Chương 2: CÁCH ĐÂY NĂM MƯƠI NĂM...
Xuân Đức
26/03/2014
Cuộc sống mới dễ thương làm sao ! Một túp lều lợp lá bên mép nước đầy rêu cỏ, đôi vợ chồng trẻ hí hú bên nhau, ngày xuống bàu xúc tép, đêm đặt đó đơm tôm. Sáng mai, người vợ choàng một tấm khăn trùm kín nửa mặt xách tôm tép ra mặt đường cái, chồng lặng lẽ đi ngược về phía rừng một đoạn chặt củi mang về. Họ không dám đi đâu xa vì sợ phải chạm trán với những kẻ đang săn bắt họ. Chuyện cũ đã lùi xa. Mười năm, rồi hai mươi năm, họ không còn son trẻ nữa. Có lẽ những kẻ săn tìm họ hoặc đã chết, hoặc cũng quên mất họ rồi. Ngay cả với Li, cô gái trẻ ấy nay đã là một người đàn bà luống tuổi. Hầu như cũng quên mất cái nguyên cớ đẩy cô vào cuộc sống này. Li an phận với cái gia đình nhỏ nhoi này, với bảy đứa con gái đã sinh ra quây quần ríu rít bên mẹ. Và chỉ một căn nhà bên bàu nước, sau mấy lần làm đi làm lại, nay đã mở rộng ra thành một gian hai chái và lợp bằng cỏ tranh. Xung quanh nhà, vườn tược đã um tùm. Sắn trồng hàng sào, mít chè có đến hàng trăm cây. Cuộc sống chẳng giàu sang nhưng cũng không đến nỗi cù bơ cù bất. Chẳng hơi đâu mà nhớ chuyện đời xưa.
Nhưng Hi thì không thể quên được. Cái bọc đỏ ấy đã được ông chôn kỹ vào một góc rừng, bây giờ góc rừng ấy đã lọt vào gần giữa khu vườn mênh mang của ông. Đấy là một khối lượng của cải khổng lồ không chỉ đủ sức cho ông thành một đại địa chủ mà thậm chí có thể xây cất được cả một phố xá sầm uất. Nhưng Hi vẫn không sao đào cái bảo vật ấy lên được, bởi suốt mấy chục năm nay lúc nào Hi cũng cảm thấy tai hoạ cứ chập chờn quanh mình . Trong giấc ngủ, khuôn mặt dữ tợn của tên tướng cướp hiện lên cùng với mũi kiếm sắc lạnh. Rồi đám người rừng lông lá dữ tợn với những chiếc quần vỏ cây đen sì cũng rùng rùng hiện ra. Hi hét lên thất thanh khiến con cái cả nhà cùng choàng dậy kêu khóc. Có lần đi chặt củi, một cành khô bất ngờ gãy xuống, một chú hoãng đâu đó nhảy chồm lên lao bừa qua đầu Hi khiến ông vất hết rìu rựa mà chạy. Về đến nhà Hi ốm liệt giường hàng tuần lễ. Trong những cơn sốt mê sảng, Hi ú ớ nói những câu quái dị, rằng không phải tôi chôn mà nó tự về, rằng tôi cất là cất cho chủ tướng của tôi chứ không phải tôi cố tâm cướp đoạt.... Những đứa trẻ sợ xanh mang. Nhưng khôn ngoan của con người bao giờ cũng là mầm mống của tai hoạ. Người con gái lớn bắt đầu để ý tới những cơn mê sảng lặp đi lặp lại của bố. Cô ta linh cảm thấy có điều gì đó không được minh bạch trong ngôi nhà này. Thế là cô bắt đầu tra khảo mẹ.
Mẹ cô đã sợ hãi nói dối con. Nhưng đâu có phải vài lần gặp nhau ở chợ búa mà dối nhau được. Cuối cùng, câu chuyện về pho tượng đồng đen một chân đã lọt vào tai cô gái đầu. Cô đầu biết thì cô hai cũng biết. Rồi cô ba, cô bốn cho đến đứa bé út mới sáu tuổi cũng biết. Chúng nó đột ngột vây lấy bố mà hỏi, chúng còn đòi bố đưa ra để chúng xem. Ông Hi tái xanh mặt mày, hét tướng lên bắt lũ trẻ im miệng. Chúng nó khóc, ông vác rựa ra đòi chém. Bà Hi sợ hãi vừa khóc vừa lạy. Thế rồi ông Hi đâm ra trở tính , ngày không dám lên rừng, đêm không dám ngủ trong buồng, ông bắt vợ khiêng giường của ông ra đặt ngay chính gian giữa , ông nằm ở đó, mắt mở thao láo , mặt mày phờ phạc, tóc trên dầu rụng dần, nói năng ngớ ngẩn. Bà Li run sợ thắp hương khấn vái. Càng khấn ông Hi càng ốm nặng. Cuộc sống trong gia đình bỗng chốc trở nên u ám, nặng nề....
Một hôm, có một người thanh niên khoác chiếc bị cói lần dò đến khu nhà này. Đấy là người khách đầu tiên tìm đến kể từ ngày Hi và Li lập làng ở đây. Ông Hi ngồi chồm dậy giữa chiếu hai tay run rẩy bíu lấy thành giường, mắt nhìn người khách đầy kinh hãi . Cô gái đầu đứng chôn chân ở hồi nhà nơi có lối xuống nhà bếp. Cô hai nép người sau lưng mẹ , nín thở như sắp bị bắt đi. Lũ trẻ con thì vô tư hơn, chúng vây quanh cái bị cói của người khách tò mò nhìn ngó. Cả nhà không ai cất lời chào. Tất cả nín thở. Người khách mỉm cười chào họ. Anh có cái miệng rộng, hàm răng hơi vẩu nhưng dễ ưa.
- Tôi bán thuốc. Thuốc bắc và thuốc nam. Nghe ngoài chợ họ nói bác trai nhà này bị ốm cho nên tôi mới vào. Bác có thể khỏi bệnh mà tôi cũng có tiền tiêu. Được chớ !...
Người khách nói một cách tự tin rồi đưa tay cầm lấy cổ tay của ông Hi, không cần biết chủ nhà có cho phép không. Anh xem mạch một lúc rồi nói:
- Chà mạch của bác cả ba bộ thốn, quan, xích đều yếu ! Mạch hồng và sác. Biểu nóng, lý lạnh. Can mộc thì vượng, thận thuỷ vô lực, tâm hoả mạch đuổi như ngựa phi, chứng này sẽ sinh ra tâm thần bất định, ăn ngủ chập chờn, đổ mồ hôi trộm, mê sảng lung tung...
Bà Li nhìn người thầy lang trẻ chằm chằm. Chà, thầy thế mới là thầy chứ. Đôi mắt bà dịu lại, thầm biết ơn người khách quý. Buông tay ông Hi người khách đứng lên:
- Bệnh trạng thì tui nói vậy, chẳng biết đúng sai thế nào... có bốc thuốc hay không là tuỳ hai bác.
- Có chứ, có chứ - Bà Li vội kêu lên- Anh đã làm ơn xem mạch thì cũng mong anh ra ơn bốc thuốc, bao nhiêu tiền tui cũng chịu.
Người khách mở bị cói ra. Hàng mấy chục gói thuốc khác nhau phả mùi thơm phức. Anh căng ra tờ giấy, bốc từ trong các gói kia ra những nhát thuốc vàng quánh, trắng hếu hoặc đen thui thủi. Anh gói lại rồi dặn:
- Nước đầu sắc hai chén rưỡi lấy lại một chén. Nước hai, sắc hai chén lấy lại tám phân. Uống trước bữa ăn. Ngày mai tôi đến xem lại mạch rồi sẽ tính tiếp.
Người thầy lang trẻ đi ra, dáng điệu thanh thản. Cả nhà nhìn theo thở phào.
Một ngày một đêm trôi qua, bệnh tình ông Hi thuyên giảm rõ rệt. Đêm ấy ông ngủ ngon, tiếng ngáy đều đặn. Sáng mai ông dậy sớm đòi ăn cháo. Người thầy lang đến muộn hơn lời hứa khiến cả nhà cứ ngóng mãi. Anh ta cười từ ngõ cười vào:
- Cái nghề này thật khó y hẹn hai bác ạ. Đêm qua phải đi xem mạch cả đêm. Một chị phụ nữ bất ngờ lên cơn điên, trông thật là tội...
Vừa kể chuyện anh ta vừa quờ tay ra túm lấy tay ông Hi. Lần này anh xem mạch nhanh hơn:
- Khá rồi. Vài thang nữa là khỏi.
Nói rồi anh lại ngã chiếc bị ra bốc thuốc. Các cô gái lúc này không còn sợ sệt nữa. Trừ cô gái đầu , còn tất cả chúng nó đều ngồi xổm xuống nhòm vào chiếc bị. Người thầy lang trẻ, vui tính, mở tung ra một gói táo, bốc cho mỗi người một quả. Đứa lớn thẹn thò không dám đưa tay ra, nhưng cô út đã nhanh nhẩu vồ lấy cho vào miệng. Rồi thì tất cả cùng bốc táo. Anh thầy lang chìa một quả cho cô gái đầu:
- Này, thử cái xem, chả chết người đâu mà sợ.
Cô gái cười chín đỏ cả hai gò má. Anh thầy bước tới nhét quả táo vào tay cô rồi cười ha hả bước ra khỏi nhà.
Năm ngày trôi qua, thầy lang trẻ lui tới nhà ông Hi năm lần, bốc năm thang thuốc. Bệnh tình ông Hi coi như đã lui hẳn. Thầy lang trẻ trở nên người bạn chí cốt của gia đình. Ngày cuối cùng, cả nhà đã đồng loạt nài nỉ thầy ở lại ăn bữa cơm dưa muối với gia đình.. Sau một hồi ngần ngừ, nhăn nhó, cuối cùng thầy buộc phải nhận lơì.
Cho đến bữa cơm ấy người trong nhà mới có dịp hiểu thêm về thầy. Thầy tên là Ngang, dân gốc trong Kinh đô , nhưng lớn lên ở Phong Điền trong nhà ông chú ruột. Chú anh là thầy lang gia truyền nổi tiếng chữa bệnh phong tình.Theo lời Ngang kể, anh không chỉ học được cách xem mạch, kê đơn, bốc thuốc mà còn nhập tâm được bí quyết bỏ bùa. Muốn cho ai mê say mình, chỉ cần một lá bùa nhỏ dán vào dấu chân hay vết tay là có thể dắt mũi họ đi theo mình suốt đời. Cả nhà cười hô hố. Các cô gái thích thú ra mặt, ả gái đầu bỉu chiếc môi dài, tỏ ra không tin. ả thứ hai thì gân cổ lên cãi và thậm chí còn thách đố. Bà Li hơi chờn chợn trong bụng, ông Hi thì hoang mang. Tất nhiên người khách biết ý, chẳng tán tụng thêm câu nào. Hàm răng vẩu của anh nhai cơm một cách đầy hăm hở.
Thế rồi thầy lang Ngang xách gói ra đi. Một ngày sau thầy không quay lại. Cô gái đầu buồn xỉu mặt. Ngày thứ hai vẫn vắng bóng thầy. Cô gái đầu lầm lì không nói. Ngày thứ ba, cô sinh ra cáu gắt, quát mắng lung tung. Ngày thứ tư, cô hát, cái giọng rè rè nửa trống nửa mái cất lên nghe như tiếng bánh gỗ xe trâu. Đám em út ôm bụng cười. Bà Li tái mặt, ông Hi lầu bầu chưởi. Ngày thứ năm cô cười nhạt. Thật là vô duyên và vô cớ. Cô cười như con đười ươi trong chuyện cổ tích. Cười chán chê suốt ngày, chập tối ăn cơm xong thì cô đột ngột im lặng. Lại sắp chuyển qua thứ quái dị nào đó chăng? Cả nhà hồi hộp chờ. Nhưng khi bà mẹ chuẩn bị lên giường nằm ngủ thì lũ em út mới chợt phát hiện ra chị cả chúng nó đã biến khỏi nhà. Ông Hi hoảng hốt đốt bó đuốc chạy bủa ra bìa rừng, đạp tắt đường về phía chợ. Vẵn biệt tăm mất tích. Bà mẹ khóc tấm tức. Lũ con nít vẫn rúc rích cười . Ông Hi điên tiết chưởi:
- Cười cười cái con mạ chúng mày! Ăn bùa cả lũ rồi... Cả nhà đều quả quyết như vậy. Nỗi căm tức dồn vào thầy lang trẻ. Biết tìm hắn ở đâu? Một đêm trôi qua, lại thêm một ngày nữa... Thầy Ngang không quay lại mà cô gái đầu cũng chẳng quay về. Cả nhà buồn như có tang.
Gần một tuần sau, trong lúc ông Hi và bà Li đã hoàn toàn thất vọng thì đột ngột Ngang quay lại. Vẫn cái hàm răng vẩu âý cười một cách vô tư từ ngoài ngõ. Ông Hi giật cây rựa trên mái nhà lao bổ ra. Bà Li hốt hoảng giằng tay ông lại. Ngang hầu như không thèm để tâm đến sự căm giận ngút trời ấy, anh bước vào nhà, thản nhiên ngồi ghế, giọng nói vẫn cởi mở!
- Cô La đang ở chỗ tôi...
Trời đất ơi, thế có mặt dạn mày dày không chứ! Ông Hi rít hai hàm răng lại, chồm người tới:
- Mi...mi bỏ bùa con tao! Đồ chó!...
Ngang cười hô hố:
- Thì cả nhà thách đố tôi kia mà. Bây giờ đã chịu hẳn chưa?
Ông Hi giận tím mặt, cây rựa run run trong tay. Bà Li mếu máo túm lấy vạt áo Ngang, mắt rơm rớm nước:
- Thôi thì... lạy thầy! Lạy thầy trăm lạy... Thầy đã thương đến gia đình cháu..đã ra tay chữa chạy cho bố cháu... Công ơn ấy đến chết cũng không báo đáp hết được. Nhưng thầy đã thương thì thương cho trót, thầy cho cháu nó về.. cháu nó còn phải chăm sóc các em... Tội nghiệp ! Các em cháu còn quá nhỏ dại..
Bà đột ngột quay lại lũ trẻ, vừa méu máo vừa quát:
- Chúng bay quỳ xuống đi! Quỳ xuống mà lạy thầy đi các con! Trăm lạy, ngàn lạy thầy tha cho chị về...Mau lên đi, các con!
Nước mắt bà trào xuống má. Lũ trẻ cùng oà lên khóc. Cả căn nhà nháo nhác như đưa ma.
Hình như thầy cũng xúc động, cho nên giọng thầy đột ngột trầm hẳn xuống, đầy quan trọng:
- Nếu tôi không thương hai bác, không thương các em thì tôi không quay trở lại- Anh khẽ thở dài rồi quay nhìn lũ trẻ- Bác gái đưa các em xuống dưới bếp, tôi có chuyện muốn thưa với bác trai.
Bà Li giang cả hai tay ra lùa đám trẻ như kiểu lùa vịt xuống nhà bếp. Còn lại hai người đàn ông ngồi đối diện nhau giữa căn nhà. Bà Li đứng thập thò ở máng xối đầu hồi nhà lắng tai nghe.
- Bác hãy cất cây rựa đi, ta cần cởi mở với nhau.
Ông Hi lầu bầu:
- Kệ tau. Mi muốn nói chi cứ nói...
- Cất rựa đi đã! Thầy lang ra lệnh. Nếu không tôi chỉ cần lệch bàn tay một cái bác lại phát điên ngay tức khắc. Lúc ấy chẳng còn thứ thuốc thang nào chữa nổi đâu.
Ông Hi hơi tái mặt nhưng vẫn chần chừ, bà Li vội vàng chạy lên giật cây rựa trong tay ông rồi lại hớt hải chạy xuống bếp.
- Con gái bác đang ở chỗ tôi...thật là phiền. Tôi chẳng muốn tí nào. Thời buổi làm ăn khó lắm, chẳng đủ nuôi cơm...
- Mi...mi...đù mạ! Chính mi đã bỏ bùa con tau...lại còn...
- Làm gì có chuyện bùa mê! Chẳng qua hôm nọ tôi nói đùa vậy để làm vui cho lũ trẻ thôi.
- Láo! Nếu không thế...vì răng con La lại trốn theo mi?
- Cô ta thích tính tôi...Mấy lại, cô ta không ra khỏi nhà này thì tính mạng bác sẽ bị đe doạ.
Ông Hi chồm người dậy khỏi ghế.
- Cái chi? Ai đe doạ ta?
- Thần
- Thần nào?
Cả nhà bỗng nín lặng. Linh cảm mách bảo cho ông Hi, bà Li thấy ta hoạ đang chập chờn trước ngõ. Thầy Ngang khẽ hắng giọng nói nhẹ nhàng:
- Cái bệnh của bác tuy uống thuốc vào có đỡ ra nhưng không thể khỏi hẳn được đâu. Bởi nhà bác có phạm một điều quá ghê gớm. Nhà bác có đến mười người, đó là sự sai phạm không chi tha thứ được. Thánh nhân đã nói, nhân bất thập toàn. Bác cứ chịu khó đi các nhà thờ, các đình chùa miếu vũ mà coi, có ai thờ mười con rồng đâu? chỉ có chín con thôi. Chín bỏ làm mười mà...
- Nhưng... nhà tôi răng lại mười người? Có bảy chị em chúng nó với hai vợ chồng tôi...
- Có một người nữa. Bác đừng lấy vải thưa che mắt thánh!
Mặt ông Hi tái nhợt. Ở đầu chái bếp, hai đầu gối bà Li run run.
- Nói vậy chứ tuỳ bác. Bác nghe lời thánh thì sống không nghe thì phải rước lấy tai họa. Một là bác phải bán gả cô La đi. Hai là phải đẩy cái hình nhân đi khỏi nhà. Ba là...bác phải chết. Tôi thương gia đình nên mới quay lại đây tiết lộ cơ trời, còn bản thân tôi cũng chẳng sức đâu mà ôm rơm dậm bụng...
Thầy ngang đứng dậy, đôi mắt đùng đục nhìn thẳng vào ông Hi. Trong cái giây phút tâm thần bất định ấy, ông Hi nhìn thầy trước mặt mình không phải là thầy thuốc trẻ, có tài, vui tính, mà là một lão phù thuỷ tin quái và bí hiểm. Cả người ông lạnh đi, đầu óc mụ mẫn không con nghĩ ra được một câu đối đáp nào. Ngang bước ra khỏi mái nhà, lửng thửng đi thẳng. Cả nhà nín lặng nhìn theo...
Những ngày sau đó, thầy Ngang không trở lạ. Một không gian âm u bao trùm lấy căn nhà một gian hai chái bên bờ bầu nước đầy rêu đen. Không ai trong nhà còn thiết làm một công việc gì nữa. Ngay cả lũ trẻ cũng cảm thấy có gì đó không tốt lành sắp sửa xảy ra với bố mẹ, cho nên cả lũ cũng trở nên buồn bã, chẳng cười đùa.
Đêm xuống mới thâm trầm và tẻ lạnh làm sao ! Có lẽ lần đầu tiên bà Li mới thấm thía hết nỗi cô độc của mình. Đã gần ba chục năm, kể từ ngày bị bán gả cho tên tướng cướp, bà mang mối hận với gia đình, tự đoạn tuyệt với bố mẹ để gửi thân vào người đàn ông đã cứu thoát mình. Bà không đủ tháo vát để hiểu rằng, cái nơi vợ chồng bà đang sinh sống chỉ cách làng cũ chừng hai ngày đi bộ. Đối với bà, quá khứ sinh ra chỉ là một ảo giác. Cố tình đừng nghĩ đến nó, cố mà quên đi cái gốc gác cội rễ của mình, chôn chân trong mái lều như con nhộng trú mình vào vỏ kén, hy vọng cái ngày đột nhiên hoá kiếp thành con bướm xa lạ với mọi người.
Với nỗi niềm khao khát ngây thơ ấy, Li đâm ra oán hận chồng, cái kẻ điên rồ cố tâm cất giữ cái bọc đỏ quái dị ấy ! Giữ gìn nó làm chi kia chứ. Vẫn biết đó là một kho của cải khổng lồ, nhưng khốn thay nó vẫn là cái bọc đỏ chôn chặt dưới đất. Và theo nó là cái quá khứ rùng rợn, những mặt người hung dữ và quái đản...Cũng đã có lần Li bàn với chồng :
- Nếu bố nó ham giàu thì đem bán nó đi... lấy tiền mà ăn xài...Ông Hi giật bắn lên như chó phải bỏng :
- Bán ư ? Cha mẹ ơi, ai đủ tiền mà mua ? Mình biết ra sao mà bán ? Không khéo lại còn bị cướp đoạt. Không chừng còn bị chết người...
- Thế thì... cất giữ nó làm gì. Vứt cha nó đi có hơn không ? ông Hi lại hét rống lên :
- Bà điên à ? cả một khối của cải như vậy mà vứt đi ? đồ ngu si !
Sau những đêm cãi vã như vậy, bà Li đâm ra buồn bã và mệt mỏi, còn ông Hi thì hoảng loạn. Tình cảm vợ chồng ngày một tẻ nhạt. Hai người trôi trong hai dòng ưu phiền khác nhau, ngày một xa lạ nhau.
Bây giờ nghe những lời khủng bố của thầy Ngang, mặc dầu vẫn còn oán giận thầy nhưng thâm tâm bà Li cũng tự thừa nhận là đúng.
Suy đi nghĩ lại, trằn trọc suốt mấy đêm, cuối cùng bà quyết định thuyết phục chồng :
- Bố nó ạ, ý thầy Ngang nói có lý đó. Từ ngày rước cái tượng đó về, nhà mình chẳng yên tý nào. Bố nó cứ ốm lên ốm xuống. Sống thì chui rúc, tránh hết người này lại trốn người khác. Mà nào nó có đem lại cho mình chút sang giàu gì cho cam. Chừ lại đến lượt con gái...Thật là tội nghiệp. Không lý làm cha làm mẹ lại thí thân con để ôm ấp cái của nợ kia...Bố nó nghĩ lại đi , tìm cách cứu con về.
Ông Hi vẫn ngồi trân trân trên giường. Đã mấy đêm ròng ông cứ ngồi như pho tượng, không hề chợp mắt. Nghe vợ thuyết giải, cặp môi tái nhợt của ông khẽ mấp máy nhưng vẫn không phát ra lời. Cho đến ngày thứ bảy, đột nhiên ông choàng dậy như một kẻ ngủ mê chợt tỉnh, cao giọng tuyên bố :
- Hay! Tôi sẽ gả luôn con La cho nó !
Bà Li hoảng hốt chạy lại lay vai ông :
- Trời đất ơi, ông nói gở cái gì thế ?
- Đằng nào thì nó cũng ăn bùa của nó rồi. Muốn kéo nó ra cũng chả được. Vậy thì gả luôn nó cho nó. Còn không thể vứt nó đi được. Nó là cả một kho của bà hiểu chưa. Không chừng cả thế giới này đang bới tìm nó đấy .
Có thánh mà hiểu những tiếng nó lẩm cẩm kia nhằm chỉ vào ai, nhưng cái lý lẽ đơn sơ ấy thì bà Li hiểu ngay được. Bà run bắn người bíu lấy vai chồng mếu máo:
- Lạy trời, lạy phật, sao ông tàn nhẫn vậy ? Sao ông độc ác vậy ? ông bán gả con cho cái thằng vô gia cư, vô địa táng.. ông tham chi mà tham cái của chết người kia để cho con nó cù bơ cù bất. Trời đất ơi ! ông có còn là cha đẻ của nó nữa không ?
ông Hi trợn mắt lên :
- Sao lại cù bơ cù bất. Cái thằng ấy chẳng lẽ không phải là thằng người sao ?
- Nhưng mà nó ở đâu ? Bố mẹ chỗ nào ? họ hàng nó ra sao ?
- Xì, cần đếch gì. Miễn nó không phải là ma thôi. Rứa ngày xưa bà theo tôi, bà biết tôi là thằng cha căng chú kíết nào nào? Bố mẹ, họ hàng tôi ở đâu nào?.... Rứa mà chừ mình thành gia thành thất đó.
- Trời hả trời... răng ông không chôn sống con đi . ừ thà chôn sống con trong vườn còn hơn chôn cái của nợ ấy...Không. Con tôi, tôi giữ! Cha tổ thằng nào cướp được con tôi...
Ông Hi thoắt đứng dậy, xán ngưòi tới trước mặt bà, mắt trợn lên
- Mi chưởi ai ?
- Tao chưởi cái giống vô tâm vô đạo, cái thứ súc vật hám của tham giàu...
Bốp! Một cái bạt tai. Bà Li lồng lên như con lợn rừng bị thương:
- Cha mồ tổ ...ông vải ông sư nhà nó...đồ ăn cướp ! Cái giống nòi ăn cướp.
Lại một đấm vào mặt rồi bồi thêm một cú đạp. Người đàn bà đổ xỉu xuống. Đám con gái nhào ra bu lấy mẹ khóc thét lên. Hi vớ luôn cây rựa trên mái nhà khua ra trước mặt :
- Câm hết ! Tao là tướng cướp đây ! Tao là người rừng đây ! Có câm không tao chém ! tao ch... é..m !
Bọn trẻ kinh hoàng nín thinh. Bà mẹ sấp mặt xuống đất khóc một cách não ruột...
May thay, cả vùng quanh đó không hề có làng bản. Bốn phía xung quanh hoang lạnh, âm u. Bàu nước trước nhà đặc rêu. Cá không đớp mồi. Sau nhà là rừng , gió thì thổi ngược lên phía núi cao. Đêm ở đây mới thật là đêm của cái thời hồng hoang u tối.
l
Ngay sáng hôm sau như có điềm báo trước, Ngang trở lại và theo sau lưng anh là La. Cô gái được khoác vào mình một tấm áo dài màu tơ vàng. Ngang khoác bên vai chiếc bị cói. Anh đặt bị xuống đất và lôi ra một chiếc thủ lợn nhỏ bằng quả dừa, một buồng cau , một chai rượu, rồi nhẹ nhàng đặt các thứ ấy lên bàn. Bà Li nằm ở chiếc giường kê phía cuối hồi nhà, thoi thóp thở. La bước lại nhìn mẹ, không nói. Những đưa em quay mắt đi không thèm nhìn chị.Lại vẫn hai người đàn ông ở giữa nhà nhìn nhau gằm gằm :
- Thế nào, bác ?
- Hừ... đồ ăn cướp !
- Sáng nay cháu và La muốn thưa với hai bác...
- Thôi khỏi, tao đồng ý gả !
- Đội ơn bác...
Như vậy cũng có thể gọi là một đám cưới. Cái thủ lợn to bằng sọ dừa và buồng cau chai rượu vẫn nằm lại giữa bàn. Ngang thong thả bước ra. La chạy theo như như một cái bóng, câm lặng.
Cho đến giây phút đó ông Hi mới bật lên tiếng khóc. Có ai đã từng nghe một người đàn ông khóc, mà lại là người đàn ông lớn tuổi mới thấm thía hết nỗi buồn lúc này. Thế là cả nhà lăn ra khóc. Lũ trẻ hét lên da diết. Người mẹ khóc ri rỉ như ve kêu. To và não ruột hơn cả vẫn là tiếng khóc của ông Hi, tiếng khóc như lợn bị chọc tiết khiến không ai có thể bình tâm ngồi lặng được. May thay quanh đấy chẳng có ai !
l
Bấy giờ là tháng tám âm lịch . ở vùng này bước vào mùa bão. Gió bão và mưa dầm là cặp bạn đồng hành cùng đến một lúc. Chúng thả cửa hoành hành. Con người chẳng có cách gì khác là chịu đựng. Người ta, bằng kinh nghiệm của nhiều kiếp đời, đã tính được từng ngày tai hoạ " Mồng chín tháng chín không mưa, cha con bán cá cày bừa mà ăn". " Ông tha mà bà chẳng tha, cả lụt cả bão hăm ba tháng mười". Rồi những cái " hạn" ấy cũng qua. Hoa lau nở. Gió bão dịu xuống. Bắt đầu những ngày rét mướt lê thê, rừng nhão nhoét nước. Rồi mùa xuân... rồi mùa hè... Thiên địa cứ vậy tuần hoàn, tai hoạ và may mắn cứ xoay vòng lặp đi lặp lại. Không ai nhớ hết những bất hạnh của một kiếp sống. Trước mắt ngươì đời là những vận hạn của tạo hoá đã quy định như những cửa ải mà bất cứ ai sống trên đời cũng phải trải qua...
Một năm trôi qua. Nỗi đau đớn nhớ thương người con gái đầu lòng cũng đã se dịu lại. Thôi, coi như là chiếc lá trên cành. Chẳng có lá nào đậu mãi cùng cội rễ. Lá già lá rụng, quả chín quả rơi. Bà Li chép miệng thở dài. Ông Hi ngày càng lầm lì ít nói.
Giờ lại đến lượt cô Lê bước vào tuổi mười chín. Cái khuôn mặt mới giống chị cả làm sao. Cái dáng đi cũng vậy. Và đặc biệt là kiểu cười bất chợt, nửa như vui tính, nửa như dở hơi khiến cả hai vợ chồng ông Hi chập chờn lo sợ " Hay là do những quả táo ?" Đôi khi bà Li hoảng hốt kêu lên như vậy. Nếu thuốc mê được ướp vào bị táo ấy thì không chừng cả bảy đứa em đều gặp tai ương. Nhưng dù sao một năm đã trôi qua. Bình yên đã trở lại. Lạy Phật, cứ gió cứ bão, nhưng đừng xui khách lạ đến nhà.
Thì đột ngột hắn lại đến. Khuôn mặt có già đi một chút, hàm răng vẩu như dài thêm ra và loang lổ cái màu vàng như nhuộm thuốc. Hắn đến một mình, sau lưng không có La đi theo. Cả nhà bàng hoàng, chết lặng.
Ngang nhìn bố vợ, cười một cái, nhìn mẹ vợ cười một cái nữa. Rồi cặp mắt hắn, cặp mắt đùng đục đầy ám muội, hắn liếc nhìn cả đám em gái và dừng lại ở người em lớn nhất. Bất giác Lê phá lên cười. Hắn cũng cười. Bà Li hớt hải lao đến ôm chầm lấy con, mắt nhìn thẳng con rể nhớn nhác .
- Con về thăm bố mẹ và các em...- Hắn uể oải nói.
Ông Hi lắp bắp như người nói lắp :
- Tao không...cần thăm.
- Con biết. Nhưng bố lại cần cái khác...điều đó con cũng biết- Ngang ngồi xuống giữa ghế nói một mạch như đang rao thuốc :
- Có một ông nhờ con về đây hỏi bố xem có bán đồng đen không ? Một chỉ đồng đen được tính bằng một chỉ bảy vàng , một cân bằng cân bảy....
- Mi nói cái chi lạ rứa... Đồng đen đồng đỏ nào ?
- Thôi, bố đừng vờ vĩnh nữa. Con là con trong nhà rồi. Mà sự thật thì con rất thương bố. Còn giữ cái tượng kia ngày nào bố càng khốn đốn ngày đó. Chi bằng bán quách đi, cho vợ chồng con vài nghìn quan, cho các em một đứa một ít làm vốn, rồi bố mẹ xây cất lấy một khu nhà mà ở, thuê đầy tớ đến làm, đời như vậy chẳng sướng sao ?
Ông Hi ngồi câm lặng như kẻ ăn cắp bị vạch mặt. Ngang tựa lưng ra cột nhà, mắt lim dim chờ đợi. Một hồi lâu ông Hi mới nói lí nhí :
- Ai mua.. nổi ?
Ngang ngồi choàng dậy mắt mở tròn. Như thế nghĩa là pho tượng ấy có thật. Hai cánh mũi hắn bỗng phập phồng như chó săn đánh hơi. Hắn nói gấp :
- Bố đừng lo. Con đã có mối sẵn. Một ông quan trong Kinh... hình như làm bên bộ hình...lại một ông quan tây nữa cũng đòi mua. Bố có biết quan Tây không? Người bên Tây Dương kia, nói tiếng xì lồ xì lào, mắt xanh mũi lõ...
Ông Hi trợn mắt lên. Bà Li cũng dựng tóc gáy. Trước mắt ông chập chờn hiện lên hình dáng những người rừng mặc quần vỏ cây. Bà Li lắp bắp hỏi :
- Quan tây... có nhiều lông lá không ?
- Nhiều, lông dài như lông lợn rừng ấy...
- Lạy phật ! Họ mặc quần bằng vỏ cây à ?
- Không. Bằng vải.
Trống ngực bà đập thình thịch. Những tiềng kêu quái dị từ ngày xưa bỗng dội về rùng rợn. Ông Hi mắt nhợt nhạt thì thầm hỏi :
- Rứa... con đã nói lộ ra chỗ này rồi à ?
Cặp mắt Ngang bỗng khép hờ lại một cách ranh mãnh:
- Chưa. Con mà nói lộ ra thì bố mẹ chả yên đâu. Chúng nó sẽ xô tới đây ngay. Mà chúng nó có đầy đủ giáo mác, lại có cả súng ống nữa... Thế là tan tành hết. Ngay cả mạng sống của gia đình mình cũng không giữ nổi, đừng nói đến của cải.
Khuôn mặt ông Hi giãn ra gần như cười :
- Phải..con thật là...khôn ngoan...
- Nhưng mà bố cũng nên khôn ngoan, chôn cất làm chi cái thứ hậu hoạ ấy có ngày thiệt mạng đó.
Ông Hi nhăn nhó :
- Răng con lại nói rứa...Đó là vật tổ...
- Chà, tổ với chả tông, ăn được là bán tất. Tổ tông mà chả cho mình miếng ăn thì cứ bán quách đi.
Ông Hi lặng thinh một lúc rồi bất ngờ hỏi :
- Giả sử tao bán... thì làm cách răng? Con dẫn bọn ấy đến đây à?
Ngang khẽ bĩu môi hỏi lại
- Bố muốn vậy à ?
- Không
- Nếu bố muốn, ngay ngày mai bọn họ đến đây ngay. Chỉ có điều cả cái bầy súng ống giáo mác ấy mỗi khi đã mò tới đây thì chắc chắn chẳng đứa mô dại mà xỉa tiền ra đâu.
Ông Hi kêu lên hoảng hốt.
- Không, không, tao dã bảo là không mà !
- Thế thì con sẽ bán giúp cho bố.
Ông Hi gườm gườm nhìn thằng con rể :
- Mày sẽ mang nó đi ?
- Dạ.
- Nhưng mày trả hết tiền trước cho tao chứ ?
Ngang phá lên cười :
- Bố điên à? Con có bán cả đến cái thân con nữa cũng không trả đủ một cái chân tượng. Bố tưởng con giàu lắm à ?
- Rứa thì... biết làm răng được ?
Ngang bỗng thở dài ra vẻ buồn bã:
- Hoá ra bố vẫn không coi con là con trong nhà à ? Chao ôi là buồn ! Ngang nặng nề đứng dậy giọng rầu rĩ. Thế thì thôi... Phần con, lúc nào cũng tự coi mình phải có bổn phận lo lắng cho bố mẹ...
Nói rồi Ngang chầm chậm bước ra sân, chầm chậm quay nhìn một vòng bao quát cả khu vườn, rồi sau đó chầm chậm bước ra ngõ. Ông Hi ngồi như bị chôn chặt vào chiếc ghế giữa nhà . Mãi cho đến lúc bóng của thằng con rể khuất hẳn phía cuối ngõ ông Hi mới chợt nhớ ra cái điều vô cùng hệ trọng. Ông bổ choàng người ra sân, lập cập chạy theo, gọi ơi ới :
- À này...à này ! ... Bố bảo đã... à này.
Ngang nghe rõ lời ông Hi gọi, nhưng hắn vẫn giả lảng không hay biết, bước thêm một đoạn nữa.
- À này... à này...
Ngang quay lại. Ông Hi chạy đến thở hổn hển.
- Con khoan... khoan nói chi với ai...nghe chưa ? Cứ để bố nghĩ...bố nghĩ thêm đã...
- Nghĩ thêm là bao lâu ?
- Thì cứ từ từ đã nào.. Chuyện này nó to tát chứ đâu có phải...
- Xì, to gì, có của mang bán lấy tiền, đơn giản rứa thôi. Thôi được, hai ngày nữa nghe !
- Ấy... cứ thong thả...
- Năm ngày vậy
- Chà, mày làm chi mà như lửa cháy nhà rứa.
- Thôi, một tuần. Nghĩ ít thôi kẻo lại phát điên đó bố ạ. Bữa nay con không có thuốc bán nữa đâu .
Nói rồi, chàng rể mỉm cười bước thẳng. Ông Hi nhìn theo căm tức muốn nghẹt cuống họng. Nhưng biết làm sao !
l
Cái tuần lễ gia hạn ấy có một ý nghĩa cực kỳ trọng đại đối với ông Hi. Cái giới hạn của một sự mất còn khiến cho con người không còn chỗ để hy vọng, để cầu cứu rủi may. Sau một đêm thức trắng, đôi mắt ông Hi dại đi, hai gò má tưởng lồi cao lên hơn hôm trước. Thế rồi, từ cực điểm của sự tuyệt vọng, cái bản năng hung hãn thú vật của tên kẻ cướp ngày xưa nổi lên. Hi như bừng tỉnh khỏi cơn mê muội. Ông đứng dậy, vươn vai một cái, vặn lưng hai cái và bước chếnh choáng ra sân. Mùa thu vàng quạch lá rừng. Những mảnh lá từ thiện tu thân mấy chục năm nay, bỗng như có luồng gió lạnh thổi qua, đua nhau rơi lả tả. Còn trơ lại trong cõi lòng ông cái gốc già xương xẩu đã từng tồn tại suốt một thời trẻ trung với bao nhiêu lần cướp bóc, chém giết. Ông Hi quay lẹ vào nhà rút cây rựa trên mái xuống, ngón tay trỏ đầy xương rà rà trên lưỡi rựa. Có vẻ chưa được sắc. Ông bước xuống chái nhà bếp lục tìm hòn đá mài. Tiếng rựa miết lên mặt đá xoèn xoẹt. Răng ông nghiến lại, mặt khô đanh.
Tuần chờ đợi nặng nề trôi qua. Sáng ấy cái thời hạn cuối cùng như đã hẹn trước, ông Hi dậy từ trời chưa sáng rõ mặt người, lặng lẽ cầm cây rựa trong tay lầm lì đi ra ngõ. Ông đi một mạch không đứng lại, không ngoái lui, không ngẩng đầu dậy. Từ ngõ ra đến đường cái lớn phải vượt qua một trảng đất cát , cây tràm lúp xúp. Ông chọn một bụi tràm to nằm sát lối đi lách mình vào trong đó. Ông đặt cây rựa xuống trước mặt, tựa lưng ra gốc tràm. Còn quá sớm. Ông quấn một điếu thuốc rê lặng lẽ hút.
Có Thánh mà biết ông đang nghĩ gì. Năm nay đã gần năm lăm tuổi. Nhưng trông ông hom hem lắm. Gần ba chục năm nay cuộc sống của ông không có lấy một ngày bình yên . Hình như ông đã đi sai đường. Tại sao phải ẩn dật. Mà ẩn vào đâu cho thoát nợ đời ? Đã thế thì thử xông ra coi, thử chạm mặt coi... Đã có một thời ông ngang táng thế đó ! Nay thử làm lại xem sao ? Ông thở những hơi dài cố trấn an lồng ngực. Nhưng hình như vẫn hồi hộp. Hình như cuộc đời không sao có thể làm lại từ đầu.
Mặt trời đã ló lên phía cuối bờ cát. Nghe từ đó vẳng lên sự ồn ào không rõ rệt. Phía đó là chợ nhưng phải đi một đoạn mỏi gối nữa kia. Tiếng ồn vọng lên sao thấu ? Hay là có đoàn khách nào mò lên đây ? Lâu lắm, chỉ có ông đi ra và thằng con rể trời đánh thánh vật kia đi ngược lại, ngoài ra chẳng có ai hết. Người ở chợ rất quen vợ chồng ông. Tuy vậy chẳng ai rõ ông ở đâu ra. Người ta chỉ biết có một cặp vợ chồng đi ra từ phía rừng tràm. Với họ, có lẽ ông là thứ người rừng hiện đại.
Sao mà lâu dữ rứa hè ? Có thứ chờ đợi nào sốt ruột hơn chờ đợi giết người ! Mà tổ cha nó chứ ! Khi ông không cần nó, kinh bỉ nó, trốn chạy nó thì nó lại mò đến rất sớm, lúc nào cũng ám ảnh trước mặt. Còn chừ sao không vác mặt lên đây, sao muộn màng lắm thế? Hay là cái thằng phù thuỷ ấy đã ngửi thấy mùi rựa mài rồi.
Cái chi vậy? Rì...rì... rì...vo vo...vo... Một thứ tiếng ồn rõ rệt mà rất lạ lùng khoan thẳng vào tai ông Hi. Hoảng hốt, hoang mang, ông nhoái cổ ra khỏi bụi tràm nhòm về phía chợ. Đường vẫn vắng tanh. Nhưng cái tiếng động kia đang cào xoáy bên thái dương. Ông kinh hãi quay ngược quay xuôi! Ôi lạy Phật, nó đó ! Ngay trên đầu ông... Một con quái vật gớm giếc đang bay rào rào. Thoạt nhìn nó giống chiếc bừa hai thân, chân cẳng lòng thòng, mồm rống lên những tiếng gào quái đản. Hai chiếc cánh to bè nằm bất động. Cái đuôi xả ra đầy trời một thứ ám khí đen ngòm " Ro... ro... ro... rạt rạt... rạt..."Hình như gió quạt xuống tóc ông. Ông ớn lạnh. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay đã gần sáu chục năm, cũng đã nếm đủ mùi oanh liệt, nhưng chưa bao giờ ông nhìn thấy con quái vật khổng lồ khủng khiếp đến dường ấy. Mà nó bay đi đâu thế ? Nó lên rừng. ừ nó lên rừng, lên với cái đám người mặc quần vỏ cây ấy. Quái nhơn thì ở với quái vật ! Nhưng ơ hay, răng nó quay lại ? Phải rồi nó quay lại ! Rì rì rì... uuu. Cái tiếng thét của nó nghe mỗi lúc mỗi khác.
Nó quay hẳn cái đầu lại rồi từ từ bay thẳng về phía ông Hi. Hay nó đã nhìn thấy ông? Trống ngực ông đập như trống làng, cả hai tay hai chân đều run lẩy bẩy... Mà nó còn ngiêng nghiêng nữa chứ! Đúng rồi, nó vòng đúng vào cái rừng tràm.. nó khoanh vòng đúng cái nhà của ông... Trời đất ơi! Chắc chắn nó đã nhìn thấy vợ con ông... Nó nhìn thấy rồi kìa... Ông Hi lao chồm ra giữa đường, kêu to lên như bị chọc tiết: " Nấp cho kín... nấp cho kín"
Nhưng con quái vật đã ngóc đầu lên, bay ràn rạt qua đầu ông thẳng về phía biển. Ông kinh hoàng chụp hai tay lên đầu nhắm nghiền mắt lại. Cái tiếng rú quái dị ấy mờ xa, thay vào đó là một tiếng cười khanh khách:
- Sợ à? Ha ha...
Ông Hi mở choàng mắt ra. Trước mặt ông là một hàm răng vẩu đang xoạc ra cười hết cỡ. Thằng Ngang ! Bàn tay ông Hi giật giật. Ông liếc nhanh mắt vào bụi tràm. Chà, quên cha cây rựa trong đó rồi, nếu không thì mi hết cười hí!
- Hình như đây là lần đầu bố nhìn thấy tàu bay phải không?
- Cái...cái chi?
Ngang hất đầu ra phía biển, nơi vẫn còn những vật khói đen sì:
- Các quan Tây Dương đó.
- Ở đâu?
- Ở trên tàu bay...cái lúc nãy bố nhìn thấy đó.
Hai mắt ông Hi nhìn gằm gằm vào Ngang.
- Quan Tây Dương...bay lên đây làm chi? Hay là mi đã...
Ngang cười ầm lên.
- Bố đa nghi quá! Thôi ta về nhà hè!
Ông Hi đột ngột xoay hẳn người lại.
- Thôi khỏi. Đừng về nhà nữa...tao không có thứ đó.
Khuôn mặt Ngang hơi nhíu lại một tý, nhưng liền đó đã giãn ra ngay:
- Thì cứ về nhà đã. Không có cái đó thì có cái khác.
- Mi bảo cái chi?
- Thế này bố ạ! Ngang bỗng thở dài. Bố không bán cái tượng ấy là bố giết con đấy. Hiện tại bọn có súng ống ấy nó đang săn tìm con. Nếu con không có tượng cho nó là nó giết...Hay là... con bảo chúng nó lên đây gặp bố?
Ông Hi nhảy chồm lên túm lấy ngực Ngang:
- Mi... mi muốn giết tao phải không? đồ...đồ.. súc vật!
Ngang nhăn nhó:
- Nhưng muốn cứu bố thì con phải chết thay!Thế mà con lại trẻ hơn bố! Gay thế đấy.
- Thì đáng đời mi chứ. Ai bảo mi hở chuyện ra làm chi.
- Hừ, tôi biết cái chi mà hở chuyện. Tại cái đứa con dở hơi của ông đó... Nó cứ bô bô kể chuyện. Đúng là bố con ông cố tình giết tôi.
Ông Hi thở dài thườn thượt rồi lầu bầu chưởi:
- Đ. mạ, con với cái, đồ trời đánh!
- Chừ ý bố định thế nào?
- Tao chẳng định chi hết.
- Bố không thể nói thế được. Bố đã hẹn con lên đây thì phải trả lời dứt khoát. Một là con trở về với pho tượng trong tay. Hai là...
Ông Hi lùi nhanh lại một bước, thủ thế:
- Hai là làm sao?
- Hai là con phải trốn đi, nếu không chúng nó sẽ giết con.
Ông Hi thở phào:
- Thế thì mày hãy trốn đi!
- Nhưng vợ con lại mới sinh cháu. Chà, cháu ngoại ông nó mới bụ bẫm làm sao . Con đặt tên nó là Ngô. Ngang- Ngô mà... Cháu nó mới ra đời một tháng nay... Con trốn đi thì ai chăm sóc vợ con...
- Việc nhà mi tao biết sao được.
- Ờ, việc nhà con là việc của bố chứ. Thế cô La không còn là con của bố nữa à? Cháu Ngô không phải là cháu ông sao? Cho nên, ông phải có trách nhiệm. Ông phải cho dì Lê về giúp mẹ cháu.. chị em giúp nhau thì còn chi bằng.
Ông Hi dướn cao cặp mắt lông mày lên nhìn Ngang, ngờ vực:
- Cho con Lê về chỗ mi? cho gà về hang cáo?
Ngang phá lên cười.
- Bố đa nghi quá...có chị có em, cô La đỡ buồn. Còn tôi , tôi phải trốn kia mà.
- Không. Đừng hòng! Tao không tin.
Nói rồi ông Hi quay phắt đi, rão chân bước. Ông sợ dây dưa với thằng con rễ đốn mạt ấy sẽ còn sinh ra lắm chuyện khác. Nhưng Ngang đã với tay túm được bả vai ông giật mạnh:
- Này, đứng lại đã
- Ơ...mi...mi dám...
- Nghe cho kĩ đây! Tôi chỉ cần lật bàn tay này một cái là con ông chạy theo tôi ngay, chẳng cần xin xỏ. Sau đó, tôi sẽ công bố cho mọi người biết ông đang chôn giữ pho tượng đồng đen. Thế là chúng nó sẽ tràn đến đây, băm xác ông ra... Tử tế thì không muốn, lại cứ ưng hứng lấy tai họa. Thôi, về nhà đi, thu xếp cho con Lê theo tôi. Có ăn có mặc lại có chị có em, sướng bỏ cha rồi còn chi nữa!
Ông Hi đứng đực người. Không ngờ cái thằng thầy lang này lại tàn ác đến mức ấy. Môi ông tái đi. mắt rơm rớm nước. Ngang xô tay vào vai ông, nói như ra lệnh:
- Về nào!
l
Về sau này, mỗi khi nhớ lại chuyện bán gả cô Lê, ông Hi đổ tại con quái vật tàu bay. Mà cũng phải, bởi nếu hôm đó không có hắn thì số kiếp thằng con rể đã được định đoạt. Nhưng tại sao lúc ấy ông không nhào vào bụi tràm lôi cây rựa ra, hoặc sau đấy về nhà ông cũng có thể vớ được cây dao thái rau lợn để phang gọn một nhát chứ? Ông lẩm bẩm tự chưởi mình ngu đần không kịp nghĩ ra, , mà cũng có khi bị phép tà của hắn làm cho u tối đầu óc. Thực ra, lý do rất đơn giản là đã quá lâu rồi ông không còn thói quen đối mặt, ông không còn có một chút sinh lực nào để đủ nhìn thẳng vào kẻ thù, tuyên chiến với nó. Cái thời oanh liệt xa xưa theo chân chủ tướng tàn phá khắp nơi còn đâu nữa . Năm mươi năm nay , ông như con Dơi lén lút trong bóng tối .Ông lẫn trốn ngay cả với cái bóng của mình.
Sau cái lần bùng dậy ý chí chém giết nhưng lại không thành công ấy, khí phách ông hoàn toàn sụp đổ. Cô Lê được bán gả còn tẻ nhạt hơn cả cuộc bán gả La trước đây. Bà Li thì không có cách gì khác hơn là gào thét khóc lóc và chưởi rủa. Rồi bà ốm liệt giường, người khô đét như một que củi mục, ngực thoi thóp thở. Ông Hi thì ngược lại, ông bỗng trở nên dở người, suốt ngày cứ nhắc đến tên thằng con rể như nhắc tên người yêu. Đôi khi ông còn cất tiếng hát. Cái giọng khàn khàn như giọng thầy cúng. Mặt ông dần dần béo lên, hoặc có thể là sưng lên, đôi mắt lúc nào cũng lơ láo, đờ đẫn.
Rõ ràng ông đã trở tính. Một năm nữa lại trôi qua. Ông Hi đi ra đi vào có vẻ sốt ruột chờ đợi. Ông chờ cái thằng chó chết ấy đến, chờ một sự cướp đoạt mới. Đứa con thứ ba của ông đã đến tuổi mười sáu. Theo ông là đã đến phiên nó rồi. Ông nôn nóng chờ đợi như nghĩa vụ phải cống nạp cho con trăn tinh trong truyện cổ. Nhưng năm đó con trăn tinh không mò đến.
Năm sau nữa, khi Lu- cô con gái thứ ba- tròn mười bảy tuổi thì Ngang đến. Lần này trông anh ta hốc hác hơn, già đi một cách rõ rệt. Anh bận một chiếc quần có hai túi , ống chật , một cái áo vét tông bạc màu sù sì như vỏ cây. Ông Hi nghĩ, không chừng anh ta sắp biến thành người rừng. Họ chào nhau bằng những cái gật đầu y như đã hẹn hò từ trước hoặc giống như bạn hàng ở chợ thường xuyên mua bán với nhau. Bà Li vẫn nằm trên giường, mắt nhắm nghiền, cổ họng sủi lên những tiếng rên hư hử... Cô Lu như thể đã chuẩn bị từ trước, mặt đỏ ửng lên một cách bất ngờ, hai chiếc môi bậm chặt như sợ phải cất lên tiếng hát .So với hai cô chị thì Lu có dáng người giống mẹ hơn, đồ sộ. Cặp mắt luôn liếc ngang. Cặp lông mày được cạo tỉa một cách quá tỉ mẩn khiến nó chỉ còn như hai sợi tóc vắt ngang. Hai người đàn ông lại ngồi xuống đúng ở gian giữa căn nhà. Họ nói chuyện lung tung, không hề đụng chạm chút nào về số phận hai người con gái đầu và thân phận cô Lu sắp tới.
- Chà, giá bố về xuôi một lần mà coi. Nhà cửa nhiều vô kể. Người ta kêu bằng phố phường, bố có hiểu không?
- Hiểu...
- Hiểu chi mà hiểu. Bố đã về phố lần nào đâu mà. Quan Tây dạo này đông lắm, không chừng đông hơn quan ta nữa.
- Ừ ...
- Hừ, bố làm như cũng đã nhìn thấy quan Tây rồi không bằng. Thế bố có biết họ ăn mặc thế nào không? Không phải áo quần thùng thình như bố đâu...
- Mặc vỏ cây..
- Ê, ai lại ngu si thế. Mặc như tôi đây này. Quần may kiểu này kêu bằng quần xếp- bo, áo này kêu bằng áo vét- tông.
- Hừ...toàn tiếng người rừng.
Cả hai người cười hả hả. Khác với mọi lần trước, lần này Ngang có vẻ thông thả. Đã quá chiều mà xem ra hắn không có ý ra về. Cô Lu đỏ lửa bắc lên nồi sắn.Mấy đứa em cứ xúm xít bên chị thì thầm. Rõ ràng chúng nó đã ý thức được giờ phút phải chia tay với chị.
Ăn sắn xong thì trời tối hẳn. Một dĩa đèn dầu lạc được thắp lên, hắt màu sáng vàng quạch. Cả nhà xúm quanh Ngang nghe kể chuyện :
- Ở phố, người ta thắp bằng nến. Dài thế này này...Người ta nhảy múa suốt đêm. Thiệt đó. Họ không có ngủ đâu. Đã nhảy là phải một đàn ông và một đàn bà. Đàn ông kêu bằng Ngài đàn bà kêu bằng đầm. Nói ví dụ thế này này...
Vừa nói Ngang vừa quờ tay túm lấy tay Lu kéo vào . Lu sợ hãi liếc nhìn bố, Nhưng ông Hi đã quay mặt đi giả đò ho khục khặc. Ngang choàng tay lên vai Lu, quay sấp cô ta vào với mình. Rồi mặc kệ cho lũ trẻ trố mắt nhìn kinh ngạc, anh vừa nhảy vừa hát : " Tăng tăng tăng... tò tò.. ti ti ti... tề tề" Lũ trẻ con cười ré lên. ông Hi lẩm bẩm " đúng là ngươì rừng" . Ngang quay quay một lúc, khuôn mặt Lu đã đỏ chín như trái gấc. Cô cảm thấy nghẹt thở, muốn xô Ngang ra nhưng lại không đủ sức. Rồi cô thấy một tay Ngang vẫn níu chặt lấy bã vai cô, còn một tay đã lần xuống bộ ngực. Cả người Lu run lên, đầu choàng váng, hai tai ù điếc. Cô không còn chút cảm giác gì rõ rệt, chỉ thấy da thịt nóng như lửa trong lò. Bàn tay Ngang nhào nặn một cách quyết liệt cùng với những tiếng tăng tăng tăng... tọ tọ phát ra ngày một gấp gáp. Rồi bàn tay quái dị ấy trôi từ bộ ngực xuống phía dưới . Ngưới Lu co rúm lại, miệng kêu lên một tiếng " ái" . Đèn sáng quá. Lũ trẻ con vẫn tròn mắt ra nhìn. Phía đầu giường kia bà mẹ thoi thóp thở....
Sau khi Lu theo Ngang ra đi được chừng một tháng thì bà Li qua đời. Cái chết của bà cũng quá đơn giản như tất cả những cuộc ra đi của các cô con gái. Hình như ông Hi cũng đã chờ đợi mãi cái giây phút này. Bốn đứa con gái xúm quanh mẹ. Cô Lanh và Lam thì khóc. Còn Lương với Lục cứ trố mắt nhìn. Ông Hi vuốt mắt cho vợ rồi tiện tay gỡ luôn chiếc vòng đá trong cổ tay ngươì chết. Mấy đứa con hoảng hốt nhìn bố. Ông Hi trợn mắt tuyên bố :
- Nhìn cái chi ? Muốn xin à, đừng hòng. Cái này là của tao. Tao cho nó khi mới cứu nó ra khỏi lèn đá vôi. Chừ thì tao phải lấy lại. Vì nó đã đi. Còn chúng bay rồi cũng đi hết , thì cho chúng bay đi, tao cần đếch gì! Tao chỉ giữ cái vật này thôi- Rồi bất ngờ ông cất tiếng cười ha hả bên cạnh xác vợ chưa được khâm liệm- Chúng bay đâu có biết sự tích cái vòng đá này. Đây là chiến tích đầu tiên của tao. Trước khi tao rời làng theo chủ tướng Phô làm nghề sơn thảo, tao đã đột nhập vào nhà thờ tổ lấy được cái này. Chúng bay đâu có biết tổ tông của nhà này làm nghề đẽo đá. Cái nghề thật là khốn nạn... Nói chung nghề đếch nào cũng khốn nạn. Đừng sinh ra nữa mà lại hay...
- Nói xong câu đó ông găm vội chiếc vòng đá vào tay như thể sợ để chậm lũ con trời đánh kia sẽ xông đến chia phần. Bàn tay một tên tướng cướp quá thô cạch không sao đút lọt được chiếc vòng đá . Nhưng lũ con đang trố mắt nhìn ra vẻ thèm thuồng .Ông Hi không thể chần chừ, chậm trễ. Ông nhắm mắt, nghiến răng ấn thật lực . Chiếc vòng tuột xuống được cổ tay cùng lúc nước mắt ông trào ra...
Bà Li mất đi, căn nhà bên bàu nước rêu đen ngày một xơ xác. Những người trong nhà này sống hờ hững như kẻ xa lạ ngủ trọ với nhau. Cô Lanh ngày ngày ra chợ, sau khi đã bán xong mớ tép, cô cứ lảng vảng suốt dọc đường cái ngó ngược ngó xuôi. Lòng cô thấp thỏm chờ đợi một điều gì đó không rõ rệt. Ba đứa em sau kéo nhau vào rừng hái củi. Chúng đi tách nhau ra, mỗi đứa tha thẩn một nơi. Còn ông Hi thì lặng lẽ trốn lũ con, ngày nằm lì trong nhà, đêm mò ra đào pho tượng lên, vuốt ve, ôm chặt trong người như ôm đứa trẻ nhỏ. Sau đó ông lại bí mật đem chôn chỗ khác. Ông làm việc đó mê mẩn như bị thôi miên. Một năm có trên ba trăm đêm thì pho tượng được trên ba trăm lần ôm ấp và chuyền chỗ. Rồi đến khi ông kiệt sức, không đủ gân bắp để đào bới nữa thì lại đến ngồi bên cạnh chỗ chôn tượng lầm bầm khấn vái. Một tháng đào bới một lần. Rồi nửa năm đào bới một lần...Chỉ có ngôi mộ bà Li là không có ai đoái hoài đến, cỏ lút bời bời , và nấm đất ngày một thấp xuống gần ngang với bờ đất xung quanh.
Ba năm sau, lúc ấy Linh đã mười tám tuổi. Lam mười sáu, Lương mười bốn và Lục cô gái út đã đến tuổi mười hai. Một buổi sáng trời trở gió, những đụn mây hình bao tải rách vật vờ lấp kín bầu trời. Ông Hi nằm co ro trên chiếc chõng tre mồm kêu to từng tiếng dài. Ông rên như vậy không phải vì đau đớn mà theo lời ông giải thích với lũ trẻ thì đó là cách xả hơi trút bớt những mệt nhọc trong người. Những đứa con trong nhà đã quá quen với tiếng rên của ông. Chúng chẳng bận tâm gì chuyện ấy .
Đúng vào buổi sáng ấy thì Ngang trở về. Nhưng lần này không phải chỉ mình anh ta. Bám sau lưng Ngang là một cậu con trai chừng năm tuổi. Sau đó là La, mặc một chiếc áo dài nhàu nát, nách bên sườn một bé gái độ lên hai. Sau La là Lê, cũng áo dài, chiếc áo có vẻ mới hơn, một tay xách gói áo quần to bè, một tay bế bé trai cũng chừng hai tuổi. Sau Lê đương nhiên là Lu, người to ra một cách đột ngột, áo ngắn thêm, quần lòi mắt cá. Cái bụng chửa chồm ra phía trước đầy kiêu ngạo. Vai Lu cũng khoác túi to bè.
Cả đoàn người rầm rầm đổ bộ xuống ngôi nhà một gian hai chái đã quá xác xơ vì mưa gió. Cả bốn chị em Lanh cùng chạy ra. Đàn bà con gái gặp nhau thường rất cảm động. Họ kêu lên, chào nhau, cười toe toét y như buổi họp chợ. Ông Hi khẽ nhổm lên một tí, nhìn thấy đoàn người ông lại nằm xuống thản nhiên y như đã biết trước hoặc đã hẹn hò.
Cái tin mẹ mất đã gần ba năm cũng không làm cho họ thấy đau lòng cho lắm. Tuy rằng mọi người có nói nhỏ lại, có vài ba tiếng thở ra. Thậm chí chẳng hiểu cô nào đó buông ra một câu lạc lõng : " Tội nghiệp!".
Ngang bước lại chỗ ông Hi, lom khom như hai ông bạn già chí cốt tình thâm gặp nhau. Ngang lay tay bố vợ :
- Bố ơi !... Chúng con về đây ở với bố...
- Hừ... để làm chi ?
- Dạ, cũng biết bố già rồi... sức lực ngày một yếu. Cho nên phải để chúng con chăm sóc và dạy dỗ các em...
Ông Hi nhắm nghiền mắt lại thều thào:
- Thì đó... Các em đó... Muốn làm chi thì làm...
Chao ôi, thử hỏi còn có câu uỷ thác nào đầy đủ hơn thế, mãn nguyện hơn thế nữa không. Đó, các em đó, muốn làm chi thì làm !
Thế là từ hôm đó, cách đây gần bốn chục năm hoặc hơn thế một chút, cái nhà một gian hai chái ở mép bàu nước rêu đen đã gây giống mà nảy nở ra thành một cái xóm bảy nhà. Vào thuở đó thì từ xóm Linh Linh ra đến đường cái có cái chợ xép, ngưòi ta phải vượt qua một rừng tràm cho nên cảm thấy xa khuất, kín đáo. Nhưng sau một cuộc chiến tranh, rừng tràm cháy trụi, cát phơi lên cái màu xám xẩm, với lại con người lớn khôn ra, cái nhìn cũng phóng khoáng hơn thì xóm Linh Linh được coi như ở ngay bên đường Quốc lộ như một tổ kiến bíu vào cái khúc giữa thân của cây đời văn minh. Ai đi qua chỉ cần để mắt một chút là nhìn thấy. Một cái xóm có bảy nóc nhà. Căn nhà giữa hơi to một chút, còn sáu túp nhà xung quanh chỉ như sáu cái chòi canh rẫy. Ai cũng nhìn thấy được, nhưng ít ai hiểu được rõ ràng rằng, đó đại bản doanh của ông Ngang có bảy vợ mà cũng là bảy chị em ruột. Cho đến ngày ông Ngang không đủ sức lực để làm cho các vợ sinh đẻ nữa thì họ cũng đã có tới ba mươi tư đứa con. Trời không cho nuôi mất sáu đứa, còn lại vị chi là hai mươi tám...
Nhưng Hi thì không thể quên được. Cái bọc đỏ ấy đã được ông chôn kỹ vào một góc rừng, bây giờ góc rừng ấy đã lọt vào gần giữa khu vườn mênh mang của ông. Đấy là một khối lượng của cải khổng lồ không chỉ đủ sức cho ông thành một đại địa chủ mà thậm chí có thể xây cất được cả một phố xá sầm uất. Nhưng Hi vẫn không sao đào cái bảo vật ấy lên được, bởi suốt mấy chục năm nay lúc nào Hi cũng cảm thấy tai hoạ cứ chập chờn quanh mình . Trong giấc ngủ, khuôn mặt dữ tợn của tên tướng cướp hiện lên cùng với mũi kiếm sắc lạnh. Rồi đám người rừng lông lá dữ tợn với những chiếc quần vỏ cây đen sì cũng rùng rùng hiện ra. Hi hét lên thất thanh khiến con cái cả nhà cùng choàng dậy kêu khóc. Có lần đi chặt củi, một cành khô bất ngờ gãy xuống, một chú hoãng đâu đó nhảy chồm lên lao bừa qua đầu Hi khiến ông vất hết rìu rựa mà chạy. Về đến nhà Hi ốm liệt giường hàng tuần lễ. Trong những cơn sốt mê sảng, Hi ú ớ nói những câu quái dị, rằng không phải tôi chôn mà nó tự về, rằng tôi cất là cất cho chủ tướng của tôi chứ không phải tôi cố tâm cướp đoạt.... Những đứa trẻ sợ xanh mang. Nhưng khôn ngoan của con người bao giờ cũng là mầm mống của tai hoạ. Người con gái lớn bắt đầu để ý tới những cơn mê sảng lặp đi lặp lại của bố. Cô ta linh cảm thấy có điều gì đó không được minh bạch trong ngôi nhà này. Thế là cô bắt đầu tra khảo mẹ.
Mẹ cô đã sợ hãi nói dối con. Nhưng đâu có phải vài lần gặp nhau ở chợ búa mà dối nhau được. Cuối cùng, câu chuyện về pho tượng đồng đen một chân đã lọt vào tai cô gái đầu. Cô đầu biết thì cô hai cũng biết. Rồi cô ba, cô bốn cho đến đứa bé út mới sáu tuổi cũng biết. Chúng nó đột ngột vây lấy bố mà hỏi, chúng còn đòi bố đưa ra để chúng xem. Ông Hi tái xanh mặt mày, hét tướng lên bắt lũ trẻ im miệng. Chúng nó khóc, ông vác rựa ra đòi chém. Bà Hi sợ hãi vừa khóc vừa lạy. Thế rồi ông Hi đâm ra trở tính , ngày không dám lên rừng, đêm không dám ngủ trong buồng, ông bắt vợ khiêng giường của ông ra đặt ngay chính gian giữa , ông nằm ở đó, mắt mở thao láo , mặt mày phờ phạc, tóc trên dầu rụng dần, nói năng ngớ ngẩn. Bà Li run sợ thắp hương khấn vái. Càng khấn ông Hi càng ốm nặng. Cuộc sống trong gia đình bỗng chốc trở nên u ám, nặng nề....
Một hôm, có một người thanh niên khoác chiếc bị cói lần dò đến khu nhà này. Đấy là người khách đầu tiên tìm đến kể từ ngày Hi và Li lập làng ở đây. Ông Hi ngồi chồm dậy giữa chiếu hai tay run rẩy bíu lấy thành giường, mắt nhìn người khách đầy kinh hãi . Cô gái đầu đứng chôn chân ở hồi nhà nơi có lối xuống nhà bếp. Cô hai nép người sau lưng mẹ , nín thở như sắp bị bắt đi. Lũ trẻ con thì vô tư hơn, chúng vây quanh cái bị cói của người khách tò mò nhìn ngó. Cả nhà không ai cất lời chào. Tất cả nín thở. Người khách mỉm cười chào họ. Anh có cái miệng rộng, hàm răng hơi vẩu nhưng dễ ưa.
- Tôi bán thuốc. Thuốc bắc và thuốc nam. Nghe ngoài chợ họ nói bác trai nhà này bị ốm cho nên tôi mới vào. Bác có thể khỏi bệnh mà tôi cũng có tiền tiêu. Được chớ !...
Người khách nói một cách tự tin rồi đưa tay cầm lấy cổ tay của ông Hi, không cần biết chủ nhà có cho phép không. Anh xem mạch một lúc rồi nói:
- Chà mạch của bác cả ba bộ thốn, quan, xích đều yếu ! Mạch hồng và sác. Biểu nóng, lý lạnh. Can mộc thì vượng, thận thuỷ vô lực, tâm hoả mạch đuổi như ngựa phi, chứng này sẽ sinh ra tâm thần bất định, ăn ngủ chập chờn, đổ mồ hôi trộm, mê sảng lung tung...
Bà Li nhìn người thầy lang trẻ chằm chằm. Chà, thầy thế mới là thầy chứ. Đôi mắt bà dịu lại, thầm biết ơn người khách quý. Buông tay ông Hi người khách đứng lên:
- Bệnh trạng thì tui nói vậy, chẳng biết đúng sai thế nào... có bốc thuốc hay không là tuỳ hai bác.
- Có chứ, có chứ - Bà Li vội kêu lên- Anh đã làm ơn xem mạch thì cũng mong anh ra ơn bốc thuốc, bao nhiêu tiền tui cũng chịu.
Người khách mở bị cói ra. Hàng mấy chục gói thuốc khác nhau phả mùi thơm phức. Anh căng ra tờ giấy, bốc từ trong các gói kia ra những nhát thuốc vàng quánh, trắng hếu hoặc đen thui thủi. Anh gói lại rồi dặn:
- Nước đầu sắc hai chén rưỡi lấy lại một chén. Nước hai, sắc hai chén lấy lại tám phân. Uống trước bữa ăn. Ngày mai tôi đến xem lại mạch rồi sẽ tính tiếp.
Người thầy lang trẻ đi ra, dáng điệu thanh thản. Cả nhà nhìn theo thở phào.
Một ngày một đêm trôi qua, bệnh tình ông Hi thuyên giảm rõ rệt. Đêm ấy ông ngủ ngon, tiếng ngáy đều đặn. Sáng mai ông dậy sớm đòi ăn cháo. Người thầy lang đến muộn hơn lời hứa khiến cả nhà cứ ngóng mãi. Anh ta cười từ ngõ cười vào:
- Cái nghề này thật khó y hẹn hai bác ạ. Đêm qua phải đi xem mạch cả đêm. Một chị phụ nữ bất ngờ lên cơn điên, trông thật là tội...
Vừa kể chuyện anh ta vừa quờ tay ra túm lấy tay ông Hi. Lần này anh xem mạch nhanh hơn:
- Khá rồi. Vài thang nữa là khỏi.
Nói rồi anh lại ngã chiếc bị ra bốc thuốc. Các cô gái lúc này không còn sợ sệt nữa. Trừ cô gái đầu , còn tất cả chúng nó đều ngồi xổm xuống nhòm vào chiếc bị. Người thầy lang trẻ, vui tính, mở tung ra một gói táo, bốc cho mỗi người một quả. Đứa lớn thẹn thò không dám đưa tay ra, nhưng cô út đã nhanh nhẩu vồ lấy cho vào miệng. Rồi thì tất cả cùng bốc táo. Anh thầy lang chìa một quả cho cô gái đầu:
- Này, thử cái xem, chả chết người đâu mà sợ.
Cô gái cười chín đỏ cả hai gò má. Anh thầy bước tới nhét quả táo vào tay cô rồi cười ha hả bước ra khỏi nhà.
Năm ngày trôi qua, thầy lang trẻ lui tới nhà ông Hi năm lần, bốc năm thang thuốc. Bệnh tình ông Hi coi như đã lui hẳn. Thầy lang trẻ trở nên người bạn chí cốt của gia đình. Ngày cuối cùng, cả nhà đã đồng loạt nài nỉ thầy ở lại ăn bữa cơm dưa muối với gia đình.. Sau một hồi ngần ngừ, nhăn nhó, cuối cùng thầy buộc phải nhận lơì.
Cho đến bữa cơm ấy người trong nhà mới có dịp hiểu thêm về thầy. Thầy tên là Ngang, dân gốc trong Kinh đô , nhưng lớn lên ở Phong Điền trong nhà ông chú ruột. Chú anh là thầy lang gia truyền nổi tiếng chữa bệnh phong tình.Theo lời Ngang kể, anh không chỉ học được cách xem mạch, kê đơn, bốc thuốc mà còn nhập tâm được bí quyết bỏ bùa. Muốn cho ai mê say mình, chỉ cần một lá bùa nhỏ dán vào dấu chân hay vết tay là có thể dắt mũi họ đi theo mình suốt đời. Cả nhà cười hô hố. Các cô gái thích thú ra mặt, ả gái đầu bỉu chiếc môi dài, tỏ ra không tin. ả thứ hai thì gân cổ lên cãi và thậm chí còn thách đố. Bà Li hơi chờn chợn trong bụng, ông Hi thì hoang mang. Tất nhiên người khách biết ý, chẳng tán tụng thêm câu nào. Hàm răng vẩu của anh nhai cơm một cách đầy hăm hở.
Thế rồi thầy lang Ngang xách gói ra đi. Một ngày sau thầy không quay lại. Cô gái đầu buồn xỉu mặt. Ngày thứ hai vẫn vắng bóng thầy. Cô gái đầu lầm lì không nói. Ngày thứ ba, cô sinh ra cáu gắt, quát mắng lung tung. Ngày thứ tư, cô hát, cái giọng rè rè nửa trống nửa mái cất lên nghe như tiếng bánh gỗ xe trâu. Đám em út ôm bụng cười. Bà Li tái mặt, ông Hi lầu bầu chưởi. Ngày thứ năm cô cười nhạt. Thật là vô duyên và vô cớ. Cô cười như con đười ươi trong chuyện cổ tích. Cười chán chê suốt ngày, chập tối ăn cơm xong thì cô đột ngột im lặng. Lại sắp chuyển qua thứ quái dị nào đó chăng? Cả nhà hồi hộp chờ. Nhưng khi bà mẹ chuẩn bị lên giường nằm ngủ thì lũ em út mới chợt phát hiện ra chị cả chúng nó đã biến khỏi nhà. Ông Hi hoảng hốt đốt bó đuốc chạy bủa ra bìa rừng, đạp tắt đường về phía chợ. Vẵn biệt tăm mất tích. Bà mẹ khóc tấm tức. Lũ con nít vẫn rúc rích cười . Ông Hi điên tiết chưởi:
- Cười cười cái con mạ chúng mày! Ăn bùa cả lũ rồi... Cả nhà đều quả quyết như vậy. Nỗi căm tức dồn vào thầy lang trẻ. Biết tìm hắn ở đâu? Một đêm trôi qua, lại thêm một ngày nữa... Thầy Ngang không quay lại mà cô gái đầu cũng chẳng quay về. Cả nhà buồn như có tang.
Gần một tuần sau, trong lúc ông Hi và bà Li đã hoàn toàn thất vọng thì đột ngột Ngang quay lại. Vẫn cái hàm răng vẩu âý cười một cách vô tư từ ngoài ngõ. Ông Hi giật cây rựa trên mái nhà lao bổ ra. Bà Li hốt hoảng giằng tay ông lại. Ngang hầu như không thèm để tâm đến sự căm giận ngút trời ấy, anh bước vào nhà, thản nhiên ngồi ghế, giọng nói vẫn cởi mở!
- Cô La đang ở chỗ tôi...
Trời đất ơi, thế có mặt dạn mày dày không chứ! Ông Hi rít hai hàm răng lại, chồm người tới:
- Mi...mi bỏ bùa con tao! Đồ chó!...
Ngang cười hô hố:
- Thì cả nhà thách đố tôi kia mà. Bây giờ đã chịu hẳn chưa?
Ông Hi giận tím mặt, cây rựa run run trong tay. Bà Li mếu máo túm lấy vạt áo Ngang, mắt rơm rớm nước:
- Thôi thì... lạy thầy! Lạy thầy trăm lạy... Thầy đã thương đến gia đình cháu..đã ra tay chữa chạy cho bố cháu... Công ơn ấy đến chết cũng không báo đáp hết được. Nhưng thầy đã thương thì thương cho trót, thầy cho cháu nó về.. cháu nó còn phải chăm sóc các em... Tội nghiệp ! Các em cháu còn quá nhỏ dại..
Bà đột ngột quay lại lũ trẻ, vừa méu máo vừa quát:
- Chúng bay quỳ xuống đi! Quỳ xuống mà lạy thầy đi các con! Trăm lạy, ngàn lạy thầy tha cho chị về...Mau lên đi, các con!
Nước mắt bà trào xuống má. Lũ trẻ cùng oà lên khóc. Cả căn nhà nháo nhác như đưa ma.
Hình như thầy cũng xúc động, cho nên giọng thầy đột ngột trầm hẳn xuống, đầy quan trọng:
- Nếu tôi không thương hai bác, không thương các em thì tôi không quay trở lại- Anh khẽ thở dài rồi quay nhìn lũ trẻ- Bác gái đưa các em xuống dưới bếp, tôi có chuyện muốn thưa với bác trai.
Bà Li giang cả hai tay ra lùa đám trẻ như kiểu lùa vịt xuống nhà bếp. Còn lại hai người đàn ông ngồi đối diện nhau giữa căn nhà. Bà Li đứng thập thò ở máng xối đầu hồi nhà lắng tai nghe.
- Bác hãy cất cây rựa đi, ta cần cởi mở với nhau.
Ông Hi lầu bầu:
- Kệ tau. Mi muốn nói chi cứ nói...
- Cất rựa đi đã! Thầy lang ra lệnh. Nếu không tôi chỉ cần lệch bàn tay một cái bác lại phát điên ngay tức khắc. Lúc ấy chẳng còn thứ thuốc thang nào chữa nổi đâu.
Ông Hi hơi tái mặt nhưng vẫn chần chừ, bà Li vội vàng chạy lên giật cây rựa trong tay ông rồi lại hớt hải chạy xuống bếp.
- Con gái bác đang ở chỗ tôi...thật là phiền. Tôi chẳng muốn tí nào. Thời buổi làm ăn khó lắm, chẳng đủ nuôi cơm...
- Mi...mi...đù mạ! Chính mi đã bỏ bùa con tau...lại còn...
- Làm gì có chuyện bùa mê! Chẳng qua hôm nọ tôi nói đùa vậy để làm vui cho lũ trẻ thôi.
- Láo! Nếu không thế...vì răng con La lại trốn theo mi?
- Cô ta thích tính tôi...Mấy lại, cô ta không ra khỏi nhà này thì tính mạng bác sẽ bị đe doạ.
Ông Hi chồm người dậy khỏi ghế.
- Cái chi? Ai đe doạ ta?
- Thần
- Thần nào?
Cả nhà bỗng nín lặng. Linh cảm mách bảo cho ông Hi, bà Li thấy ta hoạ đang chập chờn trước ngõ. Thầy Ngang khẽ hắng giọng nói nhẹ nhàng:
- Cái bệnh của bác tuy uống thuốc vào có đỡ ra nhưng không thể khỏi hẳn được đâu. Bởi nhà bác có phạm một điều quá ghê gớm. Nhà bác có đến mười người, đó là sự sai phạm không chi tha thứ được. Thánh nhân đã nói, nhân bất thập toàn. Bác cứ chịu khó đi các nhà thờ, các đình chùa miếu vũ mà coi, có ai thờ mười con rồng đâu? chỉ có chín con thôi. Chín bỏ làm mười mà...
- Nhưng... nhà tôi răng lại mười người? Có bảy chị em chúng nó với hai vợ chồng tôi...
- Có một người nữa. Bác đừng lấy vải thưa che mắt thánh!
Mặt ông Hi tái nhợt. Ở đầu chái bếp, hai đầu gối bà Li run run.
- Nói vậy chứ tuỳ bác. Bác nghe lời thánh thì sống không nghe thì phải rước lấy tai họa. Một là bác phải bán gả cô La đi. Hai là phải đẩy cái hình nhân đi khỏi nhà. Ba là...bác phải chết. Tôi thương gia đình nên mới quay lại đây tiết lộ cơ trời, còn bản thân tôi cũng chẳng sức đâu mà ôm rơm dậm bụng...
Thầy ngang đứng dậy, đôi mắt đùng đục nhìn thẳng vào ông Hi. Trong cái giây phút tâm thần bất định ấy, ông Hi nhìn thầy trước mặt mình không phải là thầy thuốc trẻ, có tài, vui tính, mà là một lão phù thuỷ tin quái và bí hiểm. Cả người ông lạnh đi, đầu óc mụ mẫn không con nghĩ ra được một câu đối đáp nào. Ngang bước ra khỏi mái nhà, lửng thửng đi thẳng. Cả nhà nín lặng nhìn theo...
Những ngày sau đó, thầy Ngang không trở lạ. Một không gian âm u bao trùm lấy căn nhà một gian hai chái bên bờ bầu nước đầy rêu đen. Không ai trong nhà còn thiết làm một công việc gì nữa. Ngay cả lũ trẻ cũng cảm thấy có gì đó không tốt lành sắp sửa xảy ra với bố mẹ, cho nên cả lũ cũng trở nên buồn bã, chẳng cười đùa.
Đêm xuống mới thâm trầm và tẻ lạnh làm sao ! Có lẽ lần đầu tiên bà Li mới thấm thía hết nỗi cô độc của mình. Đã gần ba chục năm, kể từ ngày bị bán gả cho tên tướng cướp, bà mang mối hận với gia đình, tự đoạn tuyệt với bố mẹ để gửi thân vào người đàn ông đã cứu thoát mình. Bà không đủ tháo vát để hiểu rằng, cái nơi vợ chồng bà đang sinh sống chỉ cách làng cũ chừng hai ngày đi bộ. Đối với bà, quá khứ sinh ra chỉ là một ảo giác. Cố tình đừng nghĩ đến nó, cố mà quên đi cái gốc gác cội rễ của mình, chôn chân trong mái lều như con nhộng trú mình vào vỏ kén, hy vọng cái ngày đột nhiên hoá kiếp thành con bướm xa lạ với mọi người.
Với nỗi niềm khao khát ngây thơ ấy, Li đâm ra oán hận chồng, cái kẻ điên rồ cố tâm cất giữ cái bọc đỏ quái dị ấy ! Giữ gìn nó làm chi kia chứ. Vẫn biết đó là một kho của cải khổng lồ, nhưng khốn thay nó vẫn là cái bọc đỏ chôn chặt dưới đất. Và theo nó là cái quá khứ rùng rợn, những mặt người hung dữ và quái đản...Cũng đã có lần Li bàn với chồng :
- Nếu bố nó ham giàu thì đem bán nó đi... lấy tiền mà ăn xài...Ông Hi giật bắn lên như chó phải bỏng :
- Bán ư ? Cha mẹ ơi, ai đủ tiền mà mua ? Mình biết ra sao mà bán ? Không khéo lại còn bị cướp đoạt. Không chừng còn bị chết người...
- Thế thì... cất giữ nó làm gì. Vứt cha nó đi có hơn không ? ông Hi lại hét rống lên :
- Bà điên à ? cả một khối của cải như vậy mà vứt đi ? đồ ngu si !
Sau những đêm cãi vã như vậy, bà Li đâm ra buồn bã và mệt mỏi, còn ông Hi thì hoảng loạn. Tình cảm vợ chồng ngày một tẻ nhạt. Hai người trôi trong hai dòng ưu phiền khác nhau, ngày một xa lạ nhau.
Bây giờ nghe những lời khủng bố của thầy Ngang, mặc dầu vẫn còn oán giận thầy nhưng thâm tâm bà Li cũng tự thừa nhận là đúng.
Suy đi nghĩ lại, trằn trọc suốt mấy đêm, cuối cùng bà quyết định thuyết phục chồng :
- Bố nó ạ, ý thầy Ngang nói có lý đó. Từ ngày rước cái tượng đó về, nhà mình chẳng yên tý nào. Bố nó cứ ốm lên ốm xuống. Sống thì chui rúc, tránh hết người này lại trốn người khác. Mà nào nó có đem lại cho mình chút sang giàu gì cho cam. Chừ lại đến lượt con gái...Thật là tội nghiệp. Không lý làm cha làm mẹ lại thí thân con để ôm ấp cái của nợ kia...Bố nó nghĩ lại đi , tìm cách cứu con về.
Ông Hi vẫn ngồi trân trân trên giường. Đã mấy đêm ròng ông cứ ngồi như pho tượng, không hề chợp mắt. Nghe vợ thuyết giải, cặp môi tái nhợt của ông khẽ mấp máy nhưng vẫn không phát ra lời. Cho đến ngày thứ bảy, đột nhiên ông choàng dậy như một kẻ ngủ mê chợt tỉnh, cao giọng tuyên bố :
- Hay! Tôi sẽ gả luôn con La cho nó !
Bà Li hoảng hốt chạy lại lay vai ông :
- Trời đất ơi, ông nói gở cái gì thế ?
- Đằng nào thì nó cũng ăn bùa của nó rồi. Muốn kéo nó ra cũng chả được. Vậy thì gả luôn nó cho nó. Còn không thể vứt nó đi được. Nó là cả một kho của bà hiểu chưa. Không chừng cả thế giới này đang bới tìm nó đấy .
Có thánh mà hiểu những tiếng nó lẩm cẩm kia nhằm chỉ vào ai, nhưng cái lý lẽ đơn sơ ấy thì bà Li hiểu ngay được. Bà run bắn người bíu lấy vai chồng mếu máo:
- Lạy trời, lạy phật, sao ông tàn nhẫn vậy ? Sao ông độc ác vậy ? ông bán gả con cho cái thằng vô gia cư, vô địa táng.. ông tham chi mà tham cái của chết người kia để cho con nó cù bơ cù bất. Trời đất ơi ! ông có còn là cha đẻ của nó nữa không ?
ông Hi trợn mắt lên :
- Sao lại cù bơ cù bất. Cái thằng ấy chẳng lẽ không phải là thằng người sao ?
- Nhưng mà nó ở đâu ? Bố mẹ chỗ nào ? họ hàng nó ra sao ?
- Xì, cần đếch gì. Miễn nó không phải là ma thôi. Rứa ngày xưa bà theo tôi, bà biết tôi là thằng cha căng chú kíết nào nào? Bố mẹ, họ hàng tôi ở đâu nào?.... Rứa mà chừ mình thành gia thành thất đó.
- Trời hả trời... răng ông không chôn sống con đi . ừ thà chôn sống con trong vườn còn hơn chôn cái của nợ ấy...Không. Con tôi, tôi giữ! Cha tổ thằng nào cướp được con tôi...
Ông Hi thoắt đứng dậy, xán ngưòi tới trước mặt bà, mắt trợn lên
- Mi chưởi ai ?
- Tao chưởi cái giống vô tâm vô đạo, cái thứ súc vật hám của tham giàu...
Bốp! Một cái bạt tai. Bà Li lồng lên như con lợn rừng bị thương:
- Cha mồ tổ ...ông vải ông sư nhà nó...đồ ăn cướp ! Cái giống nòi ăn cướp.
Lại một đấm vào mặt rồi bồi thêm một cú đạp. Người đàn bà đổ xỉu xuống. Đám con gái nhào ra bu lấy mẹ khóc thét lên. Hi vớ luôn cây rựa trên mái nhà khua ra trước mặt :
- Câm hết ! Tao là tướng cướp đây ! Tao là người rừng đây ! Có câm không tao chém ! tao ch... é..m !
Bọn trẻ kinh hoàng nín thinh. Bà mẹ sấp mặt xuống đất khóc một cách não ruột...
May thay, cả vùng quanh đó không hề có làng bản. Bốn phía xung quanh hoang lạnh, âm u. Bàu nước trước nhà đặc rêu. Cá không đớp mồi. Sau nhà là rừng , gió thì thổi ngược lên phía núi cao. Đêm ở đây mới thật là đêm của cái thời hồng hoang u tối.
l
Ngay sáng hôm sau như có điềm báo trước, Ngang trở lại và theo sau lưng anh là La. Cô gái được khoác vào mình một tấm áo dài màu tơ vàng. Ngang khoác bên vai chiếc bị cói. Anh đặt bị xuống đất và lôi ra một chiếc thủ lợn nhỏ bằng quả dừa, một buồng cau , một chai rượu, rồi nhẹ nhàng đặt các thứ ấy lên bàn. Bà Li nằm ở chiếc giường kê phía cuối hồi nhà, thoi thóp thở. La bước lại nhìn mẹ, không nói. Những đưa em quay mắt đi không thèm nhìn chị.Lại vẫn hai người đàn ông ở giữa nhà nhìn nhau gằm gằm :
- Thế nào, bác ?
- Hừ... đồ ăn cướp !
- Sáng nay cháu và La muốn thưa với hai bác...
- Thôi khỏi, tao đồng ý gả !
- Đội ơn bác...
Như vậy cũng có thể gọi là một đám cưới. Cái thủ lợn to bằng sọ dừa và buồng cau chai rượu vẫn nằm lại giữa bàn. Ngang thong thả bước ra. La chạy theo như như một cái bóng, câm lặng.
Cho đến giây phút đó ông Hi mới bật lên tiếng khóc. Có ai đã từng nghe một người đàn ông khóc, mà lại là người đàn ông lớn tuổi mới thấm thía hết nỗi buồn lúc này. Thế là cả nhà lăn ra khóc. Lũ trẻ hét lên da diết. Người mẹ khóc ri rỉ như ve kêu. To và não ruột hơn cả vẫn là tiếng khóc của ông Hi, tiếng khóc như lợn bị chọc tiết khiến không ai có thể bình tâm ngồi lặng được. May thay quanh đấy chẳng có ai !
l
Bấy giờ là tháng tám âm lịch . ở vùng này bước vào mùa bão. Gió bão và mưa dầm là cặp bạn đồng hành cùng đến một lúc. Chúng thả cửa hoành hành. Con người chẳng có cách gì khác là chịu đựng. Người ta, bằng kinh nghiệm của nhiều kiếp đời, đã tính được từng ngày tai hoạ " Mồng chín tháng chín không mưa, cha con bán cá cày bừa mà ăn". " Ông tha mà bà chẳng tha, cả lụt cả bão hăm ba tháng mười". Rồi những cái " hạn" ấy cũng qua. Hoa lau nở. Gió bão dịu xuống. Bắt đầu những ngày rét mướt lê thê, rừng nhão nhoét nước. Rồi mùa xuân... rồi mùa hè... Thiên địa cứ vậy tuần hoàn, tai hoạ và may mắn cứ xoay vòng lặp đi lặp lại. Không ai nhớ hết những bất hạnh của một kiếp sống. Trước mắt ngươì đời là những vận hạn của tạo hoá đã quy định như những cửa ải mà bất cứ ai sống trên đời cũng phải trải qua...
Một năm trôi qua. Nỗi đau đớn nhớ thương người con gái đầu lòng cũng đã se dịu lại. Thôi, coi như là chiếc lá trên cành. Chẳng có lá nào đậu mãi cùng cội rễ. Lá già lá rụng, quả chín quả rơi. Bà Li chép miệng thở dài. Ông Hi ngày càng lầm lì ít nói.
Giờ lại đến lượt cô Lê bước vào tuổi mười chín. Cái khuôn mặt mới giống chị cả làm sao. Cái dáng đi cũng vậy. Và đặc biệt là kiểu cười bất chợt, nửa như vui tính, nửa như dở hơi khiến cả hai vợ chồng ông Hi chập chờn lo sợ " Hay là do những quả táo ?" Đôi khi bà Li hoảng hốt kêu lên như vậy. Nếu thuốc mê được ướp vào bị táo ấy thì không chừng cả bảy đứa em đều gặp tai ương. Nhưng dù sao một năm đã trôi qua. Bình yên đã trở lại. Lạy Phật, cứ gió cứ bão, nhưng đừng xui khách lạ đến nhà.
Thì đột ngột hắn lại đến. Khuôn mặt có già đi một chút, hàm răng vẩu như dài thêm ra và loang lổ cái màu vàng như nhuộm thuốc. Hắn đến một mình, sau lưng không có La đi theo. Cả nhà bàng hoàng, chết lặng.
Ngang nhìn bố vợ, cười một cái, nhìn mẹ vợ cười một cái nữa. Rồi cặp mắt hắn, cặp mắt đùng đục đầy ám muội, hắn liếc nhìn cả đám em gái và dừng lại ở người em lớn nhất. Bất giác Lê phá lên cười. Hắn cũng cười. Bà Li hớt hải lao đến ôm chầm lấy con, mắt nhìn thẳng con rể nhớn nhác .
- Con về thăm bố mẹ và các em...- Hắn uể oải nói.
Ông Hi lắp bắp như người nói lắp :
- Tao không...cần thăm.
- Con biết. Nhưng bố lại cần cái khác...điều đó con cũng biết- Ngang ngồi xuống giữa ghế nói một mạch như đang rao thuốc :
- Có một ông nhờ con về đây hỏi bố xem có bán đồng đen không ? Một chỉ đồng đen được tính bằng một chỉ bảy vàng , một cân bằng cân bảy....
- Mi nói cái chi lạ rứa... Đồng đen đồng đỏ nào ?
- Thôi, bố đừng vờ vĩnh nữa. Con là con trong nhà rồi. Mà sự thật thì con rất thương bố. Còn giữ cái tượng kia ngày nào bố càng khốn đốn ngày đó. Chi bằng bán quách đi, cho vợ chồng con vài nghìn quan, cho các em một đứa một ít làm vốn, rồi bố mẹ xây cất lấy một khu nhà mà ở, thuê đầy tớ đến làm, đời như vậy chẳng sướng sao ?
Ông Hi ngồi câm lặng như kẻ ăn cắp bị vạch mặt. Ngang tựa lưng ra cột nhà, mắt lim dim chờ đợi. Một hồi lâu ông Hi mới nói lí nhí :
- Ai mua.. nổi ?
Ngang ngồi choàng dậy mắt mở tròn. Như thế nghĩa là pho tượng ấy có thật. Hai cánh mũi hắn bỗng phập phồng như chó săn đánh hơi. Hắn nói gấp :
- Bố đừng lo. Con đã có mối sẵn. Một ông quan trong Kinh... hình như làm bên bộ hình...lại một ông quan tây nữa cũng đòi mua. Bố có biết quan Tây không? Người bên Tây Dương kia, nói tiếng xì lồ xì lào, mắt xanh mũi lõ...
Ông Hi trợn mắt lên. Bà Li cũng dựng tóc gáy. Trước mắt ông chập chờn hiện lên hình dáng những người rừng mặc quần vỏ cây. Bà Li lắp bắp hỏi :
- Quan tây... có nhiều lông lá không ?
- Nhiều, lông dài như lông lợn rừng ấy...
- Lạy phật ! Họ mặc quần bằng vỏ cây à ?
- Không. Bằng vải.
Trống ngực bà đập thình thịch. Những tiềng kêu quái dị từ ngày xưa bỗng dội về rùng rợn. Ông Hi mắt nhợt nhạt thì thầm hỏi :
- Rứa... con đã nói lộ ra chỗ này rồi à ?
Cặp mắt Ngang bỗng khép hờ lại một cách ranh mãnh:
- Chưa. Con mà nói lộ ra thì bố mẹ chả yên đâu. Chúng nó sẽ xô tới đây ngay. Mà chúng nó có đầy đủ giáo mác, lại có cả súng ống nữa... Thế là tan tành hết. Ngay cả mạng sống của gia đình mình cũng không giữ nổi, đừng nói đến của cải.
Khuôn mặt ông Hi giãn ra gần như cười :
- Phải..con thật là...khôn ngoan...
- Nhưng mà bố cũng nên khôn ngoan, chôn cất làm chi cái thứ hậu hoạ ấy có ngày thiệt mạng đó.
Ông Hi nhăn nhó :
- Răng con lại nói rứa...Đó là vật tổ...
- Chà, tổ với chả tông, ăn được là bán tất. Tổ tông mà chả cho mình miếng ăn thì cứ bán quách đi.
Ông Hi lặng thinh một lúc rồi bất ngờ hỏi :
- Giả sử tao bán... thì làm cách răng? Con dẫn bọn ấy đến đây à?
Ngang khẽ bĩu môi hỏi lại
- Bố muốn vậy à ?
- Không
- Nếu bố muốn, ngay ngày mai bọn họ đến đây ngay. Chỉ có điều cả cái bầy súng ống giáo mác ấy mỗi khi đã mò tới đây thì chắc chắn chẳng đứa mô dại mà xỉa tiền ra đâu.
Ông Hi kêu lên hoảng hốt.
- Không, không, tao dã bảo là không mà !
- Thế thì con sẽ bán giúp cho bố.
Ông Hi gườm gườm nhìn thằng con rể :
- Mày sẽ mang nó đi ?
- Dạ.
- Nhưng mày trả hết tiền trước cho tao chứ ?
Ngang phá lên cười :
- Bố điên à? Con có bán cả đến cái thân con nữa cũng không trả đủ một cái chân tượng. Bố tưởng con giàu lắm à ?
- Rứa thì... biết làm răng được ?
Ngang bỗng thở dài ra vẻ buồn bã:
- Hoá ra bố vẫn không coi con là con trong nhà à ? Chao ôi là buồn ! Ngang nặng nề đứng dậy giọng rầu rĩ. Thế thì thôi... Phần con, lúc nào cũng tự coi mình phải có bổn phận lo lắng cho bố mẹ...
Nói rồi Ngang chầm chậm bước ra sân, chầm chậm quay nhìn một vòng bao quát cả khu vườn, rồi sau đó chầm chậm bước ra ngõ. Ông Hi ngồi như bị chôn chặt vào chiếc ghế giữa nhà . Mãi cho đến lúc bóng của thằng con rể khuất hẳn phía cuối ngõ ông Hi mới chợt nhớ ra cái điều vô cùng hệ trọng. Ông bổ choàng người ra sân, lập cập chạy theo, gọi ơi ới :
- À này...à này ! ... Bố bảo đã... à này.
Ngang nghe rõ lời ông Hi gọi, nhưng hắn vẫn giả lảng không hay biết, bước thêm một đoạn nữa.
- À này... à này...
Ngang quay lại. Ông Hi chạy đến thở hổn hển.
- Con khoan... khoan nói chi với ai...nghe chưa ? Cứ để bố nghĩ...bố nghĩ thêm đã...
- Nghĩ thêm là bao lâu ?
- Thì cứ từ từ đã nào.. Chuyện này nó to tát chứ đâu có phải...
- Xì, to gì, có của mang bán lấy tiền, đơn giản rứa thôi. Thôi được, hai ngày nữa nghe !
- Ấy... cứ thong thả...
- Năm ngày vậy
- Chà, mày làm chi mà như lửa cháy nhà rứa.
- Thôi, một tuần. Nghĩ ít thôi kẻo lại phát điên đó bố ạ. Bữa nay con không có thuốc bán nữa đâu .
Nói rồi, chàng rể mỉm cười bước thẳng. Ông Hi nhìn theo căm tức muốn nghẹt cuống họng. Nhưng biết làm sao !
l
Cái tuần lễ gia hạn ấy có một ý nghĩa cực kỳ trọng đại đối với ông Hi. Cái giới hạn của một sự mất còn khiến cho con người không còn chỗ để hy vọng, để cầu cứu rủi may. Sau một đêm thức trắng, đôi mắt ông Hi dại đi, hai gò má tưởng lồi cao lên hơn hôm trước. Thế rồi, từ cực điểm của sự tuyệt vọng, cái bản năng hung hãn thú vật của tên kẻ cướp ngày xưa nổi lên. Hi như bừng tỉnh khỏi cơn mê muội. Ông đứng dậy, vươn vai một cái, vặn lưng hai cái và bước chếnh choáng ra sân. Mùa thu vàng quạch lá rừng. Những mảnh lá từ thiện tu thân mấy chục năm nay, bỗng như có luồng gió lạnh thổi qua, đua nhau rơi lả tả. Còn trơ lại trong cõi lòng ông cái gốc già xương xẩu đã từng tồn tại suốt một thời trẻ trung với bao nhiêu lần cướp bóc, chém giết. Ông Hi quay lẹ vào nhà rút cây rựa trên mái xuống, ngón tay trỏ đầy xương rà rà trên lưỡi rựa. Có vẻ chưa được sắc. Ông bước xuống chái nhà bếp lục tìm hòn đá mài. Tiếng rựa miết lên mặt đá xoèn xoẹt. Răng ông nghiến lại, mặt khô đanh.
Tuần chờ đợi nặng nề trôi qua. Sáng ấy cái thời hạn cuối cùng như đã hẹn trước, ông Hi dậy từ trời chưa sáng rõ mặt người, lặng lẽ cầm cây rựa trong tay lầm lì đi ra ngõ. Ông đi một mạch không đứng lại, không ngoái lui, không ngẩng đầu dậy. Từ ngõ ra đến đường cái lớn phải vượt qua một trảng đất cát , cây tràm lúp xúp. Ông chọn một bụi tràm to nằm sát lối đi lách mình vào trong đó. Ông đặt cây rựa xuống trước mặt, tựa lưng ra gốc tràm. Còn quá sớm. Ông quấn một điếu thuốc rê lặng lẽ hút.
Có Thánh mà biết ông đang nghĩ gì. Năm nay đã gần năm lăm tuổi. Nhưng trông ông hom hem lắm. Gần ba chục năm nay cuộc sống của ông không có lấy một ngày bình yên . Hình như ông đã đi sai đường. Tại sao phải ẩn dật. Mà ẩn vào đâu cho thoát nợ đời ? Đã thế thì thử xông ra coi, thử chạm mặt coi... Đã có một thời ông ngang táng thế đó ! Nay thử làm lại xem sao ? Ông thở những hơi dài cố trấn an lồng ngực. Nhưng hình như vẫn hồi hộp. Hình như cuộc đời không sao có thể làm lại từ đầu.
Mặt trời đã ló lên phía cuối bờ cát. Nghe từ đó vẳng lên sự ồn ào không rõ rệt. Phía đó là chợ nhưng phải đi một đoạn mỏi gối nữa kia. Tiếng ồn vọng lên sao thấu ? Hay là có đoàn khách nào mò lên đây ? Lâu lắm, chỉ có ông đi ra và thằng con rể trời đánh thánh vật kia đi ngược lại, ngoài ra chẳng có ai hết. Người ở chợ rất quen vợ chồng ông. Tuy vậy chẳng ai rõ ông ở đâu ra. Người ta chỉ biết có một cặp vợ chồng đi ra từ phía rừng tràm. Với họ, có lẽ ông là thứ người rừng hiện đại.
Sao mà lâu dữ rứa hè ? Có thứ chờ đợi nào sốt ruột hơn chờ đợi giết người ! Mà tổ cha nó chứ ! Khi ông không cần nó, kinh bỉ nó, trốn chạy nó thì nó lại mò đến rất sớm, lúc nào cũng ám ảnh trước mặt. Còn chừ sao không vác mặt lên đây, sao muộn màng lắm thế? Hay là cái thằng phù thuỷ ấy đã ngửi thấy mùi rựa mài rồi.
Cái chi vậy? Rì...rì... rì...vo vo...vo... Một thứ tiếng ồn rõ rệt mà rất lạ lùng khoan thẳng vào tai ông Hi. Hoảng hốt, hoang mang, ông nhoái cổ ra khỏi bụi tràm nhòm về phía chợ. Đường vẫn vắng tanh. Nhưng cái tiếng động kia đang cào xoáy bên thái dương. Ông kinh hãi quay ngược quay xuôi! Ôi lạy Phật, nó đó ! Ngay trên đầu ông... Một con quái vật gớm giếc đang bay rào rào. Thoạt nhìn nó giống chiếc bừa hai thân, chân cẳng lòng thòng, mồm rống lên những tiếng gào quái đản. Hai chiếc cánh to bè nằm bất động. Cái đuôi xả ra đầy trời một thứ ám khí đen ngòm " Ro... ro... ro... rạt rạt... rạt..."Hình như gió quạt xuống tóc ông. Ông ớn lạnh. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay đã gần sáu chục năm, cũng đã nếm đủ mùi oanh liệt, nhưng chưa bao giờ ông nhìn thấy con quái vật khổng lồ khủng khiếp đến dường ấy. Mà nó bay đi đâu thế ? Nó lên rừng. ừ nó lên rừng, lên với cái đám người mặc quần vỏ cây ấy. Quái nhơn thì ở với quái vật ! Nhưng ơ hay, răng nó quay lại ? Phải rồi nó quay lại ! Rì rì rì... uuu. Cái tiếng thét của nó nghe mỗi lúc mỗi khác.
Nó quay hẳn cái đầu lại rồi từ từ bay thẳng về phía ông Hi. Hay nó đã nhìn thấy ông? Trống ngực ông đập như trống làng, cả hai tay hai chân đều run lẩy bẩy... Mà nó còn ngiêng nghiêng nữa chứ! Đúng rồi, nó vòng đúng vào cái rừng tràm.. nó khoanh vòng đúng cái nhà của ông... Trời đất ơi! Chắc chắn nó đã nhìn thấy vợ con ông... Nó nhìn thấy rồi kìa... Ông Hi lao chồm ra giữa đường, kêu to lên như bị chọc tiết: " Nấp cho kín... nấp cho kín"
Nhưng con quái vật đã ngóc đầu lên, bay ràn rạt qua đầu ông thẳng về phía biển. Ông kinh hoàng chụp hai tay lên đầu nhắm nghiền mắt lại. Cái tiếng rú quái dị ấy mờ xa, thay vào đó là một tiếng cười khanh khách:
- Sợ à? Ha ha...
Ông Hi mở choàng mắt ra. Trước mặt ông là một hàm răng vẩu đang xoạc ra cười hết cỡ. Thằng Ngang ! Bàn tay ông Hi giật giật. Ông liếc nhanh mắt vào bụi tràm. Chà, quên cha cây rựa trong đó rồi, nếu không thì mi hết cười hí!
- Hình như đây là lần đầu bố nhìn thấy tàu bay phải không?
- Cái...cái chi?
Ngang hất đầu ra phía biển, nơi vẫn còn những vật khói đen sì:
- Các quan Tây Dương đó.
- Ở đâu?
- Ở trên tàu bay...cái lúc nãy bố nhìn thấy đó.
Hai mắt ông Hi nhìn gằm gằm vào Ngang.
- Quan Tây Dương...bay lên đây làm chi? Hay là mi đã...
Ngang cười ầm lên.
- Bố đa nghi quá! Thôi ta về nhà hè!
Ông Hi đột ngột xoay hẳn người lại.
- Thôi khỏi. Đừng về nhà nữa...tao không có thứ đó.
Khuôn mặt Ngang hơi nhíu lại một tý, nhưng liền đó đã giãn ra ngay:
- Thì cứ về nhà đã. Không có cái đó thì có cái khác.
- Mi bảo cái chi?
- Thế này bố ạ! Ngang bỗng thở dài. Bố không bán cái tượng ấy là bố giết con đấy. Hiện tại bọn có súng ống ấy nó đang săn tìm con. Nếu con không có tượng cho nó là nó giết...Hay là... con bảo chúng nó lên đây gặp bố?
Ông Hi nhảy chồm lên túm lấy ngực Ngang:
- Mi... mi muốn giết tao phải không? đồ...đồ.. súc vật!
Ngang nhăn nhó:
- Nhưng muốn cứu bố thì con phải chết thay!Thế mà con lại trẻ hơn bố! Gay thế đấy.
- Thì đáng đời mi chứ. Ai bảo mi hở chuyện ra làm chi.
- Hừ, tôi biết cái chi mà hở chuyện. Tại cái đứa con dở hơi của ông đó... Nó cứ bô bô kể chuyện. Đúng là bố con ông cố tình giết tôi.
Ông Hi thở dài thườn thượt rồi lầu bầu chưởi:
- Đ. mạ, con với cái, đồ trời đánh!
- Chừ ý bố định thế nào?
- Tao chẳng định chi hết.
- Bố không thể nói thế được. Bố đã hẹn con lên đây thì phải trả lời dứt khoát. Một là con trở về với pho tượng trong tay. Hai là...
Ông Hi lùi nhanh lại một bước, thủ thế:
- Hai là làm sao?
- Hai là con phải trốn đi, nếu không chúng nó sẽ giết con.
Ông Hi thở phào:
- Thế thì mày hãy trốn đi!
- Nhưng vợ con lại mới sinh cháu. Chà, cháu ngoại ông nó mới bụ bẫm làm sao . Con đặt tên nó là Ngô. Ngang- Ngô mà... Cháu nó mới ra đời một tháng nay... Con trốn đi thì ai chăm sóc vợ con...
- Việc nhà mi tao biết sao được.
- Ờ, việc nhà con là việc của bố chứ. Thế cô La không còn là con của bố nữa à? Cháu Ngô không phải là cháu ông sao? Cho nên, ông phải có trách nhiệm. Ông phải cho dì Lê về giúp mẹ cháu.. chị em giúp nhau thì còn chi bằng.
Ông Hi dướn cao cặp mắt lông mày lên nhìn Ngang, ngờ vực:
- Cho con Lê về chỗ mi? cho gà về hang cáo?
Ngang phá lên cười.
- Bố đa nghi quá...có chị có em, cô La đỡ buồn. Còn tôi , tôi phải trốn kia mà.
- Không. Đừng hòng! Tao không tin.
Nói rồi ông Hi quay phắt đi, rão chân bước. Ông sợ dây dưa với thằng con rễ đốn mạt ấy sẽ còn sinh ra lắm chuyện khác. Nhưng Ngang đã với tay túm được bả vai ông giật mạnh:
- Này, đứng lại đã
- Ơ...mi...mi dám...
- Nghe cho kĩ đây! Tôi chỉ cần lật bàn tay này một cái là con ông chạy theo tôi ngay, chẳng cần xin xỏ. Sau đó, tôi sẽ công bố cho mọi người biết ông đang chôn giữ pho tượng đồng đen. Thế là chúng nó sẽ tràn đến đây, băm xác ông ra... Tử tế thì không muốn, lại cứ ưng hứng lấy tai họa. Thôi, về nhà đi, thu xếp cho con Lê theo tôi. Có ăn có mặc lại có chị có em, sướng bỏ cha rồi còn chi nữa!
Ông Hi đứng đực người. Không ngờ cái thằng thầy lang này lại tàn ác đến mức ấy. Môi ông tái đi. mắt rơm rớm nước. Ngang xô tay vào vai ông, nói như ra lệnh:
- Về nào!
l
Về sau này, mỗi khi nhớ lại chuyện bán gả cô Lê, ông Hi đổ tại con quái vật tàu bay. Mà cũng phải, bởi nếu hôm đó không có hắn thì số kiếp thằng con rể đã được định đoạt. Nhưng tại sao lúc ấy ông không nhào vào bụi tràm lôi cây rựa ra, hoặc sau đấy về nhà ông cũng có thể vớ được cây dao thái rau lợn để phang gọn một nhát chứ? Ông lẩm bẩm tự chưởi mình ngu đần không kịp nghĩ ra, , mà cũng có khi bị phép tà của hắn làm cho u tối đầu óc. Thực ra, lý do rất đơn giản là đã quá lâu rồi ông không còn thói quen đối mặt, ông không còn có một chút sinh lực nào để đủ nhìn thẳng vào kẻ thù, tuyên chiến với nó. Cái thời oanh liệt xa xưa theo chân chủ tướng tàn phá khắp nơi còn đâu nữa . Năm mươi năm nay , ông như con Dơi lén lút trong bóng tối .Ông lẫn trốn ngay cả với cái bóng của mình.
Sau cái lần bùng dậy ý chí chém giết nhưng lại không thành công ấy, khí phách ông hoàn toàn sụp đổ. Cô Lê được bán gả còn tẻ nhạt hơn cả cuộc bán gả La trước đây. Bà Li thì không có cách gì khác hơn là gào thét khóc lóc và chưởi rủa. Rồi bà ốm liệt giường, người khô đét như một que củi mục, ngực thoi thóp thở. Ông Hi thì ngược lại, ông bỗng trở nên dở người, suốt ngày cứ nhắc đến tên thằng con rể như nhắc tên người yêu. Đôi khi ông còn cất tiếng hát. Cái giọng khàn khàn như giọng thầy cúng. Mặt ông dần dần béo lên, hoặc có thể là sưng lên, đôi mắt lúc nào cũng lơ láo, đờ đẫn.
Rõ ràng ông đã trở tính. Một năm nữa lại trôi qua. Ông Hi đi ra đi vào có vẻ sốt ruột chờ đợi. Ông chờ cái thằng chó chết ấy đến, chờ một sự cướp đoạt mới. Đứa con thứ ba của ông đã đến tuổi mười sáu. Theo ông là đã đến phiên nó rồi. Ông nôn nóng chờ đợi như nghĩa vụ phải cống nạp cho con trăn tinh trong truyện cổ. Nhưng năm đó con trăn tinh không mò đến.
Năm sau nữa, khi Lu- cô con gái thứ ba- tròn mười bảy tuổi thì Ngang đến. Lần này trông anh ta hốc hác hơn, già đi một cách rõ rệt. Anh bận một chiếc quần có hai túi , ống chật , một cái áo vét tông bạc màu sù sì như vỏ cây. Ông Hi nghĩ, không chừng anh ta sắp biến thành người rừng. Họ chào nhau bằng những cái gật đầu y như đã hẹn hò từ trước hoặc giống như bạn hàng ở chợ thường xuyên mua bán với nhau. Bà Li vẫn nằm trên giường, mắt nhắm nghiền, cổ họng sủi lên những tiếng rên hư hử... Cô Lu như thể đã chuẩn bị từ trước, mặt đỏ ửng lên một cách bất ngờ, hai chiếc môi bậm chặt như sợ phải cất lên tiếng hát .So với hai cô chị thì Lu có dáng người giống mẹ hơn, đồ sộ. Cặp mắt luôn liếc ngang. Cặp lông mày được cạo tỉa một cách quá tỉ mẩn khiến nó chỉ còn như hai sợi tóc vắt ngang. Hai người đàn ông lại ngồi xuống đúng ở gian giữa căn nhà. Họ nói chuyện lung tung, không hề đụng chạm chút nào về số phận hai người con gái đầu và thân phận cô Lu sắp tới.
- Chà, giá bố về xuôi một lần mà coi. Nhà cửa nhiều vô kể. Người ta kêu bằng phố phường, bố có hiểu không?
- Hiểu...
- Hiểu chi mà hiểu. Bố đã về phố lần nào đâu mà. Quan Tây dạo này đông lắm, không chừng đông hơn quan ta nữa.
- Ừ ...
- Hừ, bố làm như cũng đã nhìn thấy quan Tây rồi không bằng. Thế bố có biết họ ăn mặc thế nào không? Không phải áo quần thùng thình như bố đâu...
- Mặc vỏ cây..
- Ê, ai lại ngu si thế. Mặc như tôi đây này. Quần may kiểu này kêu bằng quần xếp- bo, áo này kêu bằng áo vét- tông.
- Hừ...toàn tiếng người rừng.
Cả hai người cười hả hả. Khác với mọi lần trước, lần này Ngang có vẻ thông thả. Đã quá chiều mà xem ra hắn không có ý ra về. Cô Lu đỏ lửa bắc lên nồi sắn.Mấy đứa em cứ xúm xít bên chị thì thầm. Rõ ràng chúng nó đã ý thức được giờ phút phải chia tay với chị.
Ăn sắn xong thì trời tối hẳn. Một dĩa đèn dầu lạc được thắp lên, hắt màu sáng vàng quạch. Cả nhà xúm quanh Ngang nghe kể chuyện :
- Ở phố, người ta thắp bằng nến. Dài thế này này...Người ta nhảy múa suốt đêm. Thiệt đó. Họ không có ngủ đâu. Đã nhảy là phải một đàn ông và một đàn bà. Đàn ông kêu bằng Ngài đàn bà kêu bằng đầm. Nói ví dụ thế này này...
Vừa nói Ngang vừa quờ tay túm lấy tay Lu kéo vào . Lu sợ hãi liếc nhìn bố, Nhưng ông Hi đã quay mặt đi giả đò ho khục khặc. Ngang choàng tay lên vai Lu, quay sấp cô ta vào với mình. Rồi mặc kệ cho lũ trẻ trố mắt nhìn kinh ngạc, anh vừa nhảy vừa hát : " Tăng tăng tăng... tò tò.. ti ti ti... tề tề" Lũ trẻ con cười ré lên. ông Hi lẩm bẩm " đúng là ngươì rừng" . Ngang quay quay một lúc, khuôn mặt Lu đã đỏ chín như trái gấc. Cô cảm thấy nghẹt thở, muốn xô Ngang ra nhưng lại không đủ sức. Rồi cô thấy một tay Ngang vẫn níu chặt lấy bã vai cô, còn một tay đã lần xuống bộ ngực. Cả người Lu run lên, đầu choàng váng, hai tai ù điếc. Cô không còn chút cảm giác gì rõ rệt, chỉ thấy da thịt nóng như lửa trong lò. Bàn tay Ngang nhào nặn một cách quyết liệt cùng với những tiếng tăng tăng tăng... tọ tọ phát ra ngày một gấp gáp. Rồi bàn tay quái dị ấy trôi từ bộ ngực xuống phía dưới . Ngưới Lu co rúm lại, miệng kêu lên một tiếng " ái" . Đèn sáng quá. Lũ trẻ con vẫn tròn mắt ra nhìn. Phía đầu giường kia bà mẹ thoi thóp thở....
Sau khi Lu theo Ngang ra đi được chừng một tháng thì bà Li qua đời. Cái chết của bà cũng quá đơn giản như tất cả những cuộc ra đi của các cô con gái. Hình như ông Hi cũng đã chờ đợi mãi cái giây phút này. Bốn đứa con gái xúm quanh mẹ. Cô Lanh và Lam thì khóc. Còn Lương với Lục cứ trố mắt nhìn. Ông Hi vuốt mắt cho vợ rồi tiện tay gỡ luôn chiếc vòng đá trong cổ tay ngươì chết. Mấy đứa con hoảng hốt nhìn bố. Ông Hi trợn mắt tuyên bố :
- Nhìn cái chi ? Muốn xin à, đừng hòng. Cái này là của tao. Tao cho nó khi mới cứu nó ra khỏi lèn đá vôi. Chừ thì tao phải lấy lại. Vì nó đã đi. Còn chúng bay rồi cũng đi hết , thì cho chúng bay đi, tao cần đếch gì! Tao chỉ giữ cái vật này thôi- Rồi bất ngờ ông cất tiếng cười ha hả bên cạnh xác vợ chưa được khâm liệm- Chúng bay đâu có biết sự tích cái vòng đá này. Đây là chiến tích đầu tiên của tao. Trước khi tao rời làng theo chủ tướng Phô làm nghề sơn thảo, tao đã đột nhập vào nhà thờ tổ lấy được cái này. Chúng bay đâu có biết tổ tông của nhà này làm nghề đẽo đá. Cái nghề thật là khốn nạn... Nói chung nghề đếch nào cũng khốn nạn. Đừng sinh ra nữa mà lại hay...
- Nói xong câu đó ông găm vội chiếc vòng đá vào tay như thể sợ để chậm lũ con trời đánh kia sẽ xông đến chia phần. Bàn tay một tên tướng cướp quá thô cạch không sao đút lọt được chiếc vòng đá . Nhưng lũ con đang trố mắt nhìn ra vẻ thèm thuồng .Ông Hi không thể chần chừ, chậm trễ. Ông nhắm mắt, nghiến răng ấn thật lực . Chiếc vòng tuột xuống được cổ tay cùng lúc nước mắt ông trào ra...
Bà Li mất đi, căn nhà bên bàu nước rêu đen ngày một xơ xác. Những người trong nhà này sống hờ hững như kẻ xa lạ ngủ trọ với nhau. Cô Lanh ngày ngày ra chợ, sau khi đã bán xong mớ tép, cô cứ lảng vảng suốt dọc đường cái ngó ngược ngó xuôi. Lòng cô thấp thỏm chờ đợi một điều gì đó không rõ rệt. Ba đứa em sau kéo nhau vào rừng hái củi. Chúng đi tách nhau ra, mỗi đứa tha thẩn một nơi. Còn ông Hi thì lặng lẽ trốn lũ con, ngày nằm lì trong nhà, đêm mò ra đào pho tượng lên, vuốt ve, ôm chặt trong người như ôm đứa trẻ nhỏ. Sau đó ông lại bí mật đem chôn chỗ khác. Ông làm việc đó mê mẩn như bị thôi miên. Một năm có trên ba trăm đêm thì pho tượng được trên ba trăm lần ôm ấp và chuyền chỗ. Rồi đến khi ông kiệt sức, không đủ gân bắp để đào bới nữa thì lại đến ngồi bên cạnh chỗ chôn tượng lầm bầm khấn vái. Một tháng đào bới một lần. Rồi nửa năm đào bới một lần...Chỉ có ngôi mộ bà Li là không có ai đoái hoài đến, cỏ lút bời bời , và nấm đất ngày một thấp xuống gần ngang với bờ đất xung quanh.
Ba năm sau, lúc ấy Linh đã mười tám tuổi. Lam mười sáu, Lương mười bốn và Lục cô gái út đã đến tuổi mười hai. Một buổi sáng trời trở gió, những đụn mây hình bao tải rách vật vờ lấp kín bầu trời. Ông Hi nằm co ro trên chiếc chõng tre mồm kêu to từng tiếng dài. Ông rên như vậy không phải vì đau đớn mà theo lời ông giải thích với lũ trẻ thì đó là cách xả hơi trút bớt những mệt nhọc trong người. Những đứa con trong nhà đã quá quen với tiếng rên của ông. Chúng chẳng bận tâm gì chuyện ấy .
Đúng vào buổi sáng ấy thì Ngang trở về. Nhưng lần này không phải chỉ mình anh ta. Bám sau lưng Ngang là một cậu con trai chừng năm tuổi. Sau đó là La, mặc một chiếc áo dài nhàu nát, nách bên sườn một bé gái độ lên hai. Sau La là Lê, cũng áo dài, chiếc áo có vẻ mới hơn, một tay xách gói áo quần to bè, một tay bế bé trai cũng chừng hai tuổi. Sau Lê đương nhiên là Lu, người to ra một cách đột ngột, áo ngắn thêm, quần lòi mắt cá. Cái bụng chửa chồm ra phía trước đầy kiêu ngạo. Vai Lu cũng khoác túi to bè.
Cả đoàn người rầm rầm đổ bộ xuống ngôi nhà một gian hai chái đã quá xác xơ vì mưa gió. Cả bốn chị em Lanh cùng chạy ra. Đàn bà con gái gặp nhau thường rất cảm động. Họ kêu lên, chào nhau, cười toe toét y như buổi họp chợ. Ông Hi khẽ nhổm lên một tí, nhìn thấy đoàn người ông lại nằm xuống thản nhiên y như đã biết trước hoặc đã hẹn hò.
Cái tin mẹ mất đã gần ba năm cũng không làm cho họ thấy đau lòng cho lắm. Tuy rằng mọi người có nói nhỏ lại, có vài ba tiếng thở ra. Thậm chí chẳng hiểu cô nào đó buông ra một câu lạc lõng : " Tội nghiệp!".
Ngang bước lại chỗ ông Hi, lom khom như hai ông bạn già chí cốt tình thâm gặp nhau. Ngang lay tay bố vợ :
- Bố ơi !... Chúng con về đây ở với bố...
- Hừ... để làm chi ?
- Dạ, cũng biết bố già rồi... sức lực ngày một yếu. Cho nên phải để chúng con chăm sóc và dạy dỗ các em...
Ông Hi nhắm nghiền mắt lại thều thào:
- Thì đó... Các em đó... Muốn làm chi thì làm...
Chao ôi, thử hỏi còn có câu uỷ thác nào đầy đủ hơn thế, mãn nguyện hơn thế nữa không. Đó, các em đó, muốn làm chi thì làm !
Thế là từ hôm đó, cách đây gần bốn chục năm hoặc hơn thế một chút, cái nhà một gian hai chái ở mép bàu nước rêu đen đã gây giống mà nảy nở ra thành một cái xóm bảy nhà. Vào thuở đó thì từ xóm Linh Linh ra đến đường cái có cái chợ xép, ngưòi ta phải vượt qua một rừng tràm cho nên cảm thấy xa khuất, kín đáo. Nhưng sau một cuộc chiến tranh, rừng tràm cháy trụi, cát phơi lên cái màu xám xẩm, với lại con người lớn khôn ra, cái nhìn cũng phóng khoáng hơn thì xóm Linh Linh được coi như ở ngay bên đường Quốc lộ như một tổ kiến bíu vào cái khúc giữa thân của cây đời văn minh. Ai đi qua chỉ cần để mắt một chút là nhìn thấy. Một cái xóm có bảy nóc nhà. Căn nhà giữa hơi to một chút, còn sáu túp nhà xung quanh chỉ như sáu cái chòi canh rẫy. Ai cũng nhìn thấy được, nhưng ít ai hiểu được rõ ràng rằng, đó đại bản doanh của ông Ngang có bảy vợ mà cũng là bảy chị em ruột. Cho đến ngày ông Ngang không đủ sức lực để làm cho các vợ sinh đẻ nữa thì họ cũng đã có tới ba mươi tư đứa con. Trời không cho nuôi mất sáu đứa, còn lại vị chi là hai mươi tám...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.