Trái Giảm Cân, Phải Dưỡng Tú Tài
Chương 16: Lần gặp mặt thứ 2
Hướng Chiêu Vi
01/06/2023
Thục Khuê và Thu Nguyệt chóng gặp chóng tan. Chỉ là phía sau lời tạm biệt đều ẩn giấu tâm trạng chẳng mấy vui vẻ gì.
Dắt theo hai đứa em trai đi dọc tường rào bao quanh trường học. Chốc chốc lại có vài ánh mắt tò mò của các cô cậu học trò lén lút ngó sang. Tiếng xầm xì bàn tán, câu được câu không lọt vào tai Thục Khuê. Tất cả đều thắc mắc ba chị em cô bén mảng đến đây làm gì.
Thục Khuê cũng chẳng rảnh rỗi đến mức chạy tới tay bắt mặt mừng, làm thân với đám trẻ đó. Các cô cậu mầm non tri thức này đều coi thường phú thương, cô có điên mới đâm đầu tới đó chịu tội. Nước sông không phạm nước giếng, mạnh thân ai nấy sống. Nhưng nếu sau này bọn chúng dám ức hiếp em trai cô... Hừm, cô không thiếu cách để chỉnh chúng ngay hàng thẳng lối đâu đa!
Bọn họ đi được một đoạn, thằng Út bắt đầu than vãn mỏi chân, một hai vòi vĩnh thằng Ba cõng nó, sau khi được toại nguyện thì bắt đầu ngáp ngắn ngáp dài, hai mắt long lanh ánh nước lim dim như sắp ngủ. Thấy vậy, Thục Khuê cũng định bụng trở về nhà cho chúng nghỉ ngơi. Dầu gì thằng Út vẫn còn nhỏ, đang độ tuổi ăn tuổi lớn, cũng cần được ngủ đủ giấc đấy thôi.
Ngẫm nghĩ một hồi, Thục Khuê quyết định kêu thằng Ba cõng nó về trước, còn mình thì muốn đi loanh quanh một lát rồi về sau.
Thằng Ba xốc thằng Út trên lưng, nhăn mày ra dáng ông cụ non, phản đối: "Chị định đi một mình à? Không được đâu. Hay là chị dắt theo dăm ba đứa tôi tớ gì đi?"
Thục Khuê phì cười, cốc đầu nó, nói: "Em coi chị là con nít lên ba đấy à? Đi đâu cũng phải có người trông chừng mới được? Lại nói, chị cũng đâu thích gây sự khắp nơi như em đâu nè."
Thằng Ba xoa đầu, vẫn kiên quyết cự tuyệt: "Em không cho chị đi một mình đâu. Nhỡ đâu trái gió trở trời, chị đổi ý, chị hối hận rồi chạy đi tìm tên khốn nạn Chí Kiên kia thì sao đa!"
Thằng nhãi này dám nguyền rủa cô trúng gió?
Thục Khuê kích động lại muốn đánh người, nhưng nghĩ tới tấm chân tình này của em trai, cô cố nhẫn nhịn, tiếp tục khuyên nhủ: "Chị cam đoan với em sẽ không đi tìm tên khốn kia nữa. Chị chỉ muốn đi dạo khuây khoả đầu óc tí thôi!"
Thằng Ba một mực lắc đầu, nói: "Bây giờ lòng người hiểm ác, chị đi một mình không an toàn!"
Thục Khuê trợn mắt, ngón tay béo ú chỉ chỉ vào thân hình to tròn của chính mình, lớn giọng nói: "Với thân hình này, em còn sợ người ta có ý đồ bất chính với chị hả?"
"Em không sợ chị bị cướp sắc. Em chỉ lo chị bị cướp của mà thôi!"
"?"
Bọn họ quả nhiên là 'chị em cây khế'! Còn chưa kịp cảm động đã bị nó vã đau thấu trời xanh.
Khoé miệng Thục Khuê khẽ giật mấy cái, sắp sửa phun ra mấy lời ngọc ngà dạy dỗ thằng em chết dẫm nhà mình. Chỉ là lúc này bọn họ vừa hay đi đến khúc ngoặt, một vài âm thanh vụn vặt truyền ra thu hút sự chú ý của Thục Khuê.
Thằng Ba cũng đưa mắt nhìn sang, sau đó dửng dưng như không có chuyện gì, hờ hững nói với chị gái: "Chuyện thường tình ở huyện đấy mà. Chị đừng thấy mấy ông thầy già o bế, tâng bốc thằng Kiến Văn dữ lắm mà lầm, thật ra trong cái trường này, đa số đều cảm thấy nó chướng mắt. Trong trường có trưởng làng dòm ngó trông coi còn đỡ, chứ ra ngoài rồi là nó bầm dập với đám cậu ấm kia ngay!"
Hoá ra dù mang trên người cái danh tài hoa người người ngưỡng mộ nhưng cuộc sống của Kiến Văn vẫn rất chật vật khó lường.
Chị em bọn họ đã nhìn thấy gì? Trong gốc ngoặt kia, một đám học trò quần áo chỉnh tề, tươm tất đang dồn ép một chàng trai trẻ vào mép tường. Từng tiếng cười cợt khiếm nhã, lời nói khinh miệt khó nghe không ngừng tuôn ra. Mà chàng trai kia thì chỉ cuộn mình nằm đó, không kêu la cũng chẳng kháng cự.
Thục Khuê bỗng nhớ tới cảnh mình nhìn thấy trong tương lai trước đó.
Thấy chị gái cứ nhìn đăm đăm vào chỗ đó, thằng Ba sốt ruột đẩy vai cô, nhắc nhở: "Chị? Chị đừng nói là muốn chạy tới góp vui đó nghen? Chúng ta tốt nhất đừng nên trỏ mũi vào chuyện này. Đám cậu ấm cô chiêu đó thù dai dữ lắm. Không can hệ tới thì tốt hơn."
Khá khen cho em trai cô đã biết dùng đầu óc để suy nghĩ khía cạnh lợi - hại trong đó. Hoá ra cũng biết sợ đó chớ.
Nhìn thấy vẻ mặt hàm xúc ý nghĩa của chị gái, thằng Ba tựa như đọc được suy nghĩ trong đầu cô. Nó nhảy dựng, hét toáng lên: "Em còn lâu mới sợ đám cậu ấm này đấy nhá. Chẳng qua là ngại phiền mà thôi.”
Nói đoạn, nó nhăn nhó, nhỏ giọng lầm bầm: “Ghét nhau thì cứ ào tới đánh một trận cho ra trò. Chứ đằng này chúng cứ uốn lưỡi nhả ra mấy câu đạo lí thối nát. Vừa nghe chẳng khác này đang đánh rắm bằng mồm cả! Đều là rác rưởi như nhau mà bày đặt tỏ ra sang quý."
Thục Khuê nhìn nó trân trân. Phải thừa nhận một điều, trình ví von so sánh của em trai rất có hình tượng cụ thể, vừa nghe là cái đầu lập tức nhảy số được ngay.
Nhưng mà em trai à, em hạ thấp địch cũng không cần kéo bản thân mình vào đó. Rác cũng có nhiều loại cơ mà. Riêng em là loại có thể tái chế. Yên tâm, chỉnh đốn lại tí xíu vẫn còn dùng tốt lắm.
Thục Khuê đương nhiên sẽ không giảng giải cho nó hiểu về định nghĩa phân loại rác. Cô cứng rắn đuổi nó về, một thân một mình đứng đó.
Dắt theo hai đứa em trai đi dọc tường rào bao quanh trường học. Chốc chốc lại có vài ánh mắt tò mò của các cô cậu học trò lén lút ngó sang. Tiếng xầm xì bàn tán, câu được câu không lọt vào tai Thục Khuê. Tất cả đều thắc mắc ba chị em cô bén mảng đến đây làm gì.
Thục Khuê cũng chẳng rảnh rỗi đến mức chạy tới tay bắt mặt mừng, làm thân với đám trẻ đó. Các cô cậu mầm non tri thức này đều coi thường phú thương, cô có điên mới đâm đầu tới đó chịu tội. Nước sông không phạm nước giếng, mạnh thân ai nấy sống. Nhưng nếu sau này bọn chúng dám ức hiếp em trai cô... Hừm, cô không thiếu cách để chỉnh chúng ngay hàng thẳng lối đâu đa!
Bọn họ đi được một đoạn, thằng Út bắt đầu than vãn mỏi chân, một hai vòi vĩnh thằng Ba cõng nó, sau khi được toại nguyện thì bắt đầu ngáp ngắn ngáp dài, hai mắt long lanh ánh nước lim dim như sắp ngủ. Thấy vậy, Thục Khuê cũng định bụng trở về nhà cho chúng nghỉ ngơi. Dầu gì thằng Út vẫn còn nhỏ, đang độ tuổi ăn tuổi lớn, cũng cần được ngủ đủ giấc đấy thôi.
Ngẫm nghĩ một hồi, Thục Khuê quyết định kêu thằng Ba cõng nó về trước, còn mình thì muốn đi loanh quanh một lát rồi về sau.
Thằng Ba xốc thằng Út trên lưng, nhăn mày ra dáng ông cụ non, phản đối: "Chị định đi một mình à? Không được đâu. Hay là chị dắt theo dăm ba đứa tôi tớ gì đi?"
Thục Khuê phì cười, cốc đầu nó, nói: "Em coi chị là con nít lên ba đấy à? Đi đâu cũng phải có người trông chừng mới được? Lại nói, chị cũng đâu thích gây sự khắp nơi như em đâu nè."
Thằng Ba xoa đầu, vẫn kiên quyết cự tuyệt: "Em không cho chị đi một mình đâu. Nhỡ đâu trái gió trở trời, chị đổi ý, chị hối hận rồi chạy đi tìm tên khốn nạn Chí Kiên kia thì sao đa!"
Thằng nhãi này dám nguyền rủa cô trúng gió?
Thục Khuê kích động lại muốn đánh người, nhưng nghĩ tới tấm chân tình này của em trai, cô cố nhẫn nhịn, tiếp tục khuyên nhủ: "Chị cam đoan với em sẽ không đi tìm tên khốn kia nữa. Chị chỉ muốn đi dạo khuây khoả đầu óc tí thôi!"
Thằng Ba một mực lắc đầu, nói: "Bây giờ lòng người hiểm ác, chị đi một mình không an toàn!"
Thục Khuê trợn mắt, ngón tay béo ú chỉ chỉ vào thân hình to tròn của chính mình, lớn giọng nói: "Với thân hình này, em còn sợ người ta có ý đồ bất chính với chị hả?"
"Em không sợ chị bị cướp sắc. Em chỉ lo chị bị cướp của mà thôi!"
"?"
Bọn họ quả nhiên là 'chị em cây khế'! Còn chưa kịp cảm động đã bị nó vã đau thấu trời xanh.
Khoé miệng Thục Khuê khẽ giật mấy cái, sắp sửa phun ra mấy lời ngọc ngà dạy dỗ thằng em chết dẫm nhà mình. Chỉ là lúc này bọn họ vừa hay đi đến khúc ngoặt, một vài âm thanh vụn vặt truyền ra thu hút sự chú ý của Thục Khuê.
Thằng Ba cũng đưa mắt nhìn sang, sau đó dửng dưng như không có chuyện gì, hờ hững nói với chị gái: "Chuyện thường tình ở huyện đấy mà. Chị đừng thấy mấy ông thầy già o bế, tâng bốc thằng Kiến Văn dữ lắm mà lầm, thật ra trong cái trường này, đa số đều cảm thấy nó chướng mắt. Trong trường có trưởng làng dòm ngó trông coi còn đỡ, chứ ra ngoài rồi là nó bầm dập với đám cậu ấm kia ngay!"
Hoá ra dù mang trên người cái danh tài hoa người người ngưỡng mộ nhưng cuộc sống của Kiến Văn vẫn rất chật vật khó lường.
Chị em bọn họ đã nhìn thấy gì? Trong gốc ngoặt kia, một đám học trò quần áo chỉnh tề, tươm tất đang dồn ép một chàng trai trẻ vào mép tường. Từng tiếng cười cợt khiếm nhã, lời nói khinh miệt khó nghe không ngừng tuôn ra. Mà chàng trai kia thì chỉ cuộn mình nằm đó, không kêu la cũng chẳng kháng cự.
Thục Khuê bỗng nhớ tới cảnh mình nhìn thấy trong tương lai trước đó.
Thấy chị gái cứ nhìn đăm đăm vào chỗ đó, thằng Ba sốt ruột đẩy vai cô, nhắc nhở: "Chị? Chị đừng nói là muốn chạy tới góp vui đó nghen? Chúng ta tốt nhất đừng nên trỏ mũi vào chuyện này. Đám cậu ấm cô chiêu đó thù dai dữ lắm. Không can hệ tới thì tốt hơn."
Khá khen cho em trai cô đã biết dùng đầu óc để suy nghĩ khía cạnh lợi - hại trong đó. Hoá ra cũng biết sợ đó chớ.
Nhìn thấy vẻ mặt hàm xúc ý nghĩa của chị gái, thằng Ba tựa như đọc được suy nghĩ trong đầu cô. Nó nhảy dựng, hét toáng lên: "Em còn lâu mới sợ đám cậu ấm này đấy nhá. Chẳng qua là ngại phiền mà thôi.”
Nói đoạn, nó nhăn nhó, nhỏ giọng lầm bầm: “Ghét nhau thì cứ ào tới đánh một trận cho ra trò. Chứ đằng này chúng cứ uốn lưỡi nhả ra mấy câu đạo lí thối nát. Vừa nghe chẳng khác này đang đánh rắm bằng mồm cả! Đều là rác rưởi như nhau mà bày đặt tỏ ra sang quý."
Thục Khuê nhìn nó trân trân. Phải thừa nhận một điều, trình ví von so sánh của em trai rất có hình tượng cụ thể, vừa nghe là cái đầu lập tức nhảy số được ngay.
Nhưng mà em trai à, em hạ thấp địch cũng không cần kéo bản thân mình vào đó. Rác cũng có nhiều loại cơ mà. Riêng em là loại có thể tái chế. Yên tâm, chỉnh đốn lại tí xíu vẫn còn dùng tốt lắm.
Thục Khuê đương nhiên sẽ không giảng giải cho nó hiểu về định nghĩa phân loại rác. Cô cứng rắn đuổi nó về, một thân một mình đứng đó.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.