệng người lính kia phát ra..
Và chợt người lính kia đứng thẳng dậy với một thân hình tả tơi và..không còn lành lặn, với bộ quần áo rằn ri loang lổ..anh bước đi xiêu vẹo và như tan biến trước mặt các ông đang há hốc miệng ngơ ngác...
Bàng hoàng một lúc khá lâu, liên lạc của ông mới lắp bắp nói; Ma lính nguỵ anh ơi, lúc nãy khi bò sau họ em có nghe họ nói kiểu như nói giỡn...qua tới bên bển là thắng rồi, nhớ trả công tôi dĩa cơm hột vịt nha, lâu quá rồi thèm...rồi nghe họ cười khì khì nữa...
Năm người nhóm các ông khi đó thì sau đó hy sinh hai người, còn ba người trở về khi hoà bình, một ông mất năm 99, còn một ông thường hay cùng ông mỗi dịp cuối năm vào nơi này thắp nhang cũng đã mất năm 2011, chỉ còn lại mình ông với câu chuyện lạ lùng được ông giữ kín, nếu không cùng đi với ông và bạn tôi thì chắc tôi cũng không thể biết câu chuyện và được chính người trong cuộc kể lại.
Chiếc bật lửa và chai dầu gió nhặt ở Play me khi ông mất, theo di nguyện của ông, bạn tôi đã chôn theo ông.
Đó là kỷ vật ông nhặt từ xác những người lính phía bên kia.
...
Chiến tranh và chết chóc đã lùi xa, hơn 40 năm rồi, những vết thương cũng đã lành dần, những nỗi đau cũng đã nguôi ngoai..dù nơi nào đó nó vẫn còn âm ỉ.
Xin hãy khép lại quá khứ đau thương, và sống cho tương lai và ngày mai, đừng đào bới sâu thêm nỗi đau từ quá khứ.
Tôi vẫn cúi đầu và giơ tay chào trước bất cứ ngôi mộ người lính nào, vì họ đều là người Việt Nam quê hương của tôi.
Với riêng bản thân tôi, thì tôi luôn trân trọng những người lính, dù họ ở bất cứ phe nào, màu áo nào..vì dù có thế nào đi nữa họ cũng là người Việt Nam máu đỏ da vàng.
Những người lính không có tội.
Chỉ là "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" mà thôi.
Nay được rảnh, xin kể cho mọi người nghe tiếp một câu chuyện nhỏ, thời điểm khi nó xảy ra là năm 1965 tại một địa danh nổi tiêng của Việt Nam: Play me huyện Chư Prong, Gia Lai.
....
Tôi có anh bạn thân, hiện công tác tại bộ tư lệnh CSCĐ Đông Nam Bộ ở Gia Lai, một lần vào năm 2013 lúc tôi đang ở Sài Gòn, bạn lái xe từ Gia Lai xuống để rủ tôi ra sân bay đón cha bạn từ Hà Nội vào chơi, lúc đó cha bạn sức khoẻ còn khá khá một chút, ông là một thương binh nặng và đã mất năm 2018.
Trên đường về lại Gia Lai, thấy bạn không rẽ về thành phố ngay mà đi theo hướng khác, tôi thắc mắc..bạn chỉ nói nhỏ; Đưa cụ đi thăm "cố nhân" anh ạ..gần 30 năm nay gần như năm nào nếu khoẻ là trước tết cụ cũng vào đây, thăm con cháu là phụ thôi, còn cụ đi thăm lại chiến trường và "cố nhân" của cụ là chính.
Ông cụ cha bạn ngồi trên xe, loay hoay mở ba lô, va li, túi chéo..tìm và soạn sửa những món đồ.
Tôi khá ngạc nhiên và tò mò về những thứ ông cụ đang lôi ra từ trong hành lý của mình...vài gói thuốc lá, bịch thuốc lào khá lớn cùng một chai rượu to ông mua khi xe vừa ra khỏi sân bay một đoạn, một hộp cơm thịt kho hột vịt và cả trái khổ qua nhồi thịt, một chiếc quẹt zippo cổ lỗ và chai dầu gió nhỏ xíu có dáng giống như cây đàn ghi ta.., chiếc bật lửa và chai dầu gió được gói riêng.
Ông cụ ngồi trầm tư gần như suốt con đường từ Gia Lai lên Chư pông..im lặng nhìn qua cửa xe, thỉnh thoảng ông lại ngoái đầu lại khi xe qua những ngã ba, những khúc cua, những cây cổ thụ..
Xe rẽ vào con đường mòn lên phía mạn nam sông Ia Drang, gần chân rặng Chư Pông hùng vĩ chừng gần 20 cây số thì dừng lại.
Tới khoảng rừng thưa người dân thả bò rất nhiều, tìm một gốc cây kơ nia khá to ông cụ chậm rãi rải tấm ni lông và bày biện tất cả những món mà trên xe ông đã loay hoay soạn sửa, chúng tôi giúp cụ đốt một bó nhang to và cắm xuống nơi gốc cây rồi cụ ngồi gục đầu im lặng rất lâu..
Cuối cùng chúng tôi giúp ông đốt hết những điếu thuốc lá, bịch thuốc lào, rồi ông uống một nút chai rượu và mở nắp đổ hết chai rượu ra xung quanh..
Mắt ông đỏ hoe, hai giọt nước mắt đục lờ chảy xuống từ khoé mắt vị Tướng già khiến tôi nghẹn ngào.
Ông rẽ vào nghĩa trang liệt sĩ thắp nhang, và một nghĩa trang nữa..điều khiến tôi thắc mắc là nghĩa trang đó là một nghĩa trang của những người lính Việt Nam Cộng Hoà...
Chúng tôi cùng đứng nghiêm trước những ngôi mộ vô danh và giơ tay chào theo phong cách nhà binh.
Nếu ai chứng kiến cảnh đó hẳn sẽ khá lạ lùng, khi những sĩ quan Cộng sản cùng giơ tay chào những nấm mộ vô danh của những người lính Cộng Hoà....
...
Đêm đó, tôi được nghe ông kể lại câu chuyện lạ lùng của cuộc đời ông, câu chuyện đó đã cho ông còn có ngày hôm nay, và nó cũng thay đổi quan điểm và suy nghĩ của ông từ sau khi nó sảy ra..
Năm 1965 ông chỉ huy một đơn vị thuộc trung đoàn 66 (trung đoàn Play me cũ), mặt trận B3 ( Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên) do tướng Nguyễn Hữu An là tư lệnh chỉ huy chính, đánh trận Play me nổi tiếng lịch sử.
Tại bãi X- ray, đơn vị ông chạm trán với tiểu đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ, trong trận chiến khốc liệt nhiều ngày đêm giành nhau từng gốc cây, ngọn cỏ với vô vàn xương máu..đơn vị ông bị vây, ông cùng một một nhóm cả sĩ quan, lính thông tin cùng liên lạc bị cô lập..
Ông nhớ rõ, lúc đó tầm trung tuần tháng 11, trời có trăng suông mờ mờ, trong lúc mất phương hướng và nguy hiểm cận kề thì có một người lính lổm nhổm vừa bò vừa lom khom trước mặt các ông, miệng gọi; Mau theo tôi..
Đạn dược không còn nhiều, và tất cả đều bị thương cả nặng và nhẹ, nguy cơ bị tiêu diệt hay bắt sống chỉ còn trong gang tấc, các ông đành phó mặc cho may rủi, nhưng lạ thay tất cả thoát khỏi vòng vây tứ bề rất lạ lùng..
Tới gần sáng khi thoát khá xa vòng vây của đối phương, khi cùng nằm thở dốc ở một khe núi hẹp, ông cùng liên lạc mới khẽ hỏi người lính kia ; Cậu tên gì, ở đơn vị nào vậy??
Anh lính im lặng không nói gì chỉ cười, dưới ánh trăng mờ, gương mặt người lính đen sì khắc khổ, bụi đất và khói súng..chỉ hàm răng trắng lạ lùng, anh nói; Qua hết khe này là tới bên các ông rồi, các ông đi đi không lát nữa pháo kích toàn khu vực này đó..
Dù quá mệt và bị thương nhưng cả hai ông đều bàng hoàng khi nghe câu "Bên các ông" từ miệng người lính kia phát ra..
Và chợt người lính kia đứng thẳng dậy với một thân hình tả tơi và..không còn lành lặn, với bộ quần áo rằn ri loang lổ..anh bước đi xiêu vẹo và như tan biến trước mặt các ông đang há hốc miệng ngơ ngác...
Bàng hoàng một lúc khá lâu, liên lạc của ông mới lắp bắp nói; Ma lính nguỵ anh ơi, lúc nãy khi bò sau họ em có nghe họ nói kiểu như nói giỡn...qua tới bên bển là thắng rồi, nhớ trả công tôi dĩa cơm hột vịt nha, lâu quá rồi thèm...rồi nghe họ cười khì khì nữa...
Năm người nhóm các ông khi đó thì sau đó hy sinh hai người, còn ba người trở về khi hoà bình, một ông mất năm 99, còn một ông thường hay cùng ông mỗi dịp cuối năm vào nơi này thắp nhang cũng đã mất năm 2011, chỉ còn lại mình ông với câu chuyện lạ lùng được ông giữ kín, nếu không cùng đi với ông và bạn tôi thì chắc tôi cũng không thể biết câu chuyện và được chính người trong cuộc kể lại.
Chiếc bật lửa và chai dầu gió nhặt ở Play me khi ông mất, theo di nguyện của ông, bạn tôi đã chôn theo ông.
Đó là kỷ vật ông nhặt từ xác những người lính phía bên kia.
...
Chiến tranh và chết chóc đã lùi xa, hơn 40 năm rồi, những vết thương cũng đã lành dần, những nỗi đau cũng đã nguôi ngoai..dù nơi nào đó nó vẫn còn âm ỉ.
Xin hãy khép lại quá khứ đau thương, và sống cho tương lai và ngày mai, đừng đào bới sâu thêm nỗi đau từ quá khứ.
Tôi vẫn cúi đầu và giơ tay chào trước bất cứ ngôi mộ người lính nào, vì họ đều là người Việt Nam quê hương của tôi.
Với riêng bản thân tôi, thì tôi luôn trân trọng những người lính, dù họ ở bất cứ phe nào, màu áo nào..vì dù có thế nào đi nữa họ cũng là người Việt Nam máu đỏ da vàng.
Những người lính không có tội.
Chỉ là "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" mà thôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.