Quyển 11 - Chương 64: Chuyện ở Đông Kinh (2)
Kiết Dữ 2
04/06/2017
Triều đình Đại Tống, quyền lực quan viên trùng trùng điệp điệp, giám sát kiềm chế lẫn nhau, bất kể là tể tướng, bình chương, trung thư hay tam ti đều không thể một tay che trời, nhưng khi thiếu mất năng lực bình hành điều tiết của hoàng đế, quan viên kiềm chế nhau biến thành làm khó nhau, giám sát nhau biến thành công kích lẫn nhau.
Qua sự kiện lần này Bàng Tịch nhận ra năng lực của mình không đủ khống chế hệ thống quan liêu khổng lồ này, sau khi Hàn Kỳ rời đi, ông ta cấp thiết cần một người giúp mình, nhất là tin tức truyền về ở phương nam, sau khi cân nhắc, Vương An Thạch là một nhân tuyển cực tốt.
Sau khi rời cung ông ta trực tiếp tới nha môn điện tiền chỉ huy sứ, nay chức vị này do Địch Thanh nắm giữ, khống chế 40 vạn đại quân, toàn bộ quân tốt Đông Kinh nằm trong tay Địch Thanh.
Nếu như không có sự tồn tại của giám quân Lý Thường, quyền thế của Địch Thanh là không ai sánh được, dù là Bàng Tịch cũng phải tìm Địch Thanh nghị sự.
Không phải vì Địch Thanh sau khi quyền lực lớn lên không nể mặt đám Bàng Tịch nữa, mà giờ ngay cả thể diện lão bà, ông ta cũng không cấp.
Địch Thanh một mình ở trong nha môn điện tiền chỉ huy sứ, ngoài lão phó ra không còn ai, từ khi nắm binh quyền Đông Kinh, ông ta chưa tưng về nhà, đại môn nha môn cả ngày mở rộng cửa, người qua đường đi ngang qua là có thể nhìn thấy Địch Thanh.
Ông ta tiếp khách chưa bao giờ đóng cửa, nên khách tới không có cơ hội nói những chuyện ngấm ngầm, ông ta muốn dùng cách này tuyên bố với toàn thế gian sự vô tư trong lòng.
Bàng Tịch ngồi xuống uống ngụm trà rồi mới nói: - Đây là học theo kế Lý Tĩnh năm xưa, ông ta vì bị nghi kỵ mới mở cửa nhà để tỏ ý thanh bạch, Đại Tống không phải tiền triều, cớ gì phải khổ thế.
Địch Thanh đâu tin lời của ma quỷ, đàng hoàng nói: - Ta là người thanh bạch không quyến luyến quyền vị, bệ hạ biết, Bàng tướng biết, nhưng người khác không biết, cái thói đời ba người gộp lại thành hổ này, phải để tiểu nhân ngậm miệng, nhân giả yên tâm.
- Ngài và Vân Tranh thực sự là tương phản, hoàng hậu liên tục phát ra hai kim bài yêu cầu y về kinh, ông biết y trả lời ra sao không? Đường xá xa xôi, hai tấm kim bài không đủ chi phí, đợi đủ kim bài rồi tính, ông xem.
Địch Thanh giật mình: - Dám lấy kim bài của bệ hạ ra làm trò đùa, như thế không hay.
Bàng Tịch cười lớn: - Vậy mà bệ hạ lại chịu đấy, hôm nay đã thu lại quyền bính của hoàng hậu rồi, còn về việc Vân Tranh chứa chấp Tín vương, hãm hại Tào Vinh không nhắc tới.
Quả nhiên chồn cáo vào nhà không có chuyện tử tế, Địch Thanh vỗ bàn quát: - Địch Thanh hãm hại Tào Vinh ra sao, y chặn lương thảo của Tào Vinh hay cướp quân giới, hay là ngầm phái binh công kích? Tào Vinh nắm trong tay trong binh, phòng thủ mảnh đất béo tẹo, chiếm ưu thế quân lực lại bị cường đạo chặt đầu, đánh mất quốc thổ, hắn chết chưa hết tội, sao lại nói Vân Tranh hãm hại?
- Địch soái, bớt giận, lão phu thuận miệng mà nói thôi. Bàng Tịch đối diện với sự chỉ tích của Địch Thanh vẫn điềm nhiên: - Hôm nay lão phu tới đây bàn bạc với ngài, Vương An Thạch nên về kinh, hiện nay kinh sư hỗn loạn, chúng ta cần một nhân vật bàn tay thép để trị đám yêu ma quỷ quái này.
- Bàng tướng là tể phụ, chuyện triệu hồi Vương An Thạch nếu cần làm thì cứ làm, cần gì nới với ta.
Bàng Tịch trịnh trọng nói: - Chúng ta đã dùng người thì phải cho Vương An Thạch trọng quyền, triệu hồi thì dễ, nhưng để Vương An Thạch có đủ quyền lực, cần lão phu và Địch soái liên danh dâng tấu mới được.
…
Nghe Tào hoàng hậu bị tước đoạt quyền bính, Thục phi không thể hiện ra chút vui mừng nào, vẫn ở trong đạo quán, mặc áo vải, gài trẫm gỗ, ngày ngày dệt vải tụng kinh.
Lấy kéo trong giỏ cắt đứt sợi chỉ dài, quay đầu sang nhìn Triệu Húc đang ngồi trên bàn chăm chú viết chữ.
Chỉ cần có nhi tử ở bên cạnh, có về Cảnh Phúc cung hay không đã không quan trọng nữa, từ lúc Tào hoàng hậu tham dự điển lễ xuân tằm, Triệu Húc trở về do nàng giáo dưỡng, có điều chuyện học tập của nó vẫn rất nặng nề, Bàng Tịch và Văn Ngạn Bác đều không buông lỏng cho thái tử.
Mỗi ngày tới chỗ hoàng đế nghe chính sự mà trẻ con không tài nào hiểu nổi, rồi về làm bài mãi không hết.
Thục phi thấy nhi tử viết xong một trang giấy lớn, liền lấy trên tường một chiếc diều đã phai màu: - Ra ngoài chơi đi, để Minh Hương cùng con thả diều, nhưng không cho cắt đứt dây.
Triệu Húc hoài nghi nhìn mẫu thân: - Thật ạ, ai cũng nói con phải chăm chỉ đọc sách, nghe lời tiên sinh.
Thục phi xoa đầu nhi tử, cười: - Con học đủ nhiều rồi, cho con nửa canh giờ chơi cho thoải mái.
Triệu Húc sau khi chắc chắn không phải mẫu thân thăm dò mình, lập tức cầm diều reo hò chạy ra sân gọi Minh Hương, Thục phi lắc đầu mỉm cười, thu dọn bút mực.
Chữ trên giấy tuy vẫn non nớt, nhưng ngay hàng thẳng lối rành rọt, nhìn chữ đoán người, đứa bé này hẳn lòng dạ rộng rãi.
Nàng còn chưa dọn bàn xong thì Triệu Húc đã ủ rũ đi vào, đặt diều lên bàn, chuẩn bị tiếp tục viết chữ.
- Vì sao không đi chơi? Thục phi lấy làm lạ, đứa bé này thích thả diều lắm mà:
Triệu Húc cúi đầu không nói, Thục phi nhìn sang thị nữ Minh Hương.
- Bẩm nương nương, nô tỳ và thái tử vừa ra sân thì gặp thái phi nương nương, thái phi nhìn thấy con diều trong tay...
Thế là đủ hiểu, Thục phi phẩy tay đuổi thị nữ ra ngoài, ngồi xuống bên cạnh nhi tử: - Thái phi là bậc trưởng bối, chúng ta không thể không nghe, nếu không thả diều được vậy chơi trong nhà nhé, được không?
Triệu Húc ngẩng đầu lên, đôi mắt trong veo ậng nước, ấm ức hỏi: - Vì sao ai cũng ép con phải đọc sách.
Thục phi đau xót lau nước mắt cho nhi tử: - Vì con định sẵn sẽ là hoàng đế Đại Tống, làm hoàng đế phải cần bản lĩnh cao cường mới được, ví như nếu không có bản lĩnh cao hơn các tiên sinh của con thì tương làm làm sao con cai trị họ.
- Nhưng Bàng tiên sinh già lắm rồi, con phải học tới râu bạc tóc phơ mới hơn được sao?
Thục phi bật cười: - Ngốc ạ, bản lĩnh lớn hơn không phải xem ai nhiều tuổi hơn, có người tuổi còn rất trẻ mà Bàng tiên sinh không làm gì nổi đấy.
- Còn có ai học vấn cao hơn Bàng tiên sinh sao? A phải rồi, nhất định là Văn Tín hầu, con biết đó là thống soái vô địch của Đại Tống.
Bất kể bên ngoài kia Vân Tranh bị đám sĩ tử chửi mắng ra sao, ở trong cung, một anh hùng vô địch tất nhiên là nhân vật ảo tưởng của các cung nữ hoài xuân, vì thế Triệu Húc được nghe không ít sự tích về Vân Tranh.
Thục phi vỗ má con một cái: - Không thể tính như thế, Bàng tiên sinh là quan văn, Văn Tín hầu là võ tướng, cả hai đều lợi hại, mẹ muốn nói với con là không nản lòng, bản lĩnh không do tuổi tác.
Triệu Húc nhất quyết nói: - Con vẫn thích Văn Tín hầu hơn.
- Vì Văn Tín hầu không bắt con viết chữ chứ gì? Thục phi yêu thương nhìn Triệu Húc, nghe nhi tử nói thích Vân Tranh, làm nàng cũng vui: - Văn Tín hầu hồi nhỏ cũng nghịch vô cùng, chui lỗ chó, ăn trộm quả, trêu ghẹo người gác cửa thư viện, vậy mà lại thành Đại tướng quân đấy.
Triệu Húc nghe thấy Đại tướng quân hồi nhỏ không chăm chỉ học tập mà toàn chơi bời cũng có bản lĩnh lớn, tức thì thành thần tượng của nó, giục: - Mẹ kể đi, mẹ kể đi.
- Được rồi. Thục phi chọn tư thế thoải mái, bế Triệu Húc ngồi lên đùi mình: - Mẹ hỏi con, nếu người trông cửa không cho ai ra hay vào, nhưng lại hay ngủ gật, vậy mà có người nghênh ngang đi vào mà không bị ngăn cản, người đó dùng cách gì?
Triệu Húc vỗ tay: - Chui lỗ chó!
Thục phi lườm nhi tử: - Xem con kìa, chỉ có chút bản lĩnh đó thôi à, người ta quang minh chính đại đi vào cơ mà.
- Vậy đánh ngất người trông cửa là xong, giống như Trần Lâm trói đám nô tài không chịu nghe lời vậy.
Thục Phi bóp trán, đành phải nói: - Chuyện này chỉ được giải quyết bằng trí tuệ, không được dựa vào vũ lực.
- Vậy con ra lệnh cho gác cửa không được ngăn cản, con là thái tử, ai dám không nghe lời.
Đứa con này đã có ý thức thân phận rồi, quá ỷ lại vào thứ này mà không chịu động não sẽ hậu quả khôn lường, kết cục chỉ sinh ra bạo quân, Thục phi thở dài: - Nhiều người không nghe con, như phụ hoàng, đại nương, thái nương nương, còn có thái phi, các vị tiên sinh, Đại tướng quân, trên đời này không phải cứ dựa vào quyền lực là có thể giải quyết. Nếu như người trông cửa là phụ hoàng con thì sao?
Triệu Húc nhăn nhó đáp: - Phụ hoàng không cho vào thì con sẽ không vào.
Thục phi trịnh trọng nói: - Nếu mẹ ở bên trong muốn gặp con, con có vào không?
- Tất nhiên là có, ai ngăn cũng không được, ai ngăn cản con giết người đó.
Qua sự kiện lần này Bàng Tịch nhận ra năng lực của mình không đủ khống chế hệ thống quan liêu khổng lồ này, sau khi Hàn Kỳ rời đi, ông ta cấp thiết cần một người giúp mình, nhất là tin tức truyền về ở phương nam, sau khi cân nhắc, Vương An Thạch là một nhân tuyển cực tốt.
Sau khi rời cung ông ta trực tiếp tới nha môn điện tiền chỉ huy sứ, nay chức vị này do Địch Thanh nắm giữ, khống chế 40 vạn đại quân, toàn bộ quân tốt Đông Kinh nằm trong tay Địch Thanh.
Nếu như không có sự tồn tại của giám quân Lý Thường, quyền thế của Địch Thanh là không ai sánh được, dù là Bàng Tịch cũng phải tìm Địch Thanh nghị sự.
Không phải vì Địch Thanh sau khi quyền lực lớn lên không nể mặt đám Bàng Tịch nữa, mà giờ ngay cả thể diện lão bà, ông ta cũng không cấp.
Địch Thanh một mình ở trong nha môn điện tiền chỉ huy sứ, ngoài lão phó ra không còn ai, từ khi nắm binh quyền Đông Kinh, ông ta chưa tưng về nhà, đại môn nha môn cả ngày mở rộng cửa, người qua đường đi ngang qua là có thể nhìn thấy Địch Thanh.
Ông ta tiếp khách chưa bao giờ đóng cửa, nên khách tới không có cơ hội nói những chuyện ngấm ngầm, ông ta muốn dùng cách này tuyên bố với toàn thế gian sự vô tư trong lòng.
Bàng Tịch ngồi xuống uống ngụm trà rồi mới nói: - Đây là học theo kế Lý Tĩnh năm xưa, ông ta vì bị nghi kỵ mới mở cửa nhà để tỏ ý thanh bạch, Đại Tống không phải tiền triều, cớ gì phải khổ thế.
Địch Thanh đâu tin lời của ma quỷ, đàng hoàng nói: - Ta là người thanh bạch không quyến luyến quyền vị, bệ hạ biết, Bàng tướng biết, nhưng người khác không biết, cái thói đời ba người gộp lại thành hổ này, phải để tiểu nhân ngậm miệng, nhân giả yên tâm.
- Ngài và Vân Tranh thực sự là tương phản, hoàng hậu liên tục phát ra hai kim bài yêu cầu y về kinh, ông biết y trả lời ra sao không? Đường xá xa xôi, hai tấm kim bài không đủ chi phí, đợi đủ kim bài rồi tính, ông xem.
Địch Thanh giật mình: - Dám lấy kim bài của bệ hạ ra làm trò đùa, như thế không hay.
Bàng Tịch cười lớn: - Vậy mà bệ hạ lại chịu đấy, hôm nay đã thu lại quyền bính của hoàng hậu rồi, còn về việc Vân Tranh chứa chấp Tín vương, hãm hại Tào Vinh không nhắc tới.
Quả nhiên chồn cáo vào nhà không có chuyện tử tế, Địch Thanh vỗ bàn quát: - Địch Thanh hãm hại Tào Vinh ra sao, y chặn lương thảo của Tào Vinh hay cướp quân giới, hay là ngầm phái binh công kích? Tào Vinh nắm trong tay trong binh, phòng thủ mảnh đất béo tẹo, chiếm ưu thế quân lực lại bị cường đạo chặt đầu, đánh mất quốc thổ, hắn chết chưa hết tội, sao lại nói Vân Tranh hãm hại?
- Địch soái, bớt giận, lão phu thuận miệng mà nói thôi. Bàng Tịch đối diện với sự chỉ tích của Địch Thanh vẫn điềm nhiên: - Hôm nay lão phu tới đây bàn bạc với ngài, Vương An Thạch nên về kinh, hiện nay kinh sư hỗn loạn, chúng ta cần một nhân vật bàn tay thép để trị đám yêu ma quỷ quái này.
- Bàng tướng là tể phụ, chuyện triệu hồi Vương An Thạch nếu cần làm thì cứ làm, cần gì nới với ta.
Bàng Tịch trịnh trọng nói: - Chúng ta đã dùng người thì phải cho Vương An Thạch trọng quyền, triệu hồi thì dễ, nhưng để Vương An Thạch có đủ quyền lực, cần lão phu và Địch soái liên danh dâng tấu mới được.
…
Nghe Tào hoàng hậu bị tước đoạt quyền bính, Thục phi không thể hiện ra chút vui mừng nào, vẫn ở trong đạo quán, mặc áo vải, gài trẫm gỗ, ngày ngày dệt vải tụng kinh.
Lấy kéo trong giỏ cắt đứt sợi chỉ dài, quay đầu sang nhìn Triệu Húc đang ngồi trên bàn chăm chú viết chữ.
Chỉ cần có nhi tử ở bên cạnh, có về Cảnh Phúc cung hay không đã không quan trọng nữa, từ lúc Tào hoàng hậu tham dự điển lễ xuân tằm, Triệu Húc trở về do nàng giáo dưỡng, có điều chuyện học tập của nó vẫn rất nặng nề, Bàng Tịch và Văn Ngạn Bác đều không buông lỏng cho thái tử.
Mỗi ngày tới chỗ hoàng đế nghe chính sự mà trẻ con không tài nào hiểu nổi, rồi về làm bài mãi không hết.
Thục phi thấy nhi tử viết xong một trang giấy lớn, liền lấy trên tường một chiếc diều đã phai màu: - Ra ngoài chơi đi, để Minh Hương cùng con thả diều, nhưng không cho cắt đứt dây.
Triệu Húc hoài nghi nhìn mẫu thân: - Thật ạ, ai cũng nói con phải chăm chỉ đọc sách, nghe lời tiên sinh.
Thục phi xoa đầu nhi tử, cười: - Con học đủ nhiều rồi, cho con nửa canh giờ chơi cho thoải mái.
Triệu Húc sau khi chắc chắn không phải mẫu thân thăm dò mình, lập tức cầm diều reo hò chạy ra sân gọi Minh Hương, Thục phi lắc đầu mỉm cười, thu dọn bút mực.
Chữ trên giấy tuy vẫn non nớt, nhưng ngay hàng thẳng lối rành rọt, nhìn chữ đoán người, đứa bé này hẳn lòng dạ rộng rãi.
Nàng còn chưa dọn bàn xong thì Triệu Húc đã ủ rũ đi vào, đặt diều lên bàn, chuẩn bị tiếp tục viết chữ.
- Vì sao không đi chơi? Thục phi lấy làm lạ, đứa bé này thích thả diều lắm mà:
Triệu Húc cúi đầu không nói, Thục phi nhìn sang thị nữ Minh Hương.
- Bẩm nương nương, nô tỳ và thái tử vừa ra sân thì gặp thái phi nương nương, thái phi nhìn thấy con diều trong tay...
Thế là đủ hiểu, Thục phi phẩy tay đuổi thị nữ ra ngoài, ngồi xuống bên cạnh nhi tử: - Thái phi là bậc trưởng bối, chúng ta không thể không nghe, nếu không thả diều được vậy chơi trong nhà nhé, được không?
Triệu Húc ngẩng đầu lên, đôi mắt trong veo ậng nước, ấm ức hỏi: - Vì sao ai cũng ép con phải đọc sách.
Thục phi đau xót lau nước mắt cho nhi tử: - Vì con định sẵn sẽ là hoàng đế Đại Tống, làm hoàng đế phải cần bản lĩnh cao cường mới được, ví như nếu không có bản lĩnh cao hơn các tiên sinh của con thì tương làm làm sao con cai trị họ.
- Nhưng Bàng tiên sinh già lắm rồi, con phải học tới râu bạc tóc phơ mới hơn được sao?
Thục phi bật cười: - Ngốc ạ, bản lĩnh lớn hơn không phải xem ai nhiều tuổi hơn, có người tuổi còn rất trẻ mà Bàng tiên sinh không làm gì nổi đấy.
- Còn có ai học vấn cao hơn Bàng tiên sinh sao? A phải rồi, nhất định là Văn Tín hầu, con biết đó là thống soái vô địch của Đại Tống.
Bất kể bên ngoài kia Vân Tranh bị đám sĩ tử chửi mắng ra sao, ở trong cung, một anh hùng vô địch tất nhiên là nhân vật ảo tưởng của các cung nữ hoài xuân, vì thế Triệu Húc được nghe không ít sự tích về Vân Tranh.
Thục phi vỗ má con một cái: - Không thể tính như thế, Bàng tiên sinh là quan văn, Văn Tín hầu là võ tướng, cả hai đều lợi hại, mẹ muốn nói với con là không nản lòng, bản lĩnh không do tuổi tác.
Triệu Húc nhất quyết nói: - Con vẫn thích Văn Tín hầu hơn.
- Vì Văn Tín hầu không bắt con viết chữ chứ gì? Thục phi yêu thương nhìn Triệu Húc, nghe nhi tử nói thích Vân Tranh, làm nàng cũng vui: - Văn Tín hầu hồi nhỏ cũng nghịch vô cùng, chui lỗ chó, ăn trộm quả, trêu ghẹo người gác cửa thư viện, vậy mà lại thành Đại tướng quân đấy.
Triệu Húc nghe thấy Đại tướng quân hồi nhỏ không chăm chỉ học tập mà toàn chơi bời cũng có bản lĩnh lớn, tức thì thành thần tượng của nó, giục: - Mẹ kể đi, mẹ kể đi.
- Được rồi. Thục phi chọn tư thế thoải mái, bế Triệu Húc ngồi lên đùi mình: - Mẹ hỏi con, nếu người trông cửa không cho ai ra hay vào, nhưng lại hay ngủ gật, vậy mà có người nghênh ngang đi vào mà không bị ngăn cản, người đó dùng cách gì?
Triệu Húc vỗ tay: - Chui lỗ chó!
Thục phi lườm nhi tử: - Xem con kìa, chỉ có chút bản lĩnh đó thôi à, người ta quang minh chính đại đi vào cơ mà.
- Vậy đánh ngất người trông cửa là xong, giống như Trần Lâm trói đám nô tài không chịu nghe lời vậy.
Thục Phi bóp trán, đành phải nói: - Chuyện này chỉ được giải quyết bằng trí tuệ, không được dựa vào vũ lực.
- Vậy con ra lệnh cho gác cửa không được ngăn cản, con là thái tử, ai dám không nghe lời.
Đứa con này đã có ý thức thân phận rồi, quá ỷ lại vào thứ này mà không chịu động não sẽ hậu quả khôn lường, kết cục chỉ sinh ra bạo quân, Thục phi thở dài: - Nhiều người không nghe con, như phụ hoàng, đại nương, thái nương nương, còn có thái phi, các vị tiên sinh, Đại tướng quân, trên đời này không phải cứ dựa vào quyền lực là có thể giải quyết. Nếu như người trông cửa là phụ hoàng con thì sao?
Triệu Húc nhăn nhó đáp: - Phụ hoàng không cho vào thì con sẽ không vào.
Thục phi trịnh trọng nói: - Nếu mẹ ở bên trong muốn gặp con, con có vào không?
- Tất nhiên là có, ai ngăn cũng không được, ai ngăn cản con giết người đó.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.