Chương 16: Hồi thứ năm (C)
Khuyết Danh
04/11/2017
Thái hậu quát to:
- Thượng hoàng giáng chiếu lập mày làm hữu hoàng hậu, thế thì tả hoàng hậu khi trước, dễ có khi không phải tự thượng hoàng giáng chiếu lập lên hay sao!
Phi Giao hoàng hậu nói:
-Hùng hậu phạm tội phản nghịch, quyết không thể tha được, ngày nay phiếm truất vào lãnh cung, còn là khoan thứ đó. Đến như con đây, có tội lỗi gì mà mẫu hậu muốn phiếm truất.
Thái hậu nghe lời, cau mày nghiến răng mà rằng:
- Mày cãi là mày không có tội lỗi, nhưng mày thử tự nghĩ thân mày xem bao nhiêu tội: Mày làm mê hoặc thiên tử mà dung túng bọn quyền gian; không nghe lời trung ngôn, để đến nỗi một bậc lão thần phải dập đầu mà tự tử. Mày dùng Mã Thuận giao thông với bọn tôn thất, làm nhiều việc càn rỡ lạ thường. Mày chỉ biết cậy thế hành hung, còn giang sơn này dẫu về tay ai, mày cũng chẳng quản vậy.
Thái hậu nói chưa dứt lời thì Phi Giao hoàng hậu hầm hầm nổi giận:
- Con có cậy thế hành hung, khiến giang sơn này về tay bọn nội thất, há chẳng còn hơn mẫu hậu binh vực họ Hùng sỉ mắng thiên tử, muốn đem giang sơn này trao cho bọn ngoại thích, hay sao!
Thái hậu nghe nói, lại càng căm tức bội phần, không thể nào nhịn cho được, mới quát to:
- Thôi, thôi! Thế này thì còn nói chi nữa! Âu là ngày nay ta quyết vì nhà Hoàng Phủ ta mà trừ tai vạ này.
Thái hậu vừa nói, vừa rút thanh bảo kiếm treo ở trên tường, rồi xông đến trước mặt Phi Giao hoàng hậu mà giơ lên chém. Vua Anh Tôn trông thấy, chẳng còn hồn vía nào nữa, vội vàng lấy Phi Giao hoàng hậu và khóc mà tâu với thái hậu rằng:
- Muôn tâu mẫu hậu! Muôn điều lầm lỗi, con xin chịu cả. Nếu mẫu hậu giết hữu cung thì xin mẫu hậu giết con trước.
Các nội giám và cung nữ cũng đều run sợ, quì xuống mà đồng thanh tâu rằng:
- Muôn tâu thái hậu! Hữu hoàng hậu còn trẻ tuổi, có trót dại nói quá xúc phạm đến thái hậu, xin thái hậu cũng vì thánh thượng mà tha thứ một phen.
Vua Anh Tôn cũng khóc mà tâu rằng:
- Nếu mẫu hậu không xá tội cho hữu cung thì xin mẫu hậu giết cả con luôn thể, để trị tội bất hiếu của con.
Thái hậu nín lặng không nói câu gì, chỉ thở dài một tiếng, ném thanh bảo kiếm mà ngồi xuống ghế. Các cung nữ xúm lại đỡ Phi Giao hoàng hậu dậy. Bấy giờ Phi Giao hoàng hậu khiếp đảm kinh hồn, nét mặt tái mét, hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng, bất đắc dĩ cũng phải quì ở bên cạnh vua Anh Tôn mà phủ phục xuống đất. Vua Anh Tôn vừa lạy vừa tâu rằng:
- Muôn tâu mẫu hậu! Xin mẫu hậu bớt giận mà khoan thứ cho chúng con được đổi lỗi từ đây. Con đã khẩu truyền cho nội giám tức khắc tha tả hoàng hậu rồi. Con xin cam chịu tội bất hiếu.
Vua Anh Tôn vừa tâu vừa phủ phục xuống đất mà khóc. Thái hậu thở dài một tiếng rồi phán:
- Phi Giao! Thân phụ con vốn là người trung hiếu, thân mẫu con cũng hiền thục lạ thường. Trong anh em chị em chẳng có ai ngỗ nghịch cả, mà sinh ra con có tính gian hiểm lắm thay. Nếu vậy là một tai vạ cho nhà cho nước, con nên phải đởi lỗi mới được.
Nói xong, lại ngoảnh lại bảo vua Anh Tôn rằng:
- Từ nay tả hoàng hậu theo sang ở cung ta, trước là ta trông nom bệnh trạng cho, sau là để tránh khỏi những lời sàm báng. Chờ khi tả hoàng hậu hạ sinh hoàng nam, bấy giờ sẽ hay.
Nói xong, tức khắc đứng dậy về cung.
Lại nói chuyện đến việc nã tróc nhà họ Hùng. Nguyên ngày hôm ấy, Hùng Hiệu tiếp được gia thư của Hùng Khởi Thần gửi đến, báo tin nhà Hoàng Phủ được bình an cả. Hoàng Phủ Tương vương và Mạnh vương phi thì làm nhà ra ở tại bên mộ hai thân, còn Lương phu nhân cùng Lưu phu nhân thì phải trông nom mọi việc ở trong vương phủ. Nếu triều đình không xảy ra sự biến cố gì thì con và biểu huynh (trỏ Triệu Câu) đến thu này sẽ trở về kinh địa. Vợ chồng Hùng Hiệu đang xem thư thì bỗng thấy phía ngoài nào động có một tì nữ chạy vào khóc mà bẩm rằng:
- Dám bẩm lão gia, không biết việc gì mà mặt ngoài có quan quân kéo đến, đang bắt trói các gia đinh. Sắp vào tới đây, nói là phụng mệnh thánh thượng.
Vợ chồng Hùng Hiệu nghe báo, đã hơi hiểu việc, tức khắc truyền gọi Lương Cẩm Hà phu nhân và Phi Loan quận chúa để cùng ra tiếp chiếu. Hùng Hiệu lại dặn người nhà cấm không được khóc lóc.
Khi ra đến Ngân An điện thì thấy khâm sai quan là Tề vương đứng giữa, còn nội giám Mã Thuận đứng một bên, nét mặt hớn hở. Hùng Hiệu quì xuống đất. Tề vương mở chiếu chỉ ra đọc. Tờ chiếu như sau:
“Thừa thiên hưng vận, hoàng đế chiếu rằng:
Làm tôi thờ vua, tất phải tận trung, làm con thờ cha tất phải tận hiếu, còn vợ thờ chồng, cũng tất phải một lòng kính thuận mới nên. Nay tả cung Hùng hậu bỗng đem lòng oán vọng hoàng gia, qua nghe lời những bọn tiểu nhân, làm nhiều điều trái phép. Thế mà Bình Giang vương Hùng Hiệu và vợ là Vệ thị không biết khuyên bảo con gái, lại còn xúi giục làm càn, giao thông với bọn nội giám Uông Kim, mật bảo hai tên cung nữ đem bùa dấu yểm chôn ở dưới long sàng, đã ba tháng nay vậy. May mà đạo trời công chính, không dung kẻ gian, bỗng thấy tòa Khâm Thiên giám tâu rằng có yêu tinh hiển hiện, phải tra xét trong nội cung, bấy giờ mưu gian mới bại lộ.
Than ôi làm kẻ thần tử, dám nguyền rủa quân thượng thì tội ác ấy thật không sao có thể khoan tha. Hùng hậu kia nghĩ tình ân ái trong sáu năm, tha tội chết cho, hãy đem vào lãnh cung; còn vợ chồng Hùng Hiệu chịu ơn vua lộc nước đã hai mươi năm nay mà không biết tận trung báo quốc thì chết cũng đáng tội. Vậy trẫm sai Tề vương Hiển Khánh phụng mệnh đòi lại ấn kiếm nguyên soái. Lại tịch biên gia sản, và tróc nã toàn gia giao cho Tam pháp tư kết án trị tội. Khâm tai!”
Hùng Hiệu nghe xong sụp lạy, đứng dậy nộp trả ấn kiếm, rồi thở dài mà than rằng:
- Hùng Hiệu này cô phụ hoàng ân, dẫu chết cũng đáng, chỉ tiếc rằng lại mang tiếng phản nghịch thì thật là một sự di hận vô cùng vậy.
Mã Thuận bĩu môi, truyền cho quân sĩ lột bỏ mũ áo của Hùng Hiệu và xích tay lại. Bỗng thấy Vệ vương phi cùng Lương phu nhân và Phi Loan quận chúa thủng thỉnh đi đến. Tề vương trông thấy, có ý không nỡ, mới truyền bảo quân sĩ rằng:
- Bọn vương phi kia, bất tất phải dùng đến xiềng xích.
Vệ Dũng Nga vương phi mỉm cười mà bảo rằng:
-Nói làm chi thế! Đã là kẻ phạm tọi thì dẫu xiềng xích cũng chẳng ngại chi, xin người cứ chiếu theo quốc pháp.
Mã Thuận nói:
- Vệ vương phi biết phép như thế là phải, còn Phi Loan quận chúa thì hữu hoàng hậu đã khẩu truyền cho được miễn giam chỉ đưa vào trong phủ phò mã, rồi cùng Hùng Khởi Thần ly hôn, đợi khi Hoàng Phủ Tương vương hết tang, bấy giờ sẽ gả cho người khác.
Mã Thuận nói chưa dứt lời thì Phi Loan quận chúa thẹn đỏ mặt lên, cau mày mà rằng:
- Phi Loan này đã ở nhà họ Hùng thì ngày nay cũng xin theo họ Hùng vào trong ngục luôn thể, không dám tuân chỉ về phủ phò mã làm chi. Nhà ngươi tâu giúp với hữu hoàng hậu rằng ta đây không mặt mũi nào mà xin từ hôn một lần nữa.
Phi Loan quận chúa nói xong hai hàng nước mắt chảy xuống đầm đầm. Bỗng thấy gia binh ở ngoài cửa kéo đến, vây kín bốn mặt. Chúng reo ầm lên rằng:
- Thánh thượng không minh, lại nghi cho Hùng vương là kẻ phản nghịch, vậy chúng ta nên liều chết mà giữ lấy chủ nhân, cấm không cho ai được động đến.
Nói xong, cùng tuốt gươm ra, rồi cầm ở tay. Tề vương run sợ, vội vàng nắm tay Hùng Hiệu mà kêu rằng:
- Quốc trượng ơi! Xin quốc trượng bảo toàn tính mệnh cho tôi. Tôi chỉ phụng mệnh thánh thượng, bất đắc dĩ mà phải tới đây, chứ thực tôi không có lòng nào dám hãm hại quốc trượng vậy.
Nội giám Mã Thuận trông thấy gia binh toàn thị những tay hùng dũng, cũng kinh hồn khiếp đảm, mới nhân lúc Tề vương còn đang giải quyết mọi lẽ, liền lẻn ra cửa ngoài, lên ngựa về phi báo. Hùng Hiệu truyền bảo các gia binh rằng:
- Các ngươi còn ngu dại làm thế không được, sao lại dám cả gan mà kháng cự với triều đình. Đạo làm thần tử, phải vâng lời quân thượng, dẫu bắt mình chết mình cũng không dám chối từ. Nay triều đình đã giáng chỉ bắt ta, các ngươi chớ nên kháng cự.
Các gia đinh đều nói:
- Dám bẩm vương gia! Chúng con đội ơn vương gia đã lâu năm, trộm thấy vương gia thật là một người tận trung báo quốc. Ngày nay không biết tự ai sàm báng, mà thánh thượng lại nghi cho vương gia là kẻ phản nghịch. Cứ theo lời trong chiếu thư nói thì vương gia vào ngục chuyến này, khó lòng mong được toàn sinh, vậy ba trăm chúng con đây định liều chết giữ lấy vương gia, rồi theo vương gia cùng vào tâu thánh thượng xét nỗi oan tình mà giáng chỉ tha tội cho vương gia vậy.
Chúng nó xong liền quanh cả lại mà giữ lấy Hùng Hiệu, Hùng Hiệu nổi giận mắng giận rằng:
- Các ngươi làm bậy, khiến cho tấm lòng trung thành cùa Hùng Hiệu này vì các ngươi mà không giải tỏ ra được. Các ngươi không nghe lời ta thì chẳng còn ra thể nào!
Hùng Hiệu vừa nói vừa hầm hầm căm tức, lấy một thanh gươm toan đâm cổ tự tự. Tề vương luống cuống không biết làm thế nào, ngoảnh lại trông thấy Vệ Dũng Nga vương phi, liền kêu rầm lên mà bảo rằng:
- Vệ vương phi ơi! Ngày nay quốc trượng tự vẫn thì tôi biết phúc tấu thế nào cho được.
Vệ Dũng Nga vương phi chạy lại, giật lấy thanh gươm rồi quát mắng gia binh:
- Ngày nay triều đình giáng chỉ bắt vợ chồng ta bỏ ngục, không phải đã xử tử ngay đâu, cũng còn tra xét, nếu thật oan khuất, sẽ được khoan tha. Nay cứ theo như ý các ngươi làm thì thành ra các ngươi lại buộc cho vợ chồng ta vào tội phản nghịch đó. Các ngươi nên mau mau giải tán đi, kẻo ta cũng không thể tha các ngươi được.
Các gia binh nghe nói đều khóc oà lên mà rằng:
- Dám bẩm vương gia và vương phi! Chúng con chịu ơn cơm nặng áo dầy trong bấy nhiêu lâu, ngày nay vương gia và vương phi vào ngục thì chúng con xin tình nguyện cùng nhau theo chết.
Nói xong, liền bỏ cả gươm xuống. Tề vương thấy vậy cũng phải khen ngợi rằng:
- Quốc trượng đối với quân sĩ thật có lòng nhân từ, khiến cho chúng phải cảm phục như vậy thì khi nào nỡ phụ ơn triều đình. Nội giám Mã Thuận, thật đã vu oan cho kẻ trung thần. Ngày nay việc xảy ra dường này, khó cứu lại cho được, âu là tôi phải tâu với thánh thượng để giải oan cho quốc trượng mới xong.
Tề vương nói chưa dứt lời thì bỗng thấy mặt ngoài có ba trăm cấm binh kéo đến, vây kín cả chung quanh phủ. Đồ Man Định Quốc và Đồ Man An Quốc ngang nhiên bước vào, mở chiếu thư tuyên đọc. Tờ chiếu như sau:
“Thừa thiên hưng vận, hoàng đế chiếu rằng:
Hùng Hiệu phạm tội phản nghịch, đáng lẽ phải xử tử ngay, nhưng trẫm nghĩ thương là kẻ công thần, cho nên còn bắt giam để tra xét, không ngờ có chí phản nghịch đã lâu, vậy mới dám kháng nghịch thánh chỉ. Nay chuẩn bắt toàn gia Hùng Hiệu đem ra hành hình. Chỉ ban đặc ân cho vợ chồng Hùng Hiệu được toàn thi thể, đó cũng là lòng khoan thứ của trẫm vậy.
Còn bọn gia binh thì phải chém hết, để trị tội kháng cự triều đình. Khâm tai!”
Vợ chồng Hùng Hiệu nghe chiếu, nét mặt vẫn cứ nghiễm nhiên như thường. Hùng Hiệu lại nói với Tề vương rằng:
- Gia binh tôi quá ư ngu xuẩn, chúng xót thương vì chủ mà không biết thế nào là trái phép triều đình. Tôi thiết tưởng thánh thượng cũng nên rộng ơn mà khoan tha cho, chỉ trị tội một mình nhà tôi là đủ.
Vệ Dũng Nga vương phi cũng thở dài mà nói với Tề vương rằng:
- Con dâu tôi là Lương Cẩm Hà nên để theo tôi cùng chết, còn Phi Loan quận chúa thì chưa làm lễ thành hôn, chiếu luật chưa có thể trị tội được. Vậy nên tha cho quận chúa lại trở về nhà Hoàng Phủ.
Phi Loan quận chúa nghe lời liền nói với Vệ Dũng Nga vương phi rằng:
- Cô mẫu ơi! Lòng con đây quyết không bao giờ thay đổi dẫu sống hay chết cũng xin theo cô mẫu, để tỏ rằng nhà Hoàng Phủ con cũng chưa đến nỗi táng tâm.
Phi Loan quận chúa nói đến sự đau lòng ấy, lại vật mình lăn khóc. Vệ Dũng Nga vương phi không thể cầm nước mắt cho được, vội đỡ Phi Loan quận chúa dậy mà bảo rằng:
- Phi Loan quận chúa thật là một người hiền nữ, quả không phụ lòng tương tri của ta trong nửa năm trời nay.
Đồ Man Định Quốc truyền cho quân sĩ cứ theo phép công mà xích tay vợ chồng Hùng Hiệu, lại xích tay cả Phi Loan quận chúa và Lương Cẩm Hà phu nhân. Hùng Hiệu bấy giờ trong lòng chua xót, không thể nhịn được, mới phải nói với Đồ Man Định Quốc rằng:
- Đồ Man đại tướng quân ơi! Bọn nữ lưu kia không nên bắt chúng phải lột áo, cứ xích tay không cũng được.
Đồ Man Định Quốc nghe nói cả cười mà rằng:
- Bây giờ quốc trượng mới biết tôi là đại tướng quân! Quốc trượng vẫn tưởng rằng mặt trời cứ đứng ngọ mãi, ai ngờ cũng có lúc phải xế về tây. Quốc trượng ơi! Hôm trước quốc trượng đừng ra oai mà quát chém tôi thì làm chi đến nỗi khổ sở cho lắm.
Nói xong, truyền quân sĩ mau mau lột áo. Vệ Dũng Nga vương phi thấy vậy, trong lòng căm tức, liền quát một tiếng mà rằng:
- Anh em nhà ngươi chớ có cậy thế làm càn! Nhà ngươi muốn lột áo, ra sẽ làm cho ngươi biết tay họ Hùng này!
Nói xong, quay mình trở lại, giật tung xiềng xích ra, rồi bước rảo mấy bước, hai tay nắm lấy hai anh em Đồ Man Định Quốc mà quát to lên rằng:
- Trước sau ta cũng một chết mà thôi, chi bằng ta giết hai đứa gian tặc này để đền ơn thánh thượng!
Quan quân bấy giờ đều kinh sợ thất sắc. Tề vương vội vàng van lạy mà rằng:
- Trăm lạy vương phi! Xin vương phi tha cho hai tướng quân thì tôi được đội ơn vạn bội. Dẫu không lột áo, cũng chẳng hề chi. Việc này thật Đồ Man tướng quân có lỗi vậy.
Hùng Hiệu cũng khuyên bảo Vệ Dũng Nga vương phi rằng:
- Phu nhân ơi! Những đứa gian tặc rồi sau này nó cũng không tránh khỏi lưới trời. Nếu phu nhân giết nó thì tội kháng cự triều đình, ta đây khó lòng mà tránh khỏi. Cái tai vạ của nhà ta, tôi và phu nhân đều đã biết trước. Thôi thì chết cũng cam lòng, chỉ tiếc một điều rằng ta không biết nghe lời Hoàng Phủ Tương vương khuyên ta hôm xưa, để đến nỗi lại mang tiếng phản nghịch vậy.
Bấy giờ Vệ vương phi mới buông Đồ Man Định Quốc và Đồ Man An Quốc ra. Hai người đứng dậy, truyền quân sĩ cứ để nguyên áo mà trói lại. Tịch biên hết tài sản trong vương phủ. Khi tịch biên xong, Tề vương toan trở về phúc chỉ thì bỗng lại có thánh chỉ đến. Mọi người đều quì cả xuống để nghe. Nội giám mở tờ chiếu ra tuyên đọc. Chiếu rằng:
“Bình Giang vương Hùng Hiệu tội ác rõ rệt, đáng lẽ phải xử quyết ngay, nhưng hai tên cung nữ thú nhận mưu gian ấy trong khi trẫm nổi giận thì chúng khiếp sợ mà chết. Còn kẻ đồng đảng là nội giám Uông Kim kia cũng bị trúng phong mà chết từ trước rồi. Vì cớ ấy thái hậu cho là chưa đủ chứng cứ, nên phải xét xử lại. Vậy trẫm hãy ân xá cho một nhà Hùng Hiệu được khỏi tội chết, tạm giam vào ngục, đợi khi pháp tư thẩm định rồi, bấy giờ sẽ thỉnh chỉ thái hậu mà nghị án. Hoàng Phủ Phi Loan không muốn ly hôn, xin theo họ Hùng vào ngục cũng cho được tùy ý. Khâm tai.”
Khi tuyên đọc chiếu thư xong, ai nấy đều tung hô vạn tuế. Tề vương truyền giải cả vào ngục, rồi về cung phúc chỉ. Khi Tề vương về khỏi rồi, nội giám Lăng Mậu nói với Hùng Hiệu rằng:
- Dám bẩm quốc trượng! Chẳng hay quốc trượng có biết việc quan Lương thừa tướng không?
Hùng Hiệu kinh ngạc mà hỏi rằng:
- Việc gì vậy?
Nội giám Lăng Mậu khẽ thầm gạt nước mắt, thuật hết đầu đuôi việc Lương thừa tướng tự tử cho nghe. Vợ chồng Hùng Hiệu chẳng còn hồn vía nào. Lương Cẩm Hà phu nhân nghe tin thân phụ tạ thế thì vật mình than khóc. Hùng Hiệu cũng khóc mà rằng:
- Lương thừa tướng ơi! Thừa tướng vì họ Hùng ta mà đập đầu tự tử. Đã đành rằng sáu mươi tuổi đầu thì chết cũng đáng đời, nhưng thật để một mối thương tâm cho Hùng Hiệu này. Bao giờ còn được trông thấy một người trung quân vị quốc như thế! Còn như Hùng Hiệu này, khởi quân từ chốn thảo mao, trải thờ hai triều, phú quý đến thế này là cùng cực. Thế mà sống chẳng ích gì cho nước, chết lại mang tiếng bất trung, còn mặt mũi nào trông thấy ai nữa! Chi bằng ta cũng tâu xin thánh thượng tứ tử để được theo Lương thừa tướng cùng xuống suối vàng cho rồi.
Hùng Hiệu nói xong, lại vật mình lăn khóc. Đồ Man Định Quốc và Đồ Man An Quốc liền giục mau mau giải vào trong ngục. Hùng vương phủ đệ đều bị niêm phong cả, thuở trước lừng lẫy kể sao cho xiết, mà bây giờ cú kêu quạ đậu lạnh ngắt như tờ. Nhân dân trong nước ai cũng than thở mà thương Hùng Hiệu là người trung lương, từ khi chưởng quản binh quyền hơn hai mươi năm trời, không hề dung túng quân sĩ làm điều nhũng nhiễu như Lưu Tiệp thuở trước. Vẫn tưởng danh thơm ấy sử xanh ghi chép, ai ngờ hóa công cũng ghen ghét với kẻ trung lương.
Lại nói chuyện thi thể Lương Trấn Lân thừa tướng khi đưa về tướng phủ, hai mắt vẫn mở trừng trừng, lại hình như có giọt lệ nhỏ sa vậy. Mảnh đẩu vỡ toát, máu chảy đầm đìa, Lương Trấn Lân phu nhân chẳng quản chi cả, cứ ngồi ôm lấy mà khóc. Các nữ tỳ đều xúm lại khuyên giải rằng:
- Ngày nay hai vị công tử đều về quê nhà, ở đây chỉ trông cậy có mình phu nhân, xin phu nhân chớ lo nghĩ quá mà thành bệnh thì lấy ai là người trông coi các việc vậy.
Lương Trấn Lân phu nhân nghe nói mới lau nước mắt mà đứng dậy, bỗng mặt ngoài truyền báo có quan thừa tướng Nguyễn Long Quang đến. Khi Nguyễn Long Quang vào tới nơi, Lương Trấn Lân phu nhân quì xuống mà thưa rằng:
- Nguyễn tướng công ơi! Phu quân tôi chẳng may gặp phải tai nạn này, hai con tôi đều ở quê nhà tất cả, vậy công việc ngày nay, chờ tướng công trông nom giúp cho, còn thân già này xin cam lòng chịu theo phu quân tôi về nơi chín suối.
Nói xong, liền dập đầu sụp lạy. Nguyễn Long Quang nghe nói trong lòng đau xót lạ thường, cũng khóc mà đáp lễ lại, rồi bảo nữ tỳ đỡ Lương phu nhân dậy để nói chuyện, Lương phu nhân vâng lời đứng dậy. Nguyễn Long Quang nói:
- Lão phu nhân ơi! Lúc này không phải là lúc nên chết. Tôi chỉ tiếc thay cho Lương thừa tướng liều mình như thế mà không bổ ích gì cho nước nhà. Bây giờ còn nói chi được nữa. Nhưng tổ chim đã đổ, khi nào còn có trứng lành, phu nhân cũng đừng viết thư gọi các công tử tới đây làm chi. Ngày nay tiện nhi cáo quan trở về quê nhà, may còn chưa đi, để tôi bảo nó phù linh cữu quan Lương thừa tướng đây và đưa phu nhân về quê một thể. Các việc trong nhà đã có tiện nhi trông nom giúp. Phu nhân chớ nên liều mình mà lại di họa cho hai vị công tử nhà ta. Mấy lời Lương thừa tướng đây tâu bày hôm trước, Phi Giao hoàng hậu còn căm tức chưa nguôi. Phu nhân muốn bảo toàn tôn tự họ Lương thì xin đừng nói những lời oán vọng, kẻo đến tai Phi Giao hoàng hậu lại gây nên một vạ to. Vừa rồi thái hậu có quở trách thánh thượng và Phi Giao hoàng hậu. Bấy giờ Phi Giao hoàng hậu dẫu không dám nói, nhưng trong lòng căm tức bội phần. Mã Thuận đang ở trong cung, cũng khiếp sợ mà phải cáo ốm. Tuy vậy chưa lấy chi làm chắc, chẳng qua chỉ tạm yên ít ngày thôi. Phu nhân chớ ở lâu tại đây, nên kíp sửa soạn khởi hành, họa may thánh thượng có nghĩ lại mà giáng chỉ thương đến bậc lão thần chăng.
Nói chưa dứt lời thì bỗng nghe báo có thánh chỉ đến. Lương Trấn Lân phu nhân vừa khó vừa ra nghênh tiếp thánh chỉ. Nội giám Lã Xương mở tờ chiếu thư ra tuyên đọc. Chiếu rằng:
"Nội các văn uyên điện đại học sĩ là Lương Trấn Lân, trải thờ ba triều, xưa nay vẫn giữ một lòng trung trực, chỉ vì tính vốn nóng nảy, không được ôn hòa, trẫm nghĩ thương là bậc lão thần, cho nên thường hay khoan thứ. Mới rồi, bỗng giao thông với đảng phản nghịch, dám tâu bậy nói càn, trẫm cũng rộng ơn mà không trách chi cả. Ai ngờ Lương Trấn Lân tự biết tội ác của mình, khó lòng tránh khỏi lưới thép, bởi vậy mới đập đầu tại cửa cung mà chết, để mua lấy tiếng trung trực và đổ cho trẫm là một vị hôn quân. Than ôi! Chết thật đáng thương, nhưng lòng cũng quỷ quyệt, chiếu luật nên phải nghiêm trị, bắt vợ con ra hành tội, để làm gương cho người sau. Tuy vậy, trẫm xét công giúp nước đã lâu,, vậy phải giáng chỉ ân xá, vẫn cho được tặng thụy như lệ, truyền Lễ bộ quan tuân hành. Khâm tai!”
Lại nói chuyện Nguyễn Long Quang phu nhân là bà Vương thị, sinh được một người con trai tên gọi Nguyễn Thụy đã ba mươi sáu tuổi. Nguyễn Thụy lấy con gái Lưu Khuê Quang, chưa có con trai, chỉ sinh được hai gái: Một người tên gọi Phương Xuân, mới mười lăm tuổi, và một người tên gọi Thiều Xuân, mới mười ba tuổi, lại còn một người con trai thứ xuất tên gọi Quan Kha. Nguyễn Thụy đỗ sớm, làm quan đến trấn quản đạo, đủ lệ sáu năm được về kinh dẫn kiến. Bấy giờ đem Lưu phu nhân và con cái tiến kinh,. liền cáo nghỉ nửa năm, để về quê hương thăm phần mộ. Trong nhà đang đoàn viên sum họp vui vẻ lạ thường. Bỗng thấy Nguyễn Long Quang ở ngoài bước vào, hai mắt đầm đìa giọt lệ. Mọi người thấy vậy đều đứng cả dậy. Nguyễn Long Quang gạt nước mắt gọi Nguyễn Thụy đến thuật chuyện cho nghe và bảo rằng:
- Cứ như công việc trong triều ngày nay thì ta cũng nên liều mình tự tử là phải! Chỉ vì Lương thừa tướng đã chết mà ta lại chết thì giang sơn này biết trông cậy vào ai. Bởi vậy ta muốn theo gương quý báu của Địch Nhân Kiệt thuở xưa mà nương náu đứng ở trong triều đường, để sau này sẽ tùy cơ ứng biến.
Nói xong, lại thuật hết đầu đuôi mọi việc trong triều cho cả nhà nghe, ai nấy đều lấy làm kinh ngạc. Nguyễn Long Quang phu nhân nghe nói cũng ứa hai hàng nước mắt mà khóc thương. Nguyễn Thụy nói:
- Thân phụ ơi! Thân phụ đã quyết định như vậy, con xin vâng lời. Nhưng ngày nay con đi thì yên lòng làm sao cho được, chẳng may xảy gặp việc gian hiểm, thành ra con không được gần gũi dưới gối hai thân.
Nguyễn Long Quang phu nhân bảo rằng:
- Con cứ yên lòng. Thân phụ con không phải là người nóng nảy như Lương thừa tướng, tâm cơ kín đáo, chắc không khi nào đến nỗi bị hại vì bọn quyền gian. Con cứ vâng lời trông nom giúp tang sự cho Lương phu nhân, và trở về Vân Nam thăm mộ phần tổ tiên một thể. Thân phụ con chịu ơn triều đình quá hậu, thế tất phải ở đây, còn con nên mau mau trở về quê nhà, cũng là một kế hay cho ta vậy.
Nói xong, lại gọi người con dâu là Lưu phu nhân (vợ Nguyễn Thụy) đến mà dặn bảo rằng:
- Con nên sửa soạn đồ hành lý để sắp sửa troơ về quê nhà, ta còn phải sang giúp bà Lương thừa tướng.
Nguyễn Long Quang phu nhân đứng dậy lên kiệu đi sang Lương phủ, trông nom việc khâm liệm cho quan Lương thừa tướng.
Lại nói chuyện khi Lương Trấn Lân thừa tướng mới chết, chỉ có Nguyễn Long Quang và Hoàng Phủ Triệu Lân cùng vài ba người bạn thân đến viếng thăm mà thôi. Sau chúng thấy thái hậu có sai người phúng viếng và giáng chỉ uỷ dụ, bấy giờ mới lại kéo nhau đến thăm hỏi, náo nhiệt lạ thường. Trong tờ chiếu chỉ của thái hậu có nói rằng:
“Ta rất lấy làm thương xót cho nhà ngươi thật đã không may gặp lúc thiên tử chưa tỉnh ngộ. Đức trung trực của nhà ngươi, so với Long Bàng và Chu Vân thuở xưa chẳng khác gì nhau. Một vị hiền thần như thế ta rất cảm phục. Vậy nay ta xin lập miếu thờ và tế lễ một tuần, còn hai con đều được cho gia thăng. Chờ khi mãn tang, bấy giờ lại được tiến kinh cung chức. Vợ con Lương Trấn Lân, nếu xảy ra sự gì thì ta sẽ trách hữu hoàng hậu mà trị tội.”
Vua Anh Tôn cũng sai quan đem vang bạc ra ban cho và cắt người hộ tang. Vì thế các quan triều thần cùng các hoàng thân quốc thích lại đều đến phúng viếng. Người nào đem tiền bạc đến thì Lương phu nhân nhất định không chịu nhận của ai.
Nguyễn Long Quang phu nhân thấy vậy cũng ngẫm nghĩ khen thầm. Sửa soạn trong nửa tháng, rồi định đưa linh cữu quan Lương Trấn Lân thừa tướng theo đường thủy về Vân Nam. Hôm ấy, Nguyễn Long Quang phu nhân và hai vợ chồng Nguyễn Thụy cùng hai cô con gái cùng đi hộ tang một thể. Chiếc thuyền để linh cữu Lương Trấn Lân thừa tướng thì có hai vợ chồng Nguyễn Thụy và hai bà lão phu nhân cùng hai cô bé gái cũng đi theo. Còn bọn nô ty lại đi riêng một chiếc thuyền khác. Các quan văn võ đi hộ tống, lại có riêng một chiếc thuyền, trống rong cờ mở, rất là náo nhiệt. Thuyền đi qua tỉnh nào thì địa phương quan ở đấy lập trạm ra để tế lễ, rồi thuyền cứ thẳng đường lần về Vân Nam. Về tới Vân Nam, hai cậu công tử con quan Lương thừa tướng đứng đón tại bên sông, vì Nguyễn Thụy đã sai người thông báo từ trước. Khi đến bến, hai cậu Lương công tử trông thấy linh cữu Lương thừa tướng ruột đau như cắt, liền vật mình lăn khóc. Các quan văn võ đi hộ tống đều xúm lại khuyên giải. Hai công tử lạy tạ Nguyễn Thụy và lạy tạ các quan văn võ, rồi xuống thuyền yết kiến thân mẫu. Lương phu nhân trông thấy Lương Anh và Lương Tuấn (tức hai vị công tử), liền ôm lấy mà khóc òa lên. Lương Anh và Lương Tuấn cũng quỳ xuống khóc. Cả thủy thủ thấy vậy ai nấy đều giọt lệ chứa chan. Nguyễn Long Quang phu nhân ở dưới thuyền bước lên, gạt nước mắt mà khuyên giải hai cậu Lương công tử. Lương phu nhân thuật chuyện đầu đuôi cho hai công tử nghe, hai công tử nghe nói, đứt từng khúc ruột, lại sụp lạy Nguyễn Long Quang phu nhân, để tạ công phu nhân đã hết lòng giúp đỡ. Nguyễn Thụy nói với Lương phu nhân rằng:
- Bẩm phu nhân! Bây giờ về tới đây, công việc trong nhà đã có hai công tử, tôi xin cùng thân mẫu tôi trở về thăm quê nhà trong ít ngày, hôm nào thư thả, sẽ sang hầu chuyện.
- Thượng hoàng giáng chiếu lập mày làm hữu hoàng hậu, thế thì tả hoàng hậu khi trước, dễ có khi không phải tự thượng hoàng giáng chiếu lập lên hay sao!
Phi Giao hoàng hậu nói:
-Hùng hậu phạm tội phản nghịch, quyết không thể tha được, ngày nay phiếm truất vào lãnh cung, còn là khoan thứ đó. Đến như con đây, có tội lỗi gì mà mẫu hậu muốn phiếm truất.
Thái hậu nghe lời, cau mày nghiến răng mà rằng:
- Mày cãi là mày không có tội lỗi, nhưng mày thử tự nghĩ thân mày xem bao nhiêu tội: Mày làm mê hoặc thiên tử mà dung túng bọn quyền gian; không nghe lời trung ngôn, để đến nỗi một bậc lão thần phải dập đầu mà tự tử. Mày dùng Mã Thuận giao thông với bọn tôn thất, làm nhiều việc càn rỡ lạ thường. Mày chỉ biết cậy thế hành hung, còn giang sơn này dẫu về tay ai, mày cũng chẳng quản vậy.
Thái hậu nói chưa dứt lời thì Phi Giao hoàng hậu hầm hầm nổi giận:
- Con có cậy thế hành hung, khiến giang sơn này về tay bọn nội thất, há chẳng còn hơn mẫu hậu binh vực họ Hùng sỉ mắng thiên tử, muốn đem giang sơn này trao cho bọn ngoại thích, hay sao!
Thái hậu nghe nói, lại càng căm tức bội phần, không thể nào nhịn cho được, mới quát to:
- Thôi, thôi! Thế này thì còn nói chi nữa! Âu là ngày nay ta quyết vì nhà Hoàng Phủ ta mà trừ tai vạ này.
Thái hậu vừa nói, vừa rút thanh bảo kiếm treo ở trên tường, rồi xông đến trước mặt Phi Giao hoàng hậu mà giơ lên chém. Vua Anh Tôn trông thấy, chẳng còn hồn vía nào nữa, vội vàng lấy Phi Giao hoàng hậu và khóc mà tâu với thái hậu rằng:
- Muôn tâu mẫu hậu! Muôn điều lầm lỗi, con xin chịu cả. Nếu mẫu hậu giết hữu cung thì xin mẫu hậu giết con trước.
Các nội giám và cung nữ cũng đều run sợ, quì xuống mà đồng thanh tâu rằng:
- Muôn tâu thái hậu! Hữu hoàng hậu còn trẻ tuổi, có trót dại nói quá xúc phạm đến thái hậu, xin thái hậu cũng vì thánh thượng mà tha thứ một phen.
Vua Anh Tôn cũng khóc mà tâu rằng:
- Nếu mẫu hậu không xá tội cho hữu cung thì xin mẫu hậu giết cả con luôn thể, để trị tội bất hiếu của con.
Thái hậu nín lặng không nói câu gì, chỉ thở dài một tiếng, ném thanh bảo kiếm mà ngồi xuống ghế. Các cung nữ xúm lại đỡ Phi Giao hoàng hậu dậy. Bấy giờ Phi Giao hoàng hậu khiếp đảm kinh hồn, nét mặt tái mét, hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng, bất đắc dĩ cũng phải quì ở bên cạnh vua Anh Tôn mà phủ phục xuống đất. Vua Anh Tôn vừa lạy vừa tâu rằng:
- Muôn tâu mẫu hậu! Xin mẫu hậu bớt giận mà khoan thứ cho chúng con được đổi lỗi từ đây. Con đã khẩu truyền cho nội giám tức khắc tha tả hoàng hậu rồi. Con xin cam chịu tội bất hiếu.
Vua Anh Tôn vừa tâu vừa phủ phục xuống đất mà khóc. Thái hậu thở dài một tiếng rồi phán:
- Phi Giao! Thân phụ con vốn là người trung hiếu, thân mẫu con cũng hiền thục lạ thường. Trong anh em chị em chẳng có ai ngỗ nghịch cả, mà sinh ra con có tính gian hiểm lắm thay. Nếu vậy là một tai vạ cho nhà cho nước, con nên phải đởi lỗi mới được.
Nói xong, lại ngoảnh lại bảo vua Anh Tôn rằng:
- Từ nay tả hoàng hậu theo sang ở cung ta, trước là ta trông nom bệnh trạng cho, sau là để tránh khỏi những lời sàm báng. Chờ khi tả hoàng hậu hạ sinh hoàng nam, bấy giờ sẽ hay.
Nói xong, tức khắc đứng dậy về cung.
Lại nói chuyện đến việc nã tróc nhà họ Hùng. Nguyên ngày hôm ấy, Hùng Hiệu tiếp được gia thư của Hùng Khởi Thần gửi đến, báo tin nhà Hoàng Phủ được bình an cả. Hoàng Phủ Tương vương và Mạnh vương phi thì làm nhà ra ở tại bên mộ hai thân, còn Lương phu nhân cùng Lưu phu nhân thì phải trông nom mọi việc ở trong vương phủ. Nếu triều đình không xảy ra sự biến cố gì thì con và biểu huynh (trỏ Triệu Câu) đến thu này sẽ trở về kinh địa. Vợ chồng Hùng Hiệu đang xem thư thì bỗng thấy phía ngoài nào động có một tì nữ chạy vào khóc mà bẩm rằng:
- Dám bẩm lão gia, không biết việc gì mà mặt ngoài có quan quân kéo đến, đang bắt trói các gia đinh. Sắp vào tới đây, nói là phụng mệnh thánh thượng.
Vợ chồng Hùng Hiệu nghe báo, đã hơi hiểu việc, tức khắc truyền gọi Lương Cẩm Hà phu nhân và Phi Loan quận chúa để cùng ra tiếp chiếu. Hùng Hiệu lại dặn người nhà cấm không được khóc lóc.
Khi ra đến Ngân An điện thì thấy khâm sai quan là Tề vương đứng giữa, còn nội giám Mã Thuận đứng một bên, nét mặt hớn hở. Hùng Hiệu quì xuống đất. Tề vương mở chiếu chỉ ra đọc. Tờ chiếu như sau:
“Thừa thiên hưng vận, hoàng đế chiếu rằng:
Làm tôi thờ vua, tất phải tận trung, làm con thờ cha tất phải tận hiếu, còn vợ thờ chồng, cũng tất phải một lòng kính thuận mới nên. Nay tả cung Hùng hậu bỗng đem lòng oán vọng hoàng gia, qua nghe lời những bọn tiểu nhân, làm nhiều điều trái phép. Thế mà Bình Giang vương Hùng Hiệu và vợ là Vệ thị không biết khuyên bảo con gái, lại còn xúi giục làm càn, giao thông với bọn nội giám Uông Kim, mật bảo hai tên cung nữ đem bùa dấu yểm chôn ở dưới long sàng, đã ba tháng nay vậy. May mà đạo trời công chính, không dung kẻ gian, bỗng thấy tòa Khâm Thiên giám tâu rằng có yêu tinh hiển hiện, phải tra xét trong nội cung, bấy giờ mưu gian mới bại lộ.
Than ôi làm kẻ thần tử, dám nguyền rủa quân thượng thì tội ác ấy thật không sao có thể khoan tha. Hùng hậu kia nghĩ tình ân ái trong sáu năm, tha tội chết cho, hãy đem vào lãnh cung; còn vợ chồng Hùng Hiệu chịu ơn vua lộc nước đã hai mươi năm nay mà không biết tận trung báo quốc thì chết cũng đáng tội. Vậy trẫm sai Tề vương Hiển Khánh phụng mệnh đòi lại ấn kiếm nguyên soái. Lại tịch biên gia sản, và tróc nã toàn gia giao cho Tam pháp tư kết án trị tội. Khâm tai!”
Hùng Hiệu nghe xong sụp lạy, đứng dậy nộp trả ấn kiếm, rồi thở dài mà than rằng:
- Hùng Hiệu này cô phụ hoàng ân, dẫu chết cũng đáng, chỉ tiếc rằng lại mang tiếng phản nghịch thì thật là một sự di hận vô cùng vậy.
Mã Thuận bĩu môi, truyền cho quân sĩ lột bỏ mũ áo của Hùng Hiệu và xích tay lại. Bỗng thấy Vệ vương phi cùng Lương phu nhân và Phi Loan quận chúa thủng thỉnh đi đến. Tề vương trông thấy, có ý không nỡ, mới truyền bảo quân sĩ rằng:
- Bọn vương phi kia, bất tất phải dùng đến xiềng xích.
Vệ Dũng Nga vương phi mỉm cười mà bảo rằng:
-Nói làm chi thế! Đã là kẻ phạm tọi thì dẫu xiềng xích cũng chẳng ngại chi, xin người cứ chiếu theo quốc pháp.
Mã Thuận nói:
- Vệ vương phi biết phép như thế là phải, còn Phi Loan quận chúa thì hữu hoàng hậu đã khẩu truyền cho được miễn giam chỉ đưa vào trong phủ phò mã, rồi cùng Hùng Khởi Thần ly hôn, đợi khi Hoàng Phủ Tương vương hết tang, bấy giờ sẽ gả cho người khác.
Mã Thuận nói chưa dứt lời thì Phi Loan quận chúa thẹn đỏ mặt lên, cau mày mà rằng:
- Phi Loan này đã ở nhà họ Hùng thì ngày nay cũng xin theo họ Hùng vào trong ngục luôn thể, không dám tuân chỉ về phủ phò mã làm chi. Nhà ngươi tâu giúp với hữu hoàng hậu rằng ta đây không mặt mũi nào mà xin từ hôn một lần nữa.
Phi Loan quận chúa nói xong hai hàng nước mắt chảy xuống đầm đầm. Bỗng thấy gia binh ở ngoài cửa kéo đến, vây kín bốn mặt. Chúng reo ầm lên rằng:
- Thánh thượng không minh, lại nghi cho Hùng vương là kẻ phản nghịch, vậy chúng ta nên liều chết mà giữ lấy chủ nhân, cấm không cho ai được động đến.
Nói xong, cùng tuốt gươm ra, rồi cầm ở tay. Tề vương run sợ, vội vàng nắm tay Hùng Hiệu mà kêu rằng:
- Quốc trượng ơi! Xin quốc trượng bảo toàn tính mệnh cho tôi. Tôi chỉ phụng mệnh thánh thượng, bất đắc dĩ mà phải tới đây, chứ thực tôi không có lòng nào dám hãm hại quốc trượng vậy.
Nội giám Mã Thuận trông thấy gia binh toàn thị những tay hùng dũng, cũng kinh hồn khiếp đảm, mới nhân lúc Tề vương còn đang giải quyết mọi lẽ, liền lẻn ra cửa ngoài, lên ngựa về phi báo. Hùng Hiệu truyền bảo các gia binh rằng:
- Các ngươi còn ngu dại làm thế không được, sao lại dám cả gan mà kháng cự với triều đình. Đạo làm thần tử, phải vâng lời quân thượng, dẫu bắt mình chết mình cũng không dám chối từ. Nay triều đình đã giáng chỉ bắt ta, các ngươi chớ nên kháng cự.
Các gia đinh đều nói:
- Dám bẩm vương gia! Chúng con đội ơn vương gia đã lâu năm, trộm thấy vương gia thật là một người tận trung báo quốc. Ngày nay không biết tự ai sàm báng, mà thánh thượng lại nghi cho vương gia là kẻ phản nghịch. Cứ theo lời trong chiếu thư nói thì vương gia vào ngục chuyến này, khó lòng mong được toàn sinh, vậy ba trăm chúng con đây định liều chết giữ lấy vương gia, rồi theo vương gia cùng vào tâu thánh thượng xét nỗi oan tình mà giáng chỉ tha tội cho vương gia vậy.
Chúng nó xong liền quanh cả lại mà giữ lấy Hùng Hiệu, Hùng Hiệu nổi giận mắng giận rằng:
- Các ngươi làm bậy, khiến cho tấm lòng trung thành cùa Hùng Hiệu này vì các ngươi mà không giải tỏ ra được. Các ngươi không nghe lời ta thì chẳng còn ra thể nào!
Hùng Hiệu vừa nói vừa hầm hầm căm tức, lấy một thanh gươm toan đâm cổ tự tự. Tề vương luống cuống không biết làm thế nào, ngoảnh lại trông thấy Vệ Dũng Nga vương phi, liền kêu rầm lên mà bảo rằng:
- Vệ vương phi ơi! Ngày nay quốc trượng tự vẫn thì tôi biết phúc tấu thế nào cho được.
Vệ Dũng Nga vương phi chạy lại, giật lấy thanh gươm rồi quát mắng gia binh:
- Ngày nay triều đình giáng chỉ bắt vợ chồng ta bỏ ngục, không phải đã xử tử ngay đâu, cũng còn tra xét, nếu thật oan khuất, sẽ được khoan tha. Nay cứ theo như ý các ngươi làm thì thành ra các ngươi lại buộc cho vợ chồng ta vào tội phản nghịch đó. Các ngươi nên mau mau giải tán đi, kẻo ta cũng không thể tha các ngươi được.
Các gia binh nghe nói đều khóc oà lên mà rằng:
- Dám bẩm vương gia và vương phi! Chúng con chịu ơn cơm nặng áo dầy trong bấy nhiêu lâu, ngày nay vương gia và vương phi vào ngục thì chúng con xin tình nguyện cùng nhau theo chết.
Nói xong, liền bỏ cả gươm xuống. Tề vương thấy vậy cũng phải khen ngợi rằng:
- Quốc trượng đối với quân sĩ thật có lòng nhân từ, khiến cho chúng phải cảm phục như vậy thì khi nào nỡ phụ ơn triều đình. Nội giám Mã Thuận, thật đã vu oan cho kẻ trung thần. Ngày nay việc xảy ra dường này, khó cứu lại cho được, âu là tôi phải tâu với thánh thượng để giải oan cho quốc trượng mới xong.
Tề vương nói chưa dứt lời thì bỗng thấy mặt ngoài có ba trăm cấm binh kéo đến, vây kín cả chung quanh phủ. Đồ Man Định Quốc và Đồ Man An Quốc ngang nhiên bước vào, mở chiếu thư tuyên đọc. Tờ chiếu như sau:
“Thừa thiên hưng vận, hoàng đế chiếu rằng:
Hùng Hiệu phạm tội phản nghịch, đáng lẽ phải xử tử ngay, nhưng trẫm nghĩ thương là kẻ công thần, cho nên còn bắt giam để tra xét, không ngờ có chí phản nghịch đã lâu, vậy mới dám kháng nghịch thánh chỉ. Nay chuẩn bắt toàn gia Hùng Hiệu đem ra hành hình. Chỉ ban đặc ân cho vợ chồng Hùng Hiệu được toàn thi thể, đó cũng là lòng khoan thứ của trẫm vậy.
Còn bọn gia binh thì phải chém hết, để trị tội kháng cự triều đình. Khâm tai!”
Vợ chồng Hùng Hiệu nghe chiếu, nét mặt vẫn cứ nghiễm nhiên như thường. Hùng Hiệu lại nói với Tề vương rằng:
- Gia binh tôi quá ư ngu xuẩn, chúng xót thương vì chủ mà không biết thế nào là trái phép triều đình. Tôi thiết tưởng thánh thượng cũng nên rộng ơn mà khoan tha cho, chỉ trị tội một mình nhà tôi là đủ.
Vệ Dũng Nga vương phi cũng thở dài mà nói với Tề vương rằng:
- Con dâu tôi là Lương Cẩm Hà nên để theo tôi cùng chết, còn Phi Loan quận chúa thì chưa làm lễ thành hôn, chiếu luật chưa có thể trị tội được. Vậy nên tha cho quận chúa lại trở về nhà Hoàng Phủ.
Phi Loan quận chúa nghe lời liền nói với Vệ Dũng Nga vương phi rằng:
- Cô mẫu ơi! Lòng con đây quyết không bao giờ thay đổi dẫu sống hay chết cũng xin theo cô mẫu, để tỏ rằng nhà Hoàng Phủ con cũng chưa đến nỗi táng tâm.
Phi Loan quận chúa nói đến sự đau lòng ấy, lại vật mình lăn khóc. Vệ Dũng Nga vương phi không thể cầm nước mắt cho được, vội đỡ Phi Loan quận chúa dậy mà bảo rằng:
- Phi Loan quận chúa thật là một người hiền nữ, quả không phụ lòng tương tri của ta trong nửa năm trời nay.
Đồ Man Định Quốc truyền cho quân sĩ cứ theo phép công mà xích tay vợ chồng Hùng Hiệu, lại xích tay cả Phi Loan quận chúa và Lương Cẩm Hà phu nhân. Hùng Hiệu bấy giờ trong lòng chua xót, không thể nhịn được, mới phải nói với Đồ Man Định Quốc rằng:
- Đồ Man đại tướng quân ơi! Bọn nữ lưu kia không nên bắt chúng phải lột áo, cứ xích tay không cũng được.
Đồ Man Định Quốc nghe nói cả cười mà rằng:
- Bây giờ quốc trượng mới biết tôi là đại tướng quân! Quốc trượng vẫn tưởng rằng mặt trời cứ đứng ngọ mãi, ai ngờ cũng có lúc phải xế về tây. Quốc trượng ơi! Hôm trước quốc trượng đừng ra oai mà quát chém tôi thì làm chi đến nỗi khổ sở cho lắm.
Nói xong, truyền quân sĩ mau mau lột áo. Vệ Dũng Nga vương phi thấy vậy, trong lòng căm tức, liền quát một tiếng mà rằng:
- Anh em nhà ngươi chớ có cậy thế làm càn! Nhà ngươi muốn lột áo, ra sẽ làm cho ngươi biết tay họ Hùng này!
Nói xong, quay mình trở lại, giật tung xiềng xích ra, rồi bước rảo mấy bước, hai tay nắm lấy hai anh em Đồ Man Định Quốc mà quát to lên rằng:
- Trước sau ta cũng một chết mà thôi, chi bằng ta giết hai đứa gian tặc này để đền ơn thánh thượng!
Quan quân bấy giờ đều kinh sợ thất sắc. Tề vương vội vàng van lạy mà rằng:
- Trăm lạy vương phi! Xin vương phi tha cho hai tướng quân thì tôi được đội ơn vạn bội. Dẫu không lột áo, cũng chẳng hề chi. Việc này thật Đồ Man tướng quân có lỗi vậy.
Hùng Hiệu cũng khuyên bảo Vệ Dũng Nga vương phi rằng:
- Phu nhân ơi! Những đứa gian tặc rồi sau này nó cũng không tránh khỏi lưới trời. Nếu phu nhân giết nó thì tội kháng cự triều đình, ta đây khó lòng mà tránh khỏi. Cái tai vạ của nhà ta, tôi và phu nhân đều đã biết trước. Thôi thì chết cũng cam lòng, chỉ tiếc một điều rằng ta không biết nghe lời Hoàng Phủ Tương vương khuyên ta hôm xưa, để đến nỗi lại mang tiếng phản nghịch vậy.
Bấy giờ Vệ vương phi mới buông Đồ Man Định Quốc và Đồ Man An Quốc ra. Hai người đứng dậy, truyền quân sĩ cứ để nguyên áo mà trói lại. Tịch biên hết tài sản trong vương phủ. Khi tịch biên xong, Tề vương toan trở về phúc chỉ thì bỗng lại có thánh chỉ đến. Mọi người đều quì cả xuống để nghe. Nội giám mở tờ chiếu ra tuyên đọc. Chiếu rằng:
“Bình Giang vương Hùng Hiệu tội ác rõ rệt, đáng lẽ phải xử quyết ngay, nhưng hai tên cung nữ thú nhận mưu gian ấy trong khi trẫm nổi giận thì chúng khiếp sợ mà chết. Còn kẻ đồng đảng là nội giám Uông Kim kia cũng bị trúng phong mà chết từ trước rồi. Vì cớ ấy thái hậu cho là chưa đủ chứng cứ, nên phải xét xử lại. Vậy trẫm hãy ân xá cho một nhà Hùng Hiệu được khỏi tội chết, tạm giam vào ngục, đợi khi pháp tư thẩm định rồi, bấy giờ sẽ thỉnh chỉ thái hậu mà nghị án. Hoàng Phủ Phi Loan không muốn ly hôn, xin theo họ Hùng vào ngục cũng cho được tùy ý. Khâm tai.”
Khi tuyên đọc chiếu thư xong, ai nấy đều tung hô vạn tuế. Tề vương truyền giải cả vào ngục, rồi về cung phúc chỉ. Khi Tề vương về khỏi rồi, nội giám Lăng Mậu nói với Hùng Hiệu rằng:
- Dám bẩm quốc trượng! Chẳng hay quốc trượng có biết việc quan Lương thừa tướng không?
Hùng Hiệu kinh ngạc mà hỏi rằng:
- Việc gì vậy?
Nội giám Lăng Mậu khẽ thầm gạt nước mắt, thuật hết đầu đuôi việc Lương thừa tướng tự tử cho nghe. Vợ chồng Hùng Hiệu chẳng còn hồn vía nào. Lương Cẩm Hà phu nhân nghe tin thân phụ tạ thế thì vật mình than khóc. Hùng Hiệu cũng khóc mà rằng:
- Lương thừa tướng ơi! Thừa tướng vì họ Hùng ta mà đập đầu tự tử. Đã đành rằng sáu mươi tuổi đầu thì chết cũng đáng đời, nhưng thật để một mối thương tâm cho Hùng Hiệu này. Bao giờ còn được trông thấy một người trung quân vị quốc như thế! Còn như Hùng Hiệu này, khởi quân từ chốn thảo mao, trải thờ hai triều, phú quý đến thế này là cùng cực. Thế mà sống chẳng ích gì cho nước, chết lại mang tiếng bất trung, còn mặt mũi nào trông thấy ai nữa! Chi bằng ta cũng tâu xin thánh thượng tứ tử để được theo Lương thừa tướng cùng xuống suối vàng cho rồi.
Hùng Hiệu nói xong, lại vật mình lăn khóc. Đồ Man Định Quốc và Đồ Man An Quốc liền giục mau mau giải vào trong ngục. Hùng vương phủ đệ đều bị niêm phong cả, thuở trước lừng lẫy kể sao cho xiết, mà bây giờ cú kêu quạ đậu lạnh ngắt như tờ. Nhân dân trong nước ai cũng than thở mà thương Hùng Hiệu là người trung lương, từ khi chưởng quản binh quyền hơn hai mươi năm trời, không hề dung túng quân sĩ làm điều nhũng nhiễu như Lưu Tiệp thuở trước. Vẫn tưởng danh thơm ấy sử xanh ghi chép, ai ngờ hóa công cũng ghen ghét với kẻ trung lương.
Lại nói chuyện thi thể Lương Trấn Lân thừa tướng khi đưa về tướng phủ, hai mắt vẫn mở trừng trừng, lại hình như có giọt lệ nhỏ sa vậy. Mảnh đẩu vỡ toát, máu chảy đầm đìa, Lương Trấn Lân phu nhân chẳng quản chi cả, cứ ngồi ôm lấy mà khóc. Các nữ tỳ đều xúm lại khuyên giải rằng:
- Ngày nay hai vị công tử đều về quê nhà, ở đây chỉ trông cậy có mình phu nhân, xin phu nhân chớ lo nghĩ quá mà thành bệnh thì lấy ai là người trông coi các việc vậy.
Lương Trấn Lân phu nhân nghe nói mới lau nước mắt mà đứng dậy, bỗng mặt ngoài truyền báo có quan thừa tướng Nguyễn Long Quang đến. Khi Nguyễn Long Quang vào tới nơi, Lương Trấn Lân phu nhân quì xuống mà thưa rằng:
- Nguyễn tướng công ơi! Phu quân tôi chẳng may gặp phải tai nạn này, hai con tôi đều ở quê nhà tất cả, vậy công việc ngày nay, chờ tướng công trông nom giúp cho, còn thân già này xin cam lòng chịu theo phu quân tôi về nơi chín suối.
Nói xong, liền dập đầu sụp lạy. Nguyễn Long Quang nghe nói trong lòng đau xót lạ thường, cũng khóc mà đáp lễ lại, rồi bảo nữ tỳ đỡ Lương phu nhân dậy để nói chuyện, Lương phu nhân vâng lời đứng dậy. Nguyễn Long Quang nói:
- Lão phu nhân ơi! Lúc này không phải là lúc nên chết. Tôi chỉ tiếc thay cho Lương thừa tướng liều mình như thế mà không bổ ích gì cho nước nhà. Bây giờ còn nói chi được nữa. Nhưng tổ chim đã đổ, khi nào còn có trứng lành, phu nhân cũng đừng viết thư gọi các công tử tới đây làm chi. Ngày nay tiện nhi cáo quan trở về quê nhà, may còn chưa đi, để tôi bảo nó phù linh cữu quan Lương thừa tướng đây và đưa phu nhân về quê một thể. Các việc trong nhà đã có tiện nhi trông nom giúp. Phu nhân chớ nên liều mình mà lại di họa cho hai vị công tử nhà ta. Mấy lời Lương thừa tướng đây tâu bày hôm trước, Phi Giao hoàng hậu còn căm tức chưa nguôi. Phu nhân muốn bảo toàn tôn tự họ Lương thì xin đừng nói những lời oán vọng, kẻo đến tai Phi Giao hoàng hậu lại gây nên một vạ to. Vừa rồi thái hậu có quở trách thánh thượng và Phi Giao hoàng hậu. Bấy giờ Phi Giao hoàng hậu dẫu không dám nói, nhưng trong lòng căm tức bội phần. Mã Thuận đang ở trong cung, cũng khiếp sợ mà phải cáo ốm. Tuy vậy chưa lấy chi làm chắc, chẳng qua chỉ tạm yên ít ngày thôi. Phu nhân chớ ở lâu tại đây, nên kíp sửa soạn khởi hành, họa may thánh thượng có nghĩ lại mà giáng chỉ thương đến bậc lão thần chăng.
Nói chưa dứt lời thì bỗng nghe báo có thánh chỉ đến. Lương Trấn Lân phu nhân vừa khó vừa ra nghênh tiếp thánh chỉ. Nội giám Lã Xương mở tờ chiếu thư ra tuyên đọc. Chiếu rằng:
"Nội các văn uyên điện đại học sĩ là Lương Trấn Lân, trải thờ ba triều, xưa nay vẫn giữ một lòng trung trực, chỉ vì tính vốn nóng nảy, không được ôn hòa, trẫm nghĩ thương là bậc lão thần, cho nên thường hay khoan thứ. Mới rồi, bỗng giao thông với đảng phản nghịch, dám tâu bậy nói càn, trẫm cũng rộng ơn mà không trách chi cả. Ai ngờ Lương Trấn Lân tự biết tội ác của mình, khó lòng tránh khỏi lưới thép, bởi vậy mới đập đầu tại cửa cung mà chết, để mua lấy tiếng trung trực và đổ cho trẫm là một vị hôn quân. Than ôi! Chết thật đáng thương, nhưng lòng cũng quỷ quyệt, chiếu luật nên phải nghiêm trị, bắt vợ con ra hành tội, để làm gương cho người sau. Tuy vậy, trẫm xét công giúp nước đã lâu,, vậy phải giáng chỉ ân xá, vẫn cho được tặng thụy như lệ, truyền Lễ bộ quan tuân hành. Khâm tai!”
Lại nói chuyện Nguyễn Long Quang phu nhân là bà Vương thị, sinh được một người con trai tên gọi Nguyễn Thụy đã ba mươi sáu tuổi. Nguyễn Thụy lấy con gái Lưu Khuê Quang, chưa có con trai, chỉ sinh được hai gái: Một người tên gọi Phương Xuân, mới mười lăm tuổi, và một người tên gọi Thiều Xuân, mới mười ba tuổi, lại còn một người con trai thứ xuất tên gọi Quan Kha. Nguyễn Thụy đỗ sớm, làm quan đến trấn quản đạo, đủ lệ sáu năm được về kinh dẫn kiến. Bấy giờ đem Lưu phu nhân và con cái tiến kinh,. liền cáo nghỉ nửa năm, để về quê hương thăm phần mộ. Trong nhà đang đoàn viên sum họp vui vẻ lạ thường. Bỗng thấy Nguyễn Long Quang ở ngoài bước vào, hai mắt đầm đìa giọt lệ. Mọi người thấy vậy đều đứng cả dậy. Nguyễn Long Quang gạt nước mắt gọi Nguyễn Thụy đến thuật chuyện cho nghe và bảo rằng:
- Cứ như công việc trong triều ngày nay thì ta cũng nên liều mình tự tử là phải! Chỉ vì Lương thừa tướng đã chết mà ta lại chết thì giang sơn này biết trông cậy vào ai. Bởi vậy ta muốn theo gương quý báu của Địch Nhân Kiệt thuở xưa mà nương náu đứng ở trong triều đường, để sau này sẽ tùy cơ ứng biến.
Nói xong, lại thuật hết đầu đuôi mọi việc trong triều cho cả nhà nghe, ai nấy đều lấy làm kinh ngạc. Nguyễn Long Quang phu nhân nghe nói cũng ứa hai hàng nước mắt mà khóc thương. Nguyễn Thụy nói:
- Thân phụ ơi! Thân phụ đã quyết định như vậy, con xin vâng lời. Nhưng ngày nay con đi thì yên lòng làm sao cho được, chẳng may xảy gặp việc gian hiểm, thành ra con không được gần gũi dưới gối hai thân.
Nguyễn Long Quang phu nhân bảo rằng:
- Con cứ yên lòng. Thân phụ con không phải là người nóng nảy như Lương thừa tướng, tâm cơ kín đáo, chắc không khi nào đến nỗi bị hại vì bọn quyền gian. Con cứ vâng lời trông nom giúp tang sự cho Lương phu nhân, và trở về Vân Nam thăm mộ phần tổ tiên một thể. Thân phụ con chịu ơn triều đình quá hậu, thế tất phải ở đây, còn con nên mau mau trở về quê nhà, cũng là một kế hay cho ta vậy.
Nói xong, lại gọi người con dâu là Lưu phu nhân (vợ Nguyễn Thụy) đến mà dặn bảo rằng:
- Con nên sửa soạn đồ hành lý để sắp sửa troơ về quê nhà, ta còn phải sang giúp bà Lương thừa tướng.
Nguyễn Long Quang phu nhân đứng dậy lên kiệu đi sang Lương phủ, trông nom việc khâm liệm cho quan Lương thừa tướng.
Lại nói chuyện khi Lương Trấn Lân thừa tướng mới chết, chỉ có Nguyễn Long Quang và Hoàng Phủ Triệu Lân cùng vài ba người bạn thân đến viếng thăm mà thôi. Sau chúng thấy thái hậu có sai người phúng viếng và giáng chỉ uỷ dụ, bấy giờ mới lại kéo nhau đến thăm hỏi, náo nhiệt lạ thường. Trong tờ chiếu chỉ của thái hậu có nói rằng:
“Ta rất lấy làm thương xót cho nhà ngươi thật đã không may gặp lúc thiên tử chưa tỉnh ngộ. Đức trung trực của nhà ngươi, so với Long Bàng và Chu Vân thuở xưa chẳng khác gì nhau. Một vị hiền thần như thế ta rất cảm phục. Vậy nay ta xin lập miếu thờ và tế lễ một tuần, còn hai con đều được cho gia thăng. Chờ khi mãn tang, bấy giờ lại được tiến kinh cung chức. Vợ con Lương Trấn Lân, nếu xảy ra sự gì thì ta sẽ trách hữu hoàng hậu mà trị tội.”
Vua Anh Tôn cũng sai quan đem vang bạc ra ban cho và cắt người hộ tang. Vì thế các quan triều thần cùng các hoàng thân quốc thích lại đều đến phúng viếng. Người nào đem tiền bạc đến thì Lương phu nhân nhất định không chịu nhận của ai.
Nguyễn Long Quang phu nhân thấy vậy cũng ngẫm nghĩ khen thầm. Sửa soạn trong nửa tháng, rồi định đưa linh cữu quan Lương Trấn Lân thừa tướng theo đường thủy về Vân Nam. Hôm ấy, Nguyễn Long Quang phu nhân và hai vợ chồng Nguyễn Thụy cùng hai cô con gái cùng đi hộ tang một thể. Chiếc thuyền để linh cữu Lương Trấn Lân thừa tướng thì có hai vợ chồng Nguyễn Thụy và hai bà lão phu nhân cùng hai cô bé gái cũng đi theo. Còn bọn nô ty lại đi riêng một chiếc thuyền khác. Các quan văn võ đi hộ tống, lại có riêng một chiếc thuyền, trống rong cờ mở, rất là náo nhiệt. Thuyền đi qua tỉnh nào thì địa phương quan ở đấy lập trạm ra để tế lễ, rồi thuyền cứ thẳng đường lần về Vân Nam. Về tới Vân Nam, hai cậu công tử con quan Lương thừa tướng đứng đón tại bên sông, vì Nguyễn Thụy đã sai người thông báo từ trước. Khi đến bến, hai cậu Lương công tử trông thấy linh cữu Lương thừa tướng ruột đau như cắt, liền vật mình lăn khóc. Các quan văn võ đi hộ tống đều xúm lại khuyên giải. Hai công tử lạy tạ Nguyễn Thụy và lạy tạ các quan văn võ, rồi xuống thuyền yết kiến thân mẫu. Lương phu nhân trông thấy Lương Anh và Lương Tuấn (tức hai vị công tử), liền ôm lấy mà khóc òa lên. Lương Anh và Lương Tuấn cũng quỳ xuống khóc. Cả thủy thủ thấy vậy ai nấy đều giọt lệ chứa chan. Nguyễn Long Quang phu nhân ở dưới thuyền bước lên, gạt nước mắt mà khuyên giải hai cậu Lương công tử. Lương phu nhân thuật chuyện đầu đuôi cho hai công tử nghe, hai công tử nghe nói, đứt từng khúc ruột, lại sụp lạy Nguyễn Long Quang phu nhân, để tạ công phu nhân đã hết lòng giúp đỡ. Nguyễn Thụy nói với Lương phu nhân rằng:
- Bẩm phu nhân! Bây giờ về tới đây, công việc trong nhà đã có hai công tử, tôi xin cùng thân mẫu tôi trở về thăm quê nhà trong ít ngày, hôm nào thư thả, sẽ sang hầu chuyện.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.