Chương 34: Nghiệp Âm - Quyển 2 - Chương 14: Chỉ còn lại những đau thương
sunflower12080810
01/08/2018
Bấy giờ, trước mắt chúng tôi thoạt nhiên thấy xuất hiện là cảnh sắc non thủy hữu tình đến huyền ảo. Cả một hồ nước rộng lớn đương nằm gọn trong sự ôm ấp của trùng điệp núi rừng. Dưới ánh trăng đêm vành vạch, từng cành cây khép nép uốn mình vươn dài xuống mặt hồ, thực tựa như bóng dáng thướt tha của mấy thiếu nữ còn đang vẻ xuân sắc. Vài đợt sóng nước dập dìu nổi lên qua lại làm phản chiếu thứ ánh sáng đa chiều trên bầu trời, tất thẩy vì thế mà trở nên lấp lánh đến khôn cùng, quả thực là kì ảo. Bốn bề lúc này râm ran là tiếng trò chuyện của muôn thú, âm thanh rộn rã như thể muốn con người ta phải say đắm trong cái mộng cảnh vật. Ba người chúng tôi thả hồn theo sự mê hoặc của bức tranh rừng núi cho đến tận khi thầy Hữu bất ngờ lên tiếng,
-Chắc chắn là nơi này rồi, có lẽ tiền nhân cố ý muốn giúp đỡ chúng ta. Lần này may sao trong họa đã có phúc, hành động tiếp theo có lẽ phải dựa vào thực lực của bản thân. Thuận thắp hai cây đèn cầy lên, ta muốn xem huyền cơ trong hai cây đèn này ra sao.
Anh Thuận đưa mắt sang tìm sự trợ giúp của tôi. Đoạn lấy ra hai cây đèn cầy cùng hai hộp quẹt, anh Thuận dặn kỹ,
-Nhớ lấy, đèn mà không sáng lên cùng lúc thì ắt gặp phải họa sát thân.
Lời nói của anh Thuận hệt như những gì mà thầy Hải đã căn dặn lúc trước. Hai người chúng tôi cẩn trọng nhìn nhau hành sự, trong lòng có chút hồi hộp về những gì sắp xảy ra tiếp tới. Chợt, ngay sau khi ngọn lửa từ hai cây đèn lay lắt sáng lên thì ba người chúng tôi lập tức thấy có mấy bóng đen chạy vụt qua trước mặt. Tất cả chỉ xảy ra trong tích tắc nên rất khó để xác định được là thực hay ảo. Thầy Hữu quan sát xung quanh một lượt, đoạn bảo tôi và anh Thuận cầm đèn đi men theo hồ nước xem có gì lạ không, thầy sẽ theo sau để cảnh giới. Ba người chúng tôi dưới thứ ánh sáng bập bùng của hai cây đèn cứ thế lần mò từng bước một trên vùng nội cỏ u tịch. Thoạt, có tiếng người ngêu ngao hát ở phía đối diện, lần này là tiếng hát của một người nữ nhi trung tuổi. Ba người chúng tôi vì thế mà đứng lại tập trung nghe ngóng, đoạn thấy có vẻ như rầu rĩ u sầu lắm,
-Bao năm thác cốt nơi rừng núi, một lòng chung thủy giữ thần binh. Tình xưa nghĩa cũ sao chẳng thấy, chờ ngọn uyên ương thỉnh hồn về.
Tiếng hát cứ thế trôi nổi giữa cái màn đêm nhạt màu, nó cuốn lấy tâm trí của con người và khiến cho ta có phần nào đó phải nặng lòng theo thứ âm sắc đương quanh quẩn bên tai. Thoạt, có tiếng nữ nhân gọi nhau nghe thật rộn rã, anh Thuận thấy thế thì liền đánh tiếng cho tôi,
-Nhìn, nhìn xem, đằng kia là thứ gì vậy.
Tôi lập tức phóng tầm mắt về phía trước, giữa ánh trăng đêm hư thực lẫn lộn, hình ảnh mấy người thiếu nữ mỹ miều đương ngồi giỡn nước đùa mây ở sát mép bờ trông thực kì dị. Mái tóc của họ mượt mà uấn lượn dài quá người đến chạm xuống cả mặt nước, phải khó lắm tôi mới thấy được những cử động của họ. Bấy giờ, không rõ là do vô tình hay hữu ý, một trong mấy người thiếu nữ đương xuất hiện bất ngờ đứng dậy, cô ta vẫy tay về hướng chúng tôi rồi quay lưng bỏ đi khuất bóng giữa cái màn đêm đen đặc. Cả kinh, tôi liền nói nhỏ sang với thầy Hữu, thầy Hữu hình như cũng nắm bắt được tình hình nên ra dấu cho tôi yên lặng để tiếp tục quan sát. Chừng mươi phút, trên không xuất hiện ba tiếng nổ đinh tai nhức óc, mấy bóng thiếu nữ sau đó cũng lập tức biến mất. Tôi và anh Thuận lấy làm lo lắng, riêng thầy Hữu thì cứ nấn ná không hề manh động, xem bộ dạng thì quả thực là Thầy vẫn đang rất điềm tĩnh. Đoạn anh Thuận thủ thỉ,
-Thầy Hữu, thiên tượng có sự lạ, bây giờ chúng ta phải làm gì tiếp.
Thầy Hữu lúc đó vẫn im lặng, hai mắt hướng thẳng về phía trước, toàn thân không hề có sự chuyển động. Thấy vậy, anh Thuận liền cầm cây đèn dơ ra trước mặt thầy Hữu. Giật mình, thầy Hữu liền khua lên tay ngang mặt, anh Thuận do đó mà không kịp phản ứng lại nên mới bất cẩn làm rơi chiếc đèn cày. Ngay khi ngọn lửa vừa tắt, trời bất đầu nổi trận cuồng phong, mặt hồ sóng nước dao động một cách giữ dội, mấy tán cây lớn va đập vào nhau tạo nên tiếng động tựa như sự gầm thét của núi rừng. Thầy Hữu trông cảnh tượng trước mắt thì hô hoán rất nhanh,
-Tắt hết đèn cầy đi rồi thắp lại, nhanh lên!
Tôi luống cuống dập ngay ngọn đèn cầy đang cháy sáng, anh Thuận ở kế bên cũng đã ổn định. Hai người lại bắt đầu đồng nhất nhìn nhau thắp đèn như ban nãy. May thay, khi ngọn lửa vừa sáng lên thì trời đã quang mây, cuồng phong cũng theo đó mà tan biến. Thầy Hữu đoạn quay sang nói,
-Cẩn thận kẻo bị mê hồn, ở đây rừng thiêng nước độc, mấy bóng nữ nhân vừa rồi chắc hẳn là oán linh của những cô gái xung phong thời chiến đã bỏ mạng nơi thâm sâu cùng cốc. Tiếng nổ vừa rồi trong thời chiến được coi như tiếng báo hiệu khi quân ta bị địch phát giác. Chúng ta đi sang bên đó xem sao, hy vọng là sẽ tìm kiếm được manh mối.
Thầy Hữu chỉ tay về phía đối diện, ba người chúng tôi lại men theo con nước mà đi tiếp. Được một đoạn, tôi nghe thoang thoảng như có tiếng hành quân mốt hai rất đều đặn ở phía sau. Mà không chỉ riêng tôi bắt được thứ âm thanh này, ngay cả anh Thuận cũng có vài phần cảm nhận được nên cứ ngoảnh đi ngoảnh lại để cảnh để cảnh giới, duy chỉ có thầy Hữu là vẫn thản nhiên rảo bước. Bấy giờ, chúng tôi đã đến địa điểm mà mấy bóng nữ nhân vừa rồi xuất hiện. Thầy Hữu đảo quanh một vòng để xem xét sự tình, đoạn cắm cơ man nào là hương và thuốc lá xuống đất, kể cả hai ngọn đèn cầy uyên ương cũng không nằm ngoại lệ. Đoạn thầy Hữu khấn vái tứ phương, giọng nói thủ thỉ rất khó nghe,
-Tấu lậy quan thần địa đất, tấu lậy bách vạn vong linh, oan gia trái chủ. Chúng tôi vốn dĩ không phải là người ở địa hạt này, nay đến đây thắp đèn dâng nhang xin được chỉ đường đi tìm thần binh lợi khí. Nếu như có duyên thì xin các vị linh ứng cho chúng tôi được biết.
Thầy Hữu vừa dứt lời thì mấy cây nhang đồng loạt cháy bừng lên. Anh Thuận đứng ngay cạnh tôi lúc ấy bất ngờ ngồi bệt xuống đất. Anh ta lúc thì cười sằng sặc như điên như dại, lúc thì lại ôm mặt khóc nức nở trông thực sầu lòng. Thầy Hữu thấy biểu hiện của anh Thuận như vậy thì liền an ủi,
-Thế cô là ai đấy? Nhập vào cậu này muốn nhờ vả điều gì? Cô cứ nói với chúng tôi, khéo khi chúng tôi lại giúp đỡ được cô.
Vong linh trong người anh Thuận gào lên một cách thảm thiết,
-Chết, chết hết rồi, làm gì còn ai, bọn giặc đánh úp từ đường số bốn chiếm được Thất Khê, tuyến phòng thủ của trung đoàn 199 tan vỡ không còn ai ở lại mặt trận nữa.
Vong linh càng nói thì thầy Hữu lại càng xúc động, ánh mắt trùng xuống lộ rõ là những nỗi muộn phiền. Đoạn thầy Hữu ân cần, giọng nói thể hiện sự đồng cảm của những người đã từng đi qua thời loạn.
-Đồng chí, chiến sự giờ đã ngưng, đất nước bốn bề được yên bình. Tôi biết, đồng chí đang rất đau xót, số phận của những người đã từng tham gia mặt trận trên biên năm ấy thật hẩm hiu. Nhưng đồng chí à, nhân thế luân hồi có tử thì ắt sẽ có sinh. Sự ra đi của các đồng chí đã góp phần to lớn đem lại hòa bình cho dân tộc. Hay để chúng tôi góp sức đưa hài cốt của đồng chí về với gia đình, người thân. Đồng chí thấy ý kiến của tôi như thế có được không?
Vong linh lúc này đã ngưng khóc, cơ thể cứ gật gù ngả nghiêng sang hai bên, lúc thì ngả người ra đằng sau như sắp ngã, lúc thì lại cúi gầm mặt xuống đến tận sát đất.
-Chúng tôi ở đây có bốn người, trong đó một người mới ra trận được vài tháng thì hy sinh. Ba người còn lại bao gồm cả tôi thì bị địch bắt rồi giết ngay trong địa phận của thị trấn Thất Khê, thân xác hồn vía đã vĩnh viễn bó buộc vào với núi rừng. Nay mấy người đến đây, ta vì cô đơn quá mà muốn nhập xác để trò chuyện, nếu có cơ hội thì thỉnh thoảng tới đây thắp cho ta nén nhang. Ta đi đây, nhường chỗ cho người thật sự có cơ duyên với ba vị.
Thầy Hữu còn chưa kịp nói lời bái biệt thì anh Thuận đã đưa tay lên vuốt ve mái tóc hệt như cách hành xử của người nữ nhi. Cử chỉ này của anh Thuận khiến cho thầy Hữu có đôi phần bất ngờ,
-Cô đây là?
Thầy Hữu ngắt ngứ, vong linh nhìn hai người chúng tôi luống cuống thì liền cười nhẹ rồi trả lời,
-Tôi là người nắm giữ huyền cơ trong hai ngọn đèn cầy, cũng là người đã tự tay tạo ra tấm địa đồ mà mấy người đang sở hữu. Không ngờ sau ngần ấy năm, hôm nay đã có người đem theo những tín vật này đến đây, thật khó lòng mà tin được.
Âm sắc trong giọng nói của vong nữ này nghe thực nhẹ nhàng, tưởng chừng như đang rót mật vào tai. Nhưng quả thực, nếu như để ý kỹ, lời nói của người này còn khiến cho ta thấy được đây là một nữ nhi sắc xảo, khôn ngoan, tuy có sự phô trương những vẫn giữ được vẻ lịch thiệp, thực là hiếm có. Thầy Hữu chắc chẳn cũng có sự cảm phục trước cá tính của người này nên mới nói ngay,
-Bình sinh chắc cô là người tài trí khôn cùng, Hữu tôi xin bội phục. Nhưng vừa rồi cô có nói rằng những món bảo vật này là do cô tự tay làm ra, vậy lẽ nào cô và thầy Hải là chỗ quen biết?
Vong linh hạ giọng, mới chỉ nói đến đây thôi mà hai khóe mắt đã trực trào đổ lệ.
-Tôi và anh Hải vốn dĩ có mối quan hệ mật thiết, tôi là người Hải Dương, cùng thôn quê lối xóm với anh Hải. Năm ấy tôi cùng anh từ Hải Dương ra Hà Nội kiếm sống, chúng tôi ban đầu là vì cái tình làng nghĩa xóm mà giúp đỡ nhau, sau này thấy lối sống có phần tâm đầu ý hợp nên nảy sinh tình cảm. Chuyện gì của anh Hải tôi cũng biết, ngay cả câu chuyện anh nhận sự ủy thác của người cha quá cố đi tìm trấn gia chi bảo tôi cũng rất rõ. Thậm chí, tôi đã từng cùng anh vứt bỏ đi hết công việc mà xuôi đường từ nam chí bắc để tìm hỏi tung tích của bảo vật. Được hơn hai năm, anh Hải xung phong tòng quân lên vùng biên phía Bắc. Tôi hay tin ấy thì cũng nhờ người thân xin cho đi theo anh Hải vào bên quân nhu. Anh Hải đóng quân ở đoạn thị xã, đơn vị của tôi và anh ấy cách nhau chừng sáu bảy mươi cây. Ngày ấy, tôi thường cùng với mấy người đồng đội đi xuyên rừng lên biên để mang hàng tiếp ứng cho mặt trận. Cũng chính vì thế mà tôi vô tình phát hiện được địa điểm cất giấu thần kiếm của tiền nhân Trần thị. Vì sợ chuyện này bị phát giác, anh Hải dặn tôi cứ vẽ một bản thảo chỉ đường dẫn tới ven hồ, sau này khi chiến tranh kết thúc sẽ tính tiếp. Nhưng nào có ai ngờ, chiến tranh thuở ấy loạn lạc, trung đoàn của anh Hải tan vỡ, toàn quân rút về tuyến phòng thủ thứ hai. Chúng tôi được cắt cử lên Thanh Khê để hỗ trợ cho những thương bệnh binh còn xót lại ở mặt trận, đội ngũ quân nhu và y bác sĩ chỉ khoảng mười người. Thật không may, khi chúng tôi vừa lên đến địa hạt Thanh Khê thì nghe tin giặc đã đánh ngược từ đường số bốn vào sau lưng của trung đoàn, giờ không thể quay xe được nữa, đi tiếp cũng chết mà lùi cũng chết. Tôi quyết chí xung phong mở đường, theo sau là ba người nữa, tốp còn lại tự chia ra đi tìm đường thoát thân. Năm ấy tôi phơi xác giữa trận mạc, trong ba lô vẫn còn giữ nguyên hai cây đèn cầy uyên ương mà tôi và anh Hải đã từng lấy làm vật chứng để thề non hẹn biển. Sau này, xác của bốn người chúng tôi được đưa về Hữu Lũng để chôn cất, đúng tại khu vực này. Anh Hải khi xuất ngũ có cùng đồng đội đến tìm và nhận lại mấy vật phẩm tư trang của tôi, bao gồm cả tấm địa đồ cùng hai cây đèn cầy. Ấy vậy mà đã hai mươi năm rồi, hai mươi năm của sự xa cách, hai mươi năm của những mất mát đâu thương. Chiến tranh thật khốc liệt quá, con mất cha, nhà mất nóc, có những người ra đi mà chẳng thể nào quay trở về được với quê hương nguồn cội.
Vong linh nói đến đây thì không kìm được nước mắt, mấy ngon tay cứ đan vào nhau rung lên bần bật trông thực thương cảm. Thiết nghĩ, những người sinh ra ở thời bình như tôi thật khó lòng hiểu cho hết được sự tàn khốc của bom đạn. Những con người của lịch sử, những con người đã đánh đổi cả tuổi trẻ, sự nhiệt huyết, thậm chí là tính mạng của mình để đem về bình yên cho tổ quốc. Công đức trời biển của họ sau này liệu được mấy người nhớ đến? Hương hỏa nhang khói đâu bù đắp lại được so với những mất mát, những hy sinh này. Đâu đó, có thể là nơi thôn quê hay thành thị, vẫn có những bóng mẹ già bên cửa còm cõi chờ ngày con ra trận trở về.
-Xin cô nén lại nỗi đau mà giúp đỡ cho chúng tôi lần này. Nhưng có điều tôi không hiểu, tại sao thầy Hải không đưa hài cốt cô cùng những người đồng đội về với quê nhà để được đoàn tụ với con cháu?
Thầy Hữu dù thương cảm nhưng vẫn cố gắng để hoàn thành được công việc, phần cũng vì thời gian của chúng tôi lúc này đang có sự cấp bách. Vong linh nghe thế thì sụt sùi,
-Số là trước khi lên đây, tôi và anh Hải có từng lập một lời thề. Theo đó, nếu như hai người chúng tôi cùng trở về bình an sau chiến tranh thì sẽ dùng hai cây đèn cầy này làm đèn cưới. Còn nếu chẳng may, một trong hai phải bỏ mạng nơi chiến trường, việc gặp nhau sẽ chỉ xảy ra khi hai cây đèn cày được thắp sáng cùng lúc. Bằng không, hồn phách của người đã khuất sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở về dương thế, âu cũng là để tránh đi cái sự đau thương khi phải chia cách hai ngả âm trần. Hơn nữa, có lẽ anh Hải còn muốn giữ hai cây đèn này cho người có duyên với thần kiếm của Trần thị. Bởi lẽ, bản thân tôi chính là chìa khóa cuối cùng cho tấm tấm địa đồ.
Đến đây, anh Thuận bất ngờ đổ gục xuống, toàn thân lạnh toát đến kỳ lạ. Đâu đó, phía sau những hàng cây cổ thụ đan xen trước mặt, trong cái bóng đêm hư thực, tôi chợt thấy có bóng người con gái kiều diễm đang lả lướt qua lại. Thứ hình ảnh ấy cứ lập lòe ẩn hiện trông thực kì quái. Bấy giờ, bốn bề thoạt nhiên trở nên im lặng, chỉ nghe thoang thoảng có tiếng nữ nhân bên tai,
-Mấy người xin đi theo tôi, điểm đến cũng không còn xa nữa.
-Chắc chắn là nơi này rồi, có lẽ tiền nhân cố ý muốn giúp đỡ chúng ta. Lần này may sao trong họa đã có phúc, hành động tiếp theo có lẽ phải dựa vào thực lực của bản thân. Thuận thắp hai cây đèn cầy lên, ta muốn xem huyền cơ trong hai cây đèn này ra sao.
Anh Thuận đưa mắt sang tìm sự trợ giúp của tôi. Đoạn lấy ra hai cây đèn cầy cùng hai hộp quẹt, anh Thuận dặn kỹ,
-Nhớ lấy, đèn mà không sáng lên cùng lúc thì ắt gặp phải họa sát thân.
Lời nói của anh Thuận hệt như những gì mà thầy Hải đã căn dặn lúc trước. Hai người chúng tôi cẩn trọng nhìn nhau hành sự, trong lòng có chút hồi hộp về những gì sắp xảy ra tiếp tới. Chợt, ngay sau khi ngọn lửa từ hai cây đèn lay lắt sáng lên thì ba người chúng tôi lập tức thấy có mấy bóng đen chạy vụt qua trước mặt. Tất cả chỉ xảy ra trong tích tắc nên rất khó để xác định được là thực hay ảo. Thầy Hữu quan sát xung quanh một lượt, đoạn bảo tôi và anh Thuận cầm đèn đi men theo hồ nước xem có gì lạ không, thầy sẽ theo sau để cảnh giới. Ba người chúng tôi dưới thứ ánh sáng bập bùng của hai cây đèn cứ thế lần mò từng bước một trên vùng nội cỏ u tịch. Thoạt, có tiếng người ngêu ngao hát ở phía đối diện, lần này là tiếng hát của một người nữ nhi trung tuổi. Ba người chúng tôi vì thế mà đứng lại tập trung nghe ngóng, đoạn thấy có vẻ như rầu rĩ u sầu lắm,
-Bao năm thác cốt nơi rừng núi, một lòng chung thủy giữ thần binh. Tình xưa nghĩa cũ sao chẳng thấy, chờ ngọn uyên ương thỉnh hồn về.
Tiếng hát cứ thế trôi nổi giữa cái màn đêm nhạt màu, nó cuốn lấy tâm trí của con người và khiến cho ta có phần nào đó phải nặng lòng theo thứ âm sắc đương quanh quẩn bên tai. Thoạt, có tiếng nữ nhân gọi nhau nghe thật rộn rã, anh Thuận thấy thế thì liền đánh tiếng cho tôi,
-Nhìn, nhìn xem, đằng kia là thứ gì vậy.
Tôi lập tức phóng tầm mắt về phía trước, giữa ánh trăng đêm hư thực lẫn lộn, hình ảnh mấy người thiếu nữ mỹ miều đương ngồi giỡn nước đùa mây ở sát mép bờ trông thực kì dị. Mái tóc của họ mượt mà uấn lượn dài quá người đến chạm xuống cả mặt nước, phải khó lắm tôi mới thấy được những cử động của họ. Bấy giờ, không rõ là do vô tình hay hữu ý, một trong mấy người thiếu nữ đương xuất hiện bất ngờ đứng dậy, cô ta vẫy tay về hướng chúng tôi rồi quay lưng bỏ đi khuất bóng giữa cái màn đêm đen đặc. Cả kinh, tôi liền nói nhỏ sang với thầy Hữu, thầy Hữu hình như cũng nắm bắt được tình hình nên ra dấu cho tôi yên lặng để tiếp tục quan sát. Chừng mươi phút, trên không xuất hiện ba tiếng nổ đinh tai nhức óc, mấy bóng thiếu nữ sau đó cũng lập tức biến mất. Tôi và anh Thuận lấy làm lo lắng, riêng thầy Hữu thì cứ nấn ná không hề manh động, xem bộ dạng thì quả thực là Thầy vẫn đang rất điềm tĩnh. Đoạn anh Thuận thủ thỉ,
-Thầy Hữu, thiên tượng có sự lạ, bây giờ chúng ta phải làm gì tiếp.
Thầy Hữu lúc đó vẫn im lặng, hai mắt hướng thẳng về phía trước, toàn thân không hề có sự chuyển động. Thấy vậy, anh Thuận liền cầm cây đèn dơ ra trước mặt thầy Hữu. Giật mình, thầy Hữu liền khua lên tay ngang mặt, anh Thuận do đó mà không kịp phản ứng lại nên mới bất cẩn làm rơi chiếc đèn cày. Ngay khi ngọn lửa vừa tắt, trời bất đầu nổi trận cuồng phong, mặt hồ sóng nước dao động một cách giữ dội, mấy tán cây lớn va đập vào nhau tạo nên tiếng động tựa như sự gầm thét của núi rừng. Thầy Hữu trông cảnh tượng trước mắt thì hô hoán rất nhanh,
-Tắt hết đèn cầy đi rồi thắp lại, nhanh lên!
Tôi luống cuống dập ngay ngọn đèn cầy đang cháy sáng, anh Thuận ở kế bên cũng đã ổn định. Hai người lại bắt đầu đồng nhất nhìn nhau thắp đèn như ban nãy. May thay, khi ngọn lửa vừa sáng lên thì trời đã quang mây, cuồng phong cũng theo đó mà tan biến. Thầy Hữu đoạn quay sang nói,
-Cẩn thận kẻo bị mê hồn, ở đây rừng thiêng nước độc, mấy bóng nữ nhân vừa rồi chắc hẳn là oán linh của những cô gái xung phong thời chiến đã bỏ mạng nơi thâm sâu cùng cốc. Tiếng nổ vừa rồi trong thời chiến được coi như tiếng báo hiệu khi quân ta bị địch phát giác. Chúng ta đi sang bên đó xem sao, hy vọng là sẽ tìm kiếm được manh mối.
Thầy Hữu chỉ tay về phía đối diện, ba người chúng tôi lại men theo con nước mà đi tiếp. Được một đoạn, tôi nghe thoang thoảng như có tiếng hành quân mốt hai rất đều đặn ở phía sau. Mà không chỉ riêng tôi bắt được thứ âm thanh này, ngay cả anh Thuận cũng có vài phần cảm nhận được nên cứ ngoảnh đi ngoảnh lại để cảnh để cảnh giới, duy chỉ có thầy Hữu là vẫn thản nhiên rảo bước. Bấy giờ, chúng tôi đã đến địa điểm mà mấy bóng nữ nhân vừa rồi xuất hiện. Thầy Hữu đảo quanh một vòng để xem xét sự tình, đoạn cắm cơ man nào là hương và thuốc lá xuống đất, kể cả hai ngọn đèn cầy uyên ương cũng không nằm ngoại lệ. Đoạn thầy Hữu khấn vái tứ phương, giọng nói thủ thỉ rất khó nghe,
-Tấu lậy quan thần địa đất, tấu lậy bách vạn vong linh, oan gia trái chủ. Chúng tôi vốn dĩ không phải là người ở địa hạt này, nay đến đây thắp đèn dâng nhang xin được chỉ đường đi tìm thần binh lợi khí. Nếu như có duyên thì xin các vị linh ứng cho chúng tôi được biết.
Thầy Hữu vừa dứt lời thì mấy cây nhang đồng loạt cháy bừng lên. Anh Thuận đứng ngay cạnh tôi lúc ấy bất ngờ ngồi bệt xuống đất. Anh ta lúc thì cười sằng sặc như điên như dại, lúc thì lại ôm mặt khóc nức nở trông thực sầu lòng. Thầy Hữu thấy biểu hiện của anh Thuận như vậy thì liền an ủi,
-Thế cô là ai đấy? Nhập vào cậu này muốn nhờ vả điều gì? Cô cứ nói với chúng tôi, khéo khi chúng tôi lại giúp đỡ được cô.
Vong linh trong người anh Thuận gào lên một cách thảm thiết,
-Chết, chết hết rồi, làm gì còn ai, bọn giặc đánh úp từ đường số bốn chiếm được Thất Khê, tuyến phòng thủ của trung đoàn 199 tan vỡ không còn ai ở lại mặt trận nữa.
Vong linh càng nói thì thầy Hữu lại càng xúc động, ánh mắt trùng xuống lộ rõ là những nỗi muộn phiền. Đoạn thầy Hữu ân cần, giọng nói thể hiện sự đồng cảm của những người đã từng đi qua thời loạn.
-Đồng chí, chiến sự giờ đã ngưng, đất nước bốn bề được yên bình. Tôi biết, đồng chí đang rất đau xót, số phận của những người đã từng tham gia mặt trận trên biên năm ấy thật hẩm hiu. Nhưng đồng chí à, nhân thế luân hồi có tử thì ắt sẽ có sinh. Sự ra đi của các đồng chí đã góp phần to lớn đem lại hòa bình cho dân tộc. Hay để chúng tôi góp sức đưa hài cốt của đồng chí về với gia đình, người thân. Đồng chí thấy ý kiến của tôi như thế có được không?
Vong linh lúc này đã ngưng khóc, cơ thể cứ gật gù ngả nghiêng sang hai bên, lúc thì ngả người ra đằng sau như sắp ngã, lúc thì lại cúi gầm mặt xuống đến tận sát đất.
-Chúng tôi ở đây có bốn người, trong đó một người mới ra trận được vài tháng thì hy sinh. Ba người còn lại bao gồm cả tôi thì bị địch bắt rồi giết ngay trong địa phận của thị trấn Thất Khê, thân xác hồn vía đã vĩnh viễn bó buộc vào với núi rừng. Nay mấy người đến đây, ta vì cô đơn quá mà muốn nhập xác để trò chuyện, nếu có cơ hội thì thỉnh thoảng tới đây thắp cho ta nén nhang. Ta đi đây, nhường chỗ cho người thật sự có cơ duyên với ba vị.
Thầy Hữu còn chưa kịp nói lời bái biệt thì anh Thuận đã đưa tay lên vuốt ve mái tóc hệt như cách hành xử của người nữ nhi. Cử chỉ này của anh Thuận khiến cho thầy Hữu có đôi phần bất ngờ,
-Cô đây là?
Thầy Hữu ngắt ngứ, vong linh nhìn hai người chúng tôi luống cuống thì liền cười nhẹ rồi trả lời,
-Tôi là người nắm giữ huyền cơ trong hai ngọn đèn cầy, cũng là người đã tự tay tạo ra tấm địa đồ mà mấy người đang sở hữu. Không ngờ sau ngần ấy năm, hôm nay đã có người đem theo những tín vật này đến đây, thật khó lòng mà tin được.
Âm sắc trong giọng nói của vong nữ này nghe thực nhẹ nhàng, tưởng chừng như đang rót mật vào tai. Nhưng quả thực, nếu như để ý kỹ, lời nói của người này còn khiến cho ta thấy được đây là một nữ nhi sắc xảo, khôn ngoan, tuy có sự phô trương những vẫn giữ được vẻ lịch thiệp, thực là hiếm có. Thầy Hữu chắc chẳn cũng có sự cảm phục trước cá tính của người này nên mới nói ngay,
-Bình sinh chắc cô là người tài trí khôn cùng, Hữu tôi xin bội phục. Nhưng vừa rồi cô có nói rằng những món bảo vật này là do cô tự tay làm ra, vậy lẽ nào cô và thầy Hải là chỗ quen biết?
Vong linh hạ giọng, mới chỉ nói đến đây thôi mà hai khóe mắt đã trực trào đổ lệ.
-Tôi và anh Hải vốn dĩ có mối quan hệ mật thiết, tôi là người Hải Dương, cùng thôn quê lối xóm với anh Hải. Năm ấy tôi cùng anh từ Hải Dương ra Hà Nội kiếm sống, chúng tôi ban đầu là vì cái tình làng nghĩa xóm mà giúp đỡ nhau, sau này thấy lối sống có phần tâm đầu ý hợp nên nảy sinh tình cảm. Chuyện gì của anh Hải tôi cũng biết, ngay cả câu chuyện anh nhận sự ủy thác của người cha quá cố đi tìm trấn gia chi bảo tôi cũng rất rõ. Thậm chí, tôi đã từng cùng anh vứt bỏ đi hết công việc mà xuôi đường từ nam chí bắc để tìm hỏi tung tích của bảo vật. Được hơn hai năm, anh Hải xung phong tòng quân lên vùng biên phía Bắc. Tôi hay tin ấy thì cũng nhờ người thân xin cho đi theo anh Hải vào bên quân nhu. Anh Hải đóng quân ở đoạn thị xã, đơn vị của tôi và anh ấy cách nhau chừng sáu bảy mươi cây. Ngày ấy, tôi thường cùng với mấy người đồng đội đi xuyên rừng lên biên để mang hàng tiếp ứng cho mặt trận. Cũng chính vì thế mà tôi vô tình phát hiện được địa điểm cất giấu thần kiếm của tiền nhân Trần thị. Vì sợ chuyện này bị phát giác, anh Hải dặn tôi cứ vẽ một bản thảo chỉ đường dẫn tới ven hồ, sau này khi chiến tranh kết thúc sẽ tính tiếp. Nhưng nào có ai ngờ, chiến tranh thuở ấy loạn lạc, trung đoàn của anh Hải tan vỡ, toàn quân rút về tuyến phòng thủ thứ hai. Chúng tôi được cắt cử lên Thanh Khê để hỗ trợ cho những thương bệnh binh còn xót lại ở mặt trận, đội ngũ quân nhu và y bác sĩ chỉ khoảng mười người. Thật không may, khi chúng tôi vừa lên đến địa hạt Thanh Khê thì nghe tin giặc đã đánh ngược từ đường số bốn vào sau lưng của trung đoàn, giờ không thể quay xe được nữa, đi tiếp cũng chết mà lùi cũng chết. Tôi quyết chí xung phong mở đường, theo sau là ba người nữa, tốp còn lại tự chia ra đi tìm đường thoát thân. Năm ấy tôi phơi xác giữa trận mạc, trong ba lô vẫn còn giữ nguyên hai cây đèn cầy uyên ương mà tôi và anh Hải đã từng lấy làm vật chứng để thề non hẹn biển. Sau này, xác của bốn người chúng tôi được đưa về Hữu Lũng để chôn cất, đúng tại khu vực này. Anh Hải khi xuất ngũ có cùng đồng đội đến tìm và nhận lại mấy vật phẩm tư trang của tôi, bao gồm cả tấm địa đồ cùng hai cây đèn cầy. Ấy vậy mà đã hai mươi năm rồi, hai mươi năm của sự xa cách, hai mươi năm của những mất mát đâu thương. Chiến tranh thật khốc liệt quá, con mất cha, nhà mất nóc, có những người ra đi mà chẳng thể nào quay trở về được với quê hương nguồn cội.
Vong linh nói đến đây thì không kìm được nước mắt, mấy ngon tay cứ đan vào nhau rung lên bần bật trông thực thương cảm. Thiết nghĩ, những người sinh ra ở thời bình như tôi thật khó lòng hiểu cho hết được sự tàn khốc của bom đạn. Những con người của lịch sử, những con người đã đánh đổi cả tuổi trẻ, sự nhiệt huyết, thậm chí là tính mạng của mình để đem về bình yên cho tổ quốc. Công đức trời biển của họ sau này liệu được mấy người nhớ đến? Hương hỏa nhang khói đâu bù đắp lại được so với những mất mát, những hy sinh này. Đâu đó, có thể là nơi thôn quê hay thành thị, vẫn có những bóng mẹ già bên cửa còm cõi chờ ngày con ra trận trở về.
-Xin cô nén lại nỗi đau mà giúp đỡ cho chúng tôi lần này. Nhưng có điều tôi không hiểu, tại sao thầy Hải không đưa hài cốt cô cùng những người đồng đội về với quê nhà để được đoàn tụ với con cháu?
Thầy Hữu dù thương cảm nhưng vẫn cố gắng để hoàn thành được công việc, phần cũng vì thời gian của chúng tôi lúc này đang có sự cấp bách. Vong linh nghe thế thì sụt sùi,
-Số là trước khi lên đây, tôi và anh Hải có từng lập một lời thề. Theo đó, nếu như hai người chúng tôi cùng trở về bình an sau chiến tranh thì sẽ dùng hai cây đèn cầy này làm đèn cưới. Còn nếu chẳng may, một trong hai phải bỏ mạng nơi chiến trường, việc gặp nhau sẽ chỉ xảy ra khi hai cây đèn cày được thắp sáng cùng lúc. Bằng không, hồn phách của người đã khuất sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở về dương thế, âu cũng là để tránh đi cái sự đau thương khi phải chia cách hai ngả âm trần. Hơn nữa, có lẽ anh Hải còn muốn giữ hai cây đèn này cho người có duyên với thần kiếm của Trần thị. Bởi lẽ, bản thân tôi chính là chìa khóa cuối cùng cho tấm tấm địa đồ.
Đến đây, anh Thuận bất ngờ đổ gục xuống, toàn thân lạnh toát đến kỳ lạ. Đâu đó, phía sau những hàng cây cổ thụ đan xen trước mặt, trong cái bóng đêm hư thực, tôi chợt thấy có bóng người con gái kiều diễm đang lả lướt qua lại. Thứ hình ảnh ấy cứ lập lòe ẩn hiện trông thực kì quái. Bấy giờ, bốn bề thoạt nhiên trở nên im lặng, chỉ nghe thoang thoảng có tiếng nữ nhân bên tai,
-Mấy người xin đi theo tôi, điểm đến cũng không còn xa nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.