Chương 29
Elizabeth Kostova
22/04/2016
Bước xuống một đoàn tàu, dù đó là một chuyến tàu hiện đại, để vào Ga Bắc, cái vũ đài vĩ đại của những chuyến du hành, với các khung sắt và thủy tinh cũ kỹ vươn thẳng lên trời, với vẻ đẹp của không gian hình mái vòm tràn đầy ánh sáng, chúng tôi đã đến Paris. Barley và tôi xuống tàu, tay xách túi, đứng lặng yên một lúc lâu và say sưa ngắm nhìn. Ít nhất thì đó cũng là những gì tôi đang làm, dù đã từng ở đó hoặc đi ngang qua nơi chốn này nhiều lần trong những chuyến du hành cùng cha. Nhà ga vang dội âm thanh của những đoàn tàu đang thắng lại, tiếng người trò chuyện, tiếng bước chân, tiếng còi hiệu, tiếng đập cánh vội vã của lũ bồ câu, tiếng leng keng của những đồng xu. Một ông già đầu đội mũ nồi đen khoác tay một thiếu nữ trẻ đi ngang qua chúng tôi. Cô gái có mái tóc đỏ cắt rất khéo và đôi môi tô son hồng, trong một thoáng, tôi hình dung mình đang đổi chỗ với cô gái. Ôi, để trông được như vậy, để được là dân Paris, để được là người lớn, để được mang bốt cao gót, có ngực thực sự, và có một nghệ sĩ già dặn lịch thiệp bên cạnh! Nhưng tôi chợt nghĩ, ông già kia có thể là cha cô gái, và bất chợt lại cảm thấy rất đỗi cô đơn.
Tôi quay sang Barley, hình như anh đang thưởng thức mùi vị hơn là phong cảnh. “Trời ơi, anh đói bụng quá,” anh càu nhàu. “Nếu đã đến đây thì ít nhất chúng ta phải ăn cái gì đó ngon ngon chứ.” Anh phóng nhanh về phía một góc nhà ga, tựa như đã nằm lòng đường đi lối lại ở đây; thật vậy, hóa ra không những biết rõ đường đi mà Barley còn rất rành món giăm bông cắt lát mỏng ăn với mù tạt, và chẳng mấy chốc bọn tôi đã đang thưởng thức hai ổ sandwich to tướng gói trong bao giấy trắng. Thậm chí Barley không thèm ngồi xuống chiếc ghế dài mà tôi vừa tìm được.
Tôi cũng đói, nhưng lo nghĩ nhiều hơn về những việc phải làm kế tiếp. Giờ chúng tôi đã xuống tàu, Barley có thể đến một trạm điện thoại công cộng bất kỳ để gọi về cho bà Clay hoặc thầy James, có khi gọi cả một đoàn cảnh sát đến còng tay tống tôi trở về Amsterdam. Tôi lo lắng nhìn chừng anh, nhưng hầu như khuôn mặt anh lúc nào cũng khuất sau ổ bánh sandwich. Khi anh ngừng ăn để uống chút nước cam, tôi tranh thủ nói ngay, “Anh Barley, anh làm ơn giúp em một việc nhé.”
“Chuyện gì nữa đây?”
“Làm ơn đừng gọi bất kỳ cuộc điện thoại nào. Ý em là, anh Barley, xin đừng bắt em về nhà. Từ đây, em sẽ đi xuống miền Nam, không hề gì đâu. Anh thấy đó, em không thể về nhà khi chưa biết cha mình đang ở đâu và có chuyện gì đang xảy ra với cha, anh hiểu chứ?”
Anh hớp một ngụm nước cam, vẻ nghiêm nghị, “Anh hiểu.”
“Làm ơn nhé, anh Barley.”
“Em xem anh là gì chứ?”
“Em không biết,” tôi đáp, có phần ngơ ngác. “Em nghĩ anh giận về việc em bỏ trốn, và có thể vẫn cảm thấy cần phải mách người lớn.”
“Em nghĩ xem,” Barley nói. “Thực sự thẳng thắn mà nói thì ngay bây giờ anh có thể lôi theo em cùng trên đường trở về với các bài giảng ngày mai - và một màn trách mắng ra trò của thầy James. Hoặc thay vì vậy, ở đây, để sự ga lăng và trí tò mò thúc đẩy, bốc đồng đi cùng một cô gái đến tận miền Nam nước Pháp. Em nghĩ anh sẽ bỏ lỡ cơ hội này sao?”
“Em không biết,” tôi lặp lại, giọng tỏ ra biết ơn hơn.
“Tốt hơn chúng ta nên hỏi về chuyến tàu kế tiếp đi Perpignan,” Barley nói, gấp vỏ bao giấy ổ bánh mì lại một cách dứt khoát.
“Làm sao anh biết?” tôi hỏi, giọng ngạc nhiên.
“Ồ, chắc em nghĩ mình bí mật lắm hả.” Trông Barley lại có vẻ bực dọc. “Chẳng phải anh đã dịch tất cả mấy thứ trong tuyển tập về ma cà rồng ấy cho em hay sao? Em có thể đi đâu ngoài tu viện ở tỉnh Pyrénées-Orientales cơ chứ? Chẳng lẽ anh không biết bản đồ nước Pháp hay sao? Thôi nào, đừng nhăn nhó nữa. Như thế sẽ làm cho bản mặt em kém hấp dẫn đi nhiều đấy.” Cuối cùng, chúng tôi cùng nhau bước đến quầy đổi tiền(1), tay trong tay.
“Khi Turgut thốt lên tên thầy Rossi bằng cái giọng quen thuộc không thể nào nhầm lẫn ấy, cha đột nhiên có cảm giác về một thế giới đang đổi thay, về những mảng màu sắc và hình dạng bị đẩy bật ra khỏi vị trí của chúng và biến thành một hình ảnh vô lý rối rắm. Tựa như cha đang xem một cuốn phim quen thuộc thì đột nhiên một nhân vật chưa bao giờ xuất hiện trước đó hiện lên màn ảnh, nhập vai một cách trơn tru mà không có sự giải thích nào.
“ ‘Anh biết giáo sư Rossi à?’ Turgut lặp lại, vẫn giọng như cũ.
“Cha vẫn còn chưa biết phải nói gì, nhưng hình như Helen đã có một quyết định. ‘Giáo sư Rossi là giáo sư hướng dẫn của anh Paul, ở khoa lịch sử trường đại học chúng tôi.’
“ ‘Nhưng quả thực không thể nào tin được,’ Turgut từ tốn.
“ ‘Ông biết ông ấy?’ cha hỏi.
“ ‘Tôi chưa bao giờ gặp ông ấy,’ Turgut đáp. ‘Nhưng tôi đã được nghe nói theo một cách khác thường nhất, tôi nghĩ đây là một câu chuyện mà tôi phải kể với các bạn. Ngồi xuống đi, các bạn.’ Dù vẫn còn kinh ngạc nhưng Turgut vẫn tỏ ra niềm nở với chúng ta. Helen và cha vẫn đứng, nhưng rồi chúng ta cũng ngồi xuống gần bên ông ta. ‘Ở đây có gì đó vô cùng kỳ lạ…’ Ông ta dừng lại giữa chừng, rồi có vẻ như phải gắng sức để giải thích cho chúng ta. ‘Nhiều năm trước, khi bắt đầu say mê các tư liệu này, tôi đã hỏi viên thủ thư về tất cả thông tin có thể hỏi được về chúng. Ông ta bảo, theo như ông ta còn nhớ, trước đây chưa từng có ai lục tìm chúng cả, nhưng ông nghĩ người tiền nhiệm - ý tôi muốn nói viên thủ thư trước ông ta - biết một điều gì đó về chúng. Và tôi đã tìm gặp ông thủ thư già đó.’
“ ‘Hiện ông ấy vẫn còn sống chứ?’ cha hỏi, vẻ nôn nóng.
“ ‘Ồ, không, anh bạn à. Tôi rất tiếc. Lúc đó ông ta đã già lắm rồi, và đã chết một năm sau khi tôi hỏi chuyện ông ta, tôi tin vậy. Nhưng trí nhớ của ông ta thật là tuyệt vời, ông ta cho tôi biết là đã bỏ vào hộp, khóa cất bộ sưu tập này lại vì đã có một cảm giác tồi tệ về nó. Ông ta kể lại, trước đó có một vị giáo sư người nước ngoài đã có lần nghiên cứu về bộ sưu tập này, nhưng sau đó ông ta trở nên - người ta gọi thế nào nhỉ? - bị rối loạn và gần như nổi điên, sau đó đột ngột bỏ chạy ra khỏi trung tâm lưu trữ. Vị thủ thư già kể tiếp chuyện xảy ra vài ngày sau đó, một ngày kia, lúc đang ngồi làm việc một mình trong thư viện, ông ta nhìn lên và bất chợt nhận ra có một người đàn ông cao lớn đang xem xét cùng các tài liệu đó. Trước đó không thấy ai vào, lúc đó là sau giờ mở cửa bình thường của thư viện, trời đã tối và cánh cửa thông ra đường đã khóa lại. Ông ta không hiểu bằng cách nào người đàn ông kia vào được thư viện. Sau cùng ông nghĩ có lẽ mình đã quên khóa cửa và người đàn ông kia đã lên cầu thang mà ông không nghe thấy tiếng bước chân, dù điều này hầu như khó có thể xảy ra. Rồi ông ta kể với tôi là’ - Turgut nghiêng người tới phía trước, hạ giọng thấp hơn - ‘ông ta kể với tôi khi ông đến gần gã đàn ông kia để hỏi xem hắn đang làm gì, hắn đã ngước nhìn lên và - các bạn biết đấy - một ít máu vẫn đang nhỏ giọt ở khóe miệng hắn.’
“Cha cảm nhận một cơn rùng mình vì khiếp sợ, Helen thì so vai lại tựa như để tránh một cơn rùng mình. ‘Thoạt tiên, ông thủ thư già không muốn kể với tôi chuyện đó. Tôi tin rằng ông ta ngại tôi sẽ cho rằng ông ta bị mất trí. Ông thú thật đã cảm thấy choáng váng khi nhìn thấy cảnh tượng đó, lúc ông nhìn lại thì gã đàn ông kia đã biến mất, nhưng mớ tài liệu vẫn còn rải rác trên bàn. Ngày hôm sau ông đã mua một chiếc hộp linh thiêng ở chợ đồ cổ, bỏ mớ tài liệu vào hộp và khóa chúng lại, tuyên bố chừng nào ông còn là thủ thư ở đó thì sẽ không ai được đụng đến chúng nữa. Sau đó ông ta cũng không hề gặp lại gã đàn ông đó.’
“ ‘Về phần ông Rossi thì sao?’ cha hỏi.
“ ‘Chà, anh thấy đó, tôi quyết tâm tìm lại mọi dấu vết của câu chuyện này nên tôi đã hỏi thăm người thủ thư già tên của nhà nghiên cứu ngoại quốc kia, nhưng ông ta không còn nhớ bất cứ điều gì ngoài chi tiết ông này là người Ý. Ông bảo, nếu muốn tôi hãy đến tìm ở quầy đăng ký vào thời điểm 1930, và anh bạn tôi, làm việc ở đấy, đã cho phép tôi làm việc đó. Sau một lúc tìm kiếm, tôi đã tìm được tên của giáo sư Rossi và biết được ông ta đến từ nước Anh, Đại học Oxford. Sau đó tôi viết một lá thư cho ông ta, gửi đến Oxford.’
“ ‘Ông ấy trả lời chứ?’ Helen hỏi, gần như nhìn Turgut trừng trừng.
“ ‘Có, nhưng ông ta không còn ở Oxford nữa. Ông đã đến một trường đại học Mỹ - trường của các bạn ấy, nhưng thoạt tiên khi chúng ta nói chuyện với nhau tôi đã không liên kết cái tên này với các bạn - và phải sau rất lâu lá thư của tôi mới đến tay ông ta, rồi ông ta viết thư trả lời. Ông nói là rất lấy làm tiếc, nhưng ông không biết bất cứ điều gì về các tài liệu lưu trữ mà tôi đề cập và do vậy không thể giúp tôi. Tôi sẽ cho các bạn xem lá thư này tại nhà tôi khi các bạn đến ăn tối với gia đình tôi. Lá thư trả lời này đến tay tôi chẳng bao lâu trước khi chiến tranh xảy ra.’
“ ‘Việc này rất kỳ lạ,’ cha lẩm bẩm. ‘Tôi thật không thể nào hiểu được.’
“ ‘Ồ, đây chưa phải là chuyện kỳ lạ nhất đâu,’ Turgut nói, vẻ bức xúc. Ông quay lại nhìn tờ giấy da trên bàn, bản thư mục, ngón tay ông ta rà đến tên của thầy Rossi ở dưới cùng. Nhìn vào đó, cha lại chú ý đến những chữ phía sau tên thầy Rossi. Chúng là chữ Latin, cha chắc chắn như vậy, dù vốn liếng Latin học từ hai năm đầu đại học của cha chưa bao giờ giỏi đặc biệt và nay thì đã mai một chẳng thể đọc được cụ thể dòng chữ ấy.
“ ‘Câu này ý nghĩa gì? Ông đọc được tiếng Latin chứ?’
“Cha cảm thấy nhẹ nhõm khi Turgut gật đầu. ‘Nó nghĩa là, “Bartolomeo Rossi, ‘Linh hồn - Hồn ma - trong bình cổ.’ ” ’
“Đầu óc cha quay cuồng. ‘Nhưng tôi biết câu đó. Tôi nghĩ - tôi chắc chắn đó là tựa đề của một bài báo mà ông ta bắt đầu viết vào mùa xuân này.’ Cha dừng lại. ‘Nói đúng hơn là đang viết dở. Ông ta đã đưa nó cho tôi xem khoảng một tháng trước đây. Bài báo viết về thể loại bi kịch Hy Lạp và các đồ vật đôi khi được các nhà hát Hy Lạp dùng làm đạo cụ sân khấu.’ Helen nhìn cha chăm chú. ‘Đó là - tôi chắc chắn ông ta vẫn đang viết nó.’
“ ‘Điều kỳ lạ, rất kỳ lạ là,’ Turgut nói, và bây giờ cha nhận thấy giọng của ông ta thực sự trở nên sợ hãi, ‘tôi đã xem bản danh sách này nhiều lần, và chưa hề bao giờ nhìn thấy đề mục này. Một ai đó đã thêm tên ông Rossi vào.’
“Cha kinh ngạc nhìn ông ta. ‘Hãy thử tìm xem người đó là ai,’ cha nói, giọng hổn hển. ‘Chúng ta phải tìm cho ra người nào đã sửa chữa những tài liệu này. Lần cuối cùng ông đến đây là khi nào?’
“ ‘Khoảng ba tuần trước,’ Turgut trả lời rành rọt. ‘Vui lòng chờ một lát, để tôi đến hỏi ông Erozan đã. Xin đừng đi đâu cả.’ Nhưng khi ông ta dợm đứng dậy, viên thủ thư chu đáo đã nhìn thấy và đến gặp ông ta ngay. Họ trao đổi với nhau mấy câu ngắn gọn.
“ ‘Ông ta nói gì vậy?’ cha hỏi.
“ ‘Tại sao ông ta không nghĩ đến việc nói với tôi chuyện này trước cơ chứ?’ Turgut rền rĩ. ‘Hôm qua, một người đàn ông đã đến đây và xem qua cái hộp này.’ Turgut tra vấn thêm ông bạn của mình và Erozan phác tay chỉ ra hướng cửa. ‘Gã kia kìa,’ Turgut nói, vừa trỏ tay. ‘Ông ta nói đó chính là người vừa mới vào và ông ta đã tiếp chuyện với gã.’
“Tất cả chúng ta đều quay lại, kinh ngạc, người thủ thư lại ra dấu này nọ, nhưng đã quá trễ. Gã đàn ông nhỏ thó râu xám đội mũ trắng đã biến mất.”
Barley lục ví. “Chậc, mình phải đổi hết số tiền anh mang theo thôi,” anh rầu rĩ nói. “Ngoài số tiền của thầy James, anh còn một ít tiền trợ cấp nữa đây.”
“Em cũng có mang theo một ít,” tôi nói. “Ý em là, từ Amsterdam. Em nghĩ mình sẽ mua vé tàu về miền Nam, và có thể đủ tiền ăn ở cho chúng ta, ít nhất cũng được vài ngày.” Tôi thầm tự hỏi không biết liệu mình thực sự có đủ tiền để kham nổi việc ăn uống của Barley hay không. Quả thực kỳ lạ khi một người gầy gầy như anh lại có thể ăn được nhiều như vậy. Tôi cũng gầy, nhưng không thể tưởng tượng mình có thể nuốt nổi hai miếng sandwich theo cái tốc độ mà Barley vừa mới cho tôi xem. Tôi nghĩ nỗi lo lắng về tiền bạc này thật là một gánh nặng khó chịu đè lên đầu óc mình cho đến khi chúng tôi thực sự đứng trước quầy đổi tiền và thấy một phụ nữ trẻ mặc áo cộc tay màu xanh nước biển soi mói nhìn chúng tôi. Barley nói chuyện với cô về tỷ giá ngoại tệ, rồi lát sau cô nhấc điện thoại lên, quay đi nói gì đó vào ống nghe. “Tại sao cô lại gọi điện thoại?” tôi lo lắng thì thầm hỏi Barley.
Anh ngạc nhiên liếc nhìn tôi. “Vì lý do nào đó, cô đang kiểm tra tỷ giá,” anh trả lời. “Anh không biết. Em nghĩ gì vậy?”
Tôi không thể giải thích. Có lẽ chỉ là do ảnh hưởng từ những lá thư của cha, nhưng đúng là bây giờ đối với tôi mọi chuyện đều trông có vẻ khả nghi cả. Tựa như chúng tôi đang bị theo dõi bởi những đôi mắt vô hình.
“Turgut, có vẻ bớt lơ đãng hơn cha, vội chạy đến cửa và khuất dạng vào phòng giải lao. Sau đó ông ta quay trở lại, lắc đầu. ‘Hắn biến mất rồi,’ ông ta nặng nề nói. ‘Tôi không thấy dấu vết của hắn ở ngoài đường. Hắn đã biến vào đám đông.’
“Ông thủ thư Erozan có vẻ như đang xin lỗi, Turgut nói chuyện với ông ta thêm một lúc rồi quay sang chúng ta. ‘Trong quá trình nghiên cứu, liệu có lý do nào để các bạn nghĩ rằng đã bị theo dõi đến đây?’
“ ‘Bị theo dõi?’ Có đủ mọi lý do để nghĩ như vậy, nhưng cha không biết chính xác là kẻ nào.
“Turgut nhìn cha, ánh mắt sắc sảo, cha nhớ lại sự xuất hiện của ả Gypsy tại bàn ăn của cha và Helen tối hôm qua. ‘Anh bạn thủ thư của tôi nói là người đàn ông kia muốn xem các tài liệu mà chúng ta đang nghiên cứu, gã đã giận dữ khi nhận thấy chúng đang bị người khác sử dụng. Ông ta nghĩ gã là người nước ngoài vì hắn nói tiếng Thổ bằng một giọng lơ lớ. Đó là lý do vì sao tôi hỏi có ai đó theo dõi các bạn đến đây hay không. Các bạn à, chúng ta hãy rời khỏi đây, nhưng phải cẩn thận coi chừng. Tôi sẽ nhờ ông bạn tôi canh giữ các tài liệu này, và lưu ý đến gã đàn ông kia hoặc bất kỳ ai khác để mắt đến chúng. Ông ta sẽ cố tìm hiểu hắn là ai nếu hắn quay trở lại. Có lẽ hắn sẽ quay lại ngay nếu chúng ta rời khỏi nơi này.’
“ ‘Còn những tấm bản đồ!’ Cha cảm thấy lo lắng vì phải để lại những vật quý giá trong chiếc hộp này. Hơn nữa, chúng ta đã biết được gì đâu? Thậm chí chúng ta chưa giải được sự bí ẩn của ba tấm bản đồ, ngay cả khi đã đứng ở đó, nhìn chúng hiện diện sờ sờ một cách kỳ lạ trên chiếc bàn của thư viện.
“Turgut lại quay về phía ông Erozan, và một nụ cười, một tín hiệu hiểu biết lẫn nhau dường như đang được gửi đi giữa họ. ‘Đừng lo, giáo sư ạ,’ Turgut nói với cha. ‘Tôi đã tự tay sao chép lại hết mọi thứ này, và các bản sao đã được cất giữ an toàn tại nhà tôi. Hơn nữa, ông bạn tôi sẽ không cho phép bất kỳ chuyện gì xảy ra đối với những bản gốc này. Các bạn có thể tin tôi.’
“Cha muốn tin. Helen đang kín đáo quan sát hai người bạn mới quen của chúng ta, cha băn khoăn tự hỏi cô suy đoán được gì sau tất cả việc này. ‘Vậy thì ổn rồi,’ cha nói.
“ ‘Đi nào, các bạn.’ Turgut bắt đầu dọn dẹp tài liệu, nhẹ nhàng nâng niu chúng đến mức cha nghĩ mình không thể nào làm được như vậy. ‘Có vẻ chúng ta còn nhiều điều cần bàn luận riêng với nhau. Tôi sẽ đưa các bạn về nhà tôi, chúng ta trò chuyện ở đó. Tôi cũng sẽ cho các bạn xem một số tư liệu khác mà tôi đã thu thập được về chủ đề này. Không nên bàn những chuyện này ở ngoài đường. Chúng ta sẽ rời khỏi nơi đây, càng lộ liễu càng tốt và’ - ông gật đầu về phía viên thủ thư - ‘chúng ta để lại vị tướng giỏi nhất của mình ở vị trí chiến đấu.’ Ông Erozan bắt tay chúng ta, từng người một, cẩn thận khóa chiếc hộp lại, mang đi và cùng nó biến mất giữa các kệ sách phía sau đại sảnh. Cha nhìn theo cho đến khi ông thủ thư hoàn toàn khuất khỏi tầm mắt, rồi bất chợt buông một tiếng thở dài. Cha không thể rũ bỏ cái cảm giác là số phận của thầy Rossi vẫn bị che giấu trong chiếc hộp đó - gần như thể, xin Chúa tha thứ, thầy Rossi đã bị chôn vùi trong đó - mà chúng ta không sao cứu ông ra được.
“Sau đó chúng ta ra khỏi tòa nhà, cố tình đứng lồ lộ trên bậc thang trong vài phút, vờ như đang trò chuyện. Dù cha cảm thấy cực kỳ căng thẳng còn Helen thì trông tái nhợt, nhưng Turgut vẫn tỏ ra bình tĩnh. ‘Nếu còn quanh quẩn đâu đây,’ ông ta nói nhỏ, ‘tên ném đá giấu tay nhỏ thó ấy sẽ biết chúng ta sắp ra về.’ Ông chìa cánh tay ra cho Helen, cô khoác lấy cánh tay ấy chả có vẻ gì miễn cưỡng như cha nghĩ, rồi chúng ta cùng nhau ra về, băng qua những con đường đông người qua lại. Đã đến giờ ăn trưa, mùi bánh mì và thịt nướng ngậy lên khắp xung quanh chúng ta, hòa lẫn với một mùi nặng nề khó chịu, có thể đó là mùi than hay mùi dầu cặn, thứ mùi mà đôi lúc cha lại đột ngột nhớ ra, đối với cha đó là một mùi có ý nghĩa như ranh giới của thế giới phương Đông. Cha nghĩ, dù bất kỳ chuyện gì xảy ra tiếp theo, nó cũng sẽ là một bí ẩn khác, cũng như toàn bộ nơi đây - cha nhìn chung quanh vào những gương mặt trong đám đông người Thổ, những chóp nhọn thanh mảnh của các ngọn tháp ở đường chân trời cuối mỗi con đường, những mái vòm cổ xưa giữa những cây sung, những cửa hàng đầy những món hàng kỳ bí - là một bí ẩn. Nhưng bí ẩn lớn nhất trong số ấy một lần nữa lại giày vò trái tim cha đau đớn: thầy Rossi đang ở đâu? Liệu thầy có ở đây, trong thành phố này, hay ở đâu đó xa hơn? Còn sống hay đã chết, hay đang ở giữa sự sống và cái chết?”
Chú thích:
1. Nguyên văn tiếng Pháp: Bureau de change.
Tôi quay sang Barley, hình như anh đang thưởng thức mùi vị hơn là phong cảnh. “Trời ơi, anh đói bụng quá,” anh càu nhàu. “Nếu đã đến đây thì ít nhất chúng ta phải ăn cái gì đó ngon ngon chứ.” Anh phóng nhanh về phía một góc nhà ga, tựa như đã nằm lòng đường đi lối lại ở đây; thật vậy, hóa ra không những biết rõ đường đi mà Barley còn rất rành món giăm bông cắt lát mỏng ăn với mù tạt, và chẳng mấy chốc bọn tôi đã đang thưởng thức hai ổ sandwich to tướng gói trong bao giấy trắng. Thậm chí Barley không thèm ngồi xuống chiếc ghế dài mà tôi vừa tìm được.
Tôi cũng đói, nhưng lo nghĩ nhiều hơn về những việc phải làm kế tiếp. Giờ chúng tôi đã xuống tàu, Barley có thể đến một trạm điện thoại công cộng bất kỳ để gọi về cho bà Clay hoặc thầy James, có khi gọi cả một đoàn cảnh sát đến còng tay tống tôi trở về Amsterdam. Tôi lo lắng nhìn chừng anh, nhưng hầu như khuôn mặt anh lúc nào cũng khuất sau ổ bánh sandwich. Khi anh ngừng ăn để uống chút nước cam, tôi tranh thủ nói ngay, “Anh Barley, anh làm ơn giúp em một việc nhé.”
“Chuyện gì nữa đây?”
“Làm ơn đừng gọi bất kỳ cuộc điện thoại nào. Ý em là, anh Barley, xin đừng bắt em về nhà. Từ đây, em sẽ đi xuống miền Nam, không hề gì đâu. Anh thấy đó, em không thể về nhà khi chưa biết cha mình đang ở đâu và có chuyện gì đang xảy ra với cha, anh hiểu chứ?”
Anh hớp một ngụm nước cam, vẻ nghiêm nghị, “Anh hiểu.”
“Làm ơn nhé, anh Barley.”
“Em xem anh là gì chứ?”
“Em không biết,” tôi đáp, có phần ngơ ngác. “Em nghĩ anh giận về việc em bỏ trốn, và có thể vẫn cảm thấy cần phải mách người lớn.”
“Em nghĩ xem,” Barley nói. “Thực sự thẳng thắn mà nói thì ngay bây giờ anh có thể lôi theo em cùng trên đường trở về với các bài giảng ngày mai - và một màn trách mắng ra trò của thầy James. Hoặc thay vì vậy, ở đây, để sự ga lăng và trí tò mò thúc đẩy, bốc đồng đi cùng một cô gái đến tận miền Nam nước Pháp. Em nghĩ anh sẽ bỏ lỡ cơ hội này sao?”
“Em không biết,” tôi lặp lại, giọng tỏ ra biết ơn hơn.
“Tốt hơn chúng ta nên hỏi về chuyến tàu kế tiếp đi Perpignan,” Barley nói, gấp vỏ bao giấy ổ bánh mì lại một cách dứt khoát.
“Làm sao anh biết?” tôi hỏi, giọng ngạc nhiên.
“Ồ, chắc em nghĩ mình bí mật lắm hả.” Trông Barley lại có vẻ bực dọc. “Chẳng phải anh đã dịch tất cả mấy thứ trong tuyển tập về ma cà rồng ấy cho em hay sao? Em có thể đi đâu ngoài tu viện ở tỉnh Pyrénées-Orientales cơ chứ? Chẳng lẽ anh không biết bản đồ nước Pháp hay sao? Thôi nào, đừng nhăn nhó nữa. Như thế sẽ làm cho bản mặt em kém hấp dẫn đi nhiều đấy.” Cuối cùng, chúng tôi cùng nhau bước đến quầy đổi tiền(1), tay trong tay.
“Khi Turgut thốt lên tên thầy Rossi bằng cái giọng quen thuộc không thể nào nhầm lẫn ấy, cha đột nhiên có cảm giác về một thế giới đang đổi thay, về những mảng màu sắc và hình dạng bị đẩy bật ra khỏi vị trí của chúng và biến thành một hình ảnh vô lý rối rắm. Tựa như cha đang xem một cuốn phim quen thuộc thì đột nhiên một nhân vật chưa bao giờ xuất hiện trước đó hiện lên màn ảnh, nhập vai một cách trơn tru mà không có sự giải thích nào.
“ ‘Anh biết giáo sư Rossi à?’ Turgut lặp lại, vẫn giọng như cũ.
“Cha vẫn còn chưa biết phải nói gì, nhưng hình như Helen đã có một quyết định. ‘Giáo sư Rossi là giáo sư hướng dẫn của anh Paul, ở khoa lịch sử trường đại học chúng tôi.’
“ ‘Nhưng quả thực không thể nào tin được,’ Turgut từ tốn.
“ ‘Ông biết ông ấy?’ cha hỏi.
“ ‘Tôi chưa bao giờ gặp ông ấy,’ Turgut đáp. ‘Nhưng tôi đã được nghe nói theo một cách khác thường nhất, tôi nghĩ đây là một câu chuyện mà tôi phải kể với các bạn. Ngồi xuống đi, các bạn.’ Dù vẫn còn kinh ngạc nhưng Turgut vẫn tỏ ra niềm nở với chúng ta. Helen và cha vẫn đứng, nhưng rồi chúng ta cũng ngồi xuống gần bên ông ta. ‘Ở đây có gì đó vô cùng kỳ lạ…’ Ông ta dừng lại giữa chừng, rồi có vẻ như phải gắng sức để giải thích cho chúng ta. ‘Nhiều năm trước, khi bắt đầu say mê các tư liệu này, tôi đã hỏi viên thủ thư về tất cả thông tin có thể hỏi được về chúng. Ông ta bảo, theo như ông ta còn nhớ, trước đây chưa từng có ai lục tìm chúng cả, nhưng ông nghĩ người tiền nhiệm - ý tôi muốn nói viên thủ thư trước ông ta - biết một điều gì đó về chúng. Và tôi đã tìm gặp ông thủ thư già đó.’
“ ‘Hiện ông ấy vẫn còn sống chứ?’ cha hỏi, vẻ nôn nóng.
“ ‘Ồ, không, anh bạn à. Tôi rất tiếc. Lúc đó ông ta đã già lắm rồi, và đã chết một năm sau khi tôi hỏi chuyện ông ta, tôi tin vậy. Nhưng trí nhớ của ông ta thật là tuyệt vời, ông ta cho tôi biết là đã bỏ vào hộp, khóa cất bộ sưu tập này lại vì đã có một cảm giác tồi tệ về nó. Ông ta kể lại, trước đó có một vị giáo sư người nước ngoài đã có lần nghiên cứu về bộ sưu tập này, nhưng sau đó ông ta trở nên - người ta gọi thế nào nhỉ? - bị rối loạn và gần như nổi điên, sau đó đột ngột bỏ chạy ra khỏi trung tâm lưu trữ. Vị thủ thư già kể tiếp chuyện xảy ra vài ngày sau đó, một ngày kia, lúc đang ngồi làm việc một mình trong thư viện, ông ta nhìn lên và bất chợt nhận ra có một người đàn ông cao lớn đang xem xét cùng các tài liệu đó. Trước đó không thấy ai vào, lúc đó là sau giờ mở cửa bình thường của thư viện, trời đã tối và cánh cửa thông ra đường đã khóa lại. Ông ta không hiểu bằng cách nào người đàn ông kia vào được thư viện. Sau cùng ông nghĩ có lẽ mình đã quên khóa cửa và người đàn ông kia đã lên cầu thang mà ông không nghe thấy tiếng bước chân, dù điều này hầu như khó có thể xảy ra. Rồi ông ta kể với tôi là’ - Turgut nghiêng người tới phía trước, hạ giọng thấp hơn - ‘ông ta kể với tôi khi ông đến gần gã đàn ông kia để hỏi xem hắn đang làm gì, hắn đã ngước nhìn lên và - các bạn biết đấy - một ít máu vẫn đang nhỏ giọt ở khóe miệng hắn.’
“Cha cảm nhận một cơn rùng mình vì khiếp sợ, Helen thì so vai lại tựa như để tránh một cơn rùng mình. ‘Thoạt tiên, ông thủ thư già không muốn kể với tôi chuyện đó. Tôi tin rằng ông ta ngại tôi sẽ cho rằng ông ta bị mất trí. Ông thú thật đã cảm thấy choáng váng khi nhìn thấy cảnh tượng đó, lúc ông nhìn lại thì gã đàn ông kia đã biến mất, nhưng mớ tài liệu vẫn còn rải rác trên bàn. Ngày hôm sau ông đã mua một chiếc hộp linh thiêng ở chợ đồ cổ, bỏ mớ tài liệu vào hộp và khóa chúng lại, tuyên bố chừng nào ông còn là thủ thư ở đó thì sẽ không ai được đụng đến chúng nữa. Sau đó ông ta cũng không hề gặp lại gã đàn ông đó.’
“ ‘Về phần ông Rossi thì sao?’ cha hỏi.
“ ‘Chà, anh thấy đó, tôi quyết tâm tìm lại mọi dấu vết của câu chuyện này nên tôi đã hỏi thăm người thủ thư già tên của nhà nghiên cứu ngoại quốc kia, nhưng ông ta không còn nhớ bất cứ điều gì ngoài chi tiết ông này là người Ý. Ông bảo, nếu muốn tôi hãy đến tìm ở quầy đăng ký vào thời điểm 1930, và anh bạn tôi, làm việc ở đấy, đã cho phép tôi làm việc đó. Sau một lúc tìm kiếm, tôi đã tìm được tên của giáo sư Rossi và biết được ông ta đến từ nước Anh, Đại học Oxford. Sau đó tôi viết một lá thư cho ông ta, gửi đến Oxford.’
“ ‘Ông ấy trả lời chứ?’ Helen hỏi, gần như nhìn Turgut trừng trừng.
“ ‘Có, nhưng ông ta không còn ở Oxford nữa. Ông đã đến một trường đại học Mỹ - trường của các bạn ấy, nhưng thoạt tiên khi chúng ta nói chuyện với nhau tôi đã không liên kết cái tên này với các bạn - và phải sau rất lâu lá thư của tôi mới đến tay ông ta, rồi ông ta viết thư trả lời. Ông nói là rất lấy làm tiếc, nhưng ông không biết bất cứ điều gì về các tài liệu lưu trữ mà tôi đề cập và do vậy không thể giúp tôi. Tôi sẽ cho các bạn xem lá thư này tại nhà tôi khi các bạn đến ăn tối với gia đình tôi. Lá thư trả lời này đến tay tôi chẳng bao lâu trước khi chiến tranh xảy ra.’
“ ‘Việc này rất kỳ lạ,’ cha lẩm bẩm. ‘Tôi thật không thể nào hiểu được.’
“ ‘Ồ, đây chưa phải là chuyện kỳ lạ nhất đâu,’ Turgut nói, vẻ bức xúc. Ông quay lại nhìn tờ giấy da trên bàn, bản thư mục, ngón tay ông ta rà đến tên của thầy Rossi ở dưới cùng. Nhìn vào đó, cha lại chú ý đến những chữ phía sau tên thầy Rossi. Chúng là chữ Latin, cha chắc chắn như vậy, dù vốn liếng Latin học từ hai năm đầu đại học của cha chưa bao giờ giỏi đặc biệt và nay thì đã mai một chẳng thể đọc được cụ thể dòng chữ ấy.
“ ‘Câu này ý nghĩa gì? Ông đọc được tiếng Latin chứ?’
“Cha cảm thấy nhẹ nhõm khi Turgut gật đầu. ‘Nó nghĩa là, “Bartolomeo Rossi, ‘Linh hồn - Hồn ma - trong bình cổ.’ ” ’
“Đầu óc cha quay cuồng. ‘Nhưng tôi biết câu đó. Tôi nghĩ - tôi chắc chắn đó là tựa đề của một bài báo mà ông ta bắt đầu viết vào mùa xuân này.’ Cha dừng lại. ‘Nói đúng hơn là đang viết dở. Ông ta đã đưa nó cho tôi xem khoảng một tháng trước đây. Bài báo viết về thể loại bi kịch Hy Lạp và các đồ vật đôi khi được các nhà hát Hy Lạp dùng làm đạo cụ sân khấu.’ Helen nhìn cha chăm chú. ‘Đó là - tôi chắc chắn ông ta vẫn đang viết nó.’
“ ‘Điều kỳ lạ, rất kỳ lạ là,’ Turgut nói, và bây giờ cha nhận thấy giọng của ông ta thực sự trở nên sợ hãi, ‘tôi đã xem bản danh sách này nhiều lần, và chưa hề bao giờ nhìn thấy đề mục này. Một ai đó đã thêm tên ông Rossi vào.’
“Cha kinh ngạc nhìn ông ta. ‘Hãy thử tìm xem người đó là ai,’ cha nói, giọng hổn hển. ‘Chúng ta phải tìm cho ra người nào đã sửa chữa những tài liệu này. Lần cuối cùng ông đến đây là khi nào?’
“ ‘Khoảng ba tuần trước,’ Turgut trả lời rành rọt. ‘Vui lòng chờ một lát, để tôi đến hỏi ông Erozan đã. Xin đừng đi đâu cả.’ Nhưng khi ông ta dợm đứng dậy, viên thủ thư chu đáo đã nhìn thấy và đến gặp ông ta ngay. Họ trao đổi với nhau mấy câu ngắn gọn.
“ ‘Ông ta nói gì vậy?’ cha hỏi.
“ ‘Tại sao ông ta không nghĩ đến việc nói với tôi chuyện này trước cơ chứ?’ Turgut rền rĩ. ‘Hôm qua, một người đàn ông đã đến đây và xem qua cái hộp này.’ Turgut tra vấn thêm ông bạn của mình và Erozan phác tay chỉ ra hướng cửa. ‘Gã kia kìa,’ Turgut nói, vừa trỏ tay. ‘Ông ta nói đó chính là người vừa mới vào và ông ta đã tiếp chuyện với gã.’
“Tất cả chúng ta đều quay lại, kinh ngạc, người thủ thư lại ra dấu này nọ, nhưng đã quá trễ. Gã đàn ông nhỏ thó râu xám đội mũ trắng đã biến mất.”
Barley lục ví. “Chậc, mình phải đổi hết số tiền anh mang theo thôi,” anh rầu rĩ nói. “Ngoài số tiền của thầy James, anh còn một ít tiền trợ cấp nữa đây.”
“Em cũng có mang theo một ít,” tôi nói. “Ý em là, từ Amsterdam. Em nghĩ mình sẽ mua vé tàu về miền Nam, và có thể đủ tiền ăn ở cho chúng ta, ít nhất cũng được vài ngày.” Tôi thầm tự hỏi không biết liệu mình thực sự có đủ tiền để kham nổi việc ăn uống của Barley hay không. Quả thực kỳ lạ khi một người gầy gầy như anh lại có thể ăn được nhiều như vậy. Tôi cũng gầy, nhưng không thể tưởng tượng mình có thể nuốt nổi hai miếng sandwich theo cái tốc độ mà Barley vừa mới cho tôi xem. Tôi nghĩ nỗi lo lắng về tiền bạc này thật là một gánh nặng khó chịu đè lên đầu óc mình cho đến khi chúng tôi thực sự đứng trước quầy đổi tiền và thấy một phụ nữ trẻ mặc áo cộc tay màu xanh nước biển soi mói nhìn chúng tôi. Barley nói chuyện với cô về tỷ giá ngoại tệ, rồi lát sau cô nhấc điện thoại lên, quay đi nói gì đó vào ống nghe. “Tại sao cô lại gọi điện thoại?” tôi lo lắng thì thầm hỏi Barley.
Anh ngạc nhiên liếc nhìn tôi. “Vì lý do nào đó, cô đang kiểm tra tỷ giá,” anh trả lời. “Anh không biết. Em nghĩ gì vậy?”
Tôi không thể giải thích. Có lẽ chỉ là do ảnh hưởng từ những lá thư của cha, nhưng đúng là bây giờ đối với tôi mọi chuyện đều trông có vẻ khả nghi cả. Tựa như chúng tôi đang bị theo dõi bởi những đôi mắt vô hình.
“Turgut, có vẻ bớt lơ đãng hơn cha, vội chạy đến cửa và khuất dạng vào phòng giải lao. Sau đó ông ta quay trở lại, lắc đầu. ‘Hắn biến mất rồi,’ ông ta nặng nề nói. ‘Tôi không thấy dấu vết của hắn ở ngoài đường. Hắn đã biến vào đám đông.’
“Ông thủ thư Erozan có vẻ như đang xin lỗi, Turgut nói chuyện với ông ta thêm một lúc rồi quay sang chúng ta. ‘Trong quá trình nghiên cứu, liệu có lý do nào để các bạn nghĩ rằng đã bị theo dõi đến đây?’
“ ‘Bị theo dõi?’ Có đủ mọi lý do để nghĩ như vậy, nhưng cha không biết chính xác là kẻ nào.
“Turgut nhìn cha, ánh mắt sắc sảo, cha nhớ lại sự xuất hiện của ả Gypsy tại bàn ăn của cha và Helen tối hôm qua. ‘Anh bạn thủ thư của tôi nói là người đàn ông kia muốn xem các tài liệu mà chúng ta đang nghiên cứu, gã đã giận dữ khi nhận thấy chúng đang bị người khác sử dụng. Ông ta nghĩ gã là người nước ngoài vì hắn nói tiếng Thổ bằng một giọng lơ lớ. Đó là lý do vì sao tôi hỏi có ai đó theo dõi các bạn đến đây hay không. Các bạn à, chúng ta hãy rời khỏi đây, nhưng phải cẩn thận coi chừng. Tôi sẽ nhờ ông bạn tôi canh giữ các tài liệu này, và lưu ý đến gã đàn ông kia hoặc bất kỳ ai khác để mắt đến chúng. Ông ta sẽ cố tìm hiểu hắn là ai nếu hắn quay trở lại. Có lẽ hắn sẽ quay lại ngay nếu chúng ta rời khỏi nơi này.’
“ ‘Còn những tấm bản đồ!’ Cha cảm thấy lo lắng vì phải để lại những vật quý giá trong chiếc hộp này. Hơn nữa, chúng ta đã biết được gì đâu? Thậm chí chúng ta chưa giải được sự bí ẩn của ba tấm bản đồ, ngay cả khi đã đứng ở đó, nhìn chúng hiện diện sờ sờ một cách kỳ lạ trên chiếc bàn của thư viện.
“Turgut lại quay về phía ông Erozan, và một nụ cười, một tín hiệu hiểu biết lẫn nhau dường như đang được gửi đi giữa họ. ‘Đừng lo, giáo sư ạ,’ Turgut nói với cha. ‘Tôi đã tự tay sao chép lại hết mọi thứ này, và các bản sao đã được cất giữ an toàn tại nhà tôi. Hơn nữa, ông bạn tôi sẽ không cho phép bất kỳ chuyện gì xảy ra đối với những bản gốc này. Các bạn có thể tin tôi.’
“Cha muốn tin. Helen đang kín đáo quan sát hai người bạn mới quen của chúng ta, cha băn khoăn tự hỏi cô suy đoán được gì sau tất cả việc này. ‘Vậy thì ổn rồi,’ cha nói.
“ ‘Đi nào, các bạn.’ Turgut bắt đầu dọn dẹp tài liệu, nhẹ nhàng nâng niu chúng đến mức cha nghĩ mình không thể nào làm được như vậy. ‘Có vẻ chúng ta còn nhiều điều cần bàn luận riêng với nhau. Tôi sẽ đưa các bạn về nhà tôi, chúng ta trò chuyện ở đó. Tôi cũng sẽ cho các bạn xem một số tư liệu khác mà tôi đã thu thập được về chủ đề này. Không nên bàn những chuyện này ở ngoài đường. Chúng ta sẽ rời khỏi nơi đây, càng lộ liễu càng tốt và’ - ông gật đầu về phía viên thủ thư - ‘chúng ta để lại vị tướng giỏi nhất của mình ở vị trí chiến đấu.’ Ông Erozan bắt tay chúng ta, từng người một, cẩn thận khóa chiếc hộp lại, mang đi và cùng nó biến mất giữa các kệ sách phía sau đại sảnh. Cha nhìn theo cho đến khi ông thủ thư hoàn toàn khuất khỏi tầm mắt, rồi bất chợt buông một tiếng thở dài. Cha không thể rũ bỏ cái cảm giác là số phận của thầy Rossi vẫn bị che giấu trong chiếc hộp đó - gần như thể, xin Chúa tha thứ, thầy Rossi đã bị chôn vùi trong đó - mà chúng ta không sao cứu ông ra được.
“Sau đó chúng ta ra khỏi tòa nhà, cố tình đứng lồ lộ trên bậc thang trong vài phút, vờ như đang trò chuyện. Dù cha cảm thấy cực kỳ căng thẳng còn Helen thì trông tái nhợt, nhưng Turgut vẫn tỏ ra bình tĩnh. ‘Nếu còn quanh quẩn đâu đây,’ ông ta nói nhỏ, ‘tên ném đá giấu tay nhỏ thó ấy sẽ biết chúng ta sắp ra về.’ Ông chìa cánh tay ra cho Helen, cô khoác lấy cánh tay ấy chả có vẻ gì miễn cưỡng như cha nghĩ, rồi chúng ta cùng nhau ra về, băng qua những con đường đông người qua lại. Đã đến giờ ăn trưa, mùi bánh mì và thịt nướng ngậy lên khắp xung quanh chúng ta, hòa lẫn với một mùi nặng nề khó chịu, có thể đó là mùi than hay mùi dầu cặn, thứ mùi mà đôi lúc cha lại đột ngột nhớ ra, đối với cha đó là một mùi có ý nghĩa như ranh giới của thế giới phương Đông. Cha nghĩ, dù bất kỳ chuyện gì xảy ra tiếp theo, nó cũng sẽ là một bí ẩn khác, cũng như toàn bộ nơi đây - cha nhìn chung quanh vào những gương mặt trong đám đông người Thổ, những chóp nhọn thanh mảnh của các ngọn tháp ở đường chân trời cuối mỗi con đường, những mái vòm cổ xưa giữa những cây sung, những cửa hàng đầy những món hàng kỳ bí - là một bí ẩn. Nhưng bí ẩn lớn nhất trong số ấy một lần nữa lại giày vò trái tim cha đau đớn: thầy Rossi đang ở đâu? Liệu thầy có ở đây, trong thành phố này, hay ở đâu đó xa hơn? Còn sống hay đã chết, hay đang ở giữa sự sống và cái chết?”
Chú thích:
1. Nguyên văn tiếng Pháp: Bureau de change.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.