Chương 101: Đấu với trời 9
Tiểu Lão Nhân
25/06/2022
Nhữ Nam là một trong những khu vực có mật độ dân cư đông đúc nhất trong lãnh thổ triều Hán cũng như trên tinh cầu.
Huyền thoại kể rằng Nho tổ Cơ Đán từng nhiều lần ghé thăm nơi đây và mến gọi nó là ‘trái tim của thiên hạ’.
Lời ấy có thật hay không thì không ai dám khẳng định, cho dù là Nho thánh Khổng Khâu.
Nhưng có thể chắc chắn rằng suốt hơn trăm năm từ khi Lưu Tú tái dựng Đông Hán đến nay thì Nhữ Nam quả thật là nơi kiểm soát nhịp đập của triều đình cũng như là chốn hội tụ máu Nho của toàn bộ Trung Nguyên.
Ấy là bởi Nhữ Nam sinh ra rất nhiều quan lại, nhiều đến đếm không hết, thống kê không nổi, vượt xa số lượng của phe bảo hoàng, và thậm chí nghiễm nhiên độc chiếm vị trí ‘vua không ngai’ trong hàng ngũ thế gia hàng trăm năm.
Đương thời có lời truyền ngôn giữa đám Hàn Môn sĩ tử rằng
Tam Công vị cực chỉ ba phần
Một phần theo đế nghiệp Trung Hưng
Một phần theo thế tranh quyền vị
Một phần định sẵn chớ nghĩ nhiều
Tức là nếu lựa chọn đầu nhập vào phái bảo hoàng thì sẽ có 1/3 cơ hội đội lên đầu chiếc mũ Tam Công, nếu lựa chọn đầu nhập vào phe cánh của thế gia thì cũng sẽ có 1/3 cơ hội ngồi vào ghế Tam Công.
Vì sao còn thiếu 1/3?
Bởi vì nó đã được dự bị trước cho ‘Hội đồng hương Nhữ Nam’.
Một người đắc đạo thì gà chó lên trời, biết bao nhiêu gia đình bởi vì đào tạo ra được một vị Tam Công mà nhảy lên hàng ngũ hào môn lừng lẫy trong thiên hạ, lưu giữ phúc ấm cho cháu con 4-5 đời.
Vậy mà Nhữ Nam lại có thể độc chiếm chiếc mũ ấy hàng trăm năm thì có thể tưởng tượng được tích lũy căn cơ của nơi ấy kinh khủng đến nhường nào.
Thậm chí đủ để tranh qua đấu lại với đế đô Lạc Dương một phen.
Kỳ thực cũng không phải chưa đấu, mà là vẫn đấu với nhau suốt.
Từ khi Lưu Chí lên ngôi đến nay ngót nghét 40 năm, phe bảo hoàng liên tục cưỡng ép dùng chiêu ‘gặp thiên tai thì bãi nhiệm Tam Công’ đề ra bởi ngạo đế Lưu Triệt để mà gạt bỏ bớt quyền lực và danh vọng của phe phái Nhữ Nam, hòng giành lại địa vị chí cao cho hoàng đế.
Chỉ có điều là, trời không muốn cứu Hán, không muốn Lưu thị trung hưng thêm lần nữa, hoặc có lẽ rằng cái số may không tưởng của Lưu Tú đã tiêu hao hết khí vận của gia tộc mình,
Cũng từ mấy chục năm trở lại đây, thiên tai xảy ra quá mức thường xuyên, lại còn thăng cấp về cường độ, trước đây 3-5 năm 1 tai nạn nhỏ, 9-10 năm 1 tai nạn lớn, vậy mà bây giờ năm nào cũng có 1 vài tai nạn, lớn nhỏ lộn xộn, không chừa chỗ nào.
Thành ra cái kế quèn của Lưu Triệt để lại bị mất linh, Tam Công cứ thế thay đổi xoành xoạch theo tần xuất nhảy nhạc giựt của thiên tai, ‘vũ công’ của phe Nhữ Nam thỉnh thoảng xuống nghỉ ngơi nạp thuốc lắc rồi lập tức quay lại và lợi hại hơn xưa.
Mà nói đến ‘vũ công’ chính trị xuất sắc nhất của hệ phái Nhữ Nam hiện giờ thì nào ai có thể qua được gia chủ hiện nhiệm của Nhữ Nam đệ nhất thế gia, Trung Nguyên đệ nhất thế gia, Thiên hạ đệ nhất Nho học thế gia …
Viên thị Viên Phùng, Viên Chu Dương!
Năng lực nắm giữ và điều khiển tình thế thiên hạ của vị vua không ngai chốn Trung Nguyên này không kém cạnh gì đương kim hoàng đế Lưu Hoành.
Bắt đầu từ giữa năm ngoái, tức là 9-10 tháng trước, thế gia Nhữ Nam đã lũ lượt nghe theo lời hiệu triệu của Chu Dương công để tiến về thành bảo của Viên thị, ý đồ tạo nên thành bảo hùng mạnh nhất thiên hạ.
Khi trước nhiều kẻ nửa tin nửa ngờ, đồn thổi vớ vẫn các kiểu, thì nay thế sự diễn biến đã chứng minh tầm nhìn của Chu Dương công xa rộng và chuẫn xác đến nhường nào.
Loạn Khăn Vàng quét khắp thiên hạ, Hà Bắc điêu đứng, Hà Nam hoảng loạn, cả Dự Châu chìm trong chiến hỏa, cướp phá khắp nơi, thế gia suy tàn, gia tộc nhỏ tan cửa nát nhà, mà Nhữ Nam lại có 9 thành 9 người thoát được họa này.
Chu Tuấn và Tôn Kiên đứng sóng vai trên chòi canh trong quân trại vừa mới dựng.
Trời đã vãn chiều, doanh trại các bề cũng đã nổi lên lửa đuốc để đề phòng địch đánh bất ngờ khi trời vừa tối.
Trên đầu là mây đen u ám phủ hết mười phương và lượn lờ trong gió là tiếng kêu vang chết chóc.
Lũ quạ lượn thành đàn trăm ngàn con, đông đến nổi những kẻ già nua quáng mắt lãng tai đều khó lòng phân biệt được đâu là mây, đâu là bầy quạ.
Hướng mắt về xa, tòa thành bảo của Viên thị nổi lên lù lù giữa bình nguyên trống trãi, vững mạnh cứng cáp không thua gì quận thành Lư Giang nơi hắn ngồi chờ thời mấy năm nay.
Chu Tuấn tặc lưỡi:
“Tựa như bàn chân ma thú”
Tôn Kiên không trả lời nhưng đầu vô thức gật nhẹ, hai mắt toát lên vẻ đồng tình.
Chu Tuấn sinh tại Cối Kê, đất củ của Bách Việt, từng nhiều lần mộng tưởng có một ngày huy kiếm bình Bách Việt lập công danh hiển hách, vậy nên cũng biết khá nhiều về loài voi lớn hùng mạnh giúp Việt kháng Hán suốt trăm năm nay.
Tôn Kiên cũng không khác bao nhiêu, tuy là tổ tiên là người Sở nhưng nơi Tôn Kiên sinh ra, Trường Sa, cũng từng là vùng nội địa thuộc lãnh thổ Bách Việt, cách nhà hắn không xa còn có đền thờ Phật Nguyệt công chúa, người suýt nữa dìm chết Mã Viện ở hồ Động Đình.
Trong mắt người Việt, voi vừa là bạn vừa là thần hộ quốc vệ dân, trăm ngàn đền thờ Trưng Vương và chư tướng mọc lên khắp miền Âu Lạc và Sở Ngô cũng là nơi trăm ngàn voi thần trấn giữ thủ vệ vạn vạn đời con cháu Bách Việt và hương hỏa tổ tiên.
Tổ tiên từng nói ‘Nơi có dấu chân Bách Việt, sao có thể không voi?’
Còn trong mắt người Hán thì voi là kẻ địch và cũng là thần, nhưng không phải thần hộ vệ mà là ma thần xuống trần, là hiện thân của tai họa, là đại biểu của thiên tai.
4 chân lớn như 4 trụ trời, mỗi bước đi là một con địa long quay đầu bỏ chạy, thân to cao tai rộng bành và da xanh xám tựa như bầu trời trước bão, vòi như cơn lốc cuốn lấy kỵ binh, hất văng ngựa chiến, 2 ngà như răng nanh ma thần, tiếng hú như tiếng sét rung trời giữa giông tố.
Tình cảnh bây giờ cũng na ná thế, bão chiến loạn bao phủ thiên hạ, cuốn đi trăm ngàn mạng người, khí tang thương quyện vào mây mù, nhuộm u ám trời đen, …
Nhưng nếu nói theo suy nghĩ của Chu Tuấn và Tôn Kiên rằng thành bảo của Viên thị tựa như bàn chân voi thì không đúng, …
Bởi vì tòa thành ấy đang bị 30 vạn quân Khăn Vàng vây kín mít mấy vòng.
Chỉ có bãi uế của voi mới có nhiều ruồi bu đến thế!
Bình thường thì đồng nghiệp giải lao nhấp rượu nói nhãm chắc sẽ văng ra mấy câu chuyện bựa như này, nhưng bây giờ là chiến sự nguy cấp, mà lại …
“Chu huynh!
Ngươi thật dự định làm theo mật lệnh của bệ hạ sao?”
-Tôn Kiên đột nhiên mở miệng sau một hồi im lặng quan sát chiến trận của Ba Tài bày ra.
Chu Tuấn không trả lời, mắt vẫn nhìn thẳng xa xăm, miệng thì hỏi ngược lại:
“Văn Đài,
Ngươi là bạn ta sao?”
Tôn Kiên nghe hỏi thì ngây ra trong chốc lát rồi chớp mắt cười lớn đáp:
“Công Vĩ nói chuyện gì thế!?
Nếu không có ngươi dẫn đạo thì nào có ta hôm nay?
Chỉ sợ còn đang chui rúc ở chốn hoang dã nào đó nhai cơm khô chung với đám thiển cận Ô Giang kia.
Sức không có lại cứ nằm mơ giữa ban ngày, đi theo bọn ấy thật không có tương lai nha.
Chu huynh thì khác, nhờ ngươi tiến cử mà ta hiện giờ đã cầm binh cưỡi ngựa, thành lập công danh hiễn hách.
Đi theo ngươi thì ta yên tâm.
Nói đi, ngươi chọn đường nào thì ta theo đường đó!”
Chu Tuấn quay sang nhìn vào mắt Tôn Kiên mà cười hiền hòa:
“Tử nói rằng chớ làm bạn với kẻ thiếu lòng trung và chân thành.
Tuấn là thần tử, tự nhiên phải hết lòng trung thành theo lệnh bệ hạ.
Không cầu được chầu chung với tiên hiền, chỉ cầu trong đời có bạn hiền sánh vai”
Tôn Kiên cũng nhìn thẳng vào mắt đối phương, vỗ ngực vễnh râu ngoác mồm:
“Vậy thì hai ta xông!”
Chu Tuấn cười rút một tờ giấy ra đút vào đuốc lửa kề cận.
Lửa có thể thiêu rụi cả cánh rừng thì huống hồ là 7 chữ
“Giả vờ thua, mượn đao giết người!”
Nhìn mật tín hóa thành tro tàn theo gió cuốn đi, đáy mắt hai người đồng thời lóe lên rồi vụt tắt hai sắc thái rất khác thường và cũng rất khác nhau.
Giả vờ thua!
Cần thiết sao?
Binh lực của Chu Tuấn và Tôn Kiên cộng lại không tới 5 vạn, trong đó có chừng 1 nửa là mới chiêu mộ dọc đường từ phần còn xót lại của những gia tộc và thành trấn nhỏ được Khăn Vàng ‘ghé thăm’.
Trong khi đó, binh lực của Ba Tài và Trương Lương vượt qua 30 vạn, mặc dù phần lớn là dân nghèo bần cùng nhưng dù sao thì mấy tháng nay cũng đã được tắm máu nhuộm ác khắp Dự Châu, vũ khí trong tay đều từng làm tổn thương, thậm chí tước đoạt tính mạng của người khác.
Quân Khăn Vàng có lẽ không đủ tinh nhuệ, nhưng nếu nói họ là dân thì hoàn toàn trễ rồi.
Cho nên Chu Tuấn và Tôn Kiên cũng không cần diễn, hay nói cho đúng là không kịp diễn.
Hai người bàn bạc với nhau rằng trước thắng một trận, vừa đỡ nhục, vừa tạo lòng tin với người trong thành để sau này dễ thao tác hơn.
Thế là đêm đó hai người chia ra hai đường.
Chu Tuấn mang theo 4 vạn quân đánh tập kích chính diện vào chủ trại của quân Khăn Vàng.
Tôn Kiến lại mang theo 1 vạn quân tinh nhuệ dưới quyền đi vòng phía sau, muốn đánh gọng kiềm, ý đồ thắng lớn một trận, thậm chí còn có tham vọng muốn bắt sống hoặc giết chết 1 trong 2 người Ba Tài và Trương Lương.
Ai ngờ đâu Khăn Vàng đã sớm đã đề phòng, bên ngoài canh phòng lỏng lẽo, bên trong lại bày ra nhiều tầng mai phục.
Chu Tuấn cẩn thận tinh đời, tức thời cảm nhận được vấn đề.
Nhưng có lẽ do suốt quãng đường từ Lư Giang lên Nhữ Nam quá mức thuận lợi làm cho quân tốt dưới trướng sinh ra kiêu ngạo, lại thêm quân binh dưới trướng Chu Tuấn có đến 2 vạn là tư binh thế gia và huyện binh tạp nham, thiếu kỷ luật.
Ban đêm gió thổi vù vù, trời đen không trăng sao, tin tức thật khó truyền, khi mệnh lệnh của Chu Tuấn ban đến toàn quân cũng là lúc hơn phân nửa đã lọt vào mai phục.
Chu Tuấn nhìn thấy cuốc thuỗng gậy gộc đột nhiên bủa ra từ 4 phương 8 hướng, kèm theo là tiếng tên réo và tiếng la ó.
Hắn ngay lập tức làm ra quyết định: Hy sinh một bộ phận để bảo toàn quân tinh nhuệ!
Ban đêm nhìn không thấy cờ tướng soái, đánh nhau đều dựa vào sĩ khí và kỷ luật, phải là binh lính tinh nhuệ trong tinh nhuệ mới có thể đảm bảo thắng thì dũng tiến, thua cũng không loạn.
Nhưng đám tạp quân mà Chu Tuấn dự định hy sinh hiển nhiên không thuộc dạng trên, thậm chí quân tốt chính quy của Chu Tuấn cũng không thuộc dạng trên nốt bởi vì cách đây nửa năm thì Chu Tuấn cũng chỉ là anh huyện lệnh kiêm Thiên Cương của Huyền Kính Ty mà thôi.
Đám tạp quân không những không thể hoàn thành nhiệm vụ khiên thịt mà còn hoảng loạn chạy bừa làm đổ ngã sĩ khí và trận tuyến của quân chủ lực, rồi quân chủ lực cũng bổ nhào bỏ chạy khắp nơi, thành ra đánh chưa được nửa khắc thì quân của Chu Tuấn đã tan đàn xẻ nghé cả.
Đây chính là sai lầm do thiếu kinh nghiệm chiến trường.
Từ nhỏ đến lớn, Chu Tuấn chưa từng một lần dẫn hơn vạn quân giao chiến, cũng chưa từng gặp phải đối thủ đông và mạnh hơn mình, mặc dù từng tham gia chiến sự ở Cối Kê, cũng từng chỉ huy Huyền Kính Ty dưới quyền giao chiến với Ô Giang hội nhưng chỉ toàn bắt nạt người yếu.
Lư Giang hiện giờ là căn cứ địa của phái bảo hoàng, nghiễm nhiên cũng trở thành vùng đất của Đạo và Phật.
Chu Tuấn làm mấy năm huyện lệnh huyện Thư, một trong những trung tâm của Lư Giang, tất nhiên cũng từng nghe qua câu gieo nhân nào gặt quả nấy, bắt nạt người yếu thì có ngày đổi vị.
Ngày ấy chính là tối nay, sau khi Chu Tuấn bị Trương Lương dùng ưu thế quân lực để phản tập kích rồi đánh cho xấp mặt, hẵn dẫn mấy ngàn tàn quân chạy thục mạng, trên đường chẵng thấy Tôn Kiên đâu, đến khi vừa về tới doanh trại thì mùi máu tanh lần nửa xộc vào mũi, lập tức lửa nổi khắp nơi.
Hóa ra Ba Tài nhân lúc Chu Tuấn và Tôn Kiên rời đi, bí mật chỉ huy đám Khăn Vàng tinh nhuệ đến đánh lén doanh trại của phe triều đình.
Nói là Khăn Vàng tinh nhuệ, chính là một đám xuất thân từ giặc cướp, đâm chém chính diện chưa chắc hơn tư binh thế gia, và hẵn là kém quân triều đình một bậc, nhưng được cái là có nghề đánh lén ban đêm, đến đi như gió, bởi vì đảng cướp thành thạo nhất chính là đi ăn cướp vào những lúc trời đen gió lạnh như vầy.
Đứng trên thành bảo, đám thế gia Nhữ Nam nhìn doanh trại của viện binh cháy rực trời thì hoảng loạn không thôi.
Chốc lát lại nghe tiếng người ngựa kề đến dưới thành:
“Bản tướng quân là Hoành Giang Tướng Quân Tôn Kiên, nhận lệnh triều đình cùng với Thảo Nghịch Tướng Quân đến đây cứu viện.
Hiện giờ chiến sự nguy cấp, Thảo Nghịch Tướng Quân đang cầm chân kẻ địch, thế đánh cân bằng.
Nhưng quân địch đông mà ta thiếu ít, khó mà giữ lâu.
Người trong thành ai là chủ sự, mau mau phái quân đến hỗ trợ!”
Tiếng hét chấn thiên, át cả gió đêm lạnh lẽo.
Hóa ra là Tôn Kiên.
Tên này tiếc mạng đám anh em phía dưới nên không đánh theo kế hoạch mà nhân lúc Chu Tuấn thu hút sự chú ý của Khăn Vàng thì dẫn quân đi đường vòng tới thành bảo của Viên thị.
Tôn Kiên từ sớm đã cảm thấy mật lệnh của Lưu Hoành là vớ vẫn, không phù hợp thực tế.
Hồi chiều hắn vốn muốn khuyên Chu Tuấn rằng ‘tướng bên ngoài có thể không tòng mệnh vua’.
Ai ngờ thằng kia bày đặt làm tôi trung, Tôn Kiên lại mang ơn Chu Tuấn, còn cần nhờ Chu Tuấn nói tốt trước mặt Lưu Hoành nên khó lòng mở miệng bác bỏ.
Đêm đến thì y như rằng, Tôn Kiên vờ đi chậm có nửa khắc là bên Chu Tuấn sinh chuyện ngay.
Mặc dù đã đoán trước nhưng khi gặp được loạn quân bỏ chạy từ chỗ Chu Tuấn thì Tôn Kiên cũng hoảng hồn vì hơn ai hết, bản thân hắn hiểu được năng lực của Chu Tuấn thế nào sau cả chặng đường từ Lư Giang đến đây.
Tôn Kiên tự nhận là nếu ngang bằng về quân lực thì khó mà đánh bại Chu Tuấn, chỉ có thể ỷ võ dũng xông vào chém Chu Tuấn thì mới thắng được.
Bây giờ Chu Tuấn đã bại tan tác mà quân lực Khăn Vàng lại quá đông, trời lại là ban đêm, sợ rằng bỏ chạy cũng khó mà thoát được, thậm chí có khi tự chui vào lưới, thế là hắn nhằm thẳng thành bảo Viên thị mà đi.
Sau tiếng gọi hùng dũng của Tôn Kiên thì phía trên thành không có ai đồng ý.
Đơn giản là bởi vì đám này đã bị những trò hù dọa của Trương Lương mấy bữa nay làm cho sợ mất mật cả rồi.
Cơ hội thắng vốn nhỏ, mà nếu thua thì mẹ ơi, không chỉ không được toàn thây mà còn bày ra bộ lòng mời gọi chó hoang và lũ quạ tới ăn.
Thế gia Nhữ Nam đều là người học cao, thấm nhuần tư tưởng Nho gia, tư tưởng tôn quý quý sờ tộc, làm sao chịu được kết cục như vậy ấy.
Hai bên kỳ cà kỳ kèo một hồi thì tiếng hò hét đuổi gió xua mây mà tới, chính là Chu Tuấn dẫn quân bỏ chạy đến, kéo theo là hàng đàn quân Khăn Vàng.
Quả nhiên là ‘đôi bạn thân’, Tôn Kiên chạy đến thành bảo, Chu Tuấn cũng chạy đến thành bảo.
Mục đích của cả 2 lần này cũng cực kỳ nhất trí:
Vào thành!
Trương Lương và Ba Tài rất vui vẻ tuân theo lệ cũ, nếu Chu Tuấn và Tôn Kiên lựa chọn 3 thì bọn hắn sẵn lòng mở một cơ hội.
Quân Khăn Vàng theo lệnh của hai người, bắt đầu chậm lại bước chân, chia ra làm 4, 5 cánh quân, đứng nhìn quân của Chu-Tôn từ phía xa, trên mặt hiện lên vẻ khinh bỉ và trêu tức.
Hiển nhiên là trời tối thui thì không thể thấy được vẻ mặt gợi đòn ấy, mà có thấy thì cũng chả ai dám liều mạng xông ra để bị hội đồng.
Trên thành bảo hội họp nửa giờ vẫn chưa quyết định xem có cho Chu Tuấn và Tôn Kiên vào hay không, quân Khăn Vàng chịu không nổi, theo lệnh của Trương Lương hô lớn:
“Trốn không trốn, đánh không đánh, muốn đứng hóng gió tới chết hả?”
Trên tường thành bảo đột nhiên có người trúng gió độc ngả xuống chết tươi.
Chốc lát sau cửa thành mở ra, quân của Chu Tuấn và Tôn Kiên lũ lượt xô đẩy nhau kéo vào, nhiều người đi ngang qua xác chết kẻ xui xẻo kia mà không dám nhìn, mặt mày xanh xám cả, thầm hãi trong lòng rằng quân Khăn Vàng có tà pháp.
Nổi sợ ấy vừa hình thành thì bao nhiêu kiêu ngạo và tự tin đạt được trong quá trình liên chiến liên thắng trước đây đều bay biến cả.
Huyền thoại kể rằng Nho tổ Cơ Đán từng nhiều lần ghé thăm nơi đây và mến gọi nó là ‘trái tim của thiên hạ’.
Lời ấy có thật hay không thì không ai dám khẳng định, cho dù là Nho thánh Khổng Khâu.
Nhưng có thể chắc chắn rằng suốt hơn trăm năm từ khi Lưu Tú tái dựng Đông Hán đến nay thì Nhữ Nam quả thật là nơi kiểm soát nhịp đập của triều đình cũng như là chốn hội tụ máu Nho của toàn bộ Trung Nguyên.
Ấy là bởi Nhữ Nam sinh ra rất nhiều quan lại, nhiều đến đếm không hết, thống kê không nổi, vượt xa số lượng của phe bảo hoàng, và thậm chí nghiễm nhiên độc chiếm vị trí ‘vua không ngai’ trong hàng ngũ thế gia hàng trăm năm.
Đương thời có lời truyền ngôn giữa đám Hàn Môn sĩ tử rằng
Tam Công vị cực chỉ ba phần
Một phần theo đế nghiệp Trung Hưng
Một phần theo thế tranh quyền vị
Một phần định sẵn chớ nghĩ nhiều
Tức là nếu lựa chọn đầu nhập vào phái bảo hoàng thì sẽ có 1/3 cơ hội đội lên đầu chiếc mũ Tam Công, nếu lựa chọn đầu nhập vào phe cánh của thế gia thì cũng sẽ có 1/3 cơ hội ngồi vào ghế Tam Công.
Vì sao còn thiếu 1/3?
Bởi vì nó đã được dự bị trước cho ‘Hội đồng hương Nhữ Nam’.
Một người đắc đạo thì gà chó lên trời, biết bao nhiêu gia đình bởi vì đào tạo ra được một vị Tam Công mà nhảy lên hàng ngũ hào môn lừng lẫy trong thiên hạ, lưu giữ phúc ấm cho cháu con 4-5 đời.
Vậy mà Nhữ Nam lại có thể độc chiếm chiếc mũ ấy hàng trăm năm thì có thể tưởng tượng được tích lũy căn cơ của nơi ấy kinh khủng đến nhường nào.
Thậm chí đủ để tranh qua đấu lại với đế đô Lạc Dương một phen.
Kỳ thực cũng không phải chưa đấu, mà là vẫn đấu với nhau suốt.
Từ khi Lưu Chí lên ngôi đến nay ngót nghét 40 năm, phe bảo hoàng liên tục cưỡng ép dùng chiêu ‘gặp thiên tai thì bãi nhiệm Tam Công’ đề ra bởi ngạo đế Lưu Triệt để mà gạt bỏ bớt quyền lực và danh vọng của phe phái Nhữ Nam, hòng giành lại địa vị chí cao cho hoàng đế.
Chỉ có điều là, trời không muốn cứu Hán, không muốn Lưu thị trung hưng thêm lần nữa, hoặc có lẽ rằng cái số may không tưởng của Lưu Tú đã tiêu hao hết khí vận của gia tộc mình,
Cũng từ mấy chục năm trở lại đây, thiên tai xảy ra quá mức thường xuyên, lại còn thăng cấp về cường độ, trước đây 3-5 năm 1 tai nạn nhỏ, 9-10 năm 1 tai nạn lớn, vậy mà bây giờ năm nào cũng có 1 vài tai nạn, lớn nhỏ lộn xộn, không chừa chỗ nào.
Thành ra cái kế quèn của Lưu Triệt để lại bị mất linh, Tam Công cứ thế thay đổi xoành xoạch theo tần xuất nhảy nhạc giựt của thiên tai, ‘vũ công’ của phe Nhữ Nam thỉnh thoảng xuống nghỉ ngơi nạp thuốc lắc rồi lập tức quay lại và lợi hại hơn xưa.
Mà nói đến ‘vũ công’ chính trị xuất sắc nhất của hệ phái Nhữ Nam hiện giờ thì nào ai có thể qua được gia chủ hiện nhiệm của Nhữ Nam đệ nhất thế gia, Trung Nguyên đệ nhất thế gia, Thiên hạ đệ nhất Nho học thế gia …
Viên thị Viên Phùng, Viên Chu Dương!
Năng lực nắm giữ và điều khiển tình thế thiên hạ của vị vua không ngai chốn Trung Nguyên này không kém cạnh gì đương kim hoàng đế Lưu Hoành.
Bắt đầu từ giữa năm ngoái, tức là 9-10 tháng trước, thế gia Nhữ Nam đã lũ lượt nghe theo lời hiệu triệu của Chu Dương công để tiến về thành bảo của Viên thị, ý đồ tạo nên thành bảo hùng mạnh nhất thiên hạ.
Khi trước nhiều kẻ nửa tin nửa ngờ, đồn thổi vớ vẫn các kiểu, thì nay thế sự diễn biến đã chứng minh tầm nhìn của Chu Dương công xa rộng và chuẫn xác đến nhường nào.
Loạn Khăn Vàng quét khắp thiên hạ, Hà Bắc điêu đứng, Hà Nam hoảng loạn, cả Dự Châu chìm trong chiến hỏa, cướp phá khắp nơi, thế gia suy tàn, gia tộc nhỏ tan cửa nát nhà, mà Nhữ Nam lại có 9 thành 9 người thoát được họa này.
Chu Tuấn và Tôn Kiên đứng sóng vai trên chòi canh trong quân trại vừa mới dựng.
Trời đã vãn chiều, doanh trại các bề cũng đã nổi lên lửa đuốc để đề phòng địch đánh bất ngờ khi trời vừa tối.
Trên đầu là mây đen u ám phủ hết mười phương và lượn lờ trong gió là tiếng kêu vang chết chóc.
Lũ quạ lượn thành đàn trăm ngàn con, đông đến nổi những kẻ già nua quáng mắt lãng tai đều khó lòng phân biệt được đâu là mây, đâu là bầy quạ.
Hướng mắt về xa, tòa thành bảo của Viên thị nổi lên lù lù giữa bình nguyên trống trãi, vững mạnh cứng cáp không thua gì quận thành Lư Giang nơi hắn ngồi chờ thời mấy năm nay.
Chu Tuấn tặc lưỡi:
“Tựa như bàn chân ma thú”
Tôn Kiên không trả lời nhưng đầu vô thức gật nhẹ, hai mắt toát lên vẻ đồng tình.
Chu Tuấn sinh tại Cối Kê, đất củ của Bách Việt, từng nhiều lần mộng tưởng có một ngày huy kiếm bình Bách Việt lập công danh hiển hách, vậy nên cũng biết khá nhiều về loài voi lớn hùng mạnh giúp Việt kháng Hán suốt trăm năm nay.
Tôn Kiên cũng không khác bao nhiêu, tuy là tổ tiên là người Sở nhưng nơi Tôn Kiên sinh ra, Trường Sa, cũng từng là vùng nội địa thuộc lãnh thổ Bách Việt, cách nhà hắn không xa còn có đền thờ Phật Nguyệt công chúa, người suýt nữa dìm chết Mã Viện ở hồ Động Đình.
Trong mắt người Việt, voi vừa là bạn vừa là thần hộ quốc vệ dân, trăm ngàn đền thờ Trưng Vương và chư tướng mọc lên khắp miền Âu Lạc và Sở Ngô cũng là nơi trăm ngàn voi thần trấn giữ thủ vệ vạn vạn đời con cháu Bách Việt và hương hỏa tổ tiên.
Tổ tiên từng nói ‘Nơi có dấu chân Bách Việt, sao có thể không voi?’
Còn trong mắt người Hán thì voi là kẻ địch và cũng là thần, nhưng không phải thần hộ vệ mà là ma thần xuống trần, là hiện thân của tai họa, là đại biểu của thiên tai.
4 chân lớn như 4 trụ trời, mỗi bước đi là một con địa long quay đầu bỏ chạy, thân to cao tai rộng bành và da xanh xám tựa như bầu trời trước bão, vòi như cơn lốc cuốn lấy kỵ binh, hất văng ngựa chiến, 2 ngà như răng nanh ma thần, tiếng hú như tiếng sét rung trời giữa giông tố.
Tình cảnh bây giờ cũng na ná thế, bão chiến loạn bao phủ thiên hạ, cuốn đi trăm ngàn mạng người, khí tang thương quyện vào mây mù, nhuộm u ám trời đen, …
Nhưng nếu nói theo suy nghĩ của Chu Tuấn và Tôn Kiên rằng thành bảo của Viên thị tựa như bàn chân voi thì không đúng, …
Bởi vì tòa thành ấy đang bị 30 vạn quân Khăn Vàng vây kín mít mấy vòng.
Chỉ có bãi uế của voi mới có nhiều ruồi bu đến thế!
Bình thường thì đồng nghiệp giải lao nhấp rượu nói nhãm chắc sẽ văng ra mấy câu chuyện bựa như này, nhưng bây giờ là chiến sự nguy cấp, mà lại …
“Chu huynh!
Ngươi thật dự định làm theo mật lệnh của bệ hạ sao?”
-Tôn Kiên đột nhiên mở miệng sau một hồi im lặng quan sát chiến trận của Ba Tài bày ra.
Chu Tuấn không trả lời, mắt vẫn nhìn thẳng xa xăm, miệng thì hỏi ngược lại:
“Văn Đài,
Ngươi là bạn ta sao?”
Tôn Kiên nghe hỏi thì ngây ra trong chốc lát rồi chớp mắt cười lớn đáp:
“Công Vĩ nói chuyện gì thế!?
Nếu không có ngươi dẫn đạo thì nào có ta hôm nay?
Chỉ sợ còn đang chui rúc ở chốn hoang dã nào đó nhai cơm khô chung với đám thiển cận Ô Giang kia.
Sức không có lại cứ nằm mơ giữa ban ngày, đi theo bọn ấy thật không có tương lai nha.
Chu huynh thì khác, nhờ ngươi tiến cử mà ta hiện giờ đã cầm binh cưỡi ngựa, thành lập công danh hiễn hách.
Đi theo ngươi thì ta yên tâm.
Nói đi, ngươi chọn đường nào thì ta theo đường đó!”
Chu Tuấn quay sang nhìn vào mắt Tôn Kiên mà cười hiền hòa:
“Tử nói rằng chớ làm bạn với kẻ thiếu lòng trung và chân thành.
Tuấn là thần tử, tự nhiên phải hết lòng trung thành theo lệnh bệ hạ.
Không cầu được chầu chung với tiên hiền, chỉ cầu trong đời có bạn hiền sánh vai”
Tôn Kiên cũng nhìn thẳng vào mắt đối phương, vỗ ngực vễnh râu ngoác mồm:
“Vậy thì hai ta xông!”
Chu Tuấn cười rút một tờ giấy ra đút vào đuốc lửa kề cận.
Lửa có thể thiêu rụi cả cánh rừng thì huống hồ là 7 chữ
“Giả vờ thua, mượn đao giết người!”
Nhìn mật tín hóa thành tro tàn theo gió cuốn đi, đáy mắt hai người đồng thời lóe lên rồi vụt tắt hai sắc thái rất khác thường và cũng rất khác nhau.
Giả vờ thua!
Cần thiết sao?
Binh lực của Chu Tuấn và Tôn Kiên cộng lại không tới 5 vạn, trong đó có chừng 1 nửa là mới chiêu mộ dọc đường từ phần còn xót lại của những gia tộc và thành trấn nhỏ được Khăn Vàng ‘ghé thăm’.
Trong khi đó, binh lực của Ba Tài và Trương Lương vượt qua 30 vạn, mặc dù phần lớn là dân nghèo bần cùng nhưng dù sao thì mấy tháng nay cũng đã được tắm máu nhuộm ác khắp Dự Châu, vũ khí trong tay đều từng làm tổn thương, thậm chí tước đoạt tính mạng của người khác.
Quân Khăn Vàng có lẽ không đủ tinh nhuệ, nhưng nếu nói họ là dân thì hoàn toàn trễ rồi.
Cho nên Chu Tuấn và Tôn Kiên cũng không cần diễn, hay nói cho đúng là không kịp diễn.
Hai người bàn bạc với nhau rằng trước thắng một trận, vừa đỡ nhục, vừa tạo lòng tin với người trong thành để sau này dễ thao tác hơn.
Thế là đêm đó hai người chia ra hai đường.
Chu Tuấn mang theo 4 vạn quân đánh tập kích chính diện vào chủ trại của quân Khăn Vàng.
Tôn Kiến lại mang theo 1 vạn quân tinh nhuệ dưới quyền đi vòng phía sau, muốn đánh gọng kiềm, ý đồ thắng lớn một trận, thậm chí còn có tham vọng muốn bắt sống hoặc giết chết 1 trong 2 người Ba Tài và Trương Lương.
Ai ngờ đâu Khăn Vàng đã sớm đã đề phòng, bên ngoài canh phòng lỏng lẽo, bên trong lại bày ra nhiều tầng mai phục.
Chu Tuấn cẩn thận tinh đời, tức thời cảm nhận được vấn đề.
Nhưng có lẽ do suốt quãng đường từ Lư Giang lên Nhữ Nam quá mức thuận lợi làm cho quân tốt dưới trướng sinh ra kiêu ngạo, lại thêm quân binh dưới trướng Chu Tuấn có đến 2 vạn là tư binh thế gia và huyện binh tạp nham, thiếu kỷ luật.
Ban đêm gió thổi vù vù, trời đen không trăng sao, tin tức thật khó truyền, khi mệnh lệnh của Chu Tuấn ban đến toàn quân cũng là lúc hơn phân nửa đã lọt vào mai phục.
Chu Tuấn nhìn thấy cuốc thuỗng gậy gộc đột nhiên bủa ra từ 4 phương 8 hướng, kèm theo là tiếng tên réo và tiếng la ó.
Hắn ngay lập tức làm ra quyết định: Hy sinh một bộ phận để bảo toàn quân tinh nhuệ!
Ban đêm nhìn không thấy cờ tướng soái, đánh nhau đều dựa vào sĩ khí và kỷ luật, phải là binh lính tinh nhuệ trong tinh nhuệ mới có thể đảm bảo thắng thì dũng tiến, thua cũng không loạn.
Nhưng đám tạp quân mà Chu Tuấn dự định hy sinh hiển nhiên không thuộc dạng trên, thậm chí quân tốt chính quy của Chu Tuấn cũng không thuộc dạng trên nốt bởi vì cách đây nửa năm thì Chu Tuấn cũng chỉ là anh huyện lệnh kiêm Thiên Cương của Huyền Kính Ty mà thôi.
Đám tạp quân không những không thể hoàn thành nhiệm vụ khiên thịt mà còn hoảng loạn chạy bừa làm đổ ngã sĩ khí và trận tuyến của quân chủ lực, rồi quân chủ lực cũng bổ nhào bỏ chạy khắp nơi, thành ra đánh chưa được nửa khắc thì quân của Chu Tuấn đã tan đàn xẻ nghé cả.
Đây chính là sai lầm do thiếu kinh nghiệm chiến trường.
Từ nhỏ đến lớn, Chu Tuấn chưa từng một lần dẫn hơn vạn quân giao chiến, cũng chưa từng gặp phải đối thủ đông và mạnh hơn mình, mặc dù từng tham gia chiến sự ở Cối Kê, cũng từng chỉ huy Huyền Kính Ty dưới quyền giao chiến với Ô Giang hội nhưng chỉ toàn bắt nạt người yếu.
Lư Giang hiện giờ là căn cứ địa của phái bảo hoàng, nghiễm nhiên cũng trở thành vùng đất của Đạo và Phật.
Chu Tuấn làm mấy năm huyện lệnh huyện Thư, một trong những trung tâm của Lư Giang, tất nhiên cũng từng nghe qua câu gieo nhân nào gặt quả nấy, bắt nạt người yếu thì có ngày đổi vị.
Ngày ấy chính là tối nay, sau khi Chu Tuấn bị Trương Lương dùng ưu thế quân lực để phản tập kích rồi đánh cho xấp mặt, hẵn dẫn mấy ngàn tàn quân chạy thục mạng, trên đường chẵng thấy Tôn Kiên đâu, đến khi vừa về tới doanh trại thì mùi máu tanh lần nửa xộc vào mũi, lập tức lửa nổi khắp nơi.
Hóa ra Ba Tài nhân lúc Chu Tuấn và Tôn Kiên rời đi, bí mật chỉ huy đám Khăn Vàng tinh nhuệ đến đánh lén doanh trại của phe triều đình.
Nói là Khăn Vàng tinh nhuệ, chính là một đám xuất thân từ giặc cướp, đâm chém chính diện chưa chắc hơn tư binh thế gia, và hẵn là kém quân triều đình một bậc, nhưng được cái là có nghề đánh lén ban đêm, đến đi như gió, bởi vì đảng cướp thành thạo nhất chính là đi ăn cướp vào những lúc trời đen gió lạnh như vầy.
Đứng trên thành bảo, đám thế gia Nhữ Nam nhìn doanh trại của viện binh cháy rực trời thì hoảng loạn không thôi.
Chốc lát lại nghe tiếng người ngựa kề đến dưới thành:
“Bản tướng quân là Hoành Giang Tướng Quân Tôn Kiên, nhận lệnh triều đình cùng với Thảo Nghịch Tướng Quân đến đây cứu viện.
Hiện giờ chiến sự nguy cấp, Thảo Nghịch Tướng Quân đang cầm chân kẻ địch, thế đánh cân bằng.
Nhưng quân địch đông mà ta thiếu ít, khó mà giữ lâu.
Người trong thành ai là chủ sự, mau mau phái quân đến hỗ trợ!”
Tiếng hét chấn thiên, át cả gió đêm lạnh lẽo.
Hóa ra là Tôn Kiên.
Tên này tiếc mạng đám anh em phía dưới nên không đánh theo kế hoạch mà nhân lúc Chu Tuấn thu hút sự chú ý của Khăn Vàng thì dẫn quân đi đường vòng tới thành bảo của Viên thị.
Tôn Kiên từ sớm đã cảm thấy mật lệnh của Lưu Hoành là vớ vẫn, không phù hợp thực tế.
Hồi chiều hắn vốn muốn khuyên Chu Tuấn rằng ‘tướng bên ngoài có thể không tòng mệnh vua’.
Ai ngờ thằng kia bày đặt làm tôi trung, Tôn Kiên lại mang ơn Chu Tuấn, còn cần nhờ Chu Tuấn nói tốt trước mặt Lưu Hoành nên khó lòng mở miệng bác bỏ.
Đêm đến thì y như rằng, Tôn Kiên vờ đi chậm có nửa khắc là bên Chu Tuấn sinh chuyện ngay.
Mặc dù đã đoán trước nhưng khi gặp được loạn quân bỏ chạy từ chỗ Chu Tuấn thì Tôn Kiên cũng hoảng hồn vì hơn ai hết, bản thân hắn hiểu được năng lực của Chu Tuấn thế nào sau cả chặng đường từ Lư Giang đến đây.
Tôn Kiên tự nhận là nếu ngang bằng về quân lực thì khó mà đánh bại Chu Tuấn, chỉ có thể ỷ võ dũng xông vào chém Chu Tuấn thì mới thắng được.
Bây giờ Chu Tuấn đã bại tan tác mà quân lực Khăn Vàng lại quá đông, trời lại là ban đêm, sợ rằng bỏ chạy cũng khó mà thoát được, thậm chí có khi tự chui vào lưới, thế là hắn nhằm thẳng thành bảo Viên thị mà đi.
Sau tiếng gọi hùng dũng của Tôn Kiên thì phía trên thành không có ai đồng ý.
Đơn giản là bởi vì đám này đã bị những trò hù dọa của Trương Lương mấy bữa nay làm cho sợ mất mật cả rồi.
Cơ hội thắng vốn nhỏ, mà nếu thua thì mẹ ơi, không chỉ không được toàn thây mà còn bày ra bộ lòng mời gọi chó hoang và lũ quạ tới ăn.
Thế gia Nhữ Nam đều là người học cao, thấm nhuần tư tưởng Nho gia, tư tưởng tôn quý quý sờ tộc, làm sao chịu được kết cục như vậy ấy.
Hai bên kỳ cà kỳ kèo một hồi thì tiếng hò hét đuổi gió xua mây mà tới, chính là Chu Tuấn dẫn quân bỏ chạy đến, kéo theo là hàng đàn quân Khăn Vàng.
Quả nhiên là ‘đôi bạn thân’, Tôn Kiên chạy đến thành bảo, Chu Tuấn cũng chạy đến thành bảo.
Mục đích của cả 2 lần này cũng cực kỳ nhất trí:
Vào thành!
Trương Lương và Ba Tài rất vui vẻ tuân theo lệ cũ, nếu Chu Tuấn và Tôn Kiên lựa chọn 3 thì bọn hắn sẵn lòng mở một cơ hội.
Quân Khăn Vàng theo lệnh của hai người, bắt đầu chậm lại bước chân, chia ra làm 4, 5 cánh quân, đứng nhìn quân của Chu-Tôn từ phía xa, trên mặt hiện lên vẻ khinh bỉ và trêu tức.
Hiển nhiên là trời tối thui thì không thể thấy được vẻ mặt gợi đòn ấy, mà có thấy thì cũng chả ai dám liều mạng xông ra để bị hội đồng.
Trên thành bảo hội họp nửa giờ vẫn chưa quyết định xem có cho Chu Tuấn và Tôn Kiên vào hay không, quân Khăn Vàng chịu không nổi, theo lệnh của Trương Lương hô lớn:
“Trốn không trốn, đánh không đánh, muốn đứng hóng gió tới chết hả?”
Trên tường thành bảo đột nhiên có người trúng gió độc ngả xuống chết tươi.
Chốc lát sau cửa thành mở ra, quân của Chu Tuấn và Tôn Kiên lũ lượt xô đẩy nhau kéo vào, nhiều người đi ngang qua xác chết kẻ xui xẻo kia mà không dám nhìn, mặt mày xanh xám cả, thầm hãi trong lòng rằng quân Khăn Vàng có tà pháp.
Nổi sợ ấy vừa hình thành thì bao nhiêu kiêu ngạo và tự tin đạt được trong quá trình liên chiến liên thắng trước đây đều bay biến cả.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.