Tứ Đại Thần Vật

Chương 37: Thấu Cơ Trời Vạn Hạnh Khuyên Công Uẩn, Giặc Hoan, Hà Long Đĩnh Quyết Thân Chinh.

KeoChuoi

02/06/2021

Kinh thành Hoa Lư.

Phủ Tả thân vệ chỉ huy sứ cấm vệ quân Lý Công Uẩn là một tòa nhà tráng lệ nằm bên cạnh Hoàng Thành, Một người trẻ tuổi đang ngồi trên chiếc ghế thái sư giữa đại sảnh trầm ngâm nghĩ ngợi. Người này Không ai khác chính là Chỉ huy sứ cấm vệ quân Lý Công Uẩn.

Nhiều năm về trước ở viện Cảm Tuyền thuộc chùa Ứng Thiên Tâm trong châu Cổ Pháp, có con chó mẹ đẻ chó con màu trắng nhưng lại có những đốm lông màu đen xếp thành hình hai chữ "Thiên tử". Do vậy mà từ miệng các nhà sư địa phương, rồi sau đó là dân chúng trong vùng, đã lan truyền câu chuyện rằng "đến năm Tuất sẽ sinh ra một người làm Thiên tử". Quả nhiên, Lý Công Uẩn sinh ra ở vùng này vào đúng năm Giáp Tuất (974) ấy. Tuy vậy, vì có nhiều người cũng sinh vào năm này, nên sự kiện ấy lúc bấy giờ chẳng có ý nghĩa gì, ngoại trừ việc người mẹ không chồng mà chửa gây nên sự dị nghị của mọi người. Ba năm sau, bà mẹ ẵm đứa trẻ đến nhà Lý Khánh Văn để xin làm con nuôi. Khánh Văn nhận lời, đặt tên khai sinh cho là Lý Công Uẩn.

Lý Khánh Văn sau khi nhận nuôi Công Uẩn được mấy năm thì đã hết vốn để dạy dỗ vì vậy lão bèn cho cậu bé đến chùa Cổ Pháp (tức chùa Lục Tổ ở xã Đình Bảng, Tiên Sơn - Bắc Ninh ngày nay) theo học sư huynh của lão là Đại sư Vạn Hạnh, vốn nổi tiếng thông tuệ, uyên bác vào lúc bấy giờ. Năm đó khi trông thấy Công Uẩn đến chùa, Vạn Hạnh đã cảm thấy rằng "Đứa bé này có tướng mạo khác thường, sau này lớn lên có thể giúp vào việc cứu khốn phò nguy trăm họ, làm đến bậc minh chủ trong thiên hạ". Lão rất vui mừng và từ đấy hết lòng dạy dỗ Công Uẩn.

Mấy năm sau Đinh Tiên Hoàng cùng con trai bị ám sát mà chết. Lê Hoàn khắc thừa đại thống lấy hiệu Đại Hành Hoàng đế ra chiếu chỉ tuyển chọn quân đội. Chàng đã hăng hái ghi danh. Một thời gian sau đó, nhờ mẫn tiệp, cung cẩn, võ nghệ lại cao cường được tin tưởng rồi bổ vào quân túc vệ chuyên đi kề cận nhà vua ("Điện tiền quân") Khi Lê Đại Hành băng hà (1005), các con trai tranh giành ngôi báu, đánh nhau giằng co đến 8 tháng trời. Hoàng thái tử Long Việt (tức Lê Trung Tông) vừa chính vị được ba ngày thì bị giết chết, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Trái với tất cả các bầy tôi và người thân tín khác của Lê Trung Tông, khi nhà vua chết thì họ đều chạy trốn, duy chỉ có Lý Công Uẩn là ôm lấy xác vua mà khóc lóc thảm thiết. Hành vi này biểu hiện sự trung tín của một bề tôi, bất chấp cả cái chết đang đe doạ.

3 năm trước khi Hoàng đế Lê Long Việt trong đêm đột nhiên bị ám sát, băng hà. Ai cũng cho rằng chính là do Lê Long Đĩnh hạ thủ. không một ai dám lại gần xác nhà vua, Chỉ có Lý Công Uẩn không sợ chết vào ôm xác vua khóc lóc. Nhờ sự trung thành đó Lê Ngoạ Triều đã thăng cho Lý Công Uẩn làm "Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ". Gần ba năm sau, tức là trước khi Lê Ngọa triều băng một năm, còn phong thêm cho Lý Công Uẩn làm "Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ" nữa! Điều ấy có nghĩa: Lý Công Uẩn là người chỉ huy đội quân bảo vệ tin cẩn nhất của nhà vua! Dưới sự tin tưởng của nhà vua. Vây cánh của chàng ngày một lớn mạnh. Chàng ngồi đó hồi tưởng lại câu chuyện mấy hôm trước nói cùng sư phụ. Hôm đó chàng vừa từ chỗ Vua Lê về thì nghe tin sư phụ của mình là Đại quốc sư Vạn Hạnh và cha nuôi là Lý Khánh Văn tới. chàng vừa đi vừa suy nghĩ không biết có việc gì gấp gáp. Vào đến thư phòng chàng lập tức làm lễ:

- Công Uẩn xin bái kiến sư phụ cùng cha nuôi.

Vạn Hạnh mỉm cười trả lời:

- Nay con đã là mệnh quan triều đình lại là người thân tín của bệ hạ, ta cũng mừng cho con Công uẩn khom lưng đáp - Đây là đều do sư phụ hậu thuẫn, nếu không có sư phụ sao con có được ngày hôm nay.

Vạn Hạnh cả cười đáp rằng:

- Năm xưa khi nhận con làm đệ tử ta đã đoán rằng, người có tướng mạo như con sau này rất có thể tạo phúc cho trăm họ làm minh quân thánh chủ của đất nước, nay quả nhiên đã ứng nghiệm.

Lý Công Uẩn ngạc nhiên hỏi

- Sư phụ xảy ra chuyện gì chăng Vạn Hạnh sai đóng hết các cửa lại rồi mới trả lời:

- Tháng trước cây gạo sống hơn 70 năm tại làng Diên Uẩn bỗng bỗng nhiên bị sét đánh nhưng không chết. Chỗ sạm đen do sét đánh đấy hiện ra một bài thơ thụ căn diểu diểu mộc biểu thanh thanh hòa đao mộc lạc thập bát tử thành đông a nhập địa mộc di tái sinh chấn cung kiến nhật đoài cung ẩn tinh lục thất niên gian thiên hạ thái bình Con có hiểu được bài thơ này nói gì không??



Lý Công Uẩn nhẩm lại bài thơ rồi hướng Vạn Hạnh cung kính :

- xin sư phụ giải nghĩa Vạn Hạnh nói:

- Khánh Văn đệ hãy giải thích cho hắn đi - Vâng sư huynh

- Chắc hẳn con cũng biết chữ căn nghĩa là gốc cũng tức là vua. chữ diểu đồng âm với chữ yểu nêm đọc là yểu Chữ biểu tức là ngọn cũng là bề tôi, chữ thanh cũng có nghĩa là thịnh Hòa đao mộc ghép lại thành chữ lê thập bát tử ghép lại thành chữ lý chắp ý lại có thể hiểu rằng Vua suy yếu còn bầy tôi thì mạnh họ Lê lặn họ Lý lên.

Vạn Hạnh lại khích lệ thêm rằng:

- Đây chính là thiên cơ họ Lý sẽ lập nên cơ nghiệp. Ta xem họ lý thì có nhiều nhưng tài giỏi lại nắm giữ binh quyền thì chỉ có con mà thôi. Việc còn lại thì phải xem con cảm hóa thế nào. Sư phụ cùng nọi người sẽ ra sức giúp đỡ.

Sau khi Vạn Hạnh rời đi. Công Uẩn đóng chặt cửa lại ngồi xuống ghế bắt đầu suy tính, nếu bảo chàng không muốn làm vua thì thật là dối lòng tuy nhiên muốn ngồi được vào ngai vàng còn phải làm vô cùng nhiều việc. Còn đang miên man suy nghĩ thì một tiếng hô từ bên ngoài vọng tới:

- Thánh chỉ đến.

Công Uẩn vội vàng sai gia nhân bày biện hương án tiếp chỉ:

Thái giám truyền chỉ đọc rằng:

- Phụng thiên thừa vận Hoàng đế chiếu viết, vừa qua tri châu Hoan Đường và Thạch Hà, cấp báo tám trăm dặm đến kinh thành, quân phiến loạn nơi đó dấy binh tạo phản, giết hại dân chúng, lạo cướp phá kho lương. Nay phong cho Lý Công Uẩn là Uy Vũ Đại tướng quân, làm tiên phong ba ngày sau theo trẫm xuất chinh giệt giặc. Khâm thử

Lý Công Uẩn cung kính hô lớn:

- Thần lĩnh chỉ.!

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Tứ Đại Thần Vật

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook