Chương 17
Ngãi Mễ
20/02/2014
Nếu không phải là Lewis, vậy còn có ai xứng là bạn trúc mã thanh mai của con gái đây?
Có lẽ phải đưa ra câu hỏi:
- Rốt cuộc người thế nào mới được coi là bạn trúc mã thanh mai?
Trong bài thơ Trường can hành của Lý Bạch, hai đứa trẻ có thể mới bốn, năm tuổi, hoặc sáu, bảy tuổi, bởi vì đứa con trai còn cưỡi ngựa tre, và sau đó khi chúng kết hôn thì đứa con gái mới mười bốn tuổi, chứng tỏ người thời đó trưởng thành rất sớm, hoặc độ tuổi mà xã hội cho là “trưởng thành” sớm hơn bây giờ, ngày nay phải hai mươi bốn tuổi, thậm chí ba mươi tuổi mới kết hôn, có lẽ trúc mã thanh mai cũng phải được nới rộng ra mấy bước chăng?
Nới rộng ra thêm một chút thì trong danh sách nghi phạm của Sầm Kim lại hiện ra một cái tên khác.
Khi Tiểu Kim học lớp Bảy, có một cậu học lớp Tám thường xuyên đến chơi với nó, tên cậu ta là Michael, là một cậu bé da trắng, trông rất chững chạc, ăn mặc kiểu hơi cổ, không giống như mấy dứa trẻ chạy theo mốt hay mặc mấy cái áo sơ mi rộng thùng thình, cạp trễ đến tận dưới rốn, gấu quần thì quét xuống tận đất.
Thời gian đầu, Sầm Kim cũng không can thiệp, bởi vì trẻ con châu Á vốn giao thiệp với bạn Mỹ, phần nhiều là chơi với trẻ con châu Á, nếu cứ quản chặt quá thì con cái sẽ không có bạn bè, đặc biệt là không có bạn khác chủng tộc.
Trong lòng cô thật sự mong Tiểu Kim lấy được tấm chồng mũi cao mắt sâu, sinh một đứa con lai, xinh xắn vô cùng. Tất nhiên, đạo đức vẫn là hàng đầu, đạo đức không ra gì thì mũi có cao nữa mắt có sâu nữa thì cũng đều vô ích.
Không phải cô coi thường con trai Trung Quốc mà cô thật sự không tìm ra sự nổi bật gì. Giống như cái cậu Lewis nhà họ Lư, cứ cho là rất xuất sắc trong số con trai Trung Quốc, thành tích rất tốt, tướng mạo cũng không quá xấu, còn biết chơi đàn violin, nhưng không hiểu tại sao, cô cứ cảm thấy đứa trẻ đó thiếu linh khí, không xứng với con gái mình.
Còn cái cậu Michael trông khá hơn Lewis, trán dô, phần gáy sau nổi bật, mái tóc rậm màu hung hơi xoăn, đôi lông mi dài dài, rất hấp dẫn.
Nhưng cô không cho Tiểu Kim đến nhà Michael chơi, chỉ cho phép Michael đến nhà cô chơi, hơn nữa phải là lúc cô có nhà, như vậy cô có thể nghe, có thể giám sát.
Michael rất quy củ, như thể hoàn toàn không hiểu chuyện giữa nam và nữ, chơi với con gái cũng như chơi với đứa trẻ con, nào là xem ti vi, nào là đánh cầu, nào là chơi game, nào là đọc sách.
Cô khá hà i lòng để vun đắp cho tình bạn giữa Tiểu Kim và Michael, có lúc phải đưa con bé đến bể bơi của phòng thể dục ở trường thì cũng đưa Michael đi cùng, có lúc vào nhà hàng ăn cũng đưa Michael đi.
Tiểu Kim rất vui, và Michael cũng rất vui.
©STENT
Nhưng sau đó cô nghe con bé nói, bố Michael là *** offender (tội phạm tình dục), từng đi tù, đã hết hạn ra tù, nhưng chưa tìm được việc làm, suốt ngày chỉ ở nhà, mẹ Michael thì chưa có việc làm chính thức, ở nhà làm vòng trang sức bán, nguồn kinh tế đều dựa vào trợ cấp của chính phủ.
Cô sợ toát mồ hồi, *** offender đấy! Không phải là chuyện đùa, những người đó đều đã từng phạm tội lạm dụng tình dục trẻ con hoặc tội hiếp dâm, theo quy định của Mỹ, người như vậy cho dù có hết hạn ra tù cũng đều phải báo cáo nơi đăng ký cư trú với thân phận đặc biệt, để mọi người phòng tránh.
Cô sợ quá! May mà bình thường cô không cho con gái đến nhà Michael chơi, nếu không ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra? Nghe nói có nhiều tên tội phạm tình dục là do gen, không khống chế được não bộ, mà đã là vấn đề về gen thì không di truyền sao?
Cô không dám cấm đoán Tiểu Kim, không cho nó chơi với Michael nữa, sợ sẽ khiến nó chống đối lại, nhưng cô tìm một nơi cách nhà Michael rất xa, chuyển đến đó ở, vì vậy con gái cũng phải chuyển đến một trường học mới, cô không hề đao to búa lớn cắt đứt quan hệ giữa con gái và Michael.
Giờ nhớ lại, Sầm Kim cảm thấy mình cũng hơi tàn nhẫn, giả dụ như con gái thích Michael, mà cô lại tách chúng ra một cách sống sượng như vậy há chẳng giống như có người tách cô và Vệ Quốc ra sao?
Cô không biết Tiểu Kim có buồn vì việc phải chia tay với Michael hay không, ở điểm này con bé không giống cô, lúc nhỏ cô là người khá hướng ngoại, có việc gì đều thể hiện hết ra mặt và miệng, hơn nữa còn phóng đại lên, nếu trong lòng có năm phần buồn bực thì trên khuôn mặt phải biến thành mười phần, mẹ cô sẽ phát hiện ra ngay, mà đó chính là kết quả mà cô muốn.
Nhưng cô rất ít khi nhìn thấy Tiểu Kim khóc, không biết là vì không buồn hay vì kìm nén trong lòng không biểu lộ ra.
Ở điểm này có thể nói Tiểu Kim vừa không giống mẹ, cũng chẳng giống bố. Bố Tiểu Kim cũng được coi là người hướng ngoại, buồn vui cũng hay thể hiện ra mặt, cảm xúc có thể lúc thăng lúc trầm.
Nhưng Tiểu Kim thì không, con bé giống như một con suối nhỏ êm đềm, rất ít khi dậy sóng.
Sau mấy hôm, cô đợi đến lúc ăn cơm mới hỏi lại con bé:
- Không biết cái cậu Michael giờ làm gì nhỉ? Chắc đã tốt nghiệp trung học rồi.
Lần này con gái biết ngay cô đang nói ai:
- Anh ấy đã drop out (bỏ học) lâu rồi.
- Con biết mẹ nói đến Michael nào?
- Chẳng phải là cái anh Michael mà có bố là *** offender đó sao?
Cô rất kinh ngạc:
- Sao con biết mẹ nói đến cậu ta?
- That’s the only Michael you know. (Mẹ chỉ biết mỗi anh Michael đó thôi.)
Cô liền im bặt, nhận thấy con bé thông minh hơn cô nhiều, cô nhắc đến vấn đề nào thì con gái đều không chỉ biết cô hỏi cái gì mà còn biết tại sao cô lại hỏi thế.
Cô dừng lại trong giây lát rồi hỏi:
- Cậu ta vẫn chưa tốt nghiệp trung học à? Tại sao vậy?
Con gái nhún vai:
- Anh ấy không muốn học.
- Vậy giờ nó làm gì?
- Làm việc ở cửa hàng McDonald.
- Làm việc ở McDonald? Sao con biết?
- Anh ấy nói với con.
- Nó gọi điện cho con?
- Vâng.
Cô lo lắng hỏi:
- Đến trung học nó cũng chưa học xong thì sau này làm thế nào?
- Làm thuê thôi, người chưa tốt nghiệp trung học nhiều vô biên.
- Nó sẽ làm thuê ở McDonald cả đời sao?
Con bé liền bĩu môi:
- How do I know? (Sao con biết được?)
- Cái thằng này thật là…
Con gái cười hi hi rồi nói:
- Mom, I’m not dating him (Mẹ, con không hẹn hò với anh ấy đâu).
Lại một lần nữa cô cảm thấy Tiểu Kim thông minh hơn nhiều, cô có vắt hết óc cũng không đoán ra tâm tư của con bé, nhưng con bé lại không tốn mảy may sức lực mà đoán ngay ra được suỵ nghĩ của cô. Cô đành mặt dầy nói:
- Mẹ cứ tưởng con date nó chứ.
- Why? (Tại sao mẹ lại nghĩ như vậy?)
Cô liền nói thẳng ra điều thắc mắc trong lòng:
- Mẹ nghe con hỏi cụm từ trúc mã thanh mai liền nghĩ có thể con đã date với một anh chàng trúc mã thanh mai nào, cho nên mẹ nghĩ đến Lewis, hay Michael, vì cũng chỉ có hai thằng đó.
Điện thoại reo, Tiểu Kim cầm điện thoại chạy lên gác nghe, cô đứng ngây ra như trời trồng ở đó.
Một lát sau, con bé đi xuống, rất chủ động báo cáo:
- Là Papa (Bố) gọi đến.
- Ông ấy nói gì?
- Bố muốn con đến chỗ bố chơi vào dịp Lễ Tạ ơn.
- Con có đi không?
- Mẹ có cho con đi không?
- Nếu con muốn đi thì sao mẹ lại không cho con đi? Con muốn đi không?
Con gái nhìn cô cứ như đang cố gắng đọc những suy nghĩ của cô, cô lập tức chủ động bày tỏ thái độ:
- Đi đi, đã lâu rồi con không gặp bố con.
- Bố bảo mẹ cùng đi.
- Mẹ không đi.
- Why? (Tại sao?)
- Bố mẹ ly hôn rồi, đi để làm gì?
- But he still loves you! (Nhưng bố vẫn còn yêu mẹ!)
- Ông ấy nói thế à?
- Con biết.
Cô lắc đầu không trả lời.
Con bé lại hỏi:
- Nếu bố đích thân mời mẹ thì sao?
Không đợi cô trả lời, con bé đã bấm điện thoại, nói tiếng Anh với bố nó mấy câu rồi đưa điện thoại cho cô:
- Bố muốn nói chuyện với mẹ, mẹ nghe đi.
Cô không biết làm sao đành cầm điện thoại, đầu phía bên kia nói:
- Em yêu, Lễ Tạ ơn em cùng Tiểu Kim đến đây chơi đi.
Hai chữ “em yêu” khiến cô khó chịu, bèn từ chối thẳng thừng:
- Không được.
- Lễ Tạ ơn một mình ở nhà chán chết đi được.
- Anh biết tôi một mình ở nhà chán chết thì không nên dụ Tiểu Kim đến chỗ anh, không phải anh thiếu người chơi đâu.
Đầu bên kia không có tiếng đáp, một lát sau mới nói:
- Anh rất hi vọng em có thể tới, nhưng vẫn do em tự quyết định.
- Tôi đã quyết định rồi.
Cô tắt điện thoại, đưa trả lại con gái.
Con bé tỏ vẻ không vui nói:
- Bố mẹ lúc nào cũng cãi nhau.
- Bố mẹ không cãi nhau. Thế mà gọi là cãi nhau à?
- Tại sao mẹ không muốn đến chỗ bố?
- Mẹ đã ly hôn với ông ấy rồi, còn đến đó làm gì? Con đến thì còn có lí vì con là con gái ông ấy, mẹ chạy đến đó thì bị coi là gì?
Con gái không trả lời.
Tự đáy lòng, cô thật sự muốn con gái nói rằng:
- Mẹ không đi con cũng không đi.
Cho dù cuối cùng cô vẫn sẽ thuyết phục Tiểu Kim đến chỗ bố nó, nhưng trong lòng cô sẽ thoải mái hơn.
Tiếu Kim không nói ra câu cô mong chờ mà chỉ nói:
- Vậy mẹ nhớ đặt vé cho con.
Cô nhìn bóng Tiểu Kim đi khuất mà lòng rất buồn. Trên thế gian này, con bé là tất cả đối với cô. Cô đã ly hôn với chồng được bảy năm, một mình nuôi con. Trong những năm qua, mặc dù hàng năm Tiểu Kim đều được gặp bố mấy lần nhưng rốt cuộc cũng chỉ là vài lần, còn cô từng giờ từng phút đều ở bên nó, toàn tâm toàn ý chăm sóc nó, hi sinh tình cảm vì nó, cũng hi sinh cả cơ hội về nước phát triển vì nó, nhưng người đàn ông mà mỗi năm chỉ gặp con bé mấy lần đó lại được chia sẻ nửa tình yêu của con bé, cứ nghĩ đến là thấy không công bằng.
Có lẽ đấy chính là sức mạnh của tình máu mủ. Người có cùng huyết thống cho dù không sống cùng nhau nhưng giữa họ vẫn có một mối liên kết thần bí.
Cô nhớ lại lúc nhỏ mình cũng như vậy, lúc cô sáu tuổi bố đã bị bà vợ ở quê ép về, nhưng cô vẫn không bao giờ quên bố, luôn nhớ đến người bố đang ở nông thôn.
Nhớ lại lúc đó mẹ đã được điều đến trường trung học Hồng Tĩnh xa xôi, mặc dù trên danh nghĩa là trường học của thành phố E, nhưng trên thực tế lại là trường trung học nông thôn, cách trung tâm rất xa, cả một chặng đường dài không có xe buýt, chỉ có xe đường dài mỗi ngày chạy một chuyến.
Mẹ đã hạ quyết tâm phải chuyển từ trường trung học cũ đến trường trung học Hồng Tinh, là vì cái tiếng xấu “con ăn trộm” của cô đã khiến cho cô không thể ở lại nổi nơi đó, đến ngay cả việc cô chưa đến tuổi đi học cũng bị nói là vì cô “ăn trộm” nên trường không nhận vào học.
Sau khi đến trường trung học Hồng Tinh, cô đã không còn là Sầm Kim nữa mà biến thành Đào Hồng. Mẹ nói cái tên Đào Hồng có được là khi cuộc hôn nhân của bố mẹ bị hủy bỏ, Sở công an đã thay tên đổi họ cho cô, nhưng vì mọi người ở nơi cũ đã quen gọi cô là Sầm Kim nên cũng chẳng cố sửa làm gì. Giờ đến nơi mới rồi, vừa hay có thể tranh thủ thay tên đổi họ, hay nói cách khác là mai danh ẩn tính, bắt đầu một cuộc sống mới.
Thực ra những ngày tháng ở trường trung học cũ cô không buồn, cũng chẳng phải vì cái danh tiếng “con ăn trộm” đã bị non sông cách trở mà không truyền đến đây, mà là vì trường trung học Hồng Tinh giống như một thế giới khác, trẻ con ở đó có một cái nhìn hoàn toàn khác đối với từ “ăn trộm”.
Mặc dù giao thông không thuận tiện, tin tức không được cập nhật, cô lại đã đổi tên, nhưng tục ngữ nói không sai: Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa, cái tiếng “con ăn trộm” của cô vẫn mọc cánh bay đến trường trung học Hồng Tinh.
Mẹ cô hối tiếc:
- Nếu biết sớm chuyển đến đây cũng không thể bịt được miệng thế gian thì chi bằng không chuyển còn hơn, thật là đúng chó cắn áo rách.
Nhưng cô không hề hối hận vì phải “treo” đến đây, bởi vì cô phát hiện ra tình hình “ăn trộm” ở trường trung học Hồng Tinh mạnh hơn nhiều so với ở trường học cũ, có thể nói là hết đứa này đến đứa khác.
Đám bạn cô kết giao cũng là con cái của giáo viên trong trường, nhưng giáo viên trường Hồng Tinh khác hẳn giáo viên trường trung học cũ, ở trường cũ có một phần giáo viên là “cán hộ”, nghĩa là trong hai vợ chồng một người dạy học và một người làm nghề nông. Nhưng giáo viên ở trường Hồng Tinh thì đều là nông dân, đọc qua vài cuốn sách rồi đưa lên làm giáo viên, chủ yếu là dạy bán thời gian, thời gian còn lại thì đi làm ruộng.
Con cái của số giáo viên đó có nhiệm vụ chính không chỉ đi học mà còn phải chăn lợn, nhổ cỏ, đốn củi, còn những đứa giống như đám chị Hồng chỉ biết chơi thì hầu như không có.
Các trò mà Sầm Kim chơi cùng đám trẻ đó cũng có nhiều thay đổi, không còn là nhảy dây chun, nhảy lò cò, mà là đi hái rau cho lợn, đốn củi, đốt lửa thổi cơm, bế em trông em.
Nói đúng ra thì đám trẻ ở nơi đó hầu như đứa nào cũng đều xứng với danh hiệu “ăn trộm”, hơn nữa không phải bị mang tiếng oan như cô mà tội danh “ăn trộm” của chúng đều là danh bất hư truyển, bởi vì đứa nào cũng đã từng ăn trộm.
Lúc chúng đeo gùi đi kiếm rau cho lợn, nhìn thấy giàn dưa chuột của đội sản xuất quả rất sai liền hái một quả ăn, nhìn thấy cà chua mọc ở vườn nhà hàng xóm cũng hái một quả ăn. Củ cải cũng ăn trộm, bắp cải cũng ăn trộm, củ cải ăn trộm được cũng chẳng cần rửa gì, chà chà mấy cái vào quần áo rồi cứ thế ăn. Bắp cải ăn trộm được thì lá già cho lợn ăn, lá non cho người ăn, cái lõi non ở giữa được coi như trái cây, gọt bỏ phần vỏ dày đi ăn phần bên trong, nhai cứ kêu roàm roạp, cảm giác rất ngon.
©STENT
Khi đám bạn chăn dê của cô nghe nói đến thành tích huy hoàng đã từng ăn trộm chuối của cô lại tỏ vẻ ghen tị thèm khát:
- Chuối tiêu á? Tớ chưa ăn bao giờ, có ngon không?
- Tớ ăn chuối tiêu rồi, vừa to vừa đỏ.
- Ở đó ăn trộm được chuối tiêu à?
Việc này khiến cô không còn cảm thấy xẩu hổ gì vì mình đã từng ăn trộm chuối tiêu, ngược lại cảm thấy vô cùng tự hào, nói với giọng rất khoe khoang:
- Chuối tiêu mà đỏ sao, là màu vàng, dài dài, bên trong thì trắng, mềm mềm, ăn giống như cơm nếp vậy.
- Cậu đã ăn trộm mấy quả?
- Rất nhiều, nhiều lắm, tớ không ăn hết còn cho anh Vệ Quốc ăn, anh Vệ Quốc không ăn hết lại cho mẹ tớ ăn, mẹ tớ không ăn hết lại cho bác sĩ quan ăn, bác sĩ quan ăn không hết lại cho…
Đám trẻ nghe thấy thế chảy cả nước miếng:
- Cậu có thể đưa tớ đi ăn trộm được không?
- Tớ ăn trộm ở thành phố, rất xa, các cậu không có tiền mà mua vé tàu để đến đó đâu.
Giai đoạn lịch sử vinh quang này đã biến cô trở thành thủ lĩnh của lũ trẻ, thêm vào đó việc ông ngoại cô đã được giải quyết, khôi phục công tác, hàng năm cô đều được lên tỉnh để thăm ông bà ngoại, mang về được ít kẹo lại càng củng cố địa vị lãnh đạo của cô hơn. Lúc đó về cơ bản cô đã giành được vị trí mà chị Hồng đã từng có trong đám trẻ dưới mười tuổi ở trường trung học cũ, cũng có thế hô phong hoán vũ, muốn cô lập ai thì cô lập.
Do danh tiếng của cô ở trường trung học Hồng Tinh nổi lên nhờ “ăn trộm” nên sau đó, dù ăn cái gì, chơi cái gì cô cũng đều nói là ăn trộm được.
Có lẽ phải đưa ra câu hỏi:
- Rốt cuộc người thế nào mới được coi là bạn trúc mã thanh mai?
Trong bài thơ Trường can hành của Lý Bạch, hai đứa trẻ có thể mới bốn, năm tuổi, hoặc sáu, bảy tuổi, bởi vì đứa con trai còn cưỡi ngựa tre, và sau đó khi chúng kết hôn thì đứa con gái mới mười bốn tuổi, chứng tỏ người thời đó trưởng thành rất sớm, hoặc độ tuổi mà xã hội cho là “trưởng thành” sớm hơn bây giờ, ngày nay phải hai mươi bốn tuổi, thậm chí ba mươi tuổi mới kết hôn, có lẽ trúc mã thanh mai cũng phải được nới rộng ra mấy bước chăng?
Nới rộng ra thêm một chút thì trong danh sách nghi phạm của Sầm Kim lại hiện ra một cái tên khác.
Khi Tiểu Kim học lớp Bảy, có một cậu học lớp Tám thường xuyên đến chơi với nó, tên cậu ta là Michael, là một cậu bé da trắng, trông rất chững chạc, ăn mặc kiểu hơi cổ, không giống như mấy dứa trẻ chạy theo mốt hay mặc mấy cái áo sơ mi rộng thùng thình, cạp trễ đến tận dưới rốn, gấu quần thì quét xuống tận đất.
Thời gian đầu, Sầm Kim cũng không can thiệp, bởi vì trẻ con châu Á vốn giao thiệp với bạn Mỹ, phần nhiều là chơi với trẻ con châu Á, nếu cứ quản chặt quá thì con cái sẽ không có bạn bè, đặc biệt là không có bạn khác chủng tộc.
Trong lòng cô thật sự mong Tiểu Kim lấy được tấm chồng mũi cao mắt sâu, sinh một đứa con lai, xinh xắn vô cùng. Tất nhiên, đạo đức vẫn là hàng đầu, đạo đức không ra gì thì mũi có cao nữa mắt có sâu nữa thì cũng đều vô ích.
Không phải cô coi thường con trai Trung Quốc mà cô thật sự không tìm ra sự nổi bật gì. Giống như cái cậu Lewis nhà họ Lư, cứ cho là rất xuất sắc trong số con trai Trung Quốc, thành tích rất tốt, tướng mạo cũng không quá xấu, còn biết chơi đàn violin, nhưng không hiểu tại sao, cô cứ cảm thấy đứa trẻ đó thiếu linh khí, không xứng với con gái mình.
Còn cái cậu Michael trông khá hơn Lewis, trán dô, phần gáy sau nổi bật, mái tóc rậm màu hung hơi xoăn, đôi lông mi dài dài, rất hấp dẫn.
Nhưng cô không cho Tiểu Kim đến nhà Michael chơi, chỉ cho phép Michael đến nhà cô chơi, hơn nữa phải là lúc cô có nhà, như vậy cô có thể nghe, có thể giám sát.
Michael rất quy củ, như thể hoàn toàn không hiểu chuyện giữa nam và nữ, chơi với con gái cũng như chơi với đứa trẻ con, nào là xem ti vi, nào là đánh cầu, nào là chơi game, nào là đọc sách.
Cô khá hà i lòng để vun đắp cho tình bạn giữa Tiểu Kim và Michael, có lúc phải đưa con bé đến bể bơi của phòng thể dục ở trường thì cũng đưa Michael đi cùng, có lúc vào nhà hàng ăn cũng đưa Michael đi.
Tiểu Kim rất vui, và Michael cũng rất vui.
©STENT
Nhưng sau đó cô nghe con bé nói, bố Michael là *** offender (tội phạm tình dục), từng đi tù, đã hết hạn ra tù, nhưng chưa tìm được việc làm, suốt ngày chỉ ở nhà, mẹ Michael thì chưa có việc làm chính thức, ở nhà làm vòng trang sức bán, nguồn kinh tế đều dựa vào trợ cấp của chính phủ.
Cô sợ toát mồ hồi, *** offender đấy! Không phải là chuyện đùa, những người đó đều đã từng phạm tội lạm dụng tình dục trẻ con hoặc tội hiếp dâm, theo quy định của Mỹ, người như vậy cho dù có hết hạn ra tù cũng đều phải báo cáo nơi đăng ký cư trú với thân phận đặc biệt, để mọi người phòng tránh.
Cô sợ quá! May mà bình thường cô không cho con gái đến nhà Michael chơi, nếu không ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra? Nghe nói có nhiều tên tội phạm tình dục là do gen, không khống chế được não bộ, mà đã là vấn đề về gen thì không di truyền sao?
Cô không dám cấm đoán Tiểu Kim, không cho nó chơi với Michael nữa, sợ sẽ khiến nó chống đối lại, nhưng cô tìm một nơi cách nhà Michael rất xa, chuyển đến đó ở, vì vậy con gái cũng phải chuyển đến một trường học mới, cô không hề đao to búa lớn cắt đứt quan hệ giữa con gái và Michael.
Giờ nhớ lại, Sầm Kim cảm thấy mình cũng hơi tàn nhẫn, giả dụ như con gái thích Michael, mà cô lại tách chúng ra một cách sống sượng như vậy há chẳng giống như có người tách cô và Vệ Quốc ra sao?
Cô không biết Tiểu Kim có buồn vì việc phải chia tay với Michael hay không, ở điểm này con bé không giống cô, lúc nhỏ cô là người khá hướng ngoại, có việc gì đều thể hiện hết ra mặt và miệng, hơn nữa còn phóng đại lên, nếu trong lòng có năm phần buồn bực thì trên khuôn mặt phải biến thành mười phần, mẹ cô sẽ phát hiện ra ngay, mà đó chính là kết quả mà cô muốn.
Nhưng cô rất ít khi nhìn thấy Tiểu Kim khóc, không biết là vì không buồn hay vì kìm nén trong lòng không biểu lộ ra.
Ở điểm này có thể nói Tiểu Kim vừa không giống mẹ, cũng chẳng giống bố. Bố Tiểu Kim cũng được coi là người hướng ngoại, buồn vui cũng hay thể hiện ra mặt, cảm xúc có thể lúc thăng lúc trầm.
Nhưng Tiểu Kim thì không, con bé giống như một con suối nhỏ êm đềm, rất ít khi dậy sóng.
Sau mấy hôm, cô đợi đến lúc ăn cơm mới hỏi lại con bé:
- Không biết cái cậu Michael giờ làm gì nhỉ? Chắc đã tốt nghiệp trung học rồi.
Lần này con gái biết ngay cô đang nói ai:
- Anh ấy đã drop out (bỏ học) lâu rồi.
- Con biết mẹ nói đến Michael nào?
- Chẳng phải là cái anh Michael mà có bố là *** offender đó sao?
Cô rất kinh ngạc:
- Sao con biết mẹ nói đến cậu ta?
- That’s the only Michael you know. (Mẹ chỉ biết mỗi anh Michael đó thôi.)
Cô liền im bặt, nhận thấy con bé thông minh hơn cô nhiều, cô nhắc đến vấn đề nào thì con gái đều không chỉ biết cô hỏi cái gì mà còn biết tại sao cô lại hỏi thế.
Cô dừng lại trong giây lát rồi hỏi:
- Cậu ta vẫn chưa tốt nghiệp trung học à? Tại sao vậy?
Con gái nhún vai:
- Anh ấy không muốn học.
- Vậy giờ nó làm gì?
- Làm việc ở cửa hàng McDonald.
- Làm việc ở McDonald? Sao con biết?
- Anh ấy nói với con.
- Nó gọi điện cho con?
- Vâng.
Cô lo lắng hỏi:
- Đến trung học nó cũng chưa học xong thì sau này làm thế nào?
- Làm thuê thôi, người chưa tốt nghiệp trung học nhiều vô biên.
- Nó sẽ làm thuê ở McDonald cả đời sao?
Con bé liền bĩu môi:
- How do I know? (Sao con biết được?)
- Cái thằng này thật là…
Con gái cười hi hi rồi nói:
- Mom, I’m not dating him (Mẹ, con không hẹn hò với anh ấy đâu).
Lại một lần nữa cô cảm thấy Tiểu Kim thông minh hơn nhiều, cô có vắt hết óc cũng không đoán ra tâm tư của con bé, nhưng con bé lại không tốn mảy may sức lực mà đoán ngay ra được suỵ nghĩ của cô. Cô đành mặt dầy nói:
- Mẹ cứ tưởng con date nó chứ.
- Why? (Tại sao mẹ lại nghĩ như vậy?)
Cô liền nói thẳng ra điều thắc mắc trong lòng:
- Mẹ nghe con hỏi cụm từ trúc mã thanh mai liền nghĩ có thể con đã date với một anh chàng trúc mã thanh mai nào, cho nên mẹ nghĩ đến Lewis, hay Michael, vì cũng chỉ có hai thằng đó.
Điện thoại reo, Tiểu Kim cầm điện thoại chạy lên gác nghe, cô đứng ngây ra như trời trồng ở đó.
Một lát sau, con bé đi xuống, rất chủ động báo cáo:
- Là Papa (Bố) gọi đến.
- Ông ấy nói gì?
- Bố muốn con đến chỗ bố chơi vào dịp Lễ Tạ ơn.
- Con có đi không?
- Mẹ có cho con đi không?
- Nếu con muốn đi thì sao mẹ lại không cho con đi? Con muốn đi không?
Con gái nhìn cô cứ như đang cố gắng đọc những suy nghĩ của cô, cô lập tức chủ động bày tỏ thái độ:
- Đi đi, đã lâu rồi con không gặp bố con.
- Bố bảo mẹ cùng đi.
- Mẹ không đi.
- Why? (Tại sao?)
- Bố mẹ ly hôn rồi, đi để làm gì?
- But he still loves you! (Nhưng bố vẫn còn yêu mẹ!)
- Ông ấy nói thế à?
- Con biết.
Cô lắc đầu không trả lời.
Con bé lại hỏi:
- Nếu bố đích thân mời mẹ thì sao?
Không đợi cô trả lời, con bé đã bấm điện thoại, nói tiếng Anh với bố nó mấy câu rồi đưa điện thoại cho cô:
- Bố muốn nói chuyện với mẹ, mẹ nghe đi.
Cô không biết làm sao đành cầm điện thoại, đầu phía bên kia nói:
- Em yêu, Lễ Tạ ơn em cùng Tiểu Kim đến đây chơi đi.
Hai chữ “em yêu” khiến cô khó chịu, bèn từ chối thẳng thừng:
- Không được.
- Lễ Tạ ơn một mình ở nhà chán chết đi được.
- Anh biết tôi một mình ở nhà chán chết thì không nên dụ Tiểu Kim đến chỗ anh, không phải anh thiếu người chơi đâu.
Đầu bên kia không có tiếng đáp, một lát sau mới nói:
- Anh rất hi vọng em có thể tới, nhưng vẫn do em tự quyết định.
- Tôi đã quyết định rồi.
Cô tắt điện thoại, đưa trả lại con gái.
Con bé tỏ vẻ không vui nói:
- Bố mẹ lúc nào cũng cãi nhau.
- Bố mẹ không cãi nhau. Thế mà gọi là cãi nhau à?
- Tại sao mẹ không muốn đến chỗ bố?
- Mẹ đã ly hôn với ông ấy rồi, còn đến đó làm gì? Con đến thì còn có lí vì con là con gái ông ấy, mẹ chạy đến đó thì bị coi là gì?
Con gái không trả lời.
Tự đáy lòng, cô thật sự muốn con gái nói rằng:
- Mẹ không đi con cũng không đi.
Cho dù cuối cùng cô vẫn sẽ thuyết phục Tiểu Kim đến chỗ bố nó, nhưng trong lòng cô sẽ thoải mái hơn.
Tiếu Kim không nói ra câu cô mong chờ mà chỉ nói:
- Vậy mẹ nhớ đặt vé cho con.
Cô nhìn bóng Tiểu Kim đi khuất mà lòng rất buồn. Trên thế gian này, con bé là tất cả đối với cô. Cô đã ly hôn với chồng được bảy năm, một mình nuôi con. Trong những năm qua, mặc dù hàng năm Tiểu Kim đều được gặp bố mấy lần nhưng rốt cuộc cũng chỉ là vài lần, còn cô từng giờ từng phút đều ở bên nó, toàn tâm toàn ý chăm sóc nó, hi sinh tình cảm vì nó, cũng hi sinh cả cơ hội về nước phát triển vì nó, nhưng người đàn ông mà mỗi năm chỉ gặp con bé mấy lần đó lại được chia sẻ nửa tình yêu của con bé, cứ nghĩ đến là thấy không công bằng.
Có lẽ đấy chính là sức mạnh của tình máu mủ. Người có cùng huyết thống cho dù không sống cùng nhau nhưng giữa họ vẫn có một mối liên kết thần bí.
Cô nhớ lại lúc nhỏ mình cũng như vậy, lúc cô sáu tuổi bố đã bị bà vợ ở quê ép về, nhưng cô vẫn không bao giờ quên bố, luôn nhớ đến người bố đang ở nông thôn.
Nhớ lại lúc đó mẹ đã được điều đến trường trung học Hồng Tĩnh xa xôi, mặc dù trên danh nghĩa là trường học của thành phố E, nhưng trên thực tế lại là trường trung học nông thôn, cách trung tâm rất xa, cả một chặng đường dài không có xe buýt, chỉ có xe đường dài mỗi ngày chạy một chuyến.
Mẹ đã hạ quyết tâm phải chuyển từ trường trung học cũ đến trường trung học Hồng Tinh, là vì cái tiếng xấu “con ăn trộm” của cô đã khiến cho cô không thể ở lại nổi nơi đó, đến ngay cả việc cô chưa đến tuổi đi học cũng bị nói là vì cô “ăn trộm” nên trường không nhận vào học.
Sau khi đến trường trung học Hồng Tinh, cô đã không còn là Sầm Kim nữa mà biến thành Đào Hồng. Mẹ nói cái tên Đào Hồng có được là khi cuộc hôn nhân của bố mẹ bị hủy bỏ, Sở công an đã thay tên đổi họ cho cô, nhưng vì mọi người ở nơi cũ đã quen gọi cô là Sầm Kim nên cũng chẳng cố sửa làm gì. Giờ đến nơi mới rồi, vừa hay có thể tranh thủ thay tên đổi họ, hay nói cách khác là mai danh ẩn tính, bắt đầu một cuộc sống mới.
Thực ra những ngày tháng ở trường trung học cũ cô không buồn, cũng chẳng phải vì cái danh tiếng “con ăn trộm” đã bị non sông cách trở mà không truyền đến đây, mà là vì trường trung học Hồng Tinh giống như một thế giới khác, trẻ con ở đó có một cái nhìn hoàn toàn khác đối với từ “ăn trộm”.
Mặc dù giao thông không thuận tiện, tin tức không được cập nhật, cô lại đã đổi tên, nhưng tục ngữ nói không sai: Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa, cái tiếng “con ăn trộm” của cô vẫn mọc cánh bay đến trường trung học Hồng Tinh.
Mẹ cô hối tiếc:
- Nếu biết sớm chuyển đến đây cũng không thể bịt được miệng thế gian thì chi bằng không chuyển còn hơn, thật là đúng chó cắn áo rách.
Nhưng cô không hề hối hận vì phải “treo” đến đây, bởi vì cô phát hiện ra tình hình “ăn trộm” ở trường trung học Hồng Tinh mạnh hơn nhiều so với ở trường học cũ, có thể nói là hết đứa này đến đứa khác.
Đám bạn cô kết giao cũng là con cái của giáo viên trong trường, nhưng giáo viên trường Hồng Tinh khác hẳn giáo viên trường trung học cũ, ở trường cũ có một phần giáo viên là “cán hộ”, nghĩa là trong hai vợ chồng một người dạy học và một người làm nghề nông. Nhưng giáo viên ở trường Hồng Tinh thì đều là nông dân, đọc qua vài cuốn sách rồi đưa lên làm giáo viên, chủ yếu là dạy bán thời gian, thời gian còn lại thì đi làm ruộng.
Con cái của số giáo viên đó có nhiệm vụ chính không chỉ đi học mà còn phải chăn lợn, nhổ cỏ, đốn củi, còn những đứa giống như đám chị Hồng chỉ biết chơi thì hầu như không có.
Các trò mà Sầm Kim chơi cùng đám trẻ đó cũng có nhiều thay đổi, không còn là nhảy dây chun, nhảy lò cò, mà là đi hái rau cho lợn, đốn củi, đốt lửa thổi cơm, bế em trông em.
Nói đúng ra thì đám trẻ ở nơi đó hầu như đứa nào cũng đều xứng với danh hiệu “ăn trộm”, hơn nữa không phải bị mang tiếng oan như cô mà tội danh “ăn trộm” của chúng đều là danh bất hư truyển, bởi vì đứa nào cũng đã từng ăn trộm.
Lúc chúng đeo gùi đi kiếm rau cho lợn, nhìn thấy giàn dưa chuột của đội sản xuất quả rất sai liền hái một quả ăn, nhìn thấy cà chua mọc ở vườn nhà hàng xóm cũng hái một quả ăn. Củ cải cũng ăn trộm, bắp cải cũng ăn trộm, củ cải ăn trộm được cũng chẳng cần rửa gì, chà chà mấy cái vào quần áo rồi cứ thế ăn. Bắp cải ăn trộm được thì lá già cho lợn ăn, lá non cho người ăn, cái lõi non ở giữa được coi như trái cây, gọt bỏ phần vỏ dày đi ăn phần bên trong, nhai cứ kêu roàm roạp, cảm giác rất ngon.
©STENT
Khi đám bạn chăn dê của cô nghe nói đến thành tích huy hoàng đã từng ăn trộm chuối của cô lại tỏ vẻ ghen tị thèm khát:
- Chuối tiêu á? Tớ chưa ăn bao giờ, có ngon không?
- Tớ ăn chuối tiêu rồi, vừa to vừa đỏ.
- Ở đó ăn trộm được chuối tiêu à?
Việc này khiến cô không còn cảm thấy xẩu hổ gì vì mình đã từng ăn trộm chuối tiêu, ngược lại cảm thấy vô cùng tự hào, nói với giọng rất khoe khoang:
- Chuối tiêu mà đỏ sao, là màu vàng, dài dài, bên trong thì trắng, mềm mềm, ăn giống như cơm nếp vậy.
- Cậu đã ăn trộm mấy quả?
- Rất nhiều, nhiều lắm, tớ không ăn hết còn cho anh Vệ Quốc ăn, anh Vệ Quốc không ăn hết lại cho mẹ tớ ăn, mẹ tớ không ăn hết lại cho bác sĩ quan ăn, bác sĩ quan ăn không hết lại cho…
Đám trẻ nghe thấy thế chảy cả nước miếng:
- Cậu có thể đưa tớ đi ăn trộm được không?
- Tớ ăn trộm ở thành phố, rất xa, các cậu không có tiền mà mua vé tàu để đến đó đâu.
Giai đoạn lịch sử vinh quang này đã biến cô trở thành thủ lĩnh của lũ trẻ, thêm vào đó việc ông ngoại cô đã được giải quyết, khôi phục công tác, hàng năm cô đều được lên tỉnh để thăm ông bà ngoại, mang về được ít kẹo lại càng củng cố địa vị lãnh đạo của cô hơn. Lúc đó về cơ bản cô đã giành được vị trí mà chị Hồng đã từng có trong đám trẻ dưới mười tuổi ở trường trung học cũ, cũng có thế hô phong hoán vũ, muốn cô lập ai thì cô lập.
Do danh tiếng của cô ở trường trung học Hồng Tinh nổi lên nhờ “ăn trộm” nên sau đó, dù ăn cái gì, chơi cái gì cô cũng đều nói là ăn trộm được.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.