Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 20: Cải Cách Toàn Bộ (2)

KeoChuoi

02/06/2021

Kinh Thanh Thăng Long, Nghĩa Phái Hầu phủ.

Sau khi tham gia hội nghị tại phủ Điện Đô Vương Trịnh Cán, Lê Quý Đôn trở về là tự nhốt mình trong phòng, Trịnh Cán giao cho lão soạn thảo tân pháp, việc này chính là động chạm đến ích lợi của rất nhiều người, Làm tốt thì không nói làm gì, nếu không làm cẩn thận, thì lão chính là kẻ thù của quý tốc khắp đất nước này, hơn ai hết lão hiểu rất rõ, nếu vương quyền của Trịnh Cán không vững, lão là người đầu tiên bị đám quý tộc trả thù, lúc đó chỉ sợ gia quyến của lão vạn kiếp bất phục.

Tuy nhiên Trịnh Cán đã giao cho lão, chính là muốn lão làm người đi đầu thay hắn gánh lấy cái tiếng xấu này, nếu sau này có việc gì xảy ra, lão chính là người chịu tội thay Trịnh Cán, Đế vương tâm thuật của Trịnh Cán, khiến lão không dám xem thường. chỉ năm tuổi đã như vậy, nếu lớn hơn một chút nữa thì thế nào. Lê Quy Đôn lặng lẽ nở nụ cười, xem ra ngày từ đầu mình quyết định đi theo vị vương gia trẻ con này là hoàn toàn chính xác. Lão bắt đầu suy nghĩ xem tân pháp sẽ bắt đầu từ đâu. Chuyện này lại phải nói về hành chính của Đại Việt thời này

Tổng cộng cả nước Đại Việt có 13 trấn và 1 phủ Phụng Thiên trực thuộc kinh thành Thăng Long, trong đó Đàng Ngoài có 11 trấn (Hai trấn Quảng Nam, Thuận Hóa ở Đàng Trong trong tay chúa Nguyễn), cụ thể Đàng Ngoài có các trấn :

Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Lạng Sơn, Hưng Hóa, Ninh Sóc (Thái Nguyên), Tuyên Quang, An Quảng, Thanh Hóa, Nghệ An

Ban đầu, chúa Trịnh cho đổi các đạo trong nước làm trấn và phân biệt nội trấn với ngoại trấn. Nội trấn là các trấn đồng bằng (Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc) còn ngoại trấn là những nơi xa (Lạng Sơn, Hưng Hóa, Ninh Sóc, Tuyên Quang, An Quảng). Riêng hai trấn Thanh Hoa và Nghệ An vẫn giữ nguyên. Khi thắng được họ Mạc lại đặt thêm trấn Cao Bình và đến cuối thời Lê trung hưng lại tách Sơn Nam và Thanh Hóa làm hai, nâng tổng số đơn vị hành chính Đàng Ngoài thành 15 trấn. trừ ba trấn Cao Bình, Ninh Sóc và Tuyên Quang hiện nay do Vua Lê và Trịnh Tông nắm giữ, Đại Việt do Trịnh Cán quản lý gồm 13 trấn. có bốn mươi lăm phủ, Triều Đình thực tế cũng không thể phủ hoàng quyền đến tận bốn mươi lăm châu phủ huyện này được, Đứng đầu các trấn là các cơ quan Trấn ty, Thừa ty và Hiến ty. giữ binh quyền và phụ trách tuần phòng địa phương.

Đứng đầu cơ quan Trấn ty là quan Trấn thủ, Đốc trấn và Lưu thủ. Các trấn gần thì đặt chức Trấn thủ nhưng các trấn xa thì đặt chức Đốc trấn; với Thanh Hoa là đất căn bản thì đặt chức Lưu thủ. Tuy tên gọi khác nhau nhưng thực chất nhiệm vụ thì như nhau. Chức quan trấn thủ ở địa phương là quan trọng nhất nên các chúa Trịnh chỉ dùng người thân thích và tin cậy vào chức vụ này.

Ngoài ra đặt thêm chức Tuần phủ ở các trấn để đi tuần phòng. Cho nên Tuần phủ và và Trấn thủ chính là vua của những nơi mà mình cai quản, họ chính là phụ trách trị an và thu thuế cho chúa, còn nộp lên cho chúa bao nhiêu, thống kê có bao nhiêu nhân khẩu, là việc của họ, các chúa trước Trịnh Cán đều không thể nắm được. cho nên từ lâu nay đã hình thành rất nhiều tập đoàn lợi ích, quý tộc cấu kết với quan phủ, rồi hoàng thân quốc thích. một khi Tân pháp thi hành chắc chắn vấp phải sự phản đối của đám người này bởi vì dù là thống kê toàn bộ nhân khẩu hoặc là thuế thông thương, hoặc là thuế ruộng đều động chạm đến lợi ích của đám người này. Ví dụ một gia tốc lớn không chỉ có nông nô tá điền lớn, mà đấ đại cũng phải hàng vạn khoảnh

Nếu thi hành Tân pháp của Trịnh Cán đem toàn nhân khẩu của gia tộc này thu thuế, lại đo đạc lại ruộng đất chẳng phải sẽ làm lợi ích của gia tộc giảm đi đáng kể, điều này không gia tộc nào muốn cả.

Lê Quý Đôn suy xét rất kỹ, nhất thời vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu. Trong khi vị Nghĩa Phái Hầu này còn đang đau đầu nhức óc thì đám quý tộc trong kinh thành đã bắt đầu hành động

Trong Phủ của Anh Quốc Công Trịnh Quyền, một đám hoàng thân quốc thích cùng với các đại thần đang ngồi thương nghị, Trịnh Quyền chính là cháu gọi Trịnh Doanh ông nội của Trịnh Cán bằng cậu, thoe vai vế Trịnh Cán còn phải gọi hắn bằng bác, hắn là người có vô số điền trang lớn, số tá điền hàng ngàn người, không còn nghi ngờ gì nữa, nếu tân pháp thi thành hắn chính là người bi thiệt thòi không nhỏ.

Ngồi phía bên dưới có Tiên Dung Quận Chúa chị em cùng cha khác mẹ với Trịnh Sâm, Ngọc Ma Hầu Nguyễn Luận anh em với Thái Phi Nguyễn Thị Ngọc Diễm bà nội của Trịnh Cán, Văn Thành Bá Trịnh Thanh, Tam Liêm Hầu Trịnh Tạo, Đông Sơn Vương Lê Duy Khiêm, Hoành Sơn Hầu Lê Duy Ký. Cùng bảy tám tôn thất nhà Lê khác, ngồi bên dưới còn có thiêm đô ngự sử, Ngô đô đường, tư nghiệp Quốc Tử Giám, một vị Đông các đại học sĩ, Quốc tử giám tế tửu, Thông chính sứ, Tham chính. Tổng cộng có đến bốn năm mươi người.

Quận Chúa tiên dung lên tiếng trước

- các vị chuyện tân pháp này không phải là tiệc tốt, ta cho là Trịnh Cán đang đi ngược lại quy tắc tổ tông, phá hủy cơ nghiệp tổ tiên để lại/

Trịnh Quyền cũng nói:

- Quận chúa nói đúng, thế nhưng hiện nay, điện hạ nắm hết vương quyền, quân đội, chúng ta không nghe mà được hay sao

- Vì sao chúng ta phải nghe?

Trịnh Tạo không cần nghĩ ngợi nói:

- Toàn bộ văn võ bá quan liên danh tấu chương ta không tin nó vẫn dám làm.

- Tam Liêm Hầu ngài nghĩ sự việc quá đơn giản rồi.

Đông Sơn Vương Lê Duy Khiêm lắc đầu cười khổ:

- Trịnh vương đã quyết thi hành tân pháp, hiển nhiên hắn đã có cách chống lại bá quan liên danh rồi, ngươi không thấy trong buổi chầu hôm trước sao. Lê hầu còn có quận công huy đều nghe theo hắn như thiên lôi chỉ đâu đánh đó, một vị nắm quân, một vị nắm chính sự đã ủng hộ, ngài nghĩ tấu chương của ngài vào được cửa Thông Chính ty hay sao.

Dừng một chút, Lê Duy Khiêm lại nói:

Cho dù có lọt vào thông chính ty đám trong đó cũng ỉm đi mà thôi, cùng lắm là nhận được bốn chữ, lưu trung bất phát. Dùng cách nào để ngăn cản tân pháp vẫn cần phải cẩn thận bàn bạc lại.

Phủ chúa Trịnh.

Trịnh Cán đang cầm bát cháo yến trên tay, ngồi sau án thư vừa ăn vừa suy nghĩ

Hiện nay quân đội phân tán quá nhiều nơi, tuy nói ngũ quân đô đốc phủ điều động, nhưng trên thực tế toàn quân đã trở thành tư quân của các vị trấn thủ rồi lần này nhân việc tang chế Trịnh Sâm, hắn đã tương kế tựu kế, lưu mười mấy vị trấn thủ tại kinh thành rồi, thế nhưng làm thế nào để lấy lịa binh quyền thì hắn vẫn dùng dằng chưa quyết

Quân Trịnh hiện nay, ngoại trừ 4 vệ Hưng Quốc vệ, Chiêu Vũ vệ, Kim Ngô Vệ và Cẩm Y Vệ thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của hắn ra. Còn có quân đội đóng giữ của các trấn, Sáu quân doanh : Trung dực, Trung uy, Trung thắng, Trung khuông, Trung nhuệ, Trung tiệp



Ngoại trừ đám cấm quân thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của hắn và 6 doanh kia thuộc Hoàng ĐÌnh Bảo và Nguyễn Hữu Chỉnh ra, các quận, các huyện đều có đại quân chiếm đóng.

Trịnh Cán biết rõ , loại cục diện này rất nguy hiểm.

Ví dụ như Phạm Ngô Cầu làm Bình Nam Đại Tứong quân kiêm Trấn thủ Thuận Hóa, Đốc suất các trấn Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, An Quảng. Trịnh Sâm cho phép Phạm Ngô Cầu được tùy tiện thi hành mọi công việc lão trấn thủ một phương một thời gian dài, đã hình thành cục diện Đuôi To Khó Vẫy (thế lực cấp dưới quá mạnh thì thế lực cấp trên khó bề khống chế), lúc quân Trịnh Cán hắn mạnh còn dễ nói, một khi thế lực họ Trịnh suy yếu, thì rất có khả năng Phạm Ngô Cầu sẽ thành quân phiệt, với những vị tướng già như vậy, Trịnh Cán hết sức cẩn thận không dám xem thường, hắn đã có ý định bồi dưỡng đám tướng trẻ như Nguyễn Hữu Du, Bùi Mân… làm người kế cận, bọn trẻ này chính là thủ hạ dòng chính của hắn chỉ cần mãi dũa cần thẩn cắt gọt đi tính khí ngang ngược, kiêu ngạo, ngông cuồng vô lối, là có thể đốc suất một phương.

Binh quyền cố nhiên là phải giải trừ, thế nhưng làm thế nào hắn nhất thời chưa nắm được chủ ý. Hắn buông bát cháo xuống nhẩm tính

Thông qua luật nhập hộ khẩu toàn dân này thế lực quý tộc đã bị áp chế, dân có hộ tịch sẽ không quá phụ thuộc vào đại gia tộc, thông qua thuế thương mại cùng thuế ruộng mới, sự khống chế của chính phủ trung ương với địa phương đã ngày một lớn mạnh, thông qua cải cách quân đội, binh quyền của các lão tướng trong quân đội, đã bị thu hẹp lại, cải cánh quan chế làm cho người tài được trọng dụng, chắc chắn quốc lực đi lên,

Trịnh Cán tin tưởng, nếu lần này cải cách thành công, rất nhanh Đại Việt sẽ thành một cường quốc, không gì lay chuyện, cương thổ không chỉ có một dải đất ven biển thế này.

Về các cải cách bình thường kia dù có phản đối hắn cũng không ngại, nhưng quân đội, hắn không nắm chắc lắm, có thể, đám Hoàng ĐÌnh Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh không có ý kiến gì mấy, nhưng Phạm Ngô Cầu, tên tráo trở này thì không chắc. trong lịch sử chính hắn đã đầu hàng quân Tây Sơn, để mất thành Phú Xuân.

một khi hắn không muốn giao lại binh quyền trong tay, rất có khả năng tạo phản hoặc tệ hơn là đầu hàng Tây Sơn , nếu thật sự như vậy, thì khó tránh khỏi lại phải động binh đao

Hắn quyết định mở Hồng môn yến, nếu mấy vị đại tướng kia biết điều, hắn cũng không nói làm gì, nếu không chịu giao ra binh quyết thì cứ nhất cử giết chết để tránh đêm dài lắm mộng, lần chết hụt ở Tử Trầm Sơn kia khiến hắn càng có quyết tâm nắm vững quân đội trong tay.

Ngay hôm sau, lấy cớ tang chế đã xong xuôi, Trịnh Cán mở tiệc ở Bắc cung, cho mời bá quan văn võ, từ tam phẩm trở lên, ra lệnh cho bọn họ khoản đãi các vị trấn thủ. Trên bữa tiệc, hắn hỏi Hoàng Đình Bảo

- Hoàng quận công, tình hình cải cách quân chế thế nào

Hoàng Đình Bảo chắp tay thi lễ:

- Điện hạ, cục diện chính trị của Đại Việt ta sau khi tiên vương băng hà có chút hỗn loạn, hạ thần cho là trước hết cần ổn định quân tâm, rồi mới bắt đầu cải cách, hiện tại thần lấy ba đại doanh trung khuông, Trung nhuệ, Trung tiệp ra để cải tiến trước, đợi khi quân sĩ thấy có lợi rội, mới tiến hành trên toàn quốc.

- Hoàng ái khanh vất vả. Trịnh cán gật đầu nói lớn:

- bận rộn như vậy, việc quân vụ ái khanh không phải tốn sức nữa, hãy chuyên tâm lo cải tổ cho quả nhân, đô đốc trung nhuệ phủ cứ tạm thời giao cho phủ đô đốc quản lý giúp.

- Vâng! , thần tạ ơn điện hạ quan hoài

Hoàng Đình Bảo tạ ơn rồi trở lại chỗ ngồi.

Trịnh Cán lại hỏi Nguyễn Hữu Chỉnh

- Nguyễn Tướng Quân, việc phòng thủ Cao Bình, Ninh Sóc và truy quét phản tặc thế nào rồi?

Nguyễn Hữu Chỉnh vội vàng buông đũa , chắp tay thi lễ nói:

- Điện Hạ, việc phòng thủ phiến loạn, căn bản đã xong thần đã sai tâm phúc mang theo mười vạn đại quân đóng giữ những nơi hiểm yếu, tại huyện Bình Nguyên(Bình Xuyên Vĩnh Phúc hiên nay) , Đồng Hỷ và Thu Vật( Yên Bình Yên Bái hiện nay), mội nơi đã để năm ngàn tinh binh trấn giữ. Thần con ra nghiêm lênh cho đám huyện lệnh, huyện úy đều phải ra sức thi hành tân pháp nhưng không được quên việc đề phòng phản loạn đột nhập biên ải

Trịnh Cán gật đầu nói

- Được rồi, ngươi hãy trở về cùng Hữu Du lo việc chế tạo súng cho quả nhân, kế hoạch huấn luyện vài ngày tới ta sẽ bảo binh bộ mang đến, việc còn laijcuws giao cho đám tâm phúc của khanh là được

- Hạ thần hiểu,. Nguyên Hữu Chỉnh cười khổ vâng dạ, về chỗ ngồi

Trịnh Cán đều hỏi một loạt các vị tướng, tất cả đều được hắn cho nghỉ ngơi, hoặc phong thưởng tước vị, hoặc tập ấm, nhất nhất thu lại bình quyền, cuối cùng hắn hỏi Phạm Ngô Cầu

-Phạm Đại tướng quân, từ nhỏ quả nhân đã nghe phụ vương nói về tướng quân tinh thông binh pháp hành sự trầm ổn, chính là rường cột của Đại Việt ta

rảnh rỗi quả nhân cũng muốn đi xem xem binh tướng dưới quyền của phạm tướng quân

Phạm Ngô Cầu, ngồi phía bên dưới mỉm cười chắp tay nói:



- Điện hạ, thần là người Đại việt, sống chết vì nước là lẽ đương nhiên,hạ thần ngu dốt không dám nhận tinh thông binh pháp

Không chờ lão nói hết, Trịnh Cán đã cướp lời

- Phạm tướng quân không cần khiêm tốn, tiên vương đã nói ngươi là trung thần lương đống, tất không sai được, này quả nhân muốn ở lại kinh đo đảm nhiệm chức thái úy (1) cho quả nhân, không biết ý khanh thế nào

Trịnh Cán dừng lại thở một hơi rồi nói tiếp

- tinh binh của ngươi, tạm thời giao cho Nguyễn Lệnh Tân nắm giữ đi

Nguyễn Lệnh Tân là Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân chính là hiệp trợ Phạm Ngô Cầu trấn thủ thuấn hóa. Lão chỉ là một quan văn tuy rằng hay chữ, giỏi cai trị nhưng danh vọng và tầm ảnh hưởng kém xa so với Phạm Ngô Cầu, để Phạm Ngô Cầu lãnh binh, triều đình không có cách nào làm gì được, thế nhưng Nguyễn Lệnh Tân lãnh binh thì lại khác hắn chẳng có được bản lĩnh của một bậc đại tưỡng, nếu rời xa vương quyền của Trịnh Cán căn bản hắn không nó năng lực nắm được cục diện quân đội Thuận Hóa trong tay.

Nghe Trịnh Cán muốn phong mình là thái úy, Phạm ngô Cầu giật mình.

- Hả? chuyện này…

Trịnh Cán lại nói

- Như thế nào? Hay phạm Đại tướng quân chê chức quan quá nhỏ

PHạm Ngô Cầu hoảng sợ vội vàng xua tay

- A? Không, điện hạ minh giám. đương nhiên không phải thế

Thần lĩnh chỉ tạ ơn.

Lúc này Phạm Ngô Cầu mới sực tỉnh, nếu trịnh cán đã nói giao cho Nguyễn Lệnh Tân lưu thủ Thuận Hóa, thì chắc hẳn thánh chỉ đã đi lâu lắm rồi, giờ này người nhà hắn có khi đang trong tay đại vương cũng không chừng, nếu hắn vẫn còn cố chấp chỉ có nước diệt tộc

Ánh mắt của Trịnh Cán cuối cùng mới dừng lại Đinh TÍch Nhưỡng, lão này linh mẫn hơn đám còn lại, chưa cần Trịnh Cán nói đã vội vàng quỳ xuống

- Điện hạ, mẹ thần may năm gần đâykhông được khỏe, thần vì quân vụ bận bịu không hiếu thuận được mẫu thân vẫn lấy làm xấu hổ cho nên lần này khẩn cầu điện hạ lựa chọn một hiền lương đảm nhiệm chức Tả đô đốc Đông quân phủ và coi sóc thủy quân Bắc Hà còn hạ thần xin ở lại Kinh Thành chăm sóc mẹ già.

Trịnh Cán gật đầu.

- Đinh đô đốc Trung hiếu vẹn toàn, quả thật là hiếm có, người đâu

Tiểu Thuận Tử từ phia sau chạy ra.

-Có nô tài

Lệnh cho thượng bảo tự soạn chiếu chỉ Sắc phong Hoàng Đình Bảo là Thái Tử Thái Bảo, Đinh Tích Nhưỡng làm Vũ Quốc Công, Phạm Ngô Cầu là Tạo Quốc Công, Nguyễn Hữu Chỉnh làm Phụng Thiên Hầu, các tướng còn lại đều nhất loạt phong tước vạn hộ hầu, ban cho hai ngàn thạch lương, một trăm lượng hoàng kim,

Đợi Tiểu Thuận Tử đi rồi, Trịnh Cán mới nói:

-Các vị mong các vị giúp đỡ quả nhân, trung hưng Đại Việt, nói rồi Trịnh Cán xá đám đại thần một cái,

Đám tướng lĩnh nhao nhao sợ hãi, nhất loạt quỳ xuống:

-Điện Hạ, chúng thần nguyện vì điện hạ chết cũng không từ.

Cùng quỳ xuống hô lớn Hoàng ĐÌnh Bảo cảm thấy như nằm mơ, chỉ xá một cái mà nắm được tất cả binh quyền, vị điện hạ này, quyết không thể xem thường được,

………………..

(1)Thái úy: Là một chức quan võ cao cấp trong quân đội một số triều đại phong kiến của Việt Nam Từ năm 1578, đời Lê Thế Tông, Thái úy chỉ là chức gia thêm cho võ tướng và thân thần, là chức quan hư hàm không có thực quyền

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook