Ung Châu Tàng Cốc

Chương 1: Khách lạ đến nhà

thanhlongcongtu

02/04/2017

Sài Gòn-Chợ Lớn 1930...

Khí hậu ngoại ô thành phố Chợ Lớn gần trưa nóng bức, tôi đang ngồi bên ao rau muống hóng cơn gió hiu hiu, nghỉ ngơi sau khi vớt đám bèo lục bình rải rác trên mặt ao. Định bụng vào gọi thằng A Lủ dậy ăn chút cơm cho lại sức. Nó nghiện thuốc phiện cũng mới khoảng nửa năm thì bị cha nó bắt gặp. Lão gia này tính cách nghiêm nghị, nào bỏ qua cho nó được? Tội thằng A Lủ bị chấp hành gia pháp, một trận đòn đoản côn đến bầm hết người, cấm không cho ra khỏi căn nhà khi chưa được cho phép.

Đến cả tôi cũng bị vạ lây, vì biết nó hút thuốc phiện mà che dấu ông ấy. Cha nó cũng không có đánh tôi gậy nào, chỉ nói như ra lệnh rằng mày phải giúp nó cai nghiện, trông trừng nó thật kỹ trong thời gian này mà thôi.

Tôi gọi ông ấy là thầy, vì không quen kiểu xưng hô sự phụ theo kiểu người Hoa như nhà nó. Và tôi coi ông ấy như cha mình vậy, vì ông nuôi dạy tôi đã gần tròn mười năm nay. Từ ngày bà nội tôi mất lúc 12 tuổi. Không cha me, sống với bà nội từ bé, tôi cũng chưa từng biết hay muốn tìm hiểu về thân thế của mình. Vì lúc đó còn quá nhỏ, đến khi muốn tìm hiểu thì cũng chẳng còn người thân nào để mà hỏi cho ra...Sau khi bà mất, vì tôi và nhà nó là hàng xóm thân thiết, cộng thêm ân tình bà tôi cũng giúp đỡ thầy nhiều từ ngày về đây lập nghiệp, ông nuôi và xem tôi cũng như thằng Lủ con ông. Còn tôi và nó cũng xêm xêm tuổi, chơi với nhau từ bé, thân hơn anh em. Mà ngoài nó ra tôi còn có anh em nào đâu chứ.

Ngày thường tôi và A Lủ theo ông vào thành phố, nơi ông có 1 tiệm bốc thuốc gia truyền, xem bệnh, tuy tiệm nhỏ mà lại rất đông khách. Cho nên cuộc sống của cả nhà cũng khá dễ chịu trong thời buổi bấy giờ. Tuy vậy ông vẫn thích sống ở ngoại ô, trong căn nhà lá lụp sụp cho mát mẻ, hàng ngày đạp xe vào phố. Tối về, thầy dạy hai thằng chúng tôi đọc, viết, cả tiếng Quốc ngữ và tiếng Hoa. Rồi ông cũng dạy chúng tôi học Vịnh Xuân Quyền, thầy quan niệm rằng nam nhi phải văn võ song toàn. Nhưng thằng Lủ thì lười học chữ, võ vẽ thì nó học rồi đánh lộn ngoài thành phố suốt ngày. Tôi thì không dám, vì nể và sợ thầy, nên cũng chăm chỉ hơn. Vì vậy nên thầy thường dạy tôi nhiều thứ lặt vặt, bốc thuốc xem bệnh..., ông còn hay kể cho tôi nghe nhiều tích xưa, từ truyện Hán Sở, Tam Quốc..., hay những câu chuyện lặt nhặt trong suốt cuộc đời ông ấy khi di dân từ Triều Châu đến vùng Chợ Lớn này.

Đang miên man trong suy tư thì bỗng nhiên có tiếng động cơ ô tô chạy đến. Ngoài thành phố thì không hiếm, đa phần thời này dân tài chủ có tiền, người Pháp, binh lính Pháp cũng thường diễu những chiếc Mercedes lớn trên phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Nhưng ô tô chạy đến nhà chắc hẳn có việc gì quan trọng. Nghĩ đoạn tôi vội chạy vào nhà, lôi cổ thằng Lủ dậy, nó uể oải đứng lên khỏi phản ra sau rửa mặt. Lúc này chiếc xe cũng dừng ngay sát cửa nhà, ba người cùng khiêng một người trung niên xuống xe trong tình trạng mê man không biết gì nữa. Thầy cũng ngừng xắt thảo dược, đứng lên chắp tay phía sau ra xem có chuyện gì. Tôi đứng cạnh chờ xem có gì sai bảo.

Trong ba người thì có một người là người Pháp làm tài xế, tôi đoán. Vì người đàn ông trung niên là người Việt, và cô gái trẻ trạc tuổi tôi đi cùng nhóm hình như là lai Tây. Vì cô có nước da trắng, đôi mắt thì to tròn, có màu xanh như bầu trời ngày hạ.

- Xin hỏi đây có phải nhà của lương y Gia Long?

Cô gái hỏi. Tôi đang còn mải ngắm nhìn, thì thầy đã lên tiếng:

- Phải, Thiên, còn không mau giúp đưa người bệnh vào nhà?

Đoạn quay qua hỏi ngắn gọn:

- Bị rắn cắn a?

Cô gái trẻ vôi trả lời bằng tiếng Việt lơ lớ:



- Dạ vâng.

Người đàn ông bất tỉnh đã được cột garo ngay bắp đùi, lúc này tôi phụ gã tài xế đưa ông ấy vào chiếc phản mà thằng Lủ vừa nằm ngủ. Căn nhà vách lá nhỏ lúc này dường như trở nên chật hẹp. Thầy tôi lấy kéo cắn ngắn chiếc quần âu, lộ ra vết cắn của rắn độc. Đoạn bắt mạch và trầm ngâm 1 lúc rồi nói:

- Cũng may là chuyển đến kịp thời.

Đoạn quay qua nhìn tôi, vì ở cùng thấy, cũng đã gặp nhiều trường hợp cấp cứu rắn độc cắn nên tôi hiểu ý. Chạy vào kệ thuốc lấy một viên đá nhỏ dẹp như bánh xà phòng, đem ra phía sau múc 1 chén nhỏ nước mưa trữ trong lu nước rồi ngồi mài viên đá vào đó. Thằng Lủ vẫn chưa tỉnh hẳn, nó lười biếng nhìn tôi. Bà mẹ nó chứ, thằng này chắc vừa nhúng mặt vào lu nước, vì trong chén nước còn nổi váng dầu mồ hôi của nó lềnh bềnh. Tôi cũng không là gì nó, đang vội cứu người như cứu hỏa nên cũng chả nói gì mà tập trung mài cho đến khi nước trong chén ngả màu đen thì đem vào nhà.

Thầy bảo tôi đỡ người đàn ông dậy, cho uống thứ nước đen đen đó. Vì ông ta đang hôn mê, nên phải nhờ cô gái đỡ dậy, tôi mới banh miếng và đổ nước vào. Rồi thầy tôi cầm viên đá từ tay tôi đặt nhẹ lên vết rắn cắn và lấy vải cột nhẹ lại. Xong đâu đó mới quay qua hỏi chuyện:

- Làm sao lại bị rắn hổ chúa cắn a?

Cô gái trả lời nhỏ nhẹ:

- Dạ ba con đang lội ruộng lấy một số mẫu vật ven ngoại ô thì bị cắn. Đưa vào thành phố thì có người chỉ đến tiệm thuốc của bác. Mà hôm nay bác không mở cửa nên phải chuyển vội về đây. Tình hình ba con có nguy hiểm không thưa bác?

- Cũng không nguy hiểm gì a, vì may mắn là đưa tới kịp thời, chỉ nửa giờ nữa thôi thì cũng hết cách. Ông ấy cần nghỉ ngơi khoảng ba ngày. Tạm thời cứ để nằm đây a. Không tiện di chuyển mà.

Rồi ông đứng lên, tiếp tục vào sắt thảo dược mà không nói gì thêm. Tích cách thầy tôi lúc nào cũng kiệm lời như thế. Cô gái lúng túng không biết nên làm gì, bèn quay qua nói với gã tài xế bằng tiếng Pháp xì xồ. Tôi không hiểu gì, mà cũng không để ý vì đang mải ngắm người đẹp. Chỉ thấy lúc sau gã tài xế lại nổ máy ô tô và chạy đi. Cô gái quay qua nói với tôi:

- Anh cho em ở lại để chăm sóc ba em.

Có phải nhà tôi đâu sao tôi quyết định đc cơ chứ, quay qua nhìn thầy thì ông cũng chẳng nói gì. Đúng lúc thằng Lủ mò lên, hai mắt nó sáng rực, chẳng ai nhận ra nó là thằng cai thuốc phiện cả, vội vã đáp lời:

- Ôi cô bé thích ở bao nhiêu ngày mà chả đc, ở luôn đây đi nha, hô hô.



Cái giọng cười hô hố của nó làm cô gái ngượng đỏ mặt. Thầy mới quay qua gắt:

- Hai thằng mày đi dọn bữa ăn đi, giữa trưa rồi. Cô cũng xuống ăn với tụi nó mà lấy sức chăm người bệnh đó mà.

Tôi dạ vâng rồi cùng thằng Lủ dọn cơm. Xong xuôi thì lên mời thầy và cô gái xuống. Thầy đang suy nghĩ gì đó nên chưa muốn ăn. Ông nói cô gái xuống ăn trước với hai thằng tôi. Không biết vì đói hay dường như sợ uy của thầy, cô gái răm rắp nghe theo ngay lập tức. Vì thói quen không nói chuyện trong bữa cơm, nên cả ba ngồi cúi mặt ăn cho xong. Không biết thằng Lủ nghĩ gì, nó quay qua nháy mắt với tôi, cười đểu.

Xong bữa, cô gái tiếp tục ngồi trông chừng bệnh nhân. Hai thằng tôi cũng ra ngoài ngồi cho mát, gần đây mới đc ở nhà mấy ngày. Cũng phải cảm ơn thằng Lủ, tất cả là nhờ nó thôi. Mà cũng tội, từ ngày ở nhà cai, nó gầy đi trông thấy. Trước hơn tám mười cân thì giờ cũng phát sút mất gần chục. Ấy là so với người thường thôi, chứ nó vẫn còn to lắm. Vậy nên tôi gọi nó thân thiện là thằng Mập.

- Ê Mập, mày thấy lão bị rắn cắn có gì lạ không?

- Lạ cái gì, ông già bảo bị hổ chúa cắn mà? Chưa chết là may còn lạ con mẹ gì.

Thằng này ít chịu để ý, tôi mới bảo nó:

- Vết rắn cắn không bình thường mày ơi, dấu nanh có tận bốn cái...mà không phải hai cái như bình thường.

- Vậy à, chắc con rắn này nó tợp hai phát, hô hô. - Nó đáp tỉnh khô.

Tôi vẫn đang còn thắc mắc, thì thầy đã đứng sau từ bao giờ. Ông thong thả nói:

- Thiên à, là con tinh ý. Đây không phải rắn hổ chúa đâu, là rắn giữ mả. Độc tính nó không phát tác nhanh, nhưng rất khó trị. Làm cho cơ thể người bị cắn rữa nát dần dần. Mà loài này thường tấn công những người mang hoặc nhiễm hàn khí âm lãnh mà thôi a. Thật khó hiểu mà...

Đoạn ông lại chìm vào suy tư, dường như đang nhớ về điều gì đó. Cả ba chúng tôi cùng lặng im, một lúc lâu sau ông thở dài và bắt đầu kể với giọng điệu mà ông thường kể chuyện tôi nghe, nhưng câu chuyện lần này tôi cảm thấy nó có gì u oán lắm:

- Năm đó di dân, trên đường qua Quảng Tây. Thầy cũng đã gặp loại rắn kỳ quái này rồi...

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện ngôn tình
Nguyên Tôn

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Ung Châu Tàng Cốc

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook