Chương 75: Cơ Cấu Mới
Peter Heart
22/07/2023
Chương 75: Cơ Cấu Mới
Ngày hôm đó, nội bộ ban lãnh đạo Hồng thôn họp bàn từ sáng cho đến trưa, ăn uống xong lại làm việc từ trưa cho đến chiều.
Cuối cùng mọi người cũng giải tán. Tuy trên khuôn mặt ai nấy cũng lộ vẻ mệt mỏi, nhưng ánh mắt lại có sự thoả mãn vô cùng.
Nguyễn Long cũng âm thầm thở phào nhẹ nhõm. Việc chuyển đổi từ một cơ cấu quen thuộc sang xa lạ là việc làm cực kỳ khó khăn.
Theo tâm lý thông thường, mọi người rất dễ thoả mãn với hiện tại mà ngại sự đổi mới, hơn nữa là sự đổi mới mang tính cộng đồng.
Bản cơ cấu mới Nguyễn Long đưa ra cũng vấp phải nhiều sự phản đối kịch liệt. Cũng may, uy vọng của hắn nơi Hồng thôn khá cao, cộng với những lý lẽ sắc bén mới có thể làm mọi người tuân phục.
Sau nhiều lần bàn cãi, sửa đổi, cuối cùng mọi người cũng thống nhất cách thức và phương pháp thực hiện việc đổi mới.
Trước tiên là nơi ban lãnh đạo.
Đứng đầu Hồng thôn vẫn là Nguyễn Long với cương vị thủ lĩnh tối cao, có quyền quyết định mọi việc. Điều này cũng không phải do hắn đam mê quyền lực nhưng bộ máy Hồng thôn thực sự còn quá trẻ. Quá trình phổ cập tri thức của hắn cũng còn quá ngắn. Nguyễn Long chưa hoàn toàn yên tâm để cho bọn hắn quá nhiều quyền lực muốn làm gì thì làm.
Bù lại, hắn sẽ tự mình hạn chế xen vào quyết định của cấp dưới, trừ những điều thực sự quan trọng. Hắn sẽ đứng bên cạnh với tư cách là cố vấn hơn là lãnh đạo.
Bên dưới Nguyễn Long là bảy thủ trưởng chịu trách nhiệm các mảng lĩnh vực khác nhau.
Thủ trưởng nội vụ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề quan trọng bên trong Hồng thôn, thay mặt Nguyễn Long trong mọi vấn đề đối nội. Trưng Trắc là người được đề cử đảm nhận vị trí quan trọng này, bên cạnh nàng là phó thủ trưởng Mai Thúc Loan.
Thủ trưởng ngoại vụ chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đối ngoại, bao gồm cả việc mở rộng lãnh thổ hay đàm phán với thế lực bên ngoài. Trọng trách này được đặt trên vai Lý Bôn và phó thủ trưởng Cao Bá Quát.
Đây là hai vị trí quyền lực chỉ đứng sau Nguyễn Long, gần như có thể thay thế Nguyễn Long quản lý trong ngoài Hồng thôn.
Tiếp theo là thủ trưởng tài chính, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản cũng như các việc thu chi trong Hồng thôn, tương đương với thủ quỹ. Việc này được giao phó cho Mai Thị Xuân và và phó thủ trưởng Triệu Thị Trinh đảm nhận.
Thủ trưởng công văn chịu trách nhiệm đưa ra các văn bản trong các cuộc họp, kiểm kê sổ sách và các vấn đề liên quan đến các quyết định, giấy tờ. Nói một cách dễ hiểu là thư ký của Hồng thôn. Trọng trách này được giao cho Mai Ngọc Long với một số người có trình độ học vấn cao.
Thủ trưởng kinh tế chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề về tài nguyên, trồng trọt, chăn nuôi. Nói chung là mọi vấn đề kinh tế. Đảm nhận vị trí này không phải ai khác là Mai An Tiêm và phó thủ trưởng Triệu Túc.
Thủ trưởng giáo dục chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề về giáo dục, bao gồm cả việc tu luyện phát triển tu vi. Mai An Long sẽ là thủ trưởng của mảng này và Trần Tuân sẽ là phó.
Thủ trưởng công nghệ chế tác chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển từ dụng cụ lao động đến vũ khí chiến đấu. Cao Lỗ sẽ là thủ trưởng và Mai Thúc Hoà làm phó.
Bảy thủ trưởng chỉ được phép làm việc trong lĩnh vực của mình, nếu có dính líu đến lĩnh vực của người khác cần phải có sự đồng ý của đối phương. Ví dụ thủ trưởng tài chính và thủ trưởng công văn phải có sự phối hợp với nhau trong việc thu chi sổ sách, hay thủ trưởng kinh tế muốn sử dụng nông cụ lao động cần thông qua thủ trưởng công nghệ chế tác,...
Nói chung giữa các thủ trưởng cũng có sự ràng buộc qua lại lẫn nhau, mỗi người đều có đặc quyền trong lĩnh vực của mình không ai được phép thay thế quyết định.
Mỗi một thủ trưởng phải có ít nhất 11 thành viên trong lĩnh vực của mình. Cộng với bản thân thủ trưởng là 12 người. Tất cả được chọn trong 12 chi thôn. Mỗi chi thôn phải có ít nhất một người nằm trong bảy bộ ban ngành.
Chi thôn là đơn vị hành chính Nguyễn Long phân chia Hồng thôn. Có 12 chi thôn đứng đầu bởi chi trưởng. Các chi thôn sẽ đc phân chia nhân khẩu, khu vực lao động và nơi ở cụ thể. Công tác phân chia được Nguyễn Long cùng với các thủ trưởng đích thân thực hiện.
Các thủ trưởng cũng sẽ nằm trong chi thôn, chịu sự giám sát của chi trưởng. Thủ trưởng không được phép làm chi trưởng của chi thôn.
Nói tóm lại bộ máy Hồng thôn bao gồm hai bộ phận. Trung ương chính là bảy thủ trưởng và địa phương là mười hai chi trưởng quản lý lẫn nhau.
Bọn họ sẽ có nhiệm kỳ làm việc bốn năm. Nhiệm kỳ đầu tiên này do Nguyễn Long đích thân chỉ định, nhưng bắt đầu từ nhiệm kỳ sau sẽ được người dân bầu chọn.
Mỗi người chỉ có thể làm tối đa ba nhiệm kỳ liên tiếp với cùng một chức vụ và bắt buộc phải thay đổi.
Khi thủ trưởng thay đổi, những thành viên phụ thuộc cũng phải thay đổi theo. Thủ trưởng mới sẽ có toàn quyền lựa chọn những thành viên cấp dưới của mình, kể cả phó thủ trưởng.
Ngoài ra còn hai bộ phận không thuộc bộ máy quản lý Hồng thôn là thẩm phán và quân đội.
Quân đội do Lý Thân, Hoàng Văn Đủ, Cao Bá Bao, Phạm Bạch Hổ quản lý. Cả bốn người có bổn phận và quyền lực ngang nhau, không được tham gia vào bất cứ chức vụ gì kể cả thủ trưởng lẫn chi trưởng. Không được nhúng tay vào việc quản lý các vấn đề của Hồng thôn. Đây là một bộ phận hoàn toàn độc lập với chế độ quản lý và luật lệ hoàn toàn khác, chỉ phụ thuộc vào một mình Nguyễn Long, không có chi trưởng hay thủ trưởng nào có quyền điều động.
Hiện tại, quân đội chính quy bao gồm Hồng Lâm Quân đoàn và Trinh Sát Việt đoàn. Ngoài ra còn có quân nghĩa vụ. Tất cả các thanh thiếu niên mười tám tuổi bất kể nam nữ, dù đang làm gì cũng phải tham gia nghĩa vụ trong vòng một năm, sau đó sẽ được tuyển chọn để vào Hồng Lâm quân, Trinh sát quân hay trở về với công việc của mình. Trong thời gian trong quân đội, bọn họ sẽ không thuộc về quyền của bất kỳ chi thôn thay thủ trưởng nào.
Bộ phận thứ hai không thuộc bộ máy quản lý Hồng thôn là Thẩm phán do Phạm Tu, Hoàng Văn Đông và Triệu Tam Trinh quản lý. Cũng như quân đội, bọn họ không đc tham gia bất kỳ chức vụ nào khác trong Hồng thôn. Bọn họ cũng có một chế độ khác với mọi người, khu vực sinh sống gần ngay nơi ở của Nguyễn Long, không thuộc bất kỳ chi thôn nào.
Dĩ nhiên ba vị thẩm phán tối cao cũng có đội ngũ của riêng mình trong các chi thôn, thay mặt bọn họ giữ gìn luật pháp trong chi thôn của mình. Họ không phải chịu sự quản lý của bất kỳ chi trưởng nào ngoài Nguyễn Long và ba vị thẩm phán tối cao. Mỗi chi thôn sẽ có hai người thuộc đội thẩm phán.
Quân đội và thẩm phán không có nhiệm kỳ, tùy theo hoàn cảnh mà sẽ có sự thay đổi.
Ngoài vấn đề hành chính, nhân sự. Nguyễn Long cũng đưa ra một loạt các chính sách đổi mới khác, từ công ăn việc làm đến phân phát lương thực, cơ chế giáo dục, kế hoạch đối phó với tình hình bên ngoài.
Mỗi thứ đều được bàn luận một cách nghiêm túc rõ ràng. Lập tức sẽ đc áp dụng vào thực tiễn không hề có sự chần chờ.
Một làn gió mới bắt đầu thổi khắp Hồng thôn.
Ngày hôm đó, nội bộ ban lãnh đạo Hồng thôn họp bàn từ sáng cho đến trưa, ăn uống xong lại làm việc từ trưa cho đến chiều.
Cuối cùng mọi người cũng giải tán. Tuy trên khuôn mặt ai nấy cũng lộ vẻ mệt mỏi, nhưng ánh mắt lại có sự thoả mãn vô cùng.
Nguyễn Long cũng âm thầm thở phào nhẹ nhõm. Việc chuyển đổi từ một cơ cấu quen thuộc sang xa lạ là việc làm cực kỳ khó khăn.
Theo tâm lý thông thường, mọi người rất dễ thoả mãn với hiện tại mà ngại sự đổi mới, hơn nữa là sự đổi mới mang tính cộng đồng.
Bản cơ cấu mới Nguyễn Long đưa ra cũng vấp phải nhiều sự phản đối kịch liệt. Cũng may, uy vọng của hắn nơi Hồng thôn khá cao, cộng với những lý lẽ sắc bén mới có thể làm mọi người tuân phục.
Sau nhiều lần bàn cãi, sửa đổi, cuối cùng mọi người cũng thống nhất cách thức và phương pháp thực hiện việc đổi mới.
Trước tiên là nơi ban lãnh đạo.
Đứng đầu Hồng thôn vẫn là Nguyễn Long với cương vị thủ lĩnh tối cao, có quyền quyết định mọi việc. Điều này cũng không phải do hắn đam mê quyền lực nhưng bộ máy Hồng thôn thực sự còn quá trẻ. Quá trình phổ cập tri thức của hắn cũng còn quá ngắn. Nguyễn Long chưa hoàn toàn yên tâm để cho bọn hắn quá nhiều quyền lực muốn làm gì thì làm.
Bù lại, hắn sẽ tự mình hạn chế xen vào quyết định của cấp dưới, trừ những điều thực sự quan trọng. Hắn sẽ đứng bên cạnh với tư cách là cố vấn hơn là lãnh đạo.
Bên dưới Nguyễn Long là bảy thủ trưởng chịu trách nhiệm các mảng lĩnh vực khác nhau.
Thủ trưởng nội vụ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề quan trọng bên trong Hồng thôn, thay mặt Nguyễn Long trong mọi vấn đề đối nội. Trưng Trắc là người được đề cử đảm nhận vị trí quan trọng này, bên cạnh nàng là phó thủ trưởng Mai Thúc Loan.
Thủ trưởng ngoại vụ chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đối ngoại, bao gồm cả việc mở rộng lãnh thổ hay đàm phán với thế lực bên ngoài. Trọng trách này được đặt trên vai Lý Bôn và phó thủ trưởng Cao Bá Quát.
Đây là hai vị trí quyền lực chỉ đứng sau Nguyễn Long, gần như có thể thay thế Nguyễn Long quản lý trong ngoài Hồng thôn.
Tiếp theo là thủ trưởng tài chính, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản cũng như các việc thu chi trong Hồng thôn, tương đương với thủ quỹ. Việc này được giao phó cho Mai Thị Xuân và và phó thủ trưởng Triệu Thị Trinh đảm nhận.
Thủ trưởng công văn chịu trách nhiệm đưa ra các văn bản trong các cuộc họp, kiểm kê sổ sách và các vấn đề liên quan đến các quyết định, giấy tờ. Nói một cách dễ hiểu là thư ký của Hồng thôn. Trọng trách này được giao cho Mai Ngọc Long với một số người có trình độ học vấn cao.
Thủ trưởng kinh tế chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề về tài nguyên, trồng trọt, chăn nuôi. Nói chung là mọi vấn đề kinh tế. Đảm nhận vị trí này không phải ai khác là Mai An Tiêm và phó thủ trưởng Triệu Túc.
Thủ trưởng giáo dục chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề về giáo dục, bao gồm cả việc tu luyện phát triển tu vi. Mai An Long sẽ là thủ trưởng của mảng này và Trần Tuân sẽ là phó.
Thủ trưởng công nghệ chế tác chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển từ dụng cụ lao động đến vũ khí chiến đấu. Cao Lỗ sẽ là thủ trưởng và Mai Thúc Hoà làm phó.
Bảy thủ trưởng chỉ được phép làm việc trong lĩnh vực của mình, nếu có dính líu đến lĩnh vực của người khác cần phải có sự đồng ý của đối phương. Ví dụ thủ trưởng tài chính và thủ trưởng công văn phải có sự phối hợp với nhau trong việc thu chi sổ sách, hay thủ trưởng kinh tế muốn sử dụng nông cụ lao động cần thông qua thủ trưởng công nghệ chế tác,...
Nói chung giữa các thủ trưởng cũng có sự ràng buộc qua lại lẫn nhau, mỗi người đều có đặc quyền trong lĩnh vực của mình không ai được phép thay thế quyết định.
Mỗi một thủ trưởng phải có ít nhất 11 thành viên trong lĩnh vực của mình. Cộng với bản thân thủ trưởng là 12 người. Tất cả được chọn trong 12 chi thôn. Mỗi chi thôn phải có ít nhất một người nằm trong bảy bộ ban ngành.
Chi thôn là đơn vị hành chính Nguyễn Long phân chia Hồng thôn. Có 12 chi thôn đứng đầu bởi chi trưởng. Các chi thôn sẽ đc phân chia nhân khẩu, khu vực lao động và nơi ở cụ thể. Công tác phân chia được Nguyễn Long cùng với các thủ trưởng đích thân thực hiện.
Các thủ trưởng cũng sẽ nằm trong chi thôn, chịu sự giám sát của chi trưởng. Thủ trưởng không được phép làm chi trưởng của chi thôn.
Nói tóm lại bộ máy Hồng thôn bao gồm hai bộ phận. Trung ương chính là bảy thủ trưởng và địa phương là mười hai chi trưởng quản lý lẫn nhau.
Bọn họ sẽ có nhiệm kỳ làm việc bốn năm. Nhiệm kỳ đầu tiên này do Nguyễn Long đích thân chỉ định, nhưng bắt đầu từ nhiệm kỳ sau sẽ được người dân bầu chọn.
Mỗi người chỉ có thể làm tối đa ba nhiệm kỳ liên tiếp với cùng một chức vụ và bắt buộc phải thay đổi.
Khi thủ trưởng thay đổi, những thành viên phụ thuộc cũng phải thay đổi theo. Thủ trưởng mới sẽ có toàn quyền lựa chọn những thành viên cấp dưới của mình, kể cả phó thủ trưởng.
Ngoài ra còn hai bộ phận không thuộc bộ máy quản lý Hồng thôn là thẩm phán và quân đội.
Quân đội do Lý Thân, Hoàng Văn Đủ, Cao Bá Bao, Phạm Bạch Hổ quản lý. Cả bốn người có bổn phận và quyền lực ngang nhau, không được tham gia vào bất cứ chức vụ gì kể cả thủ trưởng lẫn chi trưởng. Không được nhúng tay vào việc quản lý các vấn đề của Hồng thôn. Đây là một bộ phận hoàn toàn độc lập với chế độ quản lý và luật lệ hoàn toàn khác, chỉ phụ thuộc vào một mình Nguyễn Long, không có chi trưởng hay thủ trưởng nào có quyền điều động.
Hiện tại, quân đội chính quy bao gồm Hồng Lâm Quân đoàn và Trinh Sát Việt đoàn. Ngoài ra còn có quân nghĩa vụ. Tất cả các thanh thiếu niên mười tám tuổi bất kể nam nữ, dù đang làm gì cũng phải tham gia nghĩa vụ trong vòng một năm, sau đó sẽ được tuyển chọn để vào Hồng Lâm quân, Trinh sát quân hay trở về với công việc của mình. Trong thời gian trong quân đội, bọn họ sẽ không thuộc về quyền của bất kỳ chi thôn thay thủ trưởng nào.
Bộ phận thứ hai không thuộc bộ máy quản lý Hồng thôn là Thẩm phán do Phạm Tu, Hoàng Văn Đông và Triệu Tam Trinh quản lý. Cũng như quân đội, bọn họ không đc tham gia bất kỳ chức vụ nào khác trong Hồng thôn. Bọn họ cũng có một chế độ khác với mọi người, khu vực sinh sống gần ngay nơi ở của Nguyễn Long, không thuộc bất kỳ chi thôn nào.
Dĩ nhiên ba vị thẩm phán tối cao cũng có đội ngũ của riêng mình trong các chi thôn, thay mặt bọn họ giữ gìn luật pháp trong chi thôn của mình. Họ không phải chịu sự quản lý của bất kỳ chi trưởng nào ngoài Nguyễn Long và ba vị thẩm phán tối cao. Mỗi chi thôn sẽ có hai người thuộc đội thẩm phán.
Quân đội và thẩm phán không có nhiệm kỳ, tùy theo hoàn cảnh mà sẽ có sự thay đổi.
Ngoài vấn đề hành chính, nhân sự. Nguyễn Long cũng đưa ra một loạt các chính sách đổi mới khác, từ công ăn việc làm đến phân phát lương thực, cơ chế giáo dục, kế hoạch đối phó với tình hình bên ngoài.
Mỗi thứ đều được bàn luận một cách nghiêm túc rõ ràng. Lập tức sẽ đc áp dụng vào thực tiễn không hề có sự chần chờ.
Một làn gió mới bắt đầu thổi khắp Hồng thôn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.