Chương 71: Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu 8
Thất Tiểu Hoàng Thúc
23/08/2023
Khoảng cách quá xa, chỉ nhìn thấy sợi tóc tán loạn của bà lão tung bay trong gió. Người kia quá già, già tới mức ngay cả mái tóc cũng không muốn tựa lên cơ thể nữa, rời khỏi búi tóc không cài chặt trâm, tranh cướp nhau muốn thưởng thức gió đêm trẻ tuổi.
Bước chân của Lý Thập Nhất từ tốn lại trịnh trọng, linh hồn của Lệnh Hoành như chồng lên cô, phát ra uy quyền thần quỷ sợ hãi trong trong máu thịt, đêm khuya là thần dân tốt nhất của cô, thay cô giữ lấy chuỗi ngọc lẩn tránh người khác.
"Cô..." Tần tướng quân lên tiếng, âm thanh khàn khàn như thủy tinh bị đập vỡ, nhưng ráng sức dương cao khí thế, giữ lại uy danh cho đời sau.
"Cô nhận ra bà già này?" Sự ngạc nhiên của bà lão không quá lớn, khi nói chuyện gõ thương cán trắng một cái theo thói quen.
Lý Thập Nhất dừng bước: "Học tựu Tây Xuyên bát trận đồ, Uyên ương tụ lý ác binh phù. Do lai cân quắc cam tâm thụ, Hà tất tướng quân thị trượng phu. Thục cẩm chinh bào tự tiễn thành, Đào hoa mã thượng thỉnh trường anh. Thế gian đa thiếu kỳ nam tử, Thùy khẳng sa trường vạn lý hành (Trước học Tây Xuyên bát trận đồ, Uyên ương tay áo nắm binh phù. Xưa nay khăn yếm cam tâm chịu, Hà tất tướng quân đúng trượng phu. Gấm Thục tự tay cắt chiến bào, Dải dài buộc mũ ngựa hoa đào, Trên đời biết mấy trang nam tử, Muôn dặm sa trường dấn được bao)."
Ngựa đào hoa, thương bạch lạp, nữ tướng đại Minh, Tần Lương Ngọc*.
Bài thơ Minh Tư Tông* đích thân viết tay ngự ban cho Tần Lương Ngọc cất lên từ miệng Lý Thập Nhất, trong trẻo giống như mây mù dày đặc tan đi, nhưng hơi thở lạnh lẽo của Lý Thập Nhất cùng ánh mắt nhìn thật lâu lại nắm lấy ánh sáng của thời gian, đung đưa qua lại, khiến bà lão đối diện trở lại chiến trường hào hao phong nhã.
Bà lão không nhớ bản thân đã cách biệt bao nhiêu năm với câu thơ này, chuyện quá khứ đột nhiên lọt vào trong tai, máu nóng còn chưa nguội lạnh trong bụng xông lên cổ họng, khiến cơ thể bà lão lảo đảo một cái, âm thanh trầm xuống: "Hoàng thượng..."
Suy đoán của Lý Thập Nhất được kiểm chứng, hướng ánh mắt lên tay nắm thương của bà lão.
Bàn tay đó thô ráp như vỏ cây, bị lột mỏng dính lên xương cốt, mạch máu giống như dải núi chống đỡ, hai bên là khe núi khô khốc, tư thế cầm thương của bà lão chính thống mà có lực, vết chai trên hợp cốc bị tì tới trắng bệch.
Lý Thập Nhất xác nhận được thân phận của Tần Lương Ngọc từ chính chiếc cán kia. Gỗ trắng làm cán, kết hợp với móc câu, nối với bên dưới bằng vòng sắt, vung lên đâm địch, chạm đất chém ngựa.
Binh khí cán trắng này là do Tần Lương Ngọc sáng tạo, dũng mãnh phi thường, trăm trận trăm thắng.
"Tướng quân học trận luyện binh từ nhỏ, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, sử dụng vũ khí cán trắng lại càng nắm chắc chiến thắng, lập nhiều chiến công. Tiêu diệt bọn man rợ, dấn thân vào chiến trận, cuộc chiến Bình Bá* nổi danh gần xa. Sau này Hậu Kim* xâm chiếm, tướng quân trung thành với triều đình, dốc hết gia sản xoay sở lương bổng và lương thực cho quân lính, tiến lên phía bắc trợ giúp Liêu*, giúp Đại Minh lật ngược tình thế, bát kỳ* nghe tiếng gió mà kinh hồn bạt vía.
Cuộc chiến chém giết đẫm máu thập tử nhất sinh hóa thành mấy chữ vỏn vẹn, thiết mã kim qua trong vải bọc thi thể bị gió khô hóa thành cát bụi, bà lão ngẩng đầu, ánh mắt thực sự lực bất tòng tâm, nhưng chỉ có thể mù mờ quan sát bóng dáng Lý Thập Nhất, nhưng cho dù chỉ là một chiếc bóng, cũng là chiếc bóng trẻ tuổi lại phong lưu, khiến tư thế dựa dẫm vào thương dài của bản thân giống như trò chương cáo mượn oai hùm.
Thời trẻ, nó là du long trong tay bà, oai phong lẫm liệt không gì cản nổi, lúc này nó là gậy chống của bà, chống đỡ bà trong cát vàng, gánh vác hoài bão cùng lòng trung trinh chưa tận.
Lý Thập Nhất không bỏ qua tia sáng long lanh trong đôi mắt đục ngầu của Tần Lương Thục, sau khi dành ra đủ khoảng thời gian trống, liền tiếp tục: "Tuổi trung niên tướng quân mất chồng, con cái huynh đệ hi sinh vì đất nước, một lòng tận trung. Năm mươi tuổi nhấc thương lên ngựa, chiếm được bốn thành, giải vòng vây kinh thành. Quân Thanh chiếm thành, Sùng Trinh thắt cổ tự tử, tướng quân hơn sáu mươi tuổi vẫn thống lĩnh binh lính giết địch, liều chết bảo vệ Thạch Trụ."
Lý Thập Nhất không nói tiếp, chỉ thở dài một tiếng, âm thanh nghe như giọt sương đêm rơi xuống tảng đá: "Tướng quân chinh chiến một đời, hà cớ gì lại ở đây?"
Cảm giác bi thương đột ngột ập tới, có lẽ chỉ vì Lý Thập Nhất chú ý tới động tác nhỏ thoáng lùi sau của bà lão. Mắt tinh tai thính của bà lão bị năm tháng bào mòn chỉ còn lại lớp vỏ, khiến bà tốn sức đưa tai phải lên phía trước, mới có thể nghe được hoàn chỉnh câu nói của Lý Thập Nhất.
Thế là Lý Thập Nhất tiến lên trước mấy bước, rút ngắn khoảng cách giữa bản thân và bà lão.
Lý Thập Nhất thấy ánh mắt bà lão dần dần sáng rõ, không biết là do gió thổi khô hơi ẩm trong hốc mắt, hay là tìm lại lí trí lén lút bỏ đi, bà lão ngạc nhiên lại nghiêm túc nhíu mày, không có thời gian trả lời vấn đề của Lý Thập, chỉ sửng sốt nói: "Cô là ai?"
Bà lão lùi sau một bước nhỏ, run rẩy đứng dậy, sau đó dựng thương dài ngắm chuẩn về phía Lý Thập Nhất.
Lý Thập Nhất nhíu mày. Bên cạnh vang lên tiếng bước chân nhẹ nhàng, Tống Thập Cửu tiến lên phía trước, kéo lấy tay Lý Thập Nhất, nhìn vào mắt bà lão.
Cây thương trong tay bà lão lảo đảo, lẩy bẩy vẽ một vòng trong không khí, nếu là người khác, sợ là sớm đã để rơi, nhưng bà chỉ cho phép bản thân thả lỏng lực, giữ lấy lồng ngực trập trùng kịch liệt, âm thanh run rẩy gọi một tiếng: "Cửu... Cửu đại nhân?"
Âm thanh vô cùng kích động, như thể nắm lấy cọng rơm cứu mạng, lại giống như yết kiến người tôn kính, thắp lên ngọn nến hi vọng cho sắc mặt già nua cằn cỗi của bà, khiến bà lập tức trở nên tươi mới.
Bàn tay run rẩy của bà lão nắm lấy góc áo, cong đầu gối cúi người muốn quỳ xuống, Tống Thập Cửu bị dọa giật thót, vội tiến lên phía trước giữ lấy cánh tay bà lão cản lại, tay bà lão đặt lên cổ tay Tống Thập Cửu, nắm thật chặt, âm khí làm xương cốt của Tống Thập Cửu đông cứng lại.
Bà lão cố gắng giãn mày, ánh sáng lay động trong mắt hiện lên vô cùng rõ ràng, nhưng Tống Thập Cửu như thể bị một con trăn khổng lồ bóp cổ, khiến hô hấp của cô nghẹn lại, không thốt ra nổi nửa chữ.
Tống Thập Cửu nhìn về phía Lý Thập Nhất van nài sự giúp đỡ, Lý Thập Nhất gật đầu an ủi cô, tiến lên phía trước đứng bên cô, lên tiếng gọi bà lão hoàn hồn.
Bà lão khống chế cảm xúc, vịn lấy thương dài đứng vững, đánh giá Lý Thập Nhất một lượt từ trên xuống dưới, nghi hoặc nói: "Nếu cô là bạn tốt của Cửu đại nhân, tại sao lại hỏi hà cớ gì ta đến nơi này?"
Bà lão nhìn về phía Tống Thập Cửu, sự bất an của Tống Thập Cửu lại dâng trào, nhưng cô không muốn ỷ lại Lý Thập Nhất mãi, liền nhỏ tiếng nói: "Tôi mất trí nhớ."
"Mất trí nhớ?" Bà lão lẩm nhẩm, không lâu sau lại động đậy đôi môi, như thể muốn nói gì đó.
Lý Thập Nhất đỡ lấy bà lão: "Ngồi xuống rồi nói."
Hai người đỡ bà lão tới tảng đá bên cạnh rồi ngồi xuống, bóng cây loang lổ chiếu lên trên mặt bà lão, giống như tường tróc sơn. Bà lão thở hổn hển, da trên cổ họng dính chặt, một lúc sau mới động đậy đôi mắt, nhớ lại nói: "Khi bà già này bảy mươi lăm tuổi sắp xuống lỗ, rơi xuống sườn núi, lúc còn chút hơi tàn thì gặp Cửu đại nhân."
"Có lẽ là vì ta liều chết bảo vệ đất nước, chí lớn chưa thành nên không cam tâm, nên khiến ông trời cảm động, lệnh cho Cửu đại nhân hạ phàm giúp ta."
"Vạt áo của Cửu đại nhân nổi gió, khi đi lại hoa cỏ bên cạnh đều lay động, ngài đi từ nơi tận cùng của khe núi tới, ta liền biết ngài khác với những người khác. Thế là dốc hết sức, khấu đầu với Cửu đại nhân, xin ngài cứu mạng ta, nếu không đánh đuổi được Thát Lỗ*, ta có chết cũng không nhắm mắt."
"Cửu đại nhân vô cùng xúc động, sau mấy phen suy nghĩ liền nói có thể giúp ta trường sinh, chỉ là vì trái mệnh trời, muốn ta chuyển tới núi Tấn Vân, không được giao lưu với người ngoài, để tránh tiết lộ thiên cơ. Ta liền chuyên tâm ẩn cư, ngày đêm nghiên cứu thuật bù nhìn, lấy lá làm binh, chỉ đợi một ngày quân Thanh lại tới xâm chiếm, dùng binh lá để phản kháng, không làm bị thương một tướng một tốt nào của ta, cũng khiến đám Man tử* không thể chống đỡ.
Bà lão từ tốn khàn khàn cất lời, cuối cùng thở dài nuốt nước bọt, sau đó cẩn thận vuốt lên mu bàn tay của Tống Thập Cửu, nói: "Cũng không biết đã mấy năm rồi, đám lính Thanh kia không có lấy chút động tĩnh nào."
Mỗi một câu nói của bà lão là một lần sắc mặt Tống Thập Cửu trắng đi một tấc, tới cuối cùng gần như không còn sắc máu, hàm răng Tống Thập Cửu kịch liệt rung lên, chỉ có thể cắn chặt lấy môi dưới mới có thể khống chế được hơi lạnh như ngã vào hố băng.
"Mấy năm?" Tống Thập Cửu cảm nhận được da gà da vịt của bản thân bò lên từ bắp chân giống như dây leo, xông lên chiếc cổ xinh đẹp, cô biến thành kẻ đuối nước ngạt thở trong thủy triều, dìm lấy cô chính là tội ác ùn ùn kéo tới của bản thân.
Lý Thập Nhất không cần thời gian suy nghĩ cũng hiểu được Tống Thập Cửu đang nghĩ gì, cô bất đắc dĩ lại tàn nhẫn nói với Tống Thập Cửu: "Nếu người đang sống, hỏi quan tài sẽ không hỏi nổi một chữ."
Cánh mũi của Tống Thập Cửu đột nhiệt kịch liệt co rút, xót xa khó lòng khống chế tập hợp thành hình trong đáy mắt. Cô không hiểu gì hết, ngôi mộ cổ dưới chân núi, mộ cô đơn không tên không bia, đáp án của "hồn không nơi trở về", còn là vị tướng quân già bị thời gian bỏ quên.
"Bà đã qua đời rồi." Bên tai vang lên âm thanh trấn tĩnh lại nhẹ nhàng của Lý Thập Nhất.
Bà lão ngây ra, ánh mắt nghi hoặc lấp đầy vết nhăn, sau đó ngập ngừng mấy bận, cuối cùng lựa chọn không nói một lời chờ đợi chân tướng. Lúc này Tống Thập Cửu mới ngẩng đầu lên khỏi tâm tư mù mịt, nói: "Cửu... tôi, tôi không giúp bà sống kéo dài sự sống tới hôm nay, mà là xóa đi kí ức liên quan tới cái chết của bà, sau đó dừng bà tại thời gian sau khi bà chết."
Người bên cạnh không biết khi nói ra chữ "tôi" ấy, Tống Thập Cửu phải dùng bao nhiêu dũng khí, cô cảm nhận được cơ thể của bản thân mệt mỏi trước giờ chưa từng có, cũng đang gánh chịu trước giờ chưa từng có.
Cô biết rõ tại sao bản thân lại có cảm giác khác biệt khi bước vào trong hang, có lẽ cô đã giăng trận pháp trong mộ của Tần Lương Ngọc, phong ấn kí ức khi chết của Tần Lương Ngọc trong hang động, khi bước vào hang động, pháp thuật quen thuộc chấn động là lời nhắc nhở, cũng là sự trở về.
Trái tim Tống Thập Cửu cực kì chua xót, cũng cực kì sợ hãi, cô rất muốn nhào vào lòng Lý Thập Nhất, mặc kệ tất cả khóc to một trận, hỏi Lý Thập Nhất có tin bản thân khi đó nhất định là vì không nhẫn tâm lời van nài khổ sở của vị tướng quân già, nên mới đưa ra hạ cách này để giúp bà bịt tai trộm chuông. Nhưng cuối cùng Tống Thập Cửu không tiếp tục tùy hứng, chỉ khẽ cong cần cổ, dùng chiếc bóng của sự im lặng đối diện với Lý Thập Nhất.
Sau sự chết chóc đáng sợ, bà lão buông tay đang nắm tay Tống Thập Cửu, ngẩng mặt lên, sau đó lại có chút hoảng hốt nắm lấy thương cán trắng. Thương dài trong tay khiến bà tìm lại chút chân thực, trên mặt tỏ vẻ bình tĩnh, chưa trách móc điều gì, chưa đổ lỗi điều gì, chỉ nhìn Lý Thập Nhất thêm một cái, hỏi Lý Thập Nhất: "Ban nãy ta hỏi cô là ai, cô... có thể nói với ta không?"
Bà đã ở trong núi này quá lâu, người bình thường đi nhầm vào cấm địa, gặp quỷ đả tường sẽ vòng ra, hoặc là bị binh lá dọa tới vỡ mật nhanh chóng chạy xuống núi, trước giờ chưa từng có cơ hội gặp mặt bà, tới hiện tại, bà mới có thể gặp được hai người ăn mặc như thế này.
Lý Thập Nhất thông minh hiểu được hàm ý trong lời bà lão, cô mím môi mỏng lại, nói: "Hiện tại là Dân quốc năm thứ mười bốn*."
"Hơn mười năm trước, triều Thanh đã diệt vong rồi." Lý Thập Nhất cảm thán nói.
Sắc mặt già nua của bà lão trầm lại, ánh mắt đờ đẫn nhìn mặt đất, nơi đó lá rơi hỗn loạn, phủ lên nhau từng lớp từng lớp, nếu không có bước chân người giẫm đạp, sẽ không nhìn thấy chút màu sắc của bùn đất.
Rất lâu sau, bà lão mới ngẩng đầu, như thể nhìn Lý Thập Nhất và Tống Thập Cửu, lại như thể xuyên qua hai người nhìn về một không gian hư ảo khác.
Bà hỏi: "Vậy, Đại Minh của ta thì sao?"
...
Chú thích:
1. Tần Lương Ngọc (1574 -1648): tự Trinh Tố, người Trung Châu, Tứ Xuyên, là nữ danh tướng kháng Thanh cuối đời nhà Minh. Bà là một phụ nữ thuộc dân tộc Hán, nhưng thay chồng đảm nhiệm chức Thổ ti của khu vực tự trị Thổ Gia Thạch Trụ hơn 30 năm, ở trong quân ngũ hơn 40 năm, là nữ tướng quân duy nhất được ghi lại trong 24 bộ sử Trung Quốc.
2. Minh Tư Tông tức Sùng Trinh Đế: là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Minh và cũng là vị hoàng đế người Hán cuối cùng cai trị Trung Quốc trước khi triều đình rơi vào tay nhà Thanh của người Mãn Châu.
3. Cuộc chiến Bình Bá hay còn gọi là Chiến sự Bá Châu: Năm Vạn Lịch thứ 27 (1599), thổ ti ở khu vực Bá Châu là Dương Ứng Long (1551 – 1600) khởi nghĩa, liên tục chiếm được các địa phương chiến lược trọng yếu Trùng Khánh, Lư Châu... vây đánh Thành Đô. Tần Lương Ngọc thống lĩnh 500 binh sĩ tinh nhuệ, tự chuẩn bị ngựa nghẽo quân nhu, cùng Phó tướng Chu Quốc Trụ chẹn giữ ở Đặng Khảm, giương cung múa kiếm chém giết nghĩa quân.
4. Nhà Hậu Kim: là một triều đại Trung Quốc được thành lập bởi thủ lĩnh Kiến Châu Nữ Chân Nỗ Nhĩ Cáp Xích ở Mãn Châu trong khoảng thời gian 1616-1636, và là tiền thân của nhà Thanh.
5. Nhà Liêu: còn gọi là nước Khiết Đan là một triều đại phong kiến do người Khiết Đan kiến lập trong lịch sử Trung Quốc.
6. Bát kỳ hay Bát kỳ Mãn Châu: là một chế độ tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu và nhà Thanh, Trung Quốc sau này, đặc trưng của Bát kỳ là mỗi đơn vị được phân biệt bằng một lá cờ khác nhau, tổng cộng có tám lá cờ cơ bản.
7. Thát Lỗ: dân tộc Hán gọi dân du mục phương bắc là Tác-ta, thời Minh chỉ người phía đông Mông Cổ, phía đông bắc Nội Mông và nước Mông Cổ ngày nay.
8. Man tử: Cách người Trung Nguyên phương bắc gọi người phương nam từ thời Xuân Thu.
9. Dân quốc năm thứ mười bốn: Năm 1925.
Chương 72<:
Bước chân của Lý Thập Nhất từ tốn lại trịnh trọng, linh hồn của Lệnh Hoành như chồng lên cô, phát ra uy quyền thần quỷ sợ hãi trong trong máu thịt, đêm khuya là thần dân tốt nhất của cô, thay cô giữ lấy chuỗi ngọc lẩn tránh người khác.
"Cô..." Tần tướng quân lên tiếng, âm thanh khàn khàn như thủy tinh bị đập vỡ, nhưng ráng sức dương cao khí thế, giữ lại uy danh cho đời sau.
"Cô nhận ra bà già này?" Sự ngạc nhiên của bà lão không quá lớn, khi nói chuyện gõ thương cán trắng một cái theo thói quen.
Lý Thập Nhất dừng bước: "Học tựu Tây Xuyên bát trận đồ, Uyên ương tụ lý ác binh phù. Do lai cân quắc cam tâm thụ, Hà tất tướng quân thị trượng phu. Thục cẩm chinh bào tự tiễn thành, Đào hoa mã thượng thỉnh trường anh. Thế gian đa thiếu kỳ nam tử, Thùy khẳng sa trường vạn lý hành (Trước học Tây Xuyên bát trận đồ, Uyên ương tay áo nắm binh phù. Xưa nay khăn yếm cam tâm chịu, Hà tất tướng quân đúng trượng phu. Gấm Thục tự tay cắt chiến bào, Dải dài buộc mũ ngựa hoa đào, Trên đời biết mấy trang nam tử, Muôn dặm sa trường dấn được bao)."
Ngựa đào hoa, thương bạch lạp, nữ tướng đại Minh, Tần Lương Ngọc*.
Bài thơ Minh Tư Tông* đích thân viết tay ngự ban cho Tần Lương Ngọc cất lên từ miệng Lý Thập Nhất, trong trẻo giống như mây mù dày đặc tan đi, nhưng hơi thở lạnh lẽo của Lý Thập Nhất cùng ánh mắt nhìn thật lâu lại nắm lấy ánh sáng của thời gian, đung đưa qua lại, khiến bà lão đối diện trở lại chiến trường hào hao phong nhã.
Bà lão không nhớ bản thân đã cách biệt bao nhiêu năm với câu thơ này, chuyện quá khứ đột nhiên lọt vào trong tai, máu nóng còn chưa nguội lạnh trong bụng xông lên cổ họng, khiến cơ thể bà lão lảo đảo một cái, âm thanh trầm xuống: "Hoàng thượng..."
Suy đoán của Lý Thập Nhất được kiểm chứng, hướng ánh mắt lên tay nắm thương của bà lão.
Bàn tay đó thô ráp như vỏ cây, bị lột mỏng dính lên xương cốt, mạch máu giống như dải núi chống đỡ, hai bên là khe núi khô khốc, tư thế cầm thương của bà lão chính thống mà có lực, vết chai trên hợp cốc bị tì tới trắng bệch.
Lý Thập Nhất xác nhận được thân phận của Tần Lương Ngọc từ chính chiếc cán kia. Gỗ trắng làm cán, kết hợp với móc câu, nối với bên dưới bằng vòng sắt, vung lên đâm địch, chạm đất chém ngựa.
Binh khí cán trắng này là do Tần Lương Ngọc sáng tạo, dũng mãnh phi thường, trăm trận trăm thắng.
"Tướng quân học trận luyện binh từ nhỏ, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, sử dụng vũ khí cán trắng lại càng nắm chắc chiến thắng, lập nhiều chiến công. Tiêu diệt bọn man rợ, dấn thân vào chiến trận, cuộc chiến Bình Bá* nổi danh gần xa. Sau này Hậu Kim* xâm chiếm, tướng quân trung thành với triều đình, dốc hết gia sản xoay sở lương bổng và lương thực cho quân lính, tiến lên phía bắc trợ giúp Liêu*, giúp Đại Minh lật ngược tình thế, bát kỳ* nghe tiếng gió mà kinh hồn bạt vía.
Cuộc chiến chém giết đẫm máu thập tử nhất sinh hóa thành mấy chữ vỏn vẹn, thiết mã kim qua trong vải bọc thi thể bị gió khô hóa thành cát bụi, bà lão ngẩng đầu, ánh mắt thực sự lực bất tòng tâm, nhưng chỉ có thể mù mờ quan sát bóng dáng Lý Thập Nhất, nhưng cho dù chỉ là một chiếc bóng, cũng là chiếc bóng trẻ tuổi lại phong lưu, khiến tư thế dựa dẫm vào thương dài của bản thân giống như trò chương cáo mượn oai hùm.
Thời trẻ, nó là du long trong tay bà, oai phong lẫm liệt không gì cản nổi, lúc này nó là gậy chống của bà, chống đỡ bà trong cát vàng, gánh vác hoài bão cùng lòng trung trinh chưa tận.
Lý Thập Nhất không bỏ qua tia sáng long lanh trong đôi mắt đục ngầu của Tần Lương Thục, sau khi dành ra đủ khoảng thời gian trống, liền tiếp tục: "Tuổi trung niên tướng quân mất chồng, con cái huynh đệ hi sinh vì đất nước, một lòng tận trung. Năm mươi tuổi nhấc thương lên ngựa, chiếm được bốn thành, giải vòng vây kinh thành. Quân Thanh chiếm thành, Sùng Trinh thắt cổ tự tử, tướng quân hơn sáu mươi tuổi vẫn thống lĩnh binh lính giết địch, liều chết bảo vệ Thạch Trụ."
Lý Thập Nhất không nói tiếp, chỉ thở dài một tiếng, âm thanh nghe như giọt sương đêm rơi xuống tảng đá: "Tướng quân chinh chiến một đời, hà cớ gì lại ở đây?"
Cảm giác bi thương đột ngột ập tới, có lẽ chỉ vì Lý Thập Nhất chú ý tới động tác nhỏ thoáng lùi sau của bà lão. Mắt tinh tai thính của bà lão bị năm tháng bào mòn chỉ còn lại lớp vỏ, khiến bà tốn sức đưa tai phải lên phía trước, mới có thể nghe được hoàn chỉnh câu nói của Lý Thập Nhất.
Thế là Lý Thập Nhất tiến lên trước mấy bước, rút ngắn khoảng cách giữa bản thân và bà lão.
Lý Thập Nhất thấy ánh mắt bà lão dần dần sáng rõ, không biết là do gió thổi khô hơi ẩm trong hốc mắt, hay là tìm lại lí trí lén lút bỏ đi, bà lão ngạc nhiên lại nghiêm túc nhíu mày, không có thời gian trả lời vấn đề của Lý Thập, chỉ sửng sốt nói: "Cô là ai?"
Bà lão lùi sau một bước nhỏ, run rẩy đứng dậy, sau đó dựng thương dài ngắm chuẩn về phía Lý Thập Nhất.
Lý Thập Nhất nhíu mày. Bên cạnh vang lên tiếng bước chân nhẹ nhàng, Tống Thập Cửu tiến lên phía trước, kéo lấy tay Lý Thập Nhất, nhìn vào mắt bà lão.
Cây thương trong tay bà lão lảo đảo, lẩy bẩy vẽ một vòng trong không khí, nếu là người khác, sợ là sớm đã để rơi, nhưng bà chỉ cho phép bản thân thả lỏng lực, giữ lấy lồng ngực trập trùng kịch liệt, âm thanh run rẩy gọi một tiếng: "Cửu... Cửu đại nhân?"
Âm thanh vô cùng kích động, như thể nắm lấy cọng rơm cứu mạng, lại giống như yết kiến người tôn kính, thắp lên ngọn nến hi vọng cho sắc mặt già nua cằn cỗi của bà, khiến bà lập tức trở nên tươi mới.
Bàn tay run rẩy của bà lão nắm lấy góc áo, cong đầu gối cúi người muốn quỳ xuống, Tống Thập Cửu bị dọa giật thót, vội tiến lên phía trước giữ lấy cánh tay bà lão cản lại, tay bà lão đặt lên cổ tay Tống Thập Cửu, nắm thật chặt, âm khí làm xương cốt của Tống Thập Cửu đông cứng lại.
Bà lão cố gắng giãn mày, ánh sáng lay động trong mắt hiện lên vô cùng rõ ràng, nhưng Tống Thập Cửu như thể bị một con trăn khổng lồ bóp cổ, khiến hô hấp của cô nghẹn lại, không thốt ra nổi nửa chữ.
Tống Thập Cửu nhìn về phía Lý Thập Nhất van nài sự giúp đỡ, Lý Thập Nhất gật đầu an ủi cô, tiến lên phía trước đứng bên cô, lên tiếng gọi bà lão hoàn hồn.
Bà lão khống chế cảm xúc, vịn lấy thương dài đứng vững, đánh giá Lý Thập Nhất một lượt từ trên xuống dưới, nghi hoặc nói: "Nếu cô là bạn tốt của Cửu đại nhân, tại sao lại hỏi hà cớ gì ta đến nơi này?"
Bà lão nhìn về phía Tống Thập Cửu, sự bất an của Tống Thập Cửu lại dâng trào, nhưng cô không muốn ỷ lại Lý Thập Nhất mãi, liền nhỏ tiếng nói: "Tôi mất trí nhớ."
"Mất trí nhớ?" Bà lão lẩm nhẩm, không lâu sau lại động đậy đôi môi, như thể muốn nói gì đó.
Lý Thập Nhất đỡ lấy bà lão: "Ngồi xuống rồi nói."
Hai người đỡ bà lão tới tảng đá bên cạnh rồi ngồi xuống, bóng cây loang lổ chiếu lên trên mặt bà lão, giống như tường tróc sơn. Bà lão thở hổn hển, da trên cổ họng dính chặt, một lúc sau mới động đậy đôi mắt, nhớ lại nói: "Khi bà già này bảy mươi lăm tuổi sắp xuống lỗ, rơi xuống sườn núi, lúc còn chút hơi tàn thì gặp Cửu đại nhân."
"Có lẽ là vì ta liều chết bảo vệ đất nước, chí lớn chưa thành nên không cam tâm, nên khiến ông trời cảm động, lệnh cho Cửu đại nhân hạ phàm giúp ta."
"Vạt áo của Cửu đại nhân nổi gió, khi đi lại hoa cỏ bên cạnh đều lay động, ngài đi từ nơi tận cùng của khe núi tới, ta liền biết ngài khác với những người khác. Thế là dốc hết sức, khấu đầu với Cửu đại nhân, xin ngài cứu mạng ta, nếu không đánh đuổi được Thát Lỗ*, ta có chết cũng không nhắm mắt."
"Cửu đại nhân vô cùng xúc động, sau mấy phen suy nghĩ liền nói có thể giúp ta trường sinh, chỉ là vì trái mệnh trời, muốn ta chuyển tới núi Tấn Vân, không được giao lưu với người ngoài, để tránh tiết lộ thiên cơ. Ta liền chuyên tâm ẩn cư, ngày đêm nghiên cứu thuật bù nhìn, lấy lá làm binh, chỉ đợi một ngày quân Thanh lại tới xâm chiếm, dùng binh lá để phản kháng, không làm bị thương một tướng một tốt nào của ta, cũng khiến đám Man tử* không thể chống đỡ.
Bà lão từ tốn khàn khàn cất lời, cuối cùng thở dài nuốt nước bọt, sau đó cẩn thận vuốt lên mu bàn tay của Tống Thập Cửu, nói: "Cũng không biết đã mấy năm rồi, đám lính Thanh kia không có lấy chút động tĩnh nào."
Mỗi một câu nói của bà lão là một lần sắc mặt Tống Thập Cửu trắng đi một tấc, tới cuối cùng gần như không còn sắc máu, hàm răng Tống Thập Cửu kịch liệt rung lên, chỉ có thể cắn chặt lấy môi dưới mới có thể khống chế được hơi lạnh như ngã vào hố băng.
"Mấy năm?" Tống Thập Cửu cảm nhận được da gà da vịt của bản thân bò lên từ bắp chân giống như dây leo, xông lên chiếc cổ xinh đẹp, cô biến thành kẻ đuối nước ngạt thở trong thủy triều, dìm lấy cô chính là tội ác ùn ùn kéo tới của bản thân.
Lý Thập Nhất không cần thời gian suy nghĩ cũng hiểu được Tống Thập Cửu đang nghĩ gì, cô bất đắc dĩ lại tàn nhẫn nói với Tống Thập Cửu: "Nếu người đang sống, hỏi quan tài sẽ không hỏi nổi một chữ."
Cánh mũi của Tống Thập Cửu đột nhiệt kịch liệt co rút, xót xa khó lòng khống chế tập hợp thành hình trong đáy mắt. Cô không hiểu gì hết, ngôi mộ cổ dưới chân núi, mộ cô đơn không tên không bia, đáp án của "hồn không nơi trở về", còn là vị tướng quân già bị thời gian bỏ quên.
"Bà đã qua đời rồi." Bên tai vang lên âm thanh trấn tĩnh lại nhẹ nhàng của Lý Thập Nhất.
Bà lão ngây ra, ánh mắt nghi hoặc lấp đầy vết nhăn, sau đó ngập ngừng mấy bận, cuối cùng lựa chọn không nói một lời chờ đợi chân tướng. Lúc này Tống Thập Cửu mới ngẩng đầu lên khỏi tâm tư mù mịt, nói: "Cửu... tôi, tôi không giúp bà sống kéo dài sự sống tới hôm nay, mà là xóa đi kí ức liên quan tới cái chết của bà, sau đó dừng bà tại thời gian sau khi bà chết."
Người bên cạnh không biết khi nói ra chữ "tôi" ấy, Tống Thập Cửu phải dùng bao nhiêu dũng khí, cô cảm nhận được cơ thể của bản thân mệt mỏi trước giờ chưa từng có, cũng đang gánh chịu trước giờ chưa từng có.
Cô biết rõ tại sao bản thân lại có cảm giác khác biệt khi bước vào trong hang, có lẽ cô đã giăng trận pháp trong mộ của Tần Lương Ngọc, phong ấn kí ức khi chết của Tần Lương Ngọc trong hang động, khi bước vào hang động, pháp thuật quen thuộc chấn động là lời nhắc nhở, cũng là sự trở về.
Trái tim Tống Thập Cửu cực kì chua xót, cũng cực kì sợ hãi, cô rất muốn nhào vào lòng Lý Thập Nhất, mặc kệ tất cả khóc to một trận, hỏi Lý Thập Nhất có tin bản thân khi đó nhất định là vì không nhẫn tâm lời van nài khổ sở của vị tướng quân già, nên mới đưa ra hạ cách này để giúp bà bịt tai trộm chuông. Nhưng cuối cùng Tống Thập Cửu không tiếp tục tùy hứng, chỉ khẽ cong cần cổ, dùng chiếc bóng của sự im lặng đối diện với Lý Thập Nhất.
Sau sự chết chóc đáng sợ, bà lão buông tay đang nắm tay Tống Thập Cửu, ngẩng mặt lên, sau đó lại có chút hoảng hốt nắm lấy thương cán trắng. Thương dài trong tay khiến bà tìm lại chút chân thực, trên mặt tỏ vẻ bình tĩnh, chưa trách móc điều gì, chưa đổ lỗi điều gì, chỉ nhìn Lý Thập Nhất thêm một cái, hỏi Lý Thập Nhất: "Ban nãy ta hỏi cô là ai, cô... có thể nói với ta không?"
Bà đã ở trong núi này quá lâu, người bình thường đi nhầm vào cấm địa, gặp quỷ đả tường sẽ vòng ra, hoặc là bị binh lá dọa tới vỡ mật nhanh chóng chạy xuống núi, trước giờ chưa từng có cơ hội gặp mặt bà, tới hiện tại, bà mới có thể gặp được hai người ăn mặc như thế này.
Lý Thập Nhất thông minh hiểu được hàm ý trong lời bà lão, cô mím môi mỏng lại, nói: "Hiện tại là Dân quốc năm thứ mười bốn*."
"Hơn mười năm trước, triều Thanh đã diệt vong rồi." Lý Thập Nhất cảm thán nói.
Sắc mặt già nua của bà lão trầm lại, ánh mắt đờ đẫn nhìn mặt đất, nơi đó lá rơi hỗn loạn, phủ lên nhau từng lớp từng lớp, nếu không có bước chân người giẫm đạp, sẽ không nhìn thấy chút màu sắc của bùn đất.
Rất lâu sau, bà lão mới ngẩng đầu, như thể nhìn Lý Thập Nhất và Tống Thập Cửu, lại như thể xuyên qua hai người nhìn về một không gian hư ảo khác.
Bà hỏi: "Vậy, Đại Minh của ta thì sao?"
...
Chú thích:
1. Tần Lương Ngọc (1574 -1648): tự Trinh Tố, người Trung Châu, Tứ Xuyên, là nữ danh tướng kháng Thanh cuối đời nhà Minh. Bà là một phụ nữ thuộc dân tộc Hán, nhưng thay chồng đảm nhiệm chức Thổ ti của khu vực tự trị Thổ Gia Thạch Trụ hơn 30 năm, ở trong quân ngũ hơn 40 năm, là nữ tướng quân duy nhất được ghi lại trong 24 bộ sử Trung Quốc.
2. Minh Tư Tông tức Sùng Trinh Đế: là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Minh và cũng là vị hoàng đế người Hán cuối cùng cai trị Trung Quốc trước khi triều đình rơi vào tay nhà Thanh của người Mãn Châu.
3. Cuộc chiến Bình Bá hay còn gọi là Chiến sự Bá Châu: Năm Vạn Lịch thứ 27 (1599), thổ ti ở khu vực Bá Châu là Dương Ứng Long (1551 – 1600) khởi nghĩa, liên tục chiếm được các địa phương chiến lược trọng yếu Trùng Khánh, Lư Châu... vây đánh Thành Đô. Tần Lương Ngọc thống lĩnh 500 binh sĩ tinh nhuệ, tự chuẩn bị ngựa nghẽo quân nhu, cùng Phó tướng Chu Quốc Trụ chẹn giữ ở Đặng Khảm, giương cung múa kiếm chém giết nghĩa quân.
4. Nhà Hậu Kim: là một triều đại Trung Quốc được thành lập bởi thủ lĩnh Kiến Châu Nữ Chân Nỗ Nhĩ Cáp Xích ở Mãn Châu trong khoảng thời gian 1616-1636, và là tiền thân của nhà Thanh.
5. Nhà Liêu: còn gọi là nước Khiết Đan là một triều đại phong kiến do người Khiết Đan kiến lập trong lịch sử Trung Quốc.
6. Bát kỳ hay Bát kỳ Mãn Châu: là một chế độ tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu và nhà Thanh, Trung Quốc sau này, đặc trưng của Bát kỳ là mỗi đơn vị được phân biệt bằng một lá cờ khác nhau, tổng cộng có tám lá cờ cơ bản.
7. Thát Lỗ: dân tộc Hán gọi dân du mục phương bắc là Tác-ta, thời Minh chỉ người phía đông Mông Cổ, phía đông bắc Nội Mông và nước Mông Cổ ngày nay.
8. Man tử: Cách người Trung Nguyên phương bắc gọi người phương nam từ thời Xuân Thu.
9. Dân quốc năm thứ mười bốn: Năm 1925.
Chương 72<:
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.