Chương 21: Đường Vào Ảo Tưởng
Tuần Thảo
23/12/2013
Bà hỏi như thế, là đáp đúng ý muốn của Quan Sơn Nguyệt.
Trước khi đến đây chàng mang theo nhiều thắc mắc, về Long Hoa Hội, về Tiểu Tây Thiên, về Phong Thần Bảng. Bao nhiêu thắc mắc đó, Kỳ Hạo lần lượt giải thích hết rồi. Nhưng hắn lại nêu lên một thắc mắc cho chàng, lớn hơn, hắn lại im lặng về điều do hắn nêu ra.
Chàng đang tìm hiểu, nữ nhân lại xuất hiện.
Thiên Ngoại Thiên?
Cái gì khác, thì dĩ nhiên là chàng không thể hiểu nổi, song chàng biết nữ nhân là một nhân vật có thân phận rất cao trong tổ chức này. Cao hơn cả Kỳ Hạo cho nên hắn mới quỳ xuống, tiếp nghinh. Như vậy, hẳn bà ta có đủ thẩm quyền giải thích điểu chàng muốn hiểu.
Bà hỏi chàng như vậy, bà vẫn chưa nói gì tiếp, lại quay qua Kỳ Hạo, hỏi hắn:
- Ma Quân gọi đến, hẳn có điều chi chỉ giáo?
Ma Quân gọi? Gọi từ lúc nào? Hắn chỉ nêu lên ba tiếng Tiểu Tây Thiên là đến ngay? Thế là một cách gọi à? Cái tổ chức này, sao mà khó hiểu quá chừng!
Kỳ Hạo vẫn còn quỳ trên nền, rung rung giọng thốt:
- Thuộc hạ sơ suất trong nhất thời, xúc phạm đến tiên oai, thành đắc tội ...
Nữ nhân «ạ» một tiếng:
- Thế ra, Ma Quân đùa vui nên gọi ta đến đây?
Kỳ Hạo biến sắc mặt như màu đất:
- Tiên nữ dạy quá lời. Thuộc hạ nào dám có ý đó ...
Bỗng nữ nhân ngưng trọng thần sắc, nụ cười tắt, giọng lạnh lùng:
- Ngươi đừng tưởng, ta có thể tha thứ ngươi dễ dàng. Pháp luật đặt ra, là để cho mọi người tuân phục, pháp không lơi lỏng mà cũng chẳng làm oan uổng ai.
Pháp giải phải công bình cho người ta vui mà tuân theo, cho người ta không thán oán khi thọ hình phạt vì vi phạm. Tuy nhiên ta có thể đáp ứng ngươi lưu lại đó cánh tay của ngươi, nhưng, phải chờ đến sau hội kỳ, ngươi mới có thể sử dụng ...
Kỳ Hạo rung rung giọng:
- Thuộc hạ xin tiên nữ lượng thứ ...
Nữ nhân mỉm cười:
- Bỏ một cánh tay kể ra cũng khó chịu đấy chứ? Làm gì ngươi nhẫn nhục cam chịu cái cảnh đó? Vả lại, ta làm sao biết chắc là từ đây đến ngày đại hội, ngươi không vi phạm quy ước?
Kỳ Hạo lộ vẻ sợ sệt:
- Ý của tiên tử như thế nào?
Nữ nhân suy nghĩ một chút đoạn mỉm cười:
- Ý của ta như thế này, là ngươi tạm thời trao chân tay cho ta, đến lúc ngươi cần dùng, ta sẽ trả lại cho ngươi!
Kỳ Hạo thống khổ vô cùng, song hắn làm sao dám phản kháng? Hắn phải lên tiếng đáp ứng.
Quan Sơn Nguyệt hết sức kỳ quái, tự hỏi, tay chân con người là những bộ phận dính liền cơ thể, có thể nào muốn rứt ra lúc nào tùy ý, rồi tháp lại như thường? Chàng thắc mắc vô cùng.
Nữ nhân lại tiếp:
- Ta bất chấp cái ý của ngươi như thế nào, ta chỉ biết là ngươi phải hiểu rõ hơn ai hết, hình phạt nào dành cho tội lệ nào, bởi ngươi đảm nhận chức vụ Tư Pháp Chưởng Hình, chính ngươi phải tự xử lấy ngươi, như ngươi đã xử bao nhiêu người.
Kỳ Hạo trước đó oai phong biết bao, giờ đây, chẳng khác nào một con mèo nhúng nước. Hắn biến sắc mặt như xác chết rung rung giọng hỏi:
- Thuộc hạ tự phế một cánh tay, tiên nữ nghĩ sao?
Nữ nhân cười nhẹ:
- Chứ ta đã chẳng bảo ngươi tự xử à? Ngươi còn hỏi ta làm gì? Ngươi hy vọng ta đổi ý à?
Kỳ Hạo nghiến răng, đưa một ngón tay lên, định điểm vào một huyệt đạo nơi cánh tay kia.
Bỗng, nữ nhân quát:
- Khoan!
Kỳ Hạo mừng thầm, hy vọng nữ nhân tha thứ. Hắn nhìn nữ nhân, trong ánh mắt ngời niềm cảm kích.
Nữ nhân mỉm cười, thốt:
- Hội kỳ sắp đến, nếu ta để cho ngươi tự phế hủy một cánh tay, thì người trong Ma Bảng sẽ cho là ta không công bình, cố ý tìm lý lẽ, loại trừ thủ lĩnh của quần ma ...
Kỳ Hạo ấp úng:
- Đa tạ tiên tử ...
Nữ nhân vẫn cười tươi, cười một cánh thản nhiên:
- Ngươi đã sẵn sàng chứ?
Kỳ Hạo đưa cao cánh tay tả, bởi cánh tay hữu dù sao cũng hữu dụng hơn, nếu bắt buộc phải phế hủy một cánh tay, thì đương nhiên hắn hy sanh cánh tả.
Nữ nhân đưa ánh mắt ra hiệu với một tỳ nữ.
Nàng ấy đặt chiếc đèn lưu ly thất bửu xuống nền, bước tới trước mặt Kỳ Hạo, lấy trong mình ra một đường dây, nhỏ bằng sợi chỉ.
Kỳ Hạo co một cánh tay, dĩ nhiên là cánh tay tả, đưa ra.
Nàng ấy quấn đường dây quanh cánh tay, từ chỏ đến cổ tay. Cánh tay đó phải co lại mãi, cho đến khi có lịnh mới và lịnh mới đó nếu có, cũng phải đến ngày đại hội Long Hoa.
Đường dây đó rất bở, nếu Kỳ Hạo nhúc nhít cánh tay, nó sẽ đứt. Và, đường dây đứt, là Kỳ Hạo có tội nặng, bởi chính hắn toan vi phạm lịnh của nữ nhân, hắn phản kháng lịnh của nàng, nên hủy diệt một hình phạt, được tự do, làm điều bội nghịch.
Hắn sẽ giữ đường dây nguyên vẹn đến ngày đại hội, và giữ một đường dây như thế khỏi đứt, suốt mấy ngày đêm, là một cực hình, thà rằng nữ nhân chặt đứt của hắn một cánh tay, còn hơn!
Kỳ Hạo cũng muốn tự chặt một cánh tay lắm, song nếu hắn làm như vậy, là hắn tỏ lộ một sự bất mãn, tội của hắn sẽ nặng hơn, cho nên biết khổ, mà vẫn phải chịu khổ.
Quan Sơn Nguyệt lắc đầu, thầm nghĩ nữ nhân kia kể ra cũng ác độc thật!
Giải quyết xong trường hợp của Kỳ Hạo, dù là tạm thời nữ nhân quay qua Nhất Luân Minh Nguyệt và Vạn Lý Vô Vân, điểm một nụ cười, thốt:
- Mừng cho hai vị, sắp trở về ngôi vị cũ!
Vạn Lý Vô Vân tỏ vẻ cung kính:
- Đến lúc đó, anh em lão phu hẳn là phải nhờ đến tiên nữ mở đức từ bi!
Nữ nhân cười nhẹ:
- Các hạ nói quá lời, riêng tôi thì chẳng giúp ích gì được nhiều cho các vị, trong anh em, có thiếu chi người sẵn sàng nâng đỡ các vị, tìm mọi cách tiếp trợ các vị phục hồi danh vị trên bảng. Còn tôi thì bất quá dành một vài phương tiện nho nhỏ cho các vị thôi, giúp các vị đỡ lao nhọc hơn phần nào!
Nhất Luân Minh Nguyệt cảm kích vô cùng:
- Đa tạ tiên nữ!
Nữ nhân bật cười khanh khách. Bà từ từ chuyển mắt sang Quan Sơn Nguyệt, rồi bước đến gần chàng, đôi mắt sáng đẹp của bà dán vào người chàng, như quan sát kỹ hơn để có một nhận định đúng hơn. Một phút sau, bà thốt:
- Khá! Khá lắm! Khí độ hiên ngang, tánh khí quật cường, trước nguy không sợ, thần sắc ổn định, hơn hẳn Hoàng Hạc! Thảo nào mà lão ấy chẳng giấu ta!
Nếu ta biết được lão có một truyền nhân sáng giá như thế này, thì ta đã đến nhìn qua mặt hắn một lần rồi, đâu đợi đến ngày mới gặp mặt!
Quan Sơn Nguyệt thừa hiểu, nữ nhân có một thân phận rất cao, song về tuổi tác của bà, thì chàng hết sức mơ hồ.
Qua cách xưng hô, đối thoại giữa bà và hai vị lão nhân, thì chàng ước độ bà thuộc hàng tiền bối, nếu bằng dung mạo thì chàng nghĩ rằng bà suýt soát lứa tuổi chàng. Như vậy, chàng gọi nữ nhân với cái tiếng bà, có thích hợp chăng?
Đành rằng, bà không tỏ lộ một ác ý nào đối với chàng, song cái vẻ trịch thượng, cái giọng kê ca của bà, làm cho chàng bất mãn vô cùng. Phải chi bà thân thiện hơn một chút, nhã nhặn hơn một chút, dù bà có dùng cái sáo giang hồ, chàng cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Chàng hỏi cộc lốc:
- Bà tên họ chi?
Nữ nhân kinh ngạc, trố mắt nhìn chàng. Bà không tưởng là đối tượng dám vô lễ với bà như vậy, và có lẽ đây là lần thứ nhất, một người dám tỏ vẻ khinh khỉnh trước mặt bà.
Nhất Luân Minh Nguyệt lo sợ cho Quan Sơn Nguyệt, nếu bà phát tác thì thật là rắc rối. Lão đằng hắng một tiếng, nhắc khéo:
- Tiểu tử! Đối với tiên tử ...
Nữ nhân khoát tay mỉm cười:
- Không quan hệ! Cái tính khí của hắn như vậy là được lắm! Huống chi, hắn chưa chánh thức là người trong hội, thì chúng ta không nên quá hạn chế ngôn từ và thái độ của hắn. Ta thích những con người đối thoại bình đẳng với ta.
Đoạn cuối câu, bà hướng về Quan Sơn Nguyệt khi bà dùng tiếng ta. Rồi bà tiếp luôn:
- Ngươi muốn biết tên ta? Ta là Liễu Y Ảo!
Quan Sơn Nguyệt thản nhiên:
- Tại hạ phải xưng hô làm sao? Gọi là tiểu thơ, là phu nhân, là bà, là cô nương?
Liễu Y Ảo thoáng đỏ mặt:
- Vấn đề đó không quan trọng lắm!
Quan Sơn Nguyệt trầm giọng:
- Sao lại không quan trọng? Phàm đối thoại, phải biết người đối diện như thế nào, phải có lối xưng hô minh bạch, chứ chẳng lẽ tại hạ gọi ngay tên họ bà mỗi lúc thốt lời? Tại hạ muốn biết phải gọi bà như thế nào, gọi sao cũng được, chứ nhất định không gọi là tiên tử!
Liễu Y Ảo «hừ» một tiếng:
- Lần thứ nhất, ta mới nghe một người bình phẩm như ngươi! Không gọi ta là tiên tử, thì hẳn là cho ta còn phàm tục!
Quan Sơn Nguyệt mỉm cười:
- Tục, thì không hẳn, còn tiên thì nhất định là không rồi!
Liễu Y Ảo hỏi gấp:
- Ngươi thấy sao mà cho rằng ta chưa phải là tiên?
Quan Sơn Nguyệt đưa tay chỉ bốn nữ đồng, đáp:
- Tiên, là những vị thích thanh tịnh, chủ trương vô vị, tiên đâu lại có những nghi thức rườm rà thế? Tiên đâu lại thích những dàn giá phô trương như thế?
Liễu Y Ảo cười nhẹ:
- Ngươi muốn nói đến hạng tiên như Lý Thiết Quảy, lem luốc bê tha như một tên hành khất, suốt đời cô độc, chẳng có một tiểu đồng phục dịch? Sao ngươi không nghĩ đến trường hợp bà Tây Vương Mẫu tại cung Dao Trì, quanh mình luôn luôn có hằng ngàn tiên tử hầu hạ, mỗi bước đi là mỗi có nhạc tấu lên?
Sao ngươi không nghĩ đến trường hợp Quan Thế Âm Bồ Tát, quanh mình vẫn có Thiện Tài, Long Nữ? Thì ra, có một số người phục dịch, tùy tùng, điều đó có lạ chi lắm đâu?
Quan Sơn Nguyệt cười nhạt:
- Bà nghĩ kỹ lại đi, người phàm tục, tự ví mình với Phật với Tiên, tự tạo cho mình những cái mà Phật, Tiên đã có, tự nhiên mà có, không có cũng chẳng sao, như vậy là còn so sánh, còn tham vọng, còn tranh đua, như vậy là chẳng phải tiên, trái lại còn tục hơn người tục. Bởi, càng ngày càng nuôi tham vọng, càng ngày càng chú trọng đến hình thức, phản ngược lại cái nghĩa siêu nhiên của bậc siêu trần. Phật xem sắc là không, Tiên thì vô vi tự tại, chứ bà thì luôn luôn dàn hầu nghi vệ, nào đèn, nào hương ... Bà còn chú trọng đến những cái nhỏ nhặt đó, thì lòng bà chưa hẳn thanh tịnh hoàn toàn. Bà chưa phải là tiên, cho nên tại hạ không thể nào gọi bà là tiên tử!
Chàng dừng lại một chút, đoạn cao giọng phẩm bình tiếp:
- Tiên, không hề mê luyến hồng trần, mà bà thì còn tha thiết với tục lụy quá chừng, bằng cớ là từ lúc bà đến đây, bà luôn luôn quan tâm đến trần tục, nào là hình phạt, nào là giai cấp, nào là ân, oán, tại hạ chưa nói đến cái vẻ tự cao của bà!
Liễu Y Ảo gật gù:
- Có lý! Có lý!
Quan Sơn Nguyệt quay về vấn đề chính:
- Bà có thể cho tại hạ biết về ba tiếng Thiên Ngoại Thiên chăng?
Liễu Y Ảo trầm ngâm một chút:
- Thiên Ngoại Thiên là một tổ chức, trên bậc Phong Thần Bảng, tổ chức đó gồm bảy vị sư huynh, tỷ muội của ta.
Quan Sơn Nguyệt lại hỏi:
- Tổ chức Thiên Ngoại Thiên liên quan với Long Hoa Hội chăng?
Liễu Y Ảo mỉm cười:
- Long Hoa Hội do bảy người bọn ta thành lập, và Phong Thần Bảng cũng do bảy người bọn ta tuyển chọn ...
Quan Sơn Nguyệt thức ngộ:
- Tại hạ minh bạch rồi. Long Hoa Hội được sáng lập tại Tiểu Tây Thiên, các vị lại xưng là Thiên Ngoại Thiên, thế là trên Phong Thần Bảng, còn có Tiên Bảng.
Và bà là người có tên trong Tiên Bảng.
Liễu Y Ảo lắc đầu:
- Ngươi chỉ đoán đúng một phần nào thôi. Tại Tiểu Tây Thiên, trong cái giới Thiên Ngoại Thiên, có ba Tiên, ba Ma và một Quỷ.
Quan Sơn Nguyệt lại hỏi:
- Các vị lập Long Hoa Hội với mục đích như thế nào?
Liễu Y Ảo lắc đầu:
- Về vấn đề đó thì ta không thẩm quyền giải thích cho ngươi rõ.
Quan Sơn Nguyệt lộ vẻ thất vọng:
- Thế ai có thẩm quyền giải thích?
Liễu Y Ảo suy nghĩ một chút:
- Về Tiên Bảng, chỉ có Tiên mới giải thích được, cũng như về Ma Bảng hoặc Quỷ Bảng, chỉ cho Ma hoặc Quỷ mới giải thích được.
Quan Sơn Nguyệt trố mắt:
- Bà thuộc về hạng nào?
Liễu Y Ảo mỉm cười:
- Chứ ngươi không nghe các vị kia gọi ta là tiên tử đó.
Quan Sơn Nguyệt gật đầu:
- Như vậy bà thuộc về Tiên Bảng. Tại hạ hỏi bà về những việc có liên quan đến Tiên Bảng.
Liễu Y Ảo lắc đầu:
- Cũng không được nốt! Ta đã nói cái số tiên, chỉ có ba người, mà ta thì đứng hàng cuối, về những vấn đề nhỏ nhặt, ta có thể giải đáp cho ngươi hiểu, còn những việc trọng yếu, nếu ngươi muốn biết, tất phải hỏi nơi sư tỷ của ta.
Quan Sơn Nguyệt cao giọng:
- Bà ấy ở đâu?
Liễu Y Ảo đáp:
- Tự nhiên là ở tại Tiểu Tây Thiên, nhưng ngươi không gặp được sư tỷ của ta đâu, trừ ra tại Đại Hội Long Hoa, người xuất hiện để liệu lý công vụ, còn thì chẳng bao giờ người để cho ai thấy mặt ...
Quan Sơn Nguyệt trầm ngâm một chút:
- Hội kỳ định vào ngày nào?
Liễu Y Ảo không dấu:
- Ngày mười chín tháng chín.
Rồi bà hỏi:
- Ngươi đến dự chăng?
Quan Sơn Nguyệt đáp gấp:
- Đến chứ bà! Nhất định là tại hạ phải có mặt tại đại hội. Bởi tại hạ muốn gặp ân sư tại hạ!
Liễu Y Ảo mỉm cười:
- Tốt lắm. Đến lúc đó, chúng ta sẽ gặp lại nhau. Tuy nhiên sự có mặt của ngươi tại đại hội có phần nào bất tiện, bởi ngươi không là người trong hội, vậy ngươi hãy giữ lấy tín phù của ta đây, khi nào gặp trở ngại ngươi cứ chiếu trình ra, chắc chắn là những người phụ trách đại hội sẽ không làm khó dễ chi ngươi. Hiện giờ, ta có việc cần phải đi.
Bà lấy trong mình ra một chiếc ngọc bội nhỏ, trao cho Quan Sơn Nguyệt.
Quan Sơn Nguyệt đưa tay tiếp nhận, toan nói mấy lời đa tạ, bà vụt quay mình, thoắt ra ngoài cửa, nhanh hơn làn gió phất.
Bốn nàng tiểu tỳ nữ cũng có thân pháp nhanh vô cùng, chủ nhân vừa mất dạng thì bốn nàng cũng biến luôn.
Quan Sơn Nguyệt nhìn theo bóng bà thừ người suy tư trầm trọng.
Lúc đó Kỳ Hạo mới đứng lên, một cánh tay co, có đường dây nhỏ cột quanh, hắn không dám cử động mạnh, hắn nhìn chiếc ngọc bội nơi tay Quan Sơn Nguyệt, ánh mắt lộ rõ vẻ căm hờn.
Vạn Lý Vô Vân tán:
- Tiểu tử có diễm phúc lắm đó nhé! Ngươi được tiên tử chiếu cố như vậy, đúng là ngươi được ưu đãi nhất trên đời.
Quan Sơn Nguyệt giật mình, trở về thực tại, quay qua Vạn Lý Vô Vân hỏi:
- Chiếc ngọc bội này, có công dụng như thế nào?
Vạn Lý Vô Vân cười nhẹ:
- Có chiếc ngọc bội đó nơi tay, là ngươi có quyền lực vô biên, đưa ngươi đến một địa vị chí tôn, người trong Phong Thần Bảng phải cúi đầu trước mặt ngươi, sẵn sàng tuân hành lịnh của ngươi. Cho dù là sư phụ của ngươi, cũng phải tuân phục ngươi không vì cái thân phận là sư phụ mà được đặt ngoài công lệ.
Quan Sơn Nguyệt không tin:
- Một chiếc ngọc bội bình thường như thế này, là có quyền lực to lớn như vậy à?
Vạn Lý Vô Vân gật đầu:
- Thấy tín phù, như thấy tiên tử, ngươi hiểu rõ cái lệ đó chứ?
Quan Sơn Nguyệt sững sờ. Rồi chàng nhẩm tính thời gian, đoạn hỏi:
- Bỏ hôm nay, chỉ còn mười hôm nữa là đến ngày Long Hoa Hội khai diễn.
Mình đi có kịp chăng?
Vạn Lý Vô Vân mỉm cười:
- Kịp chứ! Từ đây mình theo đường bộ đến Thành Đô, do Dân Giang thẳng đến Nghi Tân, xuôi dòng sống tiến mãi, không quá mười hôm, là Vu Sơn hiện ra trước mắt.
Nhất Luân Minh Nguyệt tiếp:
- Tuy nhiên, chúng ta không nên đam cách thời gian, nấn ná dọc đường, và cần nhất là phải khởi hành ngay bây giờ. Còn như những thắc mắc của ngươi, lão phu tưởng là ngươi không nên hỏi gì nữa, bởi chẳng ai đáp được đâu ...
Quan Sơn Nguyệt quay qua Kỳ Hạo:
- Ngươi đi dự hội chứ?
Kỳ Hạo nổi giận:
- Ngươi đã biết rõ, mà vẫn còn hỏi! Ta là người đứng đầu Ma Bảng, không đi sao được?
Quan Sơn Nguyệt gật đầu:
- Được rồi. Ta sẽ ra lịnh cho ngươi mang Khổng Linh Linh cùng theo ngươi.
Cái việc còn đọng lại giữa nàng và phái Chung Nam, ta nhất định phải giải quyết cho xong.
Kỳ Hạo trầm gương mặt:
- Tại sao ta phải tuân hành mạng lịnh của ngươi chứ?
Quan Sơn Nguyệt đưa tay lên, trong tay có vật do Liễu Y Ảo đã trao cho chàng, điềm nhiên thốt:
- Tại vật này đây!
Kỳ Hạo cứng lưỡi.
Quan Sơn Nguyệt cười hì hì:
- Chẳng những chỉ có mỗi một việc đó thôi, ta còn buộc ngươi phải phụ trách thêm hai việc khác.
Kỳ Hạo nghiến răng:
- Ta cho ngươi đắc thời, cậy thế! Được rồi, ngươi muốn gì nữa, cứ nói đi!
Quan Sơn Nguyệt chỉnh sắc mặt:
- Trước ngày hội kỳ khai diễn, ngươi đảm bảo an toàn cho hai người này tuyệt đối không được gia hại, mà cũng chẳng âm thầm sai sử thuộc hạ ám toán.
Đó là việc thứ nhất, còn việc thứ hai là ngươi không được làm khó khăn cho ba người của Lạc tiền bối.
Kỳ Hạo biến sắc mặt xanh dờn:
Hắn rung rung giọng đáp:
- Ta có thể đáp ứng mấy việc đó của ngươi, song ta cảnh cáo ngươi là phải hết sức dè dặt, trước ngày khai hội, ngọc bội còn linh hiệu, khi đai hội khai diễn rồi, thì nó sẽ trở thành vô dụng, lúc đó ...
Quan Sơn Nguyệt chặn lời:
- Đến lúc đó, ta sẽ có cách đối phó với ngươi, và không gì ổn tiện hơn hết cho ta là ta sẽ giải quyết sự tình giữa ta và ngươi.
Thốt xong, chàng quay mình, hướng dẫn mọi người ra khỏi đại sảnh, ly khai Thiên Tề Biệt Phủ.
Trở ra, là phải đi ngang qua Hắc Lâm, những cơ quan đặt tại khu rừng này đã được triệt trừ, họ không cần có sự hướng dẫn như lúc vào và vượt khỏi nơi đó, bình an vô sự. Vạn Lý Vô Vân mỉm cười, thốt:
- Chiếc ngọc bội đó, quả là một lá bùa hộ mạng, không có nó, chắc gì chúng ta chẳng gặp nguy hiểm trên con đường thoái hậu?
Quan Sơn Nguyệt chợt nhớ đến một việc, vội hỏi:
- Tại hạ còn một thắc mắc chẳng hay có thể nêu lên, nhờ hai vị giải thích chăng?
Vạn Lý Vô Vân cười hì hì:
- Tín phù nơi mình ngươi đó, thừa quyền cho ngươi dùng để hạ lịnh đối với lão phu, ngươi còn hỏi vớ vẩn làm gì chứ? Dù ngươi sai bảo chúng ta làm bất cứ việc chi, có liên quan đến an toàn của tánh mạng, chúng ta cũng không từ khước được, hà huống giải thích một thắc mắc?
Quan Sơn Nguyệt điềm nhiên:
- Xin lão trượng đừng đề cập đến hai tiếng hạ lịnh, trừ ra trường hợp đối phó với Kỳ Hạo. Chúng ta dù sao thì cũng là người nhà với nhau, thì không có vấn đề sử dụng tín phù để bức bách nhau làm việc này, việc khác.
Vạn Lý Vô Vân gật gù:
- Ngươi cứ hỏi.
Quan Sơn Nguyệt tiếp:
- Vừa rồi, Kỳ Hạo vừa nói đến ba tiếng Thiên Ngoại Thiên, thì Liễu Y Ảo đến ngay. Tại sao bà ấy đến gấp thế? Chẳng lẽ ...
Vạn Lý Vô Vân tỏ vẻ thận trọng:
- Thực ra thì, lão phu cũng chẳng hiểu rõ ràng tại làm sao có việc đó. Lão phu chỉ biết là ba tiếng đó, được kể như cấm kỵ, người trong hội được quyền đề cập đến ba tiếng đó, ngay trong kỳ khai diễn đại hội mà thôi, khi đại hội bế mạc rồi, không một ai được phép nhắc đến nữa, mãi đến kỳ khai hội kế tiếp. Ngươi phải biết, phạm vào điều cấm kỵ đó, là chuốc họa diệt thân. Như ngươi đã biết, trong Long Hoa Hội, có ba loại người, Tiên, Ma và Quỷ, ba loại đó họp thành một bảng, gọi là Phong Thần Bảng, người loại trên ức chế và giám thị người loại dưới, nhờ vậy mà sự bí mật được bảo trì từ nhiều năm qua.
Quan Sơn Nguyệt lắc đầu:
- Lão trượng đi ra ngoài đề rồi! Tại hạ chỉ muốn biết, tại sao Liễu Y Ảo đến gấp thế thôi.
Vạn Lý Vô Vân thoáng biến sắc:
- Lão phu đã nói, điều đó thực ra lão phu không hiểu được tận tường. Người trong Long Hoa Hội giữ bí mật tuyệt đối về các việc của hội, đó là một lẽ giải thích sự mù mờ của lão phu. Còn một lẽ nữa, là người bảng trên giám thị chặt chẽ người bảng dưới nên chẳng ai dám tiết lộ với ai những hiểu biết của mình.
Quan Sơn Nguyệt lộ vẻ hoài nghi:
- Họ chỉ gồm có bảy người, làm thế nào giám thị một số người khác trên trăm, lại rải rác khắp nơi?
Vạn Lý Vô Vân chỉnh sắc mặt:
- Lão phu chịu thôi, không thể nói chi dài dòng hơn về việc đó. Ngươi đã có tín phù, thì cầm chắc cái an toàn trong tay, còn bọn lão phu chẳng có vật gì bào hộ, giả như lỡ lời phạm cấm, thì sao? Huống chi, bọn lão phu còn muốn sống thêm mấy năm nữa?
Quan Sơn Nguyệt biết có hỏi gì, họ cũng chẳng nói, chàng không hỏi nữa.
Lúc đó, họ đã ra khỏi khu Hắc Lâm rồi.
Quan Sơn Nguyệt quay qua Lữ Vô Úy, thốt:
- Khổng Linh Linh không có mặt tại đây, thành ra chuyến đi này cầm như vô ích đối với Chưởng môn. Vậy, chúng ta cần phải thay đổi chiến lược. Chưởng môn hãy triệu tập tất cả những người trong phái, để tại hạ trình bày kế hoạch sắp tới.
Rồi chàng nghiêng đầu, kề miệng sát bên tai Lữ Vô Úy, thì thầm một lúc.
Lữ Vô Úy lộ vẻ khó khăn.
Quan Sơn Nguyệt trấn an lão:
- Chưởng môn yên trí, tại hạ có biện pháp đối phó với Kỳ Hạo, nhất định hắn chẳng dám gây nên điều chi bất lợi cho Chưởng môn đâu!
Suy nghĩ một lúc lâu, Lữ Vô Úy gật đầu. Lão vẫy tay chào biệt Quan Sơn Nguyệt, rồi quay mình, bước đi. Lão cũng gọi Lưu Tam Thái cùng đi theo với lão.
Vạn Lý Vô Vân và Nhất Luân Minh Nguyệt đã có tập quán bảo trì bí mật, cho nên cũng có tập quán không thích tìm hiểu sự bí mật của người khác. Do đó, họ chỉ phản ứng khi nào sự việc có liên quan trực tiếp với họ, và họ không buồn lưu ý đến bất cứ việc gì của bất cứ ai. Cho nên, Quan Sơn Nguyệt cùng Lữ Vô Úy bàn luận một lúc lâu, họ chẳng quan tâm mảy may về câu chuyện của chàng và Chưởng môn.
Họ dửng dưng, song Lạc Tiểu Hồng làm sao thản nhiên được? Nàng hỏi:
- Quan đại ca bàn luận việc gì với họ?
Quan Sơn Nguyệt mỉm cười:
- Nói chưa được, hiền muội ạ. Long Hoa Hội có nhiều bí mật, thì chúng ta cũng phải dùng bí mật đối phó với tổ chức này. Hiền muội đừng lo, ngu huynh bảo đảm chúng ta sẽ an toàn hơn bao giờ hết.
Lạc Tiểu Hồng tức uất, đối với nàng, mà chàng cũng làm ra vẻ bí mật nữa sao? Nàng lướt tới, không cần chờ ai cả.
Vu Sơn nổi tiếng là một thắng cảnh, bởi đỉnh Thần Nữ Phong có cái truyền kỳ của nó, bởi con sông xuyên ngang, vừa đẹp vừa hiểm trở, đẹp thì sông đẹp từ đầu đến ngọn, còn hiểm trở thì chẳng phải ở bất cứ khúc quanh nào cũng hiểm trở, có điều kỳ lạ là ở những nơi hiểm trở, con sông lại đẹp phi thường.
Vu Sơn với Thần Nữ Phong, với con sông đẹp, nhất là ở khoảng Vu Giáp, là hai điểm tạo nên hãnh diện cho vùng Tứ Xuyên, hai điểm hàng năm hấp dẫn rất nhiều du khách.
Thần Nữ Phong, một khu sơn thần bí, năm nay lại có cuộc hội thần bí nơi đó, hai cái thần bí khích động mạnh tính hiếu kỳ của Quan Sơn Nguyệt. Cho nên, bằng mọi giá chàng nhất định phải đến tận nơi. Dù không có chiếc ngọc bội của Liễu Y Ảo, chàng cũng đến như thường. Bất quá, chiếc tín phù của bà ta, giúp chàng phần nào đỡ vất vả vậy thôi, còn như về phương tiện trong cuộc hành trình, thì có cũng hay, mà không cũng được.
Chàng không ước vọng ai tiếp trợ chàng, bởi cái tính quật cường không cho phép chàng nhờ đến ai cả. Nhưng, có người giúp, lại càng hay, miễn sao chàng không cầu khẩn van lơn để cho có, là được rồi.
Con đường lên núi dần dần thu hẹp, dần dần trở nên khó khăn bất tiện cho thú, nhưng chưa đến nỗi nào bất tiện cho người.
Quan Sơn Nguyệt cỡi Minh Đà, Lạc Tiểu Hồng cỡi ngựa, cả hai đi sau, Vạn Lý Vô Vân và Nhất Luân Minh Nguyệt đi bộ, ở phía trước dẫn đường.
Trên lối đi trống trải, ngựa và lạc đà còn theo không kịp hai lão nhân đi bộ.
Huống hồ ở những đoạn đường hiểm trở, hẹp hòi?
Có những chỗ, người lách qua, lách lại, tiến tới dễ dàng, song ngựa và lạc đà thì phải chật vật lắm mới qua lọt. Như vậy, hai người sau làm gì kịp hai người trước?
Hai lão nhân cứ đi, chẳng cần biết là phía sau, đôi thiếu niên nam nữ có theo kịp hay không. Dần dần, hai lão nhân bỏ chàng và Lạc Tiểu Hồng ở sau xa.
Quan Sơn Nguyệt vội gọi:
- Hai vị lão trượng không thể chậm chân một chút à?
Hôm nay, là ngày mười chín, tháng chín, họ đến cũng kịp lúc đấy, có điều Quan Sơn Nguyệt chưa biết đại hội khai mạc vào giờ nào. Cho nên, chàng không gấp như hai lão nhân.
Nghe chàng gọi, Vạn Lý Vô Vân cứ đi tới, không quay đầu lại, vừa đi vừa đáp:
- Hôm nay là ngày mười chín, ngươi quên rồi sao? Mà đại hội khai mạc vào giờ Mão, bây giờ là cuối giờ Dần, còn có mấy phút nữa. Nếu không đến kịp giờ, thì chúng ta sẽ bị ngăn chặn bên ngoài nữa. Ngươi bỏ lỡ hội kỳ, điều đó chẳng hại gì cho ngươi lắm, song bọn ta trong bao nhiêu năm trường, hằng trông đợi giờ phút này, nếu bỏ lỡ đi thì đúng là một sự ân hận rất lớn, có thể làm cho bọn ta chết được vậy!
Quan Sơn Nguyệt suy nghĩ một lúc, đoạn quay qua Lạc Tiểu Hồng, đề nghị:
- Hiền muội xuống ngựa, bỏ nó lại đây, sang qua ngồi chung Lạc Đà với ngu huynh đi!
Thực ra, Lạc Tiểu Hồng rất bực với con ngựa của nàng, nó muốn chứng lúc nào, cứ chứng, bất kể ngọn roi của nàng quất vào mình nó liên hồi. Nàng cũng muốn bỏ nó đi, cho đỡ tức uất, song bỏ nó rồi nàng làm sao đi theo mọi người?
Nàng đâu đủ sức đi bộ như hai lão nhân. Cho nên, lời đề nghị của Quan Sơn Nguyệt đánh trúng ý muốn của nàng. Lập tức, nàng xuống ngựa, rồi lên lưng lạc đà, ngồi phía sau chàng, vòng tay qua ôm ngang lưng chàng.
Thêm một người cỡi trên lưng, Minh Đà không nghe nặng chút nào, nó bước đi thoăn thoắt. Lần này, nó mới có dịp trổ tài vượt núi, khỏi phải chậm chân chờ con ngựa con ngựa của Lạc Tiểu Hồng nữa. Nhờ thế, nó đi rất nhanh.
Bình minh đã lên, cảnh núi rất đẹp lúc bình minh trở lại phương Đông, mây hồng giăng mắc, mây hồng dọn đường cho Thái Dương về với vạn vật, ánh bình minh soi rõ một tấm thạch bia phía trước.
Nơi tấm thạch bia, có ba chữ, khắc rất tinh xảo, nét bút lại linh hoạt như phượng múa, rồng bay.
Ba chữ đó, là cái gì Quan Sơn Nguyệt chờ đợi từ lâu, cái gì tạo thắc mắc nặng nề cho chàng từ lâu. Bây giờ, ba chữ đó mới hiện ra trước mắt chàng.
«Tiểu Tây Thiên!» Sau tấm bia, là một tòa lâu viện, trước tòa lâu viện, ngoài một số đồng nam đồng nữ túc trực, còn có một tăng nhân chận đường. Tăng nhân đó, chính là Khổ Hải Từ Hàng, mà họ đã gặp tại khu Hắc Lâm, và họ nhờ lão đưa đường, mới vào lọt Thiên Tề Biệt Phủ.
Vạn Lý Vô Vân thở phào:
- May quá! Chúng ta vào đến kịp lúc.
Khổ Hải Từ Hàng nhìn thoáng qua hai lão nhân, khẽ thở dài, thốt:
- Bần tăng vô cùng khoan khoái, đinh ninh hai vị đã lìa biển mê, về bến giác, không ngờ hai vị lại ...
Vạn Lý Vô Vân lạnh lùng:
- Lão phu không cần nhà sư vờ vẻ từ bi, bọn lão phu cam tâm chìm đắm, thì dù ai có vớt khỏi dòng nước sâu, đưa lên bờ, cũng nhào trở lại! Chỉ mong nhà sư nương tình một chút, nếu không thì thực là phiền phức cho nhà sư phải một phen niệm chú vãn sanh!
Khổ Hải Từ Hàng lại thở dài, rồi nhìn qua Quan Sơn Nguyệt và Lạc Tiểu Hồng hỏi:
- Hai vị đến nơi đây làm gì?
Quan Sơn Nguyệt nhớ cái ơn của lão tăng đưa qua khỏi khu Hắc Lâm, sẵn niềm hảo cảm với lão, nên cung kính vòng tay, đáp:
- Vãn bối đến đây, chỉ mong mở rộng tầm mắt.
Khổ Hải Từ Hàng chấp tay chữ thập:
- A Di Đà Phật! Nơi đây, là chốn thị phi, nơi đây là cảnh phiền não, hai vị tự làm khổ chi mà phải bôn ba lặn lội dặm ngàn?
Quan Sơn Nguyệt mỉm cười:
- Thị phi là con người hay ngứa miệng, phiền não là do con người thích đấu tranh, vãn bối dù biết như vậy, song vẫn không thể không đến đây, bởi vãn bối cần tìm người giải đáp cho một vài thắc mắc!
Khổ Hải Từ Hàng trầm giọng:
- Vọng cửa này, vào thì dễ, ra thì khó, cũng may bần tăng được ủy thác phận sự giữ cửa để ngăn chặn những tấm lòng nặng mê nhẹ tĩnh, bần tăng xin khuyên hai vị, ngay bây giờ, trở lại con đường cũ, cũng chẳng muộn nào! Trần thế tuy ô trược, song cái cảnh giả tiên này cũng lắm cạm bẫy đáng sợ.
Quan Sơn Nguyệt mỉm cười:
- Dù là tiên giả, song vẫn còn hơn, bởi cũng là tiên! Trần thế sánh sao được cõi tiên? Vãn bối hy vọng đại sư dành cho phương tiện!
Khổ Hải Từ Hàng lại thở dài:
- Bần tăng dùng lời thiện, khuyến cáo, thí chủ cũng chẳng để vào tai, bắt buộc bần tăng lợi dụng quyền hạn, từ khách ...
Vạn Lý Vô Vân nổi giận:
- Lão trọc đừng lắm lời, họ có trong tay chiếc tín phù của Tự Tại Tiên Tử, ngươi dám ngăn trở chăng?
Quan Sơn Nguyệt phải lấy chiếc ngọc bội đưa ta cho nhà sư xem.
Khổ Hải Từ Hàng biến sắc mặt, rồi thở dài lượt nữa. Chừng như lão có thói quen, trước khi thốt một câu gì, phải thở dài như để thở dài. Lão thốt:
- Ý trời đã muốn, người còn ai thay! Bần tăng còn dám nói? Thôi thì hai vị cứ vào!
Lão nghiêng mình, vái sâu.
Quan Sơn Nguyệt hấp tấp đáp lễ.
Bọn đồng nam đồng nữ đứng thành hai hàng bên ngoài vọng cửa, trông thấy tín phù, cũng nghiêng mình chào. Tiếp theo đó, gã nào có nhạc khí trong tay, cùng tấu nhạc lên. Rồi một đội nam nữ thị đồng nâng lư hương, bình hoa, dẫn đường.
Quan Sơn Nguyệt kinh ngạc, hỏi:
- Chúng làm gì thế?
Khổ Hải Từ Hàng giải thích:
- Nhị vị có tín phù của Tự Tại Tiên Tử nơi tay, là nghiễm nhiên trở thành quý khách tại đại hội, nghi lễ tiếp khách phải như vậy đó, hai vị yên trí tiến vào.
Quan Sơn Nguyệt thốt lời cảm tạ, đoạn dắt Minh Đà qua cửa đi trong sương mờ, theo con đường núi tiến vào.
Không lâu lắm, họ đến một nơi rộng rãi, nơi đó quang đãng, chẳng có một đợt sương.
Nơi khoảng đất trống, rộng đó, hiện tại có rất nhiều người, đủ hình, đủ tuổi, có nữ, có nam, họ tụ năm, tụ ba, quần đàm thoại.
Rải rác quanh sân rộng, có những chiếc bàn, những chiếc đôn, bàn và đôn đều bằng đá. Trên bàn có rượu, có thức ăn, có những loại trái cây rất lạ.
Rượu còn đầy, thức ăn và trái cây còn nguyên vẹn, điều đó chứng tỏ đại hội chưa khai mạc.
Hầu rượu, có vô số đồng tử, nam có, nữ có chúng chạy tới lui, bận rộn lạ.
Tiếng nhạc, lư hương, bình hoa dẫn đạo, đưa đoàn ngườic vào, bao nhiêu vị hiện diện tại sân trường cũng đều quay mặt nhìn.
Quan Sơn Nguyệt đảo mắt quanh một vòng, nhận ra Phi Thiên Dạ Xoa Bành Cúc Nhân, Huyết La Sát Lạc Hành Quân, Bạch Cốt Ma Thần Lạc Tương Quân và Xú Sơn Thần Liễu Sơ Dương tụ nhau tại một chỗ, bên cạnh họ, còn có mấy vị trung niên, đang thì thầm bàn luận.
Chàng toan gọi họ, nhưng Bành Cúc Nhân khoát tay ngăn chặn.
Đồng thời, Lạc Tiểu Hồng cũng bị mẹ trừng mắt cự tuyệt. Do đó nàng bực tức, càu nhàu:
- Tại sao mẹ không chịu nhận bọn ta?
Quan Sơn Nguyệt thở dài:
- Nếu ngu huynh biết được? Chắc cũng có nguyên nhân quan trọng chứ, chúng ta cứ đợi lúc thuận tiện, hỏi họ, cũng không muộn.
Thị đồng đưa họ đến một chiếc bàn rất lớn, cả hai cùng xuống lưng Minh Đà.
Bỗng, Quan Sơn Nguyệt giật mình, chàng vừa trông thấy Trương Vân Trúc ở gần đó, lão đang trố mắt nhìn về phía chàng.
Trước khi đến đây chàng mang theo nhiều thắc mắc, về Long Hoa Hội, về Tiểu Tây Thiên, về Phong Thần Bảng. Bao nhiêu thắc mắc đó, Kỳ Hạo lần lượt giải thích hết rồi. Nhưng hắn lại nêu lên một thắc mắc cho chàng, lớn hơn, hắn lại im lặng về điều do hắn nêu ra.
Chàng đang tìm hiểu, nữ nhân lại xuất hiện.
Thiên Ngoại Thiên?
Cái gì khác, thì dĩ nhiên là chàng không thể hiểu nổi, song chàng biết nữ nhân là một nhân vật có thân phận rất cao trong tổ chức này. Cao hơn cả Kỳ Hạo cho nên hắn mới quỳ xuống, tiếp nghinh. Như vậy, hẳn bà ta có đủ thẩm quyền giải thích điểu chàng muốn hiểu.
Bà hỏi chàng như vậy, bà vẫn chưa nói gì tiếp, lại quay qua Kỳ Hạo, hỏi hắn:
- Ma Quân gọi đến, hẳn có điều chi chỉ giáo?
Ma Quân gọi? Gọi từ lúc nào? Hắn chỉ nêu lên ba tiếng Tiểu Tây Thiên là đến ngay? Thế là một cách gọi à? Cái tổ chức này, sao mà khó hiểu quá chừng!
Kỳ Hạo vẫn còn quỳ trên nền, rung rung giọng thốt:
- Thuộc hạ sơ suất trong nhất thời, xúc phạm đến tiên oai, thành đắc tội ...
Nữ nhân «ạ» một tiếng:
- Thế ra, Ma Quân đùa vui nên gọi ta đến đây?
Kỳ Hạo biến sắc mặt như màu đất:
- Tiên nữ dạy quá lời. Thuộc hạ nào dám có ý đó ...
Bỗng nữ nhân ngưng trọng thần sắc, nụ cười tắt, giọng lạnh lùng:
- Ngươi đừng tưởng, ta có thể tha thứ ngươi dễ dàng. Pháp luật đặt ra, là để cho mọi người tuân phục, pháp không lơi lỏng mà cũng chẳng làm oan uổng ai.
Pháp giải phải công bình cho người ta vui mà tuân theo, cho người ta không thán oán khi thọ hình phạt vì vi phạm. Tuy nhiên ta có thể đáp ứng ngươi lưu lại đó cánh tay của ngươi, nhưng, phải chờ đến sau hội kỳ, ngươi mới có thể sử dụng ...
Kỳ Hạo rung rung giọng:
- Thuộc hạ xin tiên nữ lượng thứ ...
Nữ nhân mỉm cười:
- Bỏ một cánh tay kể ra cũng khó chịu đấy chứ? Làm gì ngươi nhẫn nhục cam chịu cái cảnh đó? Vả lại, ta làm sao biết chắc là từ đây đến ngày đại hội, ngươi không vi phạm quy ước?
Kỳ Hạo lộ vẻ sợ sệt:
- Ý của tiên tử như thế nào?
Nữ nhân suy nghĩ một chút đoạn mỉm cười:
- Ý của ta như thế này, là ngươi tạm thời trao chân tay cho ta, đến lúc ngươi cần dùng, ta sẽ trả lại cho ngươi!
Kỳ Hạo thống khổ vô cùng, song hắn làm sao dám phản kháng? Hắn phải lên tiếng đáp ứng.
Quan Sơn Nguyệt hết sức kỳ quái, tự hỏi, tay chân con người là những bộ phận dính liền cơ thể, có thể nào muốn rứt ra lúc nào tùy ý, rồi tháp lại như thường? Chàng thắc mắc vô cùng.
Nữ nhân lại tiếp:
- Ta bất chấp cái ý của ngươi như thế nào, ta chỉ biết là ngươi phải hiểu rõ hơn ai hết, hình phạt nào dành cho tội lệ nào, bởi ngươi đảm nhận chức vụ Tư Pháp Chưởng Hình, chính ngươi phải tự xử lấy ngươi, như ngươi đã xử bao nhiêu người.
Kỳ Hạo trước đó oai phong biết bao, giờ đây, chẳng khác nào một con mèo nhúng nước. Hắn biến sắc mặt như xác chết rung rung giọng hỏi:
- Thuộc hạ tự phế một cánh tay, tiên nữ nghĩ sao?
Nữ nhân cười nhẹ:
- Chứ ta đã chẳng bảo ngươi tự xử à? Ngươi còn hỏi ta làm gì? Ngươi hy vọng ta đổi ý à?
Kỳ Hạo nghiến răng, đưa một ngón tay lên, định điểm vào một huyệt đạo nơi cánh tay kia.
Bỗng, nữ nhân quát:
- Khoan!
Kỳ Hạo mừng thầm, hy vọng nữ nhân tha thứ. Hắn nhìn nữ nhân, trong ánh mắt ngời niềm cảm kích.
Nữ nhân mỉm cười, thốt:
- Hội kỳ sắp đến, nếu ta để cho ngươi tự phế hủy một cánh tay, thì người trong Ma Bảng sẽ cho là ta không công bình, cố ý tìm lý lẽ, loại trừ thủ lĩnh của quần ma ...
Kỳ Hạo ấp úng:
- Đa tạ tiên tử ...
Nữ nhân vẫn cười tươi, cười một cánh thản nhiên:
- Ngươi đã sẵn sàng chứ?
Kỳ Hạo đưa cao cánh tay tả, bởi cánh tay hữu dù sao cũng hữu dụng hơn, nếu bắt buộc phải phế hủy một cánh tay, thì đương nhiên hắn hy sanh cánh tả.
Nữ nhân đưa ánh mắt ra hiệu với một tỳ nữ.
Nàng ấy đặt chiếc đèn lưu ly thất bửu xuống nền, bước tới trước mặt Kỳ Hạo, lấy trong mình ra một đường dây, nhỏ bằng sợi chỉ.
Kỳ Hạo co một cánh tay, dĩ nhiên là cánh tay tả, đưa ra.
Nàng ấy quấn đường dây quanh cánh tay, từ chỏ đến cổ tay. Cánh tay đó phải co lại mãi, cho đến khi có lịnh mới và lịnh mới đó nếu có, cũng phải đến ngày đại hội Long Hoa.
Đường dây đó rất bở, nếu Kỳ Hạo nhúc nhít cánh tay, nó sẽ đứt. Và, đường dây đứt, là Kỳ Hạo có tội nặng, bởi chính hắn toan vi phạm lịnh của nữ nhân, hắn phản kháng lịnh của nàng, nên hủy diệt một hình phạt, được tự do, làm điều bội nghịch.
Hắn sẽ giữ đường dây nguyên vẹn đến ngày đại hội, và giữ một đường dây như thế khỏi đứt, suốt mấy ngày đêm, là một cực hình, thà rằng nữ nhân chặt đứt của hắn một cánh tay, còn hơn!
Kỳ Hạo cũng muốn tự chặt một cánh tay lắm, song nếu hắn làm như vậy, là hắn tỏ lộ một sự bất mãn, tội của hắn sẽ nặng hơn, cho nên biết khổ, mà vẫn phải chịu khổ.
Quan Sơn Nguyệt lắc đầu, thầm nghĩ nữ nhân kia kể ra cũng ác độc thật!
Giải quyết xong trường hợp của Kỳ Hạo, dù là tạm thời nữ nhân quay qua Nhất Luân Minh Nguyệt và Vạn Lý Vô Vân, điểm một nụ cười, thốt:
- Mừng cho hai vị, sắp trở về ngôi vị cũ!
Vạn Lý Vô Vân tỏ vẻ cung kính:
- Đến lúc đó, anh em lão phu hẳn là phải nhờ đến tiên nữ mở đức từ bi!
Nữ nhân cười nhẹ:
- Các hạ nói quá lời, riêng tôi thì chẳng giúp ích gì được nhiều cho các vị, trong anh em, có thiếu chi người sẵn sàng nâng đỡ các vị, tìm mọi cách tiếp trợ các vị phục hồi danh vị trên bảng. Còn tôi thì bất quá dành một vài phương tiện nho nhỏ cho các vị thôi, giúp các vị đỡ lao nhọc hơn phần nào!
Nhất Luân Minh Nguyệt cảm kích vô cùng:
- Đa tạ tiên nữ!
Nữ nhân bật cười khanh khách. Bà từ từ chuyển mắt sang Quan Sơn Nguyệt, rồi bước đến gần chàng, đôi mắt sáng đẹp của bà dán vào người chàng, như quan sát kỹ hơn để có một nhận định đúng hơn. Một phút sau, bà thốt:
- Khá! Khá lắm! Khí độ hiên ngang, tánh khí quật cường, trước nguy không sợ, thần sắc ổn định, hơn hẳn Hoàng Hạc! Thảo nào mà lão ấy chẳng giấu ta!
Nếu ta biết được lão có một truyền nhân sáng giá như thế này, thì ta đã đến nhìn qua mặt hắn một lần rồi, đâu đợi đến ngày mới gặp mặt!
Quan Sơn Nguyệt thừa hiểu, nữ nhân có một thân phận rất cao, song về tuổi tác của bà, thì chàng hết sức mơ hồ.
Qua cách xưng hô, đối thoại giữa bà và hai vị lão nhân, thì chàng ước độ bà thuộc hàng tiền bối, nếu bằng dung mạo thì chàng nghĩ rằng bà suýt soát lứa tuổi chàng. Như vậy, chàng gọi nữ nhân với cái tiếng bà, có thích hợp chăng?
Đành rằng, bà không tỏ lộ một ác ý nào đối với chàng, song cái vẻ trịch thượng, cái giọng kê ca của bà, làm cho chàng bất mãn vô cùng. Phải chi bà thân thiện hơn một chút, nhã nhặn hơn một chút, dù bà có dùng cái sáo giang hồ, chàng cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Chàng hỏi cộc lốc:
- Bà tên họ chi?
Nữ nhân kinh ngạc, trố mắt nhìn chàng. Bà không tưởng là đối tượng dám vô lễ với bà như vậy, và có lẽ đây là lần thứ nhất, một người dám tỏ vẻ khinh khỉnh trước mặt bà.
Nhất Luân Minh Nguyệt lo sợ cho Quan Sơn Nguyệt, nếu bà phát tác thì thật là rắc rối. Lão đằng hắng một tiếng, nhắc khéo:
- Tiểu tử! Đối với tiên tử ...
Nữ nhân khoát tay mỉm cười:
- Không quan hệ! Cái tính khí của hắn như vậy là được lắm! Huống chi, hắn chưa chánh thức là người trong hội, thì chúng ta không nên quá hạn chế ngôn từ và thái độ của hắn. Ta thích những con người đối thoại bình đẳng với ta.
Đoạn cuối câu, bà hướng về Quan Sơn Nguyệt khi bà dùng tiếng ta. Rồi bà tiếp luôn:
- Ngươi muốn biết tên ta? Ta là Liễu Y Ảo!
Quan Sơn Nguyệt thản nhiên:
- Tại hạ phải xưng hô làm sao? Gọi là tiểu thơ, là phu nhân, là bà, là cô nương?
Liễu Y Ảo thoáng đỏ mặt:
- Vấn đề đó không quan trọng lắm!
Quan Sơn Nguyệt trầm giọng:
- Sao lại không quan trọng? Phàm đối thoại, phải biết người đối diện như thế nào, phải có lối xưng hô minh bạch, chứ chẳng lẽ tại hạ gọi ngay tên họ bà mỗi lúc thốt lời? Tại hạ muốn biết phải gọi bà như thế nào, gọi sao cũng được, chứ nhất định không gọi là tiên tử!
Liễu Y Ảo «hừ» một tiếng:
- Lần thứ nhất, ta mới nghe một người bình phẩm như ngươi! Không gọi ta là tiên tử, thì hẳn là cho ta còn phàm tục!
Quan Sơn Nguyệt mỉm cười:
- Tục, thì không hẳn, còn tiên thì nhất định là không rồi!
Liễu Y Ảo hỏi gấp:
- Ngươi thấy sao mà cho rằng ta chưa phải là tiên?
Quan Sơn Nguyệt đưa tay chỉ bốn nữ đồng, đáp:
- Tiên, là những vị thích thanh tịnh, chủ trương vô vị, tiên đâu lại có những nghi thức rườm rà thế? Tiên đâu lại thích những dàn giá phô trương như thế?
Liễu Y Ảo cười nhẹ:
- Ngươi muốn nói đến hạng tiên như Lý Thiết Quảy, lem luốc bê tha như một tên hành khất, suốt đời cô độc, chẳng có một tiểu đồng phục dịch? Sao ngươi không nghĩ đến trường hợp bà Tây Vương Mẫu tại cung Dao Trì, quanh mình luôn luôn có hằng ngàn tiên tử hầu hạ, mỗi bước đi là mỗi có nhạc tấu lên?
Sao ngươi không nghĩ đến trường hợp Quan Thế Âm Bồ Tát, quanh mình vẫn có Thiện Tài, Long Nữ? Thì ra, có một số người phục dịch, tùy tùng, điều đó có lạ chi lắm đâu?
Quan Sơn Nguyệt cười nhạt:
- Bà nghĩ kỹ lại đi, người phàm tục, tự ví mình với Phật với Tiên, tự tạo cho mình những cái mà Phật, Tiên đã có, tự nhiên mà có, không có cũng chẳng sao, như vậy là còn so sánh, còn tham vọng, còn tranh đua, như vậy là chẳng phải tiên, trái lại còn tục hơn người tục. Bởi, càng ngày càng nuôi tham vọng, càng ngày càng chú trọng đến hình thức, phản ngược lại cái nghĩa siêu nhiên của bậc siêu trần. Phật xem sắc là không, Tiên thì vô vi tự tại, chứ bà thì luôn luôn dàn hầu nghi vệ, nào đèn, nào hương ... Bà còn chú trọng đến những cái nhỏ nhặt đó, thì lòng bà chưa hẳn thanh tịnh hoàn toàn. Bà chưa phải là tiên, cho nên tại hạ không thể nào gọi bà là tiên tử!
Chàng dừng lại một chút, đoạn cao giọng phẩm bình tiếp:
- Tiên, không hề mê luyến hồng trần, mà bà thì còn tha thiết với tục lụy quá chừng, bằng cớ là từ lúc bà đến đây, bà luôn luôn quan tâm đến trần tục, nào là hình phạt, nào là giai cấp, nào là ân, oán, tại hạ chưa nói đến cái vẻ tự cao của bà!
Liễu Y Ảo gật gù:
- Có lý! Có lý!
Quan Sơn Nguyệt quay về vấn đề chính:
- Bà có thể cho tại hạ biết về ba tiếng Thiên Ngoại Thiên chăng?
Liễu Y Ảo trầm ngâm một chút:
- Thiên Ngoại Thiên là một tổ chức, trên bậc Phong Thần Bảng, tổ chức đó gồm bảy vị sư huynh, tỷ muội của ta.
Quan Sơn Nguyệt lại hỏi:
- Tổ chức Thiên Ngoại Thiên liên quan với Long Hoa Hội chăng?
Liễu Y Ảo mỉm cười:
- Long Hoa Hội do bảy người bọn ta thành lập, và Phong Thần Bảng cũng do bảy người bọn ta tuyển chọn ...
Quan Sơn Nguyệt thức ngộ:
- Tại hạ minh bạch rồi. Long Hoa Hội được sáng lập tại Tiểu Tây Thiên, các vị lại xưng là Thiên Ngoại Thiên, thế là trên Phong Thần Bảng, còn có Tiên Bảng.
Và bà là người có tên trong Tiên Bảng.
Liễu Y Ảo lắc đầu:
- Ngươi chỉ đoán đúng một phần nào thôi. Tại Tiểu Tây Thiên, trong cái giới Thiên Ngoại Thiên, có ba Tiên, ba Ma và một Quỷ.
Quan Sơn Nguyệt lại hỏi:
- Các vị lập Long Hoa Hội với mục đích như thế nào?
Liễu Y Ảo lắc đầu:
- Về vấn đề đó thì ta không thẩm quyền giải thích cho ngươi rõ.
Quan Sơn Nguyệt lộ vẻ thất vọng:
- Thế ai có thẩm quyền giải thích?
Liễu Y Ảo suy nghĩ một chút:
- Về Tiên Bảng, chỉ có Tiên mới giải thích được, cũng như về Ma Bảng hoặc Quỷ Bảng, chỉ cho Ma hoặc Quỷ mới giải thích được.
Quan Sơn Nguyệt trố mắt:
- Bà thuộc về hạng nào?
Liễu Y Ảo mỉm cười:
- Chứ ngươi không nghe các vị kia gọi ta là tiên tử đó.
Quan Sơn Nguyệt gật đầu:
- Như vậy bà thuộc về Tiên Bảng. Tại hạ hỏi bà về những việc có liên quan đến Tiên Bảng.
Liễu Y Ảo lắc đầu:
- Cũng không được nốt! Ta đã nói cái số tiên, chỉ có ba người, mà ta thì đứng hàng cuối, về những vấn đề nhỏ nhặt, ta có thể giải đáp cho ngươi hiểu, còn những việc trọng yếu, nếu ngươi muốn biết, tất phải hỏi nơi sư tỷ của ta.
Quan Sơn Nguyệt cao giọng:
- Bà ấy ở đâu?
Liễu Y Ảo đáp:
- Tự nhiên là ở tại Tiểu Tây Thiên, nhưng ngươi không gặp được sư tỷ của ta đâu, trừ ra tại Đại Hội Long Hoa, người xuất hiện để liệu lý công vụ, còn thì chẳng bao giờ người để cho ai thấy mặt ...
Quan Sơn Nguyệt trầm ngâm một chút:
- Hội kỳ định vào ngày nào?
Liễu Y Ảo không dấu:
- Ngày mười chín tháng chín.
Rồi bà hỏi:
- Ngươi đến dự chăng?
Quan Sơn Nguyệt đáp gấp:
- Đến chứ bà! Nhất định là tại hạ phải có mặt tại đại hội. Bởi tại hạ muốn gặp ân sư tại hạ!
Liễu Y Ảo mỉm cười:
- Tốt lắm. Đến lúc đó, chúng ta sẽ gặp lại nhau. Tuy nhiên sự có mặt của ngươi tại đại hội có phần nào bất tiện, bởi ngươi không là người trong hội, vậy ngươi hãy giữ lấy tín phù của ta đây, khi nào gặp trở ngại ngươi cứ chiếu trình ra, chắc chắn là những người phụ trách đại hội sẽ không làm khó dễ chi ngươi. Hiện giờ, ta có việc cần phải đi.
Bà lấy trong mình ra một chiếc ngọc bội nhỏ, trao cho Quan Sơn Nguyệt.
Quan Sơn Nguyệt đưa tay tiếp nhận, toan nói mấy lời đa tạ, bà vụt quay mình, thoắt ra ngoài cửa, nhanh hơn làn gió phất.
Bốn nàng tiểu tỳ nữ cũng có thân pháp nhanh vô cùng, chủ nhân vừa mất dạng thì bốn nàng cũng biến luôn.
Quan Sơn Nguyệt nhìn theo bóng bà thừ người suy tư trầm trọng.
Lúc đó Kỳ Hạo mới đứng lên, một cánh tay co, có đường dây nhỏ cột quanh, hắn không dám cử động mạnh, hắn nhìn chiếc ngọc bội nơi tay Quan Sơn Nguyệt, ánh mắt lộ rõ vẻ căm hờn.
Vạn Lý Vô Vân tán:
- Tiểu tử có diễm phúc lắm đó nhé! Ngươi được tiên tử chiếu cố như vậy, đúng là ngươi được ưu đãi nhất trên đời.
Quan Sơn Nguyệt giật mình, trở về thực tại, quay qua Vạn Lý Vô Vân hỏi:
- Chiếc ngọc bội này, có công dụng như thế nào?
Vạn Lý Vô Vân cười nhẹ:
- Có chiếc ngọc bội đó nơi tay, là ngươi có quyền lực vô biên, đưa ngươi đến một địa vị chí tôn, người trong Phong Thần Bảng phải cúi đầu trước mặt ngươi, sẵn sàng tuân hành lịnh của ngươi. Cho dù là sư phụ của ngươi, cũng phải tuân phục ngươi không vì cái thân phận là sư phụ mà được đặt ngoài công lệ.
Quan Sơn Nguyệt không tin:
- Một chiếc ngọc bội bình thường như thế này, là có quyền lực to lớn như vậy à?
Vạn Lý Vô Vân gật đầu:
- Thấy tín phù, như thấy tiên tử, ngươi hiểu rõ cái lệ đó chứ?
Quan Sơn Nguyệt sững sờ. Rồi chàng nhẩm tính thời gian, đoạn hỏi:
- Bỏ hôm nay, chỉ còn mười hôm nữa là đến ngày Long Hoa Hội khai diễn.
Mình đi có kịp chăng?
Vạn Lý Vô Vân mỉm cười:
- Kịp chứ! Từ đây mình theo đường bộ đến Thành Đô, do Dân Giang thẳng đến Nghi Tân, xuôi dòng sống tiến mãi, không quá mười hôm, là Vu Sơn hiện ra trước mắt.
Nhất Luân Minh Nguyệt tiếp:
- Tuy nhiên, chúng ta không nên đam cách thời gian, nấn ná dọc đường, và cần nhất là phải khởi hành ngay bây giờ. Còn như những thắc mắc của ngươi, lão phu tưởng là ngươi không nên hỏi gì nữa, bởi chẳng ai đáp được đâu ...
Quan Sơn Nguyệt quay qua Kỳ Hạo:
- Ngươi đi dự hội chứ?
Kỳ Hạo nổi giận:
- Ngươi đã biết rõ, mà vẫn còn hỏi! Ta là người đứng đầu Ma Bảng, không đi sao được?
Quan Sơn Nguyệt gật đầu:
- Được rồi. Ta sẽ ra lịnh cho ngươi mang Khổng Linh Linh cùng theo ngươi.
Cái việc còn đọng lại giữa nàng và phái Chung Nam, ta nhất định phải giải quyết cho xong.
Kỳ Hạo trầm gương mặt:
- Tại sao ta phải tuân hành mạng lịnh của ngươi chứ?
Quan Sơn Nguyệt đưa tay lên, trong tay có vật do Liễu Y Ảo đã trao cho chàng, điềm nhiên thốt:
- Tại vật này đây!
Kỳ Hạo cứng lưỡi.
Quan Sơn Nguyệt cười hì hì:
- Chẳng những chỉ có mỗi một việc đó thôi, ta còn buộc ngươi phải phụ trách thêm hai việc khác.
Kỳ Hạo nghiến răng:
- Ta cho ngươi đắc thời, cậy thế! Được rồi, ngươi muốn gì nữa, cứ nói đi!
Quan Sơn Nguyệt chỉnh sắc mặt:
- Trước ngày hội kỳ khai diễn, ngươi đảm bảo an toàn cho hai người này tuyệt đối không được gia hại, mà cũng chẳng âm thầm sai sử thuộc hạ ám toán.
Đó là việc thứ nhất, còn việc thứ hai là ngươi không được làm khó khăn cho ba người của Lạc tiền bối.
Kỳ Hạo biến sắc mặt xanh dờn:
Hắn rung rung giọng đáp:
- Ta có thể đáp ứng mấy việc đó của ngươi, song ta cảnh cáo ngươi là phải hết sức dè dặt, trước ngày khai hội, ngọc bội còn linh hiệu, khi đai hội khai diễn rồi, thì nó sẽ trở thành vô dụng, lúc đó ...
Quan Sơn Nguyệt chặn lời:
- Đến lúc đó, ta sẽ có cách đối phó với ngươi, và không gì ổn tiện hơn hết cho ta là ta sẽ giải quyết sự tình giữa ta và ngươi.
Thốt xong, chàng quay mình, hướng dẫn mọi người ra khỏi đại sảnh, ly khai Thiên Tề Biệt Phủ.
Trở ra, là phải đi ngang qua Hắc Lâm, những cơ quan đặt tại khu rừng này đã được triệt trừ, họ không cần có sự hướng dẫn như lúc vào và vượt khỏi nơi đó, bình an vô sự. Vạn Lý Vô Vân mỉm cười, thốt:
- Chiếc ngọc bội đó, quả là một lá bùa hộ mạng, không có nó, chắc gì chúng ta chẳng gặp nguy hiểm trên con đường thoái hậu?
Quan Sơn Nguyệt chợt nhớ đến một việc, vội hỏi:
- Tại hạ còn một thắc mắc chẳng hay có thể nêu lên, nhờ hai vị giải thích chăng?
Vạn Lý Vô Vân cười hì hì:
- Tín phù nơi mình ngươi đó, thừa quyền cho ngươi dùng để hạ lịnh đối với lão phu, ngươi còn hỏi vớ vẩn làm gì chứ? Dù ngươi sai bảo chúng ta làm bất cứ việc chi, có liên quan đến an toàn của tánh mạng, chúng ta cũng không từ khước được, hà huống giải thích một thắc mắc?
Quan Sơn Nguyệt điềm nhiên:
- Xin lão trượng đừng đề cập đến hai tiếng hạ lịnh, trừ ra trường hợp đối phó với Kỳ Hạo. Chúng ta dù sao thì cũng là người nhà với nhau, thì không có vấn đề sử dụng tín phù để bức bách nhau làm việc này, việc khác.
Vạn Lý Vô Vân gật gù:
- Ngươi cứ hỏi.
Quan Sơn Nguyệt tiếp:
- Vừa rồi, Kỳ Hạo vừa nói đến ba tiếng Thiên Ngoại Thiên, thì Liễu Y Ảo đến ngay. Tại sao bà ấy đến gấp thế? Chẳng lẽ ...
Vạn Lý Vô Vân tỏ vẻ thận trọng:
- Thực ra thì, lão phu cũng chẳng hiểu rõ ràng tại làm sao có việc đó. Lão phu chỉ biết là ba tiếng đó, được kể như cấm kỵ, người trong hội được quyền đề cập đến ba tiếng đó, ngay trong kỳ khai diễn đại hội mà thôi, khi đại hội bế mạc rồi, không một ai được phép nhắc đến nữa, mãi đến kỳ khai hội kế tiếp. Ngươi phải biết, phạm vào điều cấm kỵ đó, là chuốc họa diệt thân. Như ngươi đã biết, trong Long Hoa Hội, có ba loại người, Tiên, Ma và Quỷ, ba loại đó họp thành một bảng, gọi là Phong Thần Bảng, người loại trên ức chế và giám thị người loại dưới, nhờ vậy mà sự bí mật được bảo trì từ nhiều năm qua.
Quan Sơn Nguyệt lắc đầu:
- Lão trượng đi ra ngoài đề rồi! Tại hạ chỉ muốn biết, tại sao Liễu Y Ảo đến gấp thế thôi.
Vạn Lý Vô Vân thoáng biến sắc:
- Lão phu đã nói, điều đó thực ra lão phu không hiểu được tận tường. Người trong Long Hoa Hội giữ bí mật tuyệt đối về các việc của hội, đó là một lẽ giải thích sự mù mờ của lão phu. Còn một lẽ nữa, là người bảng trên giám thị chặt chẽ người bảng dưới nên chẳng ai dám tiết lộ với ai những hiểu biết của mình.
Quan Sơn Nguyệt lộ vẻ hoài nghi:
- Họ chỉ gồm có bảy người, làm thế nào giám thị một số người khác trên trăm, lại rải rác khắp nơi?
Vạn Lý Vô Vân chỉnh sắc mặt:
- Lão phu chịu thôi, không thể nói chi dài dòng hơn về việc đó. Ngươi đã có tín phù, thì cầm chắc cái an toàn trong tay, còn bọn lão phu chẳng có vật gì bào hộ, giả như lỡ lời phạm cấm, thì sao? Huống chi, bọn lão phu còn muốn sống thêm mấy năm nữa?
Quan Sơn Nguyệt biết có hỏi gì, họ cũng chẳng nói, chàng không hỏi nữa.
Lúc đó, họ đã ra khỏi khu Hắc Lâm rồi.
Quan Sơn Nguyệt quay qua Lữ Vô Úy, thốt:
- Khổng Linh Linh không có mặt tại đây, thành ra chuyến đi này cầm như vô ích đối với Chưởng môn. Vậy, chúng ta cần phải thay đổi chiến lược. Chưởng môn hãy triệu tập tất cả những người trong phái, để tại hạ trình bày kế hoạch sắp tới.
Rồi chàng nghiêng đầu, kề miệng sát bên tai Lữ Vô Úy, thì thầm một lúc.
Lữ Vô Úy lộ vẻ khó khăn.
Quan Sơn Nguyệt trấn an lão:
- Chưởng môn yên trí, tại hạ có biện pháp đối phó với Kỳ Hạo, nhất định hắn chẳng dám gây nên điều chi bất lợi cho Chưởng môn đâu!
Suy nghĩ một lúc lâu, Lữ Vô Úy gật đầu. Lão vẫy tay chào biệt Quan Sơn Nguyệt, rồi quay mình, bước đi. Lão cũng gọi Lưu Tam Thái cùng đi theo với lão.
Vạn Lý Vô Vân và Nhất Luân Minh Nguyệt đã có tập quán bảo trì bí mật, cho nên cũng có tập quán không thích tìm hiểu sự bí mật của người khác. Do đó, họ chỉ phản ứng khi nào sự việc có liên quan trực tiếp với họ, và họ không buồn lưu ý đến bất cứ việc gì của bất cứ ai. Cho nên, Quan Sơn Nguyệt cùng Lữ Vô Úy bàn luận một lúc lâu, họ chẳng quan tâm mảy may về câu chuyện của chàng và Chưởng môn.
Họ dửng dưng, song Lạc Tiểu Hồng làm sao thản nhiên được? Nàng hỏi:
- Quan đại ca bàn luận việc gì với họ?
Quan Sơn Nguyệt mỉm cười:
- Nói chưa được, hiền muội ạ. Long Hoa Hội có nhiều bí mật, thì chúng ta cũng phải dùng bí mật đối phó với tổ chức này. Hiền muội đừng lo, ngu huynh bảo đảm chúng ta sẽ an toàn hơn bao giờ hết.
Lạc Tiểu Hồng tức uất, đối với nàng, mà chàng cũng làm ra vẻ bí mật nữa sao? Nàng lướt tới, không cần chờ ai cả.
Vu Sơn nổi tiếng là một thắng cảnh, bởi đỉnh Thần Nữ Phong có cái truyền kỳ của nó, bởi con sông xuyên ngang, vừa đẹp vừa hiểm trở, đẹp thì sông đẹp từ đầu đến ngọn, còn hiểm trở thì chẳng phải ở bất cứ khúc quanh nào cũng hiểm trở, có điều kỳ lạ là ở những nơi hiểm trở, con sông lại đẹp phi thường.
Vu Sơn với Thần Nữ Phong, với con sông đẹp, nhất là ở khoảng Vu Giáp, là hai điểm tạo nên hãnh diện cho vùng Tứ Xuyên, hai điểm hàng năm hấp dẫn rất nhiều du khách.
Thần Nữ Phong, một khu sơn thần bí, năm nay lại có cuộc hội thần bí nơi đó, hai cái thần bí khích động mạnh tính hiếu kỳ của Quan Sơn Nguyệt. Cho nên, bằng mọi giá chàng nhất định phải đến tận nơi. Dù không có chiếc ngọc bội của Liễu Y Ảo, chàng cũng đến như thường. Bất quá, chiếc tín phù của bà ta, giúp chàng phần nào đỡ vất vả vậy thôi, còn như về phương tiện trong cuộc hành trình, thì có cũng hay, mà không cũng được.
Chàng không ước vọng ai tiếp trợ chàng, bởi cái tính quật cường không cho phép chàng nhờ đến ai cả. Nhưng, có người giúp, lại càng hay, miễn sao chàng không cầu khẩn van lơn để cho có, là được rồi.
Con đường lên núi dần dần thu hẹp, dần dần trở nên khó khăn bất tiện cho thú, nhưng chưa đến nỗi nào bất tiện cho người.
Quan Sơn Nguyệt cỡi Minh Đà, Lạc Tiểu Hồng cỡi ngựa, cả hai đi sau, Vạn Lý Vô Vân và Nhất Luân Minh Nguyệt đi bộ, ở phía trước dẫn đường.
Trên lối đi trống trải, ngựa và lạc đà còn theo không kịp hai lão nhân đi bộ.
Huống hồ ở những đoạn đường hiểm trở, hẹp hòi?
Có những chỗ, người lách qua, lách lại, tiến tới dễ dàng, song ngựa và lạc đà thì phải chật vật lắm mới qua lọt. Như vậy, hai người sau làm gì kịp hai người trước?
Hai lão nhân cứ đi, chẳng cần biết là phía sau, đôi thiếu niên nam nữ có theo kịp hay không. Dần dần, hai lão nhân bỏ chàng và Lạc Tiểu Hồng ở sau xa.
Quan Sơn Nguyệt vội gọi:
- Hai vị lão trượng không thể chậm chân một chút à?
Hôm nay, là ngày mười chín, tháng chín, họ đến cũng kịp lúc đấy, có điều Quan Sơn Nguyệt chưa biết đại hội khai mạc vào giờ nào. Cho nên, chàng không gấp như hai lão nhân.
Nghe chàng gọi, Vạn Lý Vô Vân cứ đi tới, không quay đầu lại, vừa đi vừa đáp:
- Hôm nay là ngày mười chín, ngươi quên rồi sao? Mà đại hội khai mạc vào giờ Mão, bây giờ là cuối giờ Dần, còn có mấy phút nữa. Nếu không đến kịp giờ, thì chúng ta sẽ bị ngăn chặn bên ngoài nữa. Ngươi bỏ lỡ hội kỳ, điều đó chẳng hại gì cho ngươi lắm, song bọn ta trong bao nhiêu năm trường, hằng trông đợi giờ phút này, nếu bỏ lỡ đi thì đúng là một sự ân hận rất lớn, có thể làm cho bọn ta chết được vậy!
Quan Sơn Nguyệt suy nghĩ một lúc, đoạn quay qua Lạc Tiểu Hồng, đề nghị:
- Hiền muội xuống ngựa, bỏ nó lại đây, sang qua ngồi chung Lạc Đà với ngu huynh đi!
Thực ra, Lạc Tiểu Hồng rất bực với con ngựa của nàng, nó muốn chứng lúc nào, cứ chứng, bất kể ngọn roi của nàng quất vào mình nó liên hồi. Nàng cũng muốn bỏ nó đi, cho đỡ tức uất, song bỏ nó rồi nàng làm sao đi theo mọi người?
Nàng đâu đủ sức đi bộ như hai lão nhân. Cho nên, lời đề nghị của Quan Sơn Nguyệt đánh trúng ý muốn của nàng. Lập tức, nàng xuống ngựa, rồi lên lưng lạc đà, ngồi phía sau chàng, vòng tay qua ôm ngang lưng chàng.
Thêm một người cỡi trên lưng, Minh Đà không nghe nặng chút nào, nó bước đi thoăn thoắt. Lần này, nó mới có dịp trổ tài vượt núi, khỏi phải chậm chân chờ con ngựa con ngựa của Lạc Tiểu Hồng nữa. Nhờ thế, nó đi rất nhanh.
Bình minh đã lên, cảnh núi rất đẹp lúc bình minh trở lại phương Đông, mây hồng giăng mắc, mây hồng dọn đường cho Thái Dương về với vạn vật, ánh bình minh soi rõ một tấm thạch bia phía trước.
Nơi tấm thạch bia, có ba chữ, khắc rất tinh xảo, nét bút lại linh hoạt như phượng múa, rồng bay.
Ba chữ đó, là cái gì Quan Sơn Nguyệt chờ đợi từ lâu, cái gì tạo thắc mắc nặng nề cho chàng từ lâu. Bây giờ, ba chữ đó mới hiện ra trước mắt chàng.
«Tiểu Tây Thiên!» Sau tấm bia, là một tòa lâu viện, trước tòa lâu viện, ngoài một số đồng nam đồng nữ túc trực, còn có một tăng nhân chận đường. Tăng nhân đó, chính là Khổ Hải Từ Hàng, mà họ đã gặp tại khu Hắc Lâm, và họ nhờ lão đưa đường, mới vào lọt Thiên Tề Biệt Phủ.
Vạn Lý Vô Vân thở phào:
- May quá! Chúng ta vào đến kịp lúc.
Khổ Hải Từ Hàng nhìn thoáng qua hai lão nhân, khẽ thở dài, thốt:
- Bần tăng vô cùng khoan khoái, đinh ninh hai vị đã lìa biển mê, về bến giác, không ngờ hai vị lại ...
Vạn Lý Vô Vân lạnh lùng:
- Lão phu không cần nhà sư vờ vẻ từ bi, bọn lão phu cam tâm chìm đắm, thì dù ai có vớt khỏi dòng nước sâu, đưa lên bờ, cũng nhào trở lại! Chỉ mong nhà sư nương tình một chút, nếu không thì thực là phiền phức cho nhà sư phải một phen niệm chú vãn sanh!
Khổ Hải Từ Hàng lại thở dài, rồi nhìn qua Quan Sơn Nguyệt và Lạc Tiểu Hồng hỏi:
- Hai vị đến nơi đây làm gì?
Quan Sơn Nguyệt nhớ cái ơn của lão tăng đưa qua khỏi khu Hắc Lâm, sẵn niềm hảo cảm với lão, nên cung kính vòng tay, đáp:
- Vãn bối đến đây, chỉ mong mở rộng tầm mắt.
Khổ Hải Từ Hàng chấp tay chữ thập:
- A Di Đà Phật! Nơi đây, là chốn thị phi, nơi đây là cảnh phiền não, hai vị tự làm khổ chi mà phải bôn ba lặn lội dặm ngàn?
Quan Sơn Nguyệt mỉm cười:
- Thị phi là con người hay ngứa miệng, phiền não là do con người thích đấu tranh, vãn bối dù biết như vậy, song vẫn không thể không đến đây, bởi vãn bối cần tìm người giải đáp cho một vài thắc mắc!
Khổ Hải Từ Hàng trầm giọng:
- Vọng cửa này, vào thì dễ, ra thì khó, cũng may bần tăng được ủy thác phận sự giữ cửa để ngăn chặn những tấm lòng nặng mê nhẹ tĩnh, bần tăng xin khuyên hai vị, ngay bây giờ, trở lại con đường cũ, cũng chẳng muộn nào! Trần thế tuy ô trược, song cái cảnh giả tiên này cũng lắm cạm bẫy đáng sợ.
Quan Sơn Nguyệt mỉm cười:
- Dù là tiên giả, song vẫn còn hơn, bởi cũng là tiên! Trần thế sánh sao được cõi tiên? Vãn bối hy vọng đại sư dành cho phương tiện!
Khổ Hải Từ Hàng lại thở dài:
- Bần tăng dùng lời thiện, khuyến cáo, thí chủ cũng chẳng để vào tai, bắt buộc bần tăng lợi dụng quyền hạn, từ khách ...
Vạn Lý Vô Vân nổi giận:
- Lão trọc đừng lắm lời, họ có trong tay chiếc tín phù của Tự Tại Tiên Tử, ngươi dám ngăn trở chăng?
Quan Sơn Nguyệt phải lấy chiếc ngọc bội đưa ta cho nhà sư xem.
Khổ Hải Từ Hàng biến sắc mặt, rồi thở dài lượt nữa. Chừng như lão có thói quen, trước khi thốt một câu gì, phải thở dài như để thở dài. Lão thốt:
- Ý trời đã muốn, người còn ai thay! Bần tăng còn dám nói? Thôi thì hai vị cứ vào!
Lão nghiêng mình, vái sâu.
Quan Sơn Nguyệt hấp tấp đáp lễ.
Bọn đồng nam đồng nữ đứng thành hai hàng bên ngoài vọng cửa, trông thấy tín phù, cũng nghiêng mình chào. Tiếp theo đó, gã nào có nhạc khí trong tay, cùng tấu nhạc lên. Rồi một đội nam nữ thị đồng nâng lư hương, bình hoa, dẫn đường.
Quan Sơn Nguyệt kinh ngạc, hỏi:
- Chúng làm gì thế?
Khổ Hải Từ Hàng giải thích:
- Nhị vị có tín phù của Tự Tại Tiên Tử nơi tay, là nghiễm nhiên trở thành quý khách tại đại hội, nghi lễ tiếp khách phải như vậy đó, hai vị yên trí tiến vào.
Quan Sơn Nguyệt thốt lời cảm tạ, đoạn dắt Minh Đà qua cửa đi trong sương mờ, theo con đường núi tiến vào.
Không lâu lắm, họ đến một nơi rộng rãi, nơi đó quang đãng, chẳng có một đợt sương.
Nơi khoảng đất trống, rộng đó, hiện tại có rất nhiều người, đủ hình, đủ tuổi, có nữ, có nam, họ tụ năm, tụ ba, quần đàm thoại.
Rải rác quanh sân rộng, có những chiếc bàn, những chiếc đôn, bàn và đôn đều bằng đá. Trên bàn có rượu, có thức ăn, có những loại trái cây rất lạ.
Rượu còn đầy, thức ăn và trái cây còn nguyên vẹn, điều đó chứng tỏ đại hội chưa khai mạc.
Hầu rượu, có vô số đồng tử, nam có, nữ có chúng chạy tới lui, bận rộn lạ.
Tiếng nhạc, lư hương, bình hoa dẫn đạo, đưa đoàn ngườic vào, bao nhiêu vị hiện diện tại sân trường cũng đều quay mặt nhìn.
Quan Sơn Nguyệt đảo mắt quanh một vòng, nhận ra Phi Thiên Dạ Xoa Bành Cúc Nhân, Huyết La Sát Lạc Hành Quân, Bạch Cốt Ma Thần Lạc Tương Quân và Xú Sơn Thần Liễu Sơ Dương tụ nhau tại một chỗ, bên cạnh họ, còn có mấy vị trung niên, đang thì thầm bàn luận.
Chàng toan gọi họ, nhưng Bành Cúc Nhân khoát tay ngăn chặn.
Đồng thời, Lạc Tiểu Hồng cũng bị mẹ trừng mắt cự tuyệt. Do đó nàng bực tức, càu nhàu:
- Tại sao mẹ không chịu nhận bọn ta?
Quan Sơn Nguyệt thở dài:
- Nếu ngu huynh biết được? Chắc cũng có nguyên nhân quan trọng chứ, chúng ta cứ đợi lúc thuận tiện, hỏi họ, cũng không muộn.
Thị đồng đưa họ đến một chiếc bàn rất lớn, cả hai cùng xuống lưng Minh Đà.
Bỗng, Quan Sơn Nguyệt giật mình, chàng vừa trông thấy Trương Vân Trúc ở gần đó, lão đang trố mắt nhìn về phía chàng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.