Chương 64
Hoa Quyển
03/09/2024
Nghe Lục phu nhân hỏi "Không xem gì cơ", Giang Vu Thanh giật mình đứng thẳng lên, mặt đỏ tới tai, lắp bắp gọi, "...... Phu, phu nhân."
Lục Vân Đình cũng thấy mẹ mình, mất tự nhiên ho khan một tiếng, "Mẫu thân."
Hắn nói: "Không có gì, con trêu Vu Thanh thôi ạ."
Lục phu nhân nhìn vẻ mặt điềm tĩnh của Lục Vân Đình rồi lại nhìn gò má đỏ bừng của Giang Vu Thanh, trong lòng hơi kinh ngạc, nhưng hai đứa bé này cũng xem như cùng nhau lớn lên, thường xuyên đùa giỡn nên bà không nghĩ nhiều mà sẵng giọng nói: "Con lại bắt nạt người ta chứ gì."
Lục Vân Đình khoác vai Giang Vu Thanh, nghiêng đầu hỏi y, "Ta bắt nạt ngươi lúc nào?"
Hắn hỏi đầy ẩn ý, Giang Vu Thanh vốn đang chột dạ, bị hắn đụng một cái thì toàn thân căng cứng, lúng túng nói: "Phu nhân, thiếu gia không...... không bắt nạt con đâu ạ."
Giang Vu Thanh vốn ngoan hiền, từ trước đến giờ luôn dung túng Lục Vân Đình, Lục phu nhân nói: "Con đừng nói đỡ cho Vân Đình, con càng bao che hắn thì hắn càng được đà lấn tới đấy."
Lục Vân Đình tặc lưỡi, gảy tai Giang Vu Thanh rồi cười đùa: "Xem nương nói kìa, Vu Thanh không bao che con thì bao che ai chứ?"
Tai Giang Vu Thanh bị hắn làm nhột, muốn đẩy Lục Vân Đình ra nhưng hắn không chịu, hai người ngươi đụng ta, ta chọc ngươi mấy hiệp, Lục phu nhân lắc đầu cười: "Thôi, đừng nghịch nữa."
"Cha con đang ở thư phòng chờ các con đấy," Lục phu nhân nói, "Mau vào đi."
Lục Vân Đình vâng dạ, Giang Vu Thanh cúi chào Lục phu nhân rồi mới theo Lục Vân Đình đến thư phòng. Lục phu nhân trầm ngâm dõi theo hai người, không biết bắt đầu từ lúc nào Lục Vân Đình và Giang Vu Thanh lại thân nhau đến thế. Càng lớn hai người càng gắn bó khăng khít, tính tình Lục Vân Đình lạnh lùng, từ nhỏ đến lớn Lục phu nhân chưa từng thấy con trai mình tốt với ai như vậy.
Sau Tết, Lục Vân Đình đến tuổi nhược quán. Hồi bé có thuật sĩ khẳng định Lục Vân Đình sẽ không sống quá hai mươi tuổi, đúng là từ nhỏ Lục Vân Đình đã ốm yếu nhiều bệnh, mấy lần cận kề cái chết, cứ như làm bằng thủy tinh vậy.
Lục phu nhân và Lục lão gia chăm bẵm Lục Vân Đình rất kỹ, mọi chuyện đều chiều ý hắn, chỉ sợ Lục Vân Đình gặp phải rủi ro.
Đến năm mười sáu tuổi hắn rơi xuống nước, Lục phu nhân hết cách đành phải đưa Giang Vu Thanh về Lục phủ xung hỉ cho Lục Vân Đình. Từ đó trở đi, mọi chuyện dần trở nên tốt đẹp như một kỳ tích, Lục Vân Đình không chỉ khỏe mạnh mà tính tình u ám cố chấp vì nằm trên giường bệnh lâu năm cũng tốt hơn nhiều.
Đây là chuyện tốt đối với toàn bộ Lục gia.
Thuật sĩ từng nói chỉ cần Lục Vân Đình vượt qua cửa ải này thì có thể khổ tận cam lai, khỏi lo ốm đau.
Lục phu nhân nghĩ Lục Vân Đình thế mà có thể sống qua nhược quán, khổ tận cam lai.
Lục lão gia, Lục Vân Đình và Giang Vu Thanh ở trong thư phòng nửa canh giờ, Lục phu nhân sai người đi gọi mấy cha con ra ăn cơm.
Cả nhà quây quần ăn trưa, Lục gia không có thói quen im lặng trong lúc ăn nên bầu không khí hết sức náo nhiệt. Tính ra Giang Vu Thanh đã vào Lục gia ba năm, khoảng thời gian này không dài không ngắn, y cũng hoàn toàn xem mình là người Lục gia.
Ăn cơm xong, Giang Vu Thanh và Lục Vân Đình vừa về phòng thì người hầu đưa tới một tấm thiệp mời, nói là công tử Sở gia gửi sáng nay.
Giang Vu Thanh nhớ đến cuộc hẹn hôm qua với Sở Ngôn và Trần Ngọc Sênh nên lập tức ngồi dậy cầm tấm thiệp mời kia, Lục Vân Đình nghe thấy hai chữ "Sở gia" thì dời mắt khỏi sổ sách rồi hỏi: "Chẳng phải hôm qua các ngươi mới chơi đá bóng à? Có chuyện quan trọng gì mà chưa đầy một ngày lại gửi thiệp mời đến nhà nữa?"
Giang Vu Thanh hoàn toàn không nghe ra sự ghen tuông trong lời nói của hắn, cũng không giấu giếm mà nói: "Hôm qua A Ngôn và Ngọc ca hẹn ta đến quán trà xem tranh."
Lục Vân Đình hơi biến sắc: "Quán trà nào?"
Giang Vu Thanh nghĩ ngợi: "Quán trên đường Chu Tước ở thành Đông ạ, A Ngôn nói trong quán trà kia có mấy bức tranh đẹp lắm, còn có một bức do chính tay hòa thượng Lê vẽ nữa." Nói đến đây y lập tức hào hứng, cầm tấm thiệp mời dát vàng kia ngồi thẳng dậy, đôi mắt lấp lánh: "Thiếu gia, là tranh của hòa thượng Lê đó."
Tất nhiên Lục Vân Đình biết hòa thượng Lê là ai.
Hòa thượng Lê là tăng nhân tiền triều, theo ghi chép người này là hậu duệ của một gia đình danh giá ở triều đại trước, thư họa song tuyệt, sau đó từ quan xuất gia, cả đời nương nhờ cửa Phật, có mấy bức thư họa để đời, mỗi khi có tranh của ông đều thu hút sự chú ý của mọi người.
Lục Vân Đình cười nói: "Tranh của hòa thượng Lê à......"
Giang Vu Thanh hỏi: "Thiếu gia đi không?"
Lục Vân Đình: "Ngươi muốn ta đi à?"
Giang Vu Thanh chớp mắt: "Thiếu gia không muốn xem tranh của hòa thượng Lê sao?"
Lục Vân Đình nghĩ thầm dù là tranh của Thiên Vương Lão Tử mình cũng chẳng có hứng thú, thấy ánh mắt háo hức của Giang Vu Thanh thì nhịn không được xoa má y rồi nói: "Ta không đi."
Giang Vu Thanh sửng sốt, Lục Vân Đình nói: "Ta bận việc rồi."
Trong lòng Giang Vu Thanh dâng lên một nỗi thất vọng, Lục Vân Đình hiếm khi từ chối y, hơn nữa hắn vừa trở về lại bỏ y đi làm việc khác. Nhưng Lục Vân Đình bận rộn cũng là lẽ thường tình, sức khỏe hắn đã tốt lên, không có ý định thi khoa cử nên Lục lão gia đang dần bàn giao chuyện kinh doanh của Lục gia cho hắn.
Giang Vu Thanh cũng không biết tại sao trong lòng mình đột nhiên không vui, lại không thể ngang ngược ép Lục Vân Đình đi chung với mình nên đành thôi.
Từ trước đến nay y không biết cách che giấu cảm xúc của mình trước mặt Lục Vân Đình, Lục Vân Đình thấy y ủ rũ cúi đầu như chó con cụp đuôi thì trong lòng tràn ngập yêu thương, cúi xuống hôn chóp mũi y rồi hỏi: "Muốn ta đi với ngươi à?"
Giang Vu Thanh nhìn Lục Vân Đình, lắc đầu nói: "Thiếu gia có việc thì cứ làm đi ạ."
Lục Vân Đình bật cười, véo má y rồi nhịn không được cắn một cái: "Nghĩ một đằng nói một nẻo."
Lục Vân Đình nói Giang Vu Thanh nghĩ một đằng nói một nẻo nhưng vẫn không đến quán trà với y.
Quán trà nằm trên đường Chu Tước ở thành Đông, khu vực đắc địa, có hai tầng, vừa xuống xe đã ngửi thấy mùi trà thoang thoảng trong không khí. Sở Ngôn hẹn giờ Thân, Giang Vu Thanh đến đúng giờ, còn có Trần Ngọc Sênh và Nguyễn Tầm, con thứ năm của Nguyễn gia.
Mấy người đứng ở cửa quán trò chuyện một lát rồi mỉm cười bước vào. Quán trà này tên là "Vọng Xuân Lâu", chưởng quỹ thấy mấy người có vẻ giàu sang thì vồn vã ra đón. Tuy là giờ Thân nhưng trong quán trà rất đông, trên tường treo mấy bức tranh chữ, bức nào cũng là cực phẩm, nhìn rất trang nhã.
Sở Ngôn đã đặt trước nhã gian, chưởng quỹ đích thân dẫn họ tới nhã gian rồi bảo người hầu trà và thị nữ hầu hạ chu đáo.
Vì cuộc sống trước kia, Giang Vu Thanh không kén chọn trà, nhưng ở cạnh Lục Vân Đình ba năm, mưa dầm thấm đất nên y cũng biết chút ít về trà đạo, nghe Trần Ngọc Sênh và Nguyễn Tầm nói đến các loại trà cũng có thể xen vào mấy câu. Giang Vu Thanh chẳng xa lạ gì với những trường hợp như vậy, từ khi đậu tú tài y thường xuyên đi theo Trương phu tử và Lục Vân Đình đến các hội thơ, cũng rất nổi bật ở đó.
Chẳng bao lâu sau, Sở Ngôn tới, hắn nói: "Các vị ca ca thứ tội, ta đến hơi muộn."
Trần Ngọc Sênh cười nói: "Ngươi tới đúng lúc lắm," hắn chỉ vào chén trà người hầu vừa rót, "Nếm thử đi, trà mới năm nay đấy."
Sở Ngôn phất áo choàng ngồi xuống, phẩy tay hít hít rồi cười nói: "Trà Long Tỉnh Minh Tiền."
Trần Ngọc Sênh cười ha ha, "Thấy chưa, ta đã bảo hắn không cần nếm cũng biết mà."
Sở Ngôn còn nhỏ nhưng cũng đã mười ba mười bốn tuổi, trong lời nói và hành động lộ ra vẻ tự phụ: "Mấy ngày trước điền trang nhà ta vừa đưa trà mới sao năm nay tới."
Trong quán có thị nữ đàn tì bà sau màn trúc, mấy người ngồi đối diện nhau, tản mạn nói về những chính sách mới đây trong triều và chuyện lý thú ở thành Giang Châu. Hôm nay ngoại trừ uống trà, họ còn đến để ngắm tranh, sau khi ngồi một lát thì cùng đi tìm bút tích thực của hòa thượng Lê.
Giang Vu Thanh mê thơ Trương Hạc, chỉ nghe nói về hòa thượng Lê chứ chưa từng thấy, cơ hội hiếm có thế này tất nhiên là tràn đầy phấn khởi.
"Lấy lụa làm nền, quả nhiên là phong cách tiền triều," Nguyễn Tầm không rành về tranh nên hỏi Trần Ngọc Sênh, "Ngọc ca, đây là tranh của hòa thượng Lê thật sao?"
Trần Ngọc Sênh xuất thân từ Trần thị ở Lâm Chu, danh gia vọng tộc, học thức uyên bác, nghe vậy thì nói ngay: "Hồi bé ta từng thấy một bức tranh của hòa thượng Lê khi theo tổ phụ dự tiệc mừng thọ Hàn Vương ở kinh thành, hòa thượng Lê nổi tiếng vẽ hoa vẽ chim, còn bức này lại vẽ trúc Tương Phi, hiếm thấy thật."
Sở Ngôn nói: "Tục danh của hòa thượng Lê là Lê Chân, trước khi xuất gia là Định Vương thế tử, Định Vương phi xuất thân từ Bạch thị ở Liên Dương, Sở Châu. Liên Dương có rất nhiều trúc Tương Phi, hồi bé Lê Chân từng ở nhà ngoại mấy năm nên vẽ trúc Tương Phi cũng chẳng có gì lạ." Hắn đang nói thì thấy Giang Vu Thanh nhìn chằm chằm bức tranh kia nên hỏi, "Vu Thanh, sao thế?"
Giang Vu Thanh trầm tư: "Các ngươi nhìn xem đây có phải là lụa Nga Khê không?"
"Túc Tông của tiền triều giỏi hội họa, còn thích lụa Nga Khê, thời Túc Tông lụa Nga Khê là cống phẩm, dân chúng tầm thường không được dùng. Người được Túc Tông ban thưởng, lại có tài vẽ tranh siêu việt như vậy chỉ có Định Vương thế tử Lê Chân thôi."
Giang Vu Thanh nói: "Tiên sinh từng nói tranh của hòa thượng Lê không chú trọng cách vẽ, vô cùng sống động. Hôm nay nhìn thấy quả là danh bất hư truyền."
Nguyễn Tầm giật mình: "Đây là bút tích thực của hòa thượng Lê thật sao?"
Sở Ngôn nói: "Đúng vậy, đêm qua ta tìm được ghi chép về bức tranh trúc Tương Phi này trong một quyển sách cổ, đây là bức tranh cuối cùng hòa thượng Lê vẽ trước khi xuất gia, tặng cho Định Vương phi để vơi bớt nỗi nhớ nhà."
"Tiếc thật," Nguyễn Tầm thở dài, "Ngươi nói xem đang yên đang lành sao ông ấy lại xuất gia chứ? Chẳng lẽ hồng trần vạn trượng này không đáng để ông ấy lưu luyến sao?"
Nguyễn Tầm thì thào: "Các ngươi nói xem có phải ông ấy bị cô nương nào làm tổn thương nên dứt khoát xuất gia không?"
Trần Ngọc Sênh liếc hắn một cái: "Ngươi tưởng ai cũng giống mình chắc?"
Sở Ngôn và Giang Vu Thanh đều cười, Sở Ngôn nói: "Thật ra lời Ngũ ca nói cũng không phải không có lý, nghe nói khi thế tử Tây Nam Vương làm con tin ở kinh thành từng rất thân với Lê Chân, sau đó thế tử Tây Nam Vương về lại Tây Nam, chưa đầy hai năm sau Tây Nam Vương tạo phản, người dẹp loạn chính là Định Vương."
"Lê Chân là thế tử, là người tiên phong của Định Vương," Sở Ngôn nói, "Nghe nói Tây Nam Vương nổi loạn năm thứ hai, Lê Chân rời khỏi kinh thành, khi xuất hiện trước mặt người khác lần nữa thì đã quy y làm sư."
Nguyễn Tầm hít sâu một hơi rồi hỏi: "Chắc đây là lịch sử không chính thức chứ gì?"
Sở Ngôn cười nói: "Dù chính thức hay không cũng là chuyện đã qua rồi."
Nguyễn Tầm lắc đầu: "Nếu đúng là vậy thì tiếc quá, nhưng sao con trai một kẻ phản loạn lại đáng cho ông ấy từ bỏ tất cả vậy chứ."
Trần Ngọc Sênh nói: "Một chữ tình trên thế gian khó dùng mấy chữ có đáng hay không để kết luận lắm."
Nghe xong Nguyễn Tầm lập tức xuýt xoa, đứng cạnh Giang Vu Thanh cười nói: "Coi kìa, người đã đính hôn có khác, ngươi tránh xa chúng ta chút đi, chúng ta không muốn làm tình thánh đâu."
Trần Ngọc Sênh cười khẩy: "Ngươi thì biết cái gì, chờ hai năm nữa ngươi nếm mùi sẽ hiểu thôi."
Nguyễn Tầm nói: "Ta không muốn nếm, giờ ta đang rất tự do thoải mái, thành thân gì chứ? Đúng không Vu Thanh, A Ngôn?"
Giang Vu Thanh và Sở Ngôn phì cười.
Trần Ngọc Sênh nói: "Hừ, ngươi không muốn nếm nhưng ta nghe nói mẹ ngươi đang muốn chọn mối tốt cho ngươi đấy."
Nguyễn Tầm trố mắt: "Ai nói?"
Trần Ngọc Sênh cười không đáp, Nguyễn Tầm nói: "Không được, ta phải cản mẹ ta lại thôi."
"Ngươi cản được chắc?" Trần Ngọc Sênh cười nói, "Chẳng lẽ ngươi muốn dan díu với con hát kia cả đời à?"
Vẻ mặt Nguyễn Tầm cứng đờ, lẩm bẩm nói: "Tự dưng nhắc Ngu Quan Nhi làm gì? Ta có thành thân hay không cũng chẳng liên quan gì đến y cả."
"Để xem cha mẹ ngươi có tin lời này của ngươi không," Trần Ngọc Sênh nói, "Giờ ngươi còn nhỏ, ham chơi nhưng không ảnh hưởng đến việc học, tất nhiên Nguyễn gia sẽ cho phép ngươi làm loạn. Nhưng đừng quên ngươi là con trai thứ năm của Nguyễn gia, tương lai chỉ được cưới quý nữ danh môn vào cửa thôi."
Câu này vừa thốt ra thì bầu không khí lập tức trở nên căng thẳng, Sở Ngôn đã tập mãi thành quen, Giang Vu Thanh vừa định giảng hòa thì thấy chưởng quỹ đi tới, Sở Ngôn chợt hỏi: "Chưởng quỹ, chẳng hay quý lâu có thể nhượng lại bức tranh này không?"
Chưởng quỹ sửng sốt rồi khó xử nói với Sở Ngôn: "Sở công tử thứ lỗi, bức họa này là bảo vật trấn lâu ạ......"
Sở Ngôn nói: "Chỉ cần quý lâu chịu nhượng lại thì mọi chuyện đều dễ thương lượng."
Đang giằng co thì ngoài cửa có người cười nói: "Hắn không quyết định được đâu, Sở Cửu, nếu ngươi muốn thì có thể nói chuyện với ta."
Mấy người nghe tiếng nhìn lại, trông thấy hai người đi lên cầu thang, không phải Triệu Tử Dật và Lục Vân Đình thì là ai?
Lục Vân Đình cũng thấy mẹ mình, mất tự nhiên ho khan một tiếng, "Mẫu thân."
Hắn nói: "Không có gì, con trêu Vu Thanh thôi ạ."
Lục phu nhân nhìn vẻ mặt điềm tĩnh của Lục Vân Đình rồi lại nhìn gò má đỏ bừng của Giang Vu Thanh, trong lòng hơi kinh ngạc, nhưng hai đứa bé này cũng xem như cùng nhau lớn lên, thường xuyên đùa giỡn nên bà không nghĩ nhiều mà sẵng giọng nói: "Con lại bắt nạt người ta chứ gì."
Lục Vân Đình khoác vai Giang Vu Thanh, nghiêng đầu hỏi y, "Ta bắt nạt ngươi lúc nào?"
Hắn hỏi đầy ẩn ý, Giang Vu Thanh vốn đang chột dạ, bị hắn đụng một cái thì toàn thân căng cứng, lúng túng nói: "Phu nhân, thiếu gia không...... không bắt nạt con đâu ạ."
Giang Vu Thanh vốn ngoan hiền, từ trước đến giờ luôn dung túng Lục Vân Đình, Lục phu nhân nói: "Con đừng nói đỡ cho Vân Đình, con càng bao che hắn thì hắn càng được đà lấn tới đấy."
Lục Vân Đình tặc lưỡi, gảy tai Giang Vu Thanh rồi cười đùa: "Xem nương nói kìa, Vu Thanh không bao che con thì bao che ai chứ?"
Tai Giang Vu Thanh bị hắn làm nhột, muốn đẩy Lục Vân Đình ra nhưng hắn không chịu, hai người ngươi đụng ta, ta chọc ngươi mấy hiệp, Lục phu nhân lắc đầu cười: "Thôi, đừng nghịch nữa."
"Cha con đang ở thư phòng chờ các con đấy," Lục phu nhân nói, "Mau vào đi."
Lục Vân Đình vâng dạ, Giang Vu Thanh cúi chào Lục phu nhân rồi mới theo Lục Vân Đình đến thư phòng. Lục phu nhân trầm ngâm dõi theo hai người, không biết bắt đầu từ lúc nào Lục Vân Đình và Giang Vu Thanh lại thân nhau đến thế. Càng lớn hai người càng gắn bó khăng khít, tính tình Lục Vân Đình lạnh lùng, từ nhỏ đến lớn Lục phu nhân chưa từng thấy con trai mình tốt với ai như vậy.
Sau Tết, Lục Vân Đình đến tuổi nhược quán. Hồi bé có thuật sĩ khẳng định Lục Vân Đình sẽ không sống quá hai mươi tuổi, đúng là từ nhỏ Lục Vân Đình đã ốm yếu nhiều bệnh, mấy lần cận kề cái chết, cứ như làm bằng thủy tinh vậy.
Lục phu nhân và Lục lão gia chăm bẵm Lục Vân Đình rất kỹ, mọi chuyện đều chiều ý hắn, chỉ sợ Lục Vân Đình gặp phải rủi ro.
Đến năm mười sáu tuổi hắn rơi xuống nước, Lục phu nhân hết cách đành phải đưa Giang Vu Thanh về Lục phủ xung hỉ cho Lục Vân Đình. Từ đó trở đi, mọi chuyện dần trở nên tốt đẹp như một kỳ tích, Lục Vân Đình không chỉ khỏe mạnh mà tính tình u ám cố chấp vì nằm trên giường bệnh lâu năm cũng tốt hơn nhiều.
Đây là chuyện tốt đối với toàn bộ Lục gia.
Thuật sĩ từng nói chỉ cần Lục Vân Đình vượt qua cửa ải này thì có thể khổ tận cam lai, khỏi lo ốm đau.
Lục phu nhân nghĩ Lục Vân Đình thế mà có thể sống qua nhược quán, khổ tận cam lai.
Lục lão gia, Lục Vân Đình và Giang Vu Thanh ở trong thư phòng nửa canh giờ, Lục phu nhân sai người đi gọi mấy cha con ra ăn cơm.
Cả nhà quây quần ăn trưa, Lục gia không có thói quen im lặng trong lúc ăn nên bầu không khí hết sức náo nhiệt. Tính ra Giang Vu Thanh đã vào Lục gia ba năm, khoảng thời gian này không dài không ngắn, y cũng hoàn toàn xem mình là người Lục gia.
Ăn cơm xong, Giang Vu Thanh và Lục Vân Đình vừa về phòng thì người hầu đưa tới một tấm thiệp mời, nói là công tử Sở gia gửi sáng nay.
Giang Vu Thanh nhớ đến cuộc hẹn hôm qua với Sở Ngôn và Trần Ngọc Sênh nên lập tức ngồi dậy cầm tấm thiệp mời kia, Lục Vân Đình nghe thấy hai chữ "Sở gia" thì dời mắt khỏi sổ sách rồi hỏi: "Chẳng phải hôm qua các ngươi mới chơi đá bóng à? Có chuyện quan trọng gì mà chưa đầy một ngày lại gửi thiệp mời đến nhà nữa?"
Giang Vu Thanh hoàn toàn không nghe ra sự ghen tuông trong lời nói của hắn, cũng không giấu giếm mà nói: "Hôm qua A Ngôn và Ngọc ca hẹn ta đến quán trà xem tranh."
Lục Vân Đình hơi biến sắc: "Quán trà nào?"
Giang Vu Thanh nghĩ ngợi: "Quán trên đường Chu Tước ở thành Đông ạ, A Ngôn nói trong quán trà kia có mấy bức tranh đẹp lắm, còn có một bức do chính tay hòa thượng Lê vẽ nữa." Nói đến đây y lập tức hào hứng, cầm tấm thiệp mời dát vàng kia ngồi thẳng dậy, đôi mắt lấp lánh: "Thiếu gia, là tranh của hòa thượng Lê đó."
Tất nhiên Lục Vân Đình biết hòa thượng Lê là ai.
Hòa thượng Lê là tăng nhân tiền triều, theo ghi chép người này là hậu duệ của một gia đình danh giá ở triều đại trước, thư họa song tuyệt, sau đó từ quan xuất gia, cả đời nương nhờ cửa Phật, có mấy bức thư họa để đời, mỗi khi có tranh của ông đều thu hút sự chú ý của mọi người.
Lục Vân Đình cười nói: "Tranh của hòa thượng Lê à......"
Giang Vu Thanh hỏi: "Thiếu gia đi không?"
Lục Vân Đình: "Ngươi muốn ta đi à?"
Giang Vu Thanh chớp mắt: "Thiếu gia không muốn xem tranh của hòa thượng Lê sao?"
Lục Vân Đình nghĩ thầm dù là tranh của Thiên Vương Lão Tử mình cũng chẳng có hứng thú, thấy ánh mắt háo hức của Giang Vu Thanh thì nhịn không được xoa má y rồi nói: "Ta không đi."
Giang Vu Thanh sửng sốt, Lục Vân Đình nói: "Ta bận việc rồi."
Trong lòng Giang Vu Thanh dâng lên một nỗi thất vọng, Lục Vân Đình hiếm khi từ chối y, hơn nữa hắn vừa trở về lại bỏ y đi làm việc khác. Nhưng Lục Vân Đình bận rộn cũng là lẽ thường tình, sức khỏe hắn đã tốt lên, không có ý định thi khoa cử nên Lục lão gia đang dần bàn giao chuyện kinh doanh của Lục gia cho hắn.
Giang Vu Thanh cũng không biết tại sao trong lòng mình đột nhiên không vui, lại không thể ngang ngược ép Lục Vân Đình đi chung với mình nên đành thôi.
Từ trước đến nay y không biết cách che giấu cảm xúc của mình trước mặt Lục Vân Đình, Lục Vân Đình thấy y ủ rũ cúi đầu như chó con cụp đuôi thì trong lòng tràn ngập yêu thương, cúi xuống hôn chóp mũi y rồi hỏi: "Muốn ta đi với ngươi à?"
Giang Vu Thanh nhìn Lục Vân Đình, lắc đầu nói: "Thiếu gia có việc thì cứ làm đi ạ."
Lục Vân Đình bật cười, véo má y rồi nhịn không được cắn một cái: "Nghĩ một đằng nói một nẻo."
Lục Vân Đình nói Giang Vu Thanh nghĩ một đằng nói một nẻo nhưng vẫn không đến quán trà với y.
Quán trà nằm trên đường Chu Tước ở thành Đông, khu vực đắc địa, có hai tầng, vừa xuống xe đã ngửi thấy mùi trà thoang thoảng trong không khí. Sở Ngôn hẹn giờ Thân, Giang Vu Thanh đến đúng giờ, còn có Trần Ngọc Sênh và Nguyễn Tầm, con thứ năm của Nguyễn gia.
Mấy người đứng ở cửa quán trò chuyện một lát rồi mỉm cười bước vào. Quán trà này tên là "Vọng Xuân Lâu", chưởng quỹ thấy mấy người có vẻ giàu sang thì vồn vã ra đón. Tuy là giờ Thân nhưng trong quán trà rất đông, trên tường treo mấy bức tranh chữ, bức nào cũng là cực phẩm, nhìn rất trang nhã.
Sở Ngôn đã đặt trước nhã gian, chưởng quỹ đích thân dẫn họ tới nhã gian rồi bảo người hầu trà và thị nữ hầu hạ chu đáo.
Vì cuộc sống trước kia, Giang Vu Thanh không kén chọn trà, nhưng ở cạnh Lục Vân Đình ba năm, mưa dầm thấm đất nên y cũng biết chút ít về trà đạo, nghe Trần Ngọc Sênh và Nguyễn Tầm nói đến các loại trà cũng có thể xen vào mấy câu. Giang Vu Thanh chẳng xa lạ gì với những trường hợp như vậy, từ khi đậu tú tài y thường xuyên đi theo Trương phu tử và Lục Vân Đình đến các hội thơ, cũng rất nổi bật ở đó.
Chẳng bao lâu sau, Sở Ngôn tới, hắn nói: "Các vị ca ca thứ tội, ta đến hơi muộn."
Trần Ngọc Sênh cười nói: "Ngươi tới đúng lúc lắm," hắn chỉ vào chén trà người hầu vừa rót, "Nếm thử đi, trà mới năm nay đấy."
Sở Ngôn phất áo choàng ngồi xuống, phẩy tay hít hít rồi cười nói: "Trà Long Tỉnh Minh Tiền."
Trần Ngọc Sênh cười ha ha, "Thấy chưa, ta đã bảo hắn không cần nếm cũng biết mà."
Sở Ngôn còn nhỏ nhưng cũng đã mười ba mười bốn tuổi, trong lời nói và hành động lộ ra vẻ tự phụ: "Mấy ngày trước điền trang nhà ta vừa đưa trà mới sao năm nay tới."
Trong quán có thị nữ đàn tì bà sau màn trúc, mấy người ngồi đối diện nhau, tản mạn nói về những chính sách mới đây trong triều và chuyện lý thú ở thành Giang Châu. Hôm nay ngoại trừ uống trà, họ còn đến để ngắm tranh, sau khi ngồi một lát thì cùng đi tìm bút tích thực của hòa thượng Lê.
Giang Vu Thanh mê thơ Trương Hạc, chỉ nghe nói về hòa thượng Lê chứ chưa từng thấy, cơ hội hiếm có thế này tất nhiên là tràn đầy phấn khởi.
"Lấy lụa làm nền, quả nhiên là phong cách tiền triều," Nguyễn Tầm không rành về tranh nên hỏi Trần Ngọc Sênh, "Ngọc ca, đây là tranh của hòa thượng Lê thật sao?"
Trần Ngọc Sênh xuất thân từ Trần thị ở Lâm Chu, danh gia vọng tộc, học thức uyên bác, nghe vậy thì nói ngay: "Hồi bé ta từng thấy một bức tranh của hòa thượng Lê khi theo tổ phụ dự tiệc mừng thọ Hàn Vương ở kinh thành, hòa thượng Lê nổi tiếng vẽ hoa vẽ chim, còn bức này lại vẽ trúc Tương Phi, hiếm thấy thật."
Sở Ngôn nói: "Tục danh của hòa thượng Lê là Lê Chân, trước khi xuất gia là Định Vương thế tử, Định Vương phi xuất thân từ Bạch thị ở Liên Dương, Sở Châu. Liên Dương có rất nhiều trúc Tương Phi, hồi bé Lê Chân từng ở nhà ngoại mấy năm nên vẽ trúc Tương Phi cũng chẳng có gì lạ." Hắn đang nói thì thấy Giang Vu Thanh nhìn chằm chằm bức tranh kia nên hỏi, "Vu Thanh, sao thế?"
Giang Vu Thanh trầm tư: "Các ngươi nhìn xem đây có phải là lụa Nga Khê không?"
"Túc Tông của tiền triều giỏi hội họa, còn thích lụa Nga Khê, thời Túc Tông lụa Nga Khê là cống phẩm, dân chúng tầm thường không được dùng. Người được Túc Tông ban thưởng, lại có tài vẽ tranh siêu việt như vậy chỉ có Định Vương thế tử Lê Chân thôi."
Giang Vu Thanh nói: "Tiên sinh từng nói tranh của hòa thượng Lê không chú trọng cách vẽ, vô cùng sống động. Hôm nay nhìn thấy quả là danh bất hư truyền."
Nguyễn Tầm giật mình: "Đây là bút tích thực của hòa thượng Lê thật sao?"
Sở Ngôn nói: "Đúng vậy, đêm qua ta tìm được ghi chép về bức tranh trúc Tương Phi này trong một quyển sách cổ, đây là bức tranh cuối cùng hòa thượng Lê vẽ trước khi xuất gia, tặng cho Định Vương phi để vơi bớt nỗi nhớ nhà."
"Tiếc thật," Nguyễn Tầm thở dài, "Ngươi nói xem đang yên đang lành sao ông ấy lại xuất gia chứ? Chẳng lẽ hồng trần vạn trượng này không đáng để ông ấy lưu luyến sao?"
Nguyễn Tầm thì thào: "Các ngươi nói xem có phải ông ấy bị cô nương nào làm tổn thương nên dứt khoát xuất gia không?"
Trần Ngọc Sênh liếc hắn một cái: "Ngươi tưởng ai cũng giống mình chắc?"
Sở Ngôn và Giang Vu Thanh đều cười, Sở Ngôn nói: "Thật ra lời Ngũ ca nói cũng không phải không có lý, nghe nói khi thế tử Tây Nam Vương làm con tin ở kinh thành từng rất thân với Lê Chân, sau đó thế tử Tây Nam Vương về lại Tây Nam, chưa đầy hai năm sau Tây Nam Vương tạo phản, người dẹp loạn chính là Định Vương."
"Lê Chân là thế tử, là người tiên phong của Định Vương," Sở Ngôn nói, "Nghe nói Tây Nam Vương nổi loạn năm thứ hai, Lê Chân rời khỏi kinh thành, khi xuất hiện trước mặt người khác lần nữa thì đã quy y làm sư."
Nguyễn Tầm hít sâu một hơi rồi hỏi: "Chắc đây là lịch sử không chính thức chứ gì?"
Sở Ngôn cười nói: "Dù chính thức hay không cũng là chuyện đã qua rồi."
Nguyễn Tầm lắc đầu: "Nếu đúng là vậy thì tiếc quá, nhưng sao con trai một kẻ phản loạn lại đáng cho ông ấy từ bỏ tất cả vậy chứ."
Trần Ngọc Sênh nói: "Một chữ tình trên thế gian khó dùng mấy chữ có đáng hay không để kết luận lắm."
Nghe xong Nguyễn Tầm lập tức xuýt xoa, đứng cạnh Giang Vu Thanh cười nói: "Coi kìa, người đã đính hôn có khác, ngươi tránh xa chúng ta chút đi, chúng ta không muốn làm tình thánh đâu."
Trần Ngọc Sênh cười khẩy: "Ngươi thì biết cái gì, chờ hai năm nữa ngươi nếm mùi sẽ hiểu thôi."
Nguyễn Tầm nói: "Ta không muốn nếm, giờ ta đang rất tự do thoải mái, thành thân gì chứ? Đúng không Vu Thanh, A Ngôn?"
Giang Vu Thanh và Sở Ngôn phì cười.
Trần Ngọc Sênh nói: "Hừ, ngươi không muốn nếm nhưng ta nghe nói mẹ ngươi đang muốn chọn mối tốt cho ngươi đấy."
Nguyễn Tầm trố mắt: "Ai nói?"
Trần Ngọc Sênh cười không đáp, Nguyễn Tầm nói: "Không được, ta phải cản mẹ ta lại thôi."
"Ngươi cản được chắc?" Trần Ngọc Sênh cười nói, "Chẳng lẽ ngươi muốn dan díu với con hát kia cả đời à?"
Vẻ mặt Nguyễn Tầm cứng đờ, lẩm bẩm nói: "Tự dưng nhắc Ngu Quan Nhi làm gì? Ta có thành thân hay không cũng chẳng liên quan gì đến y cả."
"Để xem cha mẹ ngươi có tin lời này của ngươi không," Trần Ngọc Sênh nói, "Giờ ngươi còn nhỏ, ham chơi nhưng không ảnh hưởng đến việc học, tất nhiên Nguyễn gia sẽ cho phép ngươi làm loạn. Nhưng đừng quên ngươi là con trai thứ năm của Nguyễn gia, tương lai chỉ được cưới quý nữ danh môn vào cửa thôi."
Câu này vừa thốt ra thì bầu không khí lập tức trở nên căng thẳng, Sở Ngôn đã tập mãi thành quen, Giang Vu Thanh vừa định giảng hòa thì thấy chưởng quỹ đi tới, Sở Ngôn chợt hỏi: "Chưởng quỹ, chẳng hay quý lâu có thể nhượng lại bức tranh này không?"
Chưởng quỹ sửng sốt rồi khó xử nói với Sở Ngôn: "Sở công tử thứ lỗi, bức họa này là bảo vật trấn lâu ạ......"
Sở Ngôn nói: "Chỉ cần quý lâu chịu nhượng lại thì mọi chuyện đều dễ thương lượng."
Đang giằng co thì ngoài cửa có người cười nói: "Hắn không quyết định được đâu, Sở Cửu, nếu ngươi muốn thì có thể nói chuyện với ta."
Mấy người nghe tiếng nhìn lại, trông thấy hai người đi lên cầu thang, không phải Triệu Tử Dật và Lục Vân Đình thì là ai?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.