Chương 81: Mau ước đi
Tây Tây Đặc
16/10/2024
Trên eo Yến Vi Sí có một vết sẹo hình lỗ thủng với các mép nứt toác xung quanh, hắn không cố gắng che giấu nó trước mặt Trần Vụ.
Cơ bản cũng chẳng thể che nổi.
Trần Vụ nhìn thấy nhưng không hỏi, Yến Vi Sí tưởng chuyện này đã qua.
Nào ngờ vào ngày Trần Vụ thi xong cuối kỳ, trên đường về quê, anh đột nhiên nói một câu: “A Sí, anh muốn bán chiếc Toyota.”
Suy nghĩ của Yến Vi Sí ngay lập tức rời khỏi những công việc bận rộn hỗn độn, chiếc xe này Trần Vụ mới mua năm ngoái, mất vài tháng mới quyết định. Theo mức độ sử dụng chiếc BYD trước đó của anh, ít nhất cũng phải đi thêm hai ba năm nữa.
Hơn nữa Trần Vụ rất thích nó.
Yến Vi Sí toan muốn hỏi, Trần Vụ nói nhỏ không nghe rõ: “Không chống đạn.”
“Đổi sang xe chống đạn chuyên dụng, khả năng phòng thủ rất mạnh, kiểu tường đồng vách sắt ấy.” Trần Vụ nói tiếp, “Anh không đủ tiền, em mua đi.”
“Có thể mua, nhưng em là do…”
Yến Vi Sí chưa kịp thốt ra hai chữ “bất ngờ”, Trần Vụ đang xếp hàng trên đường cao tốc, quay đầu lại nhìn hắn, mím chặt môi, chân mày nhíu lại.
“Được, đổi.” Yến Vi Sí đáp.
Hàng xe di chuyển chậm như rùa bò, xe cứ chốc chốc lại dừng, hệt con châu chấu nhảy lên nhảy xuống.
Tiếng sột soạt mở túi vang lên, Yến Vi Sí lấy ra cốc trà sữa mà Trần Vụ làm cho mình: “Tuy nhiên, phòng thủ như vậy cũng vô dụng, không thể ở trong xe hai mươi tư giờ, cuộc sống không phải lúc nào cũng kín mít, hầu hết thời gian đều mở ra, đi dạo phố, hẹn hò, ăn uống, xem phim, quá nhiều nơi công cộng. Cũng giống như lần này chúng ta về quê, khi đến thôn, đi dạo khắp nơi trên núi dưới núi đều lộ hết.”
Mặt Trần Vụ tái nhợt: “Em nói mấy chuyện đó làm gì chứ.”
Yến Vi Sí hối hận nói: “Em sai rồi.”
Mặc dù Yến Vi Sí nói đúng sự thật, và đó chỉ là một góc nhỏ.
Mặc dù Trần Vụ hiểu tất cả.
Chủ đề này vẫn không thể mang lại cảm giác vui vẻ thoải mái.
Trần Vụ nghiêng người về phía trước, chống cằm trên mu bàn tay đang nắm vô lăng: “Tâm trạng và cảm xúc của anh vốn rất ổn định.”
Yến Vi Sí căng thẳng thần kinh, sợ lại chạm vào điểm nhạy cảm của anh: “Ừm.”
Trong xe yên lặng một lúc, sau đó có tiếng lẩm bẩm, “Em thường xuyên ngồi xe của anh, anh không thể không suy nghĩ nhiều hơn. Xe của em cũng đổi thành xe chống đạn đi… Có áo chống đạn không nhỉ, loại áo ghi lê trên TV ấy, mặc bên trong quần áo…”
Yến Vi Sí không uống trà sữa nữa, hắn che mặt.
“A Sí…”
Yến Vi Sí ho nhẹ một tiếng rồi bỏ tay xuống, vẻ mặt nghiêm túc như đang tổng kết trong một cuộc họp quan trọng: “Khi anh thực sự mạnh mẽ, nguy hiểm xung quanh anh sẽ giảm xuống gần như bằng không.”
“Nói thì nói vậy, đạo lý anh cũng hiểu,” Trần Vụ giải tỏa sự lo lắng và căng thẳng đã kiềm chế mấy ngày qua, nhất thời không thể giảm bớt tiêu tan, “Vẫn phải cẩn thận một chút.”
“Đã rút kinh nghiệm rồi.” Yến Vi Sí uống một ngụm trà sữa, “Sẽ không để chuyện đó xảy ra nữa.” Cuối cùng còn nói thêm, “Bạn trai anh đã qua cái tuổi kiêu ngạo tự đại từ lâu, không phải đang khoác lác với anh đâu.”
Trần Vụ gật gật đầu, khởi động xe đi một đoạn ngắn rồi dừng lại.
Di chuyển mãi mới ra khỏi trạm.
Hiệu quả làm mát của điều hòa rất tốt, khác hẳn với thời tiết bên ngoài, không khí cũng không ngột ngạt. Yến Vi Sí uống hết một cốc trà sữa thì bắt đầu buồn ngủ, hiệu quả hơn bất kỳ loại thuốc ngủ hay hương an thần nào. Hắn nhắm mắt, mái tóc vàng óng ngả về phía Trần Vụ, khi hơi thở dần đều đặn, bên tai thấp thoáng thanh âm, “A Sí, vậy em đã thực sự mạnh mẽ rồi sao?”
Hắn dường như không trả lời, lại dường như đã trả lời.
Bởi vì mí mắt có cảm giác mềm mại, Trần Vụ hôn hắn.
Hiển nhiên đã nhận được đáp án hài lòng, yên tâm rồi, vui vẻ rồi.
Năm ngoái Trần Vụ dẫn Yến Vi Sí về quê vào mùa đông, năm nay trở lại thì được hộ tống vào thôn trong tiếng ồn ào.
Ngày hè chói chang, khắp nơi đều là tiếng côn trùng kêu vang.
Những ngọn núi quanh co uốn lượn một màu xanh sẫm, trải rộng ra từ sườn núi. Chân núi là các thửa ruộng bậc thang, có màu xanh nhạt có màu vàng óng, khi có gió thổi, nhìn từ xa như đang hô hấp, tràn ngập sức sống khiến người ta chấn động.
Lần này Trần Vụ và Yến Vi Sí chỉ có thể ở lại ba ngày, đây là đã tính cả thời gian đi và về.
Theo dự báo thời tiết địa phương, ba ngày đều nắng đẹp, không lo lúa mì bị ngâm nước mưa sau khi gặt.
Lần này họ không ở nhà trưởng thôn, mà mở cửa ngôi nhà cũ.
Lần đầu tiên bước vào sau khi tân trang.
Đồ đạc đều được làm bằng loại gỗ theo yêu cầu của Trần Vụ, thợ làm đều là người đáng tin cậy ở làng bên, không ăn bớt nguyên vật liệu. Trưởng thôn thỉnh thoảng lại đến để thông gió cho ngôi nhà, xua đi mùi ẩm mốc.
Trong sân đào một ao nước không lớn không nhỏ, trên mặt phủ một lớp rong, bên dưới nuôi cá chép do trưởng thôn thả.
Tam thể ngửi thấy mùi lao tới, dùng móng vuốt cào xuống nước.
Không bắt được cá, nó chạy đến góc tường đào bới, trong nháy mắt, một con chuột đã trở thành màn khai mạc cho buổi săn về làng của nó.
Sau khi làm thú cưng ở Thủ Thành gần một năm, bản năng hoang dã vẫn còn sót lại trong xương cốt, chưa hoàn toàn mất đi khả năng săn mồi.
Tam thể tha con chuột trên miệng, đi vòng quanh Trần Vụ.
Trần Vụ đi đâu, nó bám theo đó, không ăn chuột mà cứ ngậm như thế.
Yến Vi Sí nhìn thấy cảnh này, sắc mặt tối sầm, mẹ kiếp, cái tính khoe khoang này học từ ai vậy?
Tam thể nhả con chuột xuống bên chân Yến Vi Sí, hắn đá văng đi.
Tiếng rít rít phát ra từ miệng tam thể, nó nhe răng với Yến Vi Sí.
“Trần Vụ.” Yến Vi Sí lập tức mách, “Anh xem này.”
Thành thạo đến độ khiến người ta đau lòng.
“Miên Miên muốn em khen nó đấy.” Trần Vụ đi lên gác, bậc thang bằng xi măng, bác gái vừa biết anh sắp về liền giúp đỡ lau chùi, rất sạch sẽ.
“Em chưa từng khen nó sao? Có ích lợi gì chứ.” Yến Vi Sí đi ngang qua con chó vàng đang nằm bên cạnh vali, giày da cọ vào chỏm lông trên đầu nó.
Cũng không biết chó vàng làm sao, năm ngoái rời thôn lên Thủ Thành không bị say xe, năm nay quay về lại say, nó phải trùm túi nilon suốt quãng đường, lúc này vẫn còn uể oải ỉu xìu, không có tí sức sống nào, không bằng một phần mười của tam thể.
Đầu bị cọ, chó vàng nở nụ cười hiền lành.
Trong khoảng thời gian Trần Vụ ở trên đảo, trừ khi Yến Vi Sí bận tối mắt tối mũi không thể về dinh thự, còn không thì toàn là hắn dắt chó đi dạo, đã phát triển tình cảm gắn bó.
Đâu giống tam thể, dù mua cá khô ngon đến mấy, cây leo và ổ cho mèo sang trọng đến mấy cũng vô dụng, vẫn như kẻ đòi nợ, đầy phản nghịch.
Yến Vi Sí đi theo Trần Vụ lên gác.
Tam thể cũng nhảy lên bậc thang, không quên tha theo chiến lợi phẩm của nó.
Trên gác cũng có một phòng khách, ba phòng ngủ, nhà vệ sinh chung và sân thượng ngoài trời.
Trong số các phòng, có một phòng có ban công, Trần Vụ vặn mở khóa cửa bước vào. Bên trong là một chiếc giường lớn bằng gỗ, kèm theo một bộ tủ, trên giường trải chiếu cói, nằm xuống quay mặt ra ngoài là có thể nhìn thấy ban công. Rèm hoa lớn được kéo một nửa, góc phòng có một máy may cổ điển, trên đó phủ một tấm vải màu tím đậm để chống bụi. Ban công hướng ra một cánh đồng, tầm nhìn rộng rãi.
Tam thể không ngậm chuột nữa, nó nhảy lên bậu cửa sổ, ngẩng cái đầu nhỏ lông xù lên, đôi mắt long lanh nhìn ra ngoài.
Yến Vi Sí vén tấm vải lên nhìn chiếc máy may, có vẻ như đã trải qua ít nhất hai thế hệ: “Thật là rợn người.”
Trần Vụ: “…”
“Buổi tối đang ngủ ngon lành mà máy may đột nhiên tự chạy…” Yến Vi Sí xoa xoa cánh tay nổi da gà, “Mang cái thứ này đi đi, tổ tông ơi, em sợ.”
Khóe miệng Trần Vụ khẽ giật giật, anh ôm máy may sang phòng bên cạnh. Căn phòng này không có giường, chỉ có những thùng giấy chứa đầy sách. Phòng kia cũng tương tự.
Yến Vi Sí tùy tiện mở vài thùng giấy ra xem, bên trong toàn sách rất cũ, hầu hết đã bị hư hại. Trước mắt hắn hiện lên hình ảnh Trần Vụ cầm cuốn sách rách nát lật xem bên ánh nến, cổ họng khẽ nghẹn lại.
“Sao không đóng một cái giá sách?” Yến Vi Sí hôn lên giọt mồ hôi trên cổ Trần Vụ.
Trần Vụ hơi ngứa ngáy vỗ nhẹ vào mặt hắn, bị hắn chụp lấy tay và hôn: “Một năm chúng ta chỉ về đây một hai lần, đóng kệ sách thì khó dọn dẹp, tạm thời cứ để vậy đã.”
“Vậy thì lắp thêm cánh cửa.” Yến Vi Sí chuyển nụ hôn từ tay Trần Vụ sang môi anh.
Hơi thở của Trần Vụ trở nên dồn dập, không phải kiểu dồn dập vì động tình, tần suất không đúng.
Yến Vi Sí lập tức lùi lại: “Không sao chứ?”
Làn da Trần Vụ lộ ra ngoài đều ửng hồng, vùng quanh mắt còn là hồng nhạt xen lẫn đỏ: “Không sao.”
Yến Vi Sí bị dọa đến độ sau lưng ướt đẫm mồ hôi lạnh.
Sau khi uống hết một cốc trà sữa, hắn đã uống thêm hai chai nước khoáng, vậy mà vẫn còn dư vị trà sữa?
Thấy Trần Vụ duỗi lưỡi liếm môi, Yến Vi Sí ngừng thở: “Còn dám liếm?”
Trần Vụ gãi gãi mái tóc ướt rồi vén lên, trán cũng đỏ bừng, cả người như một con tôm bị luộc chín: “Một chút không sao đâu.”
Yến Vi Sí: “Vậy em…”
Hắn thử hôn lại lần nữa, không dám dây dưa ướt át, về cơ bản là kiểu hôn trong sáng.
Dưới tầng truyền đến giọng trưởng thôn, Trần Vụ véo eo Yến Vi Sí.
Yến Vi Sí buông anh ra, vuốt vuốt khuôn mặt càng đỏ hơn của anh: “Thực sự không sao chứ?”
“Chỉ là hơi nóng thôi.” Trần Vụ kéo cổ áo phông, quay người xuống tầng. Yến Vi Sí tự cảm thấy trong miệng không còn vị trà sữa, hắn thở dài, hay là cai hẳn đi, cai hết cho xong.
“Không cần đâu.” Giọng Trần Vụ vang lên ở đầu cầu thang, “Những thứ em thích vốn đã rất ít ỏi rồi, đừng loại bỏ nữa.”
Yến Vi Sí sững sờ, vợ mình thật sự rất yêu thương mình.
Bữa cơm đầu tiên khi về thôn là ăn ở nhà trưởng thôn, một đĩa gà kho măng khô vừa mới ra lò được đặt ở vị trí trung tâm.
Yến Vi Sí gắp một cánh gà lên ăn, hắn nhíu mày: “Hương vị không đúng.”
Trần Vụ bên cạnh ăn một miếng rau, rồi kề sát vào ngửi cánh gà: “Không đúng thật.”
Yến Vi Sí đặt cánh gà lên trên bát cơm được nén chặt: “Chắc là để lâu rồi.”
Trần Vụ nói: “Chắc họ nghĩ là đồ ngon nên để dành cho chúng ta ăn.”
Yến Vi Sí nhướng mày: “Vậy thì coi như…”
“Haiz.” Trần Vụ thở dài, “Không được.”
Anh đưa tay lấy cái cánh gà đó, tìm thùng rác vứt vào, sau đó bưng cả đĩa lớn vào bếp.
Hai vợ chồng già trưởng thôn buổi tối không thấy ngon miệng do ban ngày nóng quá. Họ chỉ uống một ít cháo loãng rồi không định ăn gì nữa, họ đang đun nước trong bếp, trên cửa còn cắm lá ngải cứu từ dịp Tết Đoan Ngọ.
Thấy Trần Vụ bưng gà kho vào, hai vợ chồng đều ngơ ngác, tưởng rằng bên trong không nêm muối.
Nhưng bản thân nó đã mặn sẵn mà, không cần bỏ muối nữa, thêm vào sẽ bị mặn chát.
Trần Vụ đặt đĩa gà lên gạch men trắng của bếp lò: “Gà kho này bị hỏng rồi, không ăn được nữa ạ.”
“Hỏng rồi sao? Không thể nào.” Trưởng thôn ném cây kẹp gắp than ra khỏi miệng lò, “Lúc nấu còn thơm lắm mà.”
Nói đoạn, ông đưa khuôn mặt bị cháy nắng đen bóng, sắp bong da tới gần đĩa gà kho: “Thật sự bị hỏng rồi hả, sao bác không ngửi thấy gì?”
Bác gái cũng bỏ ấm nước xuống đến ngửi thử.
Giác quan của người già đã bị mai một, không còn nhạy bén, ngửi gần như vậy cũng không phát hiện được điều gì bất thường.
“Thật sự hỏng rồi ạ.” Trần Vụ nói bằng ngữ khí nghiêm túc.
“Vậy đổ đi.” Trưởng thôn quyết đoán, “Hỏng rồi thì không ăn nữa, bị đau bụng không đáng.”
Ông định đổ cả đĩa lớn, bác gái vội vàng ngăn lại: “Khoan đã khoan đã, măng vẫn còn tốt, măng ăn được, tôi sẽ nhặt ra.”
Trưởng thôn hỏi ý kiến Trần Vụ: “Tiểu Vụ, măng có ăn được không?”
Trần Vụ nhìn vào đôi mắt đầy mong đợi của hai vợ chồng già: “… Chắc là được ạ.”
“Thế gắp ra đây.” Trưởng thôn tìm một cái bát đưa cho vợ, để bà đựng măng. Ông chà xát đôi bàn tay đầy những vết nứt của thời gian, thở dài khó hiểu, “Để trong tủ lạnh cũng bị hỏng sao?”
Gà rừng do người thân tặng, gà rừng chính gốc, thịt rất thơm và không bị khô, đã ướp sẵn để dành.
“Có thể ạ.” Trần Vụ bảo trưởng thôn, “Những thứ ướp gia vị tốt nhất không nên để quá một mùa.”
Bác gái không hiểu, trưởng thôn giải thích, “Có nghĩa là ướp vào mùa đông, thì ăn hết trước mùa hè.”
Ông quay lại bếp, lấy một nắm lá thông khô từ cái giỏ rách nhét vào trong lò: “Tiểu Vụ, bác với bác gái sẽ xào thêm một món cho các cháu, các cháu cứ ăn từ từ nhé.”
Bác gái vừa gắp măng vừa hô: “Xào không kịp đâu, hấp cá đi! Mười mấy phút là xong!”
“Đúng đúng đúng, dùng cái nước sốt xì dầu hấp cá ấy, đổ một chút vào là thơm lắm, nước cá cũng có thể ăn được hai bát cơm.” Trưởng thôn không nói hai lời liền đi ra cái chum nước lớn ở sân để bắt cá, mấy hôm trước ông đã mua hai con cá hồi nặng hơn một cân ở nhà người nuôi cá, nói là hấp lên thịt sẽ mềm ngon.
“Không cần, đủ ăn rồi ạ.” Trần Vụ lắc đầu, “Cá để ngày mai hấp đi ạ.”
“Thế cũng được, mai hãy làm.” Trưởng thôn quay đầu lại, bảo anh mau vào lên nhà chính ăn cơm.
Trần Vụ vừa trở lại nhà chính, Yến Vi Sí đã lên tiếng: “Đã nói với họ sau này đừng để dành cho chúng ta chưa?”
“Chưa nói.” Trần Vụ ngồi xuống ghế, “Nếu không để họ làm vậy, họ sẽ cảm thấy mình không được cần đến, không giúp được gì cho chúng ta.”
Yến Vi Sí không suy nghĩ sâu xa về vấn đề này, thế giới rộng lớn như vậy, có rất nhiều nơi để an hưởng tuổi già, tất cả mọi thứ ở thôn Lão Thạch khiến hắn có thiện cảm và quyết định chọn làm chốn an nghỉ tuổi già, đều là vì Trần Vụ, hắn yêu ai yêu cả đường đi lối về.
Trước mặt hắn xuất hiện một bàn tay, làn da đã nhạt bớt màu hồng, đang gắp đậu đũa từ chiếc đĩa trước hắn.
Dây chuỗi tràng hạt đã bị mòn theo thời gian, được thay mới. Chiếc nhẫn kỷ niệm một năm cũng đã được thay, thay bằng chiếc nhẫn đính hôn mà Yến Vi Sí đặt làm, bên trong khắc ngày họ lần đầu gặp nhau. Còn ngày tỏ tình và ngày có danh phận sẽ để dành cho nhẫn cưới.
Trước đây Yến Vi Sí không phải là người có thể nhớ được những ngày đặc biệt, làm gì có chuyện sến súa tạo cảm giác nghi thức. Cho đến khi thích Trần Vụ, hắn mới bắt đầu đánh dấu các ngày trên lịch.
“A Sí, em không ăn nữa à?” Trần Vụ nhai đậu đũa trong miệng.
Yến Vi Sí không đổi sắc mặt đưa ra yêu cầu: “Anh đút cho em một miếng.”
Trần Vụ nhanh chóng liếc về hướng bếp, vội vã gắp một miếng cơm nắm chấm nước canh rau đút vào miệng Yến Vi Sí.
“Không có rau, không tính.” Yến Vi Sí bất mãn nói.
“Được rồi.” Trần Vụ gắp một miếng rau xanh mướt bọc thịt rồi đút cho hắn ăn.
Tiếp theo Yến Vi Sí đúng lý hợp tình lấy này không tính kia không tính làm lý do, để Trần Vụ đút cho hắn ăn hết nửa bát cơm.
Một người giả vờ kén chọn, một người thật sự chiều theo.
Tất cả đều vì tình yêu.
Lần này Trần Vụ cũng mua đồ ăn đồ dùng cho người già trẻ nhỏ trong thôn, kẹo và dụng cụ trồng cây, anh đã sử dụng qua, thấy dễ sử dụng mới mang về.
Trước nhà có rất nhiều người đang hóng mát, kéo Trần Vụ trò chuyện rất lâu. Khi đến nhà thím nhỏ, anh phát hiện tam thể và chó vàng đã ở đó rồi.
Chúng đều nhớ nhà cũ, nhớ chủ cũ.
Tình trạng của thím út không tốt lắm, tinh thần của bà có chút không ổn định, có lẽ chó vàng cảm nhận được bệnh tình của bà nên nằm nép bên cạnh bà.
Trần Vụ nghe được chuyện nhà thím nhỏ từ những người hàng xóm.
Chồng bà chơi mạt chược suốt ngày đêm, một hôm về nhà vấp ngã ở ngưỡng cửa, đập đầu xuống đất.
Cứ thế qua đời.
“Thím ơi thím, cháu muốn sửa lại vườn rau, thím có thể giúp cháu không?” Trần Vụ vừa trêu tam thể vừa nói.
Trên khuôn mặt gầy gò vàng vọt của thím nhỏ tràn đầy ngạc nhiên, không tìm bác gái mà lại tìm bà, chắc là muốn cho bà có việc làm, bận rộn lên, đứa trẻ này…
“Chú của cháu mất rồi, không phải thím buồn bã nghĩ quẩn…” Thím nhỏ vén lọn tóc đã bạc nhiều bên tai, “Cháu không biết lúc chú của cháu chơi mạt chược trông thần kinh thế nào đâu, không giống người bình thường, mà giống quỷ quái ăn thịt người trong Liêu Trai. Cãi cũng cãi, mắng cũng mắng, thím ngăn cản, ông ấy lại đánh thím.”
Biểu cảm của Trần Vụ thay đổi, điều này mọi người không kể. Chuyện sau cánh cửa, thường khá tế nhị.
“Chẳng qua thím cảm thấy con người quá mong manh, nói mất là mất ngay. Một người to lớn như vậy, giây trước còn vênh váo, giây sau đã tắt thở.” Thím nhỏ rất rụt rè, rùng mình ớn lạnh, mắt nhìn chiếc quạt nhỏ quay trên bàn, “Cả đời chưa ra khỏi núi, mơ mơ màng màng, thím muốn đi ra ngoài xem một chút, nhưng không biết đi đâu.”
Trần Vụ bế tam thể đang cào ống quần anh lên đùi, vuốt ve từ trên xuống: “Vậy thì cứ chọn đại một nơi để bắt đầu.”
Ánh mắt thím nhỏ sáng lên: “Thím nghe cháu.”
Lúc này Yến Vi Sí đang cùng trưởng thôn đi ra ruộng tháo nước.
Trên tay hắn cầm một chiếc xẻng, đôi giày da giẫm lên bờ ruộng lầy lội trộn lẫn rễ cỏ, bên tai là tiếng ếch kêu. Tiếng kêu rất vang dội, ở khắp mọi nơi, cả một đàn lớn.
Hình như phía sau thôn có tiếng trẻ con nhà ai đó đang làm ầm ĩ, người lớn nhà ai đó cũng đang cãi nhau.
Mùa hè bận rộn, nóng nực khiến ai cũng cáu gắt.
Một con muỗi đậu trên cổ Yến Vi Sí, hắn giơ tay định bắt nhưng chỉ kịp chạm vào chân hay bộ phận nào đó của nó.
Trưởng thôn đang đi trước bỗng nói: “Tiểu Yến, cháu tốt nghiệp rồi nhỉ?”
Yến Vi Sí đáp lời.
Ánh trăng sáng trong, gió nóng nực cả ngày cuối cùng cũng trở nên dịu dàng. Trưởng thôn rẽ sang một bờ ruộng khác: “Đã tìm được việc làm chưa?”
Yến Vi Sí nhẹ nhàng bâng quơ: “Ăn bám gia đình ạ.”
Trưởng thôn: “…”
Trưởng thôn loạng choạng suýt ngã vì vấp cỏ, ông ho khan rồi nói: “Đây cũng coi như là một nghề hot đấy chứ.”
Ngay sau đó, ông hỏi: “Tiểu Vụ nghĩ sao về chuyện này?”
Yến Vi Sí đổi xẻng từ tay phải sang tay trái, lấy điện thoại đang rung trong túi quần tây ra rồi tắt cuộc gọi: “Anh ấy ủng hộ cháu.”
Trưởng thôn: “…”
“Thế còn gia đình cháu thì sao?” Ông dừng lại bên một con mương trên ruộng, cố gắng theo kịp nhịp điệu của chàng trai trẻ: “Gia đình cháu không có kỳ vọng hay kế hoạch gì cho cháu à?”
Yến Vi Sí nặng nề thở dài: “Chính gia đình cháu bắt cháu phải ăn bám, không ăn bám không được.”
Lần này, trưởng thôn không nói được gì nữa.
Buổi tối muỗi nhiều kinh khủng, Yến Vi Sí đang nghe điện thoại bên cửa sổ có lưới chống muỗi, Trần Vụ đóng cổng sân rồi cầm đôi dép mà trưởng thôn mua lên tầng hai, Yến Vi Sí vẫn đang bận.
Trần Vụ đi tắm trước.
Yến Vi Sí vừa kết thúc một cuộc điện thoại thì thư ký lại gọi đến, như thể đã canh sẵn thời điểm.
Trong thời gian Yến Lam Phong làm quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị, cuối tuần đều phải đi công tác hoặc tiệc tùng.
Đến lượt Yến Vi Sí thì điều này tuyệt đối không thể xảy ra, dù hắn không đến thôn Lão Thạch gặt lúa mì, hắn cũng sẽ không làm việc theo lịch trình vô nhân đạo đó.
Hắn muốn ở bên Trần Vụ.
Thư ký Kiều hiểu rõ tính cách của ông chủ, y gọi đến vì dự án mà ông chủ đang theo dõi đã có tiến triển mới.
“Khương thị hiện tại ốc còn không mang nổi mình ốc, dự án đó Khương Vệ Dân không nuốt trôi, tôi giành được chẳng qua là đang đợi thủ tục thôi.” Yến Vi Sí bật lửa châm một điếu thuốc, nắp bật lửa gõ vào bệ cửa sổ rồi đóng lại.
Thư ký Kiều gõ bàn phím ở đầu dây bên kia: “Ngài có muốn xem báo cáo nghiên cứu của dự án không? Tôi sẽ gửi cho ngài.”
Yến Vi Sí: “Để sau đi.”
Thư ký Kiều báo cáo và nhắc nhở: “Thiếu gia, bốn cuộc họp vào thứ Hai lần lượt là…”
“Đều là dân đi làm thuê, không biết thứ Hai là ngày uể oải à?” Yến Vi Sí lạnh giọng, “Hoãn hết lại.”
Cúp máy ném điện thoại lên bệ cửa sổ, Yến Vi Sí bực bội rít một hơi thuốc, giữ trong cổ họng một lúc mới há miệng thở ra. Hắn quay lại phòng, phát hiện bên giường có cái chậu và khăn lau, bèn đi tới nhúng khăn vào chậu làm ướt, lau qua chiếu cói vài cái.
Trần Vụ tắm xong bước ra, Yến Vi Sí gần như hút hết điếu thuốc, sau làn khói thuốc là đôi mắt đen hơi nheo lại: “Ngoài xe ra, anh còn muốn mua gì nữa không?”
“Hả…” Trần Vụ ngơ ngác.
“Kiếm tiền mệt mỏi, không tiêu thì chẳng có tác dụng gì.” Yến Vi Sí nghiền tắt đầu thuốc lá bằng tay, “Em không có ham muốn tiêu tiền, anh tiêu đi.”
Trần Vụ mơ màng nhìn hắn: “Anh cũng không có mà.”
Động tác vứt đầu thuốc của Yến Vi Sí khựng lại.
Phục luôn.
Mùa hè ở nông thôn thật sự ồn ào, những bản giao hưởng không ngừng vang lên.
Con chuột mà tam thể bắt được không biết đã đi đâu, là bị ăn hay giấu đi đâu đó.
Yến Vi Sí mở túi vải bố của Trần Vụ lấy nước khoáng, tay thò vào sờ thấy một vật trơn trượt, dài mảnh. Hắn nắm lấy lôi ra, là một con rắn, đã chết.
“Trần Vụ!” Yến Vi Sí giơ con rắn chết lên cho anh xem.
Lần này Trần Vụ hơi bực mình, anh túm gáy tam thể, nhấc nó đến trước mặt con rắn chết, “Đây là do mày làm đúng không?”
“Không phải nó thì là em chắc?” Yến Vi Chí lắc lắc con rắn chết mềm oặt.
Trần Vụ liếc hắn: “Em đừng xen vào.”
Yến Vi Sí cúi đầu: “OK.”
Trần Vụ nghiêm túc tha thiết dạy dỗ tam thể: “Lúc mày bắt chuột, bọn tao đã biết mày rất giỏi, tao cũng đã khen mày rồi mà.” Anh bất lực nói, “Đừng dọa bạn trai tao nữa, Miên Miên.”
Yến Vi Sí mân mê con rắn tìm vị trí ba tấc, nghe thấy tiếng thở dài của Trần Vụ, “Bạn trai tao có gan nhỏ lắm.”
Hắn lập tức đáp lại một tiếng “Ừm” không nặng không nhẹ, đúng là vậy, to bằng hạt vừng.
Tam thể bị xách lên giữa không trung, hai chân nhỏ buông thõng trước ngực, suốt quá trình tỏ vẻ yếu đuối, vô tội và đáng yêu.
Yến Vi Sí cười lạnh, đúng là một đứa con ngỗ nghịch.
Vẫn là chó vàng ngoan hơn, sáng mai sẽ dẫn nó ra ngoài chạy bộ, hái hoa dại tặng Trần Vụ.
Vào giờ mà dân văn phòng ở Thủ Thành bắt đầu tăng ca, trong thôn chỉ mỗi nhà Trần Vụ sáng đèn, vừa ồn ào vừa yên tĩnh, tạo nên một sự hài hòa độc đáo.
Yến Vi Sí không chịu ngủ yên, kéo Trần Vụ mang chiếu lên sân thượng, hai người nằm hóng mát dưới ánh trăng.
Trần Vụ đã bôi thuốc tự chế lên người, cũng bôi cho Yến Vi Sí rất nhiều để chống muỗi. Bên cạnh còn đốt một miếng nhang muỗi, một phần xua đuổi muỗi, một phần bị gió xua đi.
Yến Vi Sí gối tay sau đầu, gác chân lên ngắm bầu trời đầy sao, tiếc nuối nói: “Ở đây nhìn sao còn rõ hơn ở Thủ Thành, biết thế đã mang theo kính viễn vọng rồi.”
“Lần sau mang theo là được.” Trần Vụ cầm quạt nan phe phẩy phạch phạch.
Cảm giác tiếc nuối nhỏ nhoi của Yến Vi Sí nhanh chóng tan biến, có một người yêu có thể giúp mình bình ổn tâm trạng quan trọng thật.
“Ngày mai đi gặt lúa mì có gì cần chú ý không?” Yến Vi Sí chủ động hỏi, từng chữ đều không giấu nổi sự mong chờ.
Đối với hắn, gặt lúc mì là lối thoát tự do trong cuộc sống trong cuộc đời, vì vậy hắn luôn nhớ về nó, và cũng nhờ đó mà vượt qua được một giai đoạn khiến hắn cảm thấy khó thở.
“Mặt trời lên sẽ rất nóng, chúng ta phải ra đồng sớm một chút, những thứ khác đều ổn cả, chủ yếu là mang theo nước. Anh đã nhờ trưởng thôn chuẩn bị áo khoác lao động cho chúng ta, mặc trước khi ra ngoài, áo đó rất bền.” Trần Vụ vỗ quạt nan vào quần đùi của Yến Vi Sí, “Em chưa từng dùng liềm, đến lúc đó anh sẽ dạy em. Nếu em không đạt được trình độ cơ bản thì không được gặt lúa mì đâu, không là sẽ bị thương ở tay đấy.”
Yến Vi Sí nhướng mày, liềm có gì mà không biết dùng chứ.
Một tia sáng bạc vụt qua bầu trời đêm.
“Có phải sao băng không?” Trần Vụ ngẩn ra một giây, rồi vui mừng nói, “Mau ước đi.”
Anh nhắm mắt lại, thành tâm cầu nguyện.
“A Sí, em ước chưa?”
“Ước rồi.”
“Ước gì vậy?”
Yến Vi Sí rút cánh tay từ sau đầu ra, ôm eo Trần Vụ kéo anh vào lòng mình.
Ước một điều ước rất tham lam.
Kiếp này chắc chắn sẽ cùng nhau đi đến cuối đường, hắn cầu mong cho cả kiếp sau nữa.
Cơ bản cũng chẳng thể che nổi.
Trần Vụ nhìn thấy nhưng không hỏi, Yến Vi Sí tưởng chuyện này đã qua.
Nào ngờ vào ngày Trần Vụ thi xong cuối kỳ, trên đường về quê, anh đột nhiên nói một câu: “A Sí, anh muốn bán chiếc Toyota.”
Suy nghĩ của Yến Vi Sí ngay lập tức rời khỏi những công việc bận rộn hỗn độn, chiếc xe này Trần Vụ mới mua năm ngoái, mất vài tháng mới quyết định. Theo mức độ sử dụng chiếc BYD trước đó của anh, ít nhất cũng phải đi thêm hai ba năm nữa.
Hơn nữa Trần Vụ rất thích nó.
Yến Vi Sí toan muốn hỏi, Trần Vụ nói nhỏ không nghe rõ: “Không chống đạn.”
“Đổi sang xe chống đạn chuyên dụng, khả năng phòng thủ rất mạnh, kiểu tường đồng vách sắt ấy.” Trần Vụ nói tiếp, “Anh không đủ tiền, em mua đi.”
“Có thể mua, nhưng em là do…”
Yến Vi Sí chưa kịp thốt ra hai chữ “bất ngờ”, Trần Vụ đang xếp hàng trên đường cao tốc, quay đầu lại nhìn hắn, mím chặt môi, chân mày nhíu lại.
“Được, đổi.” Yến Vi Sí đáp.
Hàng xe di chuyển chậm như rùa bò, xe cứ chốc chốc lại dừng, hệt con châu chấu nhảy lên nhảy xuống.
Tiếng sột soạt mở túi vang lên, Yến Vi Sí lấy ra cốc trà sữa mà Trần Vụ làm cho mình: “Tuy nhiên, phòng thủ như vậy cũng vô dụng, không thể ở trong xe hai mươi tư giờ, cuộc sống không phải lúc nào cũng kín mít, hầu hết thời gian đều mở ra, đi dạo phố, hẹn hò, ăn uống, xem phim, quá nhiều nơi công cộng. Cũng giống như lần này chúng ta về quê, khi đến thôn, đi dạo khắp nơi trên núi dưới núi đều lộ hết.”
Mặt Trần Vụ tái nhợt: “Em nói mấy chuyện đó làm gì chứ.”
Yến Vi Sí hối hận nói: “Em sai rồi.”
Mặc dù Yến Vi Sí nói đúng sự thật, và đó chỉ là một góc nhỏ.
Mặc dù Trần Vụ hiểu tất cả.
Chủ đề này vẫn không thể mang lại cảm giác vui vẻ thoải mái.
Trần Vụ nghiêng người về phía trước, chống cằm trên mu bàn tay đang nắm vô lăng: “Tâm trạng và cảm xúc của anh vốn rất ổn định.”
Yến Vi Sí căng thẳng thần kinh, sợ lại chạm vào điểm nhạy cảm của anh: “Ừm.”
Trong xe yên lặng một lúc, sau đó có tiếng lẩm bẩm, “Em thường xuyên ngồi xe của anh, anh không thể không suy nghĩ nhiều hơn. Xe của em cũng đổi thành xe chống đạn đi… Có áo chống đạn không nhỉ, loại áo ghi lê trên TV ấy, mặc bên trong quần áo…”
Yến Vi Sí không uống trà sữa nữa, hắn che mặt.
“A Sí…”
Yến Vi Sí ho nhẹ một tiếng rồi bỏ tay xuống, vẻ mặt nghiêm túc như đang tổng kết trong một cuộc họp quan trọng: “Khi anh thực sự mạnh mẽ, nguy hiểm xung quanh anh sẽ giảm xuống gần như bằng không.”
“Nói thì nói vậy, đạo lý anh cũng hiểu,” Trần Vụ giải tỏa sự lo lắng và căng thẳng đã kiềm chế mấy ngày qua, nhất thời không thể giảm bớt tiêu tan, “Vẫn phải cẩn thận một chút.”
“Đã rút kinh nghiệm rồi.” Yến Vi Sí uống một ngụm trà sữa, “Sẽ không để chuyện đó xảy ra nữa.” Cuối cùng còn nói thêm, “Bạn trai anh đã qua cái tuổi kiêu ngạo tự đại từ lâu, không phải đang khoác lác với anh đâu.”
Trần Vụ gật gật đầu, khởi động xe đi một đoạn ngắn rồi dừng lại.
Di chuyển mãi mới ra khỏi trạm.
Hiệu quả làm mát của điều hòa rất tốt, khác hẳn với thời tiết bên ngoài, không khí cũng không ngột ngạt. Yến Vi Sí uống hết một cốc trà sữa thì bắt đầu buồn ngủ, hiệu quả hơn bất kỳ loại thuốc ngủ hay hương an thần nào. Hắn nhắm mắt, mái tóc vàng óng ngả về phía Trần Vụ, khi hơi thở dần đều đặn, bên tai thấp thoáng thanh âm, “A Sí, vậy em đã thực sự mạnh mẽ rồi sao?”
Hắn dường như không trả lời, lại dường như đã trả lời.
Bởi vì mí mắt có cảm giác mềm mại, Trần Vụ hôn hắn.
Hiển nhiên đã nhận được đáp án hài lòng, yên tâm rồi, vui vẻ rồi.
Năm ngoái Trần Vụ dẫn Yến Vi Sí về quê vào mùa đông, năm nay trở lại thì được hộ tống vào thôn trong tiếng ồn ào.
Ngày hè chói chang, khắp nơi đều là tiếng côn trùng kêu vang.
Những ngọn núi quanh co uốn lượn một màu xanh sẫm, trải rộng ra từ sườn núi. Chân núi là các thửa ruộng bậc thang, có màu xanh nhạt có màu vàng óng, khi có gió thổi, nhìn từ xa như đang hô hấp, tràn ngập sức sống khiến người ta chấn động.
Lần này Trần Vụ và Yến Vi Sí chỉ có thể ở lại ba ngày, đây là đã tính cả thời gian đi và về.
Theo dự báo thời tiết địa phương, ba ngày đều nắng đẹp, không lo lúa mì bị ngâm nước mưa sau khi gặt.
Lần này họ không ở nhà trưởng thôn, mà mở cửa ngôi nhà cũ.
Lần đầu tiên bước vào sau khi tân trang.
Đồ đạc đều được làm bằng loại gỗ theo yêu cầu của Trần Vụ, thợ làm đều là người đáng tin cậy ở làng bên, không ăn bớt nguyên vật liệu. Trưởng thôn thỉnh thoảng lại đến để thông gió cho ngôi nhà, xua đi mùi ẩm mốc.
Trong sân đào một ao nước không lớn không nhỏ, trên mặt phủ một lớp rong, bên dưới nuôi cá chép do trưởng thôn thả.
Tam thể ngửi thấy mùi lao tới, dùng móng vuốt cào xuống nước.
Không bắt được cá, nó chạy đến góc tường đào bới, trong nháy mắt, một con chuột đã trở thành màn khai mạc cho buổi săn về làng của nó.
Sau khi làm thú cưng ở Thủ Thành gần một năm, bản năng hoang dã vẫn còn sót lại trong xương cốt, chưa hoàn toàn mất đi khả năng săn mồi.
Tam thể tha con chuột trên miệng, đi vòng quanh Trần Vụ.
Trần Vụ đi đâu, nó bám theo đó, không ăn chuột mà cứ ngậm như thế.
Yến Vi Sí nhìn thấy cảnh này, sắc mặt tối sầm, mẹ kiếp, cái tính khoe khoang này học từ ai vậy?
Tam thể nhả con chuột xuống bên chân Yến Vi Sí, hắn đá văng đi.
Tiếng rít rít phát ra từ miệng tam thể, nó nhe răng với Yến Vi Sí.
“Trần Vụ.” Yến Vi Sí lập tức mách, “Anh xem này.”
Thành thạo đến độ khiến người ta đau lòng.
“Miên Miên muốn em khen nó đấy.” Trần Vụ đi lên gác, bậc thang bằng xi măng, bác gái vừa biết anh sắp về liền giúp đỡ lau chùi, rất sạch sẽ.
“Em chưa từng khen nó sao? Có ích lợi gì chứ.” Yến Vi Sí đi ngang qua con chó vàng đang nằm bên cạnh vali, giày da cọ vào chỏm lông trên đầu nó.
Cũng không biết chó vàng làm sao, năm ngoái rời thôn lên Thủ Thành không bị say xe, năm nay quay về lại say, nó phải trùm túi nilon suốt quãng đường, lúc này vẫn còn uể oải ỉu xìu, không có tí sức sống nào, không bằng một phần mười của tam thể.
Đầu bị cọ, chó vàng nở nụ cười hiền lành.
Trong khoảng thời gian Trần Vụ ở trên đảo, trừ khi Yến Vi Sí bận tối mắt tối mũi không thể về dinh thự, còn không thì toàn là hắn dắt chó đi dạo, đã phát triển tình cảm gắn bó.
Đâu giống tam thể, dù mua cá khô ngon đến mấy, cây leo và ổ cho mèo sang trọng đến mấy cũng vô dụng, vẫn như kẻ đòi nợ, đầy phản nghịch.
Yến Vi Sí đi theo Trần Vụ lên gác.
Tam thể cũng nhảy lên bậc thang, không quên tha theo chiến lợi phẩm của nó.
Trên gác cũng có một phòng khách, ba phòng ngủ, nhà vệ sinh chung và sân thượng ngoài trời.
Trong số các phòng, có một phòng có ban công, Trần Vụ vặn mở khóa cửa bước vào. Bên trong là một chiếc giường lớn bằng gỗ, kèm theo một bộ tủ, trên giường trải chiếu cói, nằm xuống quay mặt ra ngoài là có thể nhìn thấy ban công. Rèm hoa lớn được kéo một nửa, góc phòng có một máy may cổ điển, trên đó phủ một tấm vải màu tím đậm để chống bụi. Ban công hướng ra một cánh đồng, tầm nhìn rộng rãi.
Tam thể không ngậm chuột nữa, nó nhảy lên bậu cửa sổ, ngẩng cái đầu nhỏ lông xù lên, đôi mắt long lanh nhìn ra ngoài.
Yến Vi Sí vén tấm vải lên nhìn chiếc máy may, có vẻ như đã trải qua ít nhất hai thế hệ: “Thật là rợn người.”
Trần Vụ: “…”
“Buổi tối đang ngủ ngon lành mà máy may đột nhiên tự chạy…” Yến Vi Sí xoa xoa cánh tay nổi da gà, “Mang cái thứ này đi đi, tổ tông ơi, em sợ.”
Khóe miệng Trần Vụ khẽ giật giật, anh ôm máy may sang phòng bên cạnh. Căn phòng này không có giường, chỉ có những thùng giấy chứa đầy sách. Phòng kia cũng tương tự.
Yến Vi Sí tùy tiện mở vài thùng giấy ra xem, bên trong toàn sách rất cũ, hầu hết đã bị hư hại. Trước mắt hắn hiện lên hình ảnh Trần Vụ cầm cuốn sách rách nát lật xem bên ánh nến, cổ họng khẽ nghẹn lại.
“Sao không đóng một cái giá sách?” Yến Vi Sí hôn lên giọt mồ hôi trên cổ Trần Vụ.
Trần Vụ hơi ngứa ngáy vỗ nhẹ vào mặt hắn, bị hắn chụp lấy tay và hôn: “Một năm chúng ta chỉ về đây một hai lần, đóng kệ sách thì khó dọn dẹp, tạm thời cứ để vậy đã.”
“Vậy thì lắp thêm cánh cửa.” Yến Vi Sí chuyển nụ hôn từ tay Trần Vụ sang môi anh.
Hơi thở của Trần Vụ trở nên dồn dập, không phải kiểu dồn dập vì động tình, tần suất không đúng.
Yến Vi Sí lập tức lùi lại: “Không sao chứ?”
Làn da Trần Vụ lộ ra ngoài đều ửng hồng, vùng quanh mắt còn là hồng nhạt xen lẫn đỏ: “Không sao.”
Yến Vi Sí bị dọa đến độ sau lưng ướt đẫm mồ hôi lạnh.
Sau khi uống hết một cốc trà sữa, hắn đã uống thêm hai chai nước khoáng, vậy mà vẫn còn dư vị trà sữa?
Thấy Trần Vụ duỗi lưỡi liếm môi, Yến Vi Sí ngừng thở: “Còn dám liếm?”
Trần Vụ gãi gãi mái tóc ướt rồi vén lên, trán cũng đỏ bừng, cả người như một con tôm bị luộc chín: “Một chút không sao đâu.”
Yến Vi Sí: “Vậy em…”
Hắn thử hôn lại lần nữa, không dám dây dưa ướt át, về cơ bản là kiểu hôn trong sáng.
Dưới tầng truyền đến giọng trưởng thôn, Trần Vụ véo eo Yến Vi Sí.
Yến Vi Sí buông anh ra, vuốt vuốt khuôn mặt càng đỏ hơn của anh: “Thực sự không sao chứ?”
“Chỉ là hơi nóng thôi.” Trần Vụ kéo cổ áo phông, quay người xuống tầng. Yến Vi Sí tự cảm thấy trong miệng không còn vị trà sữa, hắn thở dài, hay là cai hẳn đi, cai hết cho xong.
“Không cần đâu.” Giọng Trần Vụ vang lên ở đầu cầu thang, “Những thứ em thích vốn đã rất ít ỏi rồi, đừng loại bỏ nữa.”
Yến Vi Sí sững sờ, vợ mình thật sự rất yêu thương mình.
Bữa cơm đầu tiên khi về thôn là ăn ở nhà trưởng thôn, một đĩa gà kho măng khô vừa mới ra lò được đặt ở vị trí trung tâm.
Yến Vi Sí gắp một cánh gà lên ăn, hắn nhíu mày: “Hương vị không đúng.”
Trần Vụ bên cạnh ăn một miếng rau, rồi kề sát vào ngửi cánh gà: “Không đúng thật.”
Yến Vi Sí đặt cánh gà lên trên bát cơm được nén chặt: “Chắc là để lâu rồi.”
Trần Vụ nói: “Chắc họ nghĩ là đồ ngon nên để dành cho chúng ta ăn.”
Yến Vi Sí nhướng mày: “Vậy thì coi như…”
“Haiz.” Trần Vụ thở dài, “Không được.”
Anh đưa tay lấy cái cánh gà đó, tìm thùng rác vứt vào, sau đó bưng cả đĩa lớn vào bếp.
Hai vợ chồng già trưởng thôn buổi tối không thấy ngon miệng do ban ngày nóng quá. Họ chỉ uống một ít cháo loãng rồi không định ăn gì nữa, họ đang đun nước trong bếp, trên cửa còn cắm lá ngải cứu từ dịp Tết Đoan Ngọ.
Thấy Trần Vụ bưng gà kho vào, hai vợ chồng đều ngơ ngác, tưởng rằng bên trong không nêm muối.
Nhưng bản thân nó đã mặn sẵn mà, không cần bỏ muối nữa, thêm vào sẽ bị mặn chát.
Trần Vụ đặt đĩa gà lên gạch men trắng của bếp lò: “Gà kho này bị hỏng rồi, không ăn được nữa ạ.”
“Hỏng rồi sao? Không thể nào.” Trưởng thôn ném cây kẹp gắp than ra khỏi miệng lò, “Lúc nấu còn thơm lắm mà.”
Nói đoạn, ông đưa khuôn mặt bị cháy nắng đen bóng, sắp bong da tới gần đĩa gà kho: “Thật sự bị hỏng rồi hả, sao bác không ngửi thấy gì?”
Bác gái cũng bỏ ấm nước xuống đến ngửi thử.
Giác quan của người già đã bị mai một, không còn nhạy bén, ngửi gần như vậy cũng không phát hiện được điều gì bất thường.
“Thật sự hỏng rồi ạ.” Trần Vụ nói bằng ngữ khí nghiêm túc.
“Vậy đổ đi.” Trưởng thôn quyết đoán, “Hỏng rồi thì không ăn nữa, bị đau bụng không đáng.”
Ông định đổ cả đĩa lớn, bác gái vội vàng ngăn lại: “Khoan đã khoan đã, măng vẫn còn tốt, măng ăn được, tôi sẽ nhặt ra.”
Trưởng thôn hỏi ý kiến Trần Vụ: “Tiểu Vụ, măng có ăn được không?”
Trần Vụ nhìn vào đôi mắt đầy mong đợi của hai vợ chồng già: “… Chắc là được ạ.”
“Thế gắp ra đây.” Trưởng thôn tìm một cái bát đưa cho vợ, để bà đựng măng. Ông chà xát đôi bàn tay đầy những vết nứt của thời gian, thở dài khó hiểu, “Để trong tủ lạnh cũng bị hỏng sao?”
Gà rừng do người thân tặng, gà rừng chính gốc, thịt rất thơm và không bị khô, đã ướp sẵn để dành.
“Có thể ạ.” Trần Vụ bảo trưởng thôn, “Những thứ ướp gia vị tốt nhất không nên để quá một mùa.”
Bác gái không hiểu, trưởng thôn giải thích, “Có nghĩa là ướp vào mùa đông, thì ăn hết trước mùa hè.”
Ông quay lại bếp, lấy một nắm lá thông khô từ cái giỏ rách nhét vào trong lò: “Tiểu Vụ, bác với bác gái sẽ xào thêm một món cho các cháu, các cháu cứ ăn từ từ nhé.”
Bác gái vừa gắp măng vừa hô: “Xào không kịp đâu, hấp cá đi! Mười mấy phút là xong!”
“Đúng đúng đúng, dùng cái nước sốt xì dầu hấp cá ấy, đổ một chút vào là thơm lắm, nước cá cũng có thể ăn được hai bát cơm.” Trưởng thôn không nói hai lời liền đi ra cái chum nước lớn ở sân để bắt cá, mấy hôm trước ông đã mua hai con cá hồi nặng hơn một cân ở nhà người nuôi cá, nói là hấp lên thịt sẽ mềm ngon.
“Không cần, đủ ăn rồi ạ.” Trần Vụ lắc đầu, “Cá để ngày mai hấp đi ạ.”
“Thế cũng được, mai hãy làm.” Trưởng thôn quay đầu lại, bảo anh mau vào lên nhà chính ăn cơm.
Trần Vụ vừa trở lại nhà chính, Yến Vi Sí đã lên tiếng: “Đã nói với họ sau này đừng để dành cho chúng ta chưa?”
“Chưa nói.” Trần Vụ ngồi xuống ghế, “Nếu không để họ làm vậy, họ sẽ cảm thấy mình không được cần đến, không giúp được gì cho chúng ta.”
Yến Vi Sí không suy nghĩ sâu xa về vấn đề này, thế giới rộng lớn như vậy, có rất nhiều nơi để an hưởng tuổi già, tất cả mọi thứ ở thôn Lão Thạch khiến hắn có thiện cảm và quyết định chọn làm chốn an nghỉ tuổi già, đều là vì Trần Vụ, hắn yêu ai yêu cả đường đi lối về.
Trước mặt hắn xuất hiện một bàn tay, làn da đã nhạt bớt màu hồng, đang gắp đậu đũa từ chiếc đĩa trước hắn.
Dây chuỗi tràng hạt đã bị mòn theo thời gian, được thay mới. Chiếc nhẫn kỷ niệm một năm cũng đã được thay, thay bằng chiếc nhẫn đính hôn mà Yến Vi Sí đặt làm, bên trong khắc ngày họ lần đầu gặp nhau. Còn ngày tỏ tình và ngày có danh phận sẽ để dành cho nhẫn cưới.
Trước đây Yến Vi Sí không phải là người có thể nhớ được những ngày đặc biệt, làm gì có chuyện sến súa tạo cảm giác nghi thức. Cho đến khi thích Trần Vụ, hắn mới bắt đầu đánh dấu các ngày trên lịch.
“A Sí, em không ăn nữa à?” Trần Vụ nhai đậu đũa trong miệng.
Yến Vi Sí không đổi sắc mặt đưa ra yêu cầu: “Anh đút cho em một miếng.”
Trần Vụ nhanh chóng liếc về hướng bếp, vội vã gắp một miếng cơm nắm chấm nước canh rau đút vào miệng Yến Vi Sí.
“Không có rau, không tính.” Yến Vi Sí bất mãn nói.
“Được rồi.” Trần Vụ gắp một miếng rau xanh mướt bọc thịt rồi đút cho hắn ăn.
Tiếp theo Yến Vi Sí đúng lý hợp tình lấy này không tính kia không tính làm lý do, để Trần Vụ đút cho hắn ăn hết nửa bát cơm.
Một người giả vờ kén chọn, một người thật sự chiều theo.
Tất cả đều vì tình yêu.
Lần này Trần Vụ cũng mua đồ ăn đồ dùng cho người già trẻ nhỏ trong thôn, kẹo và dụng cụ trồng cây, anh đã sử dụng qua, thấy dễ sử dụng mới mang về.
Trước nhà có rất nhiều người đang hóng mát, kéo Trần Vụ trò chuyện rất lâu. Khi đến nhà thím nhỏ, anh phát hiện tam thể và chó vàng đã ở đó rồi.
Chúng đều nhớ nhà cũ, nhớ chủ cũ.
Tình trạng của thím út không tốt lắm, tinh thần của bà có chút không ổn định, có lẽ chó vàng cảm nhận được bệnh tình của bà nên nằm nép bên cạnh bà.
Trần Vụ nghe được chuyện nhà thím nhỏ từ những người hàng xóm.
Chồng bà chơi mạt chược suốt ngày đêm, một hôm về nhà vấp ngã ở ngưỡng cửa, đập đầu xuống đất.
Cứ thế qua đời.
“Thím ơi thím, cháu muốn sửa lại vườn rau, thím có thể giúp cháu không?” Trần Vụ vừa trêu tam thể vừa nói.
Trên khuôn mặt gầy gò vàng vọt của thím nhỏ tràn đầy ngạc nhiên, không tìm bác gái mà lại tìm bà, chắc là muốn cho bà có việc làm, bận rộn lên, đứa trẻ này…
“Chú của cháu mất rồi, không phải thím buồn bã nghĩ quẩn…” Thím nhỏ vén lọn tóc đã bạc nhiều bên tai, “Cháu không biết lúc chú của cháu chơi mạt chược trông thần kinh thế nào đâu, không giống người bình thường, mà giống quỷ quái ăn thịt người trong Liêu Trai. Cãi cũng cãi, mắng cũng mắng, thím ngăn cản, ông ấy lại đánh thím.”
Biểu cảm của Trần Vụ thay đổi, điều này mọi người không kể. Chuyện sau cánh cửa, thường khá tế nhị.
“Chẳng qua thím cảm thấy con người quá mong manh, nói mất là mất ngay. Một người to lớn như vậy, giây trước còn vênh váo, giây sau đã tắt thở.” Thím nhỏ rất rụt rè, rùng mình ớn lạnh, mắt nhìn chiếc quạt nhỏ quay trên bàn, “Cả đời chưa ra khỏi núi, mơ mơ màng màng, thím muốn đi ra ngoài xem một chút, nhưng không biết đi đâu.”
Trần Vụ bế tam thể đang cào ống quần anh lên đùi, vuốt ve từ trên xuống: “Vậy thì cứ chọn đại một nơi để bắt đầu.”
Ánh mắt thím nhỏ sáng lên: “Thím nghe cháu.”
Lúc này Yến Vi Sí đang cùng trưởng thôn đi ra ruộng tháo nước.
Trên tay hắn cầm một chiếc xẻng, đôi giày da giẫm lên bờ ruộng lầy lội trộn lẫn rễ cỏ, bên tai là tiếng ếch kêu. Tiếng kêu rất vang dội, ở khắp mọi nơi, cả một đàn lớn.
Hình như phía sau thôn có tiếng trẻ con nhà ai đó đang làm ầm ĩ, người lớn nhà ai đó cũng đang cãi nhau.
Mùa hè bận rộn, nóng nực khiến ai cũng cáu gắt.
Một con muỗi đậu trên cổ Yến Vi Sí, hắn giơ tay định bắt nhưng chỉ kịp chạm vào chân hay bộ phận nào đó của nó.
Trưởng thôn đang đi trước bỗng nói: “Tiểu Yến, cháu tốt nghiệp rồi nhỉ?”
Yến Vi Sí đáp lời.
Ánh trăng sáng trong, gió nóng nực cả ngày cuối cùng cũng trở nên dịu dàng. Trưởng thôn rẽ sang một bờ ruộng khác: “Đã tìm được việc làm chưa?”
Yến Vi Sí nhẹ nhàng bâng quơ: “Ăn bám gia đình ạ.”
Trưởng thôn: “…”
Trưởng thôn loạng choạng suýt ngã vì vấp cỏ, ông ho khan rồi nói: “Đây cũng coi như là một nghề hot đấy chứ.”
Ngay sau đó, ông hỏi: “Tiểu Vụ nghĩ sao về chuyện này?”
Yến Vi Sí đổi xẻng từ tay phải sang tay trái, lấy điện thoại đang rung trong túi quần tây ra rồi tắt cuộc gọi: “Anh ấy ủng hộ cháu.”
Trưởng thôn: “…”
“Thế còn gia đình cháu thì sao?” Ông dừng lại bên một con mương trên ruộng, cố gắng theo kịp nhịp điệu của chàng trai trẻ: “Gia đình cháu không có kỳ vọng hay kế hoạch gì cho cháu à?”
Yến Vi Sí nặng nề thở dài: “Chính gia đình cháu bắt cháu phải ăn bám, không ăn bám không được.”
Lần này, trưởng thôn không nói được gì nữa.
Buổi tối muỗi nhiều kinh khủng, Yến Vi Sí đang nghe điện thoại bên cửa sổ có lưới chống muỗi, Trần Vụ đóng cổng sân rồi cầm đôi dép mà trưởng thôn mua lên tầng hai, Yến Vi Sí vẫn đang bận.
Trần Vụ đi tắm trước.
Yến Vi Sí vừa kết thúc một cuộc điện thoại thì thư ký lại gọi đến, như thể đã canh sẵn thời điểm.
Trong thời gian Yến Lam Phong làm quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị, cuối tuần đều phải đi công tác hoặc tiệc tùng.
Đến lượt Yến Vi Sí thì điều này tuyệt đối không thể xảy ra, dù hắn không đến thôn Lão Thạch gặt lúa mì, hắn cũng sẽ không làm việc theo lịch trình vô nhân đạo đó.
Hắn muốn ở bên Trần Vụ.
Thư ký Kiều hiểu rõ tính cách của ông chủ, y gọi đến vì dự án mà ông chủ đang theo dõi đã có tiến triển mới.
“Khương thị hiện tại ốc còn không mang nổi mình ốc, dự án đó Khương Vệ Dân không nuốt trôi, tôi giành được chẳng qua là đang đợi thủ tục thôi.” Yến Vi Sí bật lửa châm một điếu thuốc, nắp bật lửa gõ vào bệ cửa sổ rồi đóng lại.
Thư ký Kiều gõ bàn phím ở đầu dây bên kia: “Ngài có muốn xem báo cáo nghiên cứu của dự án không? Tôi sẽ gửi cho ngài.”
Yến Vi Sí: “Để sau đi.”
Thư ký Kiều báo cáo và nhắc nhở: “Thiếu gia, bốn cuộc họp vào thứ Hai lần lượt là…”
“Đều là dân đi làm thuê, không biết thứ Hai là ngày uể oải à?” Yến Vi Sí lạnh giọng, “Hoãn hết lại.”
Cúp máy ném điện thoại lên bệ cửa sổ, Yến Vi Sí bực bội rít một hơi thuốc, giữ trong cổ họng một lúc mới há miệng thở ra. Hắn quay lại phòng, phát hiện bên giường có cái chậu và khăn lau, bèn đi tới nhúng khăn vào chậu làm ướt, lau qua chiếu cói vài cái.
Trần Vụ tắm xong bước ra, Yến Vi Sí gần như hút hết điếu thuốc, sau làn khói thuốc là đôi mắt đen hơi nheo lại: “Ngoài xe ra, anh còn muốn mua gì nữa không?”
“Hả…” Trần Vụ ngơ ngác.
“Kiếm tiền mệt mỏi, không tiêu thì chẳng có tác dụng gì.” Yến Vi Sí nghiền tắt đầu thuốc lá bằng tay, “Em không có ham muốn tiêu tiền, anh tiêu đi.”
Trần Vụ mơ màng nhìn hắn: “Anh cũng không có mà.”
Động tác vứt đầu thuốc của Yến Vi Sí khựng lại.
Phục luôn.
Mùa hè ở nông thôn thật sự ồn ào, những bản giao hưởng không ngừng vang lên.
Con chuột mà tam thể bắt được không biết đã đi đâu, là bị ăn hay giấu đi đâu đó.
Yến Vi Sí mở túi vải bố của Trần Vụ lấy nước khoáng, tay thò vào sờ thấy một vật trơn trượt, dài mảnh. Hắn nắm lấy lôi ra, là một con rắn, đã chết.
“Trần Vụ!” Yến Vi Sí giơ con rắn chết lên cho anh xem.
Lần này Trần Vụ hơi bực mình, anh túm gáy tam thể, nhấc nó đến trước mặt con rắn chết, “Đây là do mày làm đúng không?”
“Không phải nó thì là em chắc?” Yến Vi Chí lắc lắc con rắn chết mềm oặt.
Trần Vụ liếc hắn: “Em đừng xen vào.”
Yến Vi Sí cúi đầu: “OK.”
Trần Vụ nghiêm túc tha thiết dạy dỗ tam thể: “Lúc mày bắt chuột, bọn tao đã biết mày rất giỏi, tao cũng đã khen mày rồi mà.” Anh bất lực nói, “Đừng dọa bạn trai tao nữa, Miên Miên.”
Yến Vi Sí mân mê con rắn tìm vị trí ba tấc, nghe thấy tiếng thở dài của Trần Vụ, “Bạn trai tao có gan nhỏ lắm.”
Hắn lập tức đáp lại một tiếng “Ừm” không nặng không nhẹ, đúng là vậy, to bằng hạt vừng.
Tam thể bị xách lên giữa không trung, hai chân nhỏ buông thõng trước ngực, suốt quá trình tỏ vẻ yếu đuối, vô tội và đáng yêu.
Yến Vi Sí cười lạnh, đúng là một đứa con ngỗ nghịch.
Vẫn là chó vàng ngoan hơn, sáng mai sẽ dẫn nó ra ngoài chạy bộ, hái hoa dại tặng Trần Vụ.
Vào giờ mà dân văn phòng ở Thủ Thành bắt đầu tăng ca, trong thôn chỉ mỗi nhà Trần Vụ sáng đèn, vừa ồn ào vừa yên tĩnh, tạo nên một sự hài hòa độc đáo.
Yến Vi Sí không chịu ngủ yên, kéo Trần Vụ mang chiếu lên sân thượng, hai người nằm hóng mát dưới ánh trăng.
Trần Vụ đã bôi thuốc tự chế lên người, cũng bôi cho Yến Vi Sí rất nhiều để chống muỗi. Bên cạnh còn đốt một miếng nhang muỗi, một phần xua đuổi muỗi, một phần bị gió xua đi.
Yến Vi Sí gối tay sau đầu, gác chân lên ngắm bầu trời đầy sao, tiếc nuối nói: “Ở đây nhìn sao còn rõ hơn ở Thủ Thành, biết thế đã mang theo kính viễn vọng rồi.”
“Lần sau mang theo là được.” Trần Vụ cầm quạt nan phe phẩy phạch phạch.
Cảm giác tiếc nuối nhỏ nhoi của Yến Vi Sí nhanh chóng tan biến, có một người yêu có thể giúp mình bình ổn tâm trạng quan trọng thật.
“Ngày mai đi gặt lúa mì có gì cần chú ý không?” Yến Vi Sí chủ động hỏi, từng chữ đều không giấu nổi sự mong chờ.
Đối với hắn, gặt lúc mì là lối thoát tự do trong cuộc sống trong cuộc đời, vì vậy hắn luôn nhớ về nó, và cũng nhờ đó mà vượt qua được một giai đoạn khiến hắn cảm thấy khó thở.
“Mặt trời lên sẽ rất nóng, chúng ta phải ra đồng sớm một chút, những thứ khác đều ổn cả, chủ yếu là mang theo nước. Anh đã nhờ trưởng thôn chuẩn bị áo khoác lao động cho chúng ta, mặc trước khi ra ngoài, áo đó rất bền.” Trần Vụ vỗ quạt nan vào quần đùi của Yến Vi Sí, “Em chưa từng dùng liềm, đến lúc đó anh sẽ dạy em. Nếu em không đạt được trình độ cơ bản thì không được gặt lúa mì đâu, không là sẽ bị thương ở tay đấy.”
Yến Vi Sí nhướng mày, liềm có gì mà không biết dùng chứ.
Một tia sáng bạc vụt qua bầu trời đêm.
“Có phải sao băng không?” Trần Vụ ngẩn ra một giây, rồi vui mừng nói, “Mau ước đi.”
Anh nhắm mắt lại, thành tâm cầu nguyện.
“A Sí, em ước chưa?”
“Ước rồi.”
“Ước gì vậy?”
Yến Vi Sí rút cánh tay từ sau đầu ra, ôm eo Trần Vụ kéo anh vào lòng mình.
Ước một điều ước rất tham lam.
Kiếp này chắc chắn sẽ cùng nhau đi đến cuối đường, hắn cầu mong cho cả kiếp sau nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.