Chương 15: Bữa cơm tại phòng Diệu Linh
Lâm Phương Lam
13/01/2014
Sài Gòn uể oải, không nắng gắt, cũng buồn chẳng có một gợn
mây xanh. Tôi ngồi trên chuyến xe buýt ra tận Bến Thành, rồi chuyển số xe đi về
quận Phú Nhuận. Không một cảm giác nôn nao ở trên xe như lần đầu, tôi ngồi ngay
sát cửa kính, thả ánh mắt mình dọc theo những chặng đường đi qua, hai bên là
hàng cây xà cừ tán rộng và rợp bóng, che khuất những tòa nhà cao tầng, hiện đại,
dòng người xuôi ngược vẫn vội vã lướt đi. Tôi muốn qua phòng trọ của Linh xem
chị gái con nhà bác cả của tôi sống ra sao, ăn uống như thế nào. Hơn nữa, tôi
có rất nhiều chuyện muốn tâm sự, tâm sự như cái lần đầu tôi có kinh nguyệt của
bao nhiêu năm về trước đó.
Phòng trọ của Linh khép cửa hờ. Tôi sẽ rất ngại nếu gặp anh Hải còn ở đó. Qua khe cửa sổ, Linh cuộn mình trong tấm chăn, căn phòng vắng lạnh. Tôi đẩy cửa vào, Linh dụi mắt:
- Qua chơi sao không nói trước, tao mệt quá à. Hôm qua về khuya.
- Em đi học về rồi qua đây luôn. Cứ ngủ đi, em nấu cơm và dọn dẹp phòng cho.
Linh trở mình:”Ừ. Tao mệt quá, phiền mày nha”, rồi kéo chăn chùm qua đỉnh đầu, co người lại như hình con tôm. Tôi cất cặp xách và mang túi đựng thức ăn vừa mua vào căn bếp phía trong.
Phòng Linh có bếp ga đôi, cỡ lớn. Tôi nhớ lần trước vào siêu thị thì giá của chiếc bếp ga này là gần một triệu, bộ nồi inox bên cạnh cũng còn mới cứng, có lẽ Linh bận nên ít nấu ăn. Tôi loay hoay mãi mới sử dụng được nó, vì ở phòng trọ, tôi dùng bếp ga mini, nhỏ gọn và chi phí thấp hơn rất nhiều. Trong tủ lạnh chỉ thấy bia, nước ngọt, bánh và một số thứ ăn nhanh. Phía bên trên là thùng mì tôm đã dùng hết hơn cả nửa. Lát ăn trưa, tôi sẽ dặn Linh, ăn nhiều mì tôm không tốt, chỉ cần dọa là mụn trứng cá nổi lên là nó sợ trông thấy. Tôi hiểu tính Linh mà, chăm chút, tỉa tót từng tí một trên khuôn mặt đẹp tựa như hoa ấy.
Quần áo quăng tứ tung, mỗi nơi một cái: đầu giường, cuối giường, thậm chí là cả trên sàn nhà và vài ba cái áo đã có mùi khó chịu treo lổm ngổm bên trong dây phơi nhà tắm. Trong đó có cả đồ của anh Hải. Tôi dồn vào hai cái thau lớn mà vẫn không chứa hết, tôi lắc đầu rồi xả nước, đổ xà bông và dọn dẹp thay nó. Vừa giặt quần áo, vừa trực bếp nấu nồi canh xương với vài thứ củ quả hầm kĩ cho ngọt nước. Tôi lóng ngóng, vội xả nước rửa qua loa tay chân, chạy nhanh vào tắt bếp khi thấy nồi canh xương đã tràn ra ngoài và lệch nắp vung. Tôi loay hoay vặn đủ chiều như một con ngốc từ nhà quê mới lên.
- Tắt bếp ở đây, em còn phải khóa ga bên dưới này nữa.
Anh Hải vừa nói vừa làm, tôi thì đừng ì ra như con bé giúp việc nghe cậu chủ hướng dẫn sử dụng đồ đạc hiện đại trong nhà. Tôi cũng không biết anh ấy về từ lúc nào nữa: đùng một cái xuất hiện làm tôi không kịp phản ứng, chào hỏi gì. Tôi vội thả gấu áo, gấu quần của mình xuống khi chân tay còn ướt nhẹp, cười ngại ngùng. Anh Hải vẫn nhìn tôi cười, chắc tôi giống đồ nhà quê dữ lắm.
- Anh về lâu chưa? Để em giặt cho xong quần áo rồi gọi Linh dậy ăn trưa luôn.
- Em đến chơi thì cứ để đấy, lát Linh mang ra tiệm đồ. Em rửa chân tay đi mà nghỉ ngơi. Mấy khi anh mới thấy em qua phòng chơi, hai chị em phải tâm sự với nhau cho đỡ buồn chứ.
- Trời, có đáng bao nhiêu đâu anh. Có chút xíu mà mang ra tiệm làm gì. Họ giặt không sạch, quần áo dễ phai màu mà còn bị vò nhàu nát nữa, chưa kể là tốn kém những khoản chi phí không cần thiết. Em làm cũng sắp xong rồi. Anh rửa mặt đi rồi ăn cơm luôn.
Tôi vào phòng tắm, cứ suy nghĩ mãi câu nói của mình. Anh Hải chứ có phải mình đâu mà tiết kiệm từng đồng cơ chứ. Vừa làm, tôi vừa tự trách cái tính nhà quê của mình, mãi mà không chịu sửa, hoặc không cần sửa cũng không nên phát ngôn tùy tiện trong mọi hoàn cảnh như lúc này. Anh Hải cũng xắn gấu áo lên giúp tôi phơi đồ. Thỉnh thoảng ngẩng đầu nhìn anh, tôi bắt gặp anh cũng đang nhìn mình, ánh mắt đó khiến tôi không thể nào lí giải được.
Bữa trưa hôm đó, cũng chẳng nhiều nhặn gì. Chỉ có món canh xương, trứng chiên và rau luộc vậy mà anh Hải khen ngon mãi. Linh còn hỏi vì sao bữa nay anh ấy ăn nhiều hơn cả mọi khi dùng bữa ở ngoài nhà hàng tận quận nhất. Anh Hải cười, chỉ nói là sáng không ăn nên giờ đói. Tôi cũng đỡ ngại với cả Linh.
- Linh, em vô rửa chén đi chứ. Để mình Đan làm hết sao được?
- Em mới sơn móng tay bữa qua mà. Giờ đụng vô nước, hư mất. – Giọng Linh nũng nịu và chìa hai bàn tay được tỉa đẹp ra phía trước.
Anh Hải nói tôi ở lại chơi với Linh rồi đi làm. Ánh mắt ấy vẫn đăm đăm làm tôi phải lúng túng, cười trừ:
- Em nghĩ là trời sẽ mưa đấy, để em bảo Linh lấy áo mưa cho anh. – Tôi lí nhí cổ họng, đưa tay chỉ lên trần nhà ra hiệu ngập ngừng.
- Thôi khỏi, Linh mà lấy được cái áo mưa đưa cho anh thì hư mất cái móng tay mới tỉa tót hôm qua mất. Đan ở lại chơi vui nha, anh đi đây.
Anh cười chào tôi và lên ga, đi thẳng. Còn Linh vẫn há miệng ú ớ:” Ơ, cái ông này, hôm nay ăn phải cái gì vậy trời?…”. Tôi đờ đẫn người:” Anh ấy vừa ăn cơm mình nấu”…
Cả buổi chiều, chúng tôi nói chuyện bâng quơu: việc học, việc điện thoại về quê nghe bố mẹ kể ở làng có gì mới, hay chuyện sống chung của Linh được anh Hải chăm chút, gần gũi như thế nào. Linh bảo, Linh rất hạnh phúc vì được anh Hải yêu thương. Linh chẳng tiết kiệm một lời nào khi khen bạn trai của mình: nào ga lăng, chịu chi, không tính toán, kể cả chuyện chăn gối cũng rất hiểu ý nhau và cực kì thỏa mãn nữa. Tôi thấy mừng cho Linh. Tôi bỏ qua luôn cả ý định của mình tới đây là để tâm sự cho Linh nghe mọi chuyện đã xảy ra trong thời gian ngắn vừa qua như thế nào. Nói ra chi nữa, chắc chắn Linh lại bảo tôi là “đồ nhà quê”, thế kỉ nào rồi mà còn giữ gìn cái màng mỏng tanh đấy. Linh còn ca cẩm, cười nửa miệng:” Nếu có quen thằng khác mà nó đòi hỏi thì chỉ cần vài triệu là xong, dịch vụ đấy trong Sài Gòn này thiếu gì”. Tôi cười cười cho qua chuyện.
Linh của tôi bây giờ khác xưa nhiều lắm. Không còn là một cô gái tên Diệu Linh ngây thơ, trong sáng với đôi mắt tròn xoe tinh nghịch; thay vào đó là một bà chị Linh sành sỏi, biết ăn chơi, trải chuốt, tô son, sơn móng và đôi mắt được trang điểm kĩ, ẩn dưới hàng lông mày đen, cong vút đầy toan tính, chi li.
Tôi cũng thế, nào khác Linh là bao. Vẻ bề ngoài đã đánh mất đi hình ảnh của cô gái sinh ra và lớn lên nơi quê nghèo. Trong tiềm thức, tâm hồn tôi cũng ngày một “bẩn” và lún sâu thêm vào vũng bùn của dục vọng, ham muốn.
Chúng tôi đều đã vấp ngã.
Thời gian trôi đi khiến con người ta thay đổi quá nhiều. Không còn cái ngày cùng nhau nấu cơm, dọn dẹp hay ngồi hoạnh họe cãi lí về cách giải bài tập nâng cao. Không còn cái ngày đứa giặt quần áo, đứa kia giặt chăn màn. Không còn những đêm thủ thỉ cho nhau nghe những buồn vui trong cuộc sống rồi ôm nhau chìm vào giấc mộng. Không còn cảnh mỗi sớm mai, hai đứa cụng đầu nhau rồi chạy xô vào phòng tắm chỉ vì cố tình dậy trễ nhưng lại sợ muộn giờ lên lớp học… Không còn cảnh cười nheo cả mắt, miệng vẫn cố ngoạm nốt miếng bánh mì rồi vẫy vẫy tay hẹn gặp lại vào giờ giải lao trước khi chia ra làm hai hướng lên hai khoa khác nhau…
Ai rồi cũng phải lớn lên. Ai rồi cũng phải có cuộc sống của riêng mình. Chẳng ai có quyền định đoạt và yêu cầu người đó phải sống theo ý mà mình đưa ra. Có hay chăng cũng chỉ là ngồi nghe người ta kể, có hiểu được thì cảm thông, không hiểu nổi cũng không nên đưa ra những nhận xét hà khắc để rồi miệt thị, coi thường. Cuộc sống cuốn người ta đi theo những mối quan hệ nhập nhằng, chớp nhoáng… để rồi trong những giây phút hiếm hoi nhất được ngồi lại cùng nhau, họ vẫn luôn khao khát:” Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.
Hơn năm giờ chiều, Sài Gòn chỉ còn thấp thoáng những tia nắng cuối ngày, tôi lên xe buýt trở về nhà, lòng đầy băn khoăn, nghĩ ngợi. Tôi tạt vào thế giới di động, xem hôm nay có gì mới hơn không. Chiếc điện thoại tôi để ý từ dạo trước, bữa nay đã giảm xuống chỉ còn hơn năm trăm nghìn. Tôi quyết định mua nó tặng mẹ và được tặng kèm theo một chiếc sim khuyến mãi còn mới tinh. Lòng tôi rạo rực trên suốt chặng đường tới bưu điện của quận, tôi nghĩ về cảm giác khi mẹ sở hữu nó và hằng ngày nói chuyện với tôi mà không cần phải thông qua bác hàng xóm khó tính bên cạnh nhà. Tôi còn tự cho mình cái quyền hãnh diện như: mẹ tôi có thể mang cả điện thoại và nói chuyện với tôi khi ra đồng, đi ngoài đường, đang nấu ăn, thậm chí là đang lấy bèo dưới ao để nấu cám cho lợn; còn bác hàng xóm thì đố mang được cái điện thoại đi đâu ngoại trừ phải tháo tung mớ dây kia lên hoặc phải ngồi quanh quẩn ở nhà để trực tiếng chuông réo. Tôi cười phá:” Chỉ sợ lúc đó, mình lại nhịn ăn để lấy tiền gọi về cho mẹ mất thôi”.
Vầng trăng kia sao mà tròn trịa thế, vầng trăng kia sao mà sáng lung linh quá thể. Hai bên đường phố bắt đầu rực sáng lên như một sợi dây mảnh dài, mềm mại. Những cửa hàng tạp hóa, khu phố bán hoa, …, ánh sáng nhấp nháy trưng lên đẹp lạ kì. Lâu rồi, tôi mới long dong dạo phố. Những cơn gió lướt qua nhẹ nhàng như kẻ mơn trớn trên da mặt tôi, mê dại, đắm đuối. Có một đôi bạn trẻ vẫy chào tôi:” Làm phiền cô bạn gái chụp cho mình tấm hình kỉ niệm nhé!”. Tôi gật đầu, cái rụp.
Phòng trọ của Linh khép cửa hờ. Tôi sẽ rất ngại nếu gặp anh Hải còn ở đó. Qua khe cửa sổ, Linh cuộn mình trong tấm chăn, căn phòng vắng lạnh. Tôi đẩy cửa vào, Linh dụi mắt:
- Qua chơi sao không nói trước, tao mệt quá à. Hôm qua về khuya.
- Em đi học về rồi qua đây luôn. Cứ ngủ đi, em nấu cơm và dọn dẹp phòng cho.
Linh trở mình:”Ừ. Tao mệt quá, phiền mày nha”, rồi kéo chăn chùm qua đỉnh đầu, co người lại như hình con tôm. Tôi cất cặp xách và mang túi đựng thức ăn vừa mua vào căn bếp phía trong.
Phòng Linh có bếp ga đôi, cỡ lớn. Tôi nhớ lần trước vào siêu thị thì giá của chiếc bếp ga này là gần một triệu, bộ nồi inox bên cạnh cũng còn mới cứng, có lẽ Linh bận nên ít nấu ăn. Tôi loay hoay mãi mới sử dụng được nó, vì ở phòng trọ, tôi dùng bếp ga mini, nhỏ gọn và chi phí thấp hơn rất nhiều. Trong tủ lạnh chỉ thấy bia, nước ngọt, bánh và một số thứ ăn nhanh. Phía bên trên là thùng mì tôm đã dùng hết hơn cả nửa. Lát ăn trưa, tôi sẽ dặn Linh, ăn nhiều mì tôm không tốt, chỉ cần dọa là mụn trứng cá nổi lên là nó sợ trông thấy. Tôi hiểu tính Linh mà, chăm chút, tỉa tót từng tí một trên khuôn mặt đẹp tựa như hoa ấy.
Quần áo quăng tứ tung, mỗi nơi một cái: đầu giường, cuối giường, thậm chí là cả trên sàn nhà và vài ba cái áo đã có mùi khó chịu treo lổm ngổm bên trong dây phơi nhà tắm. Trong đó có cả đồ của anh Hải. Tôi dồn vào hai cái thau lớn mà vẫn không chứa hết, tôi lắc đầu rồi xả nước, đổ xà bông và dọn dẹp thay nó. Vừa giặt quần áo, vừa trực bếp nấu nồi canh xương với vài thứ củ quả hầm kĩ cho ngọt nước. Tôi lóng ngóng, vội xả nước rửa qua loa tay chân, chạy nhanh vào tắt bếp khi thấy nồi canh xương đã tràn ra ngoài và lệch nắp vung. Tôi loay hoay vặn đủ chiều như một con ngốc từ nhà quê mới lên.
- Tắt bếp ở đây, em còn phải khóa ga bên dưới này nữa.
Anh Hải vừa nói vừa làm, tôi thì đừng ì ra như con bé giúp việc nghe cậu chủ hướng dẫn sử dụng đồ đạc hiện đại trong nhà. Tôi cũng không biết anh ấy về từ lúc nào nữa: đùng một cái xuất hiện làm tôi không kịp phản ứng, chào hỏi gì. Tôi vội thả gấu áo, gấu quần của mình xuống khi chân tay còn ướt nhẹp, cười ngại ngùng. Anh Hải vẫn nhìn tôi cười, chắc tôi giống đồ nhà quê dữ lắm.
- Anh về lâu chưa? Để em giặt cho xong quần áo rồi gọi Linh dậy ăn trưa luôn.
- Em đến chơi thì cứ để đấy, lát Linh mang ra tiệm đồ. Em rửa chân tay đi mà nghỉ ngơi. Mấy khi anh mới thấy em qua phòng chơi, hai chị em phải tâm sự với nhau cho đỡ buồn chứ.
- Trời, có đáng bao nhiêu đâu anh. Có chút xíu mà mang ra tiệm làm gì. Họ giặt không sạch, quần áo dễ phai màu mà còn bị vò nhàu nát nữa, chưa kể là tốn kém những khoản chi phí không cần thiết. Em làm cũng sắp xong rồi. Anh rửa mặt đi rồi ăn cơm luôn.
Tôi vào phòng tắm, cứ suy nghĩ mãi câu nói của mình. Anh Hải chứ có phải mình đâu mà tiết kiệm từng đồng cơ chứ. Vừa làm, tôi vừa tự trách cái tính nhà quê của mình, mãi mà không chịu sửa, hoặc không cần sửa cũng không nên phát ngôn tùy tiện trong mọi hoàn cảnh như lúc này. Anh Hải cũng xắn gấu áo lên giúp tôi phơi đồ. Thỉnh thoảng ngẩng đầu nhìn anh, tôi bắt gặp anh cũng đang nhìn mình, ánh mắt đó khiến tôi không thể nào lí giải được.
Bữa trưa hôm đó, cũng chẳng nhiều nhặn gì. Chỉ có món canh xương, trứng chiên và rau luộc vậy mà anh Hải khen ngon mãi. Linh còn hỏi vì sao bữa nay anh ấy ăn nhiều hơn cả mọi khi dùng bữa ở ngoài nhà hàng tận quận nhất. Anh Hải cười, chỉ nói là sáng không ăn nên giờ đói. Tôi cũng đỡ ngại với cả Linh.
- Linh, em vô rửa chén đi chứ. Để mình Đan làm hết sao được?
- Em mới sơn móng tay bữa qua mà. Giờ đụng vô nước, hư mất. – Giọng Linh nũng nịu và chìa hai bàn tay được tỉa đẹp ra phía trước.
Anh Hải nói tôi ở lại chơi với Linh rồi đi làm. Ánh mắt ấy vẫn đăm đăm làm tôi phải lúng túng, cười trừ:
- Em nghĩ là trời sẽ mưa đấy, để em bảo Linh lấy áo mưa cho anh. – Tôi lí nhí cổ họng, đưa tay chỉ lên trần nhà ra hiệu ngập ngừng.
- Thôi khỏi, Linh mà lấy được cái áo mưa đưa cho anh thì hư mất cái móng tay mới tỉa tót hôm qua mất. Đan ở lại chơi vui nha, anh đi đây.
Anh cười chào tôi và lên ga, đi thẳng. Còn Linh vẫn há miệng ú ớ:” Ơ, cái ông này, hôm nay ăn phải cái gì vậy trời?…”. Tôi đờ đẫn người:” Anh ấy vừa ăn cơm mình nấu”…
Cả buổi chiều, chúng tôi nói chuyện bâng quơu: việc học, việc điện thoại về quê nghe bố mẹ kể ở làng có gì mới, hay chuyện sống chung của Linh được anh Hải chăm chút, gần gũi như thế nào. Linh bảo, Linh rất hạnh phúc vì được anh Hải yêu thương. Linh chẳng tiết kiệm một lời nào khi khen bạn trai của mình: nào ga lăng, chịu chi, không tính toán, kể cả chuyện chăn gối cũng rất hiểu ý nhau và cực kì thỏa mãn nữa. Tôi thấy mừng cho Linh. Tôi bỏ qua luôn cả ý định của mình tới đây là để tâm sự cho Linh nghe mọi chuyện đã xảy ra trong thời gian ngắn vừa qua như thế nào. Nói ra chi nữa, chắc chắn Linh lại bảo tôi là “đồ nhà quê”, thế kỉ nào rồi mà còn giữ gìn cái màng mỏng tanh đấy. Linh còn ca cẩm, cười nửa miệng:” Nếu có quen thằng khác mà nó đòi hỏi thì chỉ cần vài triệu là xong, dịch vụ đấy trong Sài Gòn này thiếu gì”. Tôi cười cười cho qua chuyện.
Linh của tôi bây giờ khác xưa nhiều lắm. Không còn là một cô gái tên Diệu Linh ngây thơ, trong sáng với đôi mắt tròn xoe tinh nghịch; thay vào đó là một bà chị Linh sành sỏi, biết ăn chơi, trải chuốt, tô son, sơn móng và đôi mắt được trang điểm kĩ, ẩn dưới hàng lông mày đen, cong vút đầy toan tính, chi li.
Tôi cũng thế, nào khác Linh là bao. Vẻ bề ngoài đã đánh mất đi hình ảnh của cô gái sinh ra và lớn lên nơi quê nghèo. Trong tiềm thức, tâm hồn tôi cũng ngày một “bẩn” và lún sâu thêm vào vũng bùn của dục vọng, ham muốn.
Chúng tôi đều đã vấp ngã.
Thời gian trôi đi khiến con người ta thay đổi quá nhiều. Không còn cái ngày cùng nhau nấu cơm, dọn dẹp hay ngồi hoạnh họe cãi lí về cách giải bài tập nâng cao. Không còn cái ngày đứa giặt quần áo, đứa kia giặt chăn màn. Không còn những đêm thủ thỉ cho nhau nghe những buồn vui trong cuộc sống rồi ôm nhau chìm vào giấc mộng. Không còn cảnh mỗi sớm mai, hai đứa cụng đầu nhau rồi chạy xô vào phòng tắm chỉ vì cố tình dậy trễ nhưng lại sợ muộn giờ lên lớp học… Không còn cảnh cười nheo cả mắt, miệng vẫn cố ngoạm nốt miếng bánh mì rồi vẫy vẫy tay hẹn gặp lại vào giờ giải lao trước khi chia ra làm hai hướng lên hai khoa khác nhau…
Ai rồi cũng phải lớn lên. Ai rồi cũng phải có cuộc sống của riêng mình. Chẳng ai có quyền định đoạt và yêu cầu người đó phải sống theo ý mà mình đưa ra. Có hay chăng cũng chỉ là ngồi nghe người ta kể, có hiểu được thì cảm thông, không hiểu nổi cũng không nên đưa ra những nhận xét hà khắc để rồi miệt thị, coi thường. Cuộc sống cuốn người ta đi theo những mối quan hệ nhập nhằng, chớp nhoáng… để rồi trong những giây phút hiếm hoi nhất được ngồi lại cùng nhau, họ vẫn luôn khao khát:” Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.
Hơn năm giờ chiều, Sài Gòn chỉ còn thấp thoáng những tia nắng cuối ngày, tôi lên xe buýt trở về nhà, lòng đầy băn khoăn, nghĩ ngợi. Tôi tạt vào thế giới di động, xem hôm nay có gì mới hơn không. Chiếc điện thoại tôi để ý từ dạo trước, bữa nay đã giảm xuống chỉ còn hơn năm trăm nghìn. Tôi quyết định mua nó tặng mẹ và được tặng kèm theo một chiếc sim khuyến mãi còn mới tinh. Lòng tôi rạo rực trên suốt chặng đường tới bưu điện của quận, tôi nghĩ về cảm giác khi mẹ sở hữu nó và hằng ngày nói chuyện với tôi mà không cần phải thông qua bác hàng xóm khó tính bên cạnh nhà. Tôi còn tự cho mình cái quyền hãnh diện như: mẹ tôi có thể mang cả điện thoại và nói chuyện với tôi khi ra đồng, đi ngoài đường, đang nấu ăn, thậm chí là đang lấy bèo dưới ao để nấu cám cho lợn; còn bác hàng xóm thì đố mang được cái điện thoại đi đâu ngoại trừ phải tháo tung mớ dây kia lên hoặc phải ngồi quanh quẩn ở nhà để trực tiếng chuông réo. Tôi cười phá:” Chỉ sợ lúc đó, mình lại nhịn ăn để lấy tiền gọi về cho mẹ mất thôi”.
Vầng trăng kia sao mà tròn trịa thế, vầng trăng kia sao mà sáng lung linh quá thể. Hai bên đường phố bắt đầu rực sáng lên như một sợi dây mảnh dài, mềm mại. Những cửa hàng tạp hóa, khu phố bán hoa, …, ánh sáng nhấp nháy trưng lên đẹp lạ kì. Lâu rồi, tôi mới long dong dạo phố. Những cơn gió lướt qua nhẹ nhàng như kẻ mơn trớn trên da mặt tôi, mê dại, đắm đuối. Có một đôi bạn trẻ vẫy chào tôi:” Làm phiền cô bạn gái chụp cho mình tấm hình kỉ niệm nhé!”. Tôi gật đầu, cái rụp.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.