Trọng Sinh 1988: Em Gái Ruột Của Nam Chính Truyện Niên Đại
Chương 26:
Thiên Chân Lam
25/05/2023
Lữ Tú Anh lại mắc bệnh sạch sẽ, sau khi nhìn thấy thì không chịu được.
Nhưng thực là bà cũng chẳng còn cách nào khác, bà đi làm nên không thể nào trông con được bởi vậy chỉ đành cắn răng mà đưa Lâm Tiếu đến học ở đấy.
Nhưng dù vậy sức đề kháng của Lâm Tiếu lúc bé lại cực kỳ yếu, chỉ cần đứa trẻ chơi chung bệnh thì chắc chắn Lâm Tiếu cũng sẽ bị lây bệnh của bạn.
Thân nhiệt của Lâm Tiếu lại còn đặc biệt dễ nóng, ngày nào cũng phải uống thật nhiều nước. Lữ Tú Anh còn cố tình gặp riêng cô giáo nhà trẻ nhờ cô cho Lâm Tiếu uống nhiều nước, thế nhưng cô giáo lại chớ hề đoái hoài gì đến chuyện này.
Lâm Tiếu cũng chỉ như bao bạn nhỏ khác, hàng ngày vào mỗi buổi sáng xếp hàng được uống một cốc nước, buổi chiều xếp hàng lại được uống thêm một cốc nước, chưa được mấy ngày cổ họng sưng tấy đau nhức, amidan nhiễm trùng.
Đến bệnh viện khu xưởng khám bệnh, bác sĩ nói cần phải phẫu thuật cắt bỏ amidan, doạ Lữ Tú Anh sợ khiếp vía.
Bà một mực không chịu để con gái mình làm phẫu thuật cắt bỏ amidam, mà chỉ dựa vào việc truyền dịch để giúp con hạ sốt.
Một đứa bé mới chỉ tí tuổi đầu như Lâm Tiếu, mạch máu trên tay còn quá nhỏ để lấy được ven nên việc truyền dịch phải ghim kim ngay trên trán.
Lữ Tú Anh không biết mình đã thầm rơi biết bao nhiêu là nước mắt.
Sau hai lần đổ bệnh của Lâm Tiếu, Lữ Tú Anh nhận thấy thực sự không thể đưa con trẻ đến nhà trẻ kia học được nữa bèn xin nhờ tới sự giúp đỡ bà ngoại Lâm Tiếu - Lý Vân Châu, nhờ bà trông cháu hộ.
Lý Vân Châu chăm Lâm Tiếu từ nhỏ cho đến khi cô đến tuổi đi mẫu giáo, chỉ vừa mới về đến quê đã lập tức chạy ngược lên thành phố lại, bà trách Lữ Tú Anh: "Sao con không nói với mẹ sớm."
"Con xem nó bệnh thành thế này, mặt của Tiếu Tiếu hóp hẳn vô thế này luôn rồi."
Sau đó Lý Vân Châu lại ở nhà Lâm Tiếu thêm ba năm nữa, bà trông Tiếu Tiếu cho đến khi cô đi học tiểu học mới thực sự về lại quê nhà sinh sống. Bà không quen sống trên thành phố, sống ở nông thôn thoải mái tự do, trước sân nhà trồng được đủ loại rau cỏ, còn nuôi thêm được dăm ba con gà.
Lữ Tú Anh nhắc lại quá khứ, chợt làm Lâm Dược Phi nhớ tới một chuyện: "Mẹ này. Lúc Tiếu Tiếu còn bé, không phải nhà xưởng cũng chiếu cố đến mẹ ư? Để mẹ đến trường tiểu học quản hồ sơ ấy?" Lâm Dược Phi lên tiếng hỏi.
Lữ Tú Anh cũng mù mờ trả lời anh: "Đúng là có chuyện đấy, sao thế?"
Lúc ấy Lữ Tú Anh không chút do dự mà từ chối, trong xưởng đúng thật là chiếu cố bà, nếu bà chuyển từ công việc là công nhân kéo sợi bông sang quản lý hồ sơ trường tiểu học, vấn đề nuôi dạy con cái sẽ được giải quyết.
Tuy công việc quản lý hồ sơ tự do, thời gian linh hoạt giúp Lữ Tú Anh vừa có thể vừa đi làm vừa chăm sóc hai con ở nhà.
Nhưng mà công việc quản lý hồ sơ tiền lương lại thấp.
Tiền lương thấp xuống một khoản lớn, dù rẳng miễn cưỡng thì vẫn có thể nuôi nổi hai đứa nhỏ nhưng chắc chắn là ăn không nỡ ăn cũng không nỡ mặc, mà Lữ Tú Anh lại chẳng nỡ nhìn con cái mình phải chịu khổ, bà thà rằng mình vất vả hơn một chút còn hơn.
Vả lại, công nhân kéo sợi bông là một công việc rất ổn định, còn quản lý hồ sơ tiểu học Lữ Tú Anh lại cảm thấy bấp bênh.
Nói đến nghề giáo, Lữ Tú Anh chỉ dám tôn kính chứ không chạm vào. Cha bà cũng là giáo viên, chưa được sống cuộc sống tốt đẹp. Từ khi còn nhỏ Lữ Tú Anh đã nghe mẹ bà lải nhải bên tai sớm tối: "Làm gì thì làm, đừng làm giáo viên."
Dù quản lý hồ sơ ở trường tiểu học không được coi là giáo viên nhưng sâu trong lòng Lữ Tú Anh vẫn thấp thoáng ẩn dấu sự e ngại. Vẫn là giai cấp công nhân vinh quang nhất, làm công nhân dù sao vẫn không sai.
Đủ thứ nguyên nhân chất chồng lên nhau, từ việc chồng mất rồi Lâm Tiếu chào đời, mãi cho đến trước khi Lâm Tiếu vào tiểu học, lãnh đạo của nhà xưởng cứ liên tục mời gọi Lữ Tú Anh đến quản hồ sơ nhưng Lữ Tú Anh đều từ chối hết thảy.
Lúc này Lâm Dược Phi đột nhiên lại lôi chuyện này ra nói lại, Lữ Tú Anh đầy ngờ vực, không hiểu sao bỗng dưng con trai nhắc chuyện này để làm gì.
Lâm Dược Phi đáp lại Lữ Tú Anh: "Mẹ, giờ mẹ còn có thể đến trường tiểu học để giữ chỗ được không thế? Mẹ cứ nói với lãnh đạo là điều mẹ đến đó đi."
Lữ Tú Anh lấy làm kinh hãi: "Tại sao?"
Lâm Dược Phi khẽ thở dài, kiếp trước Lữ Tú Anh cực kỳ hối hận vì mình không đi làm quản lý hồ sơ. Một người khác trong xưởng muốn được làm công việc nhàn hạ nên đến trường tiểu học xin làm quản lý hồ sơ.
Sau này nhà máy kéo sợi bông phá sản, nhưng trường mầm non, tiểu học, trung học của nhà xưởng vẫn giữ nguyên, tất cả con em trong trường đều quy về thuộc quản lý của thành phố. Về sau giáo viên trong trường cũng được cấp biên chế của giáo viên, đến giáo viên quản lý hồ sơ cũng được liệt kê luôn vào biên chế, tất cả ai cũng đều thuộc về biên chế giáo viên.
Nhưng thực là bà cũng chẳng còn cách nào khác, bà đi làm nên không thể nào trông con được bởi vậy chỉ đành cắn răng mà đưa Lâm Tiếu đến học ở đấy.
Nhưng dù vậy sức đề kháng của Lâm Tiếu lúc bé lại cực kỳ yếu, chỉ cần đứa trẻ chơi chung bệnh thì chắc chắn Lâm Tiếu cũng sẽ bị lây bệnh của bạn.
Thân nhiệt của Lâm Tiếu lại còn đặc biệt dễ nóng, ngày nào cũng phải uống thật nhiều nước. Lữ Tú Anh còn cố tình gặp riêng cô giáo nhà trẻ nhờ cô cho Lâm Tiếu uống nhiều nước, thế nhưng cô giáo lại chớ hề đoái hoài gì đến chuyện này.
Lâm Tiếu cũng chỉ như bao bạn nhỏ khác, hàng ngày vào mỗi buổi sáng xếp hàng được uống một cốc nước, buổi chiều xếp hàng lại được uống thêm một cốc nước, chưa được mấy ngày cổ họng sưng tấy đau nhức, amidan nhiễm trùng.
Đến bệnh viện khu xưởng khám bệnh, bác sĩ nói cần phải phẫu thuật cắt bỏ amidan, doạ Lữ Tú Anh sợ khiếp vía.
Bà một mực không chịu để con gái mình làm phẫu thuật cắt bỏ amidam, mà chỉ dựa vào việc truyền dịch để giúp con hạ sốt.
Một đứa bé mới chỉ tí tuổi đầu như Lâm Tiếu, mạch máu trên tay còn quá nhỏ để lấy được ven nên việc truyền dịch phải ghim kim ngay trên trán.
Lữ Tú Anh không biết mình đã thầm rơi biết bao nhiêu là nước mắt.
Sau hai lần đổ bệnh của Lâm Tiếu, Lữ Tú Anh nhận thấy thực sự không thể đưa con trẻ đến nhà trẻ kia học được nữa bèn xin nhờ tới sự giúp đỡ bà ngoại Lâm Tiếu - Lý Vân Châu, nhờ bà trông cháu hộ.
Lý Vân Châu chăm Lâm Tiếu từ nhỏ cho đến khi cô đến tuổi đi mẫu giáo, chỉ vừa mới về đến quê đã lập tức chạy ngược lên thành phố lại, bà trách Lữ Tú Anh: "Sao con không nói với mẹ sớm."
"Con xem nó bệnh thành thế này, mặt của Tiếu Tiếu hóp hẳn vô thế này luôn rồi."
Sau đó Lý Vân Châu lại ở nhà Lâm Tiếu thêm ba năm nữa, bà trông Tiếu Tiếu cho đến khi cô đi học tiểu học mới thực sự về lại quê nhà sinh sống. Bà không quen sống trên thành phố, sống ở nông thôn thoải mái tự do, trước sân nhà trồng được đủ loại rau cỏ, còn nuôi thêm được dăm ba con gà.
Lữ Tú Anh nhắc lại quá khứ, chợt làm Lâm Dược Phi nhớ tới một chuyện: "Mẹ này. Lúc Tiếu Tiếu còn bé, không phải nhà xưởng cũng chiếu cố đến mẹ ư? Để mẹ đến trường tiểu học quản hồ sơ ấy?" Lâm Dược Phi lên tiếng hỏi.
Lữ Tú Anh cũng mù mờ trả lời anh: "Đúng là có chuyện đấy, sao thế?"
Lúc ấy Lữ Tú Anh không chút do dự mà từ chối, trong xưởng đúng thật là chiếu cố bà, nếu bà chuyển từ công việc là công nhân kéo sợi bông sang quản lý hồ sơ trường tiểu học, vấn đề nuôi dạy con cái sẽ được giải quyết.
Tuy công việc quản lý hồ sơ tự do, thời gian linh hoạt giúp Lữ Tú Anh vừa có thể vừa đi làm vừa chăm sóc hai con ở nhà.
Nhưng mà công việc quản lý hồ sơ tiền lương lại thấp.
Tiền lương thấp xuống một khoản lớn, dù rẳng miễn cưỡng thì vẫn có thể nuôi nổi hai đứa nhỏ nhưng chắc chắn là ăn không nỡ ăn cũng không nỡ mặc, mà Lữ Tú Anh lại chẳng nỡ nhìn con cái mình phải chịu khổ, bà thà rằng mình vất vả hơn một chút còn hơn.
Vả lại, công nhân kéo sợi bông là một công việc rất ổn định, còn quản lý hồ sơ tiểu học Lữ Tú Anh lại cảm thấy bấp bênh.
Nói đến nghề giáo, Lữ Tú Anh chỉ dám tôn kính chứ không chạm vào. Cha bà cũng là giáo viên, chưa được sống cuộc sống tốt đẹp. Từ khi còn nhỏ Lữ Tú Anh đã nghe mẹ bà lải nhải bên tai sớm tối: "Làm gì thì làm, đừng làm giáo viên."
Dù quản lý hồ sơ ở trường tiểu học không được coi là giáo viên nhưng sâu trong lòng Lữ Tú Anh vẫn thấp thoáng ẩn dấu sự e ngại. Vẫn là giai cấp công nhân vinh quang nhất, làm công nhân dù sao vẫn không sai.
Đủ thứ nguyên nhân chất chồng lên nhau, từ việc chồng mất rồi Lâm Tiếu chào đời, mãi cho đến trước khi Lâm Tiếu vào tiểu học, lãnh đạo của nhà xưởng cứ liên tục mời gọi Lữ Tú Anh đến quản hồ sơ nhưng Lữ Tú Anh đều từ chối hết thảy.
Lúc này Lâm Dược Phi đột nhiên lại lôi chuyện này ra nói lại, Lữ Tú Anh đầy ngờ vực, không hiểu sao bỗng dưng con trai nhắc chuyện này để làm gì.
Lâm Dược Phi đáp lại Lữ Tú Anh: "Mẹ, giờ mẹ còn có thể đến trường tiểu học để giữ chỗ được không thế? Mẹ cứ nói với lãnh đạo là điều mẹ đến đó đi."
Lữ Tú Anh lấy làm kinh hãi: "Tại sao?"
Lâm Dược Phi khẽ thở dài, kiếp trước Lữ Tú Anh cực kỳ hối hận vì mình không đi làm quản lý hồ sơ. Một người khác trong xưởng muốn được làm công việc nhàn hạ nên đến trường tiểu học xin làm quản lý hồ sơ.
Sau này nhà máy kéo sợi bông phá sản, nhưng trường mầm non, tiểu học, trung học của nhà xưởng vẫn giữ nguyên, tất cả con em trong trường đều quy về thuộc quản lý của thành phố. Về sau giáo viên trong trường cũng được cấp biên chế của giáo viên, đến giáo viên quản lý hồ sơ cũng được liệt kê luôn vào biên chế, tất cả ai cũng đều thuộc về biên chế giáo viên.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.