Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 40: Bình Tính Thuế

KeoChuoi

27/08/2021

Bình tính thuế

Kì thi toàn quốc của Trịnh Cán mặc dù có chút giống với khoa cử đời sau nhưng lại có sự khác biệt về bản chất, thời hiện đại mặc dù phân chia rạch ròi các khối A, B, C, D … vân vân, nhưng cơ bản chỉ chú trọng lý thuyết mà bỏ qua thực dụng. nhưng Trịnh Cán lại khác, hắn vô cùng chú trọng thực tiễn, các câu hỏi mà hắn và đám nội các phụ thận soạn ra đều chú trọng thực tiễn, hắn không quan tâm, tài văn chương xuất chúng hay không, hành văn thông suốt hay không, thư pháp đẹp hay không, ba bước làm thơ, bảy bước viết văn đối với hắn tất thẩy đều không quan trọng, hắn chú trọng nhất chính là giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày.

Trong đại điện, hắn cùng với đám quan giáo, chủ khảo đang chấm điểm các bài thi, hắn chỉ đọc tượng trung một số bài, còn lại giao hết cho đám Lê Quý Đôn và người của Hàn lâm viện xem xét, chấm điểm. hắn hi vọng lần thi này sẽ tạo ra tiền đề cho các lần tiếp theo, hắn cũng đã đích thân viết một bức hoành phi gồm bốn chữ hải nạp bách xuyên treo trước của quốc tử giám, khiến đám môn sinh sau này mỗi lần đi qua đây đều phải nín cười khổ sở về khả năng thư pháp của đương kim vương gia Trịnh điện hạ.

Hắn tin tưởng rằng, sau kì thi này nhất định sẽ lựa chọn được không ít kẻ có thực tài, chứ không phải loại chỉ biết viết chữ rồng bay phượng múa.

………………………………

Kinh Thành Thăng Long,

Trịnh Cán đang ngồi bàn luận cùng với các vị đại thần tham gia cải cách. Cả đám đang bàn luận chuyện làm sao để quốc lực của Đại Việt nhanh chóng hùng mạnh

Đoàn Thụ bước ra nói:

- Điện hạ thần xin có bản tấu

Trịnh Cán gật đầu.

- Đoàn ái khanh, có chuyện gì tâu xin

Đoàn Thụ Bước ra phía trước:

- Hồi bẩm điện hạ, Thiên hạ ngày nay, Đàng trong hai nước chưa diệt, đang ở thế giằng co các nước tranh đấu phía bắc có Trịnh Tông nắm giữ ba trấn, xa hơn nữa là Đại Thanh ngấp nghé như cọp rình mồi. hạ thần cho là những cải cách của Điện hạ cần mau chóng thi hành ra toàn quốc, ở Đàng trong Nguyễn Văn Huệ và Nguyễn Ánh cũng đã tiến hành cải cách, du nhập rất nhiều những tiến bộ của đảm quỷ Tây Dương, hơn nữa Nguyễn Ánh dã tâm không nhỏ, lại Thêm Nguyễn Văn Huệ manh tâm khó lương, nếu điện hạ vẫn trù chừ chưa quyết hì chẳng khác gì đi ngược dòng nước, không tiến ắt sẽ lùi, sớm muộn gì cũng sẽ bị thôn tính.

Trịnh Cán gật gù, Đoàn Thụ không hộ là Đệ nhị Giáp, tiến sỹ xuất thân, phân tích thế cục vô cùng chí lý

- Vậy Đoàn ái khanh cho là quả nhân phải tiến hành cải cách như thế nào?

Đoàn Thụ không nhanh không chậm mà đáp:

- Điện hạ anh minh, trước mắt nước Đại Việt ta thiếu nhất là tiền, thứ hai thiếu tráng đinh. Thứ ba là lương thực. Nhưng mà suy cho cùng vẫn là thiếu nhân khẩu! Chỉ cần nhân khẩu đông đúc cho dù là thu thuế, sản xuất lương thực hay mộ lính đều dễ nói

Trịnh Cán tiếp tục nói

- Lời Đoàn ái khanh không sai., nhưng quả nhân cũng đã thi hành tân pháp, rất nhanh sẽ có kết quả



Đoàn Thụ còn chưa kịp đáp lời Lê Quý Đôn đã bước ra nói:

- Điện hạ, thần tán thành ý của Đoàn đại nhân, các biện pháp như là thi hành luật cư trú, luật đất đai đều là cách thức dùng thuốc độc giải khát không được lâu dài, hơn nữa trên toàn Đại Việt ta, phần lớn ruộng đất đều do các cường hào, phú hộ, công thần huân quý nắm giữ trong tay, còn đại đa số dân chúng đều là tá điền của bọn họ, thật sự có rất ít nông dân có được ruộng đất, hơn nữa họ lại phải gánh toàn bộ thuế phú và quân dịch,

Đoàn Thụ chờ Lê Quý Đôn nói dứt thì cũng nói:

- Hồi bẩm điện hạ, tuy rằng luật cư trú và luật đất đai, cùng với chế độ thuế mới của điện hạ đã áp dụng cho tất cả dân chung từ quan đến dân, coi như giảm bớt một phần gánh nặng cho bá tánh, nhưng vẫn còn hai điều chưa làm được.

Trịnh Cán yên lặng gật đầu,Hắn dĩ nhiên biết được hai điều mà Đoàn Thụ nói đến là gì, Đại Việt đất đai ngàn dặm, ruộng tốt có vô số. nhưng lại có hơn một nửa nằm ở trong tay các cường hào lớn nhỏ, còn không đến một nửa đất ruộng mới thuộc về nông dân, mà số này lại chính là chủ lực nộp thuế, ngoài nộp thuế ra, lại còn phải gánh vác toàn bộ quân dịch. Tuy rằng tân pháp của Trịnh Cán đã bãi bỏ việc chỉ một số người nộp thuế đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho bá tánh bình dân nhưng vẫn là chưa đủ, bản thân hắn cũng thấy thế, nhưng trước mắt hắn vẫn cần đám hào môn này ủng hộ, cho nên không còn cách nào hắn phải duy trì lợi ích cho nhóm này. Tuy nhiên nếu Lê Quý Đôn và Đoàn Thụ đã nói như vậy, có vẻ tình hình không được tốt lắm. hắn còn đang suy nghĩ thì Hoàng Đình Bảo đã bước ra khỏi hàng:

- Muôn tâu điện hạ. nhớ lúc trước thần được tiên vương tin dùng mà cho làm chức Trấn Thủ Nghệ An, dân của trấn này đều được các đời tiên vương miễn mọi loại thuế do không phải nộp thuế đầu người và quân dịch nên họ sinh đẻ rất nhiều, từ đó mà dân chúng vô cùng đông đúc,

Ngừng một lát, Hoàng Đình Bảo nói tiếp

các trấn khác, nông dân có rất ít đất canh tác, ngoại trừ phải nuôi sống vợ con ra còn phải nộp thuế ruộng, thuế đầu người, ngoài ra lại phải phu phen tạp dịch, đi lính. Như vậy bọn họ dám sinh sao, sinh thêm một đứa con sẽ phải nộp thêm một phần thuế, rồi chồng, cha đi quân dịch, ruộng đất lại ít, lấy gì mà nuôi chúng

Trịnh Cán gõ gõ ngón tay lên án thư im lặng gật đầu, việc này hắn biết, nhưng nhất thời cũng chưa tìm ra cách nào giải quyết.

Hắn hỏi ba vị đại thần vừa đứng ra:

- Lê, Đoàn, Hoàng ba vị ái khanh, quả nhân nên là thế nào,

Lê Quý Đôn đứng ra nói:

- Điện hạ minh giám, theo ngu ý của hạ thần hiện tại Đại Việt ta sau khi thống kê nhân khẩu xong xuôi, triệt để thi hành luật cư trú thì hãy hàng năm đem số tráng đinh đi quân dịch bắt buộc phải đi lính phục vụ quốc gia có thời hạn, nếu kẻ nào dám trốn sẽ bị xử theo quốc pháp.

Trịnh Cán gật đầu, biện pháp này thực ra là giống với nghĩa vụ quân sự đời sau, tuy nhiên hắn nghĩ có lẽ nên cải tiến một chút. Hắn cao giọng nói:

- Lê ái khanh, biên pháp của khanh rất hay, nhưng quả nhân quyết định thế này ta cứ đem số tráng đinh đi quân dịch quy ra thành một số tiền cụ thể, tráng đinh muốn không phải đi quân dịch chỉ có cách là nộp tiền.; khi Đại Việt cần nguồn quân dichh , thì có thể dùng tiền để chiêu mộ người lao động trong dân chúng.

Lê Quý Đôn nghe xong thì nói:

- Điện hạ anh minh,

Đám quần thần trong điện cũng quỳ rạp một mảnh tung hô, nhất thời tiếng vang ầm ầm khắp một quãng:

Đợi đám người lục tục đứng dậy, Bất chợt trịnh cán nghĩ đến một phương pháp tính thuế thời hiện đại, rất hợp lý với thời này, hắn vội nói:

- Đoàn ái khánh, Lê ái khanh, hai khanh cùng với các vị trong nội các thảo luận xem



Quả nhân muốn mang số nhân của Đại Việt hiện tại mà trong diện nộp thuế đầu người quy ra thành tiền, tính cả tiền quân dịch đã quy đổi thành tiền tất cả đều đưa vào thuế ruộng, như vậy bất kể nam phụ lão ấu, đều phải gánh tiền thuế đã đưa vào thuế ruộng, ngoại trừ các loại thuế đặc biệt như thương mại, cửa khẩu ra, một hộ gia đình bình thường hàng năm chỉ cần nộp một loại thuế duy nhất, đồng thời quy định bất kể phú hộ hay cường hào, quan lớn bậc nào chỉ cần có ruộng đều pahir nộp thuế như vậy

Lê Quý Đôn phải mất rất lâu mới tiêu hóa được lời Trịnh Cán nói lão sợ hãi biến đổi cả sắc mặt, biện pháp này của điện hạ quả thật là vô cùng kín kẽ, điện hạ mới bao lớn, làm cho người được mệnh danh là nhà bác học đương thời như lão cũng phải hổ thẹn.

đem quân dịch, thuế thân tính tất cả vào thuế ruộng. Lãnh thổ Đại Việt có bao nhiêu đất sẽ có bấy nhiêu nguồn thuế, quốc khố thu vào nhiều hay ít từ nay về sau chỉ có liên quan tới đất vườn nhiều hay ít, việc nhân khẩu nhiều hay ít cũng không có gì liên hệ, cứ như vậy, bàn dân thiên hạ đẻ được bao nhiêu chỉ cần nuôi được đều mặc sức mà đẻ. Yên tâm nuôi con, lão cũng đã nghĩ đến, người ngày một nhiều, tất nhiên lại cần thêm rất nhiều ruộng đất, cố nhiên phải khai khẩn thêm ra, ruộng đất càng nhiều, tiền thuế lại thêm nhiều, tuy rằng vào thời hiện đại không đáng gì, nhưng thuế đất thời này chính là nguồn thu chính, kế đến mới là thuế thương mại, buôn bán.

Đám đại thần trong điện cũng phải thừa nhận những điều Trịnh cán nói quả thật là như tiếng sét giữa trời quang, cả đám không hẹn mà cùng quỳ xuống, :

- Điện hạ anh minh, Trung hưng Đại Việt

- Ha Ha Ha,

Trịnh Cán cười lớn, rất không có phong phạm của một bậc đế vương, dù sao tuổi thật của hắn cũng chỉ gần ba mươi tuổi, được đám người cổ đại tung hô làm sao mà không thích,

Chế độ thời phong kiến, đám thứ dân có rất ít ruộng nhưng lại phải gánh vác đại bộ phận sưu cao thuế nặng. đám huân quý, công thần, cường hào, địa chủ, có đất đại thẳng cánh cò bay thì lại không phải nộp một đồng nào. Nguyên nhân chính là vì thế, lê thứ dân chúng mới không dám sinh nhiều con, sinh nhiều rồi lấy gì mà sống, nhưng nay, nếu chính sách này suôn sẻ, thì phần lớn tiền thuế sẽ đổ lên đám cường hào, càng nhiều đất nộp thuế càng nhiều bá tánh bình dân không còn bao nhiêu áp lực, không đến mức phải như Chị Dậu bán chó bán con

Hoàn toàn có thể đoán được, đến lúc đó nhân khẩu Đại Việt sẽ tăng mạnh thế nào, hiện tại dân số Đại Việt vào khoảng hơn bảy triệu người, thế nhưng theo chính sách này nhân khẩu tăng mạnh, diện tích đất canh tác cũng sẽ tăng theo, kể từ đó, nguồn thuế nguồn mộ lính cũng sẽ tăng lên, Trịnh Cán nhắm chừng nhiều lắm là hai mươi năm dân số Đại Việt nhất định sẽ phát triển vượt bậc, Trịnh Cán cũng không lo không có đất ở, thời hậu thế của hắn, chín mươi triệu người còn sống được, thời này bất quá vài chục triệu người đã thấm vào đâu,

Hoàng Đình Bảo nhíu mày lên tiếng:

- Điện hạ việc này cố nhiên có lợi tuy nhiên, nếu muốn thực thi, cũng không phải chuyện dễ dàng.đo đạc đất canh tác trên cả nước là một nhiệm vụ không đơn giản, hơn nữa lần cải cách vừa rồi đám phú hộ cường hào nộp thuế đất cũng là việc vô vàn khó khăn, một khi cưỡng ép thu thêm cả thuế lao dịch, thuế đầu người có lẽ chúng sẽ làm phản.

Hoàng Đình Bảo lo lắng cũng không phải là vô cớ, việc này không hề đơn giản, Việc sinh hoạt quốc gia đòi hỏi phải có đủ tài chính để duy trì bộ máy triều đình thế nên mỗi làng xã phải ghi vào sổ đinh trong làng số đàn ông từ 18-60 tuổi. Các đinh bộ không bao giờ kê khai hết tất cả số đàn ông trong làng vì ngoài dân đinh còn có một số người là dân ngoại tịch, dân lậu, những người bần cùng, vô sản, không thể đánh thuếcũng như những người mới tới làng định cư. Do vậy thất thoát rất nhiều

Do tổ chức xã hội Việt Nam cổ đại căn bản dựa trên xã, thôn nên triều đình không đòi hỏi người dân phải trả thuế trực tiếp mà giao cho làng lo việc thuế má và sưu dịch, không cần biết làng sẽ phân chia trách nhiệm giữa các dân làng ra sao. Mỗi làng hưởng quyền tự trị rất lớn, tự họ cai trị theo những tục lệ riêng ghi trong hương ước của làng. Hội đồng Kỳ mục trông coi tất cả công sản (tài sản công) và thuế khóa, đê điều, trị an. họ cũng phải lo phân phối công điền (ruộng công) giữa các dân đinh mỗi kỳ quân cấp và chỉ định thanh niên đi lính. Đi lao dịch, cho nên việc giấu trên lừa dưới là không thể tránh khỏi, Luật cư trú và luật đất đai đã gần như hủy bỏ việc che dấu dân đinh này, ai ai cùng đều phải có tên trong sổ, tuy nhiên việc này cũng không tính là gì, bởi vì chủ yếu những người liên quan đến là tá điền và bá tánh, nhưng lần này Trịnh Cán muốn tính thuế bình quân cho tất cả các tầng lớp, dĩ nhiên không hề đơn gian

Trịnh Cán rất cần sự ủng hộ đắc lực của các phú hộ, cường hào, một khi cưỡng ép họ đem việc nộp thuế tính lên đầu của bọn họ nữa thì rất có khả năng đám này sẽ liên kết lật đổ hắn không chừng

Trịnh Cán sợ cũng là sợ điều này, trong lịch sử quân vương mất ngôi cũng chính là do bên dưới đứng lên lật đổ, mất đi thế lực ủng hộ, cho dù là ai cũng không thoát khỏi cái chết.

Lê Quý Đôn suy nghĩ một lát rồi nói:

- Mặc dù nguy hại nhưng cũng có thể thực hiện được, Điện hạ thần cả gan xin điện hạ chọn người hiền tài vào việc cải cách lần này nếu có người cả gan dám cản trở biến pháp, mặc kệ là ai, xin điện hạ cho quyền đều có thể tiền trảm hậu tấu.

Trịnh Cán suy nghĩ một lát bèn bảo:

- Vậy Đoàn ái khanh thay trẫm làm việc này, kẻ nào chống lại khanh cứ nhất nhất xử trảm.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook