Chương 4: Học sinh lưu ban
Yên Chi
01/02/2023
Mùa hè tươi đẹp không kéo dài được bao lâu thì những ngày tựu trường đã đến. Sang thu, tiết trời dịu hơn đôi chút, cái nắng gay gắt nhường chỗ cho ánh nắng dịu êm.
Mùa thu dịu dàng e ấp, những tin nắng nhàn nhạt len lỏi qua từng nhánh cây, ngõ ngách khắp con phố. Hà Nội chớm thu, báo hiệu là thời tiết sẽ không còn nóng nực đến khó chịu nữa mà sẽ là những làn gió mát lạnh của mùa thu và cũng là ngày những tiếng trống trường rộn ràng hơn bao giờ hết.
"Xin chào đồng chí Xuân."
Vừa bước vào cửa lớp, Xuân đã nghe thấy giọng nói mềm mại của Quỳnh. Cô ấy đang giơ tay trái lên, học theo nghi thức chào truyền thống của quân đội. Xuân cười tít cả mắt. Cô hân hoan chạy đến vị trí của cô bạn thân.
"Chà, mới xa nhau vài tháng mà đồng chí Quỳnh đã nhớ tôi đến thế rồi à?"
Xuân học theo lối nói chuyện dí dỏm của Quỳnh, cô cũng bắt chước động tác nghiêm trang của người bạn thân. Xuân còn nhớ, từ hồi tiểu học, Quỳnh cứ luyên thuyên suốt ngày bên tai cô những lời này.
"Xuân có biết ước mơ của tớ là gì không? Sau này tớ muốn làm cảnh sát đấy nhá."
"Làm cảnh sát oai lắm đấy, có súng có còng tay để bắt người xấu nữa này."
Những thước phim ngắn trong hồi ức lần lượt hiện hữu...
Quỳnh của những năm tiểu học vẫn còn là bé con chưa trổ mã xinh đẹp như bây giờ. Quỳnh trong trí nhớ của Xuân là cô bé nhỏ xinh xắn với mái tóc ngắn cúp bế trông thật ngộ nghĩnh, gương mặt phúng phính với hai má bầu bĩnh đáng yêu.
Quỳnh vốn là hàng xóm với Xuân. Ngày còn tấm bé, hai cô bé đã thân thiết với nhau. Bố mẹ của Quỳnh đều làm công nhân ở nhà máy xưởng, tuy nhà Quỳnh không khá giả như gia đình Xuân nhưng lại tràn ngập tiếng cười.
Những ngày hè khi còn thơ bé, hai cô bé thường ngồi trên chiếc xích đu với sợi dây thừng và một tấm ván gỗ cũ đơn sơ do bố Quỳnh làm. Chiếc xích đu tự chế trông có vẻ thô kệch nhưng trí vị ngồi thì được mài nhẵn trơn bóng, phủ một lớp sơn màu trắng tinh tế và sạch sẽ.
Xuân thích lắm, sau khi về nhà, cô bé cứ mãi mè nheo với bố về chiếc xích đu kia mãi thôi. Xuân đòi bố cũng phải làm xích đu giống Quỳnh cho mình, nhưng đổi lại là ánh mắt nghiêm nghị của ông Trí khiến Xuân sợ sệt, không dám hó hé một lời nào nữa.
Ngày bé, Xuân luôn trở thành tâm điểm được mọi người hâm mộ vì có tất cả những gì mà mọi đứa bé đều ao ước, áo đẹp, váy công chúa, búp bê... nhưng không một ai hay biết, Xuân lại thầm ao ước có được cuộc sống như Quỳnh. Một cuộc sống hạnh phúc, luôn được bố mẹ thương yêu.
Nhưng dòng đời đôi khi không vận hành theo cách chúng ta mong cầu, dường như hạnh phúc đã bỏ quên Quỳnh, gia đình rộn vang tiếng cười chỉ trong một đêm ngắn ngủi trở thành khung cảnh tang tóc thê lương. Tai nạn giao thông đã cướp mất người bố thân yêu của Quỳnh.
Sau khi hay tin dữ, cô bé Xuân ngây thơ non nớt lần đầu cảm nhận được thế nào là cái chết, từ nay trở về sau, cô sẽ không còn cơ hội gặp lại chú Quý. Mẹ nói với cô, chú Quý mất rồi, chú đang ở một nơi rất xa, không bao giờ trở lại nữa. Xuân nghe đến thế đôi mắt liền đỏ hoe, đôi mắt nai rơm rớm những giọt nước long lanh.
"Mẹ ơi, con muốn sang nhà bạn Quỳnh ạ!"
Xuân xoa hai bàn tay vào nhau, cô bé nhỏ ngước đôi mắt trong veo về phía mẹ dè dặt hỏi. Bà Hạnh hơi lưỡng lự nhưng thấy vẻ tội nghiệp như sắp khóc đến nơi của con gái thì mềm lòng, bà Hạnh gật đầu cho phép, sau đó dặn dò vài câu đơn giản.
Cô bé nhỏ chăm chú lắng nghe, cố gắng ghi nhớ điều mẹ căn dặn nhưng cô bé con ngày ấy với cấu tạo bộ não đơn giản câu hiểu câu không. Sau đó Xuân chạy ngay sang nhà Quỳnh ở cách vách.
Cánh cửa vừa mở ra, Xuân thấy cả căn nhà nhỏ chìm trong bóng tối cô liêu tịch mịch, không thấy bóng dáng hai mẹ con Quỳnh ở đâu, Xuân lo sốt vó, cô bé loay hoay tìm một hồi mới thấy Quỳnh ngồi co ro rúm ró ở một góc tường.
Cả gương mặt nhỏ nhắn chôn vùi trong đầu gối, Xuân thấy hai vai của Quỳnh run lên từng hồi, tiếng nấc thút thít bật ra từ trong cổ họng, vang vọng trong không gian hiu quạnh, nghe buồn bã làm sao, Xuân biết bạn của mình đang khóc.
Xuân rón rén bước đến, ngồi cạnh bên bạn, cô bé nghiêng đầu như suy nghĩ, cố nhớ lại những tình tiết của một bộ phim truyền hình mà cô xem gần đây, lúc an ủi người khác, có phải là nên vỗ nhẹ vào vai của đối phương hay không.
"Quỳnh ngon nhá, đừng khóc mà!"
"Quỳnh nín đi, ngày mai Xuân đi mua kẹo đào cho Quỳnh ăn nhá!"
"Bố của Quỳnh mất rồi, sau này bố không về với Quỳnh nữa."
Xuân nghe thấy giọng nói buồn bã hòa cùng những tiếng khóc nghẹn ngào vang lên. Quỳnh ngước đôi mắt sưng húp nhìn về phía Xuân, sau đó lại cúi gằm người, đưa hai tay ôm lấy đầu gối, một dáng vẻ cô độc lẻ loi khác xa với cô bé Quỳnh hay cười mỗi ngày. Xuân thấy Quỳnh khóc sưng mắt, mặt mũi đỏ hoe thì cũng hoảng sợ lắm, cô bé Xuân ngày ấy chỉ biết ôm lấy Quỳnh khóc thút thúi theo người bạn thân.
Từ sau hôm đó, Xuân ngày nào cũng thường xuyên sang nhà Quỳnh hơn, cô bé Xuân ngây ngô sợ bạn thân của mình ngồi một mình lại khóc sưng mắt. Vết thương lòng dần nguôi ngoai, Xuân thấy Quỳnh đã dần lấy lại nụ cười hồn nhiên như xưa.
Ba năm trôi qua nhanh đến chóng mặt, chú Quý, bố của Quỳnh giờ này chỉ còn là hồi niệm xưa trong cuộc đời vội vã của những con người sống tại con phố Thanh Xuân này mà thôi.
Lúc Xuân và Quỳnh vào lớp 5, mẹ của Quỳnh tái hôn với một người đàn ông khác. Cô Thanh, mẹ của Quỳnh cũng bán căn nhà nhỏ chất chứa bao nhiêu kỉ niệm, rồi dọn nhà đến sống cùng người chồng mới.
"Xuân đừng khóc nhá, hôm sau Quỳnh lại đến thăm Xuân."
"Quỳnh hứa đi."
"Khi nào đến mùa hè, Quỳnh sẽ về thăm Xuân."
Hai người bạn nhỏ đứng đối diện nhìn nhau với cặp mắt đỏ hoe, giờ phút chia tay, hai cô bé đều không nỡ rời xa người bạn của mình. Tình cảm trẻ con đôi khi hồn nhiên đến trần trụi như thế. Những đứa trẻ ngây thơ luôn tin vào lời hứa, đó chính là niềm hy vọng nhỏ nhoi nhưng lại mãnh liệt của những đứa trẻ.
Thời gian như con thoi, xuân hạ thu đông rồi lại xuân, biết bao nhiêu mùa hè đã trôi qua, Xuân cũng dần trở thành thiếu nữ cấp 2, nhưng người bạn thân duy nhất vẫn chưa quay trở lại thăm Xuân một lần nào, lời hứa dang dở vẫn mãi thể chưa thực hiện. Xuân cứ ngỡ đã mất đi cơ hội gặp lại Quỳnh.
Đến năm thi chuyển cấp, Xuân nhìn thấy danh sách có cái tên quen thuộc Trần Phương Quỳnh, Xuân mừng rỡ khôn xiết. Từ khi gặp lại nhau sau ngần ấy năm xa cách, cô bé Quỳnh với mái tóc cúp bế ngày ấy ngày ấy hôm nay đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp rạng ngời, một vẻ đẹp đậm chất Hà Nội, vừa nền nã vừa dịu dàng với mái tóc dài mềm mượt thướt tha.
Xuân còn vui vẻ hơn nữa khi nguyện vọng tấm bé của Quỳnh bao năm vẫn không thay đổi, Quỳnh vẫn trung thành với tín ngưỡng trở thành một cảnh sát để bắt người xấu, chứng tỏ cuộc sống mới của Quỳnh và mẹ vẫn rất tốt, điều đó làm Xuân mừng thầm trong lòng cho Quỳnh.
Đang chìm đắm trong ký ức, Xuân dường như bừng tỉnh khi thấy Khiêm đang đi từ xa đến với nét mặt rầu rĩ không vui. Vừa vào đến lớp học, Khiêm bỏ vội balo lên bàn, rồi chạy một mạch ra ngoài, không nhìn Xuân và Quỳnh lấy một lần.
"Này, cậu đi đâu thế, sắp đến giờ vào lớp rồi đấy."
Quỳnh gọi với theo Khiêm với một vẻ khó hiểu, nhưng đáp lại cô ấy là khoảng lặng vô định chẳng có tiếng trả lời. Ngay cả Xuân cũng cảm thấy Khiêm có gì đó bất thường so với mọi ngày. Bình thường Khiêm có thể là người ít nói với gương mặt nghiêm túc chững chạc, bộ dạng mang theo cảm giác phòng vệ, khó gần, nhưng ít nhất khi ở ở cùng với Xuân và Quỳnh, anh ấy vẫn vui vẻ mỉm cười thật tâm.
Hôm nay Khiêm có vẻ sốt sắng, mất bình tĩnh, cả Xuân và Quỳnh đều hiểu con người Khiêm, người làm anh ấy mất khống chế chỉ có thể là anh trai của anh ấy mà thôi. Xuân thở dài trong bất lực, gương mặt lộ ra vẻ tiếc nuối.
"Ước gì tớ cũng có đứa em trai như Khiêm nhỉ, ganh tị thật đấy!"
"Nhưng mà có chuyện gì với cậu ấy vậy nhỉ, từ cuối học kỳ năm ngoái, cậu ấy thường xuyên thẫn thờ như vậy rồi."
Xuân nghe Quỳnh hỏi như vậy thì chỉ biết lắc đầu nguây nguẩy, cô cũng như Quỳnh, cảm thấy Khiêm có gì đó là lạ nhưng anh ấy lại là kiểu người hướng nội điển hình nên cả hai cô gái đều không biết rõ việc gì đã xảy ra.
Đến tận lúc vào tiết học đầu tiên của năm học mới, Xuân mới thấy Khiêm trở về, anh ấy cúi đầu, tờ giấy trong tay bị Khiêm nắm chặt đến nhàu nhĩ khó coi. Xuân ngơ ngác nhìn Khiêm ngồi xuống ghế sau đó lại thở dài.
Xuân ngồi phía sau bồn chồn và lo lắng không thôi, cô đánh nhẹ vào lưng Khiêm, thấy anh ấy xoay người xuống nhìn mình với ánh mắt ngờ vực khó hiểu. Xuân căng thẳng nuốt một ngụm nước bọt rồi hắng giọng hỏi.
"Này, cậu làm sao vậy, hôm nay cứ là lạ?"
"À, không có gì đâu."
Khiêm cười hiền lành nhưng đáy mắt buồn bã như bán đứng chàng trai. Xuân thấy Khiêm không hé môi nên đằng bĩu môi hờn dỗi không hỏi thêm gì nữa. Lúc này giáo viên chủ nhiệm mới vừa bước đến cửa, lớp học đang ồn ào bỗng dưng trở về trạng thái yên tĩnh.
Thầy Hùng là giáo viên chủ nhiệm mới, thầy một người đàn ông đã ngoài 40 tuổi trông hiền lành và giản dị với một đôi mắt kính dày. Thầy đẩy gọng kính, nhìn các gương mặt học sinh mới, nở nụ cười hiền hòa, thầy bắt đầu giới thiệu bản thân bằng giọng nói ôn tồn.
"Chào các em, thầy tên Hùng, sẽ là giáo viên chủ nhiệm của các em trong năm học 11 này, thầy mong lớp ta sẽ có học tập thật tốt để cùng nhau lên lớp"
Lớp học phía dưới đang trong bầu không khí nghiêm túc bỗng nghe câu nói của thầy Hùng thì liền vang lên tiếng cười nắc nẻ của một học sinh nam. Tiếp đó là câu hỏi mang theo cảm giác khó tin.
"Em xin lỗi thầy, nhưng mà câu chúc của thầy buồn cười quá, năm ngoái cô Trang còn chúc lớp em đứng đầu khối đấy ạ!"
Cô Trang trong lời nói của học sinh nam kia là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 10 của lớp họ. Cô là một giáo viên trẻ nhiệt tình và hăng hái, khi họ vừa vào cấp 3, cô Trang đã đặt ra mục tiêu cho lớp họ là đứng đầu khối 10, dưới sự thôi thúc cùng với thành tích ưu tú của lớp so với mặt bằng chung thì lớp 10A2 năm trước đã xuất sắc giành được vị trí cao nhất khối về thành tích thi đua.
Một lớp học xuất sắc như vậy mà thầy giáo chủ nhiệm mới chỉ hy vọng họ đều lên lớp, nói thẳng ra cảm giác như chê cười và xem thường tập thể lớp 10A2 vậy.
"Như vậy là em không biết rồi, năm ngoái tôi cũng chủ nhiệm lớp 11A2, thế mà vẫn có học sinh ở lại lớp đấy."
...
Mùa thu dịu dàng e ấp, những tin nắng nhàn nhạt len lỏi qua từng nhánh cây, ngõ ngách khắp con phố. Hà Nội chớm thu, báo hiệu là thời tiết sẽ không còn nóng nực đến khó chịu nữa mà sẽ là những làn gió mát lạnh của mùa thu và cũng là ngày những tiếng trống trường rộn ràng hơn bao giờ hết.
"Xin chào đồng chí Xuân."
Vừa bước vào cửa lớp, Xuân đã nghe thấy giọng nói mềm mại của Quỳnh. Cô ấy đang giơ tay trái lên, học theo nghi thức chào truyền thống của quân đội. Xuân cười tít cả mắt. Cô hân hoan chạy đến vị trí của cô bạn thân.
"Chà, mới xa nhau vài tháng mà đồng chí Quỳnh đã nhớ tôi đến thế rồi à?"
Xuân học theo lối nói chuyện dí dỏm của Quỳnh, cô cũng bắt chước động tác nghiêm trang của người bạn thân. Xuân còn nhớ, từ hồi tiểu học, Quỳnh cứ luyên thuyên suốt ngày bên tai cô những lời này.
"Xuân có biết ước mơ của tớ là gì không? Sau này tớ muốn làm cảnh sát đấy nhá."
"Làm cảnh sát oai lắm đấy, có súng có còng tay để bắt người xấu nữa này."
Những thước phim ngắn trong hồi ức lần lượt hiện hữu...
Quỳnh của những năm tiểu học vẫn còn là bé con chưa trổ mã xinh đẹp như bây giờ. Quỳnh trong trí nhớ của Xuân là cô bé nhỏ xinh xắn với mái tóc ngắn cúp bế trông thật ngộ nghĩnh, gương mặt phúng phính với hai má bầu bĩnh đáng yêu.
Quỳnh vốn là hàng xóm với Xuân. Ngày còn tấm bé, hai cô bé đã thân thiết với nhau. Bố mẹ của Quỳnh đều làm công nhân ở nhà máy xưởng, tuy nhà Quỳnh không khá giả như gia đình Xuân nhưng lại tràn ngập tiếng cười.
Những ngày hè khi còn thơ bé, hai cô bé thường ngồi trên chiếc xích đu với sợi dây thừng và một tấm ván gỗ cũ đơn sơ do bố Quỳnh làm. Chiếc xích đu tự chế trông có vẻ thô kệch nhưng trí vị ngồi thì được mài nhẵn trơn bóng, phủ một lớp sơn màu trắng tinh tế và sạch sẽ.
Xuân thích lắm, sau khi về nhà, cô bé cứ mãi mè nheo với bố về chiếc xích đu kia mãi thôi. Xuân đòi bố cũng phải làm xích đu giống Quỳnh cho mình, nhưng đổi lại là ánh mắt nghiêm nghị của ông Trí khiến Xuân sợ sệt, không dám hó hé một lời nào nữa.
Ngày bé, Xuân luôn trở thành tâm điểm được mọi người hâm mộ vì có tất cả những gì mà mọi đứa bé đều ao ước, áo đẹp, váy công chúa, búp bê... nhưng không một ai hay biết, Xuân lại thầm ao ước có được cuộc sống như Quỳnh. Một cuộc sống hạnh phúc, luôn được bố mẹ thương yêu.
Nhưng dòng đời đôi khi không vận hành theo cách chúng ta mong cầu, dường như hạnh phúc đã bỏ quên Quỳnh, gia đình rộn vang tiếng cười chỉ trong một đêm ngắn ngủi trở thành khung cảnh tang tóc thê lương. Tai nạn giao thông đã cướp mất người bố thân yêu của Quỳnh.
Sau khi hay tin dữ, cô bé Xuân ngây thơ non nớt lần đầu cảm nhận được thế nào là cái chết, từ nay trở về sau, cô sẽ không còn cơ hội gặp lại chú Quý. Mẹ nói với cô, chú Quý mất rồi, chú đang ở một nơi rất xa, không bao giờ trở lại nữa. Xuân nghe đến thế đôi mắt liền đỏ hoe, đôi mắt nai rơm rớm những giọt nước long lanh.
"Mẹ ơi, con muốn sang nhà bạn Quỳnh ạ!"
Xuân xoa hai bàn tay vào nhau, cô bé nhỏ ngước đôi mắt trong veo về phía mẹ dè dặt hỏi. Bà Hạnh hơi lưỡng lự nhưng thấy vẻ tội nghiệp như sắp khóc đến nơi của con gái thì mềm lòng, bà Hạnh gật đầu cho phép, sau đó dặn dò vài câu đơn giản.
Cô bé nhỏ chăm chú lắng nghe, cố gắng ghi nhớ điều mẹ căn dặn nhưng cô bé con ngày ấy với cấu tạo bộ não đơn giản câu hiểu câu không. Sau đó Xuân chạy ngay sang nhà Quỳnh ở cách vách.
Cánh cửa vừa mở ra, Xuân thấy cả căn nhà nhỏ chìm trong bóng tối cô liêu tịch mịch, không thấy bóng dáng hai mẹ con Quỳnh ở đâu, Xuân lo sốt vó, cô bé loay hoay tìm một hồi mới thấy Quỳnh ngồi co ro rúm ró ở một góc tường.
Cả gương mặt nhỏ nhắn chôn vùi trong đầu gối, Xuân thấy hai vai của Quỳnh run lên từng hồi, tiếng nấc thút thít bật ra từ trong cổ họng, vang vọng trong không gian hiu quạnh, nghe buồn bã làm sao, Xuân biết bạn của mình đang khóc.
Xuân rón rén bước đến, ngồi cạnh bên bạn, cô bé nghiêng đầu như suy nghĩ, cố nhớ lại những tình tiết của một bộ phim truyền hình mà cô xem gần đây, lúc an ủi người khác, có phải là nên vỗ nhẹ vào vai của đối phương hay không.
"Quỳnh ngon nhá, đừng khóc mà!"
"Quỳnh nín đi, ngày mai Xuân đi mua kẹo đào cho Quỳnh ăn nhá!"
"Bố của Quỳnh mất rồi, sau này bố không về với Quỳnh nữa."
Xuân nghe thấy giọng nói buồn bã hòa cùng những tiếng khóc nghẹn ngào vang lên. Quỳnh ngước đôi mắt sưng húp nhìn về phía Xuân, sau đó lại cúi gằm người, đưa hai tay ôm lấy đầu gối, một dáng vẻ cô độc lẻ loi khác xa với cô bé Quỳnh hay cười mỗi ngày. Xuân thấy Quỳnh khóc sưng mắt, mặt mũi đỏ hoe thì cũng hoảng sợ lắm, cô bé Xuân ngày ấy chỉ biết ôm lấy Quỳnh khóc thút thúi theo người bạn thân.
Từ sau hôm đó, Xuân ngày nào cũng thường xuyên sang nhà Quỳnh hơn, cô bé Xuân ngây ngô sợ bạn thân của mình ngồi một mình lại khóc sưng mắt. Vết thương lòng dần nguôi ngoai, Xuân thấy Quỳnh đã dần lấy lại nụ cười hồn nhiên như xưa.
Ba năm trôi qua nhanh đến chóng mặt, chú Quý, bố của Quỳnh giờ này chỉ còn là hồi niệm xưa trong cuộc đời vội vã của những con người sống tại con phố Thanh Xuân này mà thôi.
Lúc Xuân và Quỳnh vào lớp 5, mẹ của Quỳnh tái hôn với một người đàn ông khác. Cô Thanh, mẹ của Quỳnh cũng bán căn nhà nhỏ chất chứa bao nhiêu kỉ niệm, rồi dọn nhà đến sống cùng người chồng mới.
"Xuân đừng khóc nhá, hôm sau Quỳnh lại đến thăm Xuân."
"Quỳnh hứa đi."
"Khi nào đến mùa hè, Quỳnh sẽ về thăm Xuân."
Hai người bạn nhỏ đứng đối diện nhìn nhau với cặp mắt đỏ hoe, giờ phút chia tay, hai cô bé đều không nỡ rời xa người bạn của mình. Tình cảm trẻ con đôi khi hồn nhiên đến trần trụi như thế. Những đứa trẻ ngây thơ luôn tin vào lời hứa, đó chính là niềm hy vọng nhỏ nhoi nhưng lại mãnh liệt của những đứa trẻ.
Thời gian như con thoi, xuân hạ thu đông rồi lại xuân, biết bao nhiêu mùa hè đã trôi qua, Xuân cũng dần trở thành thiếu nữ cấp 2, nhưng người bạn thân duy nhất vẫn chưa quay trở lại thăm Xuân một lần nào, lời hứa dang dở vẫn mãi thể chưa thực hiện. Xuân cứ ngỡ đã mất đi cơ hội gặp lại Quỳnh.
Đến năm thi chuyển cấp, Xuân nhìn thấy danh sách có cái tên quen thuộc Trần Phương Quỳnh, Xuân mừng rỡ khôn xiết. Từ khi gặp lại nhau sau ngần ấy năm xa cách, cô bé Quỳnh với mái tóc cúp bế ngày ấy ngày ấy hôm nay đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp rạng ngời, một vẻ đẹp đậm chất Hà Nội, vừa nền nã vừa dịu dàng với mái tóc dài mềm mượt thướt tha.
Xuân còn vui vẻ hơn nữa khi nguyện vọng tấm bé của Quỳnh bao năm vẫn không thay đổi, Quỳnh vẫn trung thành với tín ngưỡng trở thành một cảnh sát để bắt người xấu, chứng tỏ cuộc sống mới của Quỳnh và mẹ vẫn rất tốt, điều đó làm Xuân mừng thầm trong lòng cho Quỳnh.
Đang chìm đắm trong ký ức, Xuân dường như bừng tỉnh khi thấy Khiêm đang đi từ xa đến với nét mặt rầu rĩ không vui. Vừa vào đến lớp học, Khiêm bỏ vội balo lên bàn, rồi chạy một mạch ra ngoài, không nhìn Xuân và Quỳnh lấy một lần.
"Này, cậu đi đâu thế, sắp đến giờ vào lớp rồi đấy."
Quỳnh gọi với theo Khiêm với một vẻ khó hiểu, nhưng đáp lại cô ấy là khoảng lặng vô định chẳng có tiếng trả lời. Ngay cả Xuân cũng cảm thấy Khiêm có gì đó bất thường so với mọi ngày. Bình thường Khiêm có thể là người ít nói với gương mặt nghiêm túc chững chạc, bộ dạng mang theo cảm giác phòng vệ, khó gần, nhưng ít nhất khi ở ở cùng với Xuân và Quỳnh, anh ấy vẫn vui vẻ mỉm cười thật tâm.
Hôm nay Khiêm có vẻ sốt sắng, mất bình tĩnh, cả Xuân và Quỳnh đều hiểu con người Khiêm, người làm anh ấy mất khống chế chỉ có thể là anh trai của anh ấy mà thôi. Xuân thở dài trong bất lực, gương mặt lộ ra vẻ tiếc nuối.
"Ước gì tớ cũng có đứa em trai như Khiêm nhỉ, ganh tị thật đấy!"
"Nhưng mà có chuyện gì với cậu ấy vậy nhỉ, từ cuối học kỳ năm ngoái, cậu ấy thường xuyên thẫn thờ như vậy rồi."
Xuân nghe Quỳnh hỏi như vậy thì chỉ biết lắc đầu nguây nguẩy, cô cũng như Quỳnh, cảm thấy Khiêm có gì đó là lạ nhưng anh ấy lại là kiểu người hướng nội điển hình nên cả hai cô gái đều không biết rõ việc gì đã xảy ra.
Đến tận lúc vào tiết học đầu tiên của năm học mới, Xuân mới thấy Khiêm trở về, anh ấy cúi đầu, tờ giấy trong tay bị Khiêm nắm chặt đến nhàu nhĩ khó coi. Xuân ngơ ngác nhìn Khiêm ngồi xuống ghế sau đó lại thở dài.
Xuân ngồi phía sau bồn chồn và lo lắng không thôi, cô đánh nhẹ vào lưng Khiêm, thấy anh ấy xoay người xuống nhìn mình với ánh mắt ngờ vực khó hiểu. Xuân căng thẳng nuốt một ngụm nước bọt rồi hắng giọng hỏi.
"Này, cậu làm sao vậy, hôm nay cứ là lạ?"
"À, không có gì đâu."
Khiêm cười hiền lành nhưng đáy mắt buồn bã như bán đứng chàng trai. Xuân thấy Khiêm không hé môi nên đằng bĩu môi hờn dỗi không hỏi thêm gì nữa. Lúc này giáo viên chủ nhiệm mới vừa bước đến cửa, lớp học đang ồn ào bỗng dưng trở về trạng thái yên tĩnh.
Thầy Hùng là giáo viên chủ nhiệm mới, thầy một người đàn ông đã ngoài 40 tuổi trông hiền lành và giản dị với một đôi mắt kính dày. Thầy đẩy gọng kính, nhìn các gương mặt học sinh mới, nở nụ cười hiền hòa, thầy bắt đầu giới thiệu bản thân bằng giọng nói ôn tồn.
"Chào các em, thầy tên Hùng, sẽ là giáo viên chủ nhiệm của các em trong năm học 11 này, thầy mong lớp ta sẽ có học tập thật tốt để cùng nhau lên lớp"
Lớp học phía dưới đang trong bầu không khí nghiêm túc bỗng nghe câu nói của thầy Hùng thì liền vang lên tiếng cười nắc nẻ của một học sinh nam. Tiếp đó là câu hỏi mang theo cảm giác khó tin.
"Em xin lỗi thầy, nhưng mà câu chúc của thầy buồn cười quá, năm ngoái cô Trang còn chúc lớp em đứng đầu khối đấy ạ!"
Cô Trang trong lời nói của học sinh nam kia là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 10 của lớp họ. Cô là một giáo viên trẻ nhiệt tình và hăng hái, khi họ vừa vào cấp 3, cô Trang đã đặt ra mục tiêu cho lớp họ là đứng đầu khối 10, dưới sự thôi thúc cùng với thành tích ưu tú của lớp so với mặt bằng chung thì lớp 10A2 năm trước đã xuất sắc giành được vị trí cao nhất khối về thành tích thi đua.
Một lớp học xuất sắc như vậy mà thầy giáo chủ nhiệm mới chỉ hy vọng họ đều lên lớp, nói thẳng ra cảm giác như chê cười và xem thường tập thể lớp 10A2 vậy.
"Như vậy là em không biết rồi, năm ngoái tôi cũng chủ nhiệm lớp 11A2, thế mà vẫn có học sinh ở lại lớp đấy."
...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.