Chương 2
Vũ Ngọc Hương
29/12/2023
Tôi nghe như có tiếng sét đánh đoàng bên tai. Chủ nợ… thua lỗ? Lần đầu tiên trong đời tôi nghe những từ này từ miệng người phụ nữ xinh đẹp hiền dịu trước mặt tôi. Cảm giác cơ thể tê rần tôi phải trấn tĩnh lắm mới hỏi lại được:
– Mẹ… nhà mình làm ăn thua lỗ sao mẹ?
– Ừ, ba con vay của một người tên là Toàn, ông ấy vốn là bạn của ba con từ ngày còn trẻ, tin tưởng ba con nên đã cho ba con vay rất nhiều tiền. Phần lớn tiền nợ của ba con ở chỗ ông ấy… còn những người khác ba mẹ sẽ bán nhà bán đất trả dần họ sau. Mấy ngày nữa chúng ta không trả tiền ông Toàn thì ông ấy sẽ vác xã hội đen đến nhà mình… huhuhu…
Vừa nói nước mắt mẹ tôi vừa tuôn rơi xối xả. Tôi thẫn thờ trước bi kịch mà gia đình gánh chịu. Bất giác câu nói rủa xả lại vọng về trong trí óc, “con sao chổi”, “con mèo đen”… có phải… tin sét đánh mẹ nói cũng là do tôi đem đến cho gia đình này không?
– Chi… ông Toàn biết con, ông ấy muốn con về làm vợ tư của ông ấy… Ông ấy đã ly dị bà vợ thứ ba, con về đó sẽ danh chính ngôn thuận làm vợ ông ấy… Ông Toàn giàu lắm, là đại gia gỗ rừng thượng nguồn sừng sỏ… Về đó con sẽ không phải lo khổ! Con vì ba vì mẹ, vì em Hoa, vì cái nhà này… có được không Chi?
Bàn tay mẹ lạnh ngắt siết chặt lấy tay tôi van lơn. Trong đầu tôi ong ong như ngàn con vò vẽ cùng bay quanh, những ký ức xưa cũ cứ thế ùa về. Mười tám năm làm con nuôi nhà họ Dương, tôi biết ơn mẹ, biết ơn ba, biết ơn cái nhà này. Những gì tôi có thể làm, có thể trả ơn có phải là… có phải là nghe theo những gì mẹ đang van xin tôi?
Lặng đi một hồi, cuối cùng tôi gạt nước mắt trên má, nhẹ giọng:
– Con hiểu rồi, mẹ yên tâm, con sẽ theo ý mẹ.
Một tiếng thốt lên vui mừng, hai mắt long lên sáng rỡ, ngay sau đó mẹ lại ôm lấy tôi mà khóc, dường như cả cơ thể mẹ lúc này là nước mắt, mẹ không ngừng nói bên tai tôi:
– Chi, mẹ cảm ơn con, nhà họ Dương biết ơn con… Mẹ hiểu con phải chịu thiệt thòi nhưng mẹ không còn lựa chọn nào, em Hoa còn quá nhỏ, con thương ba mẹ, con thông cảm cho ba mẹ, con nhé!
Mẹ đi rồi, tôi thẫn thờ như kẻ không hồn nhìn cánh cửa khép hờ. Cứ nghĩ… ngày mai tôi sẽ được đến với tự do, sẽ được tung cánh trở thành cô sinh viên đại học trước bao tháng ngày tươi đẹp. Quá khứ dù ngọt ngào hay nước mắt tôi cũng sẽ gửi lại tất cả ở ngôi biệt thự xa hoa này. Nào ngờ… ngày mai tôi phải lên xe hoa, phải làm vợ một kẻ đáng tuổi cha, còn là người vợ thứ tư của ông ta. Khóe miệng tôi chợt nhếch lên, cười đấy mà nước mắt cứ lăn dài. Cảm giác chua chát cùng xót xa đến nghẹn lại, bụng tôi dâng lên một luồng ghê tởm. Cuộc đời này, đâu phải mọi chuyện đều có thể theo ý mình? Ngay từ lúc tôi bị cha mẹ ruột vứt bỏ, lẽ ra tôi đã chẳng còn tồn tại, sinh mệnh của tôi, tất cả những gì tôi có đều là của cha mẹ nuôi cho tôi, vậy thì lúc này… việc tôi phải làm chẳng phải chỉ có một con đường thôi sao? Nước mắt của mẹ… tôi không chịu nổi, chắc chắn không thể nào chịu nổi!
Sau một đêm dài trằn trọc, tôi thu xếp toàn bộ giấy tờ cá nhân cần thiết vào túi. Cuộc đời tôi lúc này đã sang trang nhưng những gì cần mang theo nếu không cần là tiền thì chắc chắn phải là những giấy tờ này. Nơi ở mới, cuộc sống mới cách xa nơi đây năm trăm cây số, tôi không còn cơ hội quay trở lại nơi này nữa rồi. Mẹ nói bốn giờ chiều nay người nhà ông Đinh Thái Toàn sẽ đến đón tôi, đi suốt đêm sáng mai sẽ đến nơi. Ông Toàn không trực tiếp đi mà sai gia nhân đến đón. Mẹ để cô Thu là người giúp việc lâu nay trực tiếp chăm sóc tôi đi cùng như ý nguyện của cô, nhìn cô thương tôi nước mắt lưng tròng, tôi lại mỉm cười trấn an cô ấy.
– Cô khóc gì chứ, ngày vui của cháu mà, cô khóc thế này lại làm cháu muốn khóc theo cô đấy!
– Cô Chi… khổ thân cô…
– Cũng sắp đến giờ rồi, cô xem cháu trang điểm vậy đã đẹp chưa, dù gì cũng là cô dâu mới, phải đẹp một chút chứ đúng không cô?
Nói vậy mà nước mắt tôi lại lăn dài, hai hàng mày nhíu lại. Người trang điểm thấy vậy sốt ruột liền lấy khăn giấy dặm nước mắt ngay cho tôi, sau đó lại điểm thêm phấn trên đôi má hồng thiếu nữ.
Rầm!
Cánh cửa phòng tôi bỗng bật mở, tôi giật mình liền quay ra. Khuôn mặt cay đắng tím đen lại của bà Thuận mẹ ông Dương Việt, cũng là “bà nội” của tôi xông vào phòng, chỉ thẳng tay vào mặt tôi gào lên:
– Con sao chổi, tao biết ngay không đuổi mày đi là mày sẽ gây họa cho cái nhà này mà! Cả chuỗi cửa hàng lớn như thế mà sụp được cũng lạ! Mày đi thế này chính là đền tội, là đền tội đấy mày hiểu chưa? Đừng có mà khóc xúi quẩy cho nhà tao! Gia đình tao nuôi mày lớn đến chừng này chính là phúc tổ cho mày rồi đấy!
– Bà đi ra cho cháu trang điểm.
Tôi lạnh giọng, không muốn đôi co với bà ta. Bà ta tức giận như vậy với tôi không phải là lần đầu, chỉ là lúc này… từng lời bà ta nói lại thêm một lần dao cắt vào lòng tôi.
Bà Thuận cười nhạt một tiếng, ngay sau đó rít lên:
– Tiền đâu?
Tôi ngỡ ngàng, ngẩng đầu lên nhìn bà ta hỏi:
– Bà hỏi cháu tiền gì?
– Tiền tiết kiệm của mày! Bao năm qua ba mẹ nuôi mày cho mày không ít phải không, phải không hả?
Bà ta nói xong, không chờ tôi phản ứng liền bước đến mở tủ, lục tung quần áo trong tủ của tôi lên. Tôi điên lắm, gạt tay chị trang điểm, bước hai bước đến tủ quần áo, đẩy bà ta ra quát lên:
– Bà làm gì thế?
– Tao tìm tiền của nhà tao. Giờ nhà tao lâm nạn, thêm được đồng nào hay đồng ấy, mày khôn hồn thì nôn hết tiền ra đây!
Bà ta nói có phần đúng, quả thật mẹ Hoài vẫn thỉnh thoảng cho tôi chút tiền tiêu vặt, nhưng chỉ là tiền tiêu vặt chứ cũng không tính là bao bởi ba mẹ đã chu cấp cho tôi toàn bộ, có điều nghe những lời này của bà Thuận, tôi ấm ức cầm ví, có bao nhiêu liền ném hết vào mặt bà ta gào to:
– Bà vừa lòng chưa? Có mấy triệu này cháu định đem theo đi đường đề phòng nhưng bà đã đòi thì cháu trả hết cho bà!
Bà ta trừng mắt nhìn tôi, cúi xuống vơ hết mấy đồng polime lại, ngay sau đó ngẩng lên quát:
– Mày là quân mất dậy, quân vô ơn, tao lấy lại hết vì tao ghét mày chứ vài đồng này cũng chẳng là cái gì! Tao chắc chắn mày còn giấu của nhà tao nhưng thôi tao tha, mày cút đi cho khuất mắt tao!
Nói xong bà ta nguây nguẩy bỏ đi, để lại tôi cắn răng ấm ức. Nhìn lại chiếc ví trống rỗng, tôi thở dài một tiếng. Tiền lúc này còn ý nghĩa gì nữa… Vốn dĩ vài đồng bạc kia cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi dùng thân xác này để trả món nợ khổng lồ, chẳng phải chính tôi là món tiền lớn nhất hay sao?
– Mẹ… nhà mình làm ăn thua lỗ sao mẹ?
– Ừ, ba con vay của một người tên là Toàn, ông ấy vốn là bạn của ba con từ ngày còn trẻ, tin tưởng ba con nên đã cho ba con vay rất nhiều tiền. Phần lớn tiền nợ của ba con ở chỗ ông ấy… còn những người khác ba mẹ sẽ bán nhà bán đất trả dần họ sau. Mấy ngày nữa chúng ta không trả tiền ông Toàn thì ông ấy sẽ vác xã hội đen đến nhà mình… huhuhu…
Vừa nói nước mắt mẹ tôi vừa tuôn rơi xối xả. Tôi thẫn thờ trước bi kịch mà gia đình gánh chịu. Bất giác câu nói rủa xả lại vọng về trong trí óc, “con sao chổi”, “con mèo đen”… có phải… tin sét đánh mẹ nói cũng là do tôi đem đến cho gia đình này không?
– Chi… ông Toàn biết con, ông ấy muốn con về làm vợ tư của ông ấy… Ông ấy đã ly dị bà vợ thứ ba, con về đó sẽ danh chính ngôn thuận làm vợ ông ấy… Ông Toàn giàu lắm, là đại gia gỗ rừng thượng nguồn sừng sỏ… Về đó con sẽ không phải lo khổ! Con vì ba vì mẹ, vì em Hoa, vì cái nhà này… có được không Chi?
Bàn tay mẹ lạnh ngắt siết chặt lấy tay tôi van lơn. Trong đầu tôi ong ong như ngàn con vò vẽ cùng bay quanh, những ký ức xưa cũ cứ thế ùa về. Mười tám năm làm con nuôi nhà họ Dương, tôi biết ơn mẹ, biết ơn ba, biết ơn cái nhà này. Những gì tôi có thể làm, có thể trả ơn có phải là… có phải là nghe theo những gì mẹ đang van xin tôi?
Lặng đi một hồi, cuối cùng tôi gạt nước mắt trên má, nhẹ giọng:
– Con hiểu rồi, mẹ yên tâm, con sẽ theo ý mẹ.
Một tiếng thốt lên vui mừng, hai mắt long lên sáng rỡ, ngay sau đó mẹ lại ôm lấy tôi mà khóc, dường như cả cơ thể mẹ lúc này là nước mắt, mẹ không ngừng nói bên tai tôi:
– Chi, mẹ cảm ơn con, nhà họ Dương biết ơn con… Mẹ hiểu con phải chịu thiệt thòi nhưng mẹ không còn lựa chọn nào, em Hoa còn quá nhỏ, con thương ba mẹ, con thông cảm cho ba mẹ, con nhé!
Mẹ đi rồi, tôi thẫn thờ như kẻ không hồn nhìn cánh cửa khép hờ. Cứ nghĩ… ngày mai tôi sẽ được đến với tự do, sẽ được tung cánh trở thành cô sinh viên đại học trước bao tháng ngày tươi đẹp. Quá khứ dù ngọt ngào hay nước mắt tôi cũng sẽ gửi lại tất cả ở ngôi biệt thự xa hoa này. Nào ngờ… ngày mai tôi phải lên xe hoa, phải làm vợ một kẻ đáng tuổi cha, còn là người vợ thứ tư của ông ta. Khóe miệng tôi chợt nhếch lên, cười đấy mà nước mắt cứ lăn dài. Cảm giác chua chát cùng xót xa đến nghẹn lại, bụng tôi dâng lên một luồng ghê tởm. Cuộc đời này, đâu phải mọi chuyện đều có thể theo ý mình? Ngay từ lúc tôi bị cha mẹ ruột vứt bỏ, lẽ ra tôi đã chẳng còn tồn tại, sinh mệnh của tôi, tất cả những gì tôi có đều là của cha mẹ nuôi cho tôi, vậy thì lúc này… việc tôi phải làm chẳng phải chỉ có một con đường thôi sao? Nước mắt của mẹ… tôi không chịu nổi, chắc chắn không thể nào chịu nổi!
Sau một đêm dài trằn trọc, tôi thu xếp toàn bộ giấy tờ cá nhân cần thiết vào túi. Cuộc đời tôi lúc này đã sang trang nhưng những gì cần mang theo nếu không cần là tiền thì chắc chắn phải là những giấy tờ này. Nơi ở mới, cuộc sống mới cách xa nơi đây năm trăm cây số, tôi không còn cơ hội quay trở lại nơi này nữa rồi. Mẹ nói bốn giờ chiều nay người nhà ông Đinh Thái Toàn sẽ đến đón tôi, đi suốt đêm sáng mai sẽ đến nơi. Ông Toàn không trực tiếp đi mà sai gia nhân đến đón. Mẹ để cô Thu là người giúp việc lâu nay trực tiếp chăm sóc tôi đi cùng như ý nguyện của cô, nhìn cô thương tôi nước mắt lưng tròng, tôi lại mỉm cười trấn an cô ấy.
– Cô khóc gì chứ, ngày vui của cháu mà, cô khóc thế này lại làm cháu muốn khóc theo cô đấy!
– Cô Chi… khổ thân cô…
– Cũng sắp đến giờ rồi, cô xem cháu trang điểm vậy đã đẹp chưa, dù gì cũng là cô dâu mới, phải đẹp một chút chứ đúng không cô?
Nói vậy mà nước mắt tôi lại lăn dài, hai hàng mày nhíu lại. Người trang điểm thấy vậy sốt ruột liền lấy khăn giấy dặm nước mắt ngay cho tôi, sau đó lại điểm thêm phấn trên đôi má hồng thiếu nữ.
Rầm!
Cánh cửa phòng tôi bỗng bật mở, tôi giật mình liền quay ra. Khuôn mặt cay đắng tím đen lại của bà Thuận mẹ ông Dương Việt, cũng là “bà nội” của tôi xông vào phòng, chỉ thẳng tay vào mặt tôi gào lên:
– Con sao chổi, tao biết ngay không đuổi mày đi là mày sẽ gây họa cho cái nhà này mà! Cả chuỗi cửa hàng lớn như thế mà sụp được cũng lạ! Mày đi thế này chính là đền tội, là đền tội đấy mày hiểu chưa? Đừng có mà khóc xúi quẩy cho nhà tao! Gia đình tao nuôi mày lớn đến chừng này chính là phúc tổ cho mày rồi đấy!
– Bà đi ra cho cháu trang điểm.
Tôi lạnh giọng, không muốn đôi co với bà ta. Bà ta tức giận như vậy với tôi không phải là lần đầu, chỉ là lúc này… từng lời bà ta nói lại thêm một lần dao cắt vào lòng tôi.
Bà Thuận cười nhạt một tiếng, ngay sau đó rít lên:
– Tiền đâu?
Tôi ngỡ ngàng, ngẩng đầu lên nhìn bà ta hỏi:
– Bà hỏi cháu tiền gì?
– Tiền tiết kiệm của mày! Bao năm qua ba mẹ nuôi mày cho mày không ít phải không, phải không hả?
Bà ta nói xong, không chờ tôi phản ứng liền bước đến mở tủ, lục tung quần áo trong tủ của tôi lên. Tôi điên lắm, gạt tay chị trang điểm, bước hai bước đến tủ quần áo, đẩy bà ta ra quát lên:
– Bà làm gì thế?
– Tao tìm tiền của nhà tao. Giờ nhà tao lâm nạn, thêm được đồng nào hay đồng ấy, mày khôn hồn thì nôn hết tiền ra đây!
Bà ta nói có phần đúng, quả thật mẹ Hoài vẫn thỉnh thoảng cho tôi chút tiền tiêu vặt, nhưng chỉ là tiền tiêu vặt chứ cũng không tính là bao bởi ba mẹ đã chu cấp cho tôi toàn bộ, có điều nghe những lời này của bà Thuận, tôi ấm ức cầm ví, có bao nhiêu liền ném hết vào mặt bà ta gào to:
– Bà vừa lòng chưa? Có mấy triệu này cháu định đem theo đi đường đề phòng nhưng bà đã đòi thì cháu trả hết cho bà!
Bà ta trừng mắt nhìn tôi, cúi xuống vơ hết mấy đồng polime lại, ngay sau đó ngẩng lên quát:
– Mày là quân mất dậy, quân vô ơn, tao lấy lại hết vì tao ghét mày chứ vài đồng này cũng chẳng là cái gì! Tao chắc chắn mày còn giấu của nhà tao nhưng thôi tao tha, mày cút đi cho khuất mắt tao!
Nói xong bà ta nguây nguẩy bỏ đi, để lại tôi cắn răng ấm ức. Nhìn lại chiếc ví trống rỗng, tôi thở dài một tiếng. Tiền lúc này còn ý nghĩa gì nữa… Vốn dĩ vài đồng bạc kia cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi dùng thân xác này để trả món nợ khổng lồ, chẳng phải chính tôi là món tiền lớn nhất hay sao?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.