Chương 3
Mỹ bảo
26/03/2014
Tiết Hàm
Lần đầu tiên gặp mặt, ta vừa tròn tám tuổi.
Trầm gia nhị tiểu thư, danh tiếng ngỗ nghịch tinh quái sớm đã sớm lan xa. Ta rất ít khi ra khỏi nhà, cũng không quan tâm chuyện người khác nói này nói nọ về ta. Khi đó ta đã hiểu bản thân khác biệt với người thường, mà bằng hữu cũ trong nhà cũng đã được siêu độ cả, thành thử trong nhà chẳng còn ai đồng trang lứa chơi với ta, ta cực kỳ cực kỳ cô đơn.
Thật đúng lúc.
Hắn là con út của Quy Đức tướng quân Tiết Chính Nghĩa, trên hắn còn bốn huynh trưởng. Nương của hắn và nương ta là biểu tỷ muội, trước khi xuất giá tình cảm vô cùng gắn bó. Năm ấy nương hắn bệnh qua đời, trong nhà loạn hết cả lên, mấy người lớn ấy mà chẳng hề quan tâm, Tiết Hàm sinh bệnh ở giường, ngay cả một tên sai vặt cũng không có. Nương của ta nhịn không được nên đề nghị mang Tiết Hàm về nhà chăm sóc một thời gian.
Ngày đó ta đang ngồi chơi trên cây hòe lớn, vừa ăn đào vừa huýt sáo. Nương dẫn theo Tiết Hàm vào trong viện, ta nghe người dịu dàng nói: “Con sẽ ở tại viện phía bên kia sân. Trong thời gian này con cứ coi đây như nhà mình, có việc gì cứ nói cho dì biết.”
Ta tò mò nhìn xuống. Bé trai ấy đang mang khăn tang, thân hình vừa đen vừa gầy, thẫn thờ ủ rũ như chiếc lá héo dưới mặt trời.
Nương đi rồi, hắn ngơ ngác nhìn chung quanh sân, không nói cũng không động.
Ta nghĩ rằng lần này nương đã đem một cậu ngốc về nhà rồi. Ý niệm ấy cứ lớn dần trong đầu, vì thế ta quyết định thử nghiệm một chút. Ta vắt vẻo trên cành, tay cầm cái hột đào nhắm đầu hắn mà ném.
Rất bất ngờ! Hắn cứ đứng yên như vậy, đầu cũng không nâng, chỉ vươn nhẹ cánh tay đã chụp được chính xác hột đào.
Ta hít mạnh một hơi. Từ trước đến giờ ta vẫn chưa từng được xem xiếc, chính điều này đã làm ta đại khai nhãn giới.
Ta ôm thân cây tuột xuống, chạy đến bên cạnh hắn, vẻ mặt hâm mộ nói: “Đây là công phu gì thế? Dạy cho ta được không?”
Tiết Hàm quét mắt qua người ta, ngay lập tức lại nhìn sang chỗ khác như ta không tồn tại vậy.
Da mặt ta khi đó dày vô cùng, vì thế tiếp tục hỏi: “Ngươi tên là gì? Ngươi tới nhà của ta làm gì?”
Tiết Hàm vẫn không mở miệng.
Ta tự đáp lại: “Ta gọi là nhị muội. Ngươi không nói tên của ngươi, ta đây sẽ gọi bừa nhá. Ta gọi là ngươi Tiểu Hắc được không?”
Tiết Hàm hung hăng trừng mắt nhìn ta, vẫn không nói chữ nào.
Ta giật giật tay áo hắn: “Ngươi sẽ ở lại nhà của ta ư? Vậy từ nay ngươi chơi với ta nhé?”
Tiết Hàm nghiêm mặt, dùng sức giật tay áo về, rõ ràng hắn đang cảm thấy ta rất phiền.
Ta bĩu môi, ủy khuất nói: “Ngươi cũng không để ý ta. Ở đây chẳng ai nói chuyện với ta, họ coi ta như không tồn tại vậy. Ta còn tưởng ngươi sẽ khác, ai ngờ ngươi giống hệt họ.”
Tiết Hàm khi ấy dù sao cũng là trẻ con, tâm không hề phòng bị, bị những lời của ta tác động, hắn xoay đầu nhìn ta, ánh mắt mang theo sự thương hại và hối hận.
Ta cười cười lấy lòng hắn: “Tiểu Hắc, ngươi đói bụng không? Ta có bánh đậu này, ngon lắm đấy.”
Nói xong, ta lấy một lấy một gói giấy từ trong ngực ra.
Tiết Hàm nhìn mấy cái bánh trong tay ta, sau lại nhìn ta, tuy nhiên hắn vẫn đứng yên như cũ.
Ta cầm một miếng bánh lên cắn, hương thơm tỏa đầy khoang miệng, ta ăn ngon lành chứng tỏ với hắn bánh này không có độc.
Tiết Hàm vẫn còn nhỏ, chẳng thể cưỡng lại mỹ thực trước mắt, cuối cùng hắn vẫn lấy một miếng bánh.
Ta chăm chú nhìn cái miệng xinh đẹp kia mở ra, cắn một miếng rồi nhai nhai vài cái, sắc mặt của hắn biến đổi rất nhanh.
Lông mày chau lại, hắn há miệng phun hết đống bùn trong miệng ra ngoài.
Ta cười ha hả, cười đến nỗi ném gói giấy trong tay mà lăn lộn trên đất.
Mặt Tiết Hàm trắng bệch, tức giận đến run người, vẻ mặt kia cứ như là hắn không tin bản thân có thể bị lừa dễ dàng như thế .
Ta hét to: “Tiểu Hắc thích ăn bánh bùn, ăn một cái lại muốn thêm cái nữa!”
Đột nhiên một tiếng quát lớn từ trên trời giáng xuống: “Trầm Mi!”
Tỷ tỷ mang theo một nha hoàn lớn tuổi vội vàng đi vào sân, căn cứ vào kinh nghiệm trước kia, tỷ không cần kiểm tra gì cả cũng biết ta đã làm ra chuyện chẳng tốt lành gì.
Vẻ mặt tỷ tỷ rất giận, chân bước đến cạnh Tiết Hàm rồi phân phó người hầu mang thuốc đến.
Mizure
Chuyện ấy to tát lắm sao? Bất quá chỉ là một chút bùn thôi mà, vả lại hắn có nuốt vào đâu?!
Tỷ tỷ hổ thẹn nói với Tiết Hàm: “Nha đầu kia là muội muội của ta, nó từ nhỏ đã thiếu quản giáo, ngang ngược thành thói. Nếu sau này đệ bị nó bắt nạt cứ lại nói với biểu tỷ.”
Như vậy là sao chứ?
Ta nói lại: “Vì sao tỷ không sợ hắn bắt nạt muội?”
Tỷ tỷ trừng mắt: “Thiên hạ này còn có người bắt nạt được muội?”
Đôi mắt lạnh băng của Tiết Hàm quét qua ta, đại khái rằng hắn thấy bị một tiểu cô nương như ta trêu chọc là rất mất thể diện, vì thế hai mảng hồng hồng hiện trên mặt hắn.
Ta trừng mắt le lưỡi với hắn, hắn tức giận quay đi chỗ khác.
Tiết Hàm cứ như thế sống trong nhà ta.
Trên dưới Trầm phủ không một ai không quý mến hắn. Hắn thông minh nhu thuận, thành thật ngoan ngoãn, thông thư đạt lễ, chăm chỉ cầu tiến, tử tế với hạ nhân, tóm lại nương và tỷ tỷ đã coi hắn như bảo bối, suốt ngày hỏi han ân cần không biết chán.
Được chăm sóc tốt đến thế thân thể đen gầy của Tiết Hàm ngày một cải thiện, mà vẻ trầm lặng của hắn cũng ngày càng giảm bớt .
Lúc hắn trong sân luyện kiếm, mấy tiểu nha hoàn sẽ chen chúc đứng dưới mái hiên, nói cười khúc khích. Trường kiếm chuyển động linh hoạt, tiêu sái phiêu dật, một chiêu “Yến tử hồi sào”(*) khiến cả đám thiếu nữ trầm trồ ngưỡng mộ không ngớt.
(*) Én bay về tổ.
Ta ngồi một bên quan sát, thừa dịp hắn không chú ý nhanh chóng bỏ cả vốc muối vào trà của hắn.
Hắn đi tới, nâng chén trà lên hớp một ngụm.
Ta tràn ngập chờ mong nhìn hắn.
Nhưng hắn lại như không có việc gì nuốt ngụm trà xuống, sau đó xoay người rời đi, từ đầu đến cuối không hề liếc ta lấy một lần.
Tỷ tỷ cười ta: “A Mi ghen tị.”
Ta không đồng ý kêu lên: “Không có! Muội rõ ràng không có!”
Nương nói: “Nếu con ngoan ngoãn như Tiểu Hàm, nương cũng thương con như vậy.”
Vì thế bữa tối hôm đó của Tiết Hàm được ta cho thêm một loại gia vị – tiêu, rất nhiều tiêu.
Nửa đêm ta không ngủ, vụng trộm đứng dậy định giả ma dọa Tiết Hàm. Sau khi những hòa thượng kia đi trong nhà quá ‘sạch sẽ’, nếu không căn bản ta chả cần động tay.
Ta đi đến tiểu viện nơi Tiết Hàm ở, lấy ra một bọc vải trắng khoác lên người rồi chạy vào phòng hắn.
Tuy nhiên trên giường không có người. Đêm hôm khuya khoắt, công tử trẻ tuổi không ở trên giường ngủ khì thì chạy đi đâu chứ?
Bỗng nhiên ngoài viện vang lên tiếng khóc nức nở. Ta đi ra ngoài nhìn, Tiết Hàm đang ngồi khóc dưới tàng cây.
Khuôn mặt của hắn ngày thường như như bao bọc bởi sương mù, suốt ngày ra vẻ trưởng thành, sau đó lại như một cậu nhóc .
Ta nghe hắn nỉ non: “Nương…”
Ta hoảng hốt nhớ lại, tỷ tỷ từng nói, mẫu thân của Tiết Hàm đã qua đời.
Tiết Hàm hu hu khóc, ta trừng mắt, nhìn chằm chằm một phụ nhân áo trắng xinh đẹp đang ở bên cạnh hắn. Người ấy đang dịu dàng vỗ vỗ đầu hắn, tiếc rằng hắn không thể cảm nhận được.
Lúc này phụ nhân kia ngẩng đầu lên, nhìn về phía ta. Trên gương mặt xinh đẹp của bà chứa đầy kinh ngạc.
“Cháu nhìn thấy ta?”
Ta gật gật đầu.
Phụ nhân xinh đẹp lập tức mừng rỡ, “Cháu mau lại đây, nói với con trai ta rằng ta không muốn nó khóc.”
Vì thế ta mở miệng: “Tiết Hàm, nương của ngươi nói ngươi đừng khóc nữa.”
Tiết Hàm ngẩng đầu, bị ta dọa không thôi. Cũng đúng, dù cho ai trong tình huống này nghe được những lời của ta đều sẽ giật mình.
Hắn vừa giận vừa thẹn, hung dữ nói với ta: “Ngươi nói bậy bạ gì đó?”
Ta nói: “Nương của ngươi không muốn ngươi khóc.”
Cả người Tiết Hàm run lên, cường điệu lặp lại: “Ngươi nói bậy bạ gì đó?”
Ta không kiên nhẫn, nói với phụ nhân kia: “Con của dì có vấn đề.”
Tiết Hàm sắc mặt trắng bệch: “Ngươi đang nói chuyện với ai?”
Ta nói: “Nương của ngươi.”
Tiết Hàm giận dữ: “Không được nói bậy!”
Ta nói: “Nương ngươi nhìn ngươi khóc rất đau lòng, bảo ta kêu ngươi đừng khóc.”
Tiết Hàm đương nhiên không tin, rống lên với ta: “Ngươi lại cố tình gạt ta? Ban ngày ngươi chọc ghẹo ta còn chưa đủ sao? Tránh ra!”
Ta phẫn nộ kêu to: “Ta không quan tâm nữa! Ngươi cứ khóc tiếp đi, từ nay ta không giúp ngươi nữa!”
Ta lập tức chạy về phòng của mình, chui vào chăn.
Bữa điểm tâm hôm sau, Tiết Hàm hai mắt đỏ hoe, mặt mũi u ám xuất hiện trước mắt mọi người. Nương đau xót ôm hắn vào lòng hỏi han ân cần, tỷ tỷ vội vàng gọi người đi hầm canh ngân nhĩ.
Tiết Hàm u oán nhìn ta, nương thấy vậy liền lớn tiếng hỏi: “A Mi, có phải con lại bắt nạt tiểu Hàm.”
Ta oan muốn hộc máu.
Cũng may Tiết Hàm mở miệng đúng lúc: “Tối hôm qua con gặp ác mộng.”
Ác mộng? Gọi mẹ ruột của mình là ác mộng? Điều này chắc chắn dọa chết người.
Sau đó Tiết Hàm len lén nhìn ta, nói: “Ngươi có dám thề với ta những lời hôm qua ngươi nói là thật?”
Tuy khi ấy ta mới tám tuổi, cũng không đọc qua thi thư, nhưng chắc chắn không thuộc loại ngu ngốc, ta hung tợn nạt lại: “Không tin ta thì đừng có hỏi!”
Tiết Hàm không có sự lựa chọn, khó khăn hỏi: “Nương… Hôm qua nương còn nói gì không?”
Ta lầm bầm: “Dì nói ngươi khóc rất khó coi.”
Mặt Tiết Hàm đen như xì dầu.
Ta nhẹ giọng: “Dì nói ngươi không cần tự trách mình, còn nói rất thích thơ ngươi viết cho dì.” Ta cố gắng đọc lại hai câu.
Đó là bài thơ điếu Tiết Hàm viết cho nương của hắn. Giờ thì hắn hoàn toàn tin tưởng, hai tròng mắt trừng đến muốn rớt ra ngoài.
Ta học bộ dáng của cha, vỗ vỗ bờ vai hắn, nói: “Nương của ngươi nói với ta vị trí cất giấu kiếm của nhà ngươi, muốn ta chỉ cho ngươi.”
“Băng Nguyệt Điệp?”
“Đại khái là thế.” Ta lấy nhánh cây vẽ vẽ trên đất.
Tiết Hàm vừa thấy kinh hãi kêu to: “Ngươi ngươi ngươi… Ngươi làm sao biết thế trận của nhà ta!”
Ta nào biết đấy là gì, “Là nương của ngươi vẽ cho ta xem.”
Tiết Hàm nhìn như muốn ngất xỉu.
Ta sợ lại bị tỷ tỷ mắng, quăng nhánh cây rồi chạy đi.
Qua mấy ngày, nửa đêm ta lại bị lay tỉnh. Tiết Hàm hưng phấn kéo ra rời giường, cho ta xem bảo bối của hắn.
Đó là một bảo kiếm trắng muốt, trên chuôi kiếm còn nạm một viên trân châu cực to. Ta sờ sờ, bảo Tiết Hàm lấy ra cho ta xem.
Hắn rút kiếm ra, nhất thời trong căn phòng u tối tràn đầy màu sắc, ánh trăng theo lưỡi kiếm mỏng như cánh ve tỏa khắp phòng.
Ta há hốc miệng: “Oa…”
Tiết Hàm đắc ý dào dạt nói: “Đây chính là bảo vật gia truyền của gia tộc ta: Băng Nguyệt Điệp.”
Hứ, ong bướm gì? Nếu không có ta không biết nó còn đang nằm trong hốc đất nào nữa.
Tiết Hàm coi như biết điều, nói: “A Mi, cám ơn ngươi.”
Đây là lần đầu tiên hắn gọi tên của ta.
Cùng tìm được với thanh kiếm này là một quyển Tiết gia kiếm phổ. Từ ngày đó trở đi, Tiết Hàm hết sức chuyên chú luyện tập kiếm pháp, mỗi ngày mặt trời mọc vung kiếm ba trăm lần, sau đó mới ăn điểm tâm.
Hắn ở nhà của ta rất nhiều năm. Ta đoán rằng vị tướng quân kia con rất nhiều nên thiếu mất một đứa cũng không phát giác.
Lâu ngày, ta cũng quen thói coi hắn là một thành viên trong gia đình.
Tiết Hàm rất tốt, hắn chưa từng nói với ai chuyện ta có thể giao tiếp với linh hồn.
Hắn cũng vô cùng chăm chỉ, đem tất cả thời gian chuyên tâm vào việc đọc sách tập võ.
Ta ngồi trên cây hòe cắn hạt dưa, vỏ rơi lả tả, dưới tàng cây Tiết Hàm xuất kiếm chém nát những mảnh vỏ rơi xuống, một mảnh cũng không chừa. Ta ăn xong hạt dưa lại cầm quả đào lên cắn, cắn hết rồi tiếp tục tùy ý ném hột đi, tên kia vung tay lên, hột quả đào lập tức chia bốn.
Ta bĩu môi với hắn, hắn cười với ta.
Thiếu niên cao gầy anh tuấn, khí chất tràn trề, thong dong tiêu sái. Tâm hồn thiếu nữ của bọn tiểu nha hoàn cũng vì thế mà đổ vèo vèo.
Ta nghe được các cô nàng vụng trộm nói: “Ngũ lang thực tuấn tú, nếu có thể làm phu quân của ta thì thật tốt.”
Ta lại nghĩ ra một kế. Ngày hôm sau ta dậy thật sớm, chạy lại trốn trong phòng Tiết Hàm. Lúc nha hoàn hầu hạ hắn mặc quần áo, ta từ cửa sổ phi vào, đem một cốc nước lớn đổ lên giường của hắn.
Giữa trưa hôm ấy ta nghe nương nói với nhũ mẫu: “Vẫn nên thỉnh đại phu xem bệnh cho Tiểu Hàm. Lớn như vậy, còn… Không được tốt.”
Ta lui vào trong cây, ôm bụng cười to.
Chỉ nghe âm thanh lạnh lùng của Tiết Hàm: “Ta biết là ngươi.”
Ta tựa người vào cành cây cười cười, “Sao thế? Lo rằng phu nhân tương lai biết được ư?”
Tiết Hàm bỗng nhiên cười quỷ dị, cả người ta lập tức rét lạnh. Tiết Hàm bình thường chỉ biết biểu lộ vẻ hiền lành dịu ngọt, chưa bao giờ ta thấy hắn lưu manh thế này.
Kết quả trong bữa cơm chiều, cha nói với ta: “A Mi, con không còn nhỏ nữa, tuy là thân nữ nhi cũng không nên ham chơi suốt ngày, ít nhất phải học được chút gì đó.”
Ta sợ hãi: “Cha, thứ gì cần học con cũng học cả rồi.”
Mép râu của người giật giật: “Học? Con học cái gì? Sống mười hai năm, ngay cả một bài thơ cũng không làm được! Thân là Trầm gia nhị tiểu thư, chuyện này đồn ra chỉ sợ người khác cười ba ngày không dứt.”
“Người ta muốn cười thì cứ để họ cười, chỉ cần răng của con vẫn mọc được thì tốt[3].”
Cha tức giận đập mạnh lên bàn, toàn bộ bát đũa đều chấn động.
Ta lớn như vậy vẫn chưa từng thấy cha giận dữ đến thế, quả thực khi ấy ta bị dọa đến kinh hồn.
Cha tuyên phán: “Từ mai trở đi con phải đi học với tiểu Hàm, cha sẽ bảo nó dạy cho con một ít thi văn. Đừng cả ngày chỉ lo ăn nữa.”
Tiết Hàm đứng một bên kính cẩn vâng lời: “Dượng yên tâm, con nhất định chỉ dạy A Mi thật tốt.”
Ta khóc thét một tiếng, nằm vật trên bàn cơm.
Cứ như vậy, ta bị Tiết Hàm lôi đi đọc sách viết chữ.
Hắn thừa cơ trả thù. Ngươi nói viết chữ thì ta viết chữ, nhưng cũng đừng buộc bao cát trên tay ta, lại không cho ta ngồi chứ! Sau nửa ngày tay của ta đã tê đến mức không nhấc lên được, thế mà hắn lại còn xoi mói, “Đây là chữ ngươi viết ư? So với đạo sĩ vẽ bùa thì khá hơn một chút đấy.”
Ta tức giận đâm bút về phía hắn, nhưng tên kia mắt vẫn chưa liếc đã chụp lấy được.
Tiếp đó hắn muốn ta ngâm thơ.
Ta lớn tiếng đọc diễn cảm:
Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ,
Vốn dòng vua về họ Cao Dương.
Tháng giêng đầu tiết xuân sang,
Cõi đời ta xuống giữa đương ngày Dần.. . .”[4]
Chưa niệm hết, Tiết công tử đã ngã xuống ghế. Cầu trời phù hộ ta chưa khiến hắn tức chết, ta không muốn vì chuyện cỏn con ấy mà bị cha phạt quỳ trong từ đường đâu.
Thật tốt rằng Tiết Hàm đã ngẩng đầu lên, tay ôm bụng, vẻ mặt nhăn nhó như vừa ăn phải thứ gì không vệ sinh.
Ta giả mù sa mưa hỏi: “Muốn đi nhà xí sao?”
“Cái …[5]” Thời khắc mấu chốt hắn đem cái kia từ nuốt trở về. Người ta là công tử nho nhã.
Tiết Hàm với lấy một quyển sách, hung hăng nói: “Nghe cho kỹ, đây mới là ngâm thơ.”
Tiết công tử thì thầm:
“Trong vườn Hán chuông ngân ngày sớm,
Ngoài thành Tần nắng rải buổi mai
Chúc chen sương lấn vạn nhà,
Vi vu gió tỏa vang xa một thành..”[6]
Giọng của hắn thật thanh nhã, thật trầm ấm, thật… Thật êm tai. Tiếng vang vọng nho nhỏ trong thư phòng, bất giác ta cảm nhận được có rất nhiều ong đang bay xung quanh tai của mình.
Ta hỏi: “Tên là gì?”
Hắn nói: “Tiếng chuông sớm thành Trường An.”
Ta nói: “Rất đẹp.”
Hắn nói: “Quả thật là tên hay.”
Ta nói: “Ý ta là lúc ngươi ngâm thơ.”
Tiết Hàm sửng sốt, nháy mắt mặt liền ửng đỏ. Hắn giật mình nhìn ta, ta cũng đơn thuần nhìn hắn chăm chú. Miệng của hắn đã bắt đầu run rẩy.
Ta nhịn, nhưng thật sự không nhịn nổi, phụt một tiếng rồi phá lên cười ha ha.
Mặt Tiết Hàm chuyển thành xanh mét.
Ta vọt nhanh ra ngoài, nhưng thật ra hắn không hề đuổi theo. Ta cười nói: “Ta học một tiểu nha hoàn kia, cứ tưởng rằng ngươi sẽ thích.”
Ta chạy thật xa, lúc quay đầu lại Tiết Hàm vẫn đang chăm chăm nhìn mình, ánh mắt của hắn như ngọn lửa, tỏa ra nộ khí như bất cứ lúc nào cũng có thể lao đến bóp chết ta. Ta le lưỡi, sau đó cắm đầu chạy tiếp.
Lần đầu tiên gặp mặt, ta vừa tròn tám tuổi.
Trầm gia nhị tiểu thư, danh tiếng ngỗ nghịch tinh quái sớm đã sớm lan xa. Ta rất ít khi ra khỏi nhà, cũng không quan tâm chuyện người khác nói này nói nọ về ta. Khi đó ta đã hiểu bản thân khác biệt với người thường, mà bằng hữu cũ trong nhà cũng đã được siêu độ cả, thành thử trong nhà chẳng còn ai đồng trang lứa chơi với ta, ta cực kỳ cực kỳ cô đơn.
Thật đúng lúc.
Hắn là con út của Quy Đức tướng quân Tiết Chính Nghĩa, trên hắn còn bốn huynh trưởng. Nương của hắn và nương ta là biểu tỷ muội, trước khi xuất giá tình cảm vô cùng gắn bó. Năm ấy nương hắn bệnh qua đời, trong nhà loạn hết cả lên, mấy người lớn ấy mà chẳng hề quan tâm, Tiết Hàm sinh bệnh ở giường, ngay cả một tên sai vặt cũng không có. Nương của ta nhịn không được nên đề nghị mang Tiết Hàm về nhà chăm sóc một thời gian.
Ngày đó ta đang ngồi chơi trên cây hòe lớn, vừa ăn đào vừa huýt sáo. Nương dẫn theo Tiết Hàm vào trong viện, ta nghe người dịu dàng nói: “Con sẽ ở tại viện phía bên kia sân. Trong thời gian này con cứ coi đây như nhà mình, có việc gì cứ nói cho dì biết.”
Ta tò mò nhìn xuống. Bé trai ấy đang mang khăn tang, thân hình vừa đen vừa gầy, thẫn thờ ủ rũ như chiếc lá héo dưới mặt trời.
Nương đi rồi, hắn ngơ ngác nhìn chung quanh sân, không nói cũng không động.
Ta nghĩ rằng lần này nương đã đem một cậu ngốc về nhà rồi. Ý niệm ấy cứ lớn dần trong đầu, vì thế ta quyết định thử nghiệm một chút. Ta vắt vẻo trên cành, tay cầm cái hột đào nhắm đầu hắn mà ném.
Rất bất ngờ! Hắn cứ đứng yên như vậy, đầu cũng không nâng, chỉ vươn nhẹ cánh tay đã chụp được chính xác hột đào.
Ta hít mạnh một hơi. Từ trước đến giờ ta vẫn chưa từng được xem xiếc, chính điều này đã làm ta đại khai nhãn giới.
Ta ôm thân cây tuột xuống, chạy đến bên cạnh hắn, vẻ mặt hâm mộ nói: “Đây là công phu gì thế? Dạy cho ta được không?”
Tiết Hàm quét mắt qua người ta, ngay lập tức lại nhìn sang chỗ khác như ta không tồn tại vậy.
Da mặt ta khi đó dày vô cùng, vì thế tiếp tục hỏi: “Ngươi tên là gì? Ngươi tới nhà của ta làm gì?”
Tiết Hàm vẫn không mở miệng.
Ta tự đáp lại: “Ta gọi là nhị muội. Ngươi không nói tên của ngươi, ta đây sẽ gọi bừa nhá. Ta gọi là ngươi Tiểu Hắc được không?”
Tiết Hàm hung hăng trừng mắt nhìn ta, vẫn không nói chữ nào.
Ta giật giật tay áo hắn: “Ngươi sẽ ở lại nhà của ta ư? Vậy từ nay ngươi chơi với ta nhé?”
Tiết Hàm nghiêm mặt, dùng sức giật tay áo về, rõ ràng hắn đang cảm thấy ta rất phiền.
Ta bĩu môi, ủy khuất nói: “Ngươi cũng không để ý ta. Ở đây chẳng ai nói chuyện với ta, họ coi ta như không tồn tại vậy. Ta còn tưởng ngươi sẽ khác, ai ngờ ngươi giống hệt họ.”
Tiết Hàm khi ấy dù sao cũng là trẻ con, tâm không hề phòng bị, bị những lời của ta tác động, hắn xoay đầu nhìn ta, ánh mắt mang theo sự thương hại và hối hận.
Ta cười cười lấy lòng hắn: “Tiểu Hắc, ngươi đói bụng không? Ta có bánh đậu này, ngon lắm đấy.”
Nói xong, ta lấy một lấy một gói giấy từ trong ngực ra.
Tiết Hàm nhìn mấy cái bánh trong tay ta, sau lại nhìn ta, tuy nhiên hắn vẫn đứng yên như cũ.
Ta cầm một miếng bánh lên cắn, hương thơm tỏa đầy khoang miệng, ta ăn ngon lành chứng tỏ với hắn bánh này không có độc.
Tiết Hàm vẫn còn nhỏ, chẳng thể cưỡng lại mỹ thực trước mắt, cuối cùng hắn vẫn lấy một miếng bánh.
Ta chăm chú nhìn cái miệng xinh đẹp kia mở ra, cắn một miếng rồi nhai nhai vài cái, sắc mặt của hắn biến đổi rất nhanh.
Lông mày chau lại, hắn há miệng phun hết đống bùn trong miệng ra ngoài.
Ta cười ha hả, cười đến nỗi ném gói giấy trong tay mà lăn lộn trên đất.
Mặt Tiết Hàm trắng bệch, tức giận đến run người, vẻ mặt kia cứ như là hắn không tin bản thân có thể bị lừa dễ dàng như thế .
Ta hét to: “Tiểu Hắc thích ăn bánh bùn, ăn một cái lại muốn thêm cái nữa!”
Đột nhiên một tiếng quát lớn từ trên trời giáng xuống: “Trầm Mi!”
Tỷ tỷ mang theo một nha hoàn lớn tuổi vội vàng đi vào sân, căn cứ vào kinh nghiệm trước kia, tỷ không cần kiểm tra gì cả cũng biết ta đã làm ra chuyện chẳng tốt lành gì.
Vẻ mặt tỷ tỷ rất giận, chân bước đến cạnh Tiết Hàm rồi phân phó người hầu mang thuốc đến.
Mizure
Chuyện ấy to tát lắm sao? Bất quá chỉ là một chút bùn thôi mà, vả lại hắn có nuốt vào đâu?!
Tỷ tỷ hổ thẹn nói với Tiết Hàm: “Nha đầu kia là muội muội của ta, nó từ nhỏ đã thiếu quản giáo, ngang ngược thành thói. Nếu sau này đệ bị nó bắt nạt cứ lại nói với biểu tỷ.”
Như vậy là sao chứ?
Ta nói lại: “Vì sao tỷ không sợ hắn bắt nạt muội?”
Tỷ tỷ trừng mắt: “Thiên hạ này còn có người bắt nạt được muội?”
Đôi mắt lạnh băng của Tiết Hàm quét qua ta, đại khái rằng hắn thấy bị một tiểu cô nương như ta trêu chọc là rất mất thể diện, vì thế hai mảng hồng hồng hiện trên mặt hắn.
Ta trừng mắt le lưỡi với hắn, hắn tức giận quay đi chỗ khác.
Tiết Hàm cứ như thế sống trong nhà ta.
Trên dưới Trầm phủ không một ai không quý mến hắn. Hắn thông minh nhu thuận, thành thật ngoan ngoãn, thông thư đạt lễ, chăm chỉ cầu tiến, tử tế với hạ nhân, tóm lại nương và tỷ tỷ đã coi hắn như bảo bối, suốt ngày hỏi han ân cần không biết chán.
Được chăm sóc tốt đến thế thân thể đen gầy của Tiết Hàm ngày một cải thiện, mà vẻ trầm lặng của hắn cũng ngày càng giảm bớt .
Lúc hắn trong sân luyện kiếm, mấy tiểu nha hoàn sẽ chen chúc đứng dưới mái hiên, nói cười khúc khích. Trường kiếm chuyển động linh hoạt, tiêu sái phiêu dật, một chiêu “Yến tử hồi sào”(*) khiến cả đám thiếu nữ trầm trồ ngưỡng mộ không ngớt.
(*) Én bay về tổ.
Ta ngồi một bên quan sát, thừa dịp hắn không chú ý nhanh chóng bỏ cả vốc muối vào trà của hắn.
Hắn đi tới, nâng chén trà lên hớp một ngụm.
Ta tràn ngập chờ mong nhìn hắn.
Nhưng hắn lại như không có việc gì nuốt ngụm trà xuống, sau đó xoay người rời đi, từ đầu đến cuối không hề liếc ta lấy một lần.
Tỷ tỷ cười ta: “A Mi ghen tị.”
Ta không đồng ý kêu lên: “Không có! Muội rõ ràng không có!”
Nương nói: “Nếu con ngoan ngoãn như Tiểu Hàm, nương cũng thương con như vậy.”
Vì thế bữa tối hôm đó của Tiết Hàm được ta cho thêm một loại gia vị – tiêu, rất nhiều tiêu.
Nửa đêm ta không ngủ, vụng trộm đứng dậy định giả ma dọa Tiết Hàm. Sau khi những hòa thượng kia đi trong nhà quá ‘sạch sẽ’, nếu không căn bản ta chả cần động tay.
Ta đi đến tiểu viện nơi Tiết Hàm ở, lấy ra một bọc vải trắng khoác lên người rồi chạy vào phòng hắn.
Tuy nhiên trên giường không có người. Đêm hôm khuya khoắt, công tử trẻ tuổi không ở trên giường ngủ khì thì chạy đi đâu chứ?
Bỗng nhiên ngoài viện vang lên tiếng khóc nức nở. Ta đi ra ngoài nhìn, Tiết Hàm đang ngồi khóc dưới tàng cây.
Khuôn mặt của hắn ngày thường như như bao bọc bởi sương mù, suốt ngày ra vẻ trưởng thành, sau đó lại như một cậu nhóc .
Ta nghe hắn nỉ non: “Nương…”
Ta hoảng hốt nhớ lại, tỷ tỷ từng nói, mẫu thân của Tiết Hàm đã qua đời.
Tiết Hàm hu hu khóc, ta trừng mắt, nhìn chằm chằm một phụ nhân áo trắng xinh đẹp đang ở bên cạnh hắn. Người ấy đang dịu dàng vỗ vỗ đầu hắn, tiếc rằng hắn không thể cảm nhận được.
Lúc này phụ nhân kia ngẩng đầu lên, nhìn về phía ta. Trên gương mặt xinh đẹp của bà chứa đầy kinh ngạc.
“Cháu nhìn thấy ta?”
Ta gật gật đầu.
Phụ nhân xinh đẹp lập tức mừng rỡ, “Cháu mau lại đây, nói với con trai ta rằng ta không muốn nó khóc.”
Vì thế ta mở miệng: “Tiết Hàm, nương của ngươi nói ngươi đừng khóc nữa.”
Tiết Hàm ngẩng đầu, bị ta dọa không thôi. Cũng đúng, dù cho ai trong tình huống này nghe được những lời của ta đều sẽ giật mình.
Hắn vừa giận vừa thẹn, hung dữ nói với ta: “Ngươi nói bậy bạ gì đó?”
Ta nói: “Nương của ngươi không muốn ngươi khóc.”
Cả người Tiết Hàm run lên, cường điệu lặp lại: “Ngươi nói bậy bạ gì đó?”
Ta không kiên nhẫn, nói với phụ nhân kia: “Con của dì có vấn đề.”
Tiết Hàm sắc mặt trắng bệch: “Ngươi đang nói chuyện với ai?”
Ta nói: “Nương của ngươi.”
Tiết Hàm giận dữ: “Không được nói bậy!”
Ta nói: “Nương ngươi nhìn ngươi khóc rất đau lòng, bảo ta kêu ngươi đừng khóc.”
Tiết Hàm đương nhiên không tin, rống lên với ta: “Ngươi lại cố tình gạt ta? Ban ngày ngươi chọc ghẹo ta còn chưa đủ sao? Tránh ra!”
Ta phẫn nộ kêu to: “Ta không quan tâm nữa! Ngươi cứ khóc tiếp đi, từ nay ta không giúp ngươi nữa!”
Ta lập tức chạy về phòng của mình, chui vào chăn.
Bữa điểm tâm hôm sau, Tiết Hàm hai mắt đỏ hoe, mặt mũi u ám xuất hiện trước mắt mọi người. Nương đau xót ôm hắn vào lòng hỏi han ân cần, tỷ tỷ vội vàng gọi người đi hầm canh ngân nhĩ.
Tiết Hàm u oán nhìn ta, nương thấy vậy liền lớn tiếng hỏi: “A Mi, có phải con lại bắt nạt tiểu Hàm.”
Ta oan muốn hộc máu.
Cũng may Tiết Hàm mở miệng đúng lúc: “Tối hôm qua con gặp ác mộng.”
Ác mộng? Gọi mẹ ruột của mình là ác mộng? Điều này chắc chắn dọa chết người.
Sau đó Tiết Hàm len lén nhìn ta, nói: “Ngươi có dám thề với ta những lời hôm qua ngươi nói là thật?”
Tuy khi ấy ta mới tám tuổi, cũng không đọc qua thi thư, nhưng chắc chắn không thuộc loại ngu ngốc, ta hung tợn nạt lại: “Không tin ta thì đừng có hỏi!”
Tiết Hàm không có sự lựa chọn, khó khăn hỏi: “Nương… Hôm qua nương còn nói gì không?”
Ta lầm bầm: “Dì nói ngươi khóc rất khó coi.”
Mặt Tiết Hàm đen như xì dầu.
Ta nhẹ giọng: “Dì nói ngươi không cần tự trách mình, còn nói rất thích thơ ngươi viết cho dì.” Ta cố gắng đọc lại hai câu.
Đó là bài thơ điếu Tiết Hàm viết cho nương của hắn. Giờ thì hắn hoàn toàn tin tưởng, hai tròng mắt trừng đến muốn rớt ra ngoài.
Ta học bộ dáng của cha, vỗ vỗ bờ vai hắn, nói: “Nương của ngươi nói với ta vị trí cất giấu kiếm của nhà ngươi, muốn ta chỉ cho ngươi.”
“Băng Nguyệt Điệp?”
“Đại khái là thế.” Ta lấy nhánh cây vẽ vẽ trên đất.
Tiết Hàm vừa thấy kinh hãi kêu to: “Ngươi ngươi ngươi… Ngươi làm sao biết thế trận của nhà ta!”
Ta nào biết đấy là gì, “Là nương của ngươi vẽ cho ta xem.”
Tiết Hàm nhìn như muốn ngất xỉu.
Ta sợ lại bị tỷ tỷ mắng, quăng nhánh cây rồi chạy đi.
Qua mấy ngày, nửa đêm ta lại bị lay tỉnh. Tiết Hàm hưng phấn kéo ra rời giường, cho ta xem bảo bối của hắn.
Đó là một bảo kiếm trắng muốt, trên chuôi kiếm còn nạm một viên trân châu cực to. Ta sờ sờ, bảo Tiết Hàm lấy ra cho ta xem.
Hắn rút kiếm ra, nhất thời trong căn phòng u tối tràn đầy màu sắc, ánh trăng theo lưỡi kiếm mỏng như cánh ve tỏa khắp phòng.
Ta há hốc miệng: “Oa…”
Tiết Hàm đắc ý dào dạt nói: “Đây chính là bảo vật gia truyền của gia tộc ta: Băng Nguyệt Điệp.”
Hứ, ong bướm gì? Nếu không có ta không biết nó còn đang nằm trong hốc đất nào nữa.
Tiết Hàm coi như biết điều, nói: “A Mi, cám ơn ngươi.”
Đây là lần đầu tiên hắn gọi tên của ta.
Cùng tìm được với thanh kiếm này là một quyển Tiết gia kiếm phổ. Từ ngày đó trở đi, Tiết Hàm hết sức chuyên chú luyện tập kiếm pháp, mỗi ngày mặt trời mọc vung kiếm ba trăm lần, sau đó mới ăn điểm tâm.
Hắn ở nhà của ta rất nhiều năm. Ta đoán rằng vị tướng quân kia con rất nhiều nên thiếu mất một đứa cũng không phát giác.
Lâu ngày, ta cũng quen thói coi hắn là một thành viên trong gia đình.
Tiết Hàm rất tốt, hắn chưa từng nói với ai chuyện ta có thể giao tiếp với linh hồn.
Hắn cũng vô cùng chăm chỉ, đem tất cả thời gian chuyên tâm vào việc đọc sách tập võ.
Ta ngồi trên cây hòe cắn hạt dưa, vỏ rơi lả tả, dưới tàng cây Tiết Hàm xuất kiếm chém nát những mảnh vỏ rơi xuống, một mảnh cũng không chừa. Ta ăn xong hạt dưa lại cầm quả đào lên cắn, cắn hết rồi tiếp tục tùy ý ném hột đi, tên kia vung tay lên, hột quả đào lập tức chia bốn.
Ta bĩu môi với hắn, hắn cười với ta.
Thiếu niên cao gầy anh tuấn, khí chất tràn trề, thong dong tiêu sái. Tâm hồn thiếu nữ của bọn tiểu nha hoàn cũng vì thế mà đổ vèo vèo.
Ta nghe được các cô nàng vụng trộm nói: “Ngũ lang thực tuấn tú, nếu có thể làm phu quân của ta thì thật tốt.”
Ta lại nghĩ ra một kế. Ngày hôm sau ta dậy thật sớm, chạy lại trốn trong phòng Tiết Hàm. Lúc nha hoàn hầu hạ hắn mặc quần áo, ta từ cửa sổ phi vào, đem một cốc nước lớn đổ lên giường của hắn.
Giữa trưa hôm ấy ta nghe nương nói với nhũ mẫu: “Vẫn nên thỉnh đại phu xem bệnh cho Tiểu Hàm. Lớn như vậy, còn… Không được tốt.”
Ta lui vào trong cây, ôm bụng cười to.
Chỉ nghe âm thanh lạnh lùng của Tiết Hàm: “Ta biết là ngươi.”
Ta tựa người vào cành cây cười cười, “Sao thế? Lo rằng phu nhân tương lai biết được ư?”
Tiết Hàm bỗng nhiên cười quỷ dị, cả người ta lập tức rét lạnh. Tiết Hàm bình thường chỉ biết biểu lộ vẻ hiền lành dịu ngọt, chưa bao giờ ta thấy hắn lưu manh thế này.
Kết quả trong bữa cơm chiều, cha nói với ta: “A Mi, con không còn nhỏ nữa, tuy là thân nữ nhi cũng không nên ham chơi suốt ngày, ít nhất phải học được chút gì đó.”
Ta sợ hãi: “Cha, thứ gì cần học con cũng học cả rồi.”
Mép râu của người giật giật: “Học? Con học cái gì? Sống mười hai năm, ngay cả một bài thơ cũng không làm được! Thân là Trầm gia nhị tiểu thư, chuyện này đồn ra chỉ sợ người khác cười ba ngày không dứt.”
“Người ta muốn cười thì cứ để họ cười, chỉ cần răng của con vẫn mọc được thì tốt[3].”
Cha tức giận đập mạnh lên bàn, toàn bộ bát đũa đều chấn động.
Ta lớn như vậy vẫn chưa từng thấy cha giận dữ đến thế, quả thực khi ấy ta bị dọa đến kinh hồn.
Cha tuyên phán: “Từ mai trở đi con phải đi học với tiểu Hàm, cha sẽ bảo nó dạy cho con một ít thi văn. Đừng cả ngày chỉ lo ăn nữa.”
Tiết Hàm đứng một bên kính cẩn vâng lời: “Dượng yên tâm, con nhất định chỉ dạy A Mi thật tốt.”
Ta khóc thét một tiếng, nằm vật trên bàn cơm.
Cứ như vậy, ta bị Tiết Hàm lôi đi đọc sách viết chữ.
Hắn thừa cơ trả thù. Ngươi nói viết chữ thì ta viết chữ, nhưng cũng đừng buộc bao cát trên tay ta, lại không cho ta ngồi chứ! Sau nửa ngày tay của ta đã tê đến mức không nhấc lên được, thế mà hắn lại còn xoi mói, “Đây là chữ ngươi viết ư? So với đạo sĩ vẽ bùa thì khá hơn một chút đấy.”
Ta tức giận đâm bút về phía hắn, nhưng tên kia mắt vẫn chưa liếc đã chụp lấy được.
Tiếp đó hắn muốn ta ngâm thơ.
Ta lớn tiếng đọc diễn cảm:
Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ,
Vốn dòng vua về họ Cao Dương.
Tháng giêng đầu tiết xuân sang,
Cõi đời ta xuống giữa đương ngày Dần.. . .”[4]
Chưa niệm hết, Tiết công tử đã ngã xuống ghế. Cầu trời phù hộ ta chưa khiến hắn tức chết, ta không muốn vì chuyện cỏn con ấy mà bị cha phạt quỳ trong từ đường đâu.
Thật tốt rằng Tiết Hàm đã ngẩng đầu lên, tay ôm bụng, vẻ mặt nhăn nhó như vừa ăn phải thứ gì không vệ sinh.
Ta giả mù sa mưa hỏi: “Muốn đi nhà xí sao?”
“Cái …[5]” Thời khắc mấu chốt hắn đem cái kia từ nuốt trở về. Người ta là công tử nho nhã.
Tiết Hàm với lấy một quyển sách, hung hăng nói: “Nghe cho kỹ, đây mới là ngâm thơ.”
Tiết công tử thì thầm:
“Trong vườn Hán chuông ngân ngày sớm,
Ngoài thành Tần nắng rải buổi mai
Chúc chen sương lấn vạn nhà,
Vi vu gió tỏa vang xa một thành..”[6]
Giọng của hắn thật thanh nhã, thật trầm ấm, thật… Thật êm tai. Tiếng vang vọng nho nhỏ trong thư phòng, bất giác ta cảm nhận được có rất nhiều ong đang bay xung quanh tai của mình.
Ta hỏi: “Tên là gì?”
Hắn nói: “Tiếng chuông sớm thành Trường An.”
Ta nói: “Rất đẹp.”
Hắn nói: “Quả thật là tên hay.”
Ta nói: “Ý ta là lúc ngươi ngâm thơ.”
Tiết Hàm sửng sốt, nháy mắt mặt liền ửng đỏ. Hắn giật mình nhìn ta, ta cũng đơn thuần nhìn hắn chăm chú. Miệng của hắn đã bắt đầu run rẩy.
Ta nhịn, nhưng thật sự không nhịn nổi, phụt một tiếng rồi phá lên cười ha ha.
Mặt Tiết Hàm chuyển thành xanh mét.
Ta vọt nhanh ra ngoài, nhưng thật ra hắn không hề đuổi theo. Ta cười nói: “Ta học một tiểu nha hoàn kia, cứ tưởng rằng ngươi sẽ thích.”
Ta chạy thật xa, lúc quay đầu lại Tiết Hàm vẫn đang chăm chăm nhìn mình, ánh mắt của hắn như ngọn lửa, tỏa ra nộ khí như bất cứ lúc nào cũng có thể lao đến bóp chết ta. Ta le lưỡi, sau đó cắm đầu chạy tiếp.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.