Vị Diện Giao Dịch Chi Nguyên Thủy Thế Giới

Chương 176: Mười năm 3

Hà Phong Đình

20/10/2017

Trong thời gian mười năm, bộ lạc Trường Hà không chỉ phát triển to lớn về mặt gieo trồng, phát triển về sự nghiệp gia súc cũng vô cùng nhanh chóng.

Sản lượng khoai trắng rất cao, khoai trắng dư cùng với dây khoai trắng đủ một gia đình nuôi được sáu bảy con heo thú hoặc hai ba con bò man, sản phẩm lỗi của guli, gạo kê, lúa thóc là đồ yêu thích của chim thịt chim nước và một loại dực long ăn chay cỡ nhỏ, trải qua thuần dưỡng trường kỳ, lại thêm có đủ thức ăn, sản lượng trứng của ba loại ‘gia cầm’ này tăng hơn trước nhiều, đặc biệt là loại long thú ăn chay đó, sau khi vào kỳ đẻ trứng, mỗi ngày đều có thể đẻ một trái trứng, một năm đẻ trứng hai kỳ, mỗi lần có thể kéo dài hai đến ba tháng.

Loại dực long này khá ôn thuần, trải qua thuần dưỡng nhiều năm, chúng cũng giống chim nước, đã mất đi năng lực bay.

Năng lực đẻ trứng của chúng là mạnh nhất trong ba loại gia cầm thường thấy, tuy trứng tanh hơn trứng chim thịt và chim nước, nhưng sau khi quen với mùi vị đó, sẽ không cảm thấy khó ăn. Quan trọng nhất là, loại trứng dực long này giá trị dinh dưỡng và hàm lượng năng lượng rất cao, lượng thức ăn lớn như thú nhân, buổi sáng ăn ba cái trứng dực long lớn cỡ nắm tay, cũng phải đến trưa mới cảm thấy đói.

Chẳng qua thiếu hụt chính là, loại dực long được gọi là đản long thú này, đại khái đã lưu hết dinh dưỡng của mình cho trứng, đản long mẹ quanh năm đều chỉ có vóc dáng như bộ xương khô, toàn thân trên dưới gần như không có mấy lạng thịt. Đản long thú giống đực thì đỡ hơn chút, nhưng thịt trên người vẫn không nhiều bằng một nửa như chim thịt, mùi vị thịt cũng không tính là ngon, chính vì như thế, chim thịt và chim nước có năng lực đẻ trứng hơi yếu có thể giữ được địa vị ‘gia cầm được hoan nghênh nhất’ của mình nhiều năm không đổi.

Gia súc mỗi ngày đều cần lượng lớn thức ăn, có vài gia súc từ đầu đến cuối không mấy thích ứng nuôi chuồng, càng thích ứng nuôi thả. Các cư dân Trường Hà tuy bình quân mỗi người đều có hơn mười lăm mẩu ruộng, nhưng chỉ dựa vào những đất đai này, muốn nuôi sống cả nhà, nuôi sống nô lệ làm việc cho mình, còn phải định kỳ trả tiền lương cho nô lệ và nộp thuế cho bộ lạc, một gia đình có thể nuôi trên hai ba chục con heo thú, một đàn gia cầm lớn thì đã coi như kinh doanh vô cùng tốt rồi.

Thế là, có một vài người vốn giỏi chăn thả hơn gieo trồng, liền di dời đến rìa bộ lạc, tới những chỗ đất hoang chưa khai phá chăn thả, họ lùa các loại như dê sừng, bò man, long thú ăn chay không quen cuộc sống nuôi chuồng ra thảo nguyên nhiều cỏ mà sống, sau đó trước khi mùa đông tới, trở về bộ lạc, dùng giá cả hợp lý, bán gia súc cho cư dân và thương nhân tiệm thịt của bộ lạc. Sau đó, họ cũng sẽ từ tay các cư dân bộ lạc mua một vài lương thực, cỏ khô dư để cho các gia súc vượt qua mùa đông.

Ban đầu, những cư dân du mục này không cần nộp thuế, nhưng khi cư dân thú nhân chọn ra ngoài du mục càng lúc càng nhiều, Ngô Nặc đã chế định thuế thu liên quan đến vòng giao dịch của họ.

Những cư dân du mục này mỗi năm trừ sẽ giao dịch lượng lớn gia súc ra, họ còn sẽ giao dịch vu dược, mang về bộ lạc những hạt giống lương thực cây trái, tất cả những gì họ cảm thấy thú vị, Ngô Nặc vì khích lệ tinh thần tìm tòi của những cư dân du mục này, phàm là thứ họ mang về thật sự có giá trị, đều có thể lĩnh một phần thưởng không kém ở bộ lạc.

Chẳng hạn một thú nhân phát hiện ra được dãy núi mỏ đồng, sau khi nhận được phần thưởng đủ mười ngàn tệ, cho dù trong năm đó tiền tệ đã không còn đáng giá như lúc ban đầu nữa, nhưng mười ngàn tệ cũng đủ cho một nhà thú nhân đó thoải mái sống một thời gian rất dài.

Đương nhiên, kẻ may mắn như thú nhân đó thật sự là hiếm hoi vô cùng, nhưng bộ lạc mỗi năm không thiếu kẻ nhận được tiền thưởng mấy trăm hoặc một ngàn. Chỉ riêng tiền thưởng này, đã đủ cho một gia đình thú nhân thoải mái trôi qua một năm thậm chí lâu hơn. Hơn nữa tiền thưởng không cần nộp thuế, người được tiền thưởng, tên và sự tích sẽ được khắc lên bia đá chuyên biệt, cho các cư dân và con cháu đời sau học hỏi.

Loại tưởng thưởng mang đến cảm giác vinh hạnh này là mồi câu không cách nào cự tuyệt đối với rất nhiều người trẻ tuổi.

Mấy năm nay, người trẻ tuổi bộ lạc Trường Hà phần lớn đều bước ra từ trường học, ở trường họ trừ học chữ Hán, tính số, còn sẽ học công pháp thích hợp ở những đoạn tuổi khác nhau, học kỹ xảo gieo trồng săn bắt, học phân biệt vu dược khác nhau, học kỹ năng sinh tồn bên ngoài vân vân. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ hệ thống đồng thời các quy định chế độ của trường học dần dần hoàn thiện, Ngô Nặc chậm rãi đặt trọng tâm học tập của mấy đứa trẻ lên thực tiễn.



Mỗi tuần, tụi nhỏ phải lên lớn năm ngày, mỗi ngày ít nhất có một đến ba tiết thực tiễn, khi tuổi chúng lớn dần, thời gian và nội dung cho tiết thực tiễn cũng không ngừng gia tăng.

Những dứa trẻ trưởng thành trong sự giáo dục này, chỉ cần có thể bảo đảm không ở lại lớp lúc ở trường, tổng hợp tố chất và năng lực động thủ đều vô cùng mạnh, đồng thời, chúng đối với những nơi ngoài bộ lạc cũng tràn đầy hiếu kỳ và khát vọng tìm tòi.

Vì thế một phần trẻ em sau khi tốt nghiệp, trừ đi một vài đứa rất ưu tú trực tiếp được quân đoàn thu nhận, phần lớn sẽ chọn rời khỏi bộ lạc, ra bên ngoài tôi luyện mấy năm. Có vài đứa chọn gia nhập vào thương đội thương đoàn của nhà mình hoặc người khác, từ trên sông, trên đất liền đến bộ lạc phương xa giao dịch. Có vài đứa sẽ chọn trở thành mục dân, lùa gia súc đến nơi xa hơn. Sau khi có chính sách khen thưởng Ngô Nặc công bố, có vài đứa dứt khoát tự mình gom thành đoàn đội mạo hiểm, rời gia hương đi đại lục du lịch mạo hiểm.

Các thổ dân trên thế giới này đều rất thương yêu con cái của mình, nhưng khác với sự nuông chiều của các phụ huynh nước Z, đại khái trên người cũng có gen của dã thú, sau khi con cái trưởng thành, các phụ huynh sẽ không can thiệp vào bất cứ quyết định nào của chúng. Cho dù biết rõ thế giới bên ngoài tràn đầy những điều chưa biết và nguy hiểm, các phụ huynh cũng sẽ không ngăn cản, họ thậm chí khích lệ ủng hộ con mình ra tìm tòi thế giới bên ngoài.

Đương nhiên, cũng không phải ai ai cũng muốn xông pha thế giới nguy hiểm bên ngoài, trên thực tế, người nguyện ý ly khai sự bảo vệ của bộ lạc đi xa cố hương, phần lớn là thú nhân cấp mãnh thú, họ trời sinh tràn đầy tính xâm lược và dã tâm, nếu có thể, họ không nguyện ý cố thủ ở bộ lạc. Nhưng, thuần nhân đa số càng thích cuộc sống yên ổn, phần lớn trẻ con thuần nhân sau khi tốt nghiệp, đều chọn ở lại bộ lạc.

Những học sinh tốt nghiệp có thành tích đặc biệt ưu tú của lớp văn hóa, sẽ làm giáo viên cho trường. Có một vài học sinh tốt nghiệp thông qua khảo hạch, tiến vào quân đoàn hoặc tầng quản lý của bộ lạc. Có vài học sinh tốt nghiệp sẽ đi làm học đồ với đại sư người lùn tay nghề tinh diệu. Có vài học sinh tốt nghiệp lợi dụng kinh nghiệm mình học được, thử nghiệm một chút trong ruộng của mình. Vài học sinh tốt nghiệp trở thành học đồ của đại vu và tế ti, cho dù trong số họ tuyệt đại đa số không có huyết mạch đại vu, nhưng họ có thể đi sâu vào học tập tri thức vu dược, có thể học một vài loại thuốc không cần vu lực, nhân khẩu bộ lạc tăng lên vô cùng nhanh chóng, nhu cầu về y giả cũng càng lúc càng lớn…

Trường học Ngô Nặc sáng tạo ra, không đặc biệt phân biệt tiểu học trung học, chỉ có chín năm học từ một đến chín, sau khi thực hành chế độ thu học phí, học sinh có thể sau khi đủ mười sáu tuổi tự do chọn lựa có tiếp tục học sâu thêm không. Những học sinh bước vào hàng ngũ thành niên, bộ lạc sẽ không dùng tài chính trợ cấp học phí, phí sinh hoạt, phí ký túc xá cho họ nữa, phí dụng một năm học gấp mấy lần học sinh chưa thành niên. Vì thế, phần lớn học sinh sau khi đủ mười sáu tuổi bất kể học đến lớp chín hay chưa đều chọn kết thúc việc học, rời khỏi nhà trường bước vào ‘xã hội’, mưu cầu cuộc sống tương lai.

Học sinh chân chính học xong 9 năm học, không nhiều lắm, mà thành tích ưu tú có thể ở lại đảm nhiệm chức vụ giáo viên, còn hiếm hơn nữa.

Giáo viên, ở bộ lạc Trường Hà tuyệt đối là nghề được tôn trọng nhất, tiền công đãi ngộ cũng vô cùng cao, tương ứng, yêu cầu đối với giáo viên cũng vô cùng cao.

Thời gian mười năm trôi qua, trường học Ngô Nặc một tay sáng tạo cứ lớn dần lên, đã có hơn 4000 học sinh theo học, trong trường chân chính chuyển chính lên thành giáo viên chính thức mới chỉ có không đến 100 người, tính luôn cả giáo viên vừa học vừa kiêm chức cũng chỉ không đến 300 người.

Theo nguyên tắc thà thiếu mà tinh, Ngô Nặc thà rằng nguồn giáo viên căng thẳng một chút, cũng không muốn dễ dàng hạ tiêu chuẩn tuyển chọn.

Cho dù giáo viên hơi ít, nhưng trường học đã có thể vận hành bình thường, vào ba năm trước, Ngô Nặc đã triệt để buông tay, giao trường học cho Phong và mấy giáo viên cũ quản lý. Trừ khi họ có chuyện trọng đại không thể quyết định, Ngô Nặc đã rất hiếm khi lộ mặt ở trường, nhưng, địa vị cao quý mà thần thánh của y trong lòng các học sinh không vì thế mà bị ảnh hưởng.



Trong mười năm quá khứ, biến hóa trực quan nhất của bộ lạc Trường Hà trừ đất đai, thức ăn ra, đại khái chính là nơi trú ngụ của bộ lạc, đương nhiên, hiện tại nơi này đã không thể gọi là nơi trú ngụ nữa, nó có một cái tên càng vang hơn ___ Thành Trường Hà.

Bộ lạc tan hoang chỉ có một hai ngàn người lúc xưa, trong hơn mười năm dần được thay thế bởi một đô thành to lớn.

Đá, gạch, vật hỗn hợp siêu dính, xây nên tường thành cao to nguy nga. Trong thành toàn là nhà gạch ngói một màu xanh thẫm, trong lòng thành có bốn con đường chín, hai bên đường là cửa tiệm thẳng tắp. Trải qua mười năm phát triển, cửa tiệm đã không còn chỉ giới hạn ở tiệm thịt năm đó__ có mấy bệnh viện quy mô khá lớn, có nơi chuyên bán nông cụ, có chuyên bán gia cụ, có chuyên bán vải thành phẩm và quần áo, có chuyên bán các loại trang sức xinh đẹp, có chuyên bán các loại dụng cụ sinh hoạt, có chuyên bán nô lệ, có chuyên bán gia súc, thậm chí còn có mấy nhà trọ tửu lâu danh tiếng không tệ chuyên môn chiêu đãi người tới từ tiểu trấn và bộ lạc khác, còn có buôn bán các loại đồ kỳ lạ tới từ bộ lạc phương xa… trên cơ bản chỉ có các cư dân bản địa không nghĩ ra, không có thứ không mua được ở trong thành Trường Hà.

Ngoài đường chính ra là nơi dân ở, khác với dân cư ban đầu, nhà ở của dân cư đã nhiều hơn, nhưng vườn thu nhỏ đi nhiều, không thể trồng cây lương thực, cũng không thể nuôi gia súc cỡ lớn, nhiều lắm chỉ nuôi được gần mười con gia cầm. Đương nhiên, nếu nguyện ý bỏ nhiều tiền, hoàn toàn có thể mua một miếng đất từ bộ lạc, trong phương án quy hoạch của bộ lạc, muốn sửa nhà mình thế nào cũng được, muốn có vườn bao lớn cũng có thể.

Theo sự thúc đẩy của tư hữu hóa đất đai, rất nhiều cư dân không thể không rời khỏi đô thành, ra vùng hoang rộng rãi bên ngoài khai khẩn đất, mưu cầu phát triển. Có vài người khi ly khai, có thể chọn lấy một giá tiền thích hợp bán nhà cũ của mình cho bộ lạc, hoặc bán cho người khác, cũng có thể chọn giữ lại (chỉ giới hạn ở nhà gạch ngói), không ít người chính là thông qua bán nhà cũ, có được khoản tiền khởi nghiệp đầu tiên, dùng nó thuê càng nhiều nô lệ khai khẩn đất cho mình.

Những cư dân cư trú ở trung tâm bộ lạc này, phần lớn đều là cư dân nguyên thủy của bộ lạc Trường Hà và cư dân bộ lạc Đại Thạch phụ thuộc sớm nhất, bộ lạc bỏ tiền mua đất đai nhà cửa của họ, biến tướng cũng coi như là cho họ bồi thường và phúc lợi. Đồng thời, trừ khi là người có cống hiến trọng đại cho bộ lạc, bộ lạc sẽ không tiếp tục cung cấp nhà cửa miễn phí cho cư dân nữa, muốn ở trong nhà gạch ngói xinh đẹp, thì phải bỏ tiền túi ra mua gạch mua đất dính, tự tìm người xây.

Vì thế, bộ lạc còn sinh ra một công việc hoàn toàn mới _ thợ xây dựng.

Bạch dùng một khoản tài phú lớn, mua lại phần lớn nhà cửa trong đô thành, lại liên tục cùng Ngô Nặc quy hoạch, xóa bỏ hết toàn bộ nhà đá, lều da thú, lấy giá cao bán vùng đất trống đó cho người nguyện ý trú trong đô thành, để họ tự xây nhà.

Ban đầu, cư dân trong đô thành đều bán nhà để dời ra ngoài thành, qua mấy năm, một phần người kiếm đủ tiền rồi, lại lục tục cắn răng trở về trong thành xây nhà. Nguyên nhân rất đơn giản, trong thành an toàn phồn hoa con nít đi học cũng có thể bớt được khoản phí ký túc xá.

Mấy năm trôi qua, người trong đô thành càng lúc càng nhiều, nhà cửa trong thành toàn bộ biến thành nhà gạch ngói xinh đẹp.

Rất nhiều người ngoài bộ lạc từ đường thủy hoặc đường lục địa lần đầu tiên đến bộ lạc Trường Hà, đều bị cảnh tượng phồn hoa trong đô thành chấn động thật lâu không thể hoàn hồn.

Theo sự tới lui của những người này, danh tiếng bộ lạc siêu cấp Trường Hà cũng dần lan truyền càng lúc càng xa.

Giao dịch muối huyết của bộ lạc Trường Hà, cũng dần lộ diện trong mắt một vài bộ lạc siêu cấp lâu đời. Đăng bởi: admin

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Vị Diện Giao Dịch Chi Nguyên Thủy Thế Giới

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook