Chương 11
Jeffrey Archer
13/05/2016
Hắn đứng trần truồng nhìn vào hình ảnh Emmanuel Rosenbaum trong tấm gương khách sạn. Hắn ghét cái hình ảnh trong đó. Trước hết hắn tháo bộ răng giả sau đó ngậm lên ngậm xuống nhiều lần: người ta đã báo trước là vết hồ dán sẽ còn đau tiếp tục nhiều ngày sau. Sau đó hắn lần lượt gỡ những lớp bột phết trên cái mũi đồ sộ và không khỏi khen ngợi tài nghệ của người nghệ sĩ đã tạo nên cái mũi quái dị như vậy. Hắn đã bảo như vậy có thể dễ gây ấn tượng, dễ nhớ. Nhưng nhà chuyên môn đã trả lời là mọi người sẽ chẳng nhớ gì hết.
Khi gỡ xong lớp cuối cùng cái mũi thật trong có vẻ lại tức cười giữa khuôn mặt. Tiếp theo hắn bắt đầu gỡ những lớp hóa trang trên trán, những đường nhăn dường như cử động mỗi khi hắn nhăn mặt, Tiếp đó là hai gò má đỏ lựng và hai lớp cằm chảy xệ. Nhưng nhà ngân hàng Thụy Sĩ hẳn phải kinh ngạc khi thấy một miếng đá bọt có thể dễ dàng chùi đi hàng số trên cánh tay hắn thế nào. Một lần nữa hắn nhìn mình trong gương. Mái tóc dài màu xám lẽ ra có thể dài hơn một chút. Khi người ta cắt tóc và bôi lên da đầu một lớp hồ đặc như bùn hắn mới hiều một người Ai-len cảm thấy thế nào khi phết nhựa cây và long chim lên người. Một lát sau hắn đứng dưới vòi nước nóng, hắn cào móng tay đến sát tận da đầu. Những dòng nước đen ngòm chảy xuống mặt và người hắn trước khi chảy xuống cống. Phải mất đến hơn nữa chai xà phòng mới làm cho tóc hắn trở lại màu vàng óng như trươc, nhưng còn phải khá lâu nữa hắn mới thôi không giống một anh lính quèn trong lực lượng hải quân.
Chiếc áo khoác tả tơi dài lết phết nằm trong góc phòng, bộ complê xoàng xỉnh, chiếc cà vạt màu đen, chiếc áo sơ mi trắng nhờ nhờ, đôi găng tay một ngón màu đen và tấm hộ chiếu Isarel. Hàng chục giờ chuẩn bị, nay chỉ cần vài phút để xóa sạch dấu vết. Hắn sốt ruột muốn đốt sạch những thứ đó đi, nhưng thay vì như vậy lại xếp gọn thành một đống. Romanov quay lại phòng chính và nằm duỗi dài như một con con mèo vươn vai, lưng vẫn còn cảm thấy đâu nhừ vì suốt thời gian dài phải cúi lom khom. Hắn đứng dậy nhón chân và quay tay lên quá đầu năm mươi lần. Sau đó nghỉ một phút rồi làm động tác nằm sấp nâng người năm mươi lần nữa.
Romanov quay lại phòng tắm và tắm nước lạnh lần thứ hai, bây giờ mới cảm thấy lại là một con người. Sau đó hắn thay chiếc áo lụa màu mỡ gà và bộ complê độn ngực.
Trước khi gọi một cú điện thoại đi London và hai cú khác đi Moscow hắn ra lệnh đem bữa tối lên phòng để không ai nhìn thấy mình - Hắn không hề mong muốn phải giải thích vì sao người đã đăng ký vào khách sạn lại già hơn người đang ngồi ăn một mình trong phòng những ba mươi tuổi. Hắn nghiến ngấu cắn xé miếng bít tết và nuốt chửng hẳn ngụm ruợu vang như một con thú đói ngấu.
Romanov nhìn những chiếc túi mua hàng sặc sỡ nhưng chẳng hề muốn kết thúc bữa ăn bằng thỏi socola nhân rượu của Scott. Một lần nữa hắn thấy tức giận vì ý nghĩ của gã người Anh đó đã tỏ ra hơn hắn.
Hắn đưa mắt nhìn chiếc vali nhỏ nằm trên sàn cạnh giường. Hắn mở vali và lấy ra phiên bản của bức tranh Thánh mà hắn luôn mang theo người để chắc chắn không bị nhầm lẫn nếu gặp được bức tranh thật.
Hơn mười một giờ một tí Romanov bật TV để xem bản tin muộn. Người ta không có ảnh của kẻ bị tình nghi, chỉ có ảnh của tay lái xe taxi ngu ngốc đã lái xe quá chậm khiến cho anh ta phải trả giá bằng cả mạng sống, và một tấm ảnh của cô gái xinh đẹp người Đức đã cả gan chống cự lại. Đó là một bi kịch, TV thông báo rằng hiện nay người ta đang truy tìm người đàn ông Anh chưa rõ tên. Romanov mỉm cười nghĩ rằng Scott đang bị cảnh sát truy nã trong khi hắn ung dung ngồi ăn bít tết trong một khách sạn sang trọng. Mặc dầu cảnh sát Thụy Sĩ không chụp được ảnh kẻ giết người nhưng Romanov đâu có cần. Đó là vì một nhân viên ở Anh đã nói cho hắn biết về đại úy Scott trong một cú điện thoại nhiều hơn tất cả những gì mà cảnh sát Thụy Sĩ hy vọng có thể điều tra được trong cả một tuần nữa.
Adam nằm yên trong giường và cố gắng chắp nối từng mẩu rời rạc của trò chơi xếp hình. Nếu Goering đã kể lại cho anh bức tranh Thánh và Emmanuel Rosenbaum là một biệt danh hắn sử dụng., thì một Emmanuel Rosenbaum thật không hề tồn tại. Nhưng thực tế hắn có tồn tại. Thậm chí hắn đã hai lần giết người trong khi cố gắng đặt tay lên bức tranh Thánh của Sa Hoàng. Adam cúi xuống bật ngọn đèn đêm rồi rút cái gói nhỏ khỏi túi áo khoác, anh cẩn thận tháo mảnh lụa bọc rồi giơ ra trước ánh sang. Thánh George nhìn anh - vẻ mặt ông ta không còn kỳ diệu nữa mà như chê trách. Adam sẽ đưa ngay bức tranh này cho Rosenbaum không một giấy suy nghĩ nếu biết rằng như vậy có thể ngăn được cái chết của Heidi.
Đến nửa đêm Adam đã quyết định được mình phải làm gì, anh vẫn ở yên trong gian phòng chật chội đó cho đến tận hơn ba giờ sang. Rồi anh nhẹ nhàng bước xuống khỏi giường, mở của nhìn ra ngoài hành lang sau đó khẽ khàng khóa cửa cẩn thận và rón rén bước xuống cầu thang. Xuống đến bậc thang cuối cùng anh dừng lại nghe ngóng. Người công nhân khuân vác trực đêm đang ngồi gật gù trước TV lúc này mờ mờ tối, trên màn hình chỉ còn lại một chấm sang ở giữa. Phải mất đến hai phút Adam mới ra được đến cửa trước - anh rón rén bước đi trên cái sàn nhà cứ kêu cọt kẹt ầm ĩ - nhưng tiếng ngáy của người phu khuân vác to đến mức át cả tiếng cọt kẹt của sàn nhà. Ra đến ngoài cửa Adam nhìn ngược nhìn xuôi kiểm tra cẩn thận xem có động tĩnh gì không, nhưng không thấy gì. Anh không muốn đi xa quá vì thế anh nương theo bóng tối một bên phố, lần bước chậm chạp. Đến góc phố anh nhìn thấy cái mà mình đang tìm, nằm cách đó khoảng một trăm mét.
Vẫn không thấy ai, vì thế anh đi nhanh đến buồng điện thoại, ấn đồng hai mươi xu vào khe và chờ. Một giọng nói vang lên: "Tôi giúp gì được ạ?" (nguyên bản bằng tiếng Pháp).
Adam nói cụt lủn:
- Quốc tế.
Một phút sau một giọng nói vang lên với câu hỏi lúc nãy.
Adam quả quyết noi:
- Tôi cần gọi đi London. Đầu cuối trả tiền.
- Vâng. Tên ngài là gì ạ?
Adam đáp:
- George Comer
- Số điện thoại gọi đi?
- Geneva 271982.
Anh thay đổi ba con số cuối, chắc đêm nay cảnh sát sẽ lắng nghe mọi cuộc điện thoại gọi đi Anh. Sau đó anh nói cho cô gái số điện thoại yêu cầu.
- Xin ngài chờ cho một phút.
- Được.
Adam nói và đưa mắt nhìn xuôi ngược trên dãy phố lần nữa. Chỉ có một chiếc xe lướt qua. Anh vẫn đứng thật im trong góc buồng điện thoại.
Có tiếng nối máy, anh mấp máy miệng: Dậy đi, làm ơn dậy đi. Cuối cùng tiếng chuông điện thoại vang lên. Adam nhận ra ngay giọng nói quen thuộc trả lời.
Lawrence hỏi, giọng có vẻ giận dữ nhưng rõ ràng là hoàn toàn tỉnh táo:
- Ai đấy?
- Ngài có vui lòng nhận một cú điện thoại thanh toán ở đầu cuối của một ngài tên là George Comer gọi từ Geneva không ạ? - Anh ta nói.
- George Comer, Huân tước Comer, thống đốc ngân hàng Anh quốc ư? Có, tôi đồng ý.
Adam nói:
- Tớ đây, Lawrence.
- Tạ ơn Chúa. Cậu đang ở đâu vậy?
- Tớ vẫn đang ở Geneva nhưng chắc cậu sẽ không tin những gì tớ sắp nói với cậu. trong lúc bọn tớ chờ để lên máy bay về thì bỗng một người đàn ông kéo Heidi vào một chiếc taxi rồi giết chết nàng trong khi tớ chưa kịp chạy tới. Nhưng điều rày rà là cảnh sát Thụy Sĩ lại cho rằng tớ là kẻ giết người.
- Bây giờ bình tĩnh đã, Adam. Tớ biết hết những chuyện đó. Trên bản tin tối, và cảnh sát cũng kéo đến đây hỏi tớ rồi. Hình như là anh của Hindi đã nhận ra cậu?
- Cậu nói nhận ra có nghĩa là thế nào? Tớ không làm việc đó. Cậu biết rõ là tớ không thể làm như vậy được mà. Lawrence, không phải tớ mà là một kẻ tên là Rosenbaum
- Rosenbaum? Adam, Rosenbaum là ai?
Adam cố tỏ ra bình tĩnh:
- Sáng nay tớ và Heidi đi Geneva để đến một ngân hàng Thụy Sĩ nhận một thứ mà Bố di chúc lại cho tớ. Hóa ra đó là một bức tranh. Sau chúng tớ quay lại sân bay thì một thằng cha tên là Rosenbaum đã bắt cóc Heidi, chắc hắn nghĩ nàng cầm bức tranh. Mẹ kiếp bức tranh Thánh khỉ gió ấy chỉ đáng giá hai mươi ngàn bảng Anh.
Lawrence hỏi:
- Bức tranh Thánh ư?
- Phải, có một bức tranh Thánh George và con Rồng - Adam nói - nhưng điều đó không quan trọng, mà điều quan trọng là...
Lawrence cắt lời:
- Bây giờ cậu hãy nghe đây, chỉ nghe thôi, bởi vì tớ sẽ không nhắc lại đâu. Cậu hãy cứ trốn thật kín, và sáng mai đến lãnh sự quán của chúng ta. Cố mà đến đấy nguyên vẹn, tớ cam đoan là Đại sứ sẽ đón cậu ở đó. Đừng đến trước mười một giờ và tớ sẽ phải tranh thủ từng phút để thu xếp mọi chuyện và kiểm tra xem các nhân viên ở sứ quán đã chuẩn bị chu đáo chưa.
Lần đầu tiên suốt mười hai tiếng đồng hồ qua Adam mới mỉm cười. Lawrence hỏi:
- Tên giết người đã đoạt được cái hắn cần chưa?
Adam nói:
- Chưa, hắn chưa lấy được, chỉ mới lấy được mỗi cái túi socola cho mẹ tớ thôi.
- Tạ ơn Chúa, nhớ trốn thật kín bởi cảnh sát Thụy Sĩ tin rằng chính cậu là kẻ giết Hindi.
Adam nói:
- Nhưng...
- Đừng giải thích gì hết. Hãy có mặt tại lãnh sự quán vào lúc mười một giờ. Bây giờ cậu nên bỏ máy xuống - Lawrence nói thêm - mười một giờ, đừng quá muộn.
Adam nói:
- Được, với lại...
Nhưng điện thoại chỉ còn những tiếng tut dài. Tạ ơn Chúa vì có Lawrence. Lawrence ngày xưa chẳng cần hỏi một câu nào bởi vì bao giờ cũng biết rõ câu trả lời. Giêsu, liệu cậu ta dính dáng vào đến đâu trong câu chuyện này nhỉ. Adam kiểm tra lại dãy phố một lần nữa. Vẫn không có một bóng người nào. Anh vội vã đi như ăn cắp nốt quãng đường hai trăm mét trở lại khách sạn. Cửa trước vẫn mở, người phu khuân vác vẫn ngủ say. TV vẫn sáng mờ mờ, cái chấm bạc còn nguyên chỗ cũ. Adam chui lại vào giường lúc bốn giờ năm phút nhưng không hề ngủ được. Rosenbaum, Heidi, người lái xe taxi, người đến Sotheby. Quá nhiều mẩu của một trò chơi xếp hình, chẳng cái nào khớp vào chỗ nào cả.
Nhưng điều khiến anh lo lắng lại là cú điện thoại vừa rồi với Lawrence, một Lawrence của ngày xưa?
Hai viên cảnh sát đến được khách sạn Monarque vào lúc bảy giờ hai mươi phút sáng thứ năm đó. Họ đã mệt mỏi, cáu kỉnh và đói mềm. Suốt từ nửa đêm qua đến giờ họ đã đến bốn mươi lăm khách sạn khắp phía Tây thánh phố mà vẫn không hề có kết quả nào. Họ đã kiểm tra hàng ngàn thẻ đăng ký tạm trú và đánh thức bảy du khách vô tội là người Anh, không một người nào có hình dạng khớp với bản mô tả của Adam Scott.
Đến tám giờ họ sẽ hết ca trực và có thể về nhà ăn bữa sáng với vợ con, nhưng trước khi đó vẫn còn phải kiểm tra ba khách sạn nữa. Vừa trông thấy họ đi vào hành lang, bà chủ khách sạn đã vội lạch bạch đi từ sau quầy thu tiền ra đón họ. Bà ghê tởm bọn cảnh sát và hơn ai hết bà tin vào điều người ta thường nói "Những con lợn Thụy Sĩ đó còn tệ hại hơn cả quân Đức". Trong năm ngoái bà đã phải nộp tiền phạt vi cảnh hai lần và một lần còn bị dọa tống giam vì đã không đăng ký đủ tên khách trọ. Nếu một lần nữa bắt được thì chắc chắn là người ta sẽ rút giấy phép, mà đó là nguồn sống duy nhất của bà. Đầu óc chậm chạp của bà nhớ lại xem những ai đã thuê phòng tối hôm trước. Có tám người đã đăng ký, nhưng hai người trả tiền mặt. Một là anh chàng người Anh chẳng hề mở miệng lấy một lần. Anh ta đăng ký tên Pemberton. Người kia là Maurice, anh này mỗi lần đến Geneva đều dắt theo một cô gái chẳng lần nào giống lần nào. Bà đã hủy hai tờ khai của họ và bỏ túi số tiền. Maurice và cô gái đã trả phòng lúc bảy giờ sáng, giường của họ đã được làm lại. Nhưng người Anh vẫn ngủ trong phòng.
- Thưa bà, chúng tôi cần kiểm tra đăng ký khách trọ của bà đêm qua.
Bà mỉm cười ấm áp đáp:
- Ồ dĩ nhiên là được thưa các ngài.
Nói rồi vơ sáu tấm các còn lại: hai người Pháp, một người Ý, hai người từ Zurich đến, người còn lại là từ Basle.
- Đêm qua có người Anh nào ở đây không?
Bà chủ khách sạn quả quyết:
- Không. Không có ai là người Anh cả. Suốt một tháng nay không có. Ngài có muốn xem đăng ký tuần trước không ạ?
Viên cảnh sát nói:
- Không, không cần thiết.
Bà ta ủn ỉn cảm ơn.
- Nhưng chúng tôi cần kiểm tra những phòng còn lại. Giấy phép khách sạn của bà có mười hai phòng. Vì thế phải còn sáu phòng trống.
Bà chủ quán nói:
- Không có người ở trong đó đâu ạ. Sáng nay tôi đã kiểm tra lại rồi.
Viên cảnh sát khăng khăng:
- Chúng tôi vẫn kiểm tra.
Bà chủ khách sạn cầm chùm chìa khóa và lạch bạch đi lên cầu thang tựa như đó là đỉnh Everest. Bà mở các phòng số năm, bảy, chín, mười một. Phòng Maurice đã được làm lại ngay sau khi anh ta vừa đi khỏi, nhưng chắc chắn bà sẽ mất giấy phép khi họ bước vào phòng số mười hai. Bà cũng chẳng kịp ngừng lại không gõ cửa trước khi tra chìa khóa vào ổ. Hai viên cảnh sát đi vào trong trước khi bà vẫn còn ở ngoài hành lang đề phòng trường hợp có gì phiền toái. Đây không phải là lần đầu tiên bà nguyền rủa sự mẫn cảm của cảnh sát Thụy Sĩ.
Viên cảnh sát thứ nhất quay ra hành lang và nói:
- Cám ơn bà, xin lỗi đã làm phiền.
Anh ta đánh một dấu thập vào tên khách sạn Monarque trong bản danh sách của mình.
Trong khi hai viên cảnh sát đi xuống cầu thang bà chủ khách sạn bối rối bước vào phòng số mười hai. Giường vẫn phẳng phiu tựa như chưa hề có ai nằm vào và không hề có dấu vết gì chứng tỏ đêm qua ở đây có người ngủ. Bà cố gợi lại trí nhớ mỏi mệt của mình. Đêm qua bà có say sưa gì đây - còn năm mươi francs trong túi này kia mà. Không hiểu anh ta có thể ở đâu nhỉ.
Suốt một giờ qua Adam nấp sau một toa xe siêu vẹo trên đường ra các khách sạn ít nhất nửa dặm. Từ đây anh có thể quan sát rõ tất cả các hướng trong vòng hàng trăm mét. Anh nhìn dòng người đổ từ bốn hướng đến từ sáng sớm băng tàu hỏa. Lúc tám giờ hai mươi, nghĩ rằng đã là giờ cao điểm, Adam sờ lại bức tranh Thánh trong túi và rời nơi ẩn náu để hòa vào dòng người đang hối hả đi đến nhiệm sở. Anh dừng lại một quán báo để mua một tờ báo. Tờ báo tiếng Anh duy nhất phát hành vào giờ này là tờ Heral - Tri bune: Báo từ London sẽ chỉ đến bằng chuyến bay thứ nhất trong ngày nhưng người ta chuyển tờ Heral - Tri bune từ Paris đến bằng tàu hỏa. Anh còn mua thêm hai thứ nữa trước khi hòa lại vào dòng người: một tấm bản đồ Geneva và một thanh socola Nestle lớn.
Còn vô khối thời gian để giết trước khi có thể đến trình diện tại Lãnh sự quán. Chỉ liếc nhìn qua tờ bản đổ đã có thể thấy ngôi nhà sẽ là nơi trú ẩn tiếp theo của mình. Anh tiếp tục chọn đường đi sao cho có thể tiếp tục ở một nơi có đông người. Tới một quảng trường Adam tiếp tục đi dưới vòm mái bằng vải bạt của dãy cửa hàng theo một đường vòng thật xa, luôn luôn tránh những chỗ trống trải. Như vậy mất rất nhiều thời gian nhu tính toán của anh hoàn toàn chính xác. Adam đến được cửa chính của tòa nhà đúng lúc hàng trăm người kính chúa đang rời khỏi buổi lễ sáng.
Vào đến bên trong anh cảm thấy mình được an toàn. Notre Dame là Nhà thờ Thiên chúa giáo lớn nhất thành phố và Adam có thể yên thân được một lúc ở đây. Anh đi chậm rãi giữa hai hàng ghế tiến về phía nhà nguyện, bỏ mấy đồng xu vào hòm công đức, châm một ngọn nến và cắm nó vào chiếc chân đèn dưới chân tượng Đức Mẹ Đồng Trinh. Sau đó anh quỳ xuống nhưng không nhắm mắt. Là một tín đồ Thiên chúa giáo trễ nải, anh không còn tin vào Chúa nữa - trừ những lúc ốm đau, hoảng sợ hay ở trên máy bay. Khoảng hai mươi phút sau Adam đã bớt căng thẳng và nhân thấy chỉ còn lại rất ít người trong nhà nguyện. Có mấy bà già mặc áo đen ngồi ở hàng ghế trước tay lần tràng hạt miệng ngân nga: "Ave Maria, gratia plena, Domine teum, Benedicta... " Mấy du khách đang ngển cỏ ngắm mái vòm tuyệt đẹp, mắt ngước lên trên.
Adam chậm rãi đứng lên mắt đảo bốn phía. Anh duỗi chân và bước đến bục xưng tội khuất sau một cái cột. Một dấu hiệu nhỏ trên cái bệ gỗ cho thấy không có ai trong đó. Adam lẻn vào, ngồi xuống và kéo rèm đóng lại.
Đầu tiên anh lấy tờ Herald - Tribune trong túi áo khoác ra, sau đó là thanh socola. Anh xé tờ giấy bạc và ăn ngấu nghiến. Sau đó bắt đầu tìm bài báo. Chỉ có vài mẩu tin về nước Anh trên trang nhất, trong khi hầu hết các bài còn lại đề cập đến những chuyện đang xảy ra ở Mỹ. Một dòng tít viết: "Đồng bảng Anh vẫn ở mức cao với tỉ giá 2,8 đô la ăn một". Adam đưa mắt qua các dòng tít nhỏ khác cho đến khi tìm thấy mẩu tin đang tìm. Nó nằm ở góc dưới bên trái: "Một người Anh đang bị truy tìm sau vụ giết cô gái Đức và một lái xe taxi người Thụy Sĩ". Adam đọc bài báo và chỉ khi đọc thấy người ta biết rõ tên họ minhf anh mới bắt đầu run lên bần bật.
"Đại úy Adam Scott, người vừa từ chức khỏi Trung đoàn Hoàng gia Wessex được yêu cầu... xin xem tiếp trang mười lăm".
Adam lật sang trang sau. Việc này chẳng mấy dễ dàng bởi vì anh đang ngồi trong một cái bục xưng tội nhỏ tí.
"... đến để trả lời trước cảnh sát Geneva về những việc liên quan đến... "
- Au nom du Père, du Filis et du Saint Esprit.
Adam giật mình nhìn lên khỏi tờ báo. Nhưng thói quen đã ăn sâu từ nhỏ khiến anh bật lên nói như máy:
- Thưa cha, xin cha giải tội cho con bởi vì con có tội và muốn được sám hối.
Vị cha cố nói bằng một giọng không có trọng âm nhưng là một thứ tiếng Anh rất rõ ràng:
- Được lắm, con của ta. Vậy tội lỗi của con như thế nào?
Adam nghĩ nhanh: Không thể nào để cho ông ta biết một dấu vết gì của mình. Anh nhìn qua khe hở của bức rèm và hoảng hốt nhìn thấy hai cảnh sát đang hỏi một vị cha cố khác ở cửa phía tây. Anh kéo rèm lại vè nói bằng một giọng cố khác với giọng mình:
- Con từ Dublin đến, thưa Cha, và đêm qua con đã gặp một cô gái địa phương ở quán rượu và đem cô về khách sạn.
- Được, con trai của ta.
- Vâng, thưa cha, rồi chuyện này lại dẫn đến chuyện khác.
- Chuyện khác là chuyện gì, con của ta?
- Vâng, con đã dẫn cô ta lên phòng.
- Được, rồi sao nữa?
- Rồi cô ta bắt đầu cởi sống áo.
- Sau đó chuyện gì xảy ra nữa?
- Cô ta bắt đầu cởi sống áo cho con.
- Con có cố gắng cưỡng lại không, con trai ta?
- Có, thưa Cha, nhưng mỗi lúc một khó khăn hơn.
Vị Cha cố hỏi:
- Và thế là tội lỗi xảy ra?
Adam nói:
- Con rất tiếc, thưa Cha. Con đã có vợ và hai con, Seamus và Maureen.
- Con phải quên đêm đó đi.
- Thưa Cha, con mong được như vậy.
- Việc đó đã bao giờ xảy ra chưa?
- Chưa, thưa Cha. Đây là lần đầu tiên con ra nước ngoài một mình. Con xin thề như vậy.
- Con trai ta, hãy lấy đấy làm một bài học và có thể Chúa sẽ nhân từ tha thứ cho con tội lỗi ghê tởm ấy. Con hãy làm dấu sám hối đi.
- Ôi lạy Chúa tôi...
Khi Adam làm dấu sám hối xong, Cha cố đọc lời giải tội và anh phải sám hối bằng cách đọc ba chương Kinh thánh.
- Ngoài ra còn một điều nữa.
- Dạ thưa Cha?
- Về đến Ireland con phải nói với vợ con mọi chuyện, nếu không con sẽ không được tha thứ. Con trai ta, con phải hứa với ta như vậy.
Adam hé rèm để kiểm tra động tĩnh lần nữa. Không thấy hai viên cảnh sát đâu. Anh hứa:
- Bao giờ gặp vợ con, con xin kể cho cô ấy tất cả những gì đã xảy ra đêm qua, thưa Cha.
- Tốt. Và hãy tiếp tục cầu nguyện Bleesed lady để người che chở cho con khỏi sự quyến rũ của quỷ dữ.
Adam gấp tờ báo lại nhét vào túi áo khoác, ra khỏi cái bục nhỏ và ngồi vào một chiếc ghế cuối hàng đầu và cúi đầu bắt đầu cầu nguyện. Vừa cầu nguyện anh vừa giở tấm bản đò Geneva và bắt đầu nghiên cứu kế hoạch định đường đi. Lúc đọc đến câu "Xin che chở chúng con khỏi quỷ dữ thì anh đã xác định được sứ quán Anh nằm ở góc xa của một công viên rộng hình vuông. Adam ước lượng nó cách nhà thờ này khoảng một dặm nhưng phải vượt qua bảy con phố và một đoạn cây cầu trước khi đến được nơi ẩn náu an toan. Adam quay lại quỳ trước nhà nguyện Đức Mẹ Đồng trinh và nhìn đồng hồ. Lúc này rời Thánh Peter thì còn quá sớm nên anh còn quỳ hai hai tay ôm đầu thêm ba phút nữa, ôn đi ôn lại đường đi. Một nhóm khách du lịch đang đi vào nhà thờ. Adam nhìn không rời mắt đám người đó trong khi họ đi mỗi lúc một gần đến cửa chính ở phía tây dãy ghế. Cần phải ước lượng thời gian thật chính xác.
Bất chợt Adam đứng dậy và bước nhanh về cuối dãy ghế để đi ra cổng, cách đám du lịch không đầy một mét. Anh đi lẫn trong họ để được che chở khi băng qua quãng trống rồi chui qua một vòm hành lang của một cửa hiệu để vòng qua ba cạnh của công viên để tránh viên cảnh sát đang đứng trực ở góc phía bắc. Anh băng qua phố thứ nhất, khi đèn đỏ bật lên thì rẽ vào một đoạn phố một chiều, vẫn tiếp tục đi trên vỉa hè và biết rằng đến cuối đường sẽ phải rẽ sang tay trái. Hai cảnh sát mặc thường phục xuất hiện và bước thẳng về phía anh. Adam nhảy đại vào cửa hiệu đầu tiên và đứng quay lưng ra ngoài.
Một cô gái nói:
- Bonjour, Monsiuer. Ngài muốn mua gì ạ?
Adam nhìn quanh. Những manequin đủ màu từ da đen đến da đỏ mặc đồ lót và đi tất ny lon dài đến tận đầu gối đứng hàng dãy quanh anh.
- Tôi muốn mua một món quà cho vợ tôi.
Cô gái mỉm cười gợi ý:
- Váy lót được không ạ?
Adam nói:
- Vâng có lẽ nên mua váy lót thật. Cô có màu rượu vang thẫm không?
Anh nhìn hai viên cảnh sát đi ngang qua cửa.
- Tôi nghĩ là có đấy ạ. Nhưng tôi phải xem lại trong kho đã.
Cô gái chưa kip mang "món đồ nhỏ" đến thì Adam đã đến được chỗ rẽ tiếp theo.
Anh đi được mấy phút nữa mà không có chuyện gì xảy ra. Còn khoảng hai trăm mét cuối cùng, tim anh đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Ở góc phố cuối cùng chỉ thấy có một cảnh sát đứng canh và có vẻ như anh ta chăm chú nhìn về phía có đông người qua lại. Adam đứng quay lưng về phía viên cảnh sát, lúc này khu vườn trên bản đồ trông vuông vắn nhu vậy chỉ còn là một dải xanh rì. Phía bên khu vườn anh nhìn thấy lá cờ của Liên hợp quốc treo trước một cánh cửa màu xanh da trời. Không bao giờ đươc chạy khi chỉ còn những mét cuối cùng, đặc biệt nếu đó lại là một khoảng trống - điều đó anh được học nhờ những ngày hành quân trong rừng rậm ở Malaysia. Anh băng qua đường và đứng ở một góc khu vườn nhỏ chỉ cách tòa nhà lánh sự quán khoảng năm mươi mét. Một viên cảnh sát đi ngược lại dãy phố, hình như anh ta không có chủ định gì. Nhưng Adam đoán đó là vì đoạn phố này có rất nhiều sứ quán nằm liền kề bên nhau. Anh quan sát viên sĩ quan thận trọng: anh ta chỉ mất có hai phút để đi một vòng từ đầu này đến đầu kia quãng phố sau đó lại uể oải đi ngược lại. Adam nấp sau một thân cây trong vườn, chỉ cách cửa trước Sứ quán có vài chục mét, cái cây che không cho viên cảnh sát nhìn thấy anh trong lúc đi ngược lại. Adam ước lượng nếu với tốc độ đã tính toán và không gặp trở ngại gì thì anh có thể vượt nốt ba mươi mét cuối cùng trong vòng chưa đến mười giây. Anh chờ cho viên cảnh sát đi tới đấu đằng kia phố.
Adam kiểm tra lại cổng Sứ quán một lần nữa, nhẹ người khi nhìn thấy một cô gái đi vào và một người đàn ông xách cặp đi ra khỏi cửa. Dường như không có người gác đứng trong cánh cửa vẫn mở một nửa kia. Anh lại nhìn lên cửa sổ trên tầng một, có hai người đàn ông đang nhìn ra công viên tựa như đang sốt ruột chờ ai đó sắp tới. Chắc Lawrence đã thu xếp được. Adam kéo cổ áo khoác đứng lên và chuẩn bị sẵn sàng khi nghe thấy tiếng chuông đồng hồ trên nóc nhà thờ điểm mười một tiếng. Lúc này viên cảnh sát cách điểm xa nhất của đoạn phố khoảng vài mét nhưng vẫn còn đang đi ở hướng ngược lại. Adam đi băng qua đường với bước chân đã được tính toán kỹ. Đến giữa đường anh chợt phải đứng lại để tránh một cái xe chạy qua. Viên cảnh sát đã quay lại để bắt đầu lượt đi mới.
Adam đứng im không động đậy giữa đường mất đến mấy giấy, nhìn sang cái cây đã chọn để làm cái mộc che khuất cho mình nếu viên cảnh sát quay lại trước khi anh đến được cửa Sứ quán. Anh bước một bước rất tự tin về phía Sứ quán Anh. Một người đàn ông với thân hình như vận động viên, tóc vàng nhạt ngắn cũn cỡn mọc lởm chởm trên đầu đang bước ra đón anh.
Adam suýt không nhận ra hắn nếu không nhờ đôi mắt.
PHẦN HAI SỐ 10 - PHỐ DOWNING - LONDON SW1 Ngày 17 tháng Sáu năm 1966
Khi gỡ xong lớp cuối cùng cái mũi thật trong có vẻ lại tức cười giữa khuôn mặt. Tiếp theo hắn bắt đầu gỡ những lớp hóa trang trên trán, những đường nhăn dường như cử động mỗi khi hắn nhăn mặt, Tiếp đó là hai gò má đỏ lựng và hai lớp cằm chảy xệ. Nhưng nhà ngân hàng Thụy Sĩ hẳn phải kinh ngạc khi thấy một miếng đá bọt có thể dễ dàng chùi đi hàng số trên cánh tay hắn thế nào. Một lần nữa hắn nhìn mình trong gương. Mái tóc dài màu xám lẽ ra có thể dài hơn một chút. Khi người ta cắt tóc và bôi lên da đầu một lớp hồ đặc như bùn hắn mới hiều một người Ai-len cảm thấy thế nào khi phết nhựa cây và long chim lên người. Một lát sau hắn đứng dưới vòi nước nóng, hắn cào móng tay đến sát tận da đầu. Những dòng nước đen ngòm chảy xuống mặt và người hắn trước khi chảy xuống cống. Phải mất đến hơn nữa chai xà phòng mới làm cho tóc hắn trở lại màu vàng óng như trươc, nhưng còn phải khá lâu nữa hắn mới thôi không giống một anh lính quèn trong lực lượng hải quân.
Chiếc áo khoác tả tơi dài lết phết nằm trong góc phòng, bộ complê xoàng xỉnh, chiếc cà vạt màu đen, chiếc áo sơ mi trắng nhờ nhờ, đôi găng tay một ngón màu đen và tấm hộ chiếu Isarel. Hàng chục giờ chuẩn bị, nay chỉ cần vài phút để xóa sạch dấu vết. Hắn sốt ruột muốn đốt sạch những thứ đó đi, nhưng thay vì như vậy lại xếp gọn thành một đống. Romanov quay lại phòng chính và nằm duỗi dài như một con con mèo vươn vai, lưng vẫn còn cảm thấy đâu nhừ vì suốt thời gian dài phải cúi lom khom. Hắn đứng dậy nhón chân và quay tay lên quá đầu năm mươi lần. Sau đó nghỉ một phút rồi làm động tác nằm sấp nâng người năm mươi lần nữa.
Romanov quay lại phòng tắm và tắm nước lạnh lần thứ hai, bây giờ mới cảm thấy lại là một con người. Sau đó hắn thay chiếc áo lụa màu mỡ gà và bộ complê độn ngực.
Trước khi gọi một cú điện thoại đi London và hai cú khác đi Moscow hắn ra lệnh đem bữa tối lên phòng để không ai nhìn thấy mình - Hắn không hề mong muốn phải giải thích vì sao người đã đăng ký vào khách sạn lại già hơn người đang ngồi ăn một mình trong phòng những ba mươi tuổi. Hắn nghiến ngấu cắn xé miếng bít tết và nuốt chửng hẳn ngụm ruợu vang như một con thú đói ngấu.
Romanov nhìn những chiếc túi mua hàng sặc sỡ nhưng chẳng hề muốn kết thúc bữa ăn bằng thỏi socola nhân rượu của Scott. Một lần nữa hắn thấy tức giận vì ý nghĩ của gã người Anh đó đã tỏ ra hơn hắn.
Hắn đưa mắt nhìn chiếc vali nhỏ nằm trên sàn cạnh giường. Hắn mở vali và lấy ra phiên bản của bức tranh Thánh mà hắn luôn mang theo người để chắc chắn không bị nhầm lẫn nếu gặp được bức tranh thật.
Hơn mười một giờ một tí Romanov bật TV để xem bản tin muộn. Người ta không có ảnh của kẻ bị tình nghi, chỉ có ảnh của tay lái xe taxi ngu ngốc đã lái xe quá chậm khiến cho anh ta phải trả giá bằng cả mạng sống, và một tấm ảnh của cô gái xinh đẹp người Đức đã cả gan chống cự lại. Đó là một bi kịch, TV thông báo rằng hiện nay người ta đang truy tìm người đàn ông Anh chưa rõ tên. Romanov mỉm cười nghĩ rằng Scott đang bị cảnh sát truy nã trong khi hắn ung dung ngồi ăn bít tết trong một khách sạn sang trọng. Mặc dầu cảnh sát Thụy Sĩ không chụp được ảnh kẻ giết người nhưng Romanov đâu có cần. Đó là vì một nhân viên ở Anh đã nói cho hắn biết về đại úy Scott trong một cú điện thoại nhiều hơn tất cả những gì mà cảnh sát Thụy Sĩ hy vọng có thể điều tra được trong cả một tuần nữa.
Adam nằm yên trong giường và cố gắng chắp nối từng mẩu rời rạc của trò chơi xếp hình. Nếu Goering đã kể lại cho anh bức tranh Thánh và Emmanuel Rosenbaum là một biệt danh hắn sử dụng., thì một Emmanuel Rosenbaum thật không hề tồn tại. Nhưng thực tế hắn có tồn tại. Thậm chí hắn đã hai lần giết người trong khi cố gắng đặt tay lên bức tranh Thánh của Sa Hoàng. Adam cúi xuống bật ngọn đèn đêm rồi rút cái gói nhỏ khỏi túi áo khoác, anh cẩn thận tháo mảnh lụa bọc rồi giơ ra trước ánh sang. Thánh George nhìn anh - vẻ mặt ông ta không còn kỳ diệu nữa mà như chê trách. Adam sẽ đưa ngay bức tranh này cho Rosenbaum không một giấy suy nghĩ nếu biết rằng như vậy có thể ngăn được cái chết của Heidi.
Đến nửa đêm Adam đã quyết định được mình phải làm gì, anh vẫn ở yên trong gian phòng chật chội đó cho đến tận hơn ba giờ sang. Rồi anh nhẹ nhàng bước xuống khỏi giường, mở của nhìn ra ngoài hành lang sau đó khẽ khàng khóa cửa cẩn thận và rón rén bước xuống cầu thang. Xuống đến bậc thang cuối cùng anh dừng lại nghe ngóng. Người công nhân khuân vác trực đêm đang ngồi gật gù trước TV lúc này mờ mờ tối, trên màn hình chỉ còn lại một chấm sang ở giữa. Phải mất đến hai phút Adam mới ra được đến cửa trước - anh rón rén bước đi trên cái sàn nhà cứ kêu cọt kẹt ầm ĩ - nhưng tiếng ngáy của người phu khuân vác to đến mức át cả tiếng cọt kẹt của sàn nhà. Ra đến ngoài cửa Adam nhìn ngược nhìn xuôi kiểm tra cẩn thận xem có động tĩnh gì không, nhưng không thấy gì. Anh không muốn đi xa quá vì thế anh nương theo bóng tối một bên phố, lần bước chậm chạp. Đến góc phố anh nhìn thấy cái mà mình đang tìm, nằm cách đó khoảng một trăm mét.
Vẫn không thấy ai, vì thế anh đi nhanh đến buồng điện thoại, ấn đồng hai mươi xu vào khe và chờ. Một giọng nói vang lên: "Tôi giúp gì được ạ?" (nguyên bản bằng tiếng Pháp).
Adam nói cụt lủn:
- Quốc tế.
Một phút sau một giọng nói vang lên với câu hỏi lúc nãy.
Adam quả quyết noi:
- Tôi cần gọi đi London. Đầu cuối trả tiền.
- Vâng. Tên ngài là gì ạ?
Adam đáp:
- George Comer
- Số điện thoại gọi đi?
- Geneva 271982.
Anh thay đổi ba con số cuối, chắc đêm nay cảnh sát sẽ lắng nghe mọi cuộc điện thoại gọi đi Anh. Sau đó anh nói cho cô gái số điện thoại yêu cầu.
- Xin ngài chờ cho một phút.
- Được.
Adam nói và đưa mắt nhìn xuôi ngược trên dãy phố lần nữa. Chỉ có một chiếc xe lướt qua. Anh vẫn đứng thật im trong góc buồng điện thoại.
Có tiếng nối máy, anh mấp máy miệng: Dậy đi, làm ơn dậy đi. Cuối cùng tiếng chuông điện thoại vang lên. Adam nhận ra ngay giọng nói quen thuộc trả lời.
Lawrence hỏi, giọng có vẻ giận dữ nhưng rõ ràng là hoàn toàn tỉnh táo:
- Ai đấy?
- Ngài có vui lòng nhận một cú điện thoại thanh toán ở đầu cuối của một ngài tên là George Comer gọi từ Geneva không ạ? - Anh ta nói.
- George Comer, Huân tước Comer, thống đốc ngân hàng Anh quốc ư? Có, tôi đồng ý.
Adam nói:
- Tớ đây, Lawrence.
- Tạ ơn Chúa. Cậu đang ở đâu vậy?
- Tớ vẫn đang ở Geneva nhưng chắc cậu sẽ không tin những gì tớ sắp nói với cậu. trong lúc bọn tớ chờ để lên máy bay về thì bỗng một người đàn ông kéo Heidi vào một chiếc taxi rồi giết chết nàng trong khi tớ chưa kịp chạy tới. Nhưng điều rày rà là cảnh sát Thụy Sĩ lại cho rằng tớ là kẻ giết người.
- Bây giờ bình tĩnh đã, Adam. Tớ biết hết những chuyện đó. Trên bản tin tối, và cảnh sát cũng kéo đến đây hỏi tớ rồi. Hình như là anh của Hindi đã nhận ra cậu?
- Cậu nói nhận ra có nghĩa là thế nào? Tớ không làm việc đó. Cậu biết rõ là tớ không thể làm như vậy được mà. Lawrence, không phải tớ mà là một kẻ tên là Rosenbaum
- Rosenbaum? Adam, Rosenbaum là ai?
Adam cố tỏ ra bình tĩnh:
- Sáng nay tớ và Heidi đi Geneva để đến một ngân hàng Thụy Sĩ nhận một thứ mà Bố di chúc lại cho tớ. Hóa ra đó là một bức tranh. Sau chúng tớ quay lại sân bay thì một thằng cha tên là Rosenbaum đã bắt cóc Heidi, chắc hắn nghĩ nàng cầm bức tranh. Mẹ kiếp bức tranh Thánh khỉ gió ấy chỉ đáng giá hai mươi ngàn bảng Anh.
Lawrence hỏi:
- Bức tranh Thánh ư?
- Phải, có một bức tranh Thánh George và con Rồng - Adam nói - nhưng điều đó không quan trọng, mà điều quan trọng là...
Lawrence cắt lời:
- Bây giờ cậu hãy nghe đây, chỉ nghe thôi, bởi vì tớ sẽ không nhắc lại đâu. Cậu hãy cứ trốn thật kín, và sáng mai đến lãnh sự quán của chúng ta. Cố mà đến đấy nguyên vẹn, tớ cam đoan là Đại sứ sẽ đón cậu ở đó. Đừng đến trước mười một giờ và tớ sẽ phải tranh thủ từng phút để thu xếp mọi chuyện và kiểm tra xem các nhân viên ở sứ quán đã chuẩn bị chu đáo chưa.
Lần đầu tiên suốt mười hai tiếng đồng hồ qua Adam mới mỉm cười. Lawrence hỏi:
- Tên giết người đã đoạt được cái hắn cần chưa?
Adam nói:
- Chưa, hắn chưa lấy được, chỉ mới lấy được mỗi cái túi socola cho mẹ tớ thôi.
- Tạ ơn Chúa, nhớ trốn thật kín bởi cảnh sát Thụy Sĩ tin rằng chính cậu là kẻ giết Hindi.
Adam nói:
- Nhưng...
- Đừng giải thích gì hết. Hãy có mặt tại lãnh sự quán vào lúc mười một giờ. Bây giờ cậu nên bỏ máy xuống - Lawrence nói thêm - mười một giờ, đừng quá muộn.
Adam nói:
- Được, với lại...
Nhưng điện thoại chỉ còn những tiếng tut dài. Tạ ơn Chúa vì có Lawrence. Lawrence ngày xưa chẳng cần hỏi một câu nào bởi vì bao giờ cũng biết rõ câu trả lời. Giêsu, liệu cậu ta dính dáng vào đến đâu trong câu chuyện này nhỉ. Adam kiểm tra lại dãy phố một lần nữa. Vẫn không có một bóng người nào. Anh vội vã đi như ăn cắp nốt quãng đường hai trăm mét trở lại khách sạn. Cửa trước vẫn mở, người phu khuân vác vẫn ngủ say. TV vẫn sáng mờ mờ, cái chấm bạc còn nguyên chỗ cũ. Adam chui lại vào giường lúc bốn giờ năm phút nhưng không hề ngủ được. Rosenbaum, Heidi, người lái xe taxi, người đến Sotheby. Quá nhiều mẩu của một trò chơi xếp hình, chẳng cái nào khớp vào chỗ nào cả.
Nhưng điều khiến anh lo lắng lại là cú điện thoại vừa rồi với Lawrence, một Lawrence của ngày xưa?
Hai viên cảnh sát đến được khách sạn Monarque vào lúc bảy giờ hai mươi phút sáng thứ năm đó. Họ đã mệt mỏi, cáu kỉnh và đói mềm. Suốt từ nửa đêm qua đến giờ họ đã đến bốn mươi lăm khách sạn khắp phía Tây thánh phố mà vẫn không hề có kết quả nào. Họ đã kiểm tra hàng ngàn thẻ đăng ký tạm trú và đánh thức bảy du khách vô tội là người Anh, không một người nào có hình dạng khớp với bản mô tả của Adam Scott.
Đến tám giờ họ sẽ hết ca trực và có thể về nhà ăn bữa sáng với vợ con, nhưng trước khi đó vẫn còn phải kiểm tra ba khách sạn nữa. Vừa trông thấy họ đi vào hành lang, bà chủ khách sạn đã vội lạch bạch đi từ sau quầy thu tiền ra đón họ. Bà ghê tởm bọn cảnh sát và hơn ai hết bà tin vào điều người ta thường nói "Những con lợn Thụy Sĩ đó còn tệ hại hơn cả quân Đức". Trong năm ngoái bà đã phải nộp tiền phạt vi cảnh hai lần và một lần còn bị dọa tống giam vì đã không đăng ký đủ tên khách trọ. Nếu một lần nữa bắt được thì chắc chắn là người ta sẽ rút giấy phép, mà đó là nguồn sống duy nhất của bà. Đầu óc chậm chạp của bà nhớ lại xem những ai đã thuê phòng tối hôm trước. Có tám người đã đăng ký, nhưng hai người trả tiền mặt. Một là anh chàng người Anh chẳng hề mở miệng lấy một lần. Anh ta đăng ký tên Pemberton. Người kia là Maurice, anh này mỗi lần đến Geneva đều dắt theo một cô gái chẳng lần nào giống lần nào. Bà đã hủy hai tờ khai của họ và bỏ túi số tiền. Maurice và cô gái đã trả phòng lúc bảy giờ sáng, giường của họ đã được làm lại. Nhưng người Anh vẫn ngủ trong phòng.
- Thưa bà, chúng tôi cần kiểm tra đăng ký khách trọ của bà đêm qua.
Bà mỉm cười ấm áp đáp:
- Ồ dĩ nhiên là được thưa các ngài.
Nói rồi vơ sáu tấm các còn lại: hai người Pháp, một người Ý, hai người từ Zurich đến, người còn lại là từ Basle.
- Đêm qua có người Anh nào ở đây không?
Bà chủ khách sạn quả quyết:
- Không. Không có ai là người Anh cả. Suốt một tháng nay không có. Ngài có muốn xem đăng ký tuần trước không ạ?
Viên cảnh sát nói:
- Không, không cần thiết.
Bà ta ủn ỉn cảm ơn.
- Nhưng chúng tôi cần kiểm tra những phòng còn lại. Giấy phép khách sạn của bà có mười hai phòng. Vì thế phải còn sáu phòng trống.
Bà chủ quán nói:
- Không có người ở trong đó đâu ạ. Sáng nay tôi đã kiểm tra lại rồi.
Viên cảnh sát khăng khăng:
- Chúng tôi vẫn kiểm tra.
Bà chủ khách sạn cầm chùm chìa khóa và lạch bạch đi lên cầu thang tựa như đó là đỉnh Everest. Bà mở các phòng số năm, bảy, chín, mười một. Phòng Maurice đã được làm lại ngay sau khi anh ta vừa đi khỏi, nhưng chắc chắn bà sẽ mất giấy phép khi họ bước vào phòng số mười hai. Bà cũng chẳng kịp ngừng lại không gõ cửa trước khi tra chìa khóa vào ổ. Hai viên cảnh sát đi vào trong trước khi bà vẫn còn ở ngoài hành lang đề phòng trường hợp có gì phiền toái. Đây không phải là lần đầu tiên bà nguyền rủa sự mẫn cảm của cảnh sát Thụy Sĩ.
Viên cảnh sát thứ nhất quay ra hành lang và nói:
- Cám ơn bà, xin lỗi đã làm phiền.
Anh ta đánh một dấu thập vào tên khách sạn Monarque trong bản danh sách của mình.
Trong khi hai viên cảnh sát đi xuống cầu thang bà chủ khách sạn bối rối bước vào phòng số mười hai. Giường vẫn phẳng phiu tựa như chưa hề có ai nằm vào và không hề có dấu vết gì chứng tỏ đêm qua ở đây có người ngủ. Bà cố gợi lại trí nhớ mỏi mệt của mình. Đêm qua bà có say sưa gì đây - còn năm mươi francs trong túi này kia mà. Không hiểu anh ta có thể ở đâu nhỉ.
Suốt một giờ qua Adam nấp sau một toa xe siêu vẹo trên đường ra các khách sạn ít nhất nửa dặm. Từ đây anh có thể quan sát rõ tất cả các hướng trong vòng hàng trăm mét. Anh nhìn dòng người đổ từ bốn hướng đến từ sáng sớm băng tàu hỏa. Lúc tám giờ hai mươi, nghĩ rằng đã là giờ cao điểm, Adam sờ lại bức tranh Thánh trong túi và rời nơi ẩn náu để hòa vào dòng người đang hối hả đi đến nhiệm sở. Anh dừng lại một quán báo để mua một tờ báo. Tờ báo tiếng Anh duy nhất phát hành vào giờ này là tờ Heral - Tri bune: Báo từ London sẽ chỉ đến bằng chuyến bay thứ nhất trong ngày nhưng người ta chuyển tờ Heral - Tri bune từ Paris đến bằng tàu hỏa. Anh còn mua thêm hai thứ nữa trước khi hòa lại vào dòng người: một tấm bản đồ Geneva và một thanh socola Nestle lớn.
Còn vô khối thời gian để giết trước khi có thể đến trình diện tại Lãnh sự quán. Chỉ liếc nhìn qua tờ bản đổ đã có thể thấy ngôi nhà sẽ là nơi trú ẩn tiếp theo của mình. Anh tiếp tục chọn đường đi sao cho có thể tiếp tục ở một nơi có đông người. Tới một quảng trường Adam tiếp tục đi dưới vòm mái bằng vải bạt của dãy cửa hàng theo một đường vòng thật xa, luôn luôn tránh những chỗ trống trải. Như vậy mất rất nhiều thời gian nhu tính toán của anh hoàn toàn chính xác. Adam đến được cửa chính của tòa nhà đúng lúc hàng trăm người kính chúa đang rời khỏi buổi lễ sáng.
Vào đến bên trong anh cảm thấy mình được an toàn. Notre Dame là Nhà thờ Thiên chúa giáo lớn nhất thành phố và Adam có thể yên thân được một lúc ở đây. Anh đi chậm rãi giữa hai hàng ghế tiến về phía nhà nguyện, bỏ mấy đồng xu vào hòm công đức, châm một ngọn nến và cắm nó vào chiếc chân đèn dưới chân tượng Đức Mẹ Đồng Trinh. Sau đó anh quỳ xuống nhưng không nhắm mắt. Là một tín đồ Thiên chúa giáo trễ nải, anh không còn tin vào Chúa nữa - trừ những lúc ốm đau, hoảng sợ hay ở trên máy bay. Khoảng hai mươi phút sau Adam đã bớt căng thẳng và nhân thấy chỉ còn lại rất ít người trong nhà nguyện. Có mấy bà già mặc áo đen ngồi ở hàng ghế trước tay lần tràng hạt miệng ngân nga: "Ave Maria, gratia plena, Domine teum, Benedicta... " Mấy du khách đang ngển cỏ ngắm mái vòm tuyệt đẹp, mắt ngước lên trên.
Adam chậm rãi đứng lên mắt đảo bốn phía. Anh duỗi chân và bước đến bục xưng tội khuất sau một cái cột. Một dấu hiệu nhỏ trên cái bệ gỗ cho thấy không có ai trong đó. Adam lẻn vào, ngồi xuống và kéo rèm đóng lại.
Đầu tiên anh lấy tờ Herald - Tribune trong túi áo khoác ra, sau đó là thanh socola. Anh xé tờ giấy bạc và ăn ngấu nghiến. Sau đó bắt đầu tìm bài báo. Chỉ có vài mẩu tin về nước Anh trên trang nhất, trong khi hầu hết các bài còn lại đề cập đến những chuyện đang xảy ra ở Mỹ. Một dòng tít viết: "Đồng bảng Anh vẫn ở mức cao với tỉ giá 2,8 đô la ăn một". Adam đưa mắt qua các dòng tít nhỏ khác cho đến khi tìm thấy mẩu tin đang tìm. Nó nằm ở góc dưới bên trái: "Một người Anh đang bị truy tìm sau vụ giết cô gái Đức và một lái xe taxi người Thụy Sĩ". Adam đọc bài báo và chỉ khi đọc thấy người ta biết rõ tên họ minhf anh mới bắt đầu run lên bần bật.
"Đại úy Adam Scott, người vừa từ chức khỏi Trung đoàn Hoàng gia Wessex được yêu cầu... xin xem tiếp trang mười lăm".
Adam lật sang trang sau. Việc này chẳng mấy dễ dàng bởi vì anh đang ngồi trong một cái bục xưng tội nhỏ tí.
"... đến để trả lời trước cảnh sát Geneva về những việc liên quan đến... "
- Au nom du Père, du Filis et du Saint Esprit.
Adam giật mình nhìn lên khỏi tờ báo. Nhưng thói quen đã ăn sâu từ nhỏ khiến anh bật lên nói như máy:
- Thưa cha, xin cha giải tội cho con bởi vì con có tội và muốn được sám hối.
Vị cha cố nói bằng một giọng không có trọng âm nhưng là một thứ tiếng Anh rất rõ ràng:
- Được lắm, con của ta. Vậy tội lỗi của con như thế nào?
Adam nghĩ nhanh: Không thể nào để cho ông ta biết một dấu vết gì của mình. Anh nhìn qua khe hở của bức rèm và hoảng hốt nhìn thấy hai cảnh sát đang hỏi một vị cha cố khác ở cửa phía tây. Anh kéo rèm lại vè nói bằng một giọng cố khác với giọng mình:
- Con từ Dublin đến, thưa Cha, và đêm qua con đã gặp một cô gái địa phương ở quán rượu và đem cô về khách sạn.
- Được, con trai của ta.
- Vâng, thưa cha, rồi chuyện này lại dẫn đến chuyện khác.
- Chuyện khác là chuyện gì, con của ta?
- Vâng, con đã dẫn cô ta lên phòng.
- Được, rồi sao nữa?
- Rồi cô ta bắt đầu cởi sống áo.
- Sau đó chuyện gì xảy ra nữa?
- Cô ta bắt đầu cởi sống áo cho con.
- Con có cố gắng cưỡng lại không, con trai ta?
- Có, thưa Cha, nhưng mỗi lúc một khó khăn hơn.
Vị Cha cố hỏi:
- Và thế là tội lỗi xảy ra?
Adam nói:
- Con rất tiếc, thưa Cha. Con đã có vợ và hai con, Seamus và Maureen.
- Con phải quên đêm đó đi.
- Thưa Cha, con mong được như vậy.
- Việc đó đã bao giờ xảy ra chưa?
- Chưa, thưa Cha. Đây là lần đầu tiên con ra nước ngoài một mình. Con xin thề như vậy.
- Con trai ta, hãy lấy đấy làm một bài học và có thể Chúa sẽ nhân từ tha thứ cho con tội lỗi ghê tởm ấy. Con hãy làm dấu sám hối đi.
- Ôi lạy Chúa tôi...
Khi Adam làm dấu sám hối xong, Cha cố đọc lời giải tội và anh phải sám hối bằng cách đọc ba chương Kinh thánh.
- Ngoài ra còn một điều nữa.
- Dạ thưa Cha?
- Về đến Ireland con phải nói với vợ con mọi chuyện, nếu không con sẽ không được tha thứ. Con trai ta, con phải hứa với ta như vậy.
Adam hé rèm để kiểm tra động tĩnh lần nữa. Không thấy hai viên cảnh sát đâu. Anh hứa:
- Bao giờ gặp vợ con, con xin kể cho cô ấy tất cả những gì đã xảy ra đêm qua, thưa Cha.
- Tốt. Và hãy tiếp tục cầu nguyện Bleesed lady để người che chở cho con khỏi sự quyến rũ của quỷ dữ.
Adam gấp tờ báo lại nhét vào túi áo khoác, ra khỏi cái bục nhỏ và ngồi vào một chiếc ghế cuối hàng đầu và cúi đầu bắt đầu cầu nguyện. Vừa cầu nguyện anh vừa giở tấm bản đò Geneva và bắt đầu nghiên cứu kế hoạch định đường đi. Lúc đọc đến câu "Xin che chở chúng con khỏi quỷ dữ thì anh đã xác định được sứ quán Anh nằm ở góc xa của một công viên rộng hình vuông. Adam ước lượng nó cách nhà thờ này khoảng một dặm nhưng phải vượt qua bảy con phố và một đoạn cây cầu trước khi đến được nơi ẩn náu an toan. Adam quay lại quỳ trước nhà nguyện Đức Mẹ Đồng trinh và nhìn đồng hồ. Lúc này rời Thánh Peter thì còn quá sớm nên anh còn quỳ hai hai tay ôm đầu thêm ba phút nữa, ôn đi ôn lại đường đi. Một nhóm khách du lịch đang đi vào nhà thờ. Adam nhìn không rời mắt đám người đó trong khi họ đi mỗi lúc một gần đến cửa chính ở phía tây dãy ghế. Cần phải ước lượng thời gian thật chính xác.
Bất chợt Adam đứng dậy và bước nhanh về cuối dãy ghế để đi ra cổng, cách đám du lịch không đầy một mét. Anh đi lẫn trong họ để được che chở khi băng qua quãng trống rồi chui qua một vòm hành lang của một cửa hiệu để vòng qua ba cạnh của công viên để tránh viên cảnh sát đang đứng trực ở góc phía bắc. Anh băng qua phố thứ nhất, khi đèn đỏ bật lên thì rẽ vào một đoạn phố một chiều, vẫn tiếp tục đi trên vỉa hè và biết rằng đến cuối đường sẽ phải rẽ sang tay trái. Hai cảnh sát mặc thường phục xuất hiện và bước thẳng về phía anh. Adam nhảy đại vào cửa hiệu đầu tiên và đứng quay lưng ra ngoài.
Một cô gái nói:
- Bonjour, Monsiuer. Ngài muốn mua gì ạ?
Adam nhìn quanh. Những manequin đủ màu từ da đen đến da đỏ mặc đồ lót và đi tất ny lon dài đến tận đầu gối đứng hàng dãy quanh anh.
- Tôi muốn mua một món quà cho vợ tôi.
Cô gái mỉm cười gợi ý:
- Váy lót được không ạ?
Adam nói:
- Vâng có lẽ nên mua váy lót thật. Cô có màu rượu vang thẫm không?
Anh nhìn hai viên cảnh sát đi ngang qua cửa.
- Tôi nghĩ là có đấy ạ. Nhưng tôi phải xem lại trong kho đã.
Cô gái chưa kip mang "món đồ nhỏ" đến thì Adam đã đến được chỗ rẽ tiếp theo.
Anh đi được mấy phút nữa mà không có chuyện gì xảy ra. Còn khoảng hai trăm mét cuối cùng, tim anh đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Ở góc phố cuối cùng chỉ thấy có một cảnh sát đứng canh và có vẻ như anh ta chăm chú nhìn về phía có đông người qua lại. Adam đứng quay lưng về phía viên cảnh sát, lúc này khu vườn trên bản đồ trông vuông vắn nhu vậy chỉ còn là một dải xanh rì. Phía bên khu vườn anh nhìn thấy lá cờ của Liên hợp quốc treo trước một cánh cửa màu xanh da trời. Không bao giờ đươc chạy khi chỉ còn những mét cuối cùng, đặc biệt nếu đó lại là một khoảng trống - điều đó anh được học nhờ những ngày hành quân trong rừng rậm ở Malaysia. Anh băng qua đường và đứng ở một góc khu vườn nhỏ chỉ cách tòa nhà lánh sự quán khoảng năm mươi mét. Một viên cảnh sát đi ngược lại dãy phố, hình như anh ta không có chủ định gì. Nhưng Adam đoán đó là vì đoạn phố này có rất nhiều sứ quán nằm liền kề bên nhau. Anh quan sát viên sĩ quan thận trọng: anh ta chỉ mất có hai phút để đi một vòng từ đầu này đến đầu kia quãng phố sau đó lại uể oải đi ngược lại. Adam nấp sau một thân cây trong vườn, chỉ cách cửa trước Sứ quán có vài chục mét, cái cây che không cho viên cảnh sát nhìn thấy anh trong lúc đi ngược lại. Adam ước lượng nếu với tốc độ đã tính toán và không gặp trở ngại gì thì anh có thể vượt nốt ba mươi mét cuối cùng trong vòng chưa đến mười giây. Anh chờ cho viên cảnh sát đi tới đấu đằng kia phố.
Adam kiểm tra lại cổng Sứ quán một lần nữa, nhẹ người khi nhìn thấy một cô gái đi vào và một người đàn ông xách cặp đi ra khỏi cửa. Dường như không có người gác đứng trong cánh cửa vẫn mở một nửa kia. Anh lại nhìn lên cửa sổ trên tầng một, có hai người đàn ông đang nhìn ra công viên tựa như đang sốt ruột chờ ai đó sắp tới. Chắc Lawrence đã thu xếp được. Adam kéo cổ áo khoác đứng lên và chuẩn bị sẵn sàng khi nghe thấy tiếng chuông đồng hồ trên nóc nhà thờ điểm mười một tiếng. Lúc này viên cảnh sát cách điểm xa nhất của đoạn phố khoảng vài mét nhưng vẫn còn đang đi ở hướng ngược lại. Adam đi băng qua đường với bước chân đã được tính toán kỹ. Đến giữa đường anh chợt phải đứng lại để tránh một cái xe chạy qua. Viên cảnh sát đã quay lại để bắt đầu lượt đi mới.
Adam đứng im không động đậy giữa đường mất đến mấy giấy, nhìn sang cái cây đã chọn để làm cái mộc che khuất cho mình nếu viên cảnh sát quay lại trước khi anh đến được cửa Sứ quán. Anh bước một bước rất tự tin về phía Sứ quán Anh. Một người đàn ông với thân hình như vận động viên, tóc vàng nhạt ngắn cũn cỡn mọc lởm chởm trên đầu đang bước ra đón anh.
Adam suýt không nhận ra hắn nếu không nhờ đôi mắt.
PHẦN HAI SỐ 10 - PHỐ DOWNING - LONDON SW1 Ngày 17 tháng Sáu năm 1966
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.