Chương 2: Cuộc sống mới
Tran Tuan
11/11/2019
Hắn chạy ra khỏi rừng về đến đường lớn vào làng thì có một tiếng gọi.
-Hãn ơi
-Mẹ mày gọi kìa.
Hãn nhìn theo hướng tiếng gọi. Hắn thấy một người phụ nữ đang vẫy gọi hắn. Như một phản xạ hắn chạy lại. Trần Khôi (hay lúc này gọi là Hãn) biết người phụ nữ này, đó là mẹ hắn, tên là Xá. Chạy men theo bờ ruộng, cuối cùng hắn cũng đến khoảng đất nhà hắn. Hãn nhìn mẹ hắn. Một người phụ nữ đẹp, quả thực là rất đẹp, hắn ướm chừng khoảng hơn 28 tuổi với đôi mắt to tròn, mũi dọc dừa, khuôn mặt trái xoan cùng làn da bánh mật. Tuy khóe mắt đã có nếp nhăn nhưng vẫn còn rất mặn mà. Mẹ hắn đang mặc một chiếc áo màu vàng kín đáo cùng một chiếc váy đụt dài, chất liệu tương đồng với chất liệu mà Hãn đang mặc. Hoa văn trên áo có phần thưa thớt nhưng từ đó hắn có thể phỏng đoán mình đang ở thời Việt cổ từ thế kỉ 10 trở về trước. Hay nói đúng hơn là thời Bắc thuộc trở về trước vì theo con mắt đánh giá của hắn thì sau 1000 ngàn năm Bắc thuộc, hoa văn của người Việt đã thay đổi do quá trình du nhập văn hóa Hán, hơn nữa, dân ta đã biết sử dụng cotton, vải đay và chất liệu này rất phổ biến. Nhưng chất liệu mà Hãn và mẹ hắn đang mặc tuyệt không phải là 2 chất liệu vừa nói, chúng tuy thoáng mát nhưng cảm giác rất dễ rách. Ngoài ra, trang phục ở đây không giống lắm với nhưng ghi chép về trang phục ở các triều đại Việt Nam. Đàn ông thời này phần lớn là đóng khố, có chăng là thêm một miếng vải quấn quanh hông. Đây có vẻ là trang phục khi họ lao động nặng vì Hãn còn thấy một số người có mặc áo làm bằng vỏ cây. Phụ nữ thì phần lớn ăn mặc như mẹ của Hãn. Một số cô gái trẻ thì thoáng hơn, có mặc áo yếm và bên ngoài khoác thêm 1 tấm áo xẻ ngực
-Còn đúng ngây ra đó làm gì, phụ mẹ gặt lúa đi – Người phụ nữ nói với Hãn
-Dạ
Mẹ hắn đưa cho hắn một lưỡi liềm bằng đồng. Nói đúng hơn là hợp kim của đồng vì nó rất cứng, cứng hơn so với đồng nguyên chất rất nhiều. Lại nói về gặt lúa, hắn từ nhỏ đã sống ở thành phố, đến cái liềm cũng chỉ mới nhìn thấy qua trên mạng, bất quá là những lần theo cha hắn về nông thôn, hắn có cầm qua nhưng để gặt lúa thì chưa bao giờ. Trong đầu hắn có hơi luống cuống nhưng không hiểu sao hắn lại gặt lúa rất thuần thục và quen tay. Cơ thể này dường như đã quá quen với công việc này nên làm việc rất năng suất. Trần Khôi quả thực có hơi bất ngờ.
Đang gặt lúa, hắn bỗng nghe có tiếng cười của trẻ con rất gần. Ngẩng đầu dậy, hắn thấy một đứa con nít, khá đáng yêu đang chạy trên bờ ruộng, tay cầm một con cóc giơ lên
-Anh Cóc ơi, nhìn này, con cóc.
Thắng nhóc giơ con cóc lên trước mặt một đứa nhóc khác bằng tuổi Trần Khôi. Cả hai bọn chúng đều cười rất vui vẻ. Hãn cũng cười theo, trò đùa đó tuy chắng hài hước chút nào, nhưng thứ mà hắn cười chính là nụ cười ngô nghê của thằng nhóc này. Thật là quá đáng yêu đi. Chợt hắn nhận ra, mọi người xung quanh cũng đều nở một nụ cười rất tươi. Họ vui mừng vì vụ mùa này bội thu. Khung cảnh này, những nụ cười này thực sự tác động rất lớn đến Trần Khôi. Hắn kiếp trước vì là con ông cháu cha, tốc độ thăng chức nhanh thần tốc, hắn cũng thường xuyên thấy người khác cười với hắn nhưng những nụ cười đó chỉ là giả tạo, chẳng qua họ muốn lấy lòng cha hắn qua hắn mà thôi. Hằng ngày, hắn đều chịu áp lực khủng khiếp từ công việc, từ những văn bản dày cộp đến những con số tính toán, chưa kể đến việc áp lực vì cái tốc độ lên chức nên không biết từ lúc nào hắn không còn cười thoải mái được nữa. Nụ cười của hắn chỉ là hình thức chứ không có cảm xúc gì cả. Hắn quá chán nản, cuộc sống của hắn chỉ có một màu xám ngắt ảm đạm. Nhưng ở nơi này lại cho hắn một cảm giác yên bình lạ thường, tâm hồn thanh thản. Lần đầu tiên hắn cảm thấy thật nhẹ nhõm. Nơi này là thiên đường sao? Đây là một giấc mơ sao? Nếu vậy, hãy cho tôi sống mãi trong giấc mơ này đến hết đời đi, Hãn thầm nghĩ.
-Sao đứng thẩn người ra vậy. Gặt tiếp đi
-Dạ
Giọng nói của mẹ hắn đã cắt ngang dòng suy nghĩ của hắn. Hắn trở lại với công việc gặt lúa. Đến gần tối công việc mới hoàn thành một nửa, nhưng dân làng đã bắt đầu mở tiệc ăn mừng. Họ bắt đầu mang gia súc giết để mở tiệc. Hôm đó có lẽ là ngày vui nhất trong đời Hãn. Đã từ lâu hắn không hề được cười vui thoải mái. Nhìn mọi người cùng nhảy múa vì vụ mùa bội thu, Hãn cũng tham gia cùng và không biết từ lúc nào, hắn ngủ thiếp đi
Sáng sớm hôm sau, hắn thức dậy trong một căn nhà sàn mái rơm. Đây là nhà hắn. Căn nhà này theo trí nhớ của hắn là một căn nhà sàn chân thấp, có mái nhà cong võng xuống như đáy một chiếc võng (hoặc chiếc thuyền). Một đặc điểm đặc biệt của loại nhà này là mái nhà rất dài, nhô ra khỏi căn nhà, đến nỗi phải có thêm hai cột nhà được đặt ngoài sân để chống đỡ mỗi đầu mũi mái. Một căn nhà điển hình thời Việt Cổ. Mẹ hắn đã dậy từ sớm để đi ra đồng. Hắn nhìn trên tường có giá đỡ một thanh giáo bằng đồng và một chiếc khiên mây. Đột nhiên, một mảng kí ức của thân thể này lại hiện ra. Đó là di vật của cha hắn. Ngày trước, sau khi Nam Việt mất, các thuộc tướng của Lữ Gia ở Giao Chỉ vẫn tiếp tục kháng chiến chống nhà Hán, nhưng không có sự thống nhất khiến nhà Hán lần lượt diệt sạch. Làng của hắn từng có rất nhiều người giống như cha hắn đến tham gia nhưng không mấy ai trở về. Nhà Hán sau đó tất nhiên không bỏ qua và truy cùng giết tận cho đến khi thủ lĩnh của làng, cũng là một Lạc tướng, cũng tham gia kháng chiến với cha hắn chịu quy hàng, nhưng kết cục rất thê thảm. Mẹ hắn từng kể lại, vì để cứu cả tộc, vị Lạc tướng này cùng hơn 50 thân binh chấp nhận bị thiêu chết để bảo toàn mạng sống cho mấy ngàn tộc nhân, những người dân còn lại bị lũ lạc tướng tuân phục nhà Hán tranh giành, tuy không bị đối xử như nô lệ nhưng rất tàn tệ, thuế má luôn ở mức cao. Khi kí ức này xuất hiện trong đầu, hắn đã đoán được thời đại mà hắn đang sống. Đây là thời Bắc thuộc lần thứ nhất, kéo dài từ năm 111TCN đến năm 44, bởi vì khởi nghĩa của các tướng của Lữ Gia bắt đầu sau khi Triệu Vương và Lữ Gia bị giết sau năm 111TCN, ngoài ra, cũng chỉ có ở thời Bắc thuộc lần 1, nhà Hán mới cho các chức hiệu Lạc tướng còn tồn tại, chiếu theo chính sách “dùng phong tục cũ để trị” và đồng hóa dần dần, từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, danh hiệu Lạc hầu, Lạc tướng không tồn tại nữa. Hắn vẫn nhớ ngày hắn nhận di vật của cha hắn là cách đây 5 năm, lúc đó, hắn còn rất nhỏ, chưa ý thức được nhưng không hiểu sao hình ảnh này lại khắc sâu vào trí nhớ.
Chợt, hắn thấy có một bát cháo để ở gần trước cổng ra vào. Mẹ hắn đã chuẩn bị cho hắn trước khi rời nhà ra đồng. Hắn liền ăn vội bát cháo rồi cầm chiếc liềm đi ra ngoài định phụ giúp mẹ hắn. Vừa bước ra khỏi cửa, đã có một giọng đàn ông vang lên:
-Nhóc Hãn đấy à, đi đâu mà vội vậy cháu?
Hãn quay lại thì thấy một ông già khoảng chừng 70 tuổi. Hãn liền đáp lại
-Chào già làng, cháu định ra ngoài giúp mẹ cháu gặt lúa ạ
Đây là già làng (Bồ Chính) của làng Tiềm, là người đại diện của làng trong việc hành chính của làng, tên là Núi Đen. Lão lúc nay cũng giống Hãn, đều đóng khố nhưng lão có thêm một tấm vải quấn quanh hông nữa. Phần thân trên còn mặc một chiếc áo cụt tay bằng vỏ cây. Trước ngực thì có một miếng hộ tâm bằng đồng mỏng.
-Thế hả? Nhóc giỏi lắm, thế cháu đi nhanh kẻo mẹ chờ- Lão nói
-Vâng ạ. À ông ơi, cho cháu hỏi, bây giờ là năm bao nhiêu ạ?
-Sao cháu lại hỏi việc này? Lão ngạc nhiên hỏi
-Cháu chỉ tò mò thôi ạ
-Haizz, Ta có nghe nói, bây giờ là năm thứ 1 Thái Sơ thì phải.
Lão trả lời với vẻ buồn rầu. Nói thẳng ra là bất cứ người Việt nào có tinh thần dân tộc đều như vậy, vì người Việt đang bị nhà Hán đô hộ, không có nền tự chủ riêng, chưa kể tuy không mạnh tay trấn áp phong tục cũ của người Việt nhưng cũng mạnh tay trong quá trình đồng hóa thông qua di dân, tuy thuế thời nay chưa cao như những lần Bắc thuộc sau đó nhưng dân Việt vẫn phải nai lưng ra mà cống nạp. Năm Thái Sơ thứ 1? Hắn có nghe qua niên hiệu này. Hắn đương nhiên biết vì ngày trước hắn khá thích học Lịch Sử, đến mức khi ứng tuyển giáo viên, hắn có ứng tuyển là giáo viên Tiếng Anh và Lịch Sử. Năm Thái Sơ chẳng phải là niên hiệu của Hán Võ Đế từ năm 104 đến 101 TCN sao. Năm thứ nhất, vậy ra đây là năm 104 TCN ư? Hắn cuối cùng cũng xác định được thời gian mà hắn trùng sinh trở về.
-Vâng, cháu cảm ơn ông ạ. Cháu xin phép đi trước gặt lúa giúp mẹ ạ
-Ừm – Lão Núi Đen gật đầu một cái
-Cháu chào ông.
Nhìn thấy Hãn đi khỏi, trong mắt lão Núi Đen lóe lên một tia lân quang. Nhìn bóng dáng của Hãn, hình ảnh của vị Lạc tướng quá cố mà lão từng phục vụ hiện về trong đầu, không hiểu vì sao Hãn lại khiến lão nhớ đến hình ảnh anh hùng đó, bổng chốc đôi mắt lão đỏ hoe như sắp khóc nhưng rồi cũng nhẹ nhàng thu liễm quay đi, lão cảm giác rằng thằng nhóc này lớn lên sẽ làm được đại sự. Hãn đã đến cánh đồng lần trước và thấy mẹ hắn cùng mọi người đang thu hoạch. Hắn liền sắn tay chạy đến giúp mẹ, đến gần trưa thì công việc cũng hoàn thành. Lúa của gia đình hắn được một người trong làng lái xe trâu mang về giúp. Hai mẹ con cũng theo đó mà về chuẩn bị bữa trưa.
-Hãn ơi
-Mẹ mày gọi kìa.
Hãn nhìn theo hướng tiếng gọi. Hắn thấy một người phụ nữ đang vẫy gọi hắn. Như một phản xạ hắn chạy lại. Trần Khôi (hay lúc này gọi là Hãn) biết người phụ nữ này, đó là mẹ hắn, tên là Xá. Chạy men theo bờ ruộng, cuối cùng hắn cũng đến khoảng đất nhà hắn. Hãn nhìn mẹ hắn. Một người phụ nữ đẹp, quả thực là rất đẹp, hắn ướm chừng khoảng hơn 28 tuổi với đôi mắt to tròn, mũi dọc dừa, khuôn mặt trái xoan cùng làn da bánh mật. Tuy khóe mắt đã có nếp nhăn nhưng vẫn còn rất mặn mà. Mẹ hắn đang mặc một chiếc áo màu vàng kín đáo cùng một chiếc váy đụt dài, chất liệu tương đồng với chất liệu mà Hãn đang mặc. Hoa văn trên áo có phần thưa thớt nhưng từ đó hắn có thể phỏng đoán mình đang ở thời Việt cổ từ thế kỉ 10 trở về trước. Hay nói đúng hơn là thời Bắc thuộc trở về trước vì theo con mắt đánh giá của hắn thì sau 1000 ngàn năm Bắc thuộc, hoa văn của người Việt đã thay đổi do quá trình du nhập văn hóa Hán, hơn nữa, dân ta đã biết sử dụng cotton, vải đay và chất liệu này rất phổ biến. Nhưng chất liệu mà Hãn và mẹ hắn đang mặc tuyệt không phải là 2 chất liệu vừa nói, chúng tuy thoáng mát nhưng cảm giác rất dễ rách. Ngoài ra, trang phục ở đây không giống lắm với nhưng ghi chép về trang phục ở các triều đại Việt Nam. Đàn ông thời này phần lớn là đóng khố, có chăng là thêm một miếng vải quấn quanh hông. Đây có vẻ là trang phục khi họ lao động nặng vì Hãn còn thấy một số người có mặc áo làm bằng vỏ cây. Phụ nữ thì phần lớn ăn mặc như mẹ của Hãn. Một số cô gái trẻ thì thoáng hơn, có mặc áo yếm và bên ngoài khoác thêm 1 tấm áo xẻ ngực
-Còn đúng ngây ra đó làm gì, phụ mẹ gặt lúa đi – Người phụ nữ nói với Hãn
-Dạ
Mẹ hắn đưa cho hắn một lưỡi liềm bằng đồng. Nói đúng hơn là hợp kim của đồng vì nó rất cứng, cứng hơn so với đồng nguyên chất rất nhiều. Lại nói về gặt lúa, hắn từ nhỏ đã sống ở thành phố, đến cái liềm cũng chỉ mới nhìn thấy qua trên mạng, bất quá là những lần theo cha hắn về nông thôn, hắn có cầm qua nhưng để gặt lúa thì chưa bao giờ. Trong đầu hắn có hơi luống cuống nhưng không hiểu sao hắn lại gặt lúa rất thuần thục và quen tay. Cơ thể này dường như đã quá quen với công việc này nên làm việc rất năng suất. Trần Khôi quả thực có hơi bất ngờ.
Đang gặt lúa, hắn bỗng nghe có tiếng cười của trẻ con rất gần. Ngẩng đầu dậy, hắn thấy một đứa con nít, khá đáng yêu đang chạy trên bờ ruộng, tay cầm một con cóc giơ lên
-Anh Cóc ơi, nhìn này, con cóc.
Thắng nhóc giơ con cóc lên trước mặt một đứa nhóc khác bằng tuổi Trần Khôi. Cả hai bọn chúng đều cười rất vui vẻ. Hãn cũng cười theo, trò đùa đó tuy chắng hài hước chút nào, nhưng thứ mà hắn cười chính là nụ cười ngô nghê của thằng nhóc này. Thật là quá đáng yêu đi. Chợt hắn nhận ra, mọi người xung quanh cũng đều nở một nụ cười rất tươi. Họ vui mừng vì vụ mùa này bội thu. Khung cảnh này, những nụ cười này thực sự tác động rất lớn đến Trần Khôi. Hắn kiếp trước vì là con ông cháu cha, tốc độ thăng chức nhanh thần tốc, hắn cũng thường xuyên thấy người khác cười với hắn nhưng những nụ cười đó chỉ là giả tạo, chẳng qua họ muốn lấy lòng cha hắn qua hắn mà thôi. Hằng ngày, hắn đều chịu áp lực khủng khiếp từ công việc, từ những văn bản dày cộp đến những con số tính toán, chưa kể đến việc áp lực vì cái tốc độ lên chức nên không biết từ lúc nào hắn không còn cười thoải mái được nữa. Nụ cười của hắn chỉ là hình thức chứ không có cảm xúc gì cả. Hắn quá chán nản, cuộc sống của hắn chỉ có một màu xám ngắt ảm đạm. Nhưng ở nơi này lại cho hắn một cảm giác yên bình lạ thường, tâm hồn thanh thản. Lần đầu tiên hắn cảm thấy thật nhẹ nhõm. Nơi này là thiên đường sao? Đây là một giấc mơ sao? Nếu vậy, hãy cho tôi sống mãi trong giấc mơ này đến hết đời đi, Hãn thầm nghĩ.
-Sao đứng thẩn người ra vậy. Gặt tiếp đi
-Dạ
Giọng nói của mẹ hắn đã cắt ngang dòng suy nghĩ của hắn. Hắn trở lại với công việc gặt lúa. Đến gần tối công việc mới hoàn thành một nửa, nhưng dân làng đã bắt đầu mở tiệc ăn mừng. Họ bắt đầu mang gia súc giết để mở tiệc. Hôm đó có lẽ là ngày vui nhất trong đời Hãn. Đã từ lâu hắn không hề được cười vui thoải mái. Nhìn mọi người cùng nhảy múa vì vụ mùa bội thu, Hãn cũng tham gia cùng và không biết từ lúc nào, hắn ngủ thiếp đi
Sáng sớm hôm sau, hắn thức dậy trong một căn nhà sàn mái rơm. Đây là nhà hắn. Căn nhà này theo trí nhớ của hắn là một căn nhà sàn chân thấp, có mái nhà cong võng xuống như đáy một chiếc võng (hoặc chiếc thuyền). Một đặc điểm đặc biệt của loại nhà này là mái nhà rất dài, nhô ra khỏi căn nhà, đến nỗi phải có thêm hai cột nhà được đặt ngoài sân để chống đỡ mỗi đầu mũi mái. Một căn nhà điển hình thời Việt Cổ. Mẹ hắn đã dậy từ sớm để đi ra đồng. Hắn nhìn trên tường có giá đỡ một thanh giáo bằng đồng và một chiếc khiên mây. Đột nhiên, một mảng kí ức của thân thể này lại hiện ra. Đó là di vật của cha hắn. Ngày trước, sau khi Nam Việt mất, các thuộc tướng của Lữ Gia ở Giao Chỉ vẫn tiếp tục kháng chiến chống nhà Hán, nhưng không có sự thống nhất khiến nhà Hán lần lượt diệt sạch. Làng của hắn từng có rất nhiều người giống như cha hắn đến tham gia nhưng không mấy ai trở về. Nhà Hán sau đó tất nhiên không bỏ qua và truy cùng giết tận cho đến khi thủ lĩnh của làng, cũng là một Lạc tướng, cũng tham gia kháng chiến với cha hắn chịu quy hàng, nhưng kết cục rất thê thảm. Mẹ hắn từng kể lại, vì để cứu cả tộc, vị Lạc tướng này cùng hơn 50 thân binh chấp nhận bị thiêu chết để bảo toàn mạng sống cho mấy ngàn tộc nhân, những người dân còn lại bị lũ lạc tướng tuân phục nhà Hán tranh giành, tuy không bị đối xử như nô lệ nhưng rất tàn tệ, thuế má luôn ở mức cao. Khi kí ức này xuất hiện trong đầu, hắn đã đoán được thời đại mà hắn đang sống. Đây là thời Bắc thuộc lần thứ nhất, kéo dài từ năm 111TCN đến năm 44, bởi vì khởi nghĩa của các tướng của Lữ Gia bắt đầu sau khi Triệu Vương và Lữ Gia bị giết sau năm 111TCN, ngoài ra, cũng chỉ có ở thời Bắc thuộc lần 1, nhà Hán mới cho các chức hiệu Lạc tướng còn tồn tại, chiếu theo chính sách “dùng phong tục cũ để trị” và đồng hóa dần dần, từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, danh hiệu Lạc hầu, Lạc tướng không tồn tại nữa. Hắn vẫn nhớ ngày hắn nhận di vật của cha hắn là cách đây 5 năm, lúc đó, hắn còn rất nhỏ, chưa ý thức được nhưng không hiểu sao hình ảnh này lại khắc sâu vào trí nhớ.
Chợt, hắn thấy có một bát cháo để ở gần trước cổng ra vào. Mẹ hắn đã chuẩn bị cho hắn trước khi rời nhà ra đồng. Hắn liền ăn vội bát cháo rồi cầm chiếc liềm đi ra ngoài định phụ giúp mẹ hắn. Vừa bước ra khỏi cửa, đã có một giọng đàn ông vang lên:
-Nhóc Hãn đấy à, đi đâu mà vội vậy cháu?
Hãn quay lại thì thấy một ông già khoảng chừng 70 tuổi. Hãn liền đáp lại
-Chào già làng, cháu định ra ngoài giúp mẹ cháu gặt lúa ạ
Đây là già làng (Bồ Chính) của làng Tiềm, là người đại diện của làng trong việc hành chính của làng, tên là Núi Đen. Lão lúc nay cũng giống Hãn, đều đóng khố nhưng lão có thêm một tấm vải quấn quanh hông nữa. Phần thân trên còn mặc một chiếc áo cụt tay bằng vỏ cây. Trước ngực thì có một miếng hộ tâm bằng đồng mỏng.
-Thế hả? Nhóc giỏi lắm, thế cháu đi nhanh kẻo mẹ chờ- Lão nói
-Vâng ạ. À ông ơi, cho cháu hỏi, bây giờ là năm bao nhiêu ạ?
-Sao cháu lại hỏi việc này? Lão ngạc nhiên hỏi
-Cháu chỉ tò mò thôi ạ
-Haizz, Ta có nghe nói, bây giờ là năm thứ 1 Thái Sơ thì phải.
Lão trả lời với vẻ buồn rầu. Nói thẳng ra là bất cứ người Việt nào có tinh thần dân tộc đều như vậy, vì người Việt đang bị nhà Hán đô hộ, không có nền tự chủ riêng, chưa kể tuy không mạnh tay trấn áp phong tục cũ của người Việt nhưng cũng mạnh tay trong quá trình đồng hóa thông qua di dân, tuy thuế thời nay chưa cao như những lần Bắc thuộc sau đó nhưng dân Việt vẫn phải nai lưng ra mà cống nạp. Năm Thái Sơ thứ 1? Hắn có nghe qua niên hiệu này. Hắn đương nhiên biết vì ngày trước hắn khá thích học Lịch Sử, đến mức khi ứng tuyển giáo viên, hắn có ứng tuyển là giáo viên Tiếng Anh và Lịch Sử. Năm Thái Sơ chẳng phải là niên hiệu của Hán Võ Đế từ năm 104 đến 101 TCN sao. Năm thứ nhất, vậy ra đây là năm 104 TCN ư? Hắn cuối cùng cũng xác định được thời gian mà hắn trùng sinh trở về.
-Vâng, cháu cảm ơn ông ạ. Cháu xin phép đi trước gặt lúa giúp mẹ ạ
-Ừm – Lão Núi Đen gật đầu một cái
-Cháu chào ông.
Nhìn thấy Hãn đi khỏi, trong mắt lão Núi Đen lóe lên một tia lân quang. Nhìn bóng dáng của Hãn, hình ảnh của vị Lạc tướng quá cố mà lão từng phục vụ hiện về trong đầu, không hiểu vì sao Hãn lại khiến lão nhớ đến hình ảnh anh hùng đó, bổng chốc đôi mắt lão đỏ hoe như sắp khóc nhưng rồi cũng nhẹ nhàng thu liễm quay đi, lão cảm giác rằng thằng nhóc này lớn lên sẽ làm được đại sự. Hãn đã đến cánh đồng lần trước và thấy mẹ hắn cùng mọi người đang thu hoạch. Hắn liền sắn tay chạy đến giúp mẹ, đến gần trưa thì công việc cũng hoàn thành. Lúa của gia đình hắn được một người trong làng lái xe trâu mang về giúp. Hai mẹ con cũng theo đó mà về chuẩn bị bữa trưa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.