Trở Về Thời Bắc Thuộc

Chương 10: Bạch Lang

Tran Tuan

14/11/2019

Sau 2 tháng, cuộc sống của làng Tiềm đã trở lại những ngày yên bình. Phải nói là những ngày yên bình nhất chưa từng có khi có trâu tốt để cày, có gạo để ăn. Trong thời gian qua chỉ có nhóm 10 người thợ kia là vất vả, Hãn đã dành toàn bộ thời gian tại khu đất trống để nói về các cách tạo màu, tỉ lệ các nguyên liệu và các tính chất của thủy tinh, đại loại khi bị nấu chảy ở một mức nào đó chúng sẽ giống như đất sét, dễ tạo hình, nhưng khác là không được dùng tay trực tiếp chạm vào. Mọi công cụ đã được tiến hành chế tạo theo yêu cầu của Hãn nhưng vì không có sắt nên Hãn không thể thổi thủy tinh thành bình được. Nhưng cũng may là Hãn biết một cách khác có thể làm bình thủy tinh, dù cách này có hơi mất vệ sinh một chút. Đó là phương pháp core glass. Cách này Hãn tình cờ biết khi xem ti vi nói về Kĩ thuật La Mã. Hãn đặc biệt có ấn tượng với cách này vì chúng có sử dụng… phân động vật. Phương pháp core glass là dùng một lõi bằng đất sét trộn phân động vật và cát thật đều rồi bắt đầu nặn, hỗn hợp đất sét và phân động vật sẽ cứng lại sau một lúc trộn, chúng có độ giòn tương đối để tạo hình, chỉ cần dùng dao đồng cắt và cạo thành hình như ý muốn rồi cắm vào một thanh que tre hoặc gốm nhúng vào nồi thủy tinh. Do độ dính cao nên thủy tinh bám vào bề mặt và tạo thành hình. Hãn lúc đầu chỉ muốn dùng đất sét nhưng thất bại vì khi đất sét chưa nung gặp nhiệt độ nóng bất ngờ sẽ rã thành từng cục. Lúc đó Hãn mới hiểu vì sao người La Mã lại trộn thêm phân vào, làm thế để chúng kết dính chắc hơn. Sau khi nhúng vào thủy tinh lỏng, thủy tinh sẽ bám vào nhờ đó phần tạo hình đã xong. Đợi một lúc cho nguội bớt rồi chỉ cần đục phần lõi hỗn hợp đất, chúng sẽ nát ra và được đổ ra ngoài sau đó được đem rửa với nước, thành phẩm sẽ là một chiếc bình thủy tinh hoàn chỉnh.

Không dừng lại ở đó, những công tượng này một lần nữa khiến Hãn bất ngờ khi họ biết dùng kẹp và mặt phẳng của dao đồng để tạo thêm hoa văn. Ngoài ra Hãn đặc biệt ấn tượng với lão Núi Đen. Không biết lão làm hay kiếm đâu được một mớ dụng cụ bằng đồng và gốm. Đầu tiên lão nấu thủy tinh vào những hũ nhỏ khác nhau để màu sắc khác nhau, sau đó dùng một que gốm dài khoảng 2 gang tay rồi chọc vào những hũ đựng thủy tinh nhỏ đó. Áp dụng tính dai của thủy tinh để kéo và gắn vào các bình thủy tinh. Lão làm thuần thục đến mức khiến Hãn và đám thợ nhìn muốn lác cả mắt. Làm thoăn thoắt một hồi thì một chiếc bình thủy tinh đã có thêm quai cầm và một số họa tiết đủ màu trên thân bình rồi. Nhưng mà thô quá, đẹp thì có đẹp nhưng không được mài nên các chi tiết thừa rất nhiều. Nhiều lúc Hãn nghĩ có chiếc máy mài thì chiếc bình này đã thành một tuyệt tác mất rồi. Nhưng Hãn vẫn tưởng tượng được. Hoa văn này là cảnh thu hoạch đồng lúa. Nổi nên là 2 hình ảnh một nam một nữ đầu đội mũ lông chim tay cầm lưỡi liềm gặt lúa, người nam thì hướng mắt lên nhìn mặt trời. Các đường nét đều rất góc cạnh vì lão vẽ bằng cách chấm thủy tinh lỏng trên que gốm lên thành bình rồi kéo những nét thẳng nhỏ đến khi thành hình ảnh cụ thể, tuy các nét vẫn chưa đều và không mềm mại như những bình thủy tinh La Mã nhưng ở đất Việt này, nó cũng xứng đáng là tuyệt tác. Một bình lão chỉ cần có 2 canh giờ để trang trí. Nhìn các bình thủy tinh được trang trí và thêm các họa tiết khác nhau Hãn lúc này thì ngớ người. Lão già này đúng là “thứ dữ” chính hiệu. Trong khi đám thợ còn đang lớ ngớ thì lão này làm vèo một cái đã có một tác phẩm. Đây chính là sự khác biệt giữa tay nghề thủ công

-Trưởng làng không hổ là thợ điêu khắc giỏi nhất tộc ta – Một người thợ nói

-Hả?? – Hãn quay lại

Thấy Hãn bất ngờ, người này mới nói tiếp

-Cháu không biết cũng đúng, từ lúc tộc trưởng qua đời, lão đã không còn động tay vào bất kì thứ gì nữa. Lúc đó cháu cháu mới có mấy tuổi, chưa nhận thức được. Ngày đó ta hơn cháu hiện tại vài 3 tuổi, lúc đó lão đã tự tay làm một đôi ống tay cho tộc trưởng vào lúc ngài ra trận. Trên bộ ống tay đó chạm khắc rất tinh xảo, lão đã khắc lên đó một tấm bùa bình an đó. Trong tộc chưa có ai tài nghệ được như lão cả.

-Anh Hãn ơi, uống nước nè.

Đang mải nghe người thợ này nói thì từ phía sau, Trứng mang đến cho Hãn một bát nước. Nơi này do gần lò nấu nên rất nóng khiến những người thợ toát mồ hôi mất nước rất nhiều. Lũ trẻ cũng mang nước đến cho những người thợ khác. Già làng lúc đó cũng tạm nghỉ, vì trời quá nóng nên lão quyết đinh cởi trần. Hãn đang uống nước, vừa lúc đó quay sang trưởng làng.

-Phụt…ặc ặc

-Mày làm cái gì vậy? – Sóc giận nói

Hãn phụt hẳn miếng nước trong miệng tên Sóc sau khi nhìn trưởng làng. Cái quái gì thế này? Đống cơ bắp đó… Già làng trong “Rừng xà nu” à? Trước mặt Hãn lúc này là một tấm thân rắn chắc, các múi cơ săn chắc gờ lên bao quang lấy thân thể, chúng giống như một tấm áo giáp Hi Lạp mà Hãn xem trên phim vậy. Mấy ông diễn viên trong phim 300, cơ bắp cũng thế này thôi. Làn da nâu rám nắng cùng cái thân hình khủng bố kia quá bất hợp lý với cái bản mặt nhăn như quả cà của lão. Trên thân thể đó còn có rất nhiều hình xăm nữa, chủ yếu là các hình xoắn ốc tập trung nhiều ở phần ngực. Nếu không phải các nếp nhăn trên mặt cùng với bộ râu bạc trắng kia có đánh chết Hãn cũng không tin cái thân thể kia là của một lão già sắp xuống lỗ. Mà Hãn giật mình cũng đúng vì trong đầu Hãn khi nói về già làng là một ông già thất thập mặc một chiếc áo cụt tay đen và đóng khố. Vì trang phục lão thường mặc khiến Hãn cảm thấy lão rất gầy, cho đến khi lão cởi áo thì mới vỡ lẽ. Không chỉ thân thể mà chân tay lão cũng ấn tượng không kém, các múi cơ tam đầu trên mỗi cánh tay nổi rõ ràng cùng cơ cẳng tay rắn chắc, cảm giác như chúng làm bằng thép nguội vậy.

-Ê, mày ngẩn ra đấy làm gì? – Sóc ở bên cạnh vỗ vai

-Mày không thấy có gì đó bất bình thường à? - Hãn nói, mắt liếc ra hiệu chỉ Sóc nhìn về phía già làng

-Thứ bất bình thường nhất là mày đó, hết phụt nước vào tao, không xin lỗi còn đứng ngẩn ra đấy làm gì? Chẳng lẽ mày chưa nhìn thấy già làng để trần bao giờ à?

-Chứ chẳng lẽ mày thấy rồi?

-Chứ còn gì, lúc đầu ta cũng có hơi bất ngờ, nhưng cũng quen rồi. Công nhận ông già mà thân không già, cứ như đàn ông 20 tuổi vậy.

Ây da, đúng là cuộc sống. Kì nhân dị sĩ luôn quanh ta. Ngay trước mặt hắn cũng là một dị nhân theo đúng nghĩa đen.



Trong hai tháng, một lô gồm 17 bình thủy tinh, 4 đôi giáp tay bằng đồng cùng nhẫn, ống chân và lắc tay phụ nữ đã làm xong, tất cả đêu được gắn những miếng thủy tinh nhỏ. Cả đám thợ phải mài rất nhiều lần trên đá mới được ưng ý. Có câu “nước chảy đá cũng mòn”, Hãn không tin dù đá không cứng bằng thủy tinh nhưng mài nhiều thủy tinh lại mòn đi được, dù mất rất nhiều công sức. Tất cả được chất lên xe trâu trực chỉ làng của Liễu tộc trưởng. Để tránh nhiều kẻ không nên thấy phát giác, người làng đã phủ lên một lớp vải tiêu cát trên suốt đoạn đường. Liễu tộc trưởng sau khi nhận “hàng” thì rất vừa lòng, đem bày biện trang trí trong ngôi nhà. Phu nhân thì dùng hai chữ “hài lòng” vẫn không lột tả hết được cảm xúc. Bây giờ ra ngoài người ta hoàn toàn để ý ngay được bà vì những thứ trên người quá sặc sỡ và bắt mắt. Một đôi lắc tay đồng đính 5 hạt thủy tinh màu lục bảo cùng bông tai, nhẫn, nhưng nổi bật nhất vẫn là sợi dây chuyển bằng đồng, mặt dây được làm liền và được tạo bởi 5 miếng thủy tinh khoảng 3cm2 xếp thành hàng dọc, tạo nên vẻ quý phái, khiến mấy người trong hội chị em với bả thèm khát, chỉ tiếc là không có tiền và Hãn hiện tại đã tạm dừng, không làm nữa, nếu mà biết chúng chỉ đáng mấy bao gạo chắc là kéo nhau đến làng Tiềm làm loạn mất, may mà vị Liễu phu nhân này lại khá kín miệng nên việc Hãn làm vẫn là bí mật. Trong đống đồ trang sức, vị phu nhân này ưng với món này nhất, lúc nào cũng đeo bên người không rời.

Lại nói, từ sau khi nhận được đống đồ này, khách đến nhà của họ Liễu đều phải trầm trồ thán phục những món kì lạ trong nhà, một số còn được coi là giá trị liên thành, lời khen nhiều đến nỗi làm lão mấy hôm nay cười thỏa mãn đến giờ chưa hết. Liễu tộc trưởng không những dùng bình để tranh trí mà còn dùng để đựng đồ uống tiếp khách. Khách đến chơi đều là những tộc trưởng trong vùng hoặc ít nhất là thuộc hàng trưởng lão. Khách đến chơi thấy chủ nhà mang đồ uống đựng trong bình quý ra tiếp mình chứng tỏ người khách được chủ rất coi trọng, lẽ thường người khách sẽ cảm thấy mình được trọng vọng và tất nhiên thái độ đối với chủ sẽ là tương ứng, nhờ thế mà thời gian gần đây, uy vọng của Liễu tộc trưởng như thế nước nâng thuyền, mối quan hệ với những tộc trưởng khác cũng ngày càng bền chặt. Các bộ tộc xung quanh đêu kính nể. Lại nói, sau khi chiêm ngưỡng các bình thủy tinh, nhiều kẻ sẵn sàng bỏ giá cao để mua lại, nhỏ thì đổi 3 hộc gạo (1 hộc=10 thạch), lớn thì đổi 100 con trâu tốt, ngoài ra họ còn hỏi mua ở đâu? Liễu tộc trưởng, ngoài trừ những món lão ưng ý, sẵn sàng bán lại, tất nhiên là bán rồi, giá hời quá mà nhưng là số lượng có hạn, đồ lão sẵn sàng bán chỉ đếm trên đầu ngón tay vì lão đặc biệt thưởng thức những món đồ đến từ làng Tiềm này, không nỡ bán, mà muốn thì vợ lão cũng chưa chắc đã cho. Nói gì chứ tiếng nói của phụ nữ có vị trí rất cao trong gia đình do người Việt đang ở chế độ mẫu hệ, dù tộc trưởng là nam nhưng những quyết sách trong tộc cũng vẫn phải qua ý khiến của vợ lão thì mới làm được. Khi được hỏi về xuất xứ, để bảo đảm bí mật cho làng Tiềm, lão chém đại là có thương nhân phương Bắc tình cờ đi qua để lại cho hắn giá rẻ, họ Liễu không biết tên, chỉ biết họ bị lạc tình cờ qua đây, thế là việc nấu thủy tinh của làng Tiềm được giữ bí mật hoàn toàn. Họ Liễu cũng nói “thương nhân” đó sẽ quay lại bất cứ lúc nào nên sẽ giúp các tộc trưởng đặt mua một ít, mấy vị này nghe thế cũng mừng mà đỡ tiếc, không hỏi nữa

---------------------------------------------

4 tháng sau, vào một ngày đầu xuân

-Ây dà, cuối cùng cũng sắp đến Tết rồi, nhà mày đã chuẩn bị gì chưa?

-Có gì đâu mà chuẩn bị, cùng lắm có bộ áo mới thôi – Hãn nói

Hãn và Sóc lúc này đang đứng trên một chiếc bè nổi bằng tre cùng với mấy đứa khác làng bên, chúng đa thu bẫy cua. Bẫy này được đám trẻ làm từ các cành tre. Chúng giống như một chiếc lồng với các cửa vào hình phễu giống như các giỏ bắt cá ở 4 mặt, trên trong có một chiếc lồng treo một miếng mồi là một miếng gan trâu nhỏ. Cũng may là gần đây có 2 con trâu già mới chết, làng xẻ thịt chia đều cho mọi người trong làng. Hãn cũng xin được một ít gan trâu nên dùng làm bẫy cua. Lần này, Hãn rủ bọn làng bên làm chung, sự việc lần trước tên Sóc cũng không tính toán nữa nên không có gì xảy ra. Cả đám nhóc làm được 20 lồng đặt rải rác ngoài biển. Để bẫy chìm xuống, Hãn đã buộc vào mỗi thành bẫy 4 cục đá và nối vào một chiếc phao bằng gỗ để đánh dẫu. Sau 1 tuần, bọn chúng quay lại thu bẫy. Lần đầu này không được như mong đợi, mỗi bẫy chỉ có 2-3 con cua ghẹ mắc vào, có bẫy còn không có con nào nhưng đây là lần đầu chúng bắt được nhiều cua như vậy vì cua chúng bắt được trước khi có bẫy là ở trên bờ, lâu lâu mới có một con. Tổng cộng 20 bẫy chúng thu được 27 con, chia đều 2 bên 5:5. Vì Hãn là người nghĩ ra nên được chia 2 con lớn nhất mang về còn lại cho bọn nhóc tự chia nhau

Sau khi chia xong bọn trẻ đều kéo nhau về làng, chúng vừa đi vừa hát, nói cười vui vẻ. Người làng lúc này cũng đang tất bật chuẩn bị cho ngày Tết. Nhà Hãn cũng không ngoại lệ. Hôm nay là ngày mà hắn sẽ đi viếng mộ cha, mẹ hắn đang dưới bếp chuẩn bị đồ cúng. Buổi chiều hôm đó, 2 người mang theo đồ cúng đến một cánh đồng trống cách làng 2 dặm về phía Tây Nam. Đó là nơi an táng người đã khuất trong làng, đi theo mẹ vào sâu bên trong, đến nơi có một gò đất trồi lên, đó là mộ của cha hắn. Cha hắn ngày trước đánh trận đã chết mất xác rồi, trong mộ chỉ còn lại những di vật của ông mà thôi. Hãn và mẹ hắn quỳ xuống chắp tay làm lễ cúng, nhiều người làng cũng đã đến đây để khấn vái, cầu người đã khuất phù hộ. Trong lúc cúng cha, Hãn chợt để ý thấy đôi mắt mẹ hắn, những giọt nước mắt đã rơi. Dù cha hắn đã mất nhiều năm nhưng nỗi đau mất chồng trong bà vẫn chưa nguôi, bà vẫn rơi lệ như cái ngày bà nhận được tin tử chiến của chồng mình. Hãn nắm lấy vai bà cố gắng an ủi. Trong cái thân xác này, Trần Khôi vẫn cảm nhận được mong muốn của Hãn, đó là mong bà có thể tìm được một tấm chồng mới để vơi bớt nỗi trống vắng trong lòng mà quên đi người cha đoản mệnh này, nhưng từ lúc cha mất, mẹ hắn ở vậy nuôi hắn đến tầm này. Hãn cũng đã không ít lần thấy mẹ hắn khóc khi nhìn lại kỉ vật của cha trong nhà. Hãn cũng biết bà không muốn thấy Hãn nhìn bà khóc nên mỗi lần thế Hãn đều tự biết mà tránh mặt. Hắn đã tự hứa sẽ thay cha bảo vệ mẹ hắn đến cuối đời.

Sau buổi viếng mộ là lúc mọi người có thể bắt đầu chuẩn bị cho ngày Tết truyền thống. Đây là ngày vui nhất trong năm khi họ không cần phải lo nghĩ về sự thiếu thốn hằng ngày. Ngày lễ Tết cổ đại kéo dài trong 2 tuần với những phong tục còn thường thấy, chúc tết ông bà, bữa cơm tươm tất, và một phần không thể thiếu là lễ hội, lễ hôi lúc này chỉ đơn giản là đánh trống đồng, nhảy múa quanh bếp lửa chứ không có gì đặc biệt. Với một người hiện đại thì đây gọi là nhàm chán nhưng với Hãn thì nó rất vui, hắn đã quá chán ngán với cuộc sống đầy đủ tiện nghi thời hiện đại, nơi mọi người chỉ biết cúi mặt vào điện thoại máy tính mà quên đi những giá trị tinh thần truyền thống cốt lõi của dân tộc.

Sau kì nghỉ Tết cũng là lúc thu hoạch lúa ngoài đồng. Hãn không khỏi nhớ lại buổi đầu tiên đến thời đại này, thấm thoát đã gần được một năm rồi. Hắn ngày trước cũng đọc mấy truyện thể loại xuyên thời gian về thời cổ đại, đa phần là nhân vật chính phá cmn đảo luôn thời đại, xưng hùng xưng bá một phương, mở ra một đế chế huy hoàng cho người Việt. Trần Khôi hắn vốn không thích những giai thoại như vậy, để mở ra một đế chế thì máu của người Việt cần phải đổ rất nhiều, nhưng phần lớn những truyện hắn đọc không hề nhắc đến chi tiết này, đặc biệt là thương vong rất ảo, địch chết cả ngàn, quân ta mấy chục. Người Việt thời cổ đại dân số vô cùng ít, dân tộc này phải nỗ lực lắm mới có thể tránh khỏi bị biến mất trong lịch sử nên hắn mong muốn trong thời đại này có thể dùng kiến thức hiện đại để góp phần giúp người Việt phát triển hơn, để tránh mất đi bản sắc dân tộc, giành được độc lập sớm hơn và hạn chế xa vào chiến loạn, thứ chỉ gây nên đau thương chết chóc. Hắn thừa biết người Việt sẽ sớm nổi dậy giành lại tự chủ, vậy hãy để hắn giúp đỡ một tay, bắt đầu từ thời đại này. Đa phần các cuộc khởi nghĩa của người Việt đều có 1 điểm chung là quân số cực thấp cũng trang bị, công nghệ lạc hậu đến đáng thương trong phương Bắc quân đông chục vạn, trang bị tinh lương, giành được độc lập, dù là muộn cũng đủ thấy dân tộc này quật cường thế nào, ý chí độc lập đã khiến họ phá võ rào cản về thiếu thốn lạc hậu, nhưng cũng phải trả một cái giá đắt về sinh mạng. Có một sự thật đau lòng là dù chúng ta sau 1000 năm Bắc thuộc, những tưởng những thành tựu của Trung Hoa đã có thể được hấp thu nhưng thực tế lại khác, ví dụ như sản xuất thép thì phải đến tận thời Lê sơ mới bắt đầu sản xuất được thép tốt hàng loạt, hỏa khí trước lúc đó rất hạn chế và đắt do phải thêm quá trình luyện thép rồi mới đúc hỏa khí trong khi người phương Bắc thời Nam Bắc triều, thép đã được trang bị toàn quân và phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày, đến các triều đại sau, cách chế thép đã được cải tiến thêm nhiều, đến thời đại hỏa khí, vũ khí như sung hỏa mai, điểu thương đều dư dả, dù cho Hồ Nguyên Trừng là ông tổ nghề đúc pháo Việt Nam nhưng pháo của Hồ Nguyên Trừng chỉ hơn nhà Minh là có flash pan và tỉ lệ thuốc sung tốt hơn, còn lại thép đúc ra đều rất tệ. Vậy nên Hãn mong muốn xây dựng nên cho người Việt một nền tảng công nghệ cơ bản để đến khi người Việt khởi nghĩa sẽ không bị thất thế vì trang bị yếu kém cũng như quân số luôn dư đủ.

Đầu tiên là làm sao khiến dân số người Việt bạo tăng. Hiện tại người Việt cả 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam cộng gộp lại cũng chỉ được già hơn 900 ngàn, đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng chỉ có hơn 1 triệu, sau khi bị Mã Viện dẹp thì mất đến già nửa dân số. Trong khi thời Hán, sau thời Chiêu Tuyên tri trị, dân Hán đã đạt đến con số 40 triệu và còn tiếp tục tăng mạnh vào các triều vị vua khác. Nếu người Việt muốn tăng nhanh nhân khẩu thì phải nhân lúc chiến tranh liên miên thời Vũ Đế, dân Hán suy giảm mà phát triển. Ngoài ra hắn cần giúp người Việt rèn sắt và luyện thép, không thể để đến lúc nổi dậy lại cầm vũ khí bằng đồng ra quần nhau với người Hán được.

Nói đến đây nhiều người sẽ nghĩ hắn là kẻ hèn nhát. Hắn là người xuyên thì đứng lên mà lãnh đạo có phải hay hơn không. Phải, hắn chính là một tên hèn. Hắn hèn vì không dám liều số mạng của tộc Việt. Hắn không được như những nhân vật trong mấy cuốn tiểu thuyết xuyên không, không có tài chính trị, không có tài lãnh binh, nếu hắn lãnh đạo sớm muộn cũng khiến người Việt đến đứng bên bờ diệt tộc. Hắn tham gia và luyện tập trong môi trường quân đội, tuy lĩnh hội được ý chí quật cường của cha ông nhưng không phải cái thứ tư tưởng thích là chiến, hắn được dạy chỉ khi đến bước đường cùng, phải dùng đến hạ sách mới phải dùng vũ lực, còn lại là dùng ngoại giao nên hắn mới không dám lãnh đạo dân Việt nổi dậy. Nhà Hán lúc này vẫn chưa xúc phạm mạnh đến văn hóa Việt như thời của Tô Định, vẫn còn rất ôn hòa nên tinh thần phản kháng chưa cao. Đó cũng là lý do mà từ lúc cuộc khởi nghĩa cha hắn tham gia đến thời Hai Bà Trưng không có một cuộc khởi nghĩa nào ra hồn. Dân Việt chỉ dừng ở mức là giết quan lại Hán chứ không nổi loạn, số quan lại bị giết cũng không nhiều.

Còn về mực tiêu của hắn. Muốn tăng dân số, đơn giản lắm, đủ ăn tự khắc sẽ tăng. Chỉ cần người Việt dư dả lương thực thì không muốn tăng dân cũng khó. Muốn thế cần cải tiến phương pháp trồng cấy hiện tại để tăng sản lượng, đen một nỗi hắn bận nhiều việc quá, trong thời gian qua do tập trung nói về các tính chất của thủy tinh cho những người thợ nên hắn không để ý người Việt trồng lúa thế nào, đành phải đợi đến vụ sau xem mới được.

Còn nếu muốn có thép, trước tiên hắn cần nguyên liệu xây lò đã. Không thể giống như trong truyện, vẽ đại lấy một cái lò cao hay lò Bessemer rồi bảo công tượng đắp đất mà xây được. Như đã nói, nhiệt độ trong lò cần để luyện thép lên đến mấy ngàn độ, lò đất sét làm sao chịu nổi, nên mới thấy ở châu Âu dù luyện sắt cũng rất sớm nhưng chỉ là là lò Bloomery xây băng hỗn hợp đất, đất sét và đá, tuy có thể chịu được hơn một ngàn độ, đủ để luyện sắt thành cục nhưng sản lượng rất thấp, còn làm lo cao ư, đơn giản họ không có cái gan làm, sau vài thế kỉ họ mới biết đến vật liệu chịu nhiệt nhưng họ vẫn trung thành với lò Bloomery và đến khi nhu cầu về đúc pháo tăng vào thời Trung Cổ thì lò cao mới có và kĩ thuật được du nhập từ Trung Hoa. Nguyên liệu chịu nhiệt hắn có biết một thứ có sẵn, đó chính là cao lanh hay còn gọi là đất sét trắng. Nghĩ xem đồ sứ có thể chịu được sức nóng đến mấy ngàn độ là nhờ đâu, chính là nhờ men gốm có chứa phần lớn cao lanh.

Hắn đã đọc một số tài liệu nói rằng không phải người Việt không biết rèn sắt mà đơn giản họ không biết cách làm thế nào, trong có có việc xây lò, còn lại là do các yếu tố như luồng khí thổi vào để đạt nhiệt độ cần thiết, nếu dùng dụng cụ đúc đồng hiện tại thì cần ít nhất 5 người cùng thổi khí vào lò trong 2 tiếng không nghỉ mới có thể nấu chảy sắt được, ngoài ra còn các yếu tố chính trị, như độc quyền sắt của Vũ Đế là một ví dụ, người Trung Hoa cũng gặp tình trạng tương tự khi họ mới lúc đầu rèn sắt, nhưng họ đã có một cách đó là trộn thêm một loại “đất đen” vào quặng, nhờ đó nhiệt độ nóng chảy của sắt sẽ giảm xuống từ 1400oC còn có 980oC, đồng thời, nhờ có cao lanh mà họ có thể xây được lò cao, sắt có thể tạo ra ở quy mô lớn. Những bí mật về rèn sắt này đều được nhà Hán giữ kín không để lộ ra ngoài.

Nhưng may mắn là Trần Khôi lại biết, chỉ có chuyện luyện thép thì hắn chỉ biết lý thuyết thôi, về sau làm được hay không chỉ còn phụ thuộc vào tính sáng tạo của người Việt thôi. Mà nghĩ đến đây hắn mới nhớ, sắt bị nhà Hán độc quyền rồi, đất Nam lại là nơi nằm trong danh sách hạn chế phổ biến sắt đến mức tối đa. Chẳng lẽ bây giờ đi khai mỏ lậu? Mất đầu như chơi. Hãn thầm lắc đầu ngao ngán, hắn bị trói chân tay chặt quá, chắc phải mất rất nhiều thời gian mới thực hiện được 2 bước đầu này



Nhưng hắn đâu hiểu rằng, để một dân tộc tồn tại trường tồn, kiến thức của hắn là chưa đủ. Có câu “Trời cao muốn diệt, người ắt phải chết, trời không muốn diệt, ắt có dụng tâm”. Ngay từ khi hắn sống lại trong thời đại này, số phận của hắn vốn đã được an bài và nó sẽ hướng hắn đến một con đường hắc ám không lối về. Có thể ngàn năm sau người ta sẽ coi hắn sánh ngang với Thành Cát Tư Hãn hay Bạo Tần

Như thường lệ, sau mỗi vụ thu hoạch làng Tiềm đều phải có nghĩa vụ trả thuế cho Bạch Kỷ nên sau khi thu hoạch vài ngày, đã một nhóm người được Bạch Kỷ phái đến để thu thuế, thuế lần này còn nhiều hơn, 120 thạch, nhưng dù thuế cao người làng lần này lại dửng dưng như không, không phản kháng như lần trước, có chăng là có thái độ khó chịu với cái đám chó săn này, vì họ đã có cách bù vào, không lo thiếu. Đám lính thấy làm lạ nhưng khi thấy dân làng mang gạo ra đủ số lượng thì không để ý nữa. Đang chuẩn bị rời đi thì có tiếng nói.

-Thật đen đủi, đi săn từ sáng mà không có lấy một con thỏ.- Một người đàn ông có dáng vẻ tuấn tú đang cầm cung cưỡi trên một con hoàng mã nói

-Thiếu chủ đừng vội nản, biết đâu trong khu rừng kế tiếp có thì sao

-Thiếu chủ, phía trước có một ngôi làng, chúng ta tạm vào đó nghỉ ngơi rồi hãy đi săn tiếp

-Được, đến đó đi

Cả đám khoảng 20 người, trong đó có 5 người cưỡi ngựa, còn lại là đi bộ, dắt theo chó săn, trang bị vũ khí đầy đủ, chạy đến làng Tiềm. Đám lính thu thuế nhìn thấy liền chắp tay hành lễ

-Thiếu chủ, chúng tiểu nhân xin có lễ

-Ừm, đây là làng nào vậy?

-Bẩm, đây là làng Tiềm, nằm ở phía đông trại của chúng ta, có khoảng 200 người ở đây ạ

-Tốt – Người này nói rồi hướng mắt về một tên thủ hạ

Rồi, một tên cưỡi ngựa lao vào bên trong làng nói lớn,

-Làng Tiềm nghe đây, thiếu chủ Bạch Lang của chúng ta hôm nay sẽ tạm nghỉ ở đây, các người mau chuẩn bị đón tiếp

Bạch Lang là con trai của Bạch Kỷ. Nói đến tên hắn, cả vùng mé đông Giao Chỉ này không ai không biết, tiếng ác có thừa. Năm nay hắn 30 tuổi, cao khoảng 1m7, khuôn mặt rất tuấn tú, đứng đắn cùng với ria mép được cắt tỉa gọn gàng, nhưng đừng nhìn dáng vẻ hắn đàng hoàng mà đánh giá, nếu cha hắn được gọi là Đệ nhất đại ác nhân thì hắn cũng thuộc hàng đệ nhị. Lớn lên được nuông chiều, tính tình ngang ngược đến mức khi hắn 13 tuổi đã tự tay đập chết một đứa trẻ cùng tuổi, cả nhà đứa trẻ đó cũng không tránh khỏi cái chết chỉ vì hắn nhìn đứa trẻ đó không thuận mắt. Lớn đến tầm này tính bạo ngược chỉ có tăng không giảm, cưỡng đoạt thiếu nữ, đốt nhà giết người cũng thành thói quen rồi, đỉnh điểm của cho tính cầm thú của hắn là từng đem người tập kích một ấp nhỏ, lạm sát giết người, trẻ con, đàn ông già trẻ lớn bé giết sạch, phụ nữ thì dồn một chỗ cưỡng bức tập thể, sau đó cắt đầu, cắm lên một ngọn sào mang đi. Hành động đó khiến các bộ tộc xung quanh bất bình nhưng vì ấp đó thuộc quản lý của Bạch Kỷ, chính quyền Hán lại dung túng nên các tộc trưởng khác không được xen vào. Bạch Lang vì cậy thế cha hắn nên không để ai trong mắt, thủ hạ của hắn rặt một lũ đầu trâu mặt ngựa. Đi đến đâu cũng chỉ mang đến khổ sở cho người khác. Người muốn bằm thây hắn trên đời này không được vạn cũng đến mấy ngàn, nhưng phần lớn đều không có kết cục tốt đẹp

Cả làng khi nghe Bạch Lang đến thì hoảng sợ, cái tính cầm thú của Bạch Lang ai cũng biết nên những nhà có con gái mới lớn đều bắt con mình ở yên trong nhà, không để hắn nhìn thấy. Nhóm của Bạch Lang cưỡi ngựa đến chỗ đình làng. Nói là đình làng chứ thực ra là một cái sân khấu mới được làm, nơi đó treo tất cả trống đồng trong làng. Ngày Tết chỗ đó được dùng để làm nơi biểu diện trong lễ hội mừng năm mới.

-Dân làng nghe đây, mau giết trâu xẻ thịt để dâng lên. Chậm trễ thì cẩn thận cái mạng của các ngươi.

Đàn ông trong làng bất bình nhưng cũng phải làm theo vì nếu chậm trễ để đám này khó chịu thì gia đình họ sẽ chết. Họ đành cắn răng giết một con trâu, xẻ thịt làm đồ ăn cho đám Bạch Lang. Những người làm chỉ toàn đàn ông, vợ con họ đều ở trong nhà hết rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Trở Về Thời Bắc Thuộc

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook