Chương 3
Pierre Boulle
24/12/2015
Tự phấn khích trước một cảnh tượng như
vậy không bút nào có thể tả được. Một ngôi sao, ngày hôm qua còn lấp
lánh giữa vô số các ngôi sao không tên trên bầu trời, dần dần tách khỏi
nền đen, in hình trong không gian với kích thước thoạt đầu như một hạt
sáng long lanh, sau đó to dần với màu sắc riêng báo hiệu sẽ như quả cam, cuối cùng trông y như Mặt Trời hàng ngày của chúng ta. Chúng tôi lại có một Mặt Trời mới. Nó cũng đỏ như Mặt Trời của chúng ta khi lặn. Càng
lúc chúng tôi càng cảm thấy hấp lực và hơi nóng của nó.
Với vận tốc con tàu đã giảm đi rất nhiều, chúng tôi tiến gần Bételgeuse hơn cho tới khi nhìn từ xa đường kính của nó vượt đường kính của tất cả các thiên thể thấy được vào lúc đó. Đường kính đó tạo cho chúng tôi cảm giác quá lớn. Giáo sư Antelle cho các rô-bô một số chỉ dẫn và chúng tôi bị hút bay quanh ngôi sao siêu lớn này. Sau đó, giáo sư mở các dụng cụ thiên văn và bắt đầu quan sát.
Không lâu la gì ông tìm ngay ra bốn hành tinh của Bételgeuse và nhanh chóng tìm ra kích thước và khoảng cách từ chúng tới thiên thể trung tâm. Một trong bốn hành tinh, hành tinh thứ hai tính từ Bételgeuse, chuyển động trên một quỹ đạo gần quỹ đạo của chúng tôi. Nó có kích thước gần bằng kích thước Trái Đất, khí quyển chứa ôxy và ôzôn và quay quanh Bételgeuse ở khoảng cách gấp ba mươi lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời. Nhờ kích thước siêu lớn của Mặt Trời nên nó nhận được một lượng ánh sáng có thể so với Trái Đất nhận được và có nhiệt độ tương đối thấp.
Chúng tôi quyết định chọn nó làm mục tiêu đầu tiên. Các rô-bô nhận được lệnh mới và con tàu của chúng tôi nhanh chóng trở thành vệ tinh của nó. Sau đó, chúng tôi cho động cơ ngừng hoạt động và quan sát thế giới mới xem như một cách thư giãn. Kính viễn vọng cho thấy trên hành tinh có biển và đất liền.
Để đổ bộ lên Bételgeuse, tất cả chúng tôi vào một chiếc xà lúp, mang theo một số thiết bị đo và chú vượn Hector. Chú cũng có một bộ quần áo phi hành và tỏ ra khá thoải mái trong bộ áo. Còn con tàu, chúng tôi chỉ việc để nó quay quanh hành tinh dưới tác dụng của trọng lực. Bỏ như thế còn an toàn hơn neo tàu biển ở cảng vì nó không thể lệch khỏi quỹ đạo một ly.
Đổ bộ lên một hành tinh như thế này là một thao tác rất dễ đối với chiếc xà lúp. Ngay sau khi đi vào lớp khí quyển dày đặc, giáo sư Antell liền lấy một mẫu không khí bên ngoài để phân tích. Ông cho biết nó có thành phần giống không khí ở Trái Đất ở cùng độ cao. Tôi chưa kịp suy nghĩ về sự trùng hợp kỳ lạ đó thì mặt đất đã tiến lại gần chúng tôi rất nhanh: chỉ còn khoảng năm mươi kilômét là tới mặt đất. Các rô-bô thực hiện hết mọi thao tác, tôi chẳng có việc gì làm ngoài việc dán mũi vào cửa số nhìn thế giới lạ lẫm đang tiến lại gần, đầu óc sôi lên vì bị khích động.
Hành tinh giống Trái Đất một cách kỳ lạ. Mỗi giây trôi qua, cảm giác đó lại rõ thêm. Giờ đây tôi đã có thể nhận ra đường viền của các lục địa bằng mắt thường. Bầu không khí trong trẻo, phơn phớt xanh lá cây, từng lúc ngả sang màu da cam, hơi giống bầu trời của chúng ta ở miền Provence khi mặt trời lặn. Đại dương xanh nhạt, cũng pha đôi chút xanh lá cây. Cảnh bờ biển rất khác với bờ biển ở Trái Đất mặc dù đôi mắt nóng bỏng của tôi, bị kích thích bởi nhiều sự tương tự, cố tìm ra sự tương tự giữa chúng, về mặt địa lý, không có gì gợi lại cả lục địa cũ lẫn lục địa mới của chúng ta.
Hoàn toàn không? Xem nào! Không, trái lại là đằng khác: hành tinh có cư dân. Chúng tôi bay trên một thành phố, một thành phố khá lớn. Có những đường phố hai bên trồng cây, trên có xe chạy. Có thể thấy rõ các công trình: các đường phố rộng rãi, những ngôi nhà trắng vuông vắn...
Chúng tôi sẽ hạ cánh thật xa thành phố. Đường bay buộc chúng tôi, thoạt tiên, bay trên một cánh đồng, sau đó, trên một khu rừng rậm màu xanh làm tôi nhớ tới những khu rừng nhiệt đới ở Trái Đất. Giờ đây chúng tôi đã ở rất thấp. Chúng tôi nhận ra một khu rừng thưa khá rộng ở trên đỉnh một cao nguyên trong khi địa hình xung quanh khá đứt quãng. Giáo sư quyết định đáp xuống và ông ra lệnh cho các rô-bô. Hệ thống tên lửa đẩy ngược được cho hoạt động. Chúng tôi lơ lửng tại chỗ phía trên cánh rừng một khoảng thời gian tựa như một con mòng biển đang rình cá.
Thế là, sau hai năm rời Trái Đất, chúng tôi từ từ hạ xuống và nhẹ nhàng đỗ giữa một cao nguyên, trên một bãi cỏ xanh rất giống các bãi cỏ của dân du mục ở Trái Đất.
Với vận tốc con tàu đã giảm đi rất nhiều, chúng tôi tiến gần Bételgeuse hơn cho tới khi nhìn từ xa đường kính của nó vượt đường kính của tất cả các thiên thể thấy được vào lúc đó. Đường kính đó tạo cho chúng tôi cảm giác quá lớn. Giáo sư Antelle cho các rô-bô một số chỉ dẫn và chúng tôi bị hút bay quanh ngôi sao siêu lớn này. Sau đó, giáo sư mở các dụng cụ thiên văn và bắt đầu quan sát.
Không lâu la gì ông tìm ngay ra bốn hành tinh của Bételgeuse và nhanh chóng tìm ra kích thước và khoảng cách từ chúng tới thiên thể trung tâm. Một trong bốn hành tinh, hành tinh thứ hai tính từ Bételgeuse, chuyển động trên một quỹ đạo gần quỹ đạo của chúng tôi. Nó có kích thước gần bằng kích thước Trái Đất, khí quyển chứa ôxy và ôzôn và quay quanh Bételgeuse ở khoảng cách gấp ba mươi lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời. Nhờ kích thước siêu lớn của Mặt Trời nên nó nhận được một lượng ánh sáng có thể so với Trái Đất nhận được và có nhiệt độ tương đối thấp.
Chúng tôi quyết định chọn nó làm mục tiêu đầu tiên. Các rô-bô nhận được lệnh mới và con tàu của chúng tôi nhanh chóng trở thành vệ tinh của nó. Sau đó, chúng tôi cho động cơ ngừng hoạt động và quan sát thế giới mới xem như một cách thư giãn. Kính viễn vọng cho thấy trên hành tinh có biển và đất liền.
Để đổ bộ lên Bételgeuse, tất cả chúng tôi vào một chiếc xà lúp, mang theo một số thiết bị đo và chú vượn Hector. Chú cũng có một bộ quần áo phi hành và tỏ ra khá thoải mái trong bộ áo. Còn con tàu, chúng tôi chỉ việc để nó quay quanh hành tinh dưới tác dụng của trọng lực. Bỏ như thế còn an toàn hơn neo tàu biển ở cảng vì nó không thể lệch khỏi quỹ đạo một ly.
Đổ bộ lên một hành tinh như thế này là một thao tác rất dễ đối với chiếc xà lúp. Ngay sau khi đi vào lớp khí quyển dày đặc, giáo sư Antell liền lấy một mẫu không khí bên ngoài để phân tích. Ông cho biết nó có thành phần giống không khí ở Trái Đất ở cùng độ cao. Tôi chưa kịp suy nghĩ về sự trùng hợp kỳ lạ đó thì mặt đất đã tiến lại gần chúng tôi rất nhanh: chỉ còn khoảng năm mươi kilômét là tới mặt đất. Các rô-bô thực hiện hết mọi thao tác, tôi chẳng có việc gì làm ngoài việc dán mũi vào cửa số nhìn thế giới lạ lẫm đang tiến lại gần, đầu óc sôi lên vì bị khích động.
Hành tinh giống Trái Đất một cách kỳ lạ. Mỗi giây trôi qua, cảm giác đó lại rõ thêm. Giờ đây tôi đã có thể nhận ra đường viền của các lục địa bằng mắt thường. Bầu không khí trong trẻo, phơn phớt xanh lá cây, từng lúc ngả sang màu da cam, hơi giống bầu trời của chúng ta ở miền Provence khi mặt trời lặn. Đại dương xanh nhạt, cũng pha đôi chút xanh lá cây. Cảnh bờ biển rất khác với bờ biển ở Trái Đất mặc dù đôi mắt nóng bỏng của tôi, bị kích thích bởi nhiều sự tương tự, cố tìm ra sự tương tự giữa chúng, về mặt địa lý, không có gì gợi lại cả lục địa cũ lẫn lục địa mới của chúng ta.
Hoàn toàn không? Xem nào! Không, trái lại là đằng khác: hành tinh có cư dân. Chúng tôi bay trên một thành phố, một thành phố khá lớn. Có những đường phố hai bên trồng cây, trên có xe chạy. Có thể thấy rõ các công trình: các đường phố rộng rãi, những ngôi nhà trắng vuông vắn...
Chúng tôi sẽ hạ cánh thật xa thành phố. Đường bay buộc chúng tôi, thoạt tiên, bay trên một cánh đồng, sau đó, trên một khu rừng rậm màu xanh làm tôi nhớ tới những khu rừng nhiệt đới ở Trái Đất. Giờ đây chúng tôi đã ở rất thấp. Chúng tôi nhận ra một khu rừng thưa khá rộng ở trên đỉnh một cao nguyên trong khi địa hình xung quanh khá đứt quãng. Giáo sư quyết định đáp xuống và ông ra lệnh cho các rô-bô. Hệ thống tên lửa đẩy ngược được cho hoạt động. Chúng tôi lơ lửng tại chỗ phía trên cánh rừng một khoảng thời gian tựa như một con mòng biển đang rình cá.
Thế là, sau hai năm rời Trái Đất, chúng tôi từ từ hạ xuống và nhẹ nhàng đỗ giữa một cao nguyên, trên một bãi cỏ xanh rất giống các bãi cỏ của dân du mục ở Trái Đất.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.