Trở Lại Những Năm 80

Chương 63: Bà nội ba lại tới

Lão Nạp Bất Hiểu Ái

18/05/2018

Mùa đông năm 1983.

Hôm nay là ngày thi cuối cùng trong năm của Nhất Trung.

Tiếng chuông vừa vang lên, học sinh lập tức ùa ra ngoài như ong vỡ tổ. Xung quanh Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc tự động có một khoảng trống nhường đường, các học sinh khác đều nhìn lén hai người với ánh mắt hâm mộ.

Từ khi vào Nhất Trung học, Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc đã nhanh chóng trở thành ‘truyền kỳ’ của Nhất Trung. Đầu tiên là cặp anh em này tuy không phải ruột, nhưng còn thân hơn anh em ruột. Toàn Nhất Trung đều biết Triệu Thanh Cốc cưng chiều Quan Viễn như thế nào. Tiếp theo, kỳ thi nào hai người cũng đứng nhất khối với điểm tối đa. Cuối cùng, gần đây mọi người mới biết, Thịt Kho Viễn Cốc và Thời Trang Viễn Cốc đều là sản nghiệp của hai người.

Hiện Thịt Kho Viễn Cốc đã nổi tiếng khắp cả nước, số người gia nhập hệ thống nhiều đếm không xuể. Còn Thời Trang Viễn Cốc tuy không được quảng cáo rầm rộ như thịt kho, nhưng tiềm lực vô cùng lớn, hiện tại đã có rất nhiều người xếp hàng chờ đặt hàng.

Thời Trang Viễn Cốc không còn là một xưởng nhỏ nữa, Triệu Thanh Cốc đã xây thêm hai tòa nhà cao tầng và một xưởng may trên khối đất hoang kia. Năm rồi nhà nước lại có chính sách mới, Thời Trang Viễn Cốc trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Đơn đặt hàng càng ngày càng nhiều, xưởng may luôn ở trong trạng thái phải làm việc liên tục cho kịp đơn hàng nhưng không một người công nhân nào tỏ ra bất mãn, bởi vì họ được trích phần trăm hoa hồng trên mỗi một sản phẩm làm ra.

Không chỉ người ở mấy thôn lân cận tới làm, người trong thị trấn cũng xin vào Viễn Cốc. Bởi vì chế độ phúc lợi của công ty thật sự quá tốt, chỉ cần nghiêm túc làm việc, lương một tháng đã đủ sống. Nếu chịu khó tăng ca, một ngày kiếm được năm mươi tệ chẳng phải việc khó. Giờ nhóm công nhân đầu tiên của xưởng may đã thành ‘sư phụ’, tiền công một ngày không dưới một trăm tệ. Ở thời này, đây quả là con số khiến người ta phải đỏ mắt vì ghen tỵ.

Mặc dù xưởng may Viễn Cốc bởi vì mở rộng quy mô sản xuất đã tuyển thêm ba lượt công nhân trong vòng một năm nhưng mỗi lần số người tới báo danh chưa bao giờ là ít.

Tiền lời từ Thời Trang Viễn Cốc và Thịt Kho Viễn Cốc khiến Quan Viễn thật sự hiểu hàm nghĩa của từ tiền chỉ là một con số, kiếm không bao giờ là đủ hoặc thiếu.

Tuy hiện giờ Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc đã có rất nhiều tiền, nhưng đều tự tay làm hết mọi việc trong nhà, cảm thấy như vậy thoải mái hơn.

Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc quyết định dọn dẹp phòng trên thị trấn một phen, về thôn ở đến hết kỳ nghỉ đông. Quan Quốc đã bán hết thịt kho trong ngày, biết Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc muốn về thôn, bèn ở lại chờ hai người cùng đi.



Mùa đông ở phương bắc luôn có tuyết rơi rất dữ, lại đặc biệt dài, mỗi nơi có vẻ đặc sắc riêng.

Mấy năm nay đời sống người dân càng ngày càng tốt hơn, nghề điêu khắc tượng đá cũng bắt đầu xuất hiện lại ở huyện Vân Sơn.

Một ông cụ bày hàng điêu khắc tượng đá cách tiệm thịt kho Viễn Cốc không xa, trời lạnh cóng khiến ông cụ cứ run cầm cập. Quan Viễn thấy ông cụ bày rất nhiều tượng nhỏ tinh xảo bèn kéo Triệu Thanh Cốc qua nói muốn khắc hai cái với nguyên mẫu là hai người.

Quan Viễn thấy ông cụ mặc dù lạnh đến phát run, nhưng động tác tay vẫn cực kỳ ổn định. Nói chuyện một hồi mới biết thì ra hồi trước ông cụ chuyên điêu khắc tượng đá cho nhà địa chủ, phú hộ, sau thời cuộc thay đổi, mọi người hận không thể trở thành bần nông chẳng ai dám mời người về khắc tượng để khoe mình giàu nữa nên hoang phế tay nghề tới nay.

Chẳng mấy chốc ông cụ đã khắc xong hai cái tượng nhỏ với khuôn mẫu từ Triệu Thanh Cốc và Quan Viễn. Cho dù Quan Viễn đã thấy nhiều tượng đá sản xuất nhờ công nghệ tiên tiến trong tương lai, vẫn không thể không thán phục tay nghề của ông cụ, bởi vì thật sự như bản thu nhỏ của hai người, ngay cả hai chiếc răng cửa lộ ra lúc cười rộ lên của Quan Viễn cũng được khắc rất rõ ràng.

Triệu Thanh Cốc vô cùng yêu thích hai cái tượng đá nhỏ, đặc biệt là tượng hình Quan Viễn, cứ cầm mãi không buông.

Quan Quốc cũng đặt khắc một hình mình, còn định ngày mai kéo cả nhà tới khắc chung một tấm gia đình.

Quan Viễn hỏi, “Ông ơi, nhà ông chỉ có một mình ông là biết điêu khắc tượng đá thôi ạ?”

Ông cụ thở dài một hơi đáp, “Sau khi học được tay nghề từ thầy, ông vốn muốn dạy cho con trai lớn nhưng không thành. Hiện tại e rằng cả huyện Vân Sơn này, người rành điêu khắc tượng đá, chẳng còn ai khác ngoại trừ ông.”

Quan Viễn nghe vậy thầm cảm thán không biết bao nhiêu nghề thủ công mỹ nghệ thế này đã bị chôn vùi trong dòng chảy của lịch sự.

Quan Viễn tôn kính ông cụ nên lúc trả tiền cố ý đưa thêm mấy tệ. Ông cụ vui vẻ cười nhăn cả mắt, luôn miệng nói cám ơn.

Trên đường về, Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc tạt qua xưởng may xem thử, thấy tất cả đều ổn thỏa mới yên tâm về thôn.

Quan Viễn ngắm căn nhà một tuần không về, cảm thấy cực kỳ thân thiết. Sân trước vẫn sạch sẽ như lúc đi, hẳn là Lý Anh đã dọn dẹp giùm luôn.



Triệu Thanh Cốc vào nhà, cởi áo khoác ngoài ra, đốt lò sưởi lên. Lúc Triệu Thanh Cốc đốt lò sưởi, đặc biệt thích đặt chút đậu phòng, hạt dẻ linh tinh gần bếp lò cho nó chín dần luôn, bởi vì Quan Viễn rất thích ăn. Lần nay cũng không ngoại lệ.

Triệu Thanh Cốc thấy Quan Viễn đang ngồi chơi bên cửa, sợ nhiệt độ trong ngoài chênh lệch quá lớn sẽ ảnh hưởng không tốt bèn đi tới chà xát người Quan Viễn cho ấm lên rồi mới dẫn cậu vào nhà.

Quan Viễn đặt hai tượng đá nhỏ lên bệ cửa sổ, mặt hướng vào trong, như vậy khi hai người nằm trên giường gạch cũng thấy được, lại không lo trong nhà ấm quá tượng đá sẽ bị tan.

“Được rồi, mau vào thay đồ đi. Anh đi nấu cơm.” Triệu Thanh Cốc dặn Quan Viễn xong nhanh chóng bước vào bếp.

Trong nhà vô cùng ấm áp, Quan Viễn không hề thấy lạnh, những vẫn ngoan ngoãn nghe lời Triệu Thanh Cốc đi thay một bộ đồ khô ráo khác.

Triệu Thanh Cốc mặc tạp dề nấu cơm, hơi nước mờ mịt bốc lên khiến khuôn mặt kiên nghị của anh trông nhu hòa hẳn. Quan Viễn không cần làm gì hết, chỉ cầm cái băng ghế nhỏ ra ngồi ở cửa phòng bếp chờ.

Triệu Thanh Cốc cảm nhận sau lưng có một tầm mắt cực nóng đang chiếu tới, khẽ cười hỏi, “Không ra hơ lửa cho ấm à?”

Quan Viễn đáp, “Chờ anh nấu cơm xong đi luôn.”

Triệu Thanh Cốc cười nói, “Vậy thì anh phải nhanh hơn mới được!”

Quan Viễn đi lại ôm eo Triệu Thanh Cốc, vùi mặt vào lưng anh. Bàn tay cầm muỗng của Triệu Thanh Cốc cứng lại, đột nhiên cảm thấy từ chỗ tiếp xúc với mặt Quan Viễn dường như có một đốm lửa bùng lên, lan khắp toàn thân, nóng khủng khiếp.

Triệu Thanh Cốc không hiểu tại sao nhưng vô cùng thích Quan Viễn ỷ lại anh, ước gì có thể buộc Quan Viễn ở bên cạnh mọi lúc mọi nơi.

Giờ khắc này dường như không khí đã ngừng trệ, cả phòng bếp chỉ còn tiếng canh nóng sôi trào.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Trở Lại Những Năm 80

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook