Chương 67: Am Nữ Trinh, phi chúa tu hành, Mộ Lôi Dương, vợ chồng tuẫn tiết.
Chữ Nhân Hoạch
28/03/2014
Từ rằng
Nợ đời sám hối tội mong chuộc,
Đèn Phật, trăng sao như đốt đuốc
Vạn cổ nhìn lên trời mịt mùng
Sáng ngời xấu tối gương treo ngược
Giấc Trang Sinh rành rành phía trước
Gặp gỡ nhau mong ước từ lâu
Khói hương thỏa chút lòng nhau
Sông ngăn núi cách, những chau đôi mày
Ngàn mây cánh nhạn tung bay.
Theo điệu "Ngư gia ngạo"
Trong thiên hạ mọi chuyện đều có số mệnh, một bát cơm, một chén rượu, cũng là tiền định, huống chi là ngôi Thái tử, ngai vương bá, thiên tử vạn quốc, có phải đâu cứ cố cầu mà được. Mà đã có số đế vương, cũng khó mà mất cho được, giả như Hán Cao Tổ, hội yến ở Hồng Môn, bị vây ở Vịnh Dương nguy đến tính mệnh trong khoảnh khắc nhưng rồi vẫn yên ổn, Sở Bá Vương vẫy vùng ngang dọc, cuối cùng phải tự vẫn ở Ô Giang. Nếu như Kiến Thành, Nguyên Cát, biết phận mình, lui về để được phong ở biên trấn nào đó thì đâu đến nỗi đầu một nơi, thân một nơi.
° ° °
Nay nói chuyện vua Đường thấy mình lỗi lầm nên đem ngay hai phu nhân Trương, Doãn đưa về Trường Lạc cung, đến ngay cả vị hoàng đế già cũng không thể bao giờ được gặp nữa, quanh đi quẩn lại chỉ có bọn Yêu Yêu, Tiểu Oanh, hết chơi cờ, lại đánh cầu, để tiêu ngày dài.
Lúc này Tần Vương đã được lập làm Thái tử, các liêu thuộc Tây phủ đều được cất nhắc vào địa vị xứng đáng, bề tôi của Kiến Thành, Nguyên Cát cũng đã được trở về chức cũ. Duy chỉ có Ngụy Trưng, lúc ở với Lý Mật, đã từng có ơn với Tần Vương, sau theo về nhà Đường, vua Đường thấy Kiến Thành học vấn bình thường, mới đưa Ngụy Trưng làm Thái tử sư phó. Tần Vương gọi Ngụy Trưng đến hỏi:
- Khanh lúc ở bên Đông cung, sao không tìm cách can gián Kiến Thành, để đến nỗi anh em xa cách, ta phải bao phen toan tính?
Ngụy Trưng vẫn bình tĩnh, thưa:
- Nếu Kiến Thành có nói với Trưng này sớm, thì làm gì xảy đến họa này.
Tần Vương nổi giận quát:
- Ngụy Trưng dã đến mức này, mà vẫn không chịu nhận tội. Đem ra chém cho ta?
Tả hữu dang định kéo ra, thì Giảo Kim quỳ xuống xin tha. Tần Vương nói:
- Ta há chẳng biết tài khanh sao. Nhưng chỉ sợ chuyện Kiến Thành vừa rồi, liệu ta có dùng được chăng?
Rồi đổi sắc mặt chào hỏi, lấy làm Thiêm sự chủ bạ, Vương Khuê, Vi Đỉnh cũng gọi cho làm Gián nghị đại phu. Vua Đường thấy Tần Vương xử việc đâu ra đấy, có nghĩa có nhân, lại đúng đắn, chúng thần đều hết dạ trung thành, bèn nhường ngôi cho Thái tử, đấy là tháng tám năm Vũ Đức thứ chín. Tần Vương lên ngôi ở Hiển Đức điện thuộc Đông cung, tôn Đường Cao Tổ làm Thái thượng hoàng, lấy niên hiệu là Trinh Quán nguyên niên 1, lập Trưởng Tôn Quý phi làm hoàng hậu, truy phong cố Thái tử Kiến Thành làm Tức An Vương, Nguyên Cát làm Hải Lăng Thích Vương. Lập con là Thừa Cán làm Hoàng Thái tử, đổi mới chính lệnh.
° ° °
Lại nói chuyện Tiêu Hậu ở trong cửa hàng của Chu Hỷ, vì phong hàn cảm mạo, tức ngực khó thở, khắp người đau nhức, không thể đi lại mãi hơn một tháng mới đỡ, đem mười lạng bạc tạ ơn Dương Phiên Phiên rồi cùng Vương Nghĩa, La Thành lên đường.
Khách đi đường bàn tán:
- Trong triều anh em bất hòa, rất nhiều người bị giết!
Tiêu Hậu hỏi Vương Nghĩa:
- Trong triều anh em bất hòa ra sao?
Vương Nghĩa thưa:
- Nghe La Tướng quân nói Kiến Thành cùng Nguyên Cát không dung được Tần Vương, bị Tần Vương giết chết. Vua Đường đã nhường ngôi cho Tần Vương.
Từ đó ngày đi đêm nghỉ, chẳng mấy chốc đã đến Lộ Châu. Vương Nghĩa hỏi Tiêu Hậu:
- Nương nương cần đến Nữ Trinh am, thì từ đây đi thôn Đoạn Nhai chẳng còn mấy nữa. Thần cùng La Tướng quân dừng quân ở đây. Xin nương nương xuống thuyền đi là tiện hơn cả!
Tiêu Hậu nói:
- Nhất định ta phải tới Nữ Trinh am rồi, cần chọn đường nào dễ đi.
Vương Nghĩa thưa:
- Nếu thế xin nương nương cho người hỏi công chúa xem công chúa có cùng đi chăng?
Tiêu Hậu liền sai Tiêu Hỷ đến nơi ở của Tuyến Nương thưa chuyện, Tiêu Hỷ quay về thưa:
- Công chúa cùng Hoa phu nhân đều đi!
Lúc này có nhiều quan sở tại đến chào La Thành. La Thành sai huyện quan thuê một chiếc thuyền lớn, chọn mười nữ binh, đi theo Tuyến Nương, Hoa phu nhân cùng A Đại và A Nhị. Tuyến Nương sai Kim Đính ra đón Tiêu Hậu, cùng Tiết Dã Nhi lên thuyền. Nước biếc long lanh, núi xanh soi bóng, mái chèo nhẹ lướt, qua một khe nước nhỏ, đã thấy đến thôn Đoạn Nhai, liền sai một phu thuyền lên báo trước cho am biết.
Lại nói ở am Nữ Trinh, mẫu thân của Cao Khai Đạo đã viên tịch ba năm nay, hiện Tần phu nhân trụ trì công việc trong am, nghe thấy báo, giật mình kinh ngạc:
- Tiêu Hậu đến bằng cách nào, đến với ai?
Phu thuyền thưa:
- Đi bằng thuyền của bản huyện, cùng với một người họ La, một người họ Vương, còn ngoài ra thì tiểu nhân không biết.
Các phu nhân liền sắm sửa y phục, ra đón, khỏi cổng đã thấy một đoàn tha thướt, yểu điệu, từ phía bến sông vào. Tấn phu nhân nhận ra Tiêu Hậu, Tuyến Nương, tự nhiên không cầm nổi nước mắt.
Tất cả vào nhà khách, Tiêu Hậu nức nở nói không ra lời.
- Lang thang trên biển mãi, nay mới đến đất tiên chơi một chuyến.
Tần phu nhân đáp lời:
- Vết xưa dẫu còn, ngoảnh lại phút chốc đã hư không. Xin nương nương ngồi lên để chúng tôi làm lễ chào.
Tiêu Hậu đáp:
- Ta cùng các phu nhân, đều như đang sống trong giấc mộng Hàm Đan, ngựa đều muốn hý cả tầu, nói gì đến chuyện lễ tiết. 2
Các phu nhân tiên đem lễ chủ khách ra tiếp. Tiêu Hậu chỉ từng người, nói:
- Đây chính là công tử họ La, con Đậu phu nhân, còn đây cũng là công tử họ La, con Hoa phu nhân.
Rồi chỉ Dã Nhi mà hỏi:
- Các phu nhân có nhận ra chăng?
Địch phu nhân đáp:
- Trông có vẻ giống như Tiết Dã Nhi.
Hạ phu nhân nghi ngờ:
- Nhưng sao trông to lớn hơn nhiều?
Tiêu Hậu đáp:
- Các Phu nhân không biết. Khương Đình Đình đã qua đời, Sa phu nhân liền đem Dã Nhi gá cho Vương Nghĩa, Vương Nghĩa hiện nay đã làm đại thần ở Đột Quyết, Dã Nhi cũng là một vị phu nhân.
Các phu nhân liền mời cùng ngồi. Dã Nhi đáp:
- Dã Nhi này vẫn như xưa thôi.
Các phu nhân vội đáp lễ. Rồi ai nấy ôm nhau mà khóc. Trên bàn trà nước, hoa quả đã bày ra. Tuyến Nương lên tiếng:
- Sao không thấy Nam Dương công chúa?
Lý phu nhân đáp:
- Hiện đang ngồi đọc Bảng Nghiêm kinh để sám hối, sẽ ra ngay bây giờ.
Tiêu Hậu hỏi:
- Công chúa ở đây có chịu nổi không?
Tần phu nhân đáp:
- Công chúa có chí tu luyện, lòng rất thanh thoát
Địch phu nhân hỏi:
- Vì sao Sa phu nhân cùng Triệu Vương không thấy đến?
Tiêu Hậu đem chuyện vợ chồng Khả hãn Đột Quyết chết, Triệu Vương được lập làm quốc vương, La La làm quốc mẫu kể một lượt.
Địch phu nhân nói:
- Từ xưa đã nói: "Có chí ắt làm nên". Sa phu nhân là một người chí khí, gìn giữ được Triệu Vương, nay làm vua một vùng, cũng là chuyện có thể đoán trước được vậy.
Tấn phu nhân nói:
- Tỉnh mộng thì tri kỷ mỗi người một nơi, tiếng người lặng thì hương thơm càng dễ nhận. Chỉ có khi nào đậy nắp quan tài mới rõ mọi chuyện được thôi.
Hạ phu nhân tiếp:
- Nương nương tuổi tuy nhiều, nhưng nhan sắc vẫn như xưa vậy.
Tiêu Hậu đáp:
- Làm gì có chuyện đó. Ta mới đây tại nhà Chu Hỷ ở Uyên ương trấn ốm một trận tưởng chết, còn trẻ trung gì nữa đâu!
Lý phu nhân cười:
- Nương nương ít phải lo lắng, nên lúc nào cũng thư thái.
Dã Nhi nói:
- Hạ phu nhân cùng Lý phu nhân thì nhan sắc vẫn như xưa. Chỉ có Tần phu nhân với Địch phu nhân thì có vẻ gầy hơn.
Tiểu Hỷ đứng phía sau cười, thưa:
- Chỉ có Dương phu nhân là vẫn dầy dặn như xưa.
Lý phu nhân hỏi:
- Gặp Dương Phiên Phiên ở dâu?
Tiêu Hậu đem lại chuyện Dương phu nhân, Phàn phu nhân theo Chu Hỷ, Chu phu nhân theo Vưu Vĩnh, Phàn cùng Chu phu nhân đã mất như thế nào kể lại một lượt. Lý phu nhân hỏi:
- Dương Phiên Phiên sống với Chu Hỷ ra sao?
Tiêu Hậu đáp:
- Quấn quýt với nhau chẳng khác gì keo sơn vậy!
Hạ phu nhân phàn nàn:
- Phàn phu nhân, Chu phu nhân thế là mất rồi!
Tuyến Nương hỏi:
- Bốn vị phu nhân đây, có bao nhiêu đồ đệ?
Tần phu nhân đáp:
- Thiếp cùng Địch phu nhân có ba đồ đệ. Còn Hạ phu nhân cùng Lý phu nhân chưa có.
Hựu Lan nói:
- Nay như thế này, thì những ai đứng ra làm thí chủ cho?
Tấn phu nhân đáp:
- Năm nay là Tần thái thái nhà Tần tướng quân Thúc Bảo làm lễ bát tuần thượng thọ, am này được Thúc Bảo đứng ra làm hộ pháp, xuất tiền của ra đủ chi tiêu cho đến tận lúc nào hết đời mới thôi.
Tuyến Nương nói:
- Không biết vợ chồng Đơn tiểu thư nay ra sao?
Lý phu nhân đáp:
- Vợ chồng trẻ cả thì có gì là không tốt cho được!
Địch phu nhân tiếp:
- Đơn tiểu thư cũng đã có hai công tử rồi!
Tiêu Hậu đứng dậy nói:
- Chúng ta cùng lên Phật đường xem sao!
Mọi người tay dắt tay tiến ra cửa, bỗng nghe tiếng chuông gióng giả, một ni cô thong thả đi vào, Tuyến nương nhận ra:
- Công chúa đây rồi!
Tiêu Hậu thấy một người ăn mặc bình thường, nhưng mặt mày xanh xao, nhìn kỹ mới nhận ra, bất giác thổn thức. Nam Dương công chúa quỳ ngay dưới gối nức nở mãi không thôi. Tiêu Hậu giơ hai tay nâng dậy:
- Con đừng khóc nữa, hãy ra mà gặp người xưa chứ?
Nam Dương bái chào Tuyến Nương:
- Thân hèn yếu đuối, nổi trôi khắp chốn, may được công chúa dắt dẫn, nay được gặp lại, chẳng khác gì trong mộng.
Tuyến Nương đáp lễ :
- Gặp lại tiên dung khiến cho lòng trần cũng bớt phần xao xuyến.
Nam Dương lại chào hỏi Hựu Lan, Dã Nhi. Tần phu nhân dẫn mọi người lên Phật đường, nến hương huy hoàng, vàng son sáng chói, rõ ràng cảnh Phật nghiêm trang. Tiêu Hậu chào hỏi các tiểu ni cô.
Tuyến Nương hỏi:
- Ba tiểu ni cô ít tuổi này, có lẽ là đồ đệ của hai vị phu nhân!
Tần phu nhân đáp:
- Đúng vậy, còn hai vị này là sư thái Chân Định, sư thái Chân Tĩnh, đã từng là đồ đệ của Cao lão sư thái. Tháp xá lỵ của Cao lão ở ngay phía sau, hãy chờ dùng cơm chay xong sẽ xin đưa đi thăm.
Ai nấy nói:
- Xin cho ra thăm ngay!
Tần phu nhân dẫn đường, qua lại ba dãy nhà, đến một khoảng đất trống, phía sau là tường cao chất ngất, trước là một tháp chọc trời, được xây bằng đá trắng, những cột đá chạm trổ công phu, xung quanh là cổ thụ râm bóng, phía trước lại có thêm một bái đường, trông thật trang nghiêm. Tuyến Nương hỏi:
- Đây là do các phu nhân tu tạo, hay là Cao lão để lại?
Tần phu nhân đáp:
- Cũng chẳng phải chúng tôi, chẳng phải Cao lão mà đều nhờ vào Tần tướng quân cả.
Tiêu Hậu hỏi:
- Tại sao lại thế?
Các phu nhân liền đem chuyện Thúc Bảo ngày xưa lưu lại ở Lộ Châu ra sao, gặp Cao lão như thế nào, vì vậy mà đứng ra làm hộ pháp cho am để báo đền ơn đức. Ai nấy đều xuýt xoa khen. Tuyến Nương nói:
- Tần phu nhân cho chúng tôi đến thăm phòng của các ni cô.
Tiêu Hậu lại dẫn đầu, trước tiên là vào phòng của Tần phu nhân, cũng gồm ba gian vừa phải, trước sân là một khóm cúc vàng, phía sau là phòng của Địch phu nhân cùng với Nam Dương công chúa, tuy có hai gian nhưng cũng rộng rãi. Địch phu nhân nói:
- Chúng tôi ở đây, thì đúng là nhà cỏ cửa trúc. Chỉ có phòng của Lý phu nhân cùng Hạ phu nhân mới thực suốt ngày rực rỡ nắng trời.
Tiêu Hậu hỏi:
- Ở chỗ nào?
Địch phu nhân đáp:
- Ở phía bên trái này!
Hoa phu nhân giục:
- Mau đến thăm để còn xuống thuyền nữa?
Tần phu nhân nói:
- Xin xơi cơm chay, rồi ở lại một vài ngày hãy đi. Nếu đi ngày hôm nay, sợ La tướng quân lại chê lũ xuất gia chúng tôi không có tình ý gì cả.
Vừa nói vừa đi, Tần phu nhân tiếp:
- Đây là phòng của Lý phu nhân.
Tiêu Hậu bước vào, thấy tất cả các cửa đều mở rộng, ánh sáng soi đến tận giường, có cả một cửa sổ lớn hình tròn như mặt trăng, phía ngoài cửa là một gốc ngô đồng, cành đâm cả vào nhà. Bên cửa là một tiểu ni cô, đang ngồi tập viết. Tiêu Hậu hỏi ai, Lý phu nhân đáp:
- Đây chính là em gái. Hãy mau ra lễ chào đi chứ?
Tiểu ni cô lạy chào mọi người. Phía bên trong còn thấy một gian buồng, kê hai cái giường, có cả đệm chăn, rèm cửa, toàn bằng lụa gấm. Tiêu Hậu quay ra, ngồi xuống ghế của tiểu ni cô, giở mấy tờ giấy viết ra xem, khen:
- Viết đẹp lắm, thư pháp rất tinh tế. Mấy tuổi rồi, pháp hiệu là gì?
Tiểu ni cô cúi đầu thưa:
- Tiểu tử Hoài Thanh mới bảy tuổi!
Tiêu Hậu hỏi tiếp:
- Gặp Lý phu nhân bao giờ, xuất gia đã mấy năm nay rồi?
Lý phu nhân đáp thay:
- Hoài Thanh xuất gia ngay ở quê nhà, nhưng vì quyến luyến, nên vẫn thường đi lại.
Dã Nhi giục:
- Ta lại phòng của Hạ phu nhân đi!
Tiêu Hậu nói:
- Nào, cả hai chị em Lý phu nhân cùng đi nữa?
Rồi dắt tay Hoài Thanh, đến phòng Hạ phu nhân cũng hai gian, nhưng bài trí rất thanh nhã, gần giống như phòng của Lý phu nhân.
Hạ phu nhân hỏi thăm chuyện Triệu Vương, Lý phu nhân cũng hỏi chuyện Hựu Lan từ ngày chia tay, thì thấy hai tiểu ni cô đến mời mọi người về ăn cơm chay, Tiêu Hậu lại dẫn mọi người về phòng khách.
Tiêu Hậu nói:
- Tần phu nhân thật quá cẩn thận, lại thêm thiệt có lòng, hôm nay quấy nhiễu thế này, ta thật áy náy vậy.
Tần phu nhân đáp:
- Chỉ xin nương nương cùng công chúa uống vài chén rượu, thì thật là phúc cho chúng tôi rồi.
Địch phu nhân nói:
- Những thứ này chúng tôi không dùng đến. Hạ phu nhân cùng Lý phu nhân hãy mời nương nương cùng các phu nhân uống nhiều vào.
Thì ra Tần phu nhân, Địch phu nhân cùng Nam Dương công chúa đều không uống rượu. Hạ phu nhân, Lý phu nhân rót rượu mời mọi người, uống được mấy tuần đã ngà ngà say. Tiêu Hậu nói:
- Rượu thì đừng ép nữa, sợ về thuyền không kịp nữa rồi. Xin hãy cho nghỉ một đêm vậy!
Tần phu nhân hỏi:
- Nương nương định nghỉ ở đâu?
Tiêu Hậu đáp:
- Xin đến phòng Lý phu nhân vậy.
Ai nấy cùng mời Tiêu Hậu một chén nữa, rồi Hạ phu nhân dẫn Tuyến Nương, Hựu Lan cùng hai công tử về phòng, Tiêu Hậu, Dã Nhi thì đi theo Lý phu nhân. Tiết phu nhân dọn dẹp. Tiểu Hỷ hỏi Tiêu Hậu.
- Nương nương định nằm ở giường nào?
Tiêu Hậu vừa cởi áo vừa đáp:
- Đêm nay ta ngủ chung với hai em phu nhân vậy.
Hoài Thanh không nói, đứng mân mê vải áo.
Lý phu nhân thưa:
- Hoài Thanh ngủ hỗn lắm, lại hay nói mơ, chỉ sợ phá giấc ngủ của nương nương thôi.
Tiêu Hậu đáp:
- Nếu thế thì Tiểu Hỷ nằm với Hoài Thanh, ta cùng với Lý phu nhân vậy.
Tiểu Hỷ đem chăn gối lại giường Hoài Thanh, Tiêu Hậu rửa ráy qua loa, rồi lên giường, cùng Lý phu nhân trò chuyện hết việc đạo đến việc đời, mãi tới canh hai mới ngủ.
Tới canh năm, gà gáy được ba lần. Lý phu nhân khoác áo trở dậy, thắp đèn, đến bên giường Hoài Thanh khẽ gọi:
- Hoài Thanh, ta lên tụng kinh sáng, hãy ngủ thêm một lát nữa, khi nào nương nương dậy nhớ hầu hạ cẩn thận.
Hoài Thanh ngủ thêm một chốc, thì đã nghe thấy tiếng Tiêu Hậu gọi:
- Tiểu Hỷ, Lý phu nhân đâu rồi?
Tiểu Hỷ đáp:
- Lý phu nhân lên đọc kinh trên Phật đường.
Tiêu Hậu hỏi tiếp:
- Hoài Thanh đâu?
Hoài Thanh thưa:
- Dạ cũng đang dậy.
Rồi vội vàng sang giường Tiêu Hậu, Hoài Thanh mở màn, thưa:
- Mời lệnh bà dậy, đêm qua lệnh bà ngủ có ngon không ạ?
Tiêu Hậu đáp:
- Hôm qua ta bị các phu nhân ép mấy chén rượu, lại cùng Lý phu nhân chuyện trò, nên ngủ một giấc say, mãi đến giờ.
Tiểu Hỷ thưa:
- Tần phu nhân đã đến!
Tần phu nhân ở phòng ngoài nói với Tiết phu nhân:
- Các vị quan khách đang đến tìm nương nương ở ngoài kia rồi!
Tiêu Hậu hỏi:
- Những ai ở ngoài ấy?
Tần phu nhân đáp:
- Có Vương Đại phu cùng bốn năm người khác đến tìm Tiết phu nhân sớm, đang ngồi ở trái phòng phía đông.
Các phu nhân họ Địch, họ Lý, họ Hạ đều muốn giữ lại. Dã Nhi ra gặp Vương Nghĩa, Vương Nghĩa giục lên đường. Tiêu Hậu nói:
- Còn việc chính của ta nữa, phải lên đường thôi! Ta còn phải đi viếng mộ tiên đế, cùng vào bệ kiến nữa kia.
Mọi người xúm lại sắp xếp cho Tiêu Hậu với các phu nhân, Tuyến Nương nói:
- Xin nương nương cảm tạ các phu nhân rồi chúng ta xuống thuyền thôi!
Tiêu Hậu lấy sáu lạng bạc, Tuyến Nương thì mười lạng, gói cẩn thận, đưa biếu Tần phu nhân để thêm vào việc chi dùng. Dã Nhi cũng đưa bốn lạng, Tần phu nhân không cầm, Tiêu Hậu phải đưa cho Lý phu nhân, Lý phu nhân ba bốn lần từ chối rồi mới nhận. Tiêu Hậu tặng Nam Dương công chúa mấy thứ thổ nghi, cầm tay công chúa mà rằng:
- Xưa sao đầy đặn như đóa phù dung, sao nay trông như dáng mai, dáng cúc thế này?
Nam Dương nghẹn ngào:
- Tu Phật là tu ở tâm, nào phải ở cái vẻ bề ngoài đâu.
Ai nấy đều không ngăn được nước mắt, rồi kéo nhau lên phòng khách. Tần phu nhân mời Tiêu Hậu cùng mọi người ăn cơm chay.
Tiêu Hậu đưa tặng một gói quà, Tần phu nhân đứng ra nhận. Rồi cả đoàn đứng dậy ra cửa am. Nam Dương công chúa cùng các phu nhân nước mắt chứa chan, nhằm mọi người xuống thuyền, rồi mới quay về.
Bỗng thấy Tiểu Hỷ chạy lên, Địch phu nhân hỏi:
- Sao lại quay lại?
Tiểu Hỷ thưa:
- Nương nương bỏ quên hộp trang sức ở phòng Lý phu nhân.
- Xin đa tạ các phu nhân!
Nói rồi chạy vội xuống thuyền. Thuyền giương buồm, chạy một lèo tới tận Bộc Châu. Lại lên kiệu, lên ngựa, La Thành xếp đặt sẵn sàng, sai năm mươi tên lính, hộ tống Tiêu Hậu đến tận mộ Lôi Đường, rồi hẹn đón Tiêu Hậu ở bến Thanh Giang cùng về kinh, ai nấy lại chia tay.
Chính là:
Non nước đón mừng ai bạn cũ
Khách tình suông viếng nấm mồ xưa.
° ° °
Không nói chuyện La Thành, Tuyến Nương, Hựu Lan cùng hai công tử về Lôi Hạ viếng mộ Tào Hoàng hậu, chỉ nói chuyện Tiêu Hậu cùng vợ chồng Vương Nghĩa đi mấy ngày đã tới Dương Châu, quan nha sở tại ra đón. Tiêu Hậu nói với Vương Nghĩa:
- Lúc này là lúc nào mà đòi quan nha đón rước. Mau bảo họ trở về không phải thế nữa.
Quan lại liền quay về, chỉ thấy một người dáng thanh thoát, râu ba chòm dài đẹp, đội mũ vuông, mặc lễ phục, sai gia nhân đưa thiếp trình Vương Nghĩa. Vương Nghĩa kinh ngạc:
- Dạo trước theo hầu nhà vua đi Dương Châu, ta đã từng gặp Giả Nhuận Phủ tiên sinh một lần, sau làm tư mã cho Ngụy Công, danh tiếng rất lớn, nay sao lại giữ chữ tiết nghĩa không chịu làm quan với nhà Đường mà lại tìm đến đây vậy?
Vội vàng chạy ra đón, chào lễ chuyện trò. Nhuận Phủ nói:
- Tiểu đệ năm ngoái chuyển từ Lôi Hạ sang ở vùng này, chỉ cách lăng tiên đế khoảng hai ba dặm, nên xin cứ tạm dừng kiệu của nương nương tại tệ xá, rồi chúng ta thu xếp đâu đấy, hãy vào lăng làm lễ cũng không muộn vậy.
Vương Nghĩa chưa kịp đáp, thì đã thấy hai viên thái giám đến trước thưa rằng: .
- Vương Đại phu đã tới rồi sao, Tiêu nương nương hiện ở đâu?
Vương Nghĩa đưa tay chỉ:
- Đang ở kiệu lớn phía sau!
Hai viên thái giám vội chạy lại, quỳ ngay bên kiệu thưa:
- Tâu hoàng hậu, tiểu thần xin lạy chào!
Tiêu Hậu vén rèm, nhìn rồi hỏi:
- Các ngươi có phải là Lý Vân với Mao Đức ở Trung Thượng cung không? Sao giờ lại ở đây?
Lý Vân cùng Mao Đức thưa:
- Đương kim thiên tử lệnh cho hai tiểu thần coi sóc lăng của Tùy tiên Dượng Đế ạ!
Tiêu Hậu nói:
- Nghĩ đến ngày xưa các ngươi ở trong cung, quyền hành là thế, nay lưu lạc ra đây, coi giữ cô phần thế này sao?
Lý Mao thưa:
- Hương án, nhạc khí cùng các thứ lễ vật bày biện xong xuôi, sẵn chờ hoàng hậu vào làm lễ.
Tiêu Hậu nói:
- Những thứ này ta chẳng hề sai sắm sửa, các ngươi lấy ở đâu ra?
Lý Vân thưa:
- Ba ngày trước đây, hiến ty của La tướng quân mang đến chờ sẵn.
Tiêu Hậu nói với mấy tên lính đi theo:
- Các ngươi hãy lại thưa với Vương Đại phu, trước lăng tiên đế chỉ cần bày đủ tam sinh, cùng với rượu vàng giấy, còn lại bao nhiêu, thưởng cho lính tráng sở tại rồi cho họ về trước. Ta sẽ vào làm lễ.
Vương Nghĩa vội cùng Nhuận Phủ về nhà, xếp sẵn một ít quà thưởng, đến cửa lăng, phát cho lính tráng, cho họ về trước, rồi cùng bốn tên trong đội lính hộ tống vào xếp đặt mọi thứ. Tiêu Hậu thay áo tang trắng bằng lông chim, lên kiệu ngồi, lòng vô hạn cảm thương, mắt nhòa lệ, đến cửa lăng, lệnh cho dừng kiệu. Tiểu Hỷ đỡ xuống cùng với Dã Nhi vừa khóc vừa bước vào lăng. Bia đá cao ngất trời mây, xung quanh cây che rợp bóng, bên cạnh lăng lớn còn nhiều mộ nhỏ khác. Ở giữa trồng một cây quế lớn, bốn bên là những hàng bia đá, ghi rõ nào là "Liệt phụ Chu Quý Nhi Mỹ nhân linh vị", "Liệt phụ Viên Bảo Nhi Mỹ nhân linh vị". Hai hàng tả hữu cũng có bia của Tạ phu nhân, Lương phu nhân, Khương phu nhân, Hoa phu nhân, Tiết phu nhân cùng Ngô Giáng Tiên, Hạnh Nương, Thỏa Nương, Nguyệt Tân. Đó chính là công của Trần Lang, thái thú Quảng Lăng, tìm được hài cốt ở các nơi, đem về đây mai táng. Vương Nghĩa lẫn Tiêu Hậu xem qua, cỏ xanh phủ mộ khắp lượt, khiến Tiêu Hậu thấy lòng ngao ngán thương người cảm tình. Tiêu Hậu nằm lăn ra cỏ, khóc lóc một hồi, rồi nỉ non:
- Tiên đế đi đâu, Tiên đế chết đi còn có bao nhiêu người theo cùng, thân phận thiếp bây giờ ra sao đây?
Tiết Dã Nhi quanh quẩn bên mộ Chu Quý Nhi, đem những lời dặn dò thuở xưa, về chuyện ký thác trông coi Triệu Vương cùng với Sa phu nhân. Nay Triệu Vương đã nên Chính Thống Khả hãn, không phụ sự ký thác của Quý Nhi, kể lại một lượt trước mộ rồi gào khóc thảm thiết, tưởng như có thể chết được vậy!
Vương Nghĩa thấy Dã Nhi khóc lóc còn hơn cả Tiêu Hậu, sợ có chuyện gì, liền sai Tiểu Hỷ:
- Ngươi hãy mau mau lại khuyên giải phu nhân.
Tiểu Hỷ cùng bọn hầu gái vội lại đỡ Tiêu Hậu, đốt vàng, rót rượu. Tiêu Hậu cùng Dã Nhi lên kiệu để về. Vương Nghĩa ra trước lăng tiên đế, gào lớn:
- Tiên đế trước mặt, thần là kẻ lùn Vương Nghĩa, nay đã về đây. Lúc ấy đáng ra thần phải được chết với nước, theo bệ hạ về dưới cửu tuyền, nhưng bởi vì bệ hạ còn ký thác cho Triệu Vương, nên phải cố sống thừa mấy năm. Nay Triệu Vương đã làm chủ một phương, được làm Khả hãn Chính Thống, tiên đế hãy an lòng, thần lại xin theo để hầu hạ tiên đế như xưa!
Nói rồi đứng dậy, nhìn vào bia đá, mà lao đầu vào thật mạnh. Ai nấy gào như điên loạn:
- Vương Đại phu? Sao lại làm thế?
Lúc này Tiết Dã Nhi đang định lên kiệu, vội quay ngay lại, chạy như bay tới, hét lớn:
- Các người lui ra!
Dã Nhi xem ra, thì thấy đầu Vương Nghĩa đã vỡ đôi, máu huyết đầy đất nhưng hai mắt vẫn mở trừng trừng, không chịu khép. Dã Nhi nói như người trong mê:
- Phu quân đã làm xong chức phận thần tử nhà Tùy, phu quân hãy mau về hầu hạ tiên đế. Thiếp xin đi thưa chuyện với Chu Quý Nhi rồi sẽ quay lại.
Nhìn ra thì đôi mắt Vương Nghĩa đã khép lại, Dã Nhi liền đến bên mồ Quý Nhi, lao thẳng đầu vào bia đá. Thương ôi! Hương tan, ngọc nát, máu đỏ loang đầy cỏ xanh trước mộ, đã thành u hồn chốn dạ dài.
Nhuận Phủ vội cho người báo với Tiêu Hậu, Tiêu Hậu ngồi trên kiệu, kinh hoàng nghĩ: "Đúng là hai đứa ngu dốt. Chúng nó chết rồi, bây giờ ai đi với mình đến bến Thanh Giang đây?"
Nhuận Phủ hỏi:
- Nương nương có lại xem không?
Tiêu Hậu nghĩ ngợi, trả lời:
- Đến xem là phải muốn cùng chết với họ kia chứ. Thôi thì mau dọn dẹp đi cho xong?
Rồi lấy ra năm mươi lạng bạc, đưa cho Nhuận Phủ:
- Phiền tiên sinh mua hai quan tài, chôn cất cả hai. Còn bây giờ ta phải đến bến Thanh Giang gặp La Tướng quân, thì làm thế nào bây giờ?
Nhuận Phủ thưa:
- Xin nương nương đừng ngại, chờ thần qua nhà, sẽ đưa nương nương đi!
Tiêu Hậu nói:
- Nếu như thế thì thật khó nhọc cho tiên sinh?
Nhuận Phủ về, giao bạc cho con, sai mua quan tài lo việc khâm liệm, rồi lên ngựa, cùng Tiêu Hậu lên đường.
Không biết sự thể ra sao, hãy xem hồi sau sẽ rõ.
--------------------------------
1Tức năm 627, Việt Nam đang lúc thuộc Đường. 2Giấc mộng Hàm Đan: Lư Sinh trọ ở thành Hàm Đan gặp đạo sĩ đưa cho một cái gối: "Gối lên đây, sẽ hết khổ". Lư Sinh gối lên rồi mộng mình lấy vợ đẹp, đậu tiến sĩ, làm quan to, đánh thắng giặc, làm tể tướng mười năm, con cháu đông, sống đến tám mươi tuổi. Tỉnh giấc, nồi kê của chủ quán nấu lúc chưa ngủ vẫn chưa chín. Đạo sĩ bảo: "Việc đời cùng thế cả!" (Điển cố văn học)
Nợ đời sám hối tội mong chuộc,
Đèn Phật, trăng sao như đốt đuốc
Vạn cổ nhìn lên trời mịt mùng
Sáng ngời xấu tối gương treo ngược
Giấc Trang Sinh rành rành phía trước
Gặp gỡ nhau mong ước từ lâu
Khói hương thỏa chút lòng nhau
Sông ngăn núi cách, những chau đôi mày
Ngàn mây cánh nhạn tung bay.
Theo điệu "Ngư gia ngạo"
Trong thiên hạ mọi chuyện đều có số mệnh, một bát cơm, một chén rượu, cũng là tiền định, huống chi là ngôi Thái tử, ngai vương bá, thiên tử vạn quốc, có phải đâu cứ cố cầu mà được. Mà đã có số đế vương, cũng khó mà mất cho được, giả như Hán Cao Tổ, hội yến ở Hồng Môn, bị vây ở Vịnh Dương nguy đến tính mệnh trong khoảnh khắc nhưng rồi vẫn yên ổn, Sở Bá Vương vẫy vùng ngang dọc, cuối cùng phải tự vẫn ở Ô Giang. Nếu như Kiến Thành, Nguyên Cát, biết phận mình, lui về để được phong ở biên trấn nào đó thì đâu đến nỗi đầu một nơi, thân một nơi.
° ° °
Nay nói chuyện vua Đường thấy mình lỗi lầm nên đem ngay hai phu nhân Trương, Doãn đưa về Trường Lạc cung, đến ngay cả vị hoàng đế già cũng không thể bao giờ được gặp nữa, quanh đi quẩn lại chỉ có bọn Yêu Yêu, Tiểu Oanh, hết chơi cờ, lại đánh cầu, để tiêu ngày dài.
Lúc này Tần Vương đã được lập làm Thái tử, các liêu thuộc Tây phủ đều được cất nhắc vào địa vị xứng đáng, bề tôi của Kiến Thành, Nguyên Cát cũng đã được trở về chức cũ. Duy chỉ có Ngụy Trưng, lúc ở với Lý Mật, đã từng có ơn với Tần Vương, sau theo về nhà Đường, vua Đường thấy Kiến Thành học vấn bình thường, mới đưa Ngụy Trưng làm Thái tử sư phó. Tần Vương gọi Ngụy Trưng đến hỏi:
- Khanh lúc ở bên Đông cung, sao không tìm cách can gián Kiến Thành, để đến nỗi anh em xa cách, ta phải bao phen toan tính?
Ngụy Trưng vẫn bình tĩnh, thưa:
- Nếu Kiến Thành có nói với Trưng này sớm, thì làm gì xảy đến họa này.
Tần Vương nổi giận quát:
- Ngụy Trưng dã đến mức này, mà vẫn không chịu nhận tội. Đem ra chém cho ta?
Tả hữu dang định kéo ra, thì Giảo Kim quỳ xuống xin tha. Tần Vương nói:
- Ta há chẳng biết tài khanh sao. Nhưng chỉ sợ chuyện Kiến Thành vừa rồi, liệu ta có dùng được chăng?
Rồi đổi sắc mặt chào hỏi, lấy làm Thiêm sự chủ bạ, Vương Khuê, Vi Đỉnh cũng gọi cho làm Gián nghị đại phu. Vua Đường thấy Tần Vương xử việc đâu ra đấy, có nghĩa có nhân, lại đúng đắn, chúng thần đều hết dạ trung thành, bèn nhường ngôi cho Thái tử, đấy là tháng tám năm Vũ Đức thứ chín. Tần Vương lên ngôi ở Hiển Đức điện thuộc Đông cung, tôn Đường Cao Tổ làm Thái thượng hoàng, lấy niên hiệu là Trinh Quán nguyên niên 1, lập Trưởng Tôn Quý phi làm hoàng hậu, truy phong cố Thái tử Kiến Thành làm Tức An Vương, Nguyên Cát làm Hải Lăng Thích Vương. Lập con là Thừa Cán làm Hoàng Thái tử, đổi mới chính lệnh.
° ° °
Lại nói chuyện Tiêu Hậu ở trong cửa hàng của Chu Hỷ, vì phong hàn cảm mạo, tức ngực khó thở, khắp người đau nhức, không thể đi lại mãi hơn một tháng mới đỡ, đem mười lạng bạc tạ ơn Dương Phiên Phiên rồi cùng Vương Nghĩa, La Thành lên đường.
Khách đi đường bàn tán:
- Trong triều anh em bất hòa, rất nhiều người bị giết!
Tiêu Hậu hỏi Vương Nghĩa:
- Trong triều anh em bất hòa ra sao?
Vương Nghĩa thưa:
- Nghe La Tướng quân nói Kiến Thành cùng Nguyên Cát không dung được Tần Vương, bị Tần Vương giết chết. Vua Đường đã nhường ngôi cho Tần Vương.
Từ đó ngày đi đêm nghỉ, chẳng mấy chốc đã đến Lộ Châu. Vương Nghĩa hỏi Tiêu Hậu:
- Nương nương cần đến Nữ Trinh am, thì từ đây đi thôn Đoạn Nhai chẳng còn mấy nữa. Thần cùng La Tướng quân dừng quân ở đây. Xin nương nương xuống thuyền đi là tiện hơn cả!
Tiêu Hậu nói:
- Nhất định ta phải tới Nữ Trinh am rồi, cần chọn đường nào dễ đi.
Vương Nghĩa thưa:
- Nếu thế xin nương nương cho người hỏi công chúa xem công chúa có cùng đi chăng?
Tiêu Hậu liền sai Tiêu Hỷ đến nơi ở của Tuyến Nương thưa chuyện, Tiêu Hỷ quay về thưa:
- Công chúa cùng Hoa phu nhân đều đi!
Lúc này có nhiều quan sở tại đến chào La Thành. La Thành sai huyện quan thuê một chiếc thuyền lớn, chọn mười nữ binh, đi theo Tuyến Nương, Hoa phu nhân cùng A Đại và A Nhị. Tuyến Nương sai Kim Đính ra đón Tiêu Hậu, cùng Tiết Dã Nhi lên thuyền. Nước biếc long lanh, núi xanh soi bóng, mái chèo nhẹ lướt, qua một khe nước nhỏ, đã thấy đến thôn Đoạn Nhai, liền sai một phu thuyền lên báo trước cho am biết.
Lại nói ở am Nữ Trinh, mẫu thân của Cao Khai Đạo đã viên tịch ba năm nay, hiện Tần phu nhân trụ trì công việc trong am, nghe thấy báo, giật mình kinh ngạc:
- Tiêu Hậu đến bằng cách nào, đến với ai?
Phu thuyền thưa:
- Đi bằng thuyền của bản huyện, cùng với một người họ La, một người họ Vương, còn ngoài ra thì tiểu nhân không biết.
Các phu nhân liền sắm sửa y phục, ra đón, khỏi cổng đã thấy một đoàn tha thướt, yểu điệu, từ phía bến sông vào. Tấn phu nhân nhận ra Tiêu Hậu, Tuyến Nương, tự nhiên không cầm nổi nước mắt.
Tất cả vào nhà khách, Tiêu Hậu nức nở nói không ra lời.
- Lang thang trên biển mãi, nay mới đến đất tiên chơi một chuyến.
Tần phu nhân đáp lời:
- Vết xưa dẫu còn, ngoảnh lại phút chốc đã hư không. Xin nương nương ngồi lên để chúng tôi làm lễ chào.
Tiêu Hậu đáp:
- Ta cùng các phu nhân, đều như đang sống trong giấc mộng Hàm Đan, ngựa đều muốn hý cả tầu, nói gì đến chuyện lễ tiết. 2
Các phu nhân tiên đem lễ chủ khách ra tiếp. Tiêu Hậu chỉ từng người, nói:
- Đây chính là công tử họ La, con Đậu phu nhân, còn đây cũng là công tử họ La, con Hoa phu nhân.
Rồi chỉ Dã Nhi mà hỏi:
- Các phu nhân có nhận ra chăng?
Địch phu nhân đáp:
- Trông có vẻ giống như Tiết Dã Nhi.
Hạ phu nhân nghi ngờ:
- Nhưng sao trông to lớn hơn nhiều?
Tiêu Hậu đáp:
- Các Phu nhân không biết. Khương Đình Đình đã qua đời, Sa phu nhân liền đem Dã Nhi gá cho Vương Nghĩa, Vương Nghĩa hiện nay đã làm đại thần ở Đột Quyết, Dã Nhi cũng là một vị phu nhân.
Các phu nhân liền mời cùng ngồi. Dã Nhi đáp:
- Dã Nhi này vẫn như xưa thôi.
Các phu nhân vội đáp lễ. Rồi ai nấy ôm nhau mà khóc. Trên bàn trà nước, hoa quả đã bày ra. Tuyến Nương lên tiếng:
- Sao không thấy Nam Dương công chúa?
Lý phu nhân đáp:
- Hiện đang ngồi đọc Bảng Nghiêm kinh để sám hối, sẽ ra ngay bây giờ.
Tiêu Hậu hỏi:
- Công chúa ở đây có chịu nổi không?
Tần phu nhân đáp:
- Công chúa có chí tu luyện, lòng rất thanh thoát
Địch phu nhân hỏi:
- Vì sao Sa phu nhân cùng Triệu Vương không thấy đến?
Tiêu Hậu đem chuyện vợ chồng Khả hãn Đột Quyết chết, Triệu Vương được lập làm quốc vương, La La làm quốc mẫu kể một lượt.
Địch phu nhân nói:
- Từ xưa đã nói: "Có chí ắt làm nên". Sa phu nhân là một người chí khí, gìn giữ được Triệu Vương, nay làm vua một vùng, cũng là chuyện có thể đoán trước được vậy.
Tấn phu nhân nói:
- Tỉnh mộng thì tri kỷ mỗi người một nơi, tiếng người lặng thì hương thơm càng dễ nhận. Chỉ có khi nào đậy nắp quan tài mới rõ mọi chuyện được thôi.
Hạ phu nhân tiếp:
- Nương nương tuổi tuy nhiều, nhưng nhan sắc vẫn như xưa vậy.
Tiêu Hậu đáp:
- Làm gì có chuyện đó. Ta mới đây tại nhà Chu Hỷ ở Uyên ương trấn ốm một trận tưởng chết, còn trẻ trung gì nữa đâu!
Lý phu nhân cười:
- Nương nương ít phải lo lắng, nên lúc nào cũng thư thái.
Dã Nhi nói:
- Hạ phu nhân cùng Lý phu nhân thì nhan sắc vẫn như xưa. Chỉ có Tần phu nhân với Địch phu nhân thì có vẻ gầy hơn.
Tiểu Hỷ đứng phía sau cười, thưa:
- Chỉ có Dương phu nhân là vẫn dầy dặn như xưa.
Lý phu nhân hỏi:
- Gặp Dương Phiên Phiên ở dâu?
Tiêu Hậu đem lại chuyện Dương phu nhân, Phàn phu nhân theo Chu Hỷ, Chu phu nhân theo Vưu Vĩnh, Phàn cùng Chu phu nhân đã mất như thế nào kể lại một lượt. Lý phu nhân hỏi:
- Dương Phiên Phiên sống với Chu Hỷ ra sao?
Tiêu Hậu đáp:
- Quấn quýt với nhau chẳng khác gì keo sơn vậy!
Hạ phu nhân phàn nàn:
- Phàn phu nhân, Chu phu nhân thế là mất rồi!
Tuyến Nương hỏi:
- Bốn vị phu nhân đây, có bao nhiêu đồ đệ?
Tần phu nhân đáp:
- Thiếp cùng Địch phu nhân có ba đồ đệ. Còn Hạ phu nhân cùng Lý phu nhân chưa có.
Hựu Lan nói:
- Nay như thế này, thì những ai đứng ra làm thí chủ cho?
Tấn phu nhân đáp:
- Năm nay là Tần thái thái nhà Tần tướng quân Thúc Bảo làm lễ bát tuần thượng thọ, am này được Thúc Bảo đứng ra làm hộ pháp, xuất tiền của ra đủ chi tiêu cho đến tận lúc nào hết đời mới thôi.
Tuyến Nương nói:
- Không biết vợ chồng Đơn tiểu thư nay ra sao?
Lý phu nhân đáp:
- Vợ chồng trẻ cả thì có gì là không tốt cho được!
Địch phu nhân tiếp:
- Đơn tiểu thư cũng đã có hai công tử rồi!
Tiêu Hậu đứng dậy nói:
- Chúng ta cùng lên Phật đường xem sao!
Mọi người tay dắt tay tiến ra cửa, bỗng nghe tiếng chuông gióng giả, một ni cô thong thả đi vào, Tuyến nương nhận ra:
- Công chúa đây rồi!
Tiêu Hậu thấy một người ăn mặc bình thường, nhưng mặt mày xanh xao, nhìn kỹ mới nhận ra, bất giác thổn thức. Nam Dương công chúa quỳ ngay dưới gối nức nở mãi không thôi. Tiêu Hậu giơ hai tay nâng dậy:
- Con đừng khóc nữa, hãy ra mà gặp người xưa chứ?
Nam Dương bái chào Tuyến Nương:
- Thân hèn yếu đuối, nổi trôi khắp chốn, may được công chúa dắt dẫn, nay được gặp lại, chẳng khác gì trong mộng.
Tuyến Nương đáp lễ :
- Gặp lại tiên dung khiến cho lòng trần cũng bớt phần xao xuyến.
Nam Dương lại chào hỏi Hựu Lan, Dã Nhi. Tần phu nhân dẫn mọi người lên Phật đường, nến hương huy hoàng, vàng son sáng chói, rõ ràng cảnh Phật nghiêm trang. Tiêu Hậu chào hỏi các tiểu ni cô.
Tuyến Nương hỏi:
- Ba tiểu ni cô ít tuổi này, có lẽ là đồ đệ của hai vị phu nhân!
Tần phu nhân đáp:
- Đúng vậy, còn hai vị này là sư thái Chân Định, sư thái Chân Tĩnh, đã từng là đồ đệ của Cao lão sư thái. Tháp xá lỵ của Cao lão ở ngay phía sau, hãy chờ dùng cơm chay xong sẽ xin đưa đi thăm.
Ai nấy nói:
- Xin cho ra thăm ngay!
Tần phu nhân dẫn đường, qua lại ba dãy nhà, đến một khoảng đất trống, phía sau là tường cao chất ngất, trước là một tháp chọc trời, được xây bằng đá trắng, những cột đá chạm trổ công phu, xung quanh là cổ thụ râm bóng, phía trước lại có thêm một bái đường, trông thật trang nghiêm. Tuyến Nương hỏi:
- Đây là do các phu nhân tu tạo, hay là Cao lão để lại?
Tần phu nhân đáp:
- Cũng chẳng phải chúng tôi, chẳng phải Cao lão mà đều nhờ vào Tần tướng quân cả.
Tiêu Hậu hỏi:
- Tại sao lại thế?
Các phu nhân liền đem chuyện Thúc Bảo ngày xưa lưu lại ở Lộ Châu ra sao, gặp Cao lão như thế nào, vì vậy mà đứng ra làm hộ pháp cho am để báo đền ơn đức. Ai nấy đều xuýt xoa khen. Tuyến Nương nói:
- Tần phu nhân cho chúng tôi đến thăm phòng của các ni cô.
Tiêu Hậu lại dẫn đầu, trước tiên là vào phòng của Tần phu nhân, cũng gồm ba gian vừa phải, trước sân là một khóm cúc vàng, phía sau là phòng của Địch phu nhân cùng với Nam Dương công chúa, tuy có hai gian nhưng cũng rộng rãi. Địch phu nhân nói:
- Chúng tôi ở đây, thì đúng là nhà cỏ cửa trúc. Chỉ có phòng của Lý phu nhân cùng Hạ phu nhân mới thực suốt ngày rực rỡ nắng trời.
Tiêu Hậu hỏi:
- Ở chỗ nào?
Địch phu nhân đáp:
- Ở phía bên trái này!
Hoa phu nhân giục:
- Mau đến thăm để còn xuống thuyền nữa?
Tần phu nhân nói:
- Xin xơi cơm chay, rồi ở lại một vài ngày hãy đi. Nếu đi ngày hôm nay, sợ La tướng quân lại chê lũ xuất gia chúng tôi không có tình ý gì cả.
Vừa nói vừa đi, Tần phu nhân tiếp:
- Đây là phòng của Lý phu nhân.
Tiêu Hậu bước vào, thấy tất cả các cửa đều mở rộng, ánh sáng soi đến tận giường, có cả một cửa sổ lớn hình tròn như mặt trăng, phía ngoài cửa là một gốc ngô đồng, cành đâm cả vào nhà. Bên cửa là một tiểu ni cô, đang ngồi tập viết. Tiêu Hậu hỏi ai, Lý phu nhân đáp:
- Đây chính là em gái. Hãy mau ra lễ chào đi chứ?
Tiểu ni cô lạy chào mọi người. Phía bên trong còn thấy một gian buồng, kê hai cái giường, có cả đệm chăn, rèm cửa, toàn bằng lụa gấm. Tiêu Hậu quay ra, ngồi xuống ghế của tiểu ni cô, giở mấy tờ giấy viết ra xem, khen:
- Viết đẹp lắm, thư pháp rất tinh tế. Mấy tuổi rồi, pháp hiệu là gì?
Tiểu ni cô cúi đầu thưa:
- Tiểu tử Hoài Thanh mới bảy tuổi!
Tiêu Hậu hỏi tiếp:
- Gặp Lý phu nhân bao giờ, xuất gia đã mấy năm nay rồi?
Lý phu nhân đáp thay:
- Hoài Thanh xuất gia ngay ở quê nhà, nhưng vì quyến luyến, nên vẫn thường đi lại.
Dã Nhi giục:
- Ta lại phòng của Hạ phu nhân đi!
Tiêu Hậu nói:
- Nào, cả hai chị em Lý phu nhân cùng đi nữa?
Rồi dắt tay Hoài Thanh, đến phòng Hạ phu nhân cũng hai gian, nhưng bài trí rất thanh nhã, gần giống như phòng của Lý phu nhân.
Hạ phu nhân hỏi thăm chuyện Triệu Vương, Lý phu nhân cũng hỏi chuyện Hựu Lan từ ngày chia tay, thì thấy hai tiểu ni cô đến mời mọi người về ăn cơm chay, Tiêu Hậu lại dẫn mọi người về phòng khách.
Tiêu Hậu nói:
- Tần phu nhân thật quá cẩn thận, lại thêm thiệt có lòng, hôm nay quấy nhiễu thế này, ta thật áy náy vậy.
Tần phu nhân đáp:
- Chỉ xin nương nương cùng công chúa uống vài chén rượu, thì thật là phúc cho chúng tôi rồi.
Địch phu nhân nói:
- Những thứ này chúng tôi không dùng đến. Hạ phu nhân cùng Lý phu nhân hãy mời nương nương cùng các phu nhân uống nhiều vào.
Thì ra Tần phu nhân, Địch phu nhân cùng Nam Dương công chúa đều không uống rượu. Hạ phu nhân, Lý phu nhân rót rượu mời mọi người, uống được mấy tuần đã ngà ngà say. Tiêu Hậu nói:
- Rượu thì đừng ép nữa, sợ về thuyền không kịp nữa rồi. Xin hãy cho nghỉ một đêm vậy!
Tần phu nhân hỏi:
- Nương nương định nghỉ ở đâu?
Tiêu Hậu đáp:
- Xin đến phòng Lý phu nhân vậy.
Ai nấy cùng mời Tiêu Hậu một chén nữa, rồi Hạ phu nhân dẫn Tuyến Nương, Hựu Lan cùng hai công tử về phòng, Tiêu Hậu, Dã Nhi thì đi theo Lý phu nhân. Tiết phu nhân dọn dẹp. Tiểu Hỷ hỏi Tiêu Hậu.
- Nương nương định nằm ở giường nào?
Tiêu Hậu vừa cởi áo vừa đáp:
- Đêm nay ta ngủ chung với hai em phu nhân vậy.
Hoài Thanh không nói, đứng mân mê vải áo.
Lý phu nhân thưa:
- Hoài Thanh ngủ hỗn lắm, lại hay nói mơ, chỉ sợ phá giấc ngủ của nương nương thôi.
Tiêu Hậu đáp:
- Nếu thế thì Tiểu Hỷ nằm với Hoài Thanh, ta cùng với Lý phu nhân vậy.
Tiểu Hỷ đem chăn gối lại giường Hoài Thanh, Tiêu Hậu rửa ráy qua loa, rồi lên giường, cùng Lý phu nhân trò chuyện hết việc đạo đến việc đời, mãi tới canh hai mới ngủ.
Tới canh năm, gà gáy được ba lần. Lý phu nhân khoác áo trở dậy, thắp đèn, đến bên giường Hoài Thanh khẽ gọi:
- Hoài Thanh, ta lên tụng kinh sáng, hãy ngủ thêm một lát nữa, khi nào nương nương dậy nhớ hầu hạ cẩn thận.
Hoài Thanh ngủ thêm một chốc, thì đã nghe thấy tiếng Tiêu Hậu gọi:
- Tiểu Hỷ, Lý phu nhân đâu rồi?
Tiểu Hỷ đáp:
- Lý phu nhân lên đọc kinh trên Phật đường.
Tiêu Hậu hỏi tiếp:
- Hoài Thanh đâu?
Hoài Thanh thưa:
- Dạ cũng đang dậy.
Rồi vội vàng sang giường Tiêu Hậu, Hoài Thanh mở màn, thưa:
- Mời lệnh bà dậy, đêm qua lệnh bà ngủ có ngon không ạ?
Tiêu Hậu đáp:
- Hôm qua ta bị các phu nhân ép mấy chén rượu, lại cùng Lý phu nhân chuyện trò, nên ngủ một giấc say, mãi đến giờ.
Tiểu Hỷ thưa:
- Tần phu nhân đã đến!
Tần phu nhân ở phòng ngoài nói với Tiết phu nhân:
- Các vị quan khách đang đến tìm nương nương ở ngoài kia rồi!
Tiêu Hậu hỏi:
- Những ai ở ngoài ấy?
Tần phu nhân đáp:
- Có Vương Đại phu cùng bốn năm người khác đến tìm Tiết phu nhân sớm, đang ngồi ở trái phòng phía đông.
Các phu nhân họ Địch, họ Lý, họ Hạ đều muốn giữ lại. Dã Nhi ra gặp Vương Nghĩa, Vương Nghĩa giục lên đường. Tiêu Hậu nói:
- Còn việc chính của ta nữa, phải lên đường thôi! Ta còn phải đi viếng mộ tiên đế, cùng vào bệ kiến nữa kia.
Mọi người xúm lại sắp xếp cho Tiêu Hậu với các phu nhân, Tuyến Nương nói:
- Xin nương nương cảm tạ các phu nhân rồi chúng ta xuống thuyền thôi!
Tiêu Hậu lấy sáu lạng bạc, Tuyến Nương thì mười lạng, gói cẩn thận, đưa biếu Tần phu nhân để thêm vào việc chi dùng. Dã Nhi cũng đưa bốn lạng, Tần phu nhân không cầm, Tiêu Hậu phải đưa cho Lý phu nhân, Lý phu nhân ba bốn lần từ chối rồi mới nhận. Tiêu Hậu tặng Nam Dương công chúa mấy thứ thổ nghi, cầm tay công chúa mà rằng:
- Xưa sao đầy đặn như đóa phù dung, sao nay trông như dáng mai, dáng cúc thế này?
Nam Dương nghẹn ngào:
- Tu Phật là tu ở tâm, nào phải ở cái vẻ bề ngoài đâu.
Ai nấy đều không ngăn được nước mắt, rồi kéo nhau lên phòng khách. Tần phu nhân mời Tiêu Hậu cùng mọi người ăn cơm chay.
Tiêu Hậu đưa tặng một gói quà, Tần phu nhân đứng ra nhận. Rồi cả đoàn đứng dậy ra cửa am. Nam Dương công chúa cùng các phu nhân nước mắt chứa chan, nhằm mọi người xuống thuyền, rồi mới quay về.
Bỗng thấy Tiểu Hỷ chạy lên, Địch phu nhân hỏi:
- Sao lại quay lại?
Tiểu Hỷ thưa:
- Nương nương bỏ quên hộp trang sức ở phòng Lý phu nhân.
- Xin đa tạ các phu nhân!
Nói rồi chạy vội xuống thuyền. Thuyền giương buồm, chạy một lèo tới tận Bộc Châu. Lại lên kiệu, lên ngựa, La Thành xếp đặt sẵn sàng, sai năm mươi tên lính, hộ tống Tiêu Hậu đến tận mộ Lôi Đường, rồi hẹn đón Tiêu Hậu ở bến Thanh Giang cùng về kinh, ai nấy lại chia tay.
Chính là:
Non nước đón mừng ai bạn cũ
Khách tình suông viếng nấm mồ xưa.
° ° °
Không nói chuyện La Thành, Tuyến Nương, Hựu Lan cùng hai công tử về Lôi Hạ viếng mộ Tào Hoàng hậu, chỉ nói chuyện Tiêu Hậu cùng vợ chồng Vương Nghĩa đi mấy ngày đã tới Dương Châu, quan nha sở tại ra đón. Tiêu Hậu nói với Vương Nghĩa:
- Lúc này là lúc nào mà đòi quan nha đón rước. Mau bảo họ trở về không phải thế nữa.
Quan lại liền quay về, chỉ thấy một người dáng thanh thoát, râu ba chòm dài đẹp, đội mũ vuông, mặc lễ phục, sai gia nhân đưa thiếp trình Vương Nghĩa. Vương Nghĩa kinh ngạc:
- Dạo trước theo hầu nhà vua đi Dương Châu, ta đã từng gặp Giả Nhuận Phủ tiên sinh một lần, sau làm tư mã cho Ngụy Công, danh tiếng rất lớn, nay sao lại giữ chữ tiết nghĩa không chịu làm quan với nhà Đường mà lại tìm đến đây vậy?
Vội vàng chạy ra đón, chào lễ chuyện trò. Nhuận Phủ nói:
- Tiểu đệ năm ngoái chuyển từ Lôi Hạ sang ở vùng này, chỉ cách lăng tiên đế khoảng hai ba dặm, nên xin cứ tạm dừng kiệu của nương nương tại tệ xá, rồi chúng ta thu xếp đâu đấy, hãy vào lăng làm lễ cũng không muộn vậy.
Vương Nghĩa chưa kịp đáp, thì đã thấy hai viên thái giám đến trước thưa rằng: .
- Vương Đại phu đã tới rồi sao, Tiêu nương nương hiện ở đâu?
Vương Nghĩa đưa tay chỉ:
- Đang ở kiệu lớn phía sau!
Hai viên thái giám vội chạy lại, quỳ ngay bên kiệu thưa:
- Tâu hoàng hậu, tiểu thần xin lạy chào!
Tiêu Hậu vén rèm, nhìn rồi hỏi:
- Các ngươi có phải là Lý Vân với Mao Đức ở Trung Thượng cung không? Sao giờ lại ở đây?
Lý Vân cùng Mao Đức thưa:
- Đương kim thiên tử lệnh cho hai tiểu thần coi sóc lăng của Tùy tiên Dượng Đế ạ!
Tiêu Hậu nói:
- Nghĩ đến ngày xưa các ngươi ở trong cung, quyền hành là thế, nay lưu lạc ra đây, coi giữ cô phần thế này sao?
Lý Mao thưa:
- Hương án, nhạc khí cùng các thứ lễ vật bày biện xong xuôi, sẵn chờ hoàng hậu vào làm lễ.
Tiêu Hậu nói:
- Những thứ này ta chẳng hề sai sắm sửa, các ngươi lấy ở đâu ra?
Lý Vân thưa:
- Ba ngày trước đây, hiến ty của La tướng quân mang đến chờ sẵn.
Tiêu Hậu nói với mấy tên lính đi theo:
- Các ngươi hãy lại thưa với Vương Đại phu, trước lăng tiên đế chỉ cần bày đủ tam sinh, cùng với rượu vàng giấy, còn lại bao nhiêu, thưởng cho lính tráng sở tại rồi cho họ về trước. Ta sẽ vào làm lễ.
Vương Nghĩa vội cùng Nhuận Phủ về nhà, xếp sẵn một ít quà thưởng, đến cửa lăng, phát cho lính tráng, cho họ về trước, rồi cùng bốn tên trong đội lính hộ tống vào xếp đặt mọi thứ. Tiêu Hậu thay áo tang trắng bằng lông chim, lên kiệu ngồi, lòng vô hạn cảm thương, mắt nhòa lệ, đến cửa lăng, lệnh cho dừng kiệu. Tiểu Hỷ đỡ xuống cùng với Dã Nhi vừa khóc vừa bước vào lăng. Bia đá cao ngất trời mây, xung quanh cây che rợp bóng, bên cạnh lăng lớn còn nhiều mộ nhỏ khác. Ở giữa trồng một cây quế lớn, bốn bên là những hàng bia đá, ghi rõ nào là "Liệt phụ Chu Quý Nhi Mỹ nhân linh vị", "Liệt phụ Viên Bảo Nhi Mỹ nhân linh vị". Hai hàng tả hữu cũng có bia của Tạ phu nhân, Lương phu nhân, Khương phu nhân, Hoa phu nhân, Tiết phu nhân cùng Ngô Giáng Tiên, Hạnh Nương, Thỏa Nương, Nguyệt Tân. Đó chính là công của Trần Lang, thái thú Quảng Lăng, tìm được hài cốt ở các nơi, đem về đây mai táng. Vương Nghĩa lẫn Tiêu Hậu xem qua, cỏ xanh phủ mộ khắp lượt, khiến Tiêu Hậu thấy lòng ngao ngán thương người cảm tình. Tiêu Hậu nằm lăn ra cỏ, khóc lóc một hồi, rồi nỉ non:
- Tiên đế đi đâu, Tiên đế chết đi còn có bao nhiêu người theo cùng, thân phận thiếp bây giờ ra sao đây?
Tiết Dã Nhi quanh quẩn bên mộ Chu Quý Nhi, đem những lời dặn dò thuở xưa, về chuyện ký thác trông coi Triệu Vương cùng với Sa phu nhân. Nay Triệu Vương đã nên Chính Thống Khả hãn, không phụ sự ký thác của Quý Nhi, kể lại một lượt trước mộ rồi gào khóc thảm thiết, tưởng như có thể chết được vậy!
Vương Nghĩa thấy Dã Nhi khóc lóc còn hơn cả Tiêu Hậu, sợ có chuyện gì, liền sai Tiểu Hỷ:
- Ngươi hãy mau mau lại khuyên giải phu nhân.
Tiểu Hỷ cùng bọn hầu gái vội lại đỡ Tiêu Hậu, đốt vàng, rót rượu. Tiêu Hậu cùng Dã Nhi lên kiệu để về. Vương Nghĩa ra trước lăng tiên đế, gào lớn:
- Tiên đế trước mặt, thần là kẻ lùn Vương Nghĩa, nay đã về đây. Lúc ấy đáng ra thần phải được chết với nước, theo bệ hạ về dưới cửu tuyền, nhưng bởi vì bệ hạ còn ký thác cho Triệu Vương, nên phải cố sống thừa mấy năm. Nay Triệu Vương đã làm chủ một phương, được làm Khả hãn Chính Thống, tiên đế hãy an lòng, thần lại xin theo để hầu hạ tiên đế như xưa!
Nói rồi đứng dậy, nhìn vào bia đá, mà lao đầu vào thật mạnh. Ai nấy gào như điên loạn:
- Vương Đại phu? Sao lại làm thế?
Lúc này Tiết Dã Nhi đang định lên kiệu, vội quay ngay lại, chạy như bay tới, hét lớn:
- Các người lui ra!
Dã Nhi xem ra, thì thấy đầu Vương Nghĩa đã vỡ đôi, máu huyết đầy đất nhưng hai mắt vẫn mở trừng trừng, không chịu khép. Dã Nhi nói như người trong mê:
- Phu quân đã làm xong chức phận thần tử nhà Tùy, phu quân hãy mau về hầu hạ tiên đế. Thiếp xin đi thưa chuyện với Chu Quý Nhi rồi sẽ quay lại.
Nhìn ra thì đôi mắt Vương Nghĩa đã khép lại, Dã Nhi liền đến bên mồ Quý Nhi, lao thẳng đầu vào bia đá. Thương ôi! Hương tan, ngọc nát, máu đỏ loang đầy cỏ xanh trước mộ, đã thành u hồn chốn dạ dài.
Nhuận Phủ vội cho người báo với Tiêu Hậu, Tiêu Hậu ngồi trên kiệu, kinh hoàng nghĩ: "Đúng là hai đứa ngu dốt. Chúng nó chết rồi, bây giờ ai đi với mình đến bến Thanh Giang đây?"
Nhuận Phủ hỏi:
- Nương nương có lại xem không?
Tiêu Hậu nghĩ ngợi, trả lời:
- Đến xem là phải muốn cùng chết với họ kia chứ. Thôi thì mau dọn dẹp đi cho xong?
Rồi lấy ra năm mươi lạng bạc, đưa cho Nhuận Phủ:
- Phiền tiên sinh mua hai quan tài, chôn cất cả hai. Còn bây giờ ta phải đến bến Thanh Giang gặp La Tướng quân, thì làm thế nào bây giờ?
Nhuận Phủ thưa:
- Xin nương nương đừng ngại, chờ thần qua nhà, sẽ đưa nương nương đi!
Tiêu Hậu nói:
- Nếu như thế thì thật khó nhọc cho tiên sinh?
Nhuận Phủ về, giao bạc cho con, sai mua quan tài lo việc khâm liệm, rồi lên ngựa, cùng Tiêu Hậu lên đường.
Không biết sự thể ra sao, hãy xem hồi sau sẽ rõ.
--------------------------------
1Tức năm 627, Việt Nam đang lúc thuộc Đường. 2Giấc mộng Hàm Đan: Lư Sinh trọ ở thành Hàm Đan gặp đạo sĩ đưa cho một cái gối: "Gối lên đây, sẽ hết khổ". Lư Sinh gối lên rồi mộng mình lấy vợ đẹp, đậu tiến sĩ, làm quan to, đánh thắng giặc, làm tể tướng mười năm, con cháu đông, sống đến tám mươi tuổi. Tỉnh giấc, nồi kê của chủ quán nấu lúc chưa ngủ vẫn chưa chín. Đạo sĩ bảo: "Việc đời cùng thế cả!" (Điển cố văn học)
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.