Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 114: Lãnh tụ 3

Tiểu Lão Nhân

14/07/2022

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khách khán thi gia”

-Bài thơ Vọng Nguyệt trích từ [Nhật ký trong tù] của Hồ Chí Minh.

Tác dịch:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay xử thế nào?

Người hướng trăng trong ngoài cửa sổ

Trằng nhòm khe nhỏ ngắm nhà thơ

(P/s: bởi vì trong chương này có vài câu đùa chế từ bài thơ của Bác nên mạn phép nhắc trước, đơn thuần là mượn hoàn cảnh, đừng nghĩ quá nhiều)

------------

Trước khi vào trại Hoa Cải, nhóm 4 người Nguyễn Bảy, Alexandre, Asiana và Bard đã trãi qua cuộc hành trình hàng vạn dặm.

Họ đi qua hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, gặp gỡ không đếm hết bao nhiêu dân tộc và thể chế chính trị khác nhau.

Có những nơi văn minh phát triễn và cũng u tối không thua gì Hán triều, có những nơi dã man hoang sơ nhưng giữ lại sự sởi lởi đầm ấm nguyên thủy của nhân loại, bên cạnh đó cũng có rất nhiều nền văn hóa mang những nét đặc sắc hết sức kỳ lạ.

Thế nhưng nói đến thời gian cải tạo ở trong trại Hoa Cải thì cả bọn đều không khỏi trầm trồ xúc cảm, bởi bầu không khí nơi này không chỉ mới lạ mà còn tiên tiến và đáng học hỏi, cho dù đối với người bản xứ như Nguyễn Bảy.

Alexandre đã hơn 40, từng trãi qua những ngày tháng trong ngục giam do lệnh diệt Cơ Đốc của La Mã Đại Đế Marcus Aurelius, cũng tận mất chứng kiến những trò lố lăng của Aurelius Commodus tại đại đấu trường Colosseum.

Nhờ trời phú, hoặc có lẽ là Thiên Chúa ban ơn theo cách nghĩ của Alexandre, ông học tập ngôn ngữ mới rất nhanh.

Bản thân ông vốn thông thạo nhiều thứ tiếng như ngôn ngữ Latin phổ biến của đế chế La Mã và cả tiếng lóng của giới quý tộc vì ông từng có thời gian làm nô lệ trồng nho ở Roma, ông còn trang bị cho mình hệ thống ngôn ngữ Hi Lạp, Do Thái, Ba Tư và Ai Cập cổ trong quá trình nghiên cứu nông nghiệp học, thảo dược học và thần học.

Nhiều ngữ thì thạo ngôn, Alexandre đã nắm giữ được kha khá tiếng Việt cơ bản từ Nguyễn Bảy trong thời gian đồng hành Đông du, và ông cũng chỉ mất một mùa đông năm ngoái để tậu riêng cho mình một thứ tiếng Hán giọng Địa Trung Hải.

Nhờ đó mà Alexandre có thể nghe hiểu và giao tiếp khá ổn với những người khác trong trại, từ cải tạo sinh khác lẫn hỗ trợ viên.

Càng ở trong trại Hoa Cải lâu, tiếp xúc và nghe càng nhiều thì Alexandre càng cảm thấy mông lung về sự chân thực của những giấc mơ từ lâu lắm rồi.

Thuở ấy là những ngày tháng trầm mình trong bóng tối hôi ám của ngục giam dưới đấu trường Colosseum, không ít lần Alexandre đã rơi vào mơ mơ màng màng vì bị bắt ép sử dụng một loại độc dược gây ảo giác dành riêng cho nô lệ và đấu sĩ để tạo sự phấn khích điên cuồng.

Với đức tin mạnh mẽ của mình, Alexandre đã không biến thành dã thú, nhưng thân thể ông thì vẫn sẽ bị độc dược đưa vào những cơn mộng du bất kể ngày đêm.

Trong những cơn mộng mị ấy, Alexandre gặp được Người, Thiên Chúa Tối Cao Vĩ Đại, hứa rằng ông và những tín hữu sẽ tìm được chốn bình an bởi trên thế giới ô trọc này vẫn luôn có ánh sáng.

Bởi vì bản thân khá am hiểu thảo dược học, thế nên cho đến trước khi vào trại Hoa Cải thì Alexandre vẫn tin chắc rằng những hình ảnh kia đều chỉ là một giấc chiêm bao đẹp trong ngày đau đớn mà thôi.

Nhưng hiện giờ thì Alexandre đang dần tin vào một ‘miền đất hứa’ nơi mà có lẽ chính Thiên Chúa đã chỉ dẫn cho ông đến.

Nơi này nghe nói đã và đang thành công trong quá trình bãi bỏ chế độ nô lệ bao gồm cả nông nô, còn ‘tù nhân’ thì Alexandre có thể cảm nhận rõ rằng không một ai trong trại Hoa Cải bị đối xử hay tự cảm thấy bản thân như là tù nhân cả.

Alexandre nghe rất nhiều cải tạo sinh chính miệng chân thành mong muốn ở lại trại sau thời gian cải tạo để tiếp tục được sống, cống hiến, đền ơn và lan tỏa cuộc sống như vậy.

Nếu không phải bởi vì một số người có gia đình ở bên ngoài cộng thêm nhu cầu tuyển dụng của trại không phải rất lớn thì có lẽ 9/10 cải tạo sinh đều sẽ chọn ở lại trại Hoa Cải.

‘Nhà tù’ mà còn được tốt như vầy thì thế giới bên ngoài còn có thể đạt đến mức nào nữa!?

Alexandre đã không ít lần tự nhủ với lòng rằng có lẽ Thiên Chúa muốn ông hãy lan truyền tin tức về nơi này với những con chiên khác của Người nên mới ban cho ông cơ hội được đến và cảm nhận ánh sáng hi vọng nơi đây.

Nguyễn Bảy thì ở một khía cạnh khác với Alexandre.

Bản thân là một người phụng sự trung thành của Hoàng Hùng và càng quan trọng là một người con của mãnh đất phương nam, hắn cảm thấy vui sao khi những tư tưởng chính trị sáng tỏ và trực bạch được công khai cho kể cả tầng lớp thấp nhất.

Hàng ngày, các hỗ trợ viên vẫn tổ chức 2 buổi tuyên truyền tập thể, sáng là tuyên truyền tư tưởng chính trị, chiều tối thì tổ chức cho cải tạo sinh giải bày khúc mắc của bản thân bao gồm ở hiện tại, trong tương lai và cả quá khứ.

Trong buổi tuyên truyền sáng sớm, cải tạo sinh sẽ được nghe giảng về quá trình hình thành của Đại Nam Đồng Minh Hội và đường lối chính trị của nó đối với dân sinh, kinh tế, quân sự, pháp luật, tôn giáo, cũng như nhiều nhiều khía cạnh khác.

Nguyễn Bảy lúc đầu cảm thấy đây là việc tốn công không quả bởi hắn cũng từng tiếp xúc nhiều với dân nghèo tầng chót, trình độ hiểu biết của nhìn chung là thấp và tính cục mịch cổ hủ rất nặng, họ quan tâm tới cái ăn cái mặc là chủ yếu chứ chữ nghĩa tư tưởng gì đó thì cao siêu quá.

Nhưng rồi hắn nhận ra chính sách tuyên truyền này tuy tốn công nhưng không phải không quả mà phải nói là sai quả, bội thu quả mới đúng.

Điều này thể hiện vào những buổi thảo luận tự do lúc chiều tối, lúc này hỗ trợ viên sẽ không diễn thuyết, mà thay vào đó là hướng dẫn, cổ vũ cải tạo sinh tự bộc bạch, đóng góp ý kiến.

Đám cải tạo sinh già đời không ngần ngại kể ra những vết nhơ đời mình, từ chuyện bị đối xử bất công đến những chuyện tự ô khiến họ hối hận.

Đám cải tạo sinh mới vào trại tuy nhút nhát nhưng lại nghe say xưa ngon lành, cũng không ít lần bị đồng cảm với những câu chuyện tương tự với mình thổ lộ theo lúc nào không hay.

Không chỉ thế, lúc bình thường lao động-ăn uống-nghĩ ngơi thì họ cũng vẫn truyền tai nhau những lời nhận xét thẳng thắng về thời cuộc, không hề ngần ngại trong việc phơi bày sự đen tối của triều đình Lạc Dương và chế độ quý tộc, thế tộc.

Họ cũng như bày tỏ niềm tin của bản thân vào tương lai tươi sáng mà họ có thể đạt được ở phương Nam chỉ bằng việc siêng năng cần cù và tuân thủ đạo đức pháp quy.

Có lẽ họ không thật sự hiểu nguồn gốc sâu xa của hiện trạng đương thời nhưng họ lại đang cải tạo mình hướng tới tương lai, như những chú chim nhỏ tự tin vươn cánh sẵn sàng bay lượn tầng không, và nếu thế thì những nơi như trại Hoa Cải quả là một trường tập bay xuất sắc.

Bất kể thế nào thì theo Nguyễn Bảy, nếu Hoàng Hùng đã dám tiến tới một bước này, vậy tức là độc lập không còn xa nữa, hoặc có lẽ phải nói là đã trong tầm tay với rồi.

Nếu như cách nhìn của Alexandre và Nguyễn Bảy mang màu sắc chính trị triết học thâm sâu thì với Bard đó đơn thuần là sắc màu, là văn hóa.

Bard mặc dù còn đang bập bẹ học ngôn ngữ địa phương nhưng đã bắt đầu phổ thơ phổ nhạc cho những mẫu chuyện dân gian mà các hỗ trợ viên thường kể cho họ nghe mỗi ngày.

Hắn cũng yêu say đắm những câu hát dân ca mà đôi lúc một cải tạo sinh nào đó sẽ nghêu ngao khi đang lao động.

Làm một kẻ du ca yêu tự do và cũng từng trãi qua nhiều khuôn luật khắt khe khi hành nghề ở các thành bang La Mã, thế nên Bard có thể tưởng tượng ra biết bao nhiêu tấm lòng khoáng đạt, trí tuệ xuất chúng và cả tài hoa nghệ thuật nhiệm màu đã được đổ vào để xây dựng nên hình thức ‘trại cải tạo tâm hồn’ như trại Hoa Cải này là.



Ngoài nơi này thì còn ở đâu trên đời này có người nghĩ đến việc dùng chuyện xưa tích cổ như một phần thiết yếu trong ‘ngục tù’ kia chứ?

Trước đây cho dù là trong mơ thì Bard cũng chưa từng nghĩ tình cảnh ấy.

Trong số những người bày tỏ muốn ở lại trại Hoa Cải mà Alexandre biết có cả Bard nữa.

Asiana thì là người duy nhất trong nhóm cảm thấy môi trường trong trại Hoa Cải không thích hợp đối với ‘tù nhân’.

Sinh ra trong một dân tộc dũng mãnh thiện chiến, nàng gặp qua nhiều cách đối xử tù binh ‘hiệu quả’ hơn, đặc biệt trong việc ‘bẻ cong’ thân thể lẫn ý chí đối phương.

Nhưng nói vậy không có nghĩa là Asiana phản cảm với mô cơ chế vận hành của trại Hoa Cải.

Bởi nàng vốn không hề cảm thấy mình là tù nhân, dòng máu Amazon cho thân thể nàng sự cao quý, đức tin vào Thiên Chúa cho linh hồn nàng sự thánh khiết.

Vậy nên Asiana đơn thuần coi trại Hoa Cải là một nơi nghỉ dưỡng thanh bình sau chặng đường bôn ba dài dằng dặc.

Tuy nhiên nàng đang có ý định đóng góp kiến nghị nghiêm túc với ban quản lý trại Hoa Cải, những người mà theo nàng là quá mức nhân từ.

Trong 2 tháng ở đây, bọn họ chứng kiến không ít lần mà gián điệp của các tổ chức ‘khủng bố’ nhịn không nổi tiến hành trốn trại, trong đó còn có vài lần đạt được trợ giúp từ bên ngoài.

Tuy lần nào bọn xấu cũng đều thất bại nhưng theo như ban quản lý trại tuyên truyền thì những người sống xót đều chỉ bị chuyển đi khu quân điền hoặc quân mỏ do quân đội chính quy quản lý mà thôi.

Theo Asiana thì những lời đó hẵn không phải là nói dối bởi nàng chưa từng nhìn thấy cảnh tra tấn hay hành hạ nào.

Tất cả những kẻ xâu kia đều có vài ngày đến cả tuần ở lại trại Hoa Cải trước khi người bên quân đội tới áp giải, thi thoảng cũng có những người may mắn hiếm hoi được quân đội trả lại cho trại Hoa Cải sau khi trắng án.

Kỳ thực cũng không trách Asiana dễ tin bởi ngoại trừ Nguyễn Bảy phát hiện một chút dấu vết bất thường ra thì tất cả các cải tạo sinh lẫn hỗ trợ viên đều tin sái cổ.

Họ không biết rằng có gần 1 nửa vụ trốn trại, công trại, phá hoại trại là do Nhân Dân Tự Vệ Quân phối hợp với ban quản lý trại dàn cảnh, về phần những người ‘may mắn hiếm hoi’ vượt qua khảo hạch của quân đội để quay về trại Hoa Cải thì có đến 99% là đặc viên ngầm của Nhân Dân Tự Vệ Quân.

Đây là đề xuất của cảnh viên kỳ cựu Nguyễn Minh Đăng, hiện đã là phó trưởng đoàn Nhân Dân Tự Vệ Quân tại Trường Sa.

Mặc dù có chút xảo trá mưu lợi nhưng phải thú nhận là cách này bổ sung rất tốt cho chính sách tuyên truyền miệng, là thực hành đi đôi với lý thuyết, vừa giết gà dọa khỉ, vừa vung hoa dẫn ong bướm.

Đúng thế, ngoài trừ làm gương cho các cải tạo sinh trung thực thì cũng có không ít lần thành công gạt đến gian điệp phe địch tin tưởng mà chủ động bắt liên hệ với đặc viên ngầm của ta, từ đó mở ra cơ hội cho Nhân Dân Tự Vệ Quân tiến hành kế hoạch truy tra, tóm gọn, tiêu diệt các cơ sở ngầm của Huyền Kính Ty, Ô Giang hội, và các tổ chức ‘khủng bố’ khác.

Quay lại với nhóm người Nguyễn Bảy,

Số trời ban phước, trước khi Asiana kịp kiến nghị điều gì bất thường để gây nên nghi ngờ thì khí vận đã để mắt tới bọn người Nguyễn Bảy, hoặc có lẽ là riêng Nguyễn Bảy, ai mà biết được tỏ tường những cơ chế vận hành huyền ảo mơ hồ của khí vận.

Tóm lại là mặc dù không có tư cách tham gia buổi khảo hạch đặc ân vào tháng 6 do thời gian cải tạo quá ngắn nhưng bọn Nguyễn Bảy cũng không cần chờ đến tận tháng 12.

Sau 2 tháng cải tạo tích cực, Nguyễn Bảy cuối cùng gặp được một người quen.

Lê Thị Dăm, tên thường gọi hồi ‘thanh mai trúc mã’ là Rau Răm Nhỏ, lớn lên ở vùng quê Hải Đông, Âu Lạc, một học trò của Bỉnh Khiêm tiên sinh, Nguyễn Văn Đạt.

Trước đây nàng cũng công tác ở đây với vai trò cấp phó, hiện tại thì nàng vừa thăng chức trưởng trại Hoa Cải sau 3 tháng tu nghiệp, cách đây không lâu còn được ban hiệu Phi Yến.

(P/s: Câu chuyện về biệt hiệu Phi Yến này thì để sau bởi nó liên quan tới một phong trào chính trị đang chớm nở ở phương nam và hiển nhiên là khá dài dòng)

Lại nói sau khi nhận ra Nguyễn Bảy thì vào giờ nghĩ trưa nàng liền tức tốc đến trụ sở Đại Nam Đồng Minh Hội ở nội thành Trường Sa tìm gặp Hoàng Hùng.

Nhận được báo cáo của Lê Thị Dăm, lãnh tụ hiện thời của Đại Nam Đồng Mình Hội lâp tức cho chuẫn bị rượu ngon và thật nhiều bánh nướng để đêm nay đến trại Hoa Cải cùng vui Trung Thu với các cải tạo sinh và công nhân viên của trại.

Đương nhiên, chủ yếu là thưởng hoa thưởng trăng với người anh em lâu ngày không gặp.

“Trại đêm, hương rựu lẫn hương hoa

Ngó khắp Tây Đông vạn dặm dài

Người hướng trăng tròn hỏi minh nguyệt

Sự đời được mấy lần 10 năm?”

-Nguyễn Bảy được men rựu làm sôi cảm hứng, hướng về phía ánh trăng vàng mà ngâm rồi ôm bình rượu đến nhảy múa bên cạnh Bard, người đang nồng say đưa đẩy những nốt nhạc đàn Lyre vào từng làn gió mát quyện tiếng ong ve của dạ lý hương.

Hoàng Hùng buồn cười nói:

“Nguyễn ca, ngươi say.

Là 7 năm!”

Tính đâu ra đấy thì Nguyễn Bảy mới rời cảng Vân Đồn được 7 năm, Hoàng Hùng có thể nhớ rõ chuyện này vì trước khi đội thám hiểm ra khơi 1 năm thì hắn về quê gặp được Nguyễn Văn Đạt tiên sinh và được tặng một bài thơ, trong đó có câu đầu là “7 năm đội đất lên đầu”.

“7 năm hả … ợ …”

Đúng như dự đoán của Hoàng Hùng, năm ngoái Khăn Vàng khởi nghĩa, đất vàng trãi khắp Trung Nguyên, vậy nên dễ tính được bây giờ là 8 năm kể từ ngày hắn về quê cha đất tổ, cũng là 7 năm kể từ ngày Nguyễn Bảy rời xa quê hương.

“… Hớ … không hợp … ực …”

Nghĩ đến đây Hoàng Hùng không khỏi xúc động, Nguyễn ca khi mới 11-12 tuổi đã bị cha hắn kéo rời khỏi quê hương đến Trường Sa nhìn hắn, đến khi có cơ hội về thăm quê lại chỉ ở được có 1 năm đã bị hắn dụ khi đi tha hương suốt 7 năm trời.

“Vầnnn”

Nhìn lại Nguyễn Bảy bây giờ cũng đà 30 tới nơi, Hoàng Hùng dự trù giữ hắn bên người, tranh thủ tìm người tác hợp cho hắn.

“Có lẽ Lý ca có nhân tuyển, nghe nói gần đây hắn vẫn thường kéo Đinh ca đi coi mắt.

Haizz!

Một đám đàn ông trung niên đến tuổi cha chú người ta hết rồi.

Khổ cho bọn hắn!”

Đang miên man suy nghĩ thì có một bàn tay từ sau đầu trườn xuống, đung đưa trước mặt Hoàng Hùng làm hắn giật mình.

Hóa ra là Nguyễn Bảy đang đỏ mặt cười ngây ngô:

“Công tử, ta nói 7 năm không hợp vần nhaaaa.



Công tử làm gì mà suy nghĩ chăm chú dữữữ?

Tìm không ra cách sửa thơ phải hôngggg?

Há há há!

Bài này ta lên ý tưởng từ … mấy năm trước?

Không nhớ rõ, hồi đó còn bị nhốt trong nhà ngục ở Rome,

Bây giờ tuy sửa một vài từ cho hợp hoàn cảnh nhưng cảm xúc vẫn thế.

Bao nhiêu năm tâm huyết, không sửa được đâu, làm sao sửa được?

Tin đi, chuẫn hết chỉnh rồi!”

Nói đến đây, Nguyễn Bảy lại bước đi siêu vẹo về bên Bard.

Hai người ôm vai bá cổ nhau cùng đá chân tưng tưng dưới ánh trăng rằm, theo nhịp men say, miệng thời ngân nga hòa tấu giọng Đông Việt Tây Rome trong tiếng đàn Lyre một tay chập choạng của Bard:

“Trại đêm, hương rựu lẫn hương hoa

Ngó khắp Tây Đông vạn dặm dài

Người hướng trăng tròn hỏi minh nguyệt …”

“Rọi đời đà 7 mùa trung thu!?”

-Đó là Hoàng Hùng mỉm cười chen ngang, và hắn tiếp tục thay máu nguyên bài thơ:

“Đêm dài không rựu cũng không hoa

Ngục tối phương xa nhớ quê nhà

Người hướng trong lòng hỏi trăng sáng

Đường về còn mấy mùa trung thu!?”

Bard tuy không nghe hiểu rõ từng chữ nhưng lại có thể chớp chớp mắt rồi lập tức nhập thần vào thử lẫm nhẫm vần luật âm điệu trong men say, tay vẫn còn khoác trên cổ Nguyễn Bảy.

Alexandre và Asiana vốn từ chối uống rượu nên rất tỉnh táo, trong mắt 2 người họ, những giọt nước mắt đang tuôn rơi trên đôi má gió sương dũng cảm từ cặp mắt tinh anh kiên nghị.

Một cảnh tượng mà họ chưa từng chứng kiến dù chỉ một lần trong suốt cuộc hành trình gian khó vất vả suốt mấy năm qua.

Hoàng Hùng cũng ít thấy cảnh này, ngoại trừ lần đầu đám anh em được thầy Nguyễn Văn Đạt dẫn đi viếng thăm đền Ngọc Lâm.

Nhưng khác với Alexandre và Asiana, hắn có thể hiểu rõ ràng những giọt nước mắt ấy:

“7 mùa Trung Thu rồi anh Bảy à!

Trăng nơi ấy chắc không sáng như trăng quê nhà!”

Nguyễn Bảy như tĩnh cả người sau lời ấy, cũng phải thôi, hắn nãy giờ chỉ mượn hơi men để vui ca quên đời thôi.

Nhưng bài thơ của Hoàng Hùng đã kéo hắn từ cung trăng về thực tại bởi vì nó sát tới hơn 8 phần 10 nội dung nguyên bản mà Nguyễn Bảy làm khi còn bị giam ở Rome:

“Phải!

7 mùa Trung Thu rồi!

Bard, Alexandre, Asiana, còn có Marco Polo và các bạn ở phương trời nào đó có còn nhớ.

Ta từng kể cho các bạn nghe về ý nghĩa của Trung Thu.

7 mùa Trung Thu rồi!

7 mùa xa quê, 7 mùa không được ăn tết đoàn viên, tết quê hương, tết trẻ con.

Phải, tết trẻ con.

Trước cha già văn minh ngàn đời và đất mẹ bao la vạn lý thì ai mà không phải trẻ con cơ chứ?

Trời làm chăn gối, trăng làm mền, là lá la la, hu hu hức hức”

(P/s: đạo chế thơ Lý Công Uẩn, [thiên vi khâm chẩm địa vi chiên])

Nguyễn Bảy đứng đơ ra đó mếu máo như một đứa trẻ khóc đòi cha mẹ vào ngày đầu tiên ở trường mẫu giáo.

Lời nói của hắn cũng đã bắt đầu có chút mơ màng mông lung nửa tĩnh nửa mê.

Nguyễn Bảy đã say thật rồi.

Nhưng không phải say rượu …

Mà là say quê hương!

Hoàng Hùng im lặng bước lại gần vỗ vai Nguyễn Bảy rồi, kèm theo một nụ cười tỏa ánh sáng trăng rằm, quay sang nói với Alexandre và Asiana:

“Cùng vui nào!”

Không cần thạo ngôn ngữ Bách Việt thì cũng đủ hiểu ý hắn, bởi ngay sau đó hắn liền dắt Nguyễn Bảy và Bard chạy về phía đám đông đang vây quanh đống lửa trại.

Nơi ấy có nàng Phi Yến Lê Thị Dăm đang tổ chức cho mọi người nhảy múa hát ca và sẽ chia thức ăn đồ uống như một buổi tuyên truyền đặc biệt nhân ngày tết Trung Thu.

Trong những cơn gió thu nồng hương Dạ Lý, dưới ánh trăng tỏ đẹp lòng yêu quê của những người con chưa từng thôi nghĩ về đất mẹ, từng dòng hoài niệm vui buồn cứ thế tuôn ra theo tiếng nói cười bàn tán rồi hòa tan vào những chén rượu nồng đậm men quê.

Cũng trong cảnh sắc mừng vui của đêm hội cổ truyền ấy, chủ nhà và khách đường xa, hỗ trợ viên và cải tạo sinh, nam và bắc, đông và tây, cùng sẽ chia cho nhau những thức quà dân dã đậm màu văn hóa phương nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Việt Hùng Diễn Nghĩa

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook