Chương 61
Elizabeth Kostova
22/04/2016
“Nếu ấn tượng đầu tiên khi nhìn ngôi nhà của Stoichev đã bất chợt làm dâng lên trong cha nỗi thất vọng, thì ấn tượng ban đầu khi thấy tu viện Rila lại làm cha choáng ngợp nỗi kinh sợ. Tu viện nằm trong một thung lũng sâu hút - vào thời điểm đó gần như chiếm cả thung lũng - còn trên các bức tường và mái vòm là những ngọn núi trong dãy Rila, sừng sững vút lên, dựng đứng và phủ dày những cánh rừng vân sam. Ranov dừng xe trong bóng râm phía ngoài cổng chính, và chúng ta đi vào cùng vài nhóm khách du lịch khác. Đó là một ngày hanh nóng; mùa hè vùng Balkan dường như đang đến gần, bụi bặm từ nền đất cuộn lên quanh mắt cá chân chúng ta. Cánh cửa gỗ lớn của cổng chính để mở, chúng ta bước vào và nhìn thấy một cảnh tượng mà cha chưa bao giờ quên được. Chung quanh chúng ta lù lù hiện ra những bức tường của pháo đài tu viện, với những sọc đen, đỏ trên nền thạch cao trắng và những tầng hành lang gỗ dài. Chiếm một phần ba khu vực bên trong là một nhà thờ thanh nhã, cổng vòm đầy những bức bích họa, các mái vòm màu xanh lục nhạt sáng bừng lên dưới nắng ban trưa. Bên cạnh nhà thờ là một ngọn tháp đá xám vuông vắn, đồ sộ, rõ ràng cổ xưa hơn mọi thứ khác trong tầm mắt. Stoichev cho chúng ta biết đó là tháp Hrelyo, do một nhà quý tộc thời Trung cổ xây dựng làm nơi ẩn náu khỏi các đối thủ chính trị. Đó là phần còn lại duy nhất của tu viện nguyên thủy vốn đã bị quân Thổ phóng hỏa tiêu hủy, công trình tráng lệ với những sọc đen đỏ hiện nay mãi tới nhiều thế kỷ sau mới được xây dựng. Khi chúng ta đang đứng đó, chuông nhà thờ bỗng ngân vang, khiến một bầy chim sợ hãi bay lên. Những con chim giật mình vút lên cao, cha dõi theo chúng và lại nhìn thấy những đỉnh núi cao đến khó tưởng tượng nổi phía bên trên - ít nhất cũng phải một ngày leo núi. Cha nín thở; liệu thầy Rossi có đang ở đâu đó trong chốn cổ xưa này?
“Đứng sát bên với một chiếc khăn nhỏ buộc trên tóc, Helen quàng tay vào tay cha, và cha chợt nhớ lại khoảnh khắc ở thánh đường Hagia Sophia, khi cô chợt nắm chặt tay cha, buổi chiều đó ở Istanbul có vẻ như đã trôi qua lâu lắm rồi dù thực sự chỉ mới vài ngày trước đây. Đế chế Ottoman đã chinh phục vùng đất này rất lâu trước khi chiếm Constantinople; đúng ra, chúng ta nên bắt đầu cuộc hành trình tìm ở đây chứ không phải ở Hagia Sophia. Mặt khác, ngay cả trước khi vùng đất này bị chinh phục, những học thuyết của người Byzantine cũng như nghệ thuật và kiến trúc tao nhã của họ đã được truyền bá từ Constantinople sang để làm phong phú thêm nền văn hóa Bungari. Ngày nay Hagia Sophia là một viện bảo tàng giữa các nhà thờ Hồi giáo, trong khi cái thung lũng hẻo lánh này lại đầy ắp những đặc trưng của nền văn hóa Byzantine.
“Đứng bên cạnh chúng ta, Stoichev rõ ràng đang khoái trá tận hưởng sự ngạc nhiên của Helen và cha. Dưới chiếc mũ rộng vành, Irina ôm cứng tay ông cậu mình. Chỉ mình Ranov đứng lẻ loi, nhìn quang cảnh đẹp tuyệt vời này bằng ánh mắt cau có, gã nghi ngờ quay đầu lại khi một nhóm tu sĩ đội mũ trùm đen đi ngang qua chúng ta để vào nhà thờ. Chúng ta phải vất vả lắm mới thuyết phục được gã đồng ý đón Stoichev và Irina đi cùng xe; gã nói muốn dành cho Stoichev cái vinh dự được chỉ dẫn chúng ta ở Rila, nhưng Stoichev không có lý gì mà không thể sử dụng xe buýt như những người dân Bungari khác. Cha đã cố kiềm chế không huỵch toẹt ra là chính gã, Ranov, cũng đâu có vẻ mặn mà lắm nếu bản thân phải sử dụng xe buýt. Cuối cùng chúng ta cũng thuyết phục được gã, dù điều này cũng không thể ngăn gã càu nhàu về Stoichev suốt trên đường từ Sofia đến nhà vị giáo sư già. Nào là Stoichev đã sử dụng danh tiếng của mình để rao truyền sự mê tín dị đoan và những ý tưởng đi ngược lại với tinh thần yêu nước; tất cả mọi người đều biết ông ta đã không chịu từ bỏ lòng trung thành mù quáng, thiếu cơ sở khoa học đối với giáo hội Chính Thống giáo; ông ta còn có một người con trai đang học ở Tây Đức cũng phản động không kém gì cha mình. Nhưng chúng ta đã thắng cuộc, Stoichev được đi cùng xe với chúng ta, và trong lúc dừng lại ăn trưa tại một quán rượu miền núi Irina thì thầm với vẻ biết ơn rằng cô sẽ ngăn không cho ông cậu đi nếu họ phải đi bằng xe buýt; ông sẽ không chịu nổi một chuyến đi khó nhọc như vậy trong thời tiết nóng bức này.
“ ‘Đây là cánh bên nơi các tu sĩ ở,’ Stoichev lên tiếng. ‘Và ở đằng kia, dọc theo cánh đó, là khu nhà trọ nơi chúng ta sẽ qua đêm. Mặc dù ban ngày tấp nập du khách, nhưng các bạn sẽ cảm nhận được sự tĩnh mịch vô cùng của nơi này vào ban đêm. Đây là một trong những kho báu tuyệt vời nhất của đất nước chúng tôi, có rất nhiều người đến đây tham quan, đặc biệt là vào mùa hè. Nhưng đến đêm thì cảnh vật lại trở nên tĩnh lặng. Nào,’ ông tiếp tục, ‘chúng ta sẽ vào trong để gặp cha tu viện trưởng. Tôi đã gọi cho ông ấy hôm qua, có lẽ ông ấy đang mong chúng ta.’ Stoichev dẫn đường với vẻ hăng hái bất ngờ, hăm hở nhìn quanh, tựa như nơi này đã thổi vào ông một luồng sinh khí mới.
“Chúng ta đến dãy phòng tiếp khách của cha tu viện trưởng ở tầng trệt bên một cánh tu viện. Một tu sĩ mặc áo chùng đen có bộ râu dài màu nâu mở cửa cho chúng ta, Stoichev bỏ mũ ra và bước vào trước tiên. Cha tu viện trưởng đứng lên khỏi chiếc ghế băng dài đặt sát tường và bước ra đón chúng ta. Ông và Stoichev chào hỏi nhau rất thân mật, Stoichev hôn tay ông, còn ông thì làm dấu ban phước lành cho vị giáo sư già. Cha tu viện trưởng khoảng sáu mươi, gầy gò nhưng dáng người vẫn thẳng, râu đã chớm bạc và mắt xanh trầm tĩnh - cha khá ngạc nhiên khi nhận ra có những người Bungari mắt xanh như vậy. Bằng kiểu cách rất hiện đại, ông bắt tay chúng ta và cả Ranov, gã chào lại với vẻ khinh khỉnh ra mặt. Sau đó, ông ra hiệu mời tất cả chúng ta ngồi xuống, một tu sĩ bưng vào một khay đầy ly - nhưng ở đây thì đó không phải là những ly đầy rakiya mà là nước mát, cùng với những đĩa nhỏ bột tinh chất hoa hồng mà chúng ta đã từng gặp ở Istanbul. Cha để ý thấy Ranov không thèm đụng đến ly nước của mình, tựa như gã nghi ngờ có thuốc độc.
“Cha tu viện trưởng rõ ràng rất vui khi gặp Stoichev, cha nghĩ cuộc thăm viếng này hẳn khiến cho cả hai vô cùng mãn nguyện. Thông qua Stoichev, ông hỏi chúng ta ở vùng nào tại Mỹ, ông có thể làm gì giúp chúng ta, chúng ta có thể ở lại bao lâu. Stoichev nói chuyện với ông một lúc lâu, đồng thời ân cần dịch lại để chúng ta có thể trả lời những câu hỏi của tu viện trưởng. Cha tu viện trưởng tuyên bố chúng ta có thể sử dụng thư viện bao lâu tùy thích; chúng ta có thể ngủ ở khu nhà trọ; chúng ta nên tham gia các buổi lễ trong nhà thờ; chúng ta có thể đi bất cứ đâu ngoại trừ khu vực của các tu sĩ - ông nói câu này với một cái gật đầu tế nhị hướng về Helen và Irina - và sẽ không có chuyện bạn bè giáo sư Stoichev phải trả tiền trọ. Chúng ta nồng nhiệt cảm ơn ông, rồi Stoichev đứng dậy. ‘Nào,’ ông nói, ‘vì đã được cha tu viện trưởng cho phép, chúng ta sẽ đến thư viện ngay.’ Chưa dứt lời ông đã bước ra cửa một cách thận trọng, không quên hôn tay và cúi chào cha tu viện trưởng.
“ ‘Cậu tôi rất xúc động,’ Irina thì thầm với chúng ta. ‘Ông nói lá thư của các bạn là một phát hiện lớn đối với lịch sử Bungari.’ Cha tự hỏi cô có biết nghiên cứu này khó khăn nhiều như thế nào, những thế lực vô hình nào chặn ngang đường chúng ta, nhưng cha không thể đoán được gì qua nét mặt Irina. Cô gái giúp ông cậu của mình bước qua cửa, và chúng ta theo ông đi dọc những hành lang gỗ mênh mông ở khu sân trong, Ranov theo đuôi chúng ta, điếu thuốc kẹp trong tay.
“Thư viện là một gian phòng dài ở tầng trệt, gần như đối diện với các căn phòng của cha tu viện trưởng. Một tu sĩ râu đen đón ở cửa và dẫn chúng ta vào; ông ta cao, nét mặt u ám, và cha thấy dường như ông ta chăm chú nhìn Stoichev một lúc trước khi gật đầu chào chúng ta. ‘Đây là Sư huynh Rumen,’ Stoichev giới thiệu. ‘Hiện ông ấy là tu sĩ thủ thư. Ông ấy sẽ tìm cho chúng ta thứ chúng ta cần.’
“Một vài cuốn sách và bản thảo viết tay được đặt trong hộp kính, dán nhãn và trưng bày cho du khách; cha rất muốn dừng lại xem, nhưng chúng ta vẫn đi tiếp vào một khu ở sâu bên trong, lối vào khu này ở cuối phòng. Không khí mát lạnh kỳ lạ khi vào sâu trong tu viện, và những bóng đèn trần ít ỏi không đủ xua đi bóng tối thăm thẳm trong các ngóc ngách. Tại khu riêng biệt nội bộ này, tủ gỗ kệ gỗ chất đầy những hộp và khay sách. Trong góc là một ngai nhỏ đặt bức hình Đức Mẹ Đồng Trinh, Chúa Hài Đồng cùng các thiên thần cánh đỏ chầu hai bên, một ngọn đèn bằng vàng khảm ngọc quý đong đưa phía trước bức ảnh thánh. Những bức tường cổ kính trát vữa, quét vôi trắng, và một mùi quen thuộc tràn ngập xung quanh chúng ta: mùi của giấy da và lớp lông nhung đang dần phân hủy. Cha mừng là Ranov ít nhất cũng biết điều mà tắt điếu thuốc trước khi theo chúng ta bước vào kho báu này.
“Tiếng bước chân Stoichev gõ cồm cộp trên nền đá như muốn đánh thức những linh hồn đang còn lẩn quất đâu đây. ‘Ở đây,’ ông nói, ‘các bạn đang nhìn vào trái tim của dân tộc Bungari - đây là nơi hàng trăm năm qua các tu sĩ đã gìn giữ di sản của chúng tôi, thường là trong bí mật. Nhiều thế hệ tu sĩ trung thành đã bỏ công sao chép các bản thảo này hoặc cất giấu chúng khi tu viện bị những kẻ vô đạo tấn công. Đây chỉ là một phần nhỏ trong di sản của dân tộc chúng tôi - dĩ nhiên phần lớn đã bị phá hủy. Nhưng chúng tôi vẫn rất tự hào về những gì còn lại ở đây.’
“Stoichev quay qua nói gì đó với người thủ thư, ông này bắt đầu thận trọng dò tìm những chiếc hộp có gắn nhãn tên. Một lúc sau, ông ta nhấc xuống một hộp gỗ và lôi ra vài cuốn sách. Cuốn trên cùng trang trí một bức tranh Chúa Jesus trông rất ấn tượng - ít nhất cha cho đó là Chúa Jesus - một tay cầm quả cầu cắm thánh giá còn tay kia cầm vương trượng, gương mặt bao phủ nỗi u sầu của người Byzantine. Cha thấy khá thất vọng vì những lá thư của Sư huynh Kiril không nằm trong cuốn sách được đóng bìa lộng lẫy này mà ở trong cuốn sách đơn sơ hơn bên dưới, trông rất cổ xưa. Người thủ thư mang cuốn sách đến một chiếc bàn, Stoichev nôn nóng ngồi xuống, mở cuốn sách ra với vẻ hào hứng. Helen và cha rút sổ ghi chép ra, còn Ranov thì dạo quanh các kệ sách thư viện, vẻ như quá chán không thể ở yên một chỗ.
“ ‘Theo như tôi nhớ,’ Stoichev lên tiếng, ‘ở đây có hai lá thư, và không rõ liệu có còn lá thư nào khác hay không - liệu Sư huynh Kiril có viết những lá thư khác nhưng chúng không còn tồn tại hay không.’ Ông trỏ vào trang sách đầu tiên. Trang giấy da rất cũ, hầu như đã ngả màu nâu, chi chít những con chữ viết tay đẹp đẽ, tròn trịa và sít rịt bên nhau. Stoichev quay sang người thủ thư hỏi gì đó. ‘Đúng vậy,’ ông lại quay qua nói với chúng ta, vẻ hài lòng. ‘Cũng như với các tài liệu quý hiếm cùng thời kỳ, họ đã cho đánh máy những lá thư này qua tiếng Bungari.’ Người thủ thư đặt trước mặt ông một tập tài liệu, Stoichev ngồi lặng yên một lúc, xem xét các trang đánh máy và lật lui trang sách có chữ viết đẹp đẽ cổ kính kia. ‘Họ đã làm rất tốt,’ sau cùng ông cũng thốt lên. ‘Tôi sẽ cố gắng hết sức dịch ra để các bạn ghi lại.’ Rồi ông đọc cho chúng ta bản dịch các lá thư, với đôi chỗ còn hơi ngắc ngứ.
Thưa Đức cha tu viện trưởng Eupraxius,
Cho đến lúc này chúng tôi đã đi được ba ngày trên những con lộ chính từ Laota hướng về Vin. Chúng tôi đã trải qua một đêm trong chuồng gia súc của một nông dân tốt bụng, và một đêm tại viện tu khổ hạnh Thánh Mikhail, nơi đó dù hiện không còn tu sĩ nào sống nhưng ít nhất cũng cho chúng tôi một chỗ tá túc khô ráo. Đêm qua, lần đầu tiên chúng tôi buộc phải cắm trại trong rừng, trải chăn mền lên mặt đất gồ ghề, chúng tôi nằm xuống trong vòng tròn giữa toa xe và lũ ngựa. Trong đêm, lũ chó sói lảng vảng gần đến độ chúng tôi nghe được tiếng tru của chúng, lũ ngựa lồng lên vì sợ hãi. Phải rất khó khăn mới làm chúng dịu lại. Giờ tôi thấy mừng vô cùng vì có hai đạo hữu cao lớn khỏe mạnh là Sư huynh Ivan và Theodosius, cầu Chúa ban phước cho Đức cha đã sáng suốt cử họ đi cùng chúng tôi.
Đêm nay, chúng tôi được đón vào ở nhà một người chủ chăn cừu khá giàu và rất mộ đạo; ông ta cho biết mình nuôi ba ngàn con cừu trong khu vực này, chúng tôi được mời ngủ trên những tấm nệm da cừu êm ái, dù vậy riêng tôi vẫn chọn ngủ dưới nền nhà vì lòng mộ đạo. Lúc này chúng tôi đã ra khỏi khu vực rừng rậm, lọt vào giữa vùng đồi trải rộng bốn bề, nơi chúng tôi có thể thong dong bước đi dù là giữa nắng nôi mưa gió. Ông chủ nhà tốt bụng kể rằng đã hai lần bị những kẻ vô đạo bên kia sông cướp bóc, con sông cách đây chỉ vài ngày đi bộ nếu Sư huynh Angelus có thể bình phục và theo kịp chúng tôi. Tôi nghĩ sẽ để Sư huynh Angelus trên lưng ngựa, mặc dù cái gánh nặng thiêng liêng mà lũ ngựa đang ra sức kéo cũng đã quá nặng nề. May mắn là chúng tôi không còn nhìn thấy dấu vết của đám quân vô đạo trên đường.
Kẻ tôi tớ hèn mọn của ngài
Sư huynh Kiril
Tháng Tư, năm của Chúa 6985
Thưa Đức cha tu viện trưởng Eupraxius,
Chúng tôi đã bỏ thành phố lại sau lưng mấy tuần rồi và bây giờ đang công khai đi giữa lãnh thổ của quân vô đạo. Tôi không dám viết ra vị trí của chúng tôi, vì sợ sẽ bị bắt. Xét cho cùng, có lẽ chúng tôi nên chọn đường biển, nhưng Chúa sẽ là Đấng Che chở trên con đường chúng tôi đã chọn. Chúng tôi đã nhìn thấy những tàn tích của hai tu viện và một nhà thờ bị phóng hỏa. Ngôi nhà thờ vẫn còn đang bốc khói. Năm tu sĩ ở đó bị treo cổ vì tội âm mưu làm phản, các sư huynh còn sống sót đã chạy trốn tán loạn vào những tu viện khác. Chúng tôi chỉ biết có vậy bởi không thể trò chuyện lâu với những người dân ra cung nghinh đoàn chúng tôi. Tuy vậy, không có lý gì để cho rằng một trong các tu viện này là tu viện chúng ta tìm kiếm. Dấu hiệu ở đó đã rõ ràng, ác quỷ ngang hàng với thánh thần. Thưa Đức cha, nếu thư này được giao đến tay ngài, cầu cho nó đến càng sớm càng tốt.
Kẻ tôi tớ hèn mọn của ngài
Sư huynh Kiril
Tháng Sáu, năm của Chúa 6985
“Khi Stoichev dừng lời, chúng ta ngồi lặng yên. Helen vẫn đang hí hoáy ghi chép, vẻ mặt chăm chú, Irina ngồi chắp hai tay vào nhau, Ranov đứng dựa vào một cái tủ, tay gãi sồn sột lên cổ, vẻ lơ đễnh. Cha thì đã bỏ không cố ghi lại những sự kiện tả trong hai lá thư nữa; dù sao Helen cũng sẽ ghi lại được tất cả thôi. Trong các lá thư này chẳng có chứng cứ rõ ràng về một đích đến cụ thể, chẳng đề cập đến ngôi mộ hoặc cảnh chôn cất nào - cha cảm thấy thất vọng đến nghẹt thở.
“Nhưng Stoichev có vẻ như chẳng chán nản chút nào. ‘Thú vị thật,’ ông thốt lên, sau một lúc trầm ngâm. ‘Thú vị thật. Các bạn thấy không, tính theo trình tự thời gian thì lá thư ở Istanbul của các bạn chắc là ở giữa hai lá thư này. Trong hai lá thư đầu tiên, họ đi từ Wallachia hướng về sông Danube - căn cứ vào các địa danh thì đó là điều rõ ràng. Rồi đến lá thư của các bạn, lá thư Sư huynh Kiril viết tại Constantinople, có lẽ ông ta hy vọng gửi nó cùng các lá thư trước từ thành phố đó. Nhưng ông ta đã không thể gửi hoặc sợ không dám gửi - trừ phi đây chỉ là những bản sao - điều mà chúng ta không cách nào biết được. Và lá thư cuối cùng được viết vào tháng Sáu. Họ đi bằng đường bộ, giống như con đường được mô tả trong “Biên niên ký” của Zacharias. Thực ra, hai lộ trình chắc chỉ là một, từ Constantinople qua Edirne và Haskovo, bởi đó cũng là con đường chính từ Tsarigrad vào Bungari.
“Helen ngẩng lên. ‘Nhưng liệu chúng ta có chắc lá thư cuối cùng mô tả Bungari không?’
“ ‘Chúng ta không thể đoan chắc tuyệt đối được,’ Stoichev thừa nhận. ‘Tuy nhiên, tôi tin rất có thể là như vậy. Nếu họ đi từ Tsarigrad - tức là Constantinople - vào một đất nước mà các tu viện và nhà thờ bị đốt cháy vào cuối thế kỷ mười lăm, thì rất có khả năng đất nước đó là Bungari. Hơn nữa, lá thư Istanbul của các bạn cũng nói rõ là họ định đi Bungari.’
“Cha không thể không nói lên nỗi thất vọng của mình. ‘Nhưng đâu có thêm thông tin gì về vị trí cái tu viện họ đang tìm kiếm. Ngay cả khi thừa nhận đó là tu viện Sveti Georgi.’ Ranov đã ngồi vào bàn với chúng ta và đang săm soi ngón tay cái của mình; cha tự hỏi có nên giấu gã mối quan tâm của chúng ta về Sveti Georgi hay không, nhưng liệu có còn cách nào khác để hỏi Stoichev về tu viện ấy?
“ ‘Chẳng có gì cả.’ Stoichev gật đầu. ‘Sư huynh Kiril chắc chắn đã không viết tên đích đến của họ trong các lá thư, cũng như không nêu tên tu viện Snagov trong chức danh của cha tu viện trưởng Eupraxius. Nếu bọn họ bị bắt, những tu viện này cũng sẽ bị khủng bố theo, hoặc ít nhất là bị lục soát.’
“ ‘Trong lá thư có một dòng thú vị.’ Helen đã ghi chép xong. ‘Ông có thể đọc lại dòng đó chứ - về dấu hiệu để họ tìm được trong tu viện ác quỷ ngang hàng với thánh thần ấy? Ông nghĩ câu đó có ý gì?’
“Cha liếc nhanh qua Stoichev; câu đó cũng làm cha ngạc nhiên. Ông thở dài. ‘Có thể câu ấy đề cập đến một bức bích họa hoặc một ảnh thánh ở tu viện - ở Sveti Georgi, nếu quả thực đó là đích đến của họ. Thật khó hình dung hình ảnh ấy có thể là cái gì. Và ngay cả nếu chúng ta có tìm thấy tu viện Sveti Georgi thì cũng rất ít hy vọng một ảnh thánh đã có từ thế kỷ mười lăm vẫn còn ở đó, nhất là vì tu viện có thể đã bị phóng hỏa ít nhất một lần. Tôi không hiểu câu đó có ý gì. Thậm chí nó có thể là một ám chỉ về khía cạnh thần học mà cha tu viện trưởng hiểu được còn chúng ta thì không, hoặc có thể nó đề cập đến một bí mật riêng giữa hai người bọn họ. Tuy nhiên, chúng ta phải ghi nhớ câu đó trong đầu bởi Sư huynh Kiril đã nói rõ đó là dấu hiệu báo rằng họ đã đến đúng chỗ.’
“Cha vẫn đang phải chiến đấu với nỗi thất vọng của mình; lúc ấy cha nhận ra mình đã mong những con chữ đã phai nhòa theo năm tháng trong các lá thư kia nắm giữ chìa khóa quyết định đối với cuộc tìm kiếm của chúng ta, hoặc ít nhất soi rọi được điều gì đó lên các tấm bản đồ mà cha vẫn hy vọng sẽ dùng đến.
“ ‘Có một vấn đề quan trọng hơn và cũng rất lạ lùng.’ Stoichev đưa tay vuốt cằm. ‘Lá thư viết ở Istanbul cho biết vật báu mà họ tìm kiếm - có lẽ là một thánh tích ở Tsarigrad - nằm trong một tu viện nhất định ở Bungari, và đây là lý do vì sao họ phải đến đó. Phiền anh đọc lại đoạn thư ấy cho tôi.’
“Cha đã để sẵn lá thư Istanbul bên cạnh trong lúc nghiên cứu các lá thư khác của Sư huynh Kiril. ‘Lá thư viết, “… thứ chúng ta tìm kiếm đã được chuyển ra khỏi thành phố, đến một nơi an toàn trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Bungari.” ’
“ ‘Chính đoạn thư đó,’ Stoichev xác nhận. ‘Vấn đề là’ - ông gõ gõ ngón tay dài lên mặt bàn trước mặt - ‘tại sao người ta lại phải lén lút chuyển một thánh tích, cứ cho là vậy đi, ra khỏi Constantinople vào năm 1477? Thành phố này đã thuộc về người Ottoman từ năm 1453 và hầu hết các thánh tích đều đã bị phá hủy trong cuộc xâm chiếm đó. Tại sao hai mươi bốn năm sau tu viện Panachrantos lại phải gửi một thánh tích còn lại đến Bungari, và tại sao các tu sĩ này phải đến Constantinople để tìm cái thánh tích đặc biệt đó?’
“ ‘Chà,’ cha nhắc ông, ‘từ lá thư chúng ta biết được vệ binh hoàng gia cũng đang tìm kiếm thánh tích kia, điều này chứng tỏ nó cũng có giá trị nào đó đối với Quốc vương Hồi giáo.’
“Stoichev nói, giọng cân nhắc. ‘Đúng vậy, nhưng vệ binh hoàng gia chỉ tìm kiếm sau khi thứ đó đã được đưa ra khỏi tu viện.’
“ ‘Chắc hẳn nó là một vật thiêng có quyền lực chính trị đối với người Thổ, và đồng thời cũng là vật báu tâm linh đối với các tu sĩ Snagov.’ Helen cau mày, gõ gõ cây viết lên gò má. ‘Một cuốn sách chăng?’
“ ‘Đúng rồi,’ cha thốt lên, giọng đầy phấn khích. ‘Nếu là một cuốn sách chứa đựng thông tin nào đó mà người Thổ muốn và các tu sĩ cần thì sao nhỉ?’ Ranov, ở bên kia bàn, đột nhiên nhìn cha chăm chú.
“Stoichev chậm rãi gật đầu, nhưng một lát sau cha nhớ ra cái gật đó có nghĩa là không đồng tình. ‘Sách vở thời kỳ đó thường không chứa các thông tin chính trị - chúng thường là các văn bản tôn giáo, được chép lại thành nhiều bản để sử dụng trong các tu viện hoặc cho các trường học và nhà thờ Hồi giáo. Khó có khả năng các tu sĩ phải thực hiện một cuộc hành trình nguy hiểm như vậy chỉ vì một bản cuốn kinh phúc âm. Họ đã có vô khối những cuốn sách như vậy tại Snagov.’
“ ‘Chờ đã.’ Mắt Helen mở lớn, đầy tư lự. ‘Hượm đã. Chắc hẳn phải là một vật liên quan đến các nhu cầu của tu viện Snagov, hoặc Giáo đoàn Rồng, hoặc có thể là lễ thức canh Vlad Dracula - mọi người nhớ chi tiết ở “Biên niên ký” chứ? Cha tu viện trưởng muốn an táng Dracula tại một nơi khác.’
“ ‘Đúng vậy,’ Stoichev trầm ngâm. ‘Ông ta muốn đưa thi hài Dracula đến Tsarigrad, thậm chí đánh liều cả tính mạng của các tu sĩ.’
“ ‘Phải,’ cha lên tiếng. Cha đang sắp nói một điều gì đó để loại bớt những nghi vấn không cần thiết thì đột nhiên Helen quay sang lắc lắc tay cha.
“ ‘Gì vậy em?’ cha hỏi, nhưng Helen đã kịp trấn tĩnh lại ngay.
“ ‘Không có gì,’ cô khẽ nói, tránh không nhìn cha và Ranov. Cha cầu Chúa cho gã đứng dậy ra ngoài hút thuốc hoặc chán ngấy cuộc trò chuyện của chúng ta để Helen có thể nói ra thoải mái. Stoichev liếc nhìn Helen bằng ánh mắt đầy thâm ý, và lát sau, bằng một giọng đều đều ông bắt đầu giải thích cách các bản thảo thời Trung cổ được làm ra và sao chép - thực ra đôi khi do các tu sĩ mù chữ tiến hành, tạo nên những lỗi vụn vặt lưu truyền hàng thế hệ - và cách những kiểu chữ viết tay khác nhau được các học giả hiện đại giải mã. Mặc dù vẫn rất chú tâm đến những gì ông nói nhưng cha vẫn không hiểu vì sao ông phải dài dòng như vậy. May mắn là cha im lặng suốt bài giảng lê thê của Stoichev, vì một lát sau Ranov thực sự bắt đầu ngáp ngắn ngáp dài. Cuối cùng, gã đứng dậy bước ra khỏi thư viện, lôi trong túi áo khoác ra một gói thuốc. Ngay lúc gã biến đi, Helen lại chộp lấy cánh tay cha. Stoichev chăm chú nhìn cô.
“ ‘Anh Paul,’ Helen thốt lên, vẻ mặt kỳ lạ đến độ cha phải quàng tay ôm lấy vai cô, nghĩ rằng cô sắp ngất đi. ‘Cái đầu của hắn! Anh không nhận ra sao? Dracula quay trở lại Constantinople để lấy lại cái đầu của mình!’
“Stoichev húng hắng để báo hiệu, nhưng đã quá trễ. Ngay khoảnh khắc đó, cha liếc nhìn quanh và thấy khuôn mặt giơ xương của Sư huynh Rumen sau rìa một kệ sách. Ông ta đã âm thầm trở lại phòng, và mặc dù quay lưng lại chúng ta để cất một thứ gì đó, ông ta vẫn để tai lắng nghe. Một lát sau, ông ta lại yên lặng bỏ ra ngoài, chúng ta vẫn ngồi lặng thinh. Helen và cha liếc nhìn nhau vẻ bất lực, cha đứng dậy kiểm tra lại căn phòng. Người thủ thư đã đi, nhưng có lẽ chẳng mấy chốc một người nào khác - như Ranov chẳng hạn - sẽ được nghe kể về những lời Helen đã thốt lên. Và Ranov có thể sử dụng thông tin đó để làm gì nhỉ?”
“Đứng sát bên với một chiếc khăn nhỏ buộc trên tóc, Helen quàng tay vào tay cha, và cha chợt nhớ lại khoảnh khắc ở thánh đường Hagia Sophia, khi cô chợt nắm chặt tay cha, buổi chiều đó ở Istanbul có vẻ như đã trôi qua lâu lắm rồi dù thực sự chỉ mới vài ngày trước đây. Đế chế Ottoman đã chinh phục vùng đất này rất lâu trước khi chiếm Constantinople; đúng ra, chúng ta nên bắt đầu cuộc hành trình tìm ở đây chứ không phải ở Hagia Sophia. Mặt khác, ngay cả trước khi vùng đất này bị chinh phục, những học thuyết của người Byzantine cũng như nghệ thuật và kiến trúc tao nhã của họ đã được truyền bá từ Constantinople sang để làm phong phú thêm nền văn hóa Bungari. Ngày nay Hagia Sophia là một viện bảo tàng giữa các nhà thờ Hồi giáo, trong khi cái thung lũng hẻo lánh này lại đầy ắp những đặc trưng của nền văn hóa Byzantine.
“Đứng bên cạnh chúng ta, Stoichev rõ ràng đang khoái trá tận hưởng sự ngạc nhiên của Helen và cha. Dưới chiếc mũ rộng vành, Irina ôm cứng tay ông cậu mình. Chỉ mình Ranov đứng lẻ loi, nhìn quang cảnh đẹp tuyệt vời này bằng ánh mắt cau có, gã nghi ngờ quay đầu lại khi một nhóm tu sĩ đội mũ trùm đen đi ngang qua chúng ta để vào nhà thờ. Chúng ta phải vất vả lắm mới thuyết phục được gã đồng ý đón Stoichev và Irina đi cùng xe; gã nói muốn dành cho Stoichev cái vinh dự được chỉ dẫn chúng ta ở Rila, nhưng Stoichev không có lý gì mà không thể sử dụng xe buýt như những người dân Bungari khác. Cha đã cố kiềm chế không huỵch toẹt ra là chính gã, Ranov, cũng đâu có vẻ mặn mà lắm nếu bản thân phải sử dụng xe buýt. Cuối cùng chúng ta cũng thuyết phục được gã, dù điều này cũng không thể ngăn gã càu nhàu về Stoichev suốt trên đường từ Sofia đến nhà vị giáo sư già. Nào là Stoichev đã sử dụng danh tiếng của mình để rao truyền sự mê tín dị đoan và những ý tưởng đi ngược lại với tinh thần yêu nước; tất cả mọi người đều biết ông ta đã không chịu từ bỏ lòng trung thành mù quáng, thiếu cơ sở khoa học đối với giáo hội Chính Thống giáo; ông ta còn có một người con trai đang học ở Tây Đức cũng phản động không kém gì cha mình. Nhưng chúng ta đã thắng cuộc, Stoichev được đi cùng xe với chúng ta, và trong lúc dừng lại ăn trưa tại một quán rượu miền núi Irina thì thầm với vẻ biết ơn rằng cô sẽ ngăn không cho ông cậu đi nếu họ phải đi bằng xe buýt; ông sẽ không chịu nổi một chuyến đi khó nhọc như vậy trong thời tiết nóng bức này.
“ ‘Đây là cánh bên nơi các tu sĩ ở,’ Stoichev lên tiếng. ‘Và ở đằng kia, dọc theo cánh đó, là khu nhà trọ nơi chúng ta sẽ qua đêm. Mặc dù ban ngày tấp nập du khách, nhưng các bạn sẽ cảm nhận được sự tĩnh mịch vô cùng của nơi này vào ban đêm. Đây là một trong những kho báu tuyệt vời nhất của đất nước chúng tôi, có rất nhiều người đến đây tham quan, đặc biệt là vào mùa hè. Nhưng đến đêm thì cảnh vật lại trở nên tĩnh lặng. Nào,’ ông tiếp tục, ‘chúng ta sẽ vào trong để gặp cha tu viện trưởng. Tôi đã gọi cho ông ấy hôm qua, có lẽ ông ấy đang mong chúng ta.’ Stoichev dẫn đường với vẻ hăng hái bất ngờ, hăm hở nhìn quanh, tựa như nơi này đã thổi vào ông một luồng sinh khí mới.
“Chúng ta đến dãy phòng tiếp khách của cha tu viện trưởng ở tầng trệt bên một cánh tu viện. Một tu sĩ mặc áo chùng đen có bộ râu dài màu nâu mở cửa cho chúng ta, Stoichev bỏ mũ ra và bước vào trước tiên. Cha tu viện trưởng đứng lên khỏi chiếc ghế băng dài đặt sát tường và bước ra đón chúng ta. Ông và Stoichev chào hỏi nhau rất thân mật, Stoichev hôn tay ông, còn ông thì làm dấu ban phước lành cho vị giáo sư già. Cha tu viện trưởng khoảng sáu mươi, gầy gò nhưng dáng người vẫn thẳng, râu đã chớm bạc và mắt xanh trầm tĩnh - cha khá ngạc nhiên khi nhận ra có những người Bungari mắt xanh như vậy. Bằng kiểu cách rất hiện đại, ông bắt tay chúng ta và cả Ranov, gã chào lại với vẻ khinh khỉnh ra mặt. Sau đó, ông ra hiệu mời tất cả chúng ta ngồi xuống, một tu sĩ bưng vào một khay đầy ly - nhưng ở đây thì đó không phải là những ly đầy rakiya mà là nước mát, cùng với những đĩa nhỏ bột tinh chất hoa hồng mà chúng ta đã từng gặp ở Istanbul. Cha để ý thấy Ranov không thèm đụng đến ly nước của mình, tựa như gã nghi ngờ có thuốc độc.
“Cha tu viện trưởng rõ ràng rất vui khi gặp Stoichev, cha nghĩ cuộc thăm viếng này hẳn khiến cho cả hai vô cùng mãn nguyện. Thông qua Stoichev, ông hỏi chúng ta ở vùng nào tại Mỹ, ông có thể làm gì giúp chúng ta, chúng ta có thể ở lại bao lâu. Stoichev nói chuyện với ông một lúc lâu, đồng thời ân cần dịch lại để chúng ta có thể trả lời những câu hỏi của tu viện trưởng. Cha tu viện trưởng tuyên bố chúng ta có thể sử dụng thư viện bao lâu tùy thích; chúng ta có thể ngủ ở khu nhà trọ; chúng ta nên tham gia các buổi lễ trong nhà thờ; chúng ta có thể đi bất cứ đâu ngoại trừ khu vực của các tu sĩ - ông nói câu này với một cái gật đầu tế nhị hướng về Helen và Irina - và sẽ không có chuyện bạn bè giáo sư Stoichev phải trả tiền trọ. Chúng ta nồng nhiệt cảm ơn ông, rồi Stoichev đứng dậy. ‘Nào,’ ông nói, ‘vì đã được cha tu viện trưởng cho phép, chúng ta sẽ đến thư viện ngay.’ Chưa dứt lời ông đã bước ra cửa một cách thận trọng, không quên hôn tay và cúi chào cha tu viện trưởng.
“ ‘Cậu tôi rất xúc động,’ Irina thì thầm với chúng ta. ‘Ông nói lá thư của các bạn là một phát hiện lớn đối với lịch sử Bungari.’ Cha tự hỏi cô có biết nghiên cứu này khó khăn nhiều như thế nào, những thế lực vô hình nào chặn ngang đường chúng ta, nhưng cha không thể đoán được gì qua nét mặt Irina. Cô gái giúp ông cậu của mình bước qua cửa, và chúng ta theo ông đi dọc những hành lang gỗ mênh mông ở khu sân trong, Ranov theo đuôi chúng ta, điếu thuốc kẹp trong tay.
“Thư viện là một gian phòng dài ở tầng trệt, gần như đối diện với các căn phòng của cha tu viện trưởng. Một tu sĩ râu đen đón ở cửa và dẫn chúng ta vào; ông ta cao, nét mặt u ám, và cha thấy dường như ông ta chăm chú nhìn Stoichev một lúc trước khi gật đầu chào chúng ta. ‘Đây là Sư huynh Rumen,’ Stoichev giới thiệu. ‘Hiện ông ấy là tu sĩ thủ thư. Ông ấy sẽ tìm cho chúng ta thứ chúng ta cần.’
“Một vài cuốn sách và bản thảo viết tay được đặt trong hộp kính, dán nhãn và trưng bày cho du khách; cha rất muốn dừng lại xem, nhưng chúng ta vẫn đi tiếp vào một khu ở sâu bên trong, lối vào khu này ở cuối phòng. Không khí mát lạnh kỳ lạ khi vào sâu trong tu viện, và những bóng đèn trần ít ỏi không đủ xua đi bóng tối thăm thẳm trong các ngóc ngách. Tại khu riêng biệt nội bộ này, tủ gỗ kệ gỗ chất đầy những hộp và khay sách. Trong góc là một ngai nhỏ đặt bức hình Đức Mẹ Đồng Trinh, Chúa Hài Đồng cùng các thiên thần cánh đỏ chầu hai bên, một ngọn đèn bằng vàng khảm ngọc quý đong đưa phía trước bức ảnh thánh. Những bức tường cổ kính trát vữa, quét vôi trắng, và một mùi quen thuộc tràn ngập xung quanh chúng ta: mùi của giấy da và lớp lông nhung đang dần phân hủy. Cha mừng là Ranov ít nhất cũng biết điều mà tắt điếu thuốc trước khi theo chúng ta bước vào kho báu này.
“Tiếng bước chân Stoichev gõ cồm cộp trên nền đá như muốn đánh thức những linh hồn đang còn lẩn quất đâu đây. ‘Ở đây,’ ông nói, ‘các bạn đang nhìn vào trái tim của dân tộc Bungari - đây là nơi hàng trăm năm qua các tu sĩ đã gìn giữ di sản của chúng tôi, thường là trong bí mật. Nhiều thế hệ tu sĩ trung thành đã bỏ công sao chép các bản thảo này hoặc cất giấu chúng khi tu viện bị những kẻ vô đạo tấn công. Đây chỉ là một phần nhỏ trong di sản của dân tộc chúng tôi - dĩ nhiên phần lớn đã bị phá hủy. Nhưng chúng tôi vẫn rất tự hào về những gì còn lại ở đây.’
“Stoichev quay qua nói gì đó với người thủ thư, ông này bắt đầu thận trọng dò tìm những chiếc hộp có gắn nhãn tên. Một lúc sau, ông ta nhấc xuống một hộp gỗ và lôi ra vài cuốn sách. Cuốn trên cùng trang trí một bức tranh Chúa Jesus trông rất ấn tượng - ít nhất cha cho đó là Chúa Jesus - một tay cầm quả cầu cắm thánh giá còn tay kia cầm vương trượng, gương mặt bao phủ nỗi u sầu của người Byzantine. Cha thấy khá thất vọng vì những lá thư của Sư huynh Kiril không nằm trong cuốn sách được đóng bìa lộng lẫy này mà ở trong cuốn sách đơn sơ hơn bên dưới, trông rất cổ xưa. Người thủ thư mang cuốn sách đến một chiếc bàn, Stoichev nôn nóng ngồi xuống, mở cuốn sách ra với vẻ hào hứng. Helen và cha rút sổ ghi chép ra, còn Ranov thì dạo quanh các kệ sách thư viện, vẻ như quá chán không thể ở yên một chỗ.
“ ‘Theo như tôi nhớ,’ Stoichev lên tiếng, ‘ở đây có hai lá thư, và không rõ liệu có còn lá thư nào khác hay không - liệu Sư huynh Kiril có viết những lá thư khác nhưng chúng không còn tồn tại hay không.’ Ông trỏ vào trang sách đầu tiên. Trang giấy da rất cũ, hầu như đã ngả màu nâu, chi chít những con chữ viết tay đẹp đẽ, tròn trịa và sít rịt bên nhau. Stoichev quay sang người thủ thư hỏi gì đó. ‘Đúng vậy,’ ông lại quay qua nói với chúng ta, vẻ hài lòng. ‘Cũng như với các tài liệu quý hiếm cùng thời kỳ, họ đã cho đánh máy những lá thư này qua tiếng Bungari.’ Người thủ thư đặt trước mặt ông một tập tài liệu, Stoichev ngồi lặng yên một lúc, xem xét các trang đánh máy và lật lui trang sách có chữ viết đẹp đẽ cổ kính kia. ‘Họ đã làm rất tốt,’ sau cùng ông cũng thốt lên. ‘Tôi sẽ cố gắng hết sức dịch ra để các bạn ghi lại.’ Rồi ông đọc cho chúng ta bản dịch các lá thư, với đôi chỗ còn hơi ngắc ngứ.
Thưa Đức cha tu viện trưởng Eupraxius,
Cho đến lúc này chúng tôi đã đi được ba ngày trên những con lộ chính từ Laota hướng về Vin. Chúng tôi đã trải qua một đêm trong chuồng gia súc của một nông dân tốt bụng, và một đêm tại viện tu khổ hạnh Thánh Mikhail, nơi đó dù hiện không còn tu sĩ nào sống nhưng ít nhất cũng cho chúng tôi một chỗ tá túc khô ráo. Đêm qua, lần đầu tiên chúng tôi buộc phải cắm trại trong rừng, trải chăn mền lên mặt đất gồ ghề, chúng tôi nằm xuống trong vòng tròn giữa toa xe và lũ ngựa. Trong đêm, lũ chó sói lảng vảng gần đến độ chúng tôi nghe được tiếng tru của chúng, lũ ngựa lồng lên vì sợ hãi. Phải rất khó khăn mới làm chúng dịu lại. Giờ tôi thấy mừng vô cùng vì có hai đạo hữu cao lớn khỏe mạnh là Sư huynh Ivan và Theodosius, cầu Chúa ban phước cho Đức cha đã sáng suốt cử họ đi cùng chúng tôi.
Đêm nay, chúng tôi được đón vào ở nhà một người chủ chăn cừu khá giàu và rất mộ đạo; ông ta cho biết mình nuôi ba ngàn con cừu trong khu vực này, chúng tôi được mời ngủ trên những tấm nệm da cừu êm ái, dù vậy riêng tôi vẫn chọn ngủ dưới nền nhà vì lòng mộ đạo. Lúc này chúng tôi đã ra khỏi khu vực rừng rậm, lọt vào giữa vùng đồi trải rộng bốn bề, nơi chúng tôi có thể thong dong bước đi dù là giữa nắng nôi mưa gió. Ông chủ nhà tốt bụng kể rằng đã hai lần bị những kẻ vô đạo bên kia sông cướp bóc, con sông cách đây chỉ vài ngày đi bộ nếu Sư huynh Angelus có thể bình phục và theo kịp chúng tôi. Tôi nghĩ sẽ để Sư huynh Angelus trên lưng ngựa, mặc dù cái gánh nặng thiêng liêng mà lũ ngựa đang ra sức kéo cũng đã quá nặng nề. May mắn là chúng tôi không còn nhìn thấy dấu vết của đám quân vô đạo trên đường.
Kẻ tôi tớ hèn mọn của ngài
Sư huynh Kiril
Tháng Tư, năm của Chúa 6985
Thưa Đức cha tu viện trưởng Eupraxius,
Chúng tôi đã bỏ thành phố lại sau lưng mấy tuần rồi và bây giờ đang công khai đi giữa lãnh thổ của quân vô đạo. Tôi không dám viết ra vị trí của chúng tôi, vì sợ sẽ bị bắt. Xét cho cùng, có lẽ chúng tôi nên chọn đường biển, nhưng Chúa sẽ là Đấng Che chở trên con đường chúng tôi đã chọn. Chúng tôi đã nhìn thấy những tàn tích của hai tu viện và một nhà thờ bị phóng hỏa. Ngôi nhà thờ vẫn còn đang bốc khói. Năm tu sĩ ở đó bị treo cổ vì tội âm mưu làm phản, các sư huynh còn sống sót đã chạy trốn tán loạn vào những tu viện khác. Chúng tôi chỉ biết có vậy bởi không thể trò chuyện lâu với những người dân ra cung nghinh đoàn chúng tôi. Tuy vậy, không có lý gì để cho rằng một trong các tu viện này là tu viện chúng ta tìm kiếm. Dấu hiệu ở đó đã rõ ràng, ác quỷ ngang hàng với thánh thần. Thưa Đức cha, nếu thư này được giao đến tay ngài, cầu cho nó đến càng sớm càng tốt.
Kẻ tôi tớ hèn mọn của ngài
Sư huynh Kiril
Tháng Sáu, năm của Chúa 6985
“Khi Stoichev dừng lời, chúng ta ngồi lặng yên. Helen vẫn đang hí hoáy ghi chép, vẻ mặt chăm chú, Irina ngồi chắp hai tay vào nhau, Ranov đứng dựa vào một cái tủ, tay gãi sồn sột lên cổ, vẻ lơ đễnh. Cha thì đã bỏ không cố ghi lại những sự kiện tả trong hai lá thư nữa; dù sao Helen cũng sẽ ghi lại được tất cả thôi. Trong các lá thư này chẳng có chứng cứ rõ ràng về một đích đến cụ thể, chẳng đề cập đến ngôi mộ hoặc cảnh chôn cất nào - cha cảm thấy thất vọng đến nghẹt thở.
“Nhưng Stoichev có vẻ như chẳng chán nản chút nào. ‘Thú vị thật,’ ông thốt lên, sau một lúc trầm ngâm. ‘Thú vị thật. Các bạn thấy không, tính theo trình tự thời gian thì lá thư ở Istanbul của các bạn chắc là ở giữa hai lá thư này. Trong hai lá thư đầu tiên, họ đi từ Wallachia hướng về sông Danube - căn cứ vào các địa danh thì đó là điều rõ ràng. Rồi đến lá thư của các bạn, lá thư Sư huynh Kiril viết tại Constantinople, có lẽ ông ta hy vọng gửi nó cùng các lá thư trước từ thành phố đó. Nhưng ông ta đã không thể gửi hoặc sợ không dám gửi - trừ phi đây chỉ là những bản sao - điều mà chúng ta không cách nào biết được. Và lá thư cuối cùng được viết vào tháng Sáu. Họ đi bằng đường bộ, giống như con đường được mô tả trong “Biên niên ký” của Zacharias. Thực ra, hai lộ trình chắc chỉ là một, từ Constantinople qua Edirne và Haskovo, bởi đó cũng là con đường chính từ Tsarigrad vào Bungari.
“Helen ngẩng lên. ‘Nhưng liệu chúng ta có chắc lá thư cuối cùng mô tả Bungari không?’
“ ‘Chúng ta không thể đoan chắc tuyệt đối được,’ Stoichev thừa nhận. ‘Tuy nhiên, tôi tin rất có thể là như vậy. Nếu họ đi từ Tsarigrad - tức là Constantinople - vào một đất nước mà các tu viện và nhà thờ bị đốt cháy vào cuối thế kỷ mười lăm, thì rất có khả năng đất nước đó là Bungari. Hơn nữa, lá thư Istanbul của các bạn cũng nói rõ là họ định đi Bungari.’
“Cha không thể không nói lên nỗi thất vọng của mình. ‘Nhưng đâu có thêm thông tin gì về vị trí cái tu viện họ đang tìm kiếm. Ngay cả khi thừa nhận đó là tu viện Sveti Georgi.’ Ranov đã ngồi vào bàn với chúng ta và đang săm soi ngón tay cái của mình; cha tự hỏi có nên giấu gã mối quan tâm của chúng ta về Sveti Georgi hay không, nhưng liệu có còn cách nào khác để hỏi Stoichev về tu viện ấy?
“ ‘Chẳng có gì cả.’ Stoichev gật đầu. ‘Sư huynh Kiril chắc chắn đã không viết tên đích đến của họ trong các lá thư, cũng như không nêu tên tu viện Snagov trong chức danh của cha tu viện trưởng Eupraxius. Nếu bọn họ bị bắt, những tu viện này cũng sẽ bị khủng bố theo, hoặc ít nhất là bị lục soát.’
“ ‘Trong lá thư có một dòng thú vị.’ Helen đã ghi chép xong. ‘Ông có thể đọc lại dòng đó chứ - về dấu hiệu để họ tìm được trong tu viện ác quỷ ngang hàng với thánh thần ấy? Ông nghĩ câu đó có ý gì?’
“Cha liếc nhanh qua Stoichev; câu đó cũng làm cha ngạc nhiên. Ông thở dài. ‘Có thể câu ấy đề cập đến một bức bích họa hoặc một ảnh thánh ở tu viện - ở Sveti Georgi, nếu quả thực đó là đích đến của họ. Thật khó hình dung hình ảnh ấy có thể là cái gì. Và ngay cả nếu chúng ta có tìm thấy tu viện Sveti Georgi thì cũng rất ít hy vọng một ảnh thánh đã có từ thế kỷ mười lăm vẫn còn ở đó, nhất là vì tu viện có thể đã bị phóng hỏa ít nhất một lần. Tôi không hiểu câu đó có ý gì. Thậm chí nó có thể là một ám chỉ về khía cạnh thần học mà cha tu viện trưởng hiểu được còn chúng ta thì không, hoặc có thể nó đề cập đến một bí mật riêng giữa hai người bọn họ. Tuy nhiên, chúng ta phải ghi nhớ câu đó trong đầu bởi Sư huynh Kiril đã nói rõ đó là dấu hiệu báo rằng họ đã đến đúng chỗ.’
“Cha vẫn đang phải chiến đấu với nỗi thất vọng của mình; lúc ấy cha nhận ra mình đã mong những con chữ đã phai nhòa theo năm tháng trong các lá thư kia nắm giữ chìa khóa quyết định đối với cuộc tìm kiếm của chúng ta, hoặc ít nhất soi rọi được điều gì đó lên các tấm bản đồ mà cha vẫn hy vọng sẽ dùng đến.
“ ‘Có một vấn đề quan trọng hơn và cũng rất lạ lùng.’ Stoichev đưa tay vuốt cằm. ‘Lá thư viết ở Istanbul cho biết vật báu mà họ tìm kiếm - có lẽ là một thánh tích ở Tsarigrad - nằm trong một tu viện nhất định ở Bungari, và đây là lý do vì sao họ phải đến đó. Phiền anh đọc lại đoạn thư ấy cho tôi.’
“Cha đã để sẵn lá thư Istanbul bên cạnh trong lúc nghiên cứu các lá thư khác của Sư huynh Kiril. ‘Lá thư viết, “… thứ chúng ta tìm kiếm đã được chuyển ra khỏi thành phố, đến một nơi an toàn trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Bungari.” ’
“ ‘Chính đoạn thư đó,’ Stoichev xác nhận. ‘Vấn đề là’ - ông gõ gõ ngón tay dài lên mặt bàn trước mặt - ‘tại sao người ta lại phải lén lút chuyển một thánh tích, cứ cho là vậy đi, ra khỏi Constantinople vào năm 1477? Thành phố này đã thuộc về người Ottoman từ năm 1453 và hầu hết các thánh tích đều đã bị phá hủy trong cuộc xâm chiếm đó. Tại sao hai mươi bốn năm sau tu viện Panachrantos lại phải gửi một thánh tích còn lại đến Bungari, và tại sao các tu sĩ này phải đến Constantinople để tìm cái thánh tích đặc biệt đó?’
“ ‘Chà,’ cha nhắc ông, ‘từ lá thư chúng ta biết được vệ binh hoàng gia cũng đang tìm kiếm thánh tích kia, điều này chứng tỏ nó cũng có giá trị nào đó đối với Quốc vương Hồi giáo.’
“Stoichev nói, giọng cân nhắc. ‘Đúng vậy, nhưng vệ binh hoàng gia chỉ tìm kiếm sau khi thứ đó đã được đưa ra khỏi tu viện.’
“ ‘Chắc hẳn nó là một vật thiêng có quyền lực chính trị đối với người Thổ, và đồng thời cũng là vật báu tâm linh đối với các tu sĩ Snagov.’ Helen cau mày, gõ gõ cây viết lên gò má. ‘Một cuốn sách chăng?’
“ ‘Đúng rồi,’ cha thốt lên, giọng đầy phấn khích. ‘Nếu là một cuốn sách chứa đựng thông tin nào đó mà người Thổ muốn và các tu sĩ cần thì sao nhỉ?’ Ranov, ở bên kia bàn, đột nhiên nhìn cha chăm chú.
“Stoichev chậm rãi gật đầu, nhưng một lát sau cha nhớ ra cái gật đó có nghĩa là không đồng tình. ‘Sách vở thời kỳ đó thường không chứa các thông tin chính trị - chúng thường là các văn bản tôn giáo, được chép lại thành nhiều bản để sử dụng trong các tu viện hoặc cho các trường học và nhà thờ Hồi giáo. Khó có khả năng các tu sĩ phải thực hiện một cuộc hành trình nguy hiểm như vậy chỉ vì một bản cuốn kinh phúc âm. Họ đã có vô khối những cuốn sách như vậy tại Snagov.’
“ ‘Chờ đã.’ Mắt Helen mở lớn, đầy tư lự. ‘Hượm đã. Chắc hẳn phải là một vật liên quan đến các nhu cầu của tu viện Snagov, hoặc Giáo đoàn Rồng, hoặc có thể là lễ thức canh Vlad Dracula - mọi người nhớ chi tiết ở “Biên niên ký” chứ? Cha tu viện trưởng muốn an táng Dracula tại một nơi khác.’
“ ‘Đúng vậy,’ Stoichev trầm ngâm. ‘Ông ta muốn đưa thi hài Dracula đến Tsarigrad, thậm chí đánh liều cả tính mạng của các tu sĩ.’
“ ‘Phải,’ cha lên tiếng. Cha đang sắp nói một điều gì đó để loại bớt những nghi vấn không cần thiết thì đột nhiên Helen quay sang lắc lắc tay cha.
“ ‘Gì vậy em?’ cha hỏi, nhưng Helen đã kịp trấn tĩnh lại ngay.
“ ‘Không có gì,’ cô khẽ nói, tránh không nhìn cha và Ranov. Cha cầu Chúa cho gã đứng dậy ra ngoài hút thuốc hoặc chán ngấy cuộc trò chuyện của chúng ta để Helen có thể nói ra thoải mái. Stoichev liếc nhìn Helen bằng ánh mắt đầy thâm ý, và lát sau, bằng một giọng đều đều ông bắt đầu giải thích cách các bản thảo thời Trung cổ được làm ra và sao chép - thực ra đôi khi do các tu sĩ mù chữ tiến hành, tạo nên những lỗi vụn vặt lưu truyền hàng thế hệ - và cách những kiểu chữ viết tay khác nhau được các học giả hiện đại giải mã. Mặc dù vẫn rất chú tâm đến những gì ông nói nhưng cha vẫn không hiểu vì sao ông phải dài dòng như vậy. May mắn là cha im lặng suốt bài giảng lê thê của Stoichev, vì một lát sau Ranov thực sự bắt đầu ngáp ngắn ngáp dài. Cuối cùng, gã đứng dậy bước ra khỏi thư viện, lôi trong túi áo khoác ra một gói thuốc. Ngay lúc gã biến đi, Helen lại chộp lấy cánh tay cha. Stoichev chăm chú nhìn cô.
“ ‘Anh Paul,’ Helen thốt lên, vẻ mặt kỳ lạ đến độ cha phải quàng tay ôm lấy vai cô, nghĩ rằng cô sắp ngất đi. ‘Cái đầu của hắn! Anh không nhận ra sao? Dracula quay trở lại Constantinople để lấy lại cái đầu của mình!’
“Stoichev húng hắng để báo hiệu, nhưng đã quá trễ. Ngay khoảnh khắc đó, cha liếc nhìn quanh và thấy khuôn mặt giơ xương của Sư huynh Rumen sau rìa một kệ sách. Ông ta đã âm thầm trở lại phòng, và mặc dù quay lưng lại chúng ta để cất một thứ gì đó, ông ta vẫn để tai lắng nghe. Một lát sau, ông ta lại yên lặng bỏ ra ngoài, chúng ta vẫn ngồi lặng thinh. Helen và cha liếc nhìn nhau vẻ bất lực, cha đứng dậy kiểm tra lại căn phòng. Người thủ thư đã đi, nhưng có lẽ chẳng mấy chốc một người nào khác - như Ranov chẳng hạn - sẽ được nghe kể về những lời Helen đã thốt lên. Và Ranov có thể sử dụng thông tin đó để làm gì nhỉ?”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.