Võ Lâm Ngũ Bá

Chương 73: Hoàng Thành dậy sóng

Kim Dung

23/12/2013

Do đó, nhất cử nhất động của quan viên lớn nhỏ trong triều, Đoàn Tấn đều hiểu rõ như chỉ trên bàn tay. Những người nào có ý chống đối với Đoàn Tấn tất thế nào cũng chết vì hai tên yêu đạo ấy.

Do đấy Đại thần trong triều người nào cũng sợ hãi khiếp oai, thủ khẫu như bình, chẳng dám hó hé phạm đến Hoàng thúc nửa lời.

Đoàn Lão Hoàng Gia vô hình trung biến thành là một tượng phỗng bù nhìn, tha hồ cho Đoàn Tấn tác quái. Không những triều chánh bị bàn tay y lũng đoạn lộng quyền mà cho đến mọi sự trong cung vi cũng bị y xâm dự đến.

Có một lần y uống rượu say, trêu chọc một cung nữ, ả cung nữ ấy liền mách lại với Hoàng Hậu, qua ngày sau, ả cung nữ ấy bỗng biến mất tích một cách bí mật.

Độ ba hôm sau, thi thể của nàng nằm lõa lồ ngoài thành Đại Lý, nơi hạ thể máu me đầm đìa, chứng tỏ là bị hung thủ luân phiên nhau hảm hiếp đến chết.

Đại thần trong triều giả điếc, chẳng dám hó hé nửa tiếng.

Đoàn Lão Hoàng Gia thấy em mình mỗi chuyện mỗi đè ép mình quá mức, lúc ấy mới hối hận việc mình phế lập Thái tử thì đã muộn rồi.

Đoàn Lão Hoàng Gia phần vì buồn rầu các triều thần nhu nhược, khoanh tay mà nhìn non nước ngữa nghiêng, phần vì thương nhớ con mình, lần lần biến thành một chứng tâm bịnh, tinh thần hay hốt hoảng vô cớ.

Đoàn Tấn mới mượn cớ phao ngôn là Đoàn Lão Hoàng Gia long thể bất an, cần phải tịnh tâm nghỉ ngơi, mà Thái tử mới lập, tuổi hãy còn thơ, rồi tự mình kiêm lấy chức Nhiếp Chánh, thực hành mộng Hoàng Đế của mình.

Nam Chiến Quốc vốn ra rất phú cường, nhưng từ khi Đoàn Tấn đoạt vị lên ngôi không đầy hai năm, muôn dân than oán khốn khó nghèo nàn, dân chúng lưu ly khổ sở, nhưng bé cổ kêu chẳng thấu trời.

Đoàn Cẩm nghe xong tin tức ấy thật như sét đánh bên mày, đầu óc lùng bùng một lúc khá lâu mới định tỉnh tinh thần. Chẳng ngờ mình vừa rời quê hương sáu năm trời, Nam Chiến Quốc biến ra nông nỗi như thế !

Chàng cám ơn gã nông phu ấy xong, lòng sầu như lửa nung, đi suốt đêm ngày để mau về đến thành Đại Lý.

Không đầy hai ngày là đã đến bờ thành bên ngoài rồi.

Đoàn Cẩm định vào thẳng trong thành. Sực nghĩ lại một chuyện, thầm trách lấy mình :

- Ta ngốc thật ! Hoàng thúc sau khi độc chiếm triều chánh thế nào cũng chẳng đề phòng ngày trở lại của ta. Nếu thấy ta thì đâu dễ bỏ qua mà còn sai tâm phúc theo sát hại nữa là khác, ta đường hoàng vào thành Đại Lý thế này, có phải là tự đút đầu vào rọ chăng ? Bậy thật !

Nghĩ đoạn chàng chẳng vào mà quay trở lại hướng thành Tây, lên núi Điểm Thương sơn để tạm tránh tai mắt của Đoàn Tấn.

Phía Tây Đại Lý cảnh sắc đẹp như Đào Nguyên trên trần thế khí hậu bốn mùa êm mát tự xuân.

Đoàn Cẩm về đến Đại Lý thành vào tiết cuối xuân tháng ba, núi Điểm Thương khói sương liền giải, phản chiếu ánh hoàng hôn.

Như một giải lụa năm màu lửng lơ quanh sườn núi biếc, muôn hoa rực rỡ đủ màu, trà mi , đỗ quyên, hoa đào đỏ vàng chen sắc trắng, ô hợp thành một bức thảm linh động cả sắc lẫn hương.

Đoàn Cẩm mải mê nhìn cảnh vật, khắc khoải với tâm sự oằn nặng của mình, chợt nghe phía sau lưng có người sang sảng ngâm nga :

Cố quốc tam thiên lý

Thâm cung nhị thập niên

Nhứt thanh Hà mãn tử

Song lệ lạc quân tiền.

(Cổ quốc ba ngàn dặm

Cung sầu hai mươi năm

Một tiếng kêu con út

Lệ rơi nước mắt chàng).

Đấy là bài Đường thi mà Đoàn Cẩm thời nhỏ thường ngâm nga, chàng không khỏi giật thót mình, vội quay ra nhìn xem người vừa ngâm bài thi kia chính là một thư sinh áo vàng, ăn mặc theo lối nho sĩ, trán cao tai lớn mắt sao, tuổi không dưới ba mươi, phong nghi tuấn nhã, phong thái khác phàm.

Đoàn Cẩm vừa thấy mặt khách là trong lòng muốn kết giao ngay bèn tiến tới vòng tay thi lễ và nói :

- Nhân huynh nhã hứng lâng lâng, nên một mình thơ thẩn giữa hoang sơn, để ngâm thi định cảnh, giọng thơ sang sảng hào hùng khiến tiểu đệ khâm phục vô cùng.

Vị thư sinh áo vàng khẽ mỉm cười tự nhiên không đáp lại lời nói của Đoàn Cẩm, trái lại nói một cách bâng quơ :

- Đạo làm người tức là tâm, tâm tức là đạo, linh đài hễ thanh khiết, thị phi chẳng bợn lòng, còn gì dục niệm công danh phú quý nữa ?

Thế nhân cứ mải mê tranh quyết đoạt lợi, kỳ thật nháy mắt phồn hoa chỉ là Nam Kha giấc mộng, nếu biết trước được lẽ ấy có thể ngộ thành đại đạo rồi vậy.

Đoàn Cẩm thấy vị nho sinh áo vàng nói một cách lảng xẹt không đầu không đuôi như thế, không khỏi cười thầm trong bụng, hỏi thăm lai lịch tánh danh của chàng, thì chàng ta thình lình chỉ tay và nói :

- Tôn huynh nhìn kìa, bên kia phải chăng có người đang đi đến !

Đoàn Cẩm vội quay đầu về phía đường đi nhưng nào thấy bóng ai, chàng liền xoay lại định hỏi chàng thư sinh kia, thì lạ quá ! Trong khoảnh khắc nháy mắt ấy, chàng thư sinh nọ bỗng biến đâu mất.

Đoàn Cẩm hết sức kinh ngạc, vội dụi mắt mấy cái, mút mắt chỉ là núi đồi chập chùng, nào thấy bóng dáng chàng thư sinh đâu cả, nếu nói chàng thừa cơ bỏ đi, thì sao mới đó đã chẳng thấy ?

Nếu nói chàng có phép tàng hình lại càng vô lý hơn nữa !

Chẳng lẽ thư sinh nọ là ma quỷ hiện lên để trêu ghẹo mình sao ?

Đoàn Cẩm nghe mọc ốc cả thân thể , vội tung người chạy một hơi mấy dặm đường mới dừng bước lại .

Trời lúc ấy cũng đã tối dần, Đoàn Cẩm chờ cho màn đêm bao trùm khắp vũ trụ mới vào nội thành.

Nơi cửa thành quả nhiên có quân lính đứng gác, tra xét người đi đường.

Đoàn Cẩm thừa lúc tranh tối tranh sáng, quân canh đổi phiên nhau, trà trộn theo bá tánh vào thành, trời cũng vừa mới trở canh hai.

Đoàn Cẩm núp vào một xó tối, đợi đến sang canh ba mới ló mình ra, phi thân nhãy vụt lên nóc nhà dùng thuật phi hành đi thẳng đến hướng hoàng cung.

Chàng từ nhỏ đến lớn sinh trưởng trong hoàng cung, tất nhiên thông thuộc đường lối khắp nơi nên chỉ loáng mắt là đã đến đầu ngoài tường cung điện.

Khom người nhìn vào thấy không có ai, bèn tung mình nhãy vào một lùm hoa, nương theo đường mòn dùng thuật xà hành trườn tới, chợt thấy ánh đèn lấp loé, trên hành lang hiện ra một ngọn đèn lồng, người xách đèn là một cung nữ.

Đoàn Cẩm liền nhận ra ngay diện mạo của nàng cung nữ ấy, chờ cho cô ả đi đến gần, Đoàn Cẩm liền từ trong bụi hoa nhãy vụt ra đón lại và trầm tiếng quát :

- Đỗ Quyên , nhớ mặt ta chăng ? Định đi đâu đó ?

Ả cung nữ tên Đỗ Quyên nọ là một cung phi phục thị trong cung Hoàng hậu nên Đoàn Cẩm rất quen y.

Nàng chợt thấy từ trong lùm cây bỗng hiện ra một người, sợ đến hồn vía lên mây, đến lúc định thần nhìn kỹ càng hãi khiếp hơn nữa, run lẩy bẩy cơ hồ muốn buông rơi cả cây đèn xuống đất thất thanh kêu lên :

- Điện hạ ! Điện hạ về rồi, Điện hạ là quỉ hay là người .

Đoàn Cẩm tiến ra trước hai bước, nghiêm sắc mặt nói :

- Ta bất quá theo sư phụ du lịch xứ xa để tăng gia kiến thức vậy thôi chớ nào có chết đâu sao mi lại tưởng ta là quỷ ? Phụ vương ta đâu rồi ? Nói mau !

Đổ Quyên nghe xong mới yên tâm phần nào , nàng đưa mắt nhìn quanh bốn phía rồi mới đáp :

- Điện hạ về quá trễ rồi, Hoàng thượng từ ba năm trước...

Đoàn Cẩm nạt ngang :

- Mi khỏi nói ta cũng biết rồi, Phụ vương ta đã bị Hoàng thúc giam giữ một nơi kín đáo, vậy người ở nơi đâu mau đưa ta đi.

Đổ Quyên chậm rất đáp :

- Vâng ! Vâng ! Xin Điện hạ theo tiện nô !

Nàng bèn xách lồng đèn, dắt đi quanh qua quẹo lại hết mấy dãy hành lang, đến trước cử một tịnh thất, cung nữ ấy liền dừng bước và thình lình lớn tiếng :

- Điện hạ, Hoàng thượng ở bên trong, Điện hạ gặp người cần tĩnh tâm, đừng nói chuyện lớn kẻo người ngoài hay được, sẽ nguy cho Điện hạ và Hoàng thượng lắm đấy !

Đoàn Cẩm biết rõ tịnh xá này trước kia là Phật đường cũng là nơi Phụ vương chàng dùng để an trí mấy cung nữ gìa nua, chẳng ngờ ông lại phải giam mình vào nơi đây.

Chàng không khỏi chua xót trong lòng, vội khoát tay ra dấu bảo cung nữ :

- Ta biết rồi, mi đứng bên ngoài trông chừng giúp ta một chút, nghe chưa ?

Từ bên trong tịnh xá bỗng vang lên một giọng nói gìa nua :

- Ai ở bên ngoài nói chuyện gì thế ?

Đoàn Cẩm nghe rõ là tiếng của Phụ vương mình, không khỏi tim nhãy lên thình thịch, cảm động đến ứa nước mắt, tung mình nhãy tuốt ra song cửa, miệng hét lên nho nhỏ :

- Phụ vương, thần nhi bất hiếu hôm nay mới trở về thăm Phụ vương.

Chân chàng vừa chấm đất, chợt thấy trước mắt ánh sáng hoa lên, thì ra Phụ vương chàng đang cầm ngọn bạch lạp giơ trước mặt.

Dưới ánh sáng cây đèn sáp, chàng thấy khuôn mặt hiện giờ của Đoàn Lão Hoàng Gia, tuy đã sáu năm cách mặt nhưng cảm như đã gìa trên hai mươi năm, trán đầy vết nhăn, tóc đã trắng hết nửa mái đầu, thân hình ốm yếu hơn lúc trước nhiều.

Đoàn Cẩm hết sức đau đớn, vội quỳ xuống trước mặt Đoàn Lão Hoàng Gia, níu cứng vạt áo long bào của ông và không dằn được, khóc ồ lên.

Lão Hoàng Gia nước mắt cũng tầm tả , gượng gạt nước mắt nghẹn ngào bảo :

- Cẩm nhi, hiện giờ không phải là lúc cho phép cha con ta khóc nhau, thúc thúc của con độc chiếm vương quyền, trong triều đều là gian đảng cả, cho đến trong thâm cung cũng đều đầy dẫy tâm phúc của chúng, nếu bọn chúng hay con vào đây nhất định sẽ gia hại con, con nên tìm cách trốn đi.

Đoàn Cẩm vụt đứng phắt dậy, nghiến răng đáp :

- Tâu Phụ hoàng, không thể được, Phụ vương gặp phải cảnh hôm nay, đều tại thần nhi gây ra cả, thần nhi quyết sẽ tẩy sạch hận thù cho Phụ vương, con đi tìm Hoàng thúc ngay bây giờ !

Đoàn Lão Hoàng Gia vừa định lên tiếng can ngăn, bỗng ngoài tịnh thất có tiếng thét hốt hoảng "ối cha !"

Đúng là tiếng thét của ả cung nữ Đỗ Quyên, tiếp theo đấy là giọng ồ ồ của một người khác :

- Đỗ Quyên ! Canh ba nửa đêm, mi lấm lét đứng đây để làm gì ? Nói mau !

Đúng là tiếng nói của võ sĩ trong cung.

Lão Hoàng Gia sợ hãi đến tái trắng mặt, đẩy Đoàn Cẩm một cái.

Đoàn Cẩm nhìn quanh bốn phía thấy nơi giữa tẩm thất có treo một bức trướng, chàng lập tức thoắt người một cái lẹ như con hồ ly ẩn mình sau bức trướng.

Lúc ấy bên ngoài có tiếng Đỗ Quyên lập cập trả lời :

- Không có ! Tôi tôi... nghe Hoàng thượng đòi ăn sâm thang nên gọi tôi đến trú phòng thông báo đấy thôi !

- Mẹ kiếp nhà nó, nửa đêm gà gáy còn đòi uống sâm thang, ai tin lời quỷ quái của mi, mau cút đi không ?

Đỗ Quyên riu ríu dạ lên nho nhỏ rồi đi ngay.

Chẳng bao lâu sau, chiếc rèm tịnh thất được dở lên rồi có hai người võ sĩ khôi giáp đàng hoàng đi vào.

Hai tên võ sĩ ấy là giống người Nô Di, mày đậm mắt rô, lưng mang trường đao, hai gã tên là Kim Long và Hắc Hổ là hai tên giáp sĩ tâm phúc của Đoàn Tấn.

Kim Long tay bưng tráp thực phẩm Hắc Hổ cầm bình rượu vàng.

Lão Hoàng Gia thấy mặt bọn chúng như gặp phải hung thần, run lẩy bẩy hỏi :

- Bọn bây nửa đêm nửa hôm vào đây có chuyện gì ?

Kim Long cười nham hiểm tâu :

- Tâu Hoàng thượng, Hoàng thúc nghe nói Hoàng thượng suốt đêm tâm hồn ưu tư, không thể an giấc nên đặc sai tiểu thần đem một hồ bích Lục Tửu đến để Hoàng thượng giải sầu.

Hoàng thượng uống rượu này xong tâm thần sẽ êm ái lại thường chẳng còn nghĩ vơ vẩn nữa.

Lão Hoàng Gia biết ngay đó là bình độc tửu.

Không thể ngờ được em mình tàn nhẫn độc ác đến thế, đã tiếm lấy đại quyền lại còn muốn bức tử mình, kinh sợ đến mặt xám như tro chết nói lia lịa :

- Đâu có thể như thế ? Đâu có thể như thế ? Ngươi, ngươi mau kêu Hoàng thúc đến đây cho trẫm.

Hắc Hổ nói :

- Hoàng thượng, Hoàng thúc quyết là không thể đến rồi, Bệ hạ nên ngoan ngoãn uống đi để hoặc may bảo toàn được thi hài, bằng không hì hì...

Lão Hoàng Gia bỗng hét to :

- Cẩm nhi, hãy cứu Phụ vương !

Kim Long cười ha hả nói :

- Tâu Hoàng thượng, Điện Hạ đã chết lâu rồi, còn đâu mà gọi cho tốn công.

Y chưa kịp dứt lời bỗng nghe "vút !" một tiếng gió rít, lại cảm thấy sau gáy mình như bị một chiếc kềm sắt kẹp phải, hai tiếng "ối cha !" chưa kịp thoát ra lỗ miệng thì trên lưng bị đánh một quyền nghe "bình" một tiếng, như búa sắt đập lên mạnh mẽ dị thường, tuy có lớp áo sắt che chở bên ngoài nhưng cũng bị sức quyền xuyên vào trong đập mạnh lên sống lưng, khớp xương gảy lọi cho đến tim phổi cũng bị chấn nát.

Kim Long rống lên một tiếng đau đớn rồi nhào xuống chết tốt .

Thì ra Đoàn Cẩm thấy Hoàng thúc phái người đến bức tử cha mình, tình cha con thấm thiết đâu dễ làm ngơ, bèn từ sau bức trướng soạt bước nhãy vút tới dùng Đại Lực Ưng Chảo chộp lấy gáy Kim Long, tiếp theo đấy nện mạnh vào lưng y một ngọn Kim Cang Quyền, mà Kim Cang Quyền của Đoàn Cẩm có thể lở núi nát đá, thì da thịt của Kim Long làm sao chịu cho kham !

Hắc Hổ giật nẩy mình kinh hãi, vội xoay người lại rút thanh bội đao ra, nhưng động tác của Đoàn Cẩm nhanh hơn y nhiều, chân trái đã bay lên đá văng bình rượu bên tay trái y, chân phải tiếp theo với thế liên hườn thế pháp một tiếng bốp thật lớn, ngọn cước của Đoàn Cẩm đã xuyên lớp giáp hộ tâm, khiến y ngã ngược ra sau.

Song ly Hắc Hổ là một dũng sĩ hữu danh trong cung, tuy bị một cước nơi lồng ngực, vẫn còn nhịn được đau, phản kích lại một ngọn đao chém trả lại.

Đoàn Cẩm liền vung cánh tay sắt của mình ra gạt lưỡi đao trở ra, nhanh nhẹn lật tay chộp lấy sóng đao, dùng sức mạnh gạt một cái đã đoạt ngọn khí giới vào tay.

Hắc Hổ vừa bị tước khí giới, lập tức nhoài người theo thế Yến Tử Phiên Thân (chim én trở mình), tay trái vươn ra tức thì "soạt ! soạt !" từ tay trái bay ra ba mũi tụ tiễn, xẹt vút vào đối phương.

Đoàn Cẩm đâu xem trò trẻ con ấy ra gì, tay hữu khẽ nhấc lên, đã nắm gọn ba mủi tụ tiễn vào tay, tiếp theo đấy là một thế Ngũ Hổ Bảo Đầu (cọp đói ôm đầu) , rướn mình nhãy vù tới, quyền bên trái bay lên "bụp ! bụp !" hai tiếng, chiếc sọ dừa của Hắc Hổ nát ngướu thành một đống đậu hũ lầy nhầy, người y ngã vật ra đất.

Đoàn Lão Hoàng Gia thấy con mình cùng hai tên dũng sĩ hùm beo kia, quây quần nhau kịch liệt, người ông run rẩy như đang ở ngoài cơn gió tuyết, đến lúc thấy Đoàn Cẩm thần dũng vô song một quyền hai cước đã giết chết hai tên tâm phúc thị vệ của nghịch thần một cách dễ dàng không khỏi lòng gìa hớn hở.

Lão Hoàng Gia quên hẳn mình đang trong chỗ lãnh cung, lớn tiếng khen ngợi :

- Chết đáng lắm !

Đoàn Cẩm một chân lại bay lên đá hết hai xác chết vào một xó, vừa định lớn tiếng trả lời với Phụ vương, chợt nghe bên ngoài có tiếng chân bước lên gạch sỏi rào rào, từ xa đến gần.

Đoàn Cẩm liền hiểu ngay là lúc nãy mình triệt hạ hai tên thị vệ, vì tiếng vọng quá to đã náo động đến đám thị vệ bên ngoài.

Chàng liền quay lại nói với phụ vương :

- Phụ hoàng yên tâm ! Thần nhi bảo hộ phụ hoàng xông ra khỏi cấm cung.

Đoàn Lão Hoàng Gia run phát rét đáp :

- Vương nhi, làm sao được bây giờ trong cung cấm có trên mấy ngàn Ngự Lâm Quân đều là tâm phúc của Hoàng thúc con cả.

Đoàn Cẩm nghiến răng đáp :

- Mặc kệ mấy ngàn người, cha con ta chạy được tới đâu hay tới đó, ở đây cũng chết mà thôi !

Nói chưa dứt lời bên ngoài cửa tịnh cũng có tiếng gọi to :

- Lão Long, lão Hổ đâu rồi ! Công việc xong xuôi chưa, giết chết được lão gìa đáng ghét ấy chăng ?

Đoàn Cẩm lặng lẽ thổi phụt ngọn đèn trong cung, tay trái kẹp lấy cha gìa tay phải dựng hai xác chết dậy.

Vù vù hai chưởng, hai xác chết tựa như mọc chân, lao vút ra ngoài song cửa.

Bọn thị vệ bên ngoài xao động, hét tướng lên :

- Úy sao hai người đều chết cả rồi ! Bên trong có gian tế ! Anh em đâu, vào bắt gian tế cho mau !

Đoàn Cẩm quơ lấy một ghế bằng cây giáng thương, nhắm ngay nơi có tiếng nói thẳng tay vụt mạnh ra cửa sổ, tức thì "bộp ! bộp !" liên tiếp hai tiếng, hai thị vệ trong bọn bị trúng phải té ngữa trên đất, bọn thị vệ còn lại la hét náo động vang dậy cả lên.

Đoàn Cẩm cười lên một tràng dài, rồi cõng xốc Lão Hoàng Gia phi thân ra ngoài.

Chàng vừa xông ra khỏi tịnh cung liền thấy mười mấy tên võ sĩ tay lăm lăm khí giới từ phía cửa chạy ùa vào, bọn chúng nhìn thấy Thái tử Đoàn Cẩm đều không khỏi sững người ngạc nhiên vô cùng.

Đoàn Cẩm bình tĩnh đặt cha gìa xuống đất, đoạn hét lên một tiếng cực lớn và dùng chiến pháp Không Thủ Nhập Bách Nhẫn (tay không vào trăm đao) xông vào đám đông, chỉ không đầy ba, bốn hiệp đã đoạt được hai món khí giới cầm trên tay tới lui ngang dọc, chém phải tạt trái đánh thôi bọn võ sĩ ngã lăn chiêng lăn cù, kêu khổ liên miên, mạnh tên nào tên nấy ôm đầu lủi như chuột, về báo với đầu lảnh Ngự Lâm Quân của chúng.

Đoàn Cẩm thấy đám võ sĩ thua chạy vắt giò lên cổ, đắc ý cười vang ha hả.

Đoàn Lão Hoàng Gia không ngờ con mình lại thần dũng hơn người như thế, mừng lo lẫn lộn, không khỏi bừng lên hy vọng sống còn, cất giọng run run hỏi :

- Cẩm nhi, con nhắm có thể thoát ra ngoài không !

Đoàn Cẩm ứng tiếng đáp :

- Tâu Phụ vương, có gì chẳng được, bọn võ sĩ này đối với con chỉ là đồ bị thịt mà thôi.

Tuy bên ngoài chàng nói cứng như thế để an ủi cha già, chớ thật sự trong lòng lo âu khôn cùng, vì Đoàn Cẩm dư hiểu trong cũng có trên mấy ngàn Ngự Lâm Quân và vệ sĩ, một mình tất nhiên là không sợ, nhưng còn phải bảo vệ cả Phụ vương, đánh giết để thoát ra khỏi hang hùm, thật là đáng ngại vô cùng.

Nếu đối phương dùng cung tên loạn xạ, thì tánh mạng của cha gìa kể như kết liễu chẳng còn.



Chàng vừa kẹp Lão Hoàng Gia chạy được vài bước thì bốn phía sáng rỡ như ban ngày.

Bọn Ngự Lâm Quân và võ sĩ đã ùn ùn kéo đến, hét hò vang trời :

- Đừng để thích khách trốn khỏi !

Đoàn Cẩm thấy tình thế như vậy biết khó mà đột phá khỏi vòng vây, tầm mắt chàng chợt nhìn thấy, nơi xa xa về phía trái độ vài trượng ngoài, sừng sững một tòa Vọng Tinh Đài.

Tòa đài vọng sao ấy xây bằng đá cẩm thạch, trên đài có một sân đá rộng độ hai thước vuông, châu vi có một hàng lan can ước hai thước cao, sơn đỏ, đài cao độ hai trượng, chỉ có một hàng bực thềm bằng đá duy nhất thông lên trên đỉnh đài, nóc đài trống trải lộ thiên, bên trên để ba bốn chục đỉnh bằng đồng nặng ba bốn trăm cân gì đó, là nơi để quan Khâm Thiên Giám quan sát tinh tú, hầu đoán vận mệnh nước nhà. Đoàn Cẩm nhìn thấy tòa vọng sao xây bằng đá nọ, liền nảy sinh một chủ định. Chàng kẹp Đoàn Lão Hoàng Gia vào người, chạy bay đến dưới chân đài, tung mình nhãy phóc lên đỉnh đài nhẹ như tàu lá rơi.

Lúc ấy đó có vài mươi tên Ngự Lâm Quân xông vào vườn hoa rồi, chúng nhìn thấy một gã thiếu niên, kẹp nách Hoàng Đế nhãy vụt lên đài vọng tinh, liền thét vang lên, cử động binh khí ùn ùn kéo đến dưới đài, định theo bực thềm đá xông lên.

Nào ngờ Đoàn Cẩm đã sẵn định ý, lựa một chiếc đỉnh lớn nhất đỉnh đài, vận thần lực bê gần đến bên lan can, nhầm ngay bậc đá đẩy mạnh xuống, tức thì "ầm ! ầm !" như tiếng nói lở, mười mấy tên võ sĩ xông lên trước nhất, không kịp trở xuống, hứng trọn chiếc đỉnh như ngọn núi Thôi Sơn từ trên lăn ào xuống, tông vào người đè phải ruột bể bụng, chết lểnh nghểnh trên mặt đất.

Phương pháp xô đỉnh đè người của chàng quả nhiên có hiệu nghiệm, bao nhiêu Ngự Lâm Quân còn lại nhãy cỡn lên, không tên nào dám bén mãng tới gần nữa.

Đoàn Cẩm lại bê chiếc đỉnh thứ hai để bên lan can, đoạn lớn tiếng gọi :

- Bọn chúng bây nghe đây, ta là Thế tử Đoàn Cẩm, vì Hoàng thúc chuyên quyền khiến triều đình đầy tràn gian thần tặc đảng, sanh linh đồ thán khôn cùng, nên ta phụng lệnh ân sư Ngọc Động Chân Nhân trở về thăm viếng Phụ hoàng, cùng giải cứu bá tánh Nam Chiến Quốc khỏi cảnh điêu linh, bọn ngươi sao chẳng hiểu lẽ trời còn giúp kẻ gian làm quấy thế !

Lúc ấy bọn vệ sĩ trong cung đã nhìn thấy rõ mặt mày của Đoàn Cẩm, tên nào cũng ngần ngại chẳng dám tiến lên, vì thần dũng của Đoàn Cẩm đã vang đồn khắp toàn quốc đều biết, nội sự nhấc bổng chiếc đỉnh nặng ba bốn trăm cân thảy trở xuống một cách nhẹ nhàng vừa rồi cũng đủ chứng minh lời đồn đại từ bao lâu nay rồi. Tuy bọn chúng kéo đến đông nghẹt đến mấy trăm tên nhưng chỉ đứng nhìn chứ chẳng có tên nào dám đối thủ nữa.

Trong lúc đó thì Đoàn Tấn cũng tiếp được tin của vệ sĩ trong cung báo cáo Thái tử Đoàn Cẩm đã trở về, y giật bắn cả mình mẩy vội kéo Thế tử Đoàn Chiêu cùng hơn một ngàn tên Ngự Lâm Quân, ngoài ra còn có trên ba trăm tay cung thủ, kéo vội đến Vọng Tinh Đài.

Đầu tiên y ra lệnh cho đoàn Ngự Lâm Quân và đội cung thủ bao vây cẩn mật xung quanh đài, đoạn vênh váo đi đến bên Vọng Tinh Đài lớn tiếng gọi :

- Ai là điệt nhi Đoàn Cẩm, hãy ra đây nói chuyện.

Đoàn Lão Hoàng Gia nghe tiếng Đoàn Tấn giận đến răng nghiến ken két , vội gọi con :

- Cẩm nhi, thằng gian thần ấy đó đến rồi kia !

Đoàn Cẩm an ủi cha gìa :

- Phụ vương đừng vội , Phụ vương hãy núp kín sau chiếc đỉnh đồng, để con ra đối chất với tên gian tặc

Nói đoạn chàng từ phía sau lan can đứng dậy.

Vừa mới lú mặt ra ngoài thì có tiếng xé gió "vút vút !" một loạt tên từ phía dưới loạn xạ vào hướng trước mặt.

Đoàn Cẩm không chút sợ, ngang nhiên đứng sững trên đài, hai mươi mấy mũi tên rít trong không khí lao đến vun vút tha hồ trúng vào mặt vào người hay tứ chi.

Đoàn Cẩm như chẳng hay biết, bao nhiêu mũi tên vừa chạm đến thân thể chàng đều tự dưng rơi lả tả xuống đất, dường như bắn trúng vào bức tường bằng đá hay sắt vậy.

Đoàn Cẩm vẫn vô sự như không, bọn cung thủ không khỏi kinh hỏi sững sốt quên cả buông cung.

Khi ấy, Đoàn Cẩm mới quát mắng oai nghiêm chỉ ngay Đoàn Tấn và quát lớn :

- Ngươi như vậy mà xứng đáng làm chú ta sao, mở miệng kêu ta bằng cháu mà chẳng thẹn ư ? Ta chẳng qua theo sư phụ vân du giang hồ thế thôi, ngươi lại nỡ đem Phụ vương ta giam vào lãnh cung, đêm nay lại còn sai người đem độc tửu đến thuốc chết phụ thân ta ! Ngươi quả là một tên táng tận cả thiên lương !

Đoàn Tấn bừng bừng nổi giận, nạt lại :

- Ta sai người đến thuốc chết cha mi hồi nào ? Rõ ràng là ngậm máu phun người, mi đi suốt bảy tám năm trời chẳng trở về, nước nhà không thể một ngày vô chủ, tất nhiên phải lập Thế tử khác, mi khuya khoắt nửa đêm trà trộn vào cung ép bức

Thánh thượng tội ác tày trời, bay đâu, túm cổ tên súc sinh ấy cho ta !

Đoàn Tấn vừa ra lệnh, mấy trăm tên Ngự Lâm Quân và vệ sĩ trong cung, đồng cử động đao thương ồ ạt tiến lên Vọng Tinh Đài.

Nhưng vì Vọng Tinh Đài cao trên hai trượng, mà trong bọn chẳng có tên nào biết thuật khinh công, chỉ nương theo bậc gạch mà tiến lên xung sát.

Đoàn Cẩm gầm lên một tiếng cực lớn phi thân nhãy qua khỏi lan can, đáp nhẹ trên nửa đoạn bậc thang lên đài.

Hai tên Ngự Lâm Quân xông tới, Đoàn Cẩm đã nện cho mỗi gã một thoi, đánh rơi lông lốc trở xuống như trái dừa khô.

Bốn tên khác lại ào một lượt leo lên tấn công.

Đoàn Cẩm dùng Tảo Đường Thối một quét một móc, cả bốn tên cùng một lượt nhào trở xuống như đá bưng núi lở, liên tiếp mấy loạt xung quanh phòng của đoàn quân Ngự Lâm Quân tấn công lên đều bị Đoàn Cẩm trổ thần uy, chân quét tay đấm hoặc chộp gảy quăng nhầu.

Trong khoảnh khắc trên bảy tám mươi tên vệ sĩ đều bị chàng khi đấm, khi ném nhào trở xuống, té thôi gảy chân lọi tay bể đầu dập mặt rên khóc như ri.

Kỳ dư bao nhiêu vệ sĩ còn lại, thấy trên bực đá, nằm ngổn ngang những đồng bọn bị thương lăn lộn rên la, không khỏi ruột gan lạnh ngắt, chỉ đứng xa xa hò hét để hư trương thanh thế chứ chẳng dám tiến lên nữa.

Đoàn Tấn không ngờ Đoàn Cẩm sức mạnh như thế, mà Vọng Tinh Đài toàn bằng đá, muốn phóng hỏa cũng không được, bọn vệ sĩ lại không phải là đối thủ của Đoàn Cẩm.

Đang lúc giận chỉ hét như sấm, thì Thế tử Đoàn Chiêu bỗng nghĩ được một quỷ kế liền kề tai nói nhỏ với cha.

Đoàn Tấn đổi giận làm vui mừng gật đầu lia lịa, lập tức quay sang dặn dò mấy tên vệ sĩ bên cạnh đến Chiêu Dương cung cứ y theo kế hoạch mà thi hành.

Đoạn ngẫng đầu lên gọi lớn Đoàn Cẩm.

- Súc sinh, hãy bớt hung hăng, ta đã sai người đi bắt mẫu hậu của mi, trói trước đài nếu mi chẳng bó tay chịu trói, ta sẽ giết mẹ của mi trước làm gương.

Thủ đoạn bức chế ấy thật vô cùng lang độc.

Đoàn Cẩm vừa nghe không khỏi giật mình, mồ hôi ướt đẫm cả vầng trán.

Đoàn Lão Hoàng Gia núp sau chiếc đỉnh đồng cũng lạc giọng kêu lên :

- Chết mất con ơi ! Tên gian tặc định hại mẫu hậu của con nữa đấy .

Đoàn Cẩm lòng như lửa đốt, ruột gan rối bời, chàng chợt nhìn thấy con của Đoàn Tấn là Đoàn Chiêu đang đứng ở phía hữu của Vọng Tinh Đài, cách chỗ chàng đứng không đầy mười trượng.

Đoàn Cẩm sực nghĩ được một kế, chàng bèn nhãy vút trở lên đài, nhấc bổng chiếc đỉnh đồng ba bốn trăm cân kia lên, rồi cả người lẫn đỉnh, tung mình từ trên bực đá nhãy xẹt vào giữa đám đông, hét lên một tiếng rúng động cả cung điện, hai tay vung mạnh lao mạnh chiếc đỉnh nặng nề vào giữa đoàn Ngự Lâm Quân.

Bọn binh sĩ thấy chiếc đỉnh hơn bốn thước bề cao từ trên không úp chụp trở xuống đầu, bọn chúng sợ đến phân tiểu xón cả trong quần, kêu thét hải hùng chạy tán loạn khắp bốn phía.

Đoàn Cẩm thừa lúc bọn chúng thi nhau lủi đầu chạy như bầy chuột, đột nhiên, dùng thân tháp Thanh Đình Sao Thủy (chuồn chuồn xớt nước) lướt tới trước mặt Đoàn Chiêu.

Đoàn Chiêu trong lúc dương dương đắc ý đứng bên cạnh mấy tên giáp sĩ của mình, không ngờ Đoàn Cẩm dùng kế thanh Đông kích Tây nhãy đến trước mặt mình không khỏi tay chân luống cuống, chưa kịp mở miệng la lên thỡ lẹ như chớp đó cảm thấy cánh tay của mình bị Đoàn Cẩm khóa chặt. Vừa muốn vùng vẫy kêu cứu, Đoàn Cẩm đã sức mạnh như cọp xoay mình gọn gàng, nhấc thân hình Đoàn Chiêu giơ cao lên và hét vang :

- Tên nào muốn chết thì cứ việc tiến lên !

Bọn vố sĩ đều hốt hoảng vẹt sang hai phía.

Đoàn Cẩm cười nhạt một tiếng, kẹp Đoàn Chiêu vào nách rồi ngang nhiên lớn bước đi thẳng trở lại Vọng Tinh Đài.

Đoàn Tấn không sao ngờ được Đoàn Cẩm bắt cóc Đoàn Chiêu để khống chế mình, vừa thẹn vừa giận, hy vọng bắt Tiêu Hoàng hậu đem ra để làm cái bung xung buộc Đoàn Cẩm phải bó tay đầu hàng chẳng dè con mình quá khù khờ để cho Đoàn Cẩm túm cổ một cách dễ dàng, hai bên đều trở thành trong thế kẹt, ném chuột sợ vỡ đồ.

Đoàn Tấn tức tối như thể lửa nung gan phổi , đang lúc dậm chân chắt lưỡi hít hà, thì vệ sĩ đã đưa Tiêu Hoàng Hậu đến nơi.

Hoàng Hậu áo quần xốc xếch, tóc tai rối bời, gọi lên liền miệng :

- Con ta đâu rồi ? Con ta đâu rồi ?

Đoàn Tấn thấy bộ dạng Tiêu Hoàng Hậu tiều tụy như thế, trong đầu liền loé lên một tia sáng lớn tiếng gọi :

- Súc sinh, mi đừng tưởng bắt được con ta là dọa nạt được ta đâu. Ta có tất cả bảy người con, dù cho mi có giết chết Chiêu nhi, ta cũng còn lại sáu đứa, mà mi thì chỉ có một người mẹ duy nhất. Ta giết mẹ mi chết, mi sẽ ân hận suốt đời, mi thử nghĩ xem ai lời hơn ai ?

Đoàn Cẩm bắt Đoàn Chiêu lên Vọng Tinh Đài, trói quặt hai tay ra sau, để nằm dưới đất nhưng khi nhìn thấy một từ mẫu sau sáu năm trời cách biệt, hình dung vàng võ tiều tụy, bị mấy mươi tên vệ sĩ hùng hổ như lang sói giữ chặt và dẫn đến bên đài.

Đoàn Cẩm không khỏi vùng lên thiên tính mẫu tử thâm tình, chàng ngẫng đầu lên trời than dài .

- Thôi rồi, thôi rồi, ta làm liên lụy cả mẹ hiền của ta .

Than chưa dứt lời từ trong Ngự Lâm Quân vừa kéo đến. Nhảy vút ra hai cái bóng người một tăng một đạo, chính là hai gã Thạch La Hán và Thiết Phất Đạo Nhân, hai tên hộ trợ ở đắc lực nhất của Hoàng thúc Đoàn Tấn.

Một trong hai người cất tiếng hét vang :

- Bọn vô tài vô dụng này, có mau cút ngay không để cho anh em ta túm cổ thẳng tiểu tử kia xem nó có bao nhiêu bản lãnh, xứng đáng đối phó với thủ đoạn của Hộ Quốc Thiền sư ta cùng Tử Quang đạo hữu chăng ?

Nói đoạn Thạch La Hán gầm lên một tiếng để thị uy rồi hươi cây Thiết Thiền Trượng xông thẳng lên đài tấn công.

Thiết Phất Đạo Nhân cũng vũ lộng phất trần theo sát chân gã thầy chùa tiến lên.

Đoàn Cẩm thấy bộ pháp hai người như bay, biết rõ là hai tên kình địch, mẹ của chàng hiện giờ lọt vào tay gian thần khó thể tùy tiện làm hại con y là Đoàn Chiêu được.

Chàng chẳng chút chậm trễ nhấc bổng chiếc đỉnh thứ ba trên Vọng Tinh Đài đứng áng ngay bực đá.

Thạch La Hán dẫn đầu nhãy vút lên múa tít cây thiền trượng theo thế Thanh Long Bái Vĩ (rồng xanh quẫy đuôi), quét vút vào hạ tam bộ của đối phương.

Đoàn Cẩm vội dựng chiếc đỉnh đồng hất trở lại, "cong !" một tiếng chát chúa, hai món binh khí nặng chạm nhau, sao lửa văng đầy trời.

Thạch La Hán cảm thấy hai tay tê rần.

Đoàn Cẩm cũng không tránh khỏi hổ khẩu tay đau buốt như kim châm.

Đoàn Cẩm nổi xung quát to một tiếng hai tay nắm chặt hai chân đỉnh, chàng dựng chiếc đỉnh đồng mấy trăm cân kia sử dụng như tấm thuẫn bài, tấn công đối phương theo thế Vân Đoạn Tọa Sơn (mây vút núi nằm) trong pho Bát Quái Hỗn Nguyên Bài, quét mạnh ngang hông đối phương.

Thạch La Hán thấy chàng tuổi còn nhỏ nhưng mà vũ lộng chiếc đỉnh như gió thì không khỏi kinh hồn.

Cây thiết thiền trượng hất trở lên theo chiêu Tiềm Long Xuyên Tháp (rồng lặng qua tháp) gõ mạnh vào bụng đỉnh đồng đón lại , "kinh" "coong" hai tiếng ngân lên chát cả màng tai, thiền trượng và đỉnh đồng lại tông thẳng vào nhau, lửa sao lại bắn tung toé khắp bốn phía.

Đoàn Cẩm càng đánh càng hăng, vung chiếc đỉnh đồng nghe vù vù trong không khí, bổ thẳng xuống đỉnh đầu kẻ địch.

Thạch La Hán hai lần đở chiếc đỉnh, hai tay đã chấn động đến tê rần không sao dám đở nữa, nên vội dùng chân pháp Dao Từ Phân Thân (chiếc diều lật mình), từ trên bực đá uốn lưng nhãy vút xuống dưới.

Đoàn Cẩm đang định thừa thắng truy kích, thì Thiết Phất Đạo Nhân đã từ một gốc khác phi thân bay vút lên đài, hung hăng nhãy đến bên Đoàn Lão Hoàng Gia đang ẩn núp.

Đoàn Cẩm cả kinh, sợ Thiết Phất Đạo Nhân làm hại cha mình, sốt ruột gầm lên một tiếng như cọp, cả người lẫn đỉnh quay phắt trở lại đứng che mình trước mặt Đoàn Lão Hoàng Gia.

Thiết Phất Đạo Nhân định bụng dùng ngọn phất trần sắt đập bể sọ Đoàn Lão Hoàng Gia giúp Hoàng thúc Đoàn Tấn trừ trước hậu họa, sau đấy sẽ giúp tay Thạch La Hán vây đánh Đoàn Cẩm.

Chẳng dè Đoàn Cẩm đánh thục mạng mấy thế đỉnh khiến Thạch La Hán phải thối lui trở xuống, rồi lẹ như chớp nhãy trở lại che chở cho cha.

Thiết Phất Đạo Nhân thầm khiếp phục tài nghệ cao cường của đối phương, xỉa mạnh cây phất trần sắt ra trước quát lớn :

- Tiểu tử muốn chết !

Ngọn phất trần như một làn điện xẹt lao nhanh vào Kỳ Môn huyệt nơi trước ngực chàng.

Đoàn Cẩm nghiêng người tránh qua một bên , chiếc đỉnh trên tay đồng thời quét mạnh trở ra phản kích lại.

Nhưng chiêu số của cây phất trần trên tay Thiết Phất Đạo Nhân lanh lẹ quái dị vô cùng lại lẹ làng thoăn thoắt , thoạt tới thoạt lui, như cheo như vượn, ngọn phất trần trong khoảnh khắc tấn công ra bảy chiêu liên tiếp, điểm, chọt vào bảy nơi huyệt đạo ở trung và thượng bàn của Đoàn Cẩm.

Đoàn Cẩm vì chiếc đỉnh quá nặng nên xoay trở có phần chậm chạp , so bì với loại khí giới điểm huyệt có phần thất thế hơn nên liền gầm lên một tiếng như cọp, ném ngay chiếc đỉnh đồng xuống đất đánh "sầm" một tiếng, dùng hai tay quyền để chống đở với ngọn phất trần lợi hại của địch thủ.

Hai người nhãy tới tràn lui, lúc công lúc thủ loang loáng như điện chớp sao giăng, khoảnh khắc đã giao đấu nhau trên mười hiệp.

Thạch La Hán trong khi ấy kéo rốc đại đội Ngự Lâm Quân xông lên đài Vọng Tinh .

Đoàn Cẩm vì bận cầm cự với Thiết Phất Đạo Nhân vô phương bảo hộ cha già, chàng thầm than trong lòng :

- Không xong ! Hết cả rồi !

Trong lúc chàng định bó tay chịu hàng để khỏi liên hại đến cha mình, thì trên nửa chừng không vọng lại một tiếng hú lảnh lót vang rền, rồi một bóng vàng thoáng chẳng biết từ hướng nào đáp xuống.

Một vị áo vàng chỉ vung tay một chiêu đã dở hỏng Thạch La Hán lên khỏi mặt đất, rồi ném cả người lẫn trượng bay tuốt xuống dưới đài

Sự xuất hiện đột ngột ấy khiến mọi người kinh hãi không ít.

Đoàn Cẩm định thần nhìn kỹ, trong bụng mừng thầm, té ra người áo vàng không ai khác hơn là vị thư sinh trung niên mà chàng đã gặp trên Điểm Thương Sơn lúc ban chiều, và chờ trong lúc chàng đang trong cảnh thập phần nguy hiểm đột ngột hiện ra trợ giúp.

Đoàn Cẩm phấn khởi trong lòng, gọi lớn :

- Nhơn huynh, mau giúp tiểu đệ bảo hộ gia nghiêm.

Chưa kịp dứt lời thì vị thư sinh áo vàng ấy đã tóm thêm bảy tám tên thị vệ ném lăn quay xuống bực thềm đá, thủ pháp nhanh nhẹ , quả là một tay cao thủ tài nghệ tuyệt vời.

Kỳ dư bao nhiêu vệ sĩ còn lại đều kinh hồn thất đảm ùn ùn vừa lăn vừa bõ chạy nhào trở xuống đất để thoát thân.

Vị thư sinh áo vàng lúc ấy mới ngẫng đầu bảo Đoàn Cẩm :

- Này ! Tên mũi trâu cầm phất trần sắt kia để tôi đối phó cho, các hạ yên tâm xuống đài làm cỏ đám phản loạn kia đi.

Đoàn Cẩm gật đầu tràn mình về một phía.

Thư sinh áo vàng với hai bàn tay không vun vút trái phải hai bên, không đầy ba bốn hiệp, Thiết Phất Đạo Nhân đã thối lui lia lịa ra sau.

Đoàn Cẩm mừng rỡ trong lòng, biết mình đã may mắn được một tay trợ giúp đắc lực chuyển đổi cả thế cuộc, nên thừa cơ xuống đài cứu mẹ.

Nghĩ rồi chàng nhấc bổng chiếc đỉnh đồng nhún chân nhãy xuống dưới đài, lần này chàng không còn e ngại gì nữa, tung mình lướt đến bên Đoàn Tấn xông sát.

Đoàn Tấn hết sức kinh hãi.

Thạch La Hán vội vung cây thiền trượng lướt tới đón lại nạt to :

- Tiểu tử, mi muốn mẹ mi sống hay là chết ?

Đoàn Cẩm gầm lên như điên, đáp :

- Tên gian vương, nếu giết chết mẹ ta, Đoàn Cẩm này sẽ nghiền nát người nó ra trăm ngàn mảnh vụn để đền mạng cho mẹ ta, thằng giặc trọc chó chết nhà mi, dám trợ Trụ làm ác khó mà thoát khỏi cái chết.

Tiếng nói vừa dứt, chiếc đỉnh đồng trên tay Đoàn Cẩm cũng bổ xuống chiếc đầu trọc phếu của y.

Thạch La Hán tuy lúc nãy bị vị thư sinh áo vàng ném lộn mèo xuống đài nhưng vì y có tên là Thạch La Hán da thịt cứng như sắt nguội nên dù bị ném xuống rất mạnh cũng chẳng làm y bị thương được.

Y gầm một tiếng thật lớn múa tít cây thiền trượng theo thế Phong Ma Trượng, bóng trượng chập chờn bốn phương tám hướng áp được vây chặt Đoàn Cẩm vào giữa.

Đoàn Cẩm vẫn không nao núng, vung chiếc đỉnh đồng ba chân, rít gió nghe ào ào như cuồng phong bão tố, sử dụng một lối đánh lạ kỳ cả người lẫn đỉnh quyện thành một khối loanh quanh khi tới lúc lui như trò múa rối, xông bên Đông gạt bên Tây không đầy hai mươi thế đỉnh đã khiến Thạch La Hán từng bước, từng bước nhãy lui ra sau không kịp thở.

Đang lúc đấu nhau mùi mẫn trên đài bổng có tiếng thét lên rùng rợn, rồi có một bóng người lao vụt xuống như mũi tên.

Đoàn Cẩm trong cơn bất ngờ, giật nẩy mình vội hoành đỉnh đề phòng, đến lúc định thần nhìn kỹ, thì kẻ lao xuống chính là Thiết Phất Đạo Nhân, đỉnh đầu bị thủng một lỗ lớn, chất óc lẫn máu tươi phọt ra cả bên ngoài văng đầy cả mặt đất.

Đoàn Cẩm càng cảm thấy tinh thần phấn chấn thập phần.

Gã Thiết Phất Đạo Nhân vốn là một cao thủ trong phái Không Động. Ngọn phất trần, chiêu số biến hóa kỳ ảo dị thường có thể như Ngũ Hành Kiếm Thuật xung kích, lại có thể như phán quan bút đâm điểm tấn công vào các yếu huyệt đối phương, nếu luận về võ công thì y cao hơn Thạch La Hán gấp mấy lần, vốn ra không thể đại bại đến vong mạng một cách mau chóng như thế, nhưng vì hôm nay y gặp phải thư sinh áo vàng là một bậc kỳ nhân cái thế, bàn lãnh của chàng cao diệu không sao tưởng tượng nổi.

Khi chàng vừa ra tay giao đấu với Thiết Phất Đạo Nhân đã sử dụng một pho chưởng pháp rất kỳ lạ, tà áo vàng thư sinh của chàng phất phới dịu dàng , người chàng như chẳng có xương cốt , mềm mại tựa bông gòn , luồn qua lộn lại, quay mòng mòng xung quanh Thiết Phất Đạo Nhân, hai chân bám chặt theo Cửu Cung Bát Quái thoăn thoắt bay tới đáp lui như hai cái chày máy giả gạo vậy .

Pho quyền pháp của chàng nếu nói là Du Thân Bát Quái quyền thì không giống, mà liệt vào Cửu Cung Thần Hành chưởng cũng không phải nốt

Thiết Phất Đạo Nhân cảm thấy trước mắt ảo loạn bóng người chập chờn sau trước, mường tượng như có trên mười bóng áo vàng quây tròn xung quanh mình như bánh xe gió, làm lão ta nhức đầu hoa mắt, đừng nói môn sở trường là Thiết Phất đả huyệt pháp không thể sử dụng ra được mà cho đến công phu gạt đở cũng chẳng có .

Không đầy mười hiệp quần nhau, bả vai Thiết Phất Đạo Nhân đã liên tiếp trước sau lãnh trọn ba ngọn chưởng của đối phương.

Nhờ công lực thâm hậu, nên nơi chỗ trúng chưởng chỉ cảm thấy đau buốt như đốt vậy thôi và nếu Thiết Phất Đạo Nhân biết rõ cơ tấn thối, lùi trở xuống đài thì hoặc may tánh mạng được bảo toàn.

Chẳng ngờ lão ta bị phải mấy chưởng thẹn quá sinh khùng, một mặt vung tít ngọn phất trần bên tay hữu bảo vệ khắp châu thân, tay trái cũng loang loáng theo quyền thế Hắc Hổ của Không Động phái, chặt, chém, đở, gạt, phản kích với đối phương kịch liệt rồi bất thần, lảo đảo mạnh chiếc đuôi phất trần bắn ra một loạt kim vàng lóe mắt, bay vút vào đầu và mặt vị thư sinh áo vàng.

Ám khí của Thiết Phất Đạo Nhân vừa sử dụng kia gọi là Kim Phong Thần Châm, mũi châm nhỏ như lông trâu dấu trong cán phất trần bên trong có lò xo, lúc dùng chỉ cần bấm nhẹ lưỡi gà đảo lẹ cán phất trần trở lại, ba mươi mủi thần châm sẽ đồng loạt bay ra, khít khao như mưa bất, bắn vút vào đầu mặt, cùng các huyệt đạo yếu hại của đối phương.

Những mủi thần châm ấy được ngâm trong chất thuốc cực độc, mỗi khi trúng vào thân người lập tức ghim lút vào da thịt, mười hai giờ đồng hồ sau độc tố theo máu công lên quả tim, nạn nhân sẽ ngã ra chết không phương cứu chữa.

Thản hoặc vừa trúng phải độc châm, kịp thời dùng nội công phong bế mạch đạo, ngoài ra uống thuốc giải độc, rồi dùng đá nam châm hút mủi kim độc ra thì may thoát chết nhưng cũng không tránh khỏi suốt đời tàn phế.

Đấy là môn ám khí trấn sơn của phái Không Động, có danh là lang độc. Thiết Phất Đạo Nhân cũng ít khi dám khinh xuất đem ra dùng nhưng vì liên tiếp bị trúng phát mấy chưởng, khí vận bừng lên, bèn xuất kỳ bất ý bắn kim phong thần châm ra, định dồn đối phương vào tử địa để kết thúc trận đấu.

Nào ngờ kiến thức của vị thư sinh áo vàng rất quảng bác, vừa thấy từ cán phất trần của đối phương vung lên, bay tản ra những làn ánh sáng lấp lánh, lập tức hiểu ngay đối phương sẽ dùng loại ám khí gì rồi, không khỏi nổi giận xung thiên chàng vội tung mình dùng thế Độc Hạc Xông Tiêu (chiếc hạ tung mây) nhấc người lên khỏi mặt đất trên hai trượng),

tiếp theo đấy là một luồng chưởng phong cường mạnh đánh rơi tất cả những mủi độc châm rơi lả tả dưới đất, liền theo đấy, đạp chân vào khoảng không, uốn mình lượn thành nửa vòng tròn ở nửa lừng bay trở xuống, cánh tay trái bất thần vươn ra dài hơn một thước, chiếc bàn tay xòe ra như một thỏi sắt vỗ mạnh xuống đầu đối phương.

Thiết Phất Đạo Nhân nhìn thấy thủ pháp và thân pháp của vị thư sinh áo vàng sực tỉnh ngộ thất thanh la ó :

- Ôi cha ! Mi là môn hạ của Toàn Chân Giáo, đừng sử dụng Thôi Tâm chưởng pháp hai bần...

Lời chưa kịp dứt liền "bụp !" một tiếng, đỉnh đầu đã trúng phải một chưởng của vị thư sinh áo vàng rồi.

Thiết Phất Đạo Nhân cảm thấy khí huyết khắp châu thân, mường tượng như bị phải một luồng sức mạnh kỳ dị hút người trở lên đỉnh đầu đau đớn như dần, chưởng lực chưa trúng ngay mà sọ đầu đã nứt đôi, chất óc phọt ra ngoài, thét lên một tiếng hãi hùng rồi ngã vật xuống đất chết tốt.

Vị thư sinh áo vàng chỉ khẽ cúi người đã chộp lấy chân phải của đối phương, vụt mạnh ra ngoài, chiếc xác to lớn phốp pháp như hũ rượu của đạo sĩ , bay vun vút như tên lìa giây cung rơi bắn vào đám đông.

Thạch La Hán đang vũ lộng cây thiền trượng như mưa tuôn gió vờn, quần nhau với Đoàn Cẩm một mất một còn, chợt thấy thi hài của Thiết Phất Đạo Nhân từ trên Vọng Tinh Đài bay xẹt xuống, vừa giận vừa sợ.

Gầm lên một tiếng dử dội, rồi bỗ nhào đến thí mạng với Đoàn Cẩm. Cây thiền trượng trên tay liên tiếp ra ba thế theo chiêu số Vân Long Tam Hiện (rồng trên mây hiện ba lần) quét sả vào hông đến nách rồi phạt trở xuống hai chân đối phương, nhanh như điện xẹt sao băng.

Đoàn Cẩm trong cơn nguy cấp, sực nghĩ một mẹo, chàng ném mạnh đỉnh đồng vào đoàn người, hai cánh tay liên tiếp theo một giương một chộp "phịch !" một tiếng như tiếng trống.



Đoàn Cẩm lãnh trọn nơi hông một ngọn thiền trượng của Thạch La Hán nhưng nhờ ở lớp vảy cứng mọc trên da, nên không bị thương tổn đến tạng phủ, tay chàng nhanh nhẹn đoạt lấy đầu trượng kéo mạnh một cái.

Thạch La Hán cả người lẫn trượng, chúi nhủi vào lòng Đoàn Cẩm.

Cũng khá khen thân pháp của Thạch La Hán khéo léo nhanh nhẹn, trong lúc gã chúi vào người Đoàn Cẩm, đã kịp thời vung ra một quyền đảo mạnh vào ngực Đoàn Cẩm kêu "bùng" một tiếng.

Thế quyền của Thạch La Hán đánh ra sức mạnh đâu phải tầm thường, nhưng quả lạ kỳ .

Đoàn Cẩm như kẻ vô sự ,vận thần lực gạt mạnh ra ngoài một cái, cây thiền trượng bằng sắt đúc lớn cở miệng chén bị chàng bẻ gảy làm đôi không chút phí sức.

Thạch La Hán không ngờ Đoàn Cẩm có bản lãnh như thế, chịu đựng được một trượng lẫn một quyền của mình, mà người chàng vẫn chẳng bị chút tổn thương, thân hình chàng tựa như sắt đá chẳng bằng, đã thế còn bẽ gảy nổi thiền trượng của mình như trò chơi trẽ nít, không khỏi thất sắc kinh hãi đến đờ người.

Đoàn Cẩm nhãy vút tới sát bên y và quát lớn :

- Mi cũng nếm lại một trượng của ta !

Miệng quát, nửa khúc thiền trượng cũng theo tay quét vòng dưới chân địch nhân.

Thạch La Hán hốt hoảng tung người lên cao, chẳng dè Đoàn Cẩm dùng thế vừa rồi chỉ là thế hư, chờ cho gã trọc tung người nhãy lên, chàng bất thình lình vút ra một quyền đảo mạnh vào ngực gã theo thế Kim Cang Phục Hổ trong Kim Cang quyền pháp.

Thạch La Hán vì còn chới với trên khoảng không, vô phương tràn tránh gì được, cậy vào thân hình mình dày công khổ luyện ngoại công, đao thương chẳng phạm được , thầm ước lượng có thể hứng nổi lấy ngọn quyền của chàng, nên trân mình

chịu đòn.

"Bình !" một tiếng khá to, ngọn quyền của Đoàn Cẩm đấm đúng vào ngực của đối phương, không chút sai lệch mà Kim Cang quyền pháp do sức thần của Đoàn Cẩm sử dụng có thể xuyên cây vỡ đá, thử hỏi thân hình bằng xương thịt gồng luyện khí công của Thạch La Hán làm sao chịu đựng nổi ?

Y "hự !" lên một tiếng đau đớn, mửa phúng ra một ngụm máu tươi rồi ngã vật xuống đất tắt thở luôn, vì ngọn quyền vừa rồi của Đoàn Cẩm không những đánh gảy cả xương cốt nơi lồng ngực mà cho đến tim phổi của y cũng bị chấn bể nát nhừ trong lồng ngực .

Đang lúc Thạch La Hán và Thiết Phất Đạo Nhân đấu nhau chí mạng với đối phương thì Đoàn Tấn đương run run phát rét một chỗ, nhưng hắn vốn là một tiểu nhân quen thói đê tiện thấy tình thế bất lợi nghiêng hẳn về phía mình, lòng sát nhân nổi dậy, lập tức xông tới trước mặt Tiêu Hoàng hậu. Tay trái túm lấy xiêm y nơi lưng ngực bà, tay phải rút phắt ra một ngọn đao sáng quắc, định thích phủng lồng ngực của Tiêu Hoàng hậu.

Tiêu Hoàng hậu vốn là một khuê nữ nhu nhược yếu đuối, chẳng biết lúc ấy từ đâu dâng lên một luồng dũng khí, trừng mắt nhìn Đoàn Tấn quát lớn :

- Quân vô lương phản chúa kia, ta là Hoàng hậu của Nam Chiến Quốc lại là chị dâu mi, mi giết ta thử xem !

Đoàn Tấn bị sự chánh khí đảm lược của Tiêu Hoàng hậu làm y sờn lòng, ngọn dao găm trên tay từ từ buông xuôi trở xuống, quay đầu nhìn ra thấy Đoàn Cẩm tung hoành ngang dọc giữa đoàn Ngự Lâm Quân như vào chỗ không người.

Đoàn Tấn như được khơi thêm lửa hận thù, giá đao lần thứ hai, định đâm chết Tiêu Hoàng hậu bỗng nghe trên Vọng Tinh Đài có tiếng quát sang sảng :

- Ác tặc sát nhân kia, mi muốn tánh mạng con mi chết hay là sống ?

Đoàn Tấn rùng mình kinh hãi, vội đảo mắt nhìn kỹ, thấy gã thư sinh áo vàng đang nhấc bổng Đoàn Chiêu lên cao, hầm hừ như muốn quăng xuống đất vậy.

Vọng Tinh Đài lại cách mặt đất trên hai trượng cao, nếu Đoàn Chiêu bị ném xuống thì thịt xương gân cốt của đứa con trai y sẽ nát biến như xương ngay.

Đoàn Tấn tuy tâm tính như sài lang, cũng không thể không xót thương tính mạng của con trai mình, nên y vội hét lên :

- Khoan đã ! Đừng hại mạng con ta, ta bằng lòng trao đổi Tiêu Hoàng hậu trả lại cho bọn mi, để các ngươi an toàn rời khỏi Đại Lý thành.

Ngờ đâu tiếng cuối cùng của y vừa dứt, thì vị thư sinh áo vàng liền hú lên một tiếng thánh thót, trong như tiếng hạc réo từng không xông tận chín từng mây thẳm, đoạn chàng từ trên đài kẹp theo Đoàn Chiêu vào nách tung mình đáp nhẹ xuống.

Bọn Ngự Lâm Quân đồng la ó vang dậy, ùn ùn kéo đến bao vây chàng vào giữa.

Chàng thư sinh áo vàng chẳng chút nao lòng, cười nhạt một tiếng, xông vào giữa đoàn người , tay trái vẫn kẹp Đoàn Chiêu nơi nách, tay phải quay tròn vun vút đánh ra một pho quyền pháp thật cổ quái, mà xưa nay chưa hề thấy qua, khi chưởng lúc lại chỉ, biến sang chộp rồi lại đổi thành quyền biến hóa không sao lường được, tay quyền chàng đến chỗ nào là Ngự Lâm Quân như đám say rượu ngã đổ lổm nhổm dưới đất, mà đã té trở xuống là không sao ngóc đầu bò dậy được, chỉ nửa khoảnh khắc đã có bảy tám mươi tên nằm chỏng gọng dưới đất, rống lên như bò.

Đoàn Cẩm cất tiếng kêu gọi :

- Gian thần đã đến nước đường cùng, bọn ngươi còn định trợ Trụ vi ác được sao ? Mau buông khí giới đầu hàng mới mong bảo toàn mạng sống.

Bọn Ngự Lâm Quân tuy đều là tâm phúc của Đoàn Tấn nhưng phần đông cũng là vệ sĩ trong hoàng cung bị Đoàn Tấn lung lạc, đối với hành động hoán ngôi đoạt vị của Đoàn Tấn không mấy tán đồng, nhưng đứng trước thế lực như lang sói của quyền thần, chỉ đành nuốt hận mà phục tùng.

Giờ đây thấy Đoàn Cẩm trở về, trong lòng đã rung động phần nào, lại thấy hai tên yêu đạo tay chân đắc lực nhất của Đoàn Tấn đã bị giết chết, nên khi nghe Đoàn Cẩm lên tiếng gọi, hơn nửa số trong đoàn liền vứt binh khí, thối lui sang một phía.

Đoàn Tấn thấy thế lực của mình tan rả như băng tuyết trước nắng hè, trong cơn phẫn uất cực cùng điên tiết giơ cao ngọn thất thủ đao nhắm ngay ngực Tiêu Hoàng hậu nhắm mắt đâm nhầu.

Đoàn Cẩm vì cách quá xa muốn lướt đến cứu cũng không sao kịp nữa, kinh hoảng thét to lên :

- Ối cha !

Giữa lúc cái chết của Tiêu Hoàng hậu chỉ còn cách nhau đường tơ kẽ tóc, ngọn đao quái ác sắp chạm lên da ngực của bà thì đột nhiên một tiếng keng vang lên, ngọn đao trên tay Đoàn Tấn tự dưng sút khỏi tay rơi "xoảng !" xuống mặt đất.

Té ra, trong cơn thập phần nguy cấp ấy, vị thư sinh áo vàng thoắt bay mình lướt đến bên Đoàn Tấn, từ bàn tay chàng lẹ như chớp vung ra một vật bằng sắt bốn góc tròn dẹp như con cờ, lao ngay bạch môn nơi cánh cổ tay của Đoàn Tấn, tức thì y cảm thấy cánh tay cầm đao mềm nhũn ra, năm ngón tay rụng rời lưỡi dao rơi xuống đất.

Động tác của vị thư sinh áo vàng nhẹ như tia điện không bằng, con cờ ném ra vừa đánh rơi xong khí giới trên tay gian thần, liền ném ngay Đoàn Chiêu rơi xuống đất, tiếp theo đấy đã lướt nhanh ra phía trước chộp cứng cổ tay Đoàn Tấn miệng cũng đồng thời hét to :

- Nằm xuống !

Tiếng quát vừa dứt, thân hình của Đoàn Tấn cũng vừa té "bộp !" trên mặt đất.

Vị thư sinh áo vàng cũng chàng chút chậm trễ, một chân đạp lên ngực, khiến y không sao vùng vẫy được.

Mười mấy tên võ sĩ giữ Tiêu Hoàng Hậu thấy Đoàn Tấn té xuống đất, bèn ba chân bốn cẳng chạy tản ra bốn phía.

Thế tử Đoàn Chiêu tuy được vị thư sinh áo vàng bỏ nằm dưới đất, nhưng huyệt đạo đã bị chàng điểm phải chỉ trơ mắt nằm thẳng cẳng một chỗ chẳng có ma nào dám léo hánh đến trợ giúp cả.

Đoàn Cẩm chạy nhoài đến nơi ôm chặt lấy mẫu thân, cảm động đến nói chẳng thành lời.

Vị khách áo vàng bèn quay lại quát tháo bọn vệ sĩ :

- Hoàng thượng hiện ở trên Vọng Tinh Đài, bọn bây chẳng mau đến thĩnh người xuống đoái công chuộc tội, còn đợi lúc nào nữa ?

Lời nói của chàng cũng vừa phải lúc, vì khi ấy Đoàn Lão Hoàng Gia đã từ sau lan can Vọng Tinh Đài lững thững bước ra, đám Ngự Lâm Quân cùng thị vệ vội vã quỳ xuống phủ phục tung hố vạn tuế vang trời .

Đoàn Lão Hoàng Gia thấy đại loạn đã được bình định, vợ chồng ông chẳng hề hấn gì, cha con gian thần đã bị bắt sống, bao nhiêu Ngự Lâm Quân,

vệ sĩ trong cung đều cải tà quy chánh mới yên lòng chậm rãi xuống đài .

Đoàn Cẩm đầu tiên quát nạt tả hữu quân sĩ trói chặt cha con Đoàn Tấn lại, sau đấy mới cắt đặt một số Ngự Lâm Quân tiền hô hậu ủng Đoàn Lão Hoàng Gia, rầm rộ hớn hở mở rộng Kim Loan Điện.

Thái tử Đoàn Cẩm đã trở về người người tung hô như sấm động. Một số tâm phúc của gian thần thấy tình hình trước mắt, cũng liệu theo chiều gió, rập đầu phụ họa tung hô lớn hơn ai cả.

Đoàn Lão Hoàng Gia ngồi chễm chệ trên ngai vàng tuyên bố tất cả tội trạng chất chứa từ mấy năm nay của Đoàn Tấn cùng sự việc trong đêm định dùng độc tửu thí vua, đoạn hạ chiếu chỉ dắt cha con Đoàn Tấn ra khỏi ngọ môn, lăng trì xử tử gia tộc lớn nhỏ đều bị phát vãng vào núi sâu làm khổ dịch.

Nhân dân bá tính trong nước nghe Đoàn Cẩm trở về phục quốc, quét sạch gian thần, nhà nhà đều mừng rỡ, mở tiệc khánh hạ hết sức ngợi khen tài đức của Thái tử họ Đoàn.

Đoàn Cẩm sau khi bình định được nội loạn, thầm cảm kích ơn trọng của vị khách áo vàng, nếu chẳng có chàng giúp đở thì tính mạng cha mẹ của chàng đều bỏ thây nơi tay độc ác của Thạch La Hán và Thiết Phất Đạo Nhân rồi, nên chàng tìm ngay vị ân nhân đáng kính ấy để hỏi xem tên họ là chi, người ở môn phái nào vì sao đến thành Đại Lý, giúp đở mình diệt trừ phản loạn một cách kịp thời như vậy ?

Chẳng ngờ chàng hỏi khắp thị thần trong cung mọi người đều trả lời không thấy, vị thư sinh áo vàng đã đâu mất từ lúc nào.

Cuối cùng có một Ngự Lâm quân gìa đến đưa ra một tờ hoa tiên và nói :

- Tâu Điện hạ vị tướng công áo vàng ấy đã ra đi rồi, tiểu nhân đang đứng ở trước ngọ môn, thì vị tướng công đó từ trong cung bước ra, tay cầm phong thư giao cho tiểu nhân bảo là y gấp trở về Trung Thổ, không kịp đến từ tạ Điện hạ và nhờ tiểu nhân đem phong thư này giao cho Điện hạ.

Đoàn Cẩm kinh hãi, vội bóc thư ra xem, thấy loại giấy đúng là văn phòng tứ bửu trong cấm cung thường dùng, nét mực chưa ráo, bút pháp ngang tàng như rồng bay phụng múa, nội dung như sau :

"Đoàn Cẩm Điện hạ khãi giải :

Duyên bèo nước tương phùng, tình cờ gặp chuyện bất bình , giúp quí quốc diệt gian trừ ác , trách nhiệm của kẽ hành hiệp giang hồ , bất tất phải ân nghĩa thêm phiền , sư môn danh tánh của kẽ bềnh bồng rày đây mai đó , thẹn thùng chẳng muốn nhận ân , nên chẳng lưu lại làm gì , hữu duyên kỳ ngộ gặp lại sẽ có ngày, khẩn mong thương dân cần chánh chuyên luyện võ công, tiến đến ngôi vị anh hào trong rừng võ thuật !"

Phía dưới không ký tên chỉ lưu lại hai chữ Cửu Cửu là hàm ý : Trùng Cửu và Trùng Cửu tức là Tiết Trùng Dương vậy.

Trùng Dương vừa đi vừa ngẫm nghĩ đến hai chữ Cửu Cửu dụng ý sâu xa của mình cảm thấy đắc ý bỗng cười khan lên một tiếng.

Châu Bá Thông từ nãy giờ lầm lủi bước theo chân sư huynh vừa mệt vừa khát, thấy sư huynh nghiêm nghị tư lự chẳng dám lên tiếng thình lình nghe Trùng Dương bật cười khan như thế bèn liến thoắng hỏi :

- Sư huynh có chuyện chi vui mà cười khan lên quái gở như thế !

Trùng Dương như bừng tỉnh cơn mê, cười tủm tỉm đáp :

- Ta nhớ lại lúc Nam Đế còn làm Thái Tử Đoàn Cẩm.

Châu Bá Thông không đợi Trùng Dương hết lời liền "úy" lên một tiếng kinh hãi và ngắt lời :

- Ủa ! Sư huynh định dắt tiểu đệ du lịch thành Đại Lý chăng ?

Trùng Dương lẳng lặng gật đầu mà không đáp, hai anh em lại lầm lủi đi hơn buổi trời thì đã đến dưới chân núi Kiếm Các Sơn.

Châu Bá Thông khát quá không chịu nổi, nhìn thấy phía trước có một đường mòn dẫn đến thôn xóm ở xa xa, bèn mừng rỡ , tay chỉ miệng nói tía lia :

- Sư huynh, chúng ta đến chỗ ấy xin một ngụm nước đở khát đi !

Tánh của Trùng Dương và Châu Bá Thông khác biệt nhau xa lắc, vì tánh Châu Bá Thông thích động, ham ăn, lắm lời, còn Trùng Dương trái lại trầm tĩnh hòa hoãn, cho nên hai người tuy cùng đi chung một đường mà ít khi chuyện vãn nhau.

Nghe Châu Bá Thông nói thế, Trùng Dương đã hiểu ngay tánh ham ăn của hắn sắp nổi dậy, bèn chau mày trách cứ :

- Sư đệ, em dù sao cũng là một người tu luyện nội công, sáng sớm hôm nay đã lo bụng lương khô rồi sao lại đòi ăn nữa ?

Châu Bá Thông chu miệng đáp :

- Tôi đòi ăn hồi nào ? Sư huynh xem trời nắng như thế kia mà chúng ta leo núi hơn nửa ngày trời miệng khô khốc chẳng còn một miếng nước miếng, khát muốn bõ mẹ, tìm người xin chút nước uống cũng không đến nỗi phạm pháp đâu mà sư huynh hòng sợ .

Trùng Dương nghe Châu Bá Thông nói chằm bằm như thế, chỉ đành theo ý chàng, hai người đi theo đường mòn đi thẳng đến sơn thôn nọ.

Nào ngờ đến sơn thôn, Châu Bá Thông sực khám phá thôn xóm này có trên trăm nóc gia, nhưng mỗi nhà nào cũng đóng cửa kín mít, khắp làng im liền như tờ, người chẳng có mà cho đến chó gà cũng không thấy bóng một con.

Châu Bá Thông rất đỗi lạ lùng bèn nói :

- Bá tính nơi đây thật là cần mẫn, cho đến đàn bà con nít cũng ra đồng làm việc ráo trọi ?

Nhưng Trùng Dương là một người kiến thức sâu rộng, chàng thấy ngay tình hình không phải, vì người trong làng dù bất luận lên non đốn củi hay xuống ruộng cấy cày, quyết cũng không không thể nào đem cả con nít theo bao giờ .

Hơn nữa từ nãy giờ trên đường đi, cũng chẳng thấy một thửa ruộng nào.

Chàng hết sức hồ nghi trong lòng.

Châu Bá Thông bỗng vọt miệng nói :

- Sư huynh, mình cứ tưởng đến đây xin bậy một bụng nước cho đã khát, ai ngờ rủi vô cùng, mẹ nó cái làng quỷ này tìm đỏ cả mắt chàng thấy một người làm thuốc, đi thôi !

Trùng Dương lắc đầu, nói :

- Không ngu huynh ở lại chờ người trong thôn trở về .

Châu Bá Thông kinh hãi hỏi dồn :

- Sư huynh, bộ điên rồi sao ? Cả làng quỷ này chàng có một người sống còn ở lại đây làm chi thế ?

Trùng Dương đáp :

- Ta xem thôn này chẳng phải không có người vì xóm làng tề chỉnh khang trang, trong nhà đồ vật trật tự ngăn nắp, không có chút gì lôi thôi, chứng tỏ dân làng có chuyện cần tạm thời rời khỏi nhà mà thôi

Châu Bá Thông không dám cải lời sư huynh của mình, nên đành phải nên lòng chờ đợi.

Hai anh em đợi như thế hơn nửa ngày, Châu Bá Thông lầm bầm trách cứ luôn miệng. Y sốt ruột, đôi mắt láo lên hết nhìn xuôi đến nhìn ngược, nhắc nha nhắc nhỏm như khỉ ngồi trên gạch nung, thình lình nghe nơi cỗng làng có tiếng người xôn xao.

Trùng Dương đã luyện qua công phu Nhất Dương Chỉ vừa lắng tai nghe đã phân biệt được có trên một hai trăm dân làng trở về trong tiếng người xôn xao, còn kẹp theo cả tiếng khóc rấm rứt nữa.

Châu Bá Thông nhãy phắt dậy, rồi như một luồng gió hốt chạy tít ra cổng làng.

Trùng Dương vội cất tiếng lại :

- Sư đệ chớ nên gây họa !

Chàng cũng tức tốc sải chân đuổi theo, quả đúng như ý liệu. Hơn mấy trăm dân làng kéo thành một đoàn đi vào cỗng thôn, trai gái gìa trẻ đủ hạng, mỗi trên tay trên lưng đều mang ống trúc và lồng tre, tiếng khóc lúc nãy là của hai người con gái.

Thì ra có một tráng đinh bộ ba bốn mươi tuổi được hai tên tráng đinh khác khiễng trở về, chân phải của gã tráng niên nọ sưng vù lên như thân cây chuối, màu da tím bầm như mực, đau đớn đến nỗi da mặt chẳng còn chút máu.

Châu Bá Thông chẳng tị hiềm mình là người xa lạ, vội tiến ra trước nhanh nhẩu hỏi thăm một cách trịch thượng :

- Này ! Ê các người nãy giờ đi đâu ?Sao chẳng để một người nào ở lại trông nom làng mạc thế ? Còn chú này bị giống vật gì cắn phải mà đến nỗi như vậy ?

Trùng Dương chưa kịp mở lời, Châu Bá Thông đã nói hước một hơi, chàng thầm gật đầu tự nhủ :

- Không sai ! Châu Bá Thông bảo nạn nhân bị độc vật cắn phải, có thể như thế lắm dấy !

Gã thôn dân nọ thấy Châu Bá Thông là người xa lạ, không khỏi ngạc nhiên, trong bọn có hai tên tráng đinh lớn tiếng hỏi :

- Mi ở đâu đến đây ? Ai mượn mi lo chuyện bao đồng, cút mau !

Châu Bá Thông sầm nét mặt lại và cũng lớn tiếng đáp lại :

- Ta lo chuyện bao đồng thì sao ! Ta nhất định chẳng cút đi mi lại làm gì ta ?

Vài tên thôn phu lỗ mãng nổi nóng lên, hai tên thôn phu đứng gần, lách mình nhãy đến định vồ Châu Bá Thông, chàng chỉ khẽ tràn người sang bên, hai tay chộp lấy cổ áo của hai tên nọ, vung mạnh một cái, hai tên thôn dân tựa như trái cầu lông, văng ra xa bảy tám bước.

Đám dân làng liền la toáng lên.

Trùng Dương vội nhãy bay ra trước quát lớn :

- Sư đệ em lại sinh sự đánh lộn với người rồi, không được làm bậy !

Chàng tiến bước, đứng án ngữ trước mặt Châu Bá Thông đoạn đưa mắt nhìn xem vết thương bị thú độc cắn của gã đàn ông nọ, và nói tiếp :

- Các người sao chẳng mau tìm cách cứu chữa ! Nếu để diên trì e mạng sống người này khó cứu đó.

Đám dân làng thấy Trùng Dương vẽ người phương phi tiêu sái râu dài suông đột, nói năng hòa nhã hiền từ, khác hẳn với vẻ lấc cấc của Châu Bá Thông, lập tức có cảm tình ngay bèn đồng rập đáp :

- Thưa đạo trưởng, đây là anh Lưu Nhất Hổ của bổn trấn, theo bọn tôi vào rừng bắt rắn, ơ hờ bị rắn lục trúc cắn phải (loại rắn này hễ cắn phải người thì vô phương cứu chữa, trừ phi đốt đỏ một miếng sắt, áp lên vết thương cho chay chỗ thịt đó đi).

Châu Bá Thông nghe đến rùng mình rởn óc.

Trùng Dương lẳng lặng móc trong túi ra một lọ sành màu xanh mở nắp trút ra một viên thuốc màu đỏ như lửa, nhét vào miệng nạn nhân và gọi :

- Mau đem nước ra đây, cho y một hoàn thuốc vào bụng .

Viên thuốc vừa rồi chính là lúc Trùng Dương so tài với Âu Dương Phong trong buổi luận kiếm Hoa Sơn thấy Âu Dương Phong nuôi dưỡng Xà trận, và chuyên dùng nọc rắn để hại người, nên sau khi trở về Trung Sơn khổ tâm nghiên cứu chế luyện ra một loại thuốc lấy tên là Hạc Diêm Chu linh hoàn, chuyên giải trừ nọc độc của rắn rít, vì Hạc là khắc tinh của loài rắn, chuyện dùng hạc làm vật nuôi thân, nước miếng của nó rất hiệu nghiệm giải trừ nọc rắn.

Từ lúc chế xong đến nay đây là lần thứ nhất chàng đem ra thí nghiệm cứu người.

Vài người trong bọn dân làng, vội lấy nước thuốc đổ vào miệng Lưu Nhất Hổ để y nuốt trôi hoàn thuốc vào bụng.

Quả nhiên thuốc giải hiệu nghiệm như thần, Lưu Nhất Hổ vừa nuốt xong hoàn thuốc ấy, liền ụa lên một tiếng lớn, mửa ra chẳng ít chất đờm màu vàng đen tanh tưởi, vết sưng phồng nơi giò cũng lần lần sọp xuống, hai cô gái nọ mừng rỡ thôi khóc.

Châu Bá Thông thấy trên người một thôn dân có đeo cái ống tre, chàng vốn tánh rất rắn mắc, bết thình lình giơ tay phải ra giật lấy chiếc ống tre của gã nọ, miệng thì tía lia :

- Trong ống có vật chi thế, cho ta xem thử nào ?

Miệng bằng tay, tay bằng miệng, chàng đợi người đàn ông nọ cho phép hay không chàng đã lẹ tay rút nấp ống tre lên, bỗng thấy bóng xanh lao vút ra, đúng một con rắn lục tre xẹt vút đến vươn cổ nhe nanh, mổ phập tới trước mặt Châu Bá Thông nhanh như mủi tên xẹt.

Châu Bá Thông tuy nghịch ngợm, đất trời cũng chẳng kiêng nhưng lại rất sợ rắn, chàng hốt hoảng tru tréo to lên "ối mẹ ơi !" rồi quăng ngay cái ống tre,

Trùng Dương mắt lanh lẹ, nhanh hơn cả giơ hai ngón tay ra kẹp đúng vào cổ không cho mổ vào mặt sư đệ mình, rồi rẩy mạnh một cái, con rắn lục tre vừa rơi xuống đất, liền uốn mình phóng tuốt vào bụi cây mất dạng.

Trùng Dương trong lòng đã hiểu phần nào, liền hỏi đám dân rằng :

- Các vị kéo nhau hết vào núi, chỉ vì chuyện bất rắn độc đến đỗi một người bị rắn độc cần phải suýt nguy hại đến tính mệnh, các vị bắt rắn như thế có ích lợi gì !

Một thôn dân liền đáp :

- Đạo trưởng chắc có lẽ không hiểu, vì có người xuất tiền trọng thưởng cho chúng tôi bắt được rắn đấy ?

Lại có mấy tên khác lừ mắt ra ý bảo y đừng nói, thôn dân ấy liền hội ý ngay, nhưng đã lỡ thốt lời rồi, nuốt lại cũng không được .

Châu Bá Thông vỗ đùi đánh chách và nói :

- Lạ thật, lạ thật ! Có ai chịu ra tiền cho các ngươi bắt rắn , chả trách cho đến ruộng vườn các người cũng chẳng thèm canh tác.

Chẳng lôi thôi gì cả ! Ta hỏi các người kẻ mướn bất rắn ấy là ai, ra bao nhiêu tiền thưởng !

Lối hỏi xấc lấc của chàng, chẳng một thôn dân nào buồn trả lời.

Trùng Dương thấy bọn thôn dân lặng thinh không đáp, chàng bỗng chợt rùng mình nhớ lại trên đời kẻ thích nuôi vô số độc xà, ngoài Tây Độc Âu Dương Phong ra, còn ai khác hơn.

Song theo lời người giang hồ thuật lại thì Âu Dương Phong thiết lập nơi Bạch Đà Sơn một đầm rắn vĩ đại, nuôi hằng muôn hằng ngàn loại độc xà khác nhau, sao lại có thể từ ngàn dặm xa xôi đến đất Tứ Xuyên này dùng tiền bạc mê hoặc bọn ngu dân này liều mạng bắt rắn cho y, chuyện này thật nhiều chỗ không hợp lý, nhưng đám thôn dân cố tình giữ kín chẳng chịu nói ra thì chỉ còn có cách cưỡng bách bắt họ khai mà thôi.

Trùng Dương liền lừ mắt ra dấu cho sư đệ mình, mà Bá Thông khôn lanh quỷ quái khỏi chê vào đâu nổi, tiếp được chỉ thị bằng mắt của sư huynh mình liền hội ý ngay, tằng hắng rồi nói thật to :

- Ê Cái lũ chết bầm này sao chẳng chịu trả lời sự thật cho ta nghe, rắn độc là vật hại người, bọn bây xúm lại nhau bắt nhiều thế kia có phải định hại người chăng ? Mau mau khai sự thật ra, bằng không. Hừ ! Hừ ! Ông sẽ tịch thâu ống rắn, lồng rắn của các ngươi mang tấm vải kia đem hủy .

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Võ Lâm Ngũ Bá

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook