Chương 365: Hai lần nhất tiễn song điêu
Trí Bạch
06/04/2018
Thái Cực cung.
Bên bãi đất trống cạnh Đông Noãn các, là một kiến trúc thoạt nhìn không hòa hợp chút nào với phong cách tổng thể của Thái Cực cung. Đây là một căn nhà ngói năm gian, nếu đặt ở một nơi nào khác, thì không hề thấy thấp bé, nhưng khi ở bên cạnh một tòa cung điện rộng lớn hùng vĩ như Thái Cực cung, gian nhà ngói này lại có vẻ không vừa mắt lắm.
Phía ngoài Đông Noãn các và phía ngoài Thái Cực cung đều có một dãy nhà như vậy.
Bên trái là nơi các thái giám và cung nữ nghỉ ngơi, đương nhiên còn có đại nội thị vệ. Bên phải là nơi triều thần chờ được hoàng đế tiếp kiến. Sau khi hoàng đế Thiên Hữu lên ngôi, gian nhà ngói bên phải đại điện Thái Cực đã biến thành nơi để các đại thần trong triều xử lý công việc. Hoàng đế chăm chỉ, thường xuyên gọi triều thần vào Đông Noãn Các bàn công việc. Mà các nha môn phủ bộ của triều đình đều ở bên ngoài Thái Cực cung, đi lại mất rất nhiều thời gian.
Hoàng đế cho các đại thần làm việc trong gian nhà ngói bên ngoài Thái Cực cung, để thuận tiện khi ông ta cần triệu kiến. Rồi về sau, mấy gian nhà hơi cũ kỹ này dần dần biến thành biểu tượng của một loại vinh dự. Bởi vì chỉ có người được hoàng đế tín nhiệm và trọng dụng, mới có tư cách ngồi ở đó.
Về sau nữa, mấy căn nhà không mấy đẹp này, được gọi bằng cái tên rất trang trọng.
Gian nhà đó được gọi là Điện Tiền đình, do đó các quan viên làm việc trong mấy gian nhà ngói này, bị người ta gọi sau lưng là “đình quan”. Đã có câu đùa được lưu truyền rằng, nếu làm quan ở kinh thành mà không làm được đình quan, chi bằng đến địa phương làm quan phụ mẫu. Nhưng dù nói như vậy, người có tư cách làm việc lâu dài ở đó, tuyệt đối không quá mười người.
Những người này đương nhiên cũng biết những lời bàn tán về “đình quan”, tuy nhiên đối với những lời đùa cợt hơi có phần đố kỵ đó, họ cũng không chấp nhất, ngược lại còn cho rằng, đó là điều rất đáng tự hào. Bá quan văn võ cả triều đình đông như vậy, có mấy người có thể được gọi là “đình quan”?
Trong khi đó, gian nhà ngói ở phía ngoài Thái Cực cung, lại được gọi là ngoại đình, tương ứng gian nhà ngói ở bên ngoài Đông Noãn các là nội đình. Nếu như nói làm một “ngoại đình quan” đã khiến người khác hâm mộ và ghen tị, thì làm “nội đình quan”, lại càng khiến người ta hâm mộ và ghen tị hơn nữa.
Sau khi Di thân vương làm loạn, ngoại đình luôn có hơn mười quan viên trấn giữ, một mặt xử lý công vụ của phủ, bộ, một mặt sắp xếp tư liệu về việc Di thân vương làm loạn. Việc này, hoàng đế thường xuyên hỏi tới. Trong khi đó, thông thường chỉ có một quan viên làm việc lâu dài ở nội đình, bất kể là trước hay sau cuộc nổi loạn của Di thân vương.
Người có tư cách ngồi trong nội đình, chờ hoàng đế triệu kiến, nói về phẩm cấp cũng không cao lắm, nhưng quyền hành to lớn ngoài sức tưởng tượng.
Đó chính là Chính tứ phẩm Hoàng môn Thị lang Bùi Diễn. Về phẩm cấp, ông ta còn không bằng Thượng thư các bộ, mà chỉ ngang bằng với Thị lang.
Đại Tùy quá lớn, hàng ngày sổ sách từ khắp nơi trong toàn quốc trình lên, lại thêm đủ loại sổ sách ở kinh thành chuyển tới, nếu nói có thể chất đầy hai chiếc xe bò cũng không quá. Tấu chương nhiều như vậy, dù hoàng đế có chăm chỉ suốt ngày suốt đêm, cũng không thể đọc hết được, huống chi còn phải bút phê vào mỗi tấu chương.Việc chọn lọc tấu chương từng được giao cho Bỉnh bút thái giám của Ngự thư phòng, nhưng lúc Thiên Hữu Hoàng Đế Dương Dịch lên ngôi, đã bãi bỏ cái lệ này. Dương Dịch hạ chỉ, người của hậu cung tuyệt đối không được phép can thiệp vào việc công của tiền triều. Chẳng những thái giám không được phép mà cả phi tần cũng vậy. Ngay cả hoàng hậu, nhiều năm qua cũng không dám nhúng tay vào việc triều chính.
Bởi vì lý do đó, mà tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa Bỉnh bút Thái giám Ngự thư phòng hiện tại và Bỉnh bút Thái giám tiền nhiệm. Trong thời gian còn tại vị, tiên đế rất coi trọng năng lực xử lý công việc của Bỉnh bút Thái giám của Ngự thư phòng, nhưng hoàng đế đương thời lại coi trọng sự trung thành hơn. Sự khác biệt lớn nhất giữa Tô Bất Úy và Ngô Bồi Thắng là ở chỗ nào, hoàng đế lại càng tự hiểu lấy. Trừ phi hoàng đế bảo y nói, bằng không y sẽ không nói một câu nào liên quan đến việc triều chính.
Bởi vì Ngô Bồi Thắng xử lý công việc hành chính nhiều năm, cũng quen việc lọc lựa sổ sách của triều thần, sau đó dựa theo lập trường của hoàng đế mà bút phê vào các tấu chương không quan trọng, cho nên so với Tô Bất Úy, y càng có cảm nhận rõ rệt hơn về sứ mệnh và ý thức trách nhiệm. Nói cách khác, sự trung thành của y đối với Đại Tùy, còn mạnh mẽ hơn đối với bản thân hoàng đế. Cũng chính vì vậy, hoàng đế mới sai Ngô Bồi Thắng dẫn người tuần tra các đạo ở Tây Bắc, do đó, y mới chết một cách oan uổng.
Bởi vì, y phát hiện bí mật của Lý Viễn Sơn.
Mộc Tiểu Yêu không phải là người đầu tiên phát hiện ra mỏ sắt đó, mà là Ngô Bồi Thắng. Bởi vậy cho nên Lý Viễn Sơn mới tốn công bố trí một bẫy rập to lớn đầy máu tanh như vậy, khiến dân chúng toàn thành Phan Cố phải bồi táng theo Ngô Bồi Thắng. Phương Giải đoán không sai, tối hôm thành Phan Cố xảy ra chuyện, Ngô Bồi Thắng bất quá chỉ là một nhân vật không quan trọng.
Ngô Bồi Thắng điều tra ra được manh mối Lý Viễn Sơn muốn làm phản, cũng phát hiện ra sự tồn tại của mỏ sắt kia, nhưng y không thể tìm được cách truyền tin đó ra ngoài ngay lập tức, mà nhất cử nhất động của y, đều bị Lý Viễn Sơn theo dõi chặt chẽ. Để được Lý Viễn Sơn tín nhiệm, y vờ như không phát hiện được gì, còn vờ tham lam nhận nhiều vàng bạc của Lý Viễn Sơn, lại đồng ý vì Lý Hiếu Tông mà diệt trừ Phương Giải. Nhưng thật ra, đó chỉ là Ngô Bồi Thắng đánh giá thấp Lý Viễn Sơn mà thôi.
Trên thực tế, cho tới bây giờ, Lý Viễn Sơn cũng không tin Ngô Bồi Thắng.
Phan Cố là một cái bẫy giết người - một cái bẫy giết người được bố trí cho Ngô Bồi Thắng. Để chứng tỏ mình thật sự chỉ là một thái giám tham tiền hám lợi, Ngô Bồi Thắng chấp nhận đề nghị đến Phan Cố của Lý Viễn Sơn. Nhưng nơi đó, là một phần mộ đã được đào sẵn cho y, cũng là một phần mộ to lớn được đào sẵn cho hai nghìn dân chúng và tám trăm biên quân.
Từ khi Lý Viễn Sơn bắt đầu phát hiện Ngô Bồi Thắng đang âm thầm điều tra mình, Lý Viễn Sơn liền trù tính biện pháp giết chết một đại nhân vật từng được tiên đế trọng vọng, mà hiện giờ cũng rất có ảnh hưởng đối với hoàng đế đương thời. Nếu muốn giết một Bỉnh bút thái giám, mà bố trí một vụ giết người cướp của bởi giới giang hồ, rõ ràng là không thực tế, không cách nào làm người khác tin được. Hơn nữa, tuy tu vi của Ngô Bồi Thắng không tăng lên, như dù sao cũng là cao thủ thất phẩm.
Người có thể giết được y, phải là một khách giang hồ có tu vi bát phẩm trở lên, nhưng người như thế, không ai chịu đi làm cái việc chặn đường cướp của như sơn tặc. Một người có tu vi bát phẩm trở lên, cho dù không phục vụ triều đình, chỉ cần tùy tiện đầu quân cho một hãng buôn hoặc một thế gia vọng tộc nào đó, đều sẽ được trọng dụng và tôn kính.
Bởi vậy, muốn giết Ngô Bồi Thắng, Lý Viễn Sơn phải tìm một cái cớ khiến cả hoàng đế và triều đình tin tưởng.
Vì chuyện đó, Lý Viễn Sơn mới nghĩ tới người Mông Nguyên.
Bên bãi đất trống cạnh Đông Noãn các, là một kiến trúc thoạt nhìn không hòa hợp chút nào với phong cách tổng thể của Thái Cực cung. Đây là một căn nhà ngói năm gian, nếu đặt ở một nơi nào khác, thì không hề thấy thấp bé, nhưng khi ở bên cạnh một tòa cung điện rộng lớn hùng vĩ như Thái Cực cung, gian nhà ngói này lại có vẻ không vừa mắt lắm.
Phía ngoài Đông Noãn các và phía ngoài Thái Cực cung đều có một dãy nhà như vậy.
Bên trái là nơi các thái giám và cung nữ nghỉ ngơi, đương nhiên còn có đại nội thị vệ. Bên phải là nơi triều thần chờ được hoàng đế tiếp kiến. Sau khi hoàng đế Thiên Hữu lên ngôi, gian nhà ngói bên phải đại điện Thái Cực đã biến thành nơi để các đại thần trong triều xử lý công việc. Hoàng đế chăm chỉ, thường xuyên gọi triều thần vào Đông Noãn Các bàn công việc. Mà các nha môn phủ bộ của triều đình đều ở bên ngoài Thái Cực cung, đi lại mất rất nhiều thời gian.
Hoàng đế cho các đại thần làm việc trong gian nhà ngói bên ngoài Thái Cực cung, để thuận tiện khi ông ta cần triệu kiến. Rồi về sau, mấy gian nhà hơi cũ kỹ này dần dần biến thành biểu tượng của một loại vinh dự. Bởi vì chỉ có người được hoàng đế tín nhiệm và trọng dụng, mới có tư cách ngồi ở đó.
Về sau nữa, mấy căn nhà không mấy đẹp này, được gọi bằng cái tên rất trang trọng.
Gian nhà đó được gọi là Điện Tiền đình, do đó các quan viên làm việc trong mấy gian nhà ngói này, bị người ta gọi sau lưng là “đình quan”. Đã có câu đùa được lưu truyền rằng, nếu làm quan ở kinh thành mà không làm được đình quan, chi bằng đến địa phương làm quan phụ mẫu. Nhưng dù nói như vậy, người có tư cách làm việc lâu dài ở đó, tuyệt đối không quá mười người.
Những người này đương nhiên cũng biết những lời bàn tán về “đình quan”, tuy nhiên đối với những lời đùa cợt hơi có phần đố kỵ đó, họ cũng không chấp nhất, ngược lại còn cho rằng, đó là điều rất đáng tự hào. Bá quan văn võ cả triều đình đông như vậy, có mấy người có thể được gọi là “đình quan”?
Trong khi đó, gian nhà ngói ở phía ngoài Thái Cực cung, lại được gọi là ngoại đình, tương ứng gian nhà ngói ở bên ngoài Đông Noãn các là nội đình. Nếu như nói làm một “ngoại đình quan” đã khiến người khác hâm mộ và ghen tị, thì làm “nội đình quan”, lại càng khiến người ta hâm mộ và ghen tị hơn nữa.
Sau khi Di thân vương làm loạn, ngoại đình luôn có hơn mười quan viên trấn giữ, một mặt xử lý công vụ của phủ, bộ, một mặt sắp xếp tư liệu về việc Di thân vương làm loạn. Việc này, hoàng đế thường xuyên hỏi tới. Trong khi đó, thông thường chỉ có một quan viên làm việc lâu dài ở nội đình, bất kể là trước hay sau cuộc nổi loạn của Di thân vương.
Người có tư cách ngồi trong nội đình, chờ hoàng đế triệu kiến, nói về phẩm cấp cũng không cao lắm, nhưng quyền hành to lớn ngoài sức tưởng tượng.
Đó chính là Chính tứ phẩm Hoàng môn Thị lang Bùi Diễn. Về phẩm cấp, ông ta còn không bằng Thượng thư các bộ, mà chỉ ngang bằng với Thị lang.
Đại Tùy quá lớn, hàng ngày sổ sách từ khắp nơi trong toàn quốc trình lên, lại thêm đủ loại sổ sách ở kinh thành chuyển tới, nếu nói có thể chất đầy hai chiếc xe bò cũng không quá. Tấu chương nhiều như vậy, dù hoàng đế có chăm chỉ suốt ngày suốt đêm, cũng không thể đọc hết được, huống chi còn phải bút phê vào mỗi tấu chương.Việc chọn lọc tấu chương từng được giao cho Bỉnh bút thái giám của Ngự thư phòng, nhưng lúc Thiên Hữu Hoàng Đế Dương Dịch lên ngôi, đã bãi bỏ cái lệ này. Dương Dịch hạ chỉ, người của hậu cung tuyệt đối không được phép can thiệp vào việc công của tiền triều. Chẳng những thái giám không được phép mà cả phi tần cũng vậy. Ngay cả hoàng hậu, nhiều năm qua cũng không dám nhúng tay vào việc triều chính.
Bởi vì lý do đó, mà tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa Bỉnh bút Thái giám Ngự thư phòng hiện tại và Bỉnh bút Thái giám tiền nhiệm. Trong thời gian còn tại vị, tiên đế rất coi trọng năng lực xử lý công việc của Bỉnh bút Thái giám của Ngự thư phòng, nhưng hoàng đế đương thời lại coi trọng sự trung thành hơn. Sự khác biệt lớn nhất giữa Tô Bất Úy và Ngô Bồi Thắng là ở chỗ nào, hoàng đế lại càng tự hiểu lấy. Trừ phi hoàng đế bảo y nói, bằng không y sẽ không nói một câu nào liên quan đến việc triều chính.
Bởi vì Ngô Bồi Thắng xử lý công việc hành chính nhiều năm, cũng quen việc lọc lựa sổ sách của triều thần, sau đó dựa theo lập trường của hoàng đế mà bút phê vào các tấu chương không quan trọng, cho nên so với Tô Bất Úy, y càng có cảm nhận rõ rệt hơn về sứ mệnh và ý thức trách nhiệm. Nói cách khác, sự trung thành của y đối với Đại Tùy, còn mạnh mẽ hơn đối với bản thân hoàng đế. Cũng chính vì vậy, hoàng đế mới sai Ngô Bồi Thắng dẫn người tuần tra các đạo ở Tây Bắc, do đó, y mới chết một cách oan uổng.
Bởi vì, y phát hiện bí mật của Lý Viễn Sơn.
Mộc Tiểu Yêu không phải là người đầu tiên phát hiện ra mỏ sắt đó, mà là Ngô Bồi Thắng. Bởi vậy cho nên Lý Viễn Sơn mới tốn công bố trí một bẫy rập to lớn đầy máu tanh như vậy, khiến dân chúng toàn thành Phan Cố phải bồi táng theo Ngô Bồi Thắng. Phương Giải đoán không sai, tối hôm thành Phan Cố xảy ra chuyện, Ngô Bồi Thắng bất quá chỉ là một nhân vật không quan trọng.
Ngô Bồi Thắng điều tra ra được manh mối Lý Viễn Sơn muốn làm phản, cũng phát hiện ra sự tồn tại của mỏ sắt kia, nhưng y không thể tìm được cách truyền tin đó ra ngoài ngay lập tức, mà nhất cử nhất động của y, đều bị Lý Viễn Sơn theo dõi chặt chẽ. Để được Lý Viễn Sơn tín nhiệm, y vờ như không phát hiện được gì, còn vờ tham lam nhận nhiều vàng bạc của Lý Viễn Sơn, lại đồng ý vì Lý Hiếu Tông mà diệt trừ Phương Giải. Nhưng thật ra, đó chỉ là Ngô Bồi Thắng đánh giá thấp Lý Viễn Sơn mà thôi.
Trên thực tế, cho tới bây giờ, Lý Viễn Sơn cũng không tin Ngô Bồi Thắng.
Phan Cố là một cái bẫy giết người - một cái bẫy giết người được bố trí cho Ngô Bồi Thắng. Để chứng tỏ mình thật sự chỉ là một thái giám tham tiền hám lợi, Ngô Bồi Thắng chấp nhận đề nghị đến Phan Cố của Lý Viễn Sơn. Nhưng nơi đó, là một phần mộ đã được đào sẵn cho y, cũng là một phần mộ to lớn được đào sẵn cho hai nghìn dân chúng và tám trăm biên quân.
Từ khi Lý Viễn Sơn bắt đầu phát hiện Ngô Bồi Thắng đang âm thầm điều tra mình, Lý Viễn Sơn liền trù tính biện pháp giết chết một đại nhân vật từng được tiên đế trọng vọng, mà hiện giờ cũng rất có ảnh hưởng đối với hoàng đế đương thời. Nếu muốn giết một Bỉnh bút thái giám, mà bố trí một vụ giết người cướp của bởi giới giang hồ, rõ ràng là không thực tế, không cách nào làm người khác tin được. Hơn nữa, tuy tu vi của Ngô Bồi Thắng không tăng lên, như dù sao cũng là cao thủ thất phẩm.
Người có thể giết được y, phải là một khách giang hồ có tu vi bát phẩm trở lên, nhưng người như thế, không ai chịu đi làm cái việc chặn đường cướp của như sơn tặc. Một người có tu vi bát phẩm trở lên, cho dù không phục vụ triều đình, chỉ cần tùy tiện đầu quân cho một hãng buôn hoặc một thế gia vọng tộc nào đó, đều sẽ được trọng dụng và tôn kính.
Bởi vậy, muốn giết Ngô Bồi Thắng, Lý Viễn Sơn phải tìm một cái cớ khiến cả hoàng đế và triều đình tin tưởng.
Vì chuyện đó, Lý Viễn Sơn mới nghĩ tới người Mông Nguyên.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.