Vũ Trụ Vô Địch Nửa Nông Dân

Chương 208: Lịch Sử

Một Ngụm Côn

29/12/2021

Nhân lúc giáo sĩ tạm ngừng, Lộc Động Đình đi vào nhà lấy một chiếc bàn nhựa và nước ra, tất nhiên chỉ là nước sôi để nguội mà thôi.

Rót một ly nước, đưa cho giáo sĩ.

“Làm hớp nước cho nhuận hầu rồi tiếp tục nói chuyện.

Đừng vội, hôm nay là thứ 7, nếu anh không có việc thì tôi rảnh cả ngày, nếu muốn tôi có thể mời anh bữa trưa.

Tất nhiên không phải là nhà hàng gì cả, tôi là học sinh nghèo cho nên chỉ có thể mời anh cơm thịt kho trứng mà tôi làm thôi.”

Giáo sĩ nói một tiếng cảm ơn rồi nhận lấy ly nước ừng ực uống cạn, nghe Lộc Động Đình nói trong lòng cũng thoải mái hơn một chút, cười cười nói.

“A! không có gì, tôi cũng không phải là người kén ăn, ngày xưa nhà tôi cũng không khá giả, hồi tôi đi học cấp 3 còn phải ở nội trú.

Thức ăn ở nhà ăn trường học thì quả thực một lời có thể nói hết, TỆ! Cực kỳ tệ, và tôi vẫn có thể ăn suốt 3 năm cấp 3.

Ừm ! Nói vậy nhưng tôi nghĩ rằng tôi sẽ không ở lại ăn trưa với anh.

Anh biết đấy, chúng ta chỉ mới gặp lần đầu, không những thế chúng ta hiện tại coi như là đối thủ.”

“Ha ha...!

Không cần phải nghiêm túc như thế đâu anh bạn, thật sự tôi không coi anh là đối thủ.

Thật ra tôi tranh luận với anh chỉ vì tôi cảm thấy thú vị mà thôi.

Anh nghĩ rằng tôi ghét chúa hay người theo đạo thiên chúa sao?

Không anh hiểu nhầm rồi, tôi không ghét chúa, tôi cũng không ghét người theo đạo thiên chúa.

Anh thấy đấy, ở đây, một phần hàng xóm của tôi là người theo đạo thiên chúa, mặc dù tôi không mấy giao lưu với họ, nhưng từ trước đến nay tôi không hề tỏ ra thù ghét họ.

Thật sự thì tôi rất ít khi ghét người khác.

Tôi chỉ ghét những kẻ cuồng tín, và tôi thấy khó chịu khi người khác muốn đặt niềm tin của họ lên tôi.

Ừm, đại khái giống như anh vừa nãy, nhưng đừng ngại, tôi biết anh cũng không phải cố ý áp đặt niềm tin của anh lên tôi.

Tôi không nói chuyện với ai mà tôi ghét, kể cả tranh luận.”

Giáo sĩ gật đầu.

“Cảm ơn anh đã thông cảm, nhưng chúng ta nên tiếp tục chứ.

Tôi nói đến đâu rồi nhỉ?” — QUẢNG CÁO —

“Tất nhiên!

Anh đang nói đến tấm bia Tel Dan.

Mà hình như anh có vẻ đã từ bỏ việc truyền giáo, hiện tại chúng ta đang tranh luận nhỉ.”

Giáo sĩ cười khổ nói.



“Đúng vậy, có vẻ là tôi đã mắc phải bẫy của anh, bây giờ tôi đang phải biện luận để bảo vệ cho niềm tin tôn giáo của mình.

Thôi, bây giờ tôi tiếp tục về những tấm bia Tel Dan nhé.”

Nói xong giáo sĩ hít một hơi, bình phục tâm tình và nói.

“Tấm bia Tel Dan đã có nhắc tới nhà vua Đa Vít, đó chính là một bằng chứng xác thật rằng một vị vua của Israel cổ đại đã tồn tại thật sự trong lịch sử.

Anh đang cố nói rằng trong kinh thánh không có sự thật lịch sử, vì toàn bộ kinh thánh đều là được sáng tác.

Nhưng anh thấy đấy, tấm bia Tel Dan không phải là một tấm bia của người Hebrew, mà là tấm bia được để lại bởi Hazael của Aram - Damascus.

Có nghĩa là sự tồn tại của vua Đa Vít được ghi lại một cách khách quan, chứ không phải là sự ghi nhận chủ quan từ kinh thánh.

Như vậy sự tồn tại có thật của vua Đa Vít và một đế chế của vị vua Solomon hùng mạnh là có thật trong lịch sử.

Kinh thánh tất nhiên cũng có thể coi là một cuốn sách lịch sử ghi lại những sự thật lịch sử.”

“Không.

Trên thực tế, không có ghi chép nào vào thời đại đó hoặc gần thời đại đó về vua Solomon cả.

Mặc dù chắc chắn có khả năng anh ta đã tồn tại, nhưng lịch sử của anh ta ngang bằng với các nhân vật nửa huyền thoại, nửa tôn giáo khác như Minos, Homer, Dionysus, Heracles, Romulus, Zarathustra, Siddhartha Gautama, Lão Tử hay Vua Arthur....

Ừm! Vua Arthur của người Anh, không phải là Artoria Pendragon đâu, tất nhiên tôi thích Saber hơn là thật - Arthur đực rựa.

Nói cách khác , chỉ được biết đến từ các nguồn được viết nhiều thế kỷ sau sự kiện, và với một số ghi chép khác phản ánh thời gian và nền văn hóa khác.

Trong mọi trường hợp, chế độ quân chủ thống nhất vĩ đại của David và Solomon, trong đó tất cả 12 bộ tộc của người Do thái được cho là thống nhất, có lẽ chưa bao giờ tồn tại.

Đây là vấn đề:

Các hồ sơ khảo cổ học đầu tiên được biết đến về Israel đến từ một số di tích Đồ đồng muộn, đầu thời kỳ đồ sắt, tất cả đều có một điểm chung:

— QUẢNG CÁO —

Chúng là tuyên ngôn chiến thắng của những kẻ chinh phục nước ngoài, mà không phải của Isarel.

Anh bạn có tấm bia khoảng 1200 năm trước công nguyên của pharaoh Ai Cập Merenptah.

Có hai tấm bia Kurkh Monoliths của người Assyria khoảng 850 năm trước công nguyên, và đài tưởng niệm đen của Shalmaneser III khoảng 830 năm trước Công nguyên.

Bia Mesha Stele của vua Canaanite địa phương Mesha khoảng 840 năm trước công nguyên, và tấm bia thế kỷ thứ 9 hoặc thứ 8 trước Công nguyêncủa người cai trị vô danh được tìm thấy tại Tel Dan hiện đại.

Tất cả đều tự hào về cách họ đã chinh phục và chà đạp Israel và hoặc vua của nó.

Chỉ điều đó thôi cũng khó phù hợp với lời kể trong Kinh thánh về một đế chế Solomonic hùng mạnh, ngay cả khi nó tồn tại trong thời gian ngắn, tồn tại bất cứ lúc nào trong thời kỳ chung này.

Mô tả sớm nhất được biết đến về một vị vua Israel, Jehu người ủng hộ cho Giê hô va, phủ phục trước vua Assyria Shalmaneser.

Hơn nữa, các vị vua trong Kinh thánh được biết đến từ các ghi chép khảo cổ đó, chẳng hạn như Omri, Ahab, Ahzaiah và Joram, thường được ghi nhớ trong chính Kinh thánh rất bất lợi.

Là một nhà cai trị phản bội của một vương quốc Israel hoặc Samaria bị chia rẽ ở phía bắc, người đã tự làm ô uế mình trong việc thờ thần tượng các vị thần ngoại bang, và liên tục gây chiến chống lại nước láng giềng yếu hơn của họ, vương quốc phía nam của Judah hoặc Giê ru sa lem.



Tuy nhiên, đây là thời kỳ mà bên trong nó, chính Israel, được tìm thấy di tích khảo cổ học của các cung điện, đền đài, thành quách và các công trình quy mô lớn khác, cho thấy rằng đây là thời điểm mà sự hình thành nhà nước lịch sử thực sự đang diễn ra ở đó.

Nói cách khác, sẽ hợp lý hơn khi cho rằng miền bắc Samaria và miền nam Giê ru sa lem có nguồn gốc là hai vương quốc riêng biệt nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau, thay vì tin rằng chúng là tàn tích từ một đế chế “thời kỳ vàng son” đã mất của một số Đa Vít và Solomon.

Trước hết, hãy xem xét thực tế rằng tất cả những điều này đang xảy ra ở ngoại vi của hai nền văn minh vĩ đại của Cận Đông Cổ đại, đó là Ai Cập và Lưỡng Hà.

Khu vực đặc biệt của bờ biển Levantine này vừa là biên giới vừa là chiến trường giữa các vùng ảnh hưởng tương ứng của chúng.

Vì vậy, sẽ chỉ có ý nghĩa khi mỗi khối trong số đó được phát triển như một loại vùng đệm của quyền lực khu vực tương ứng của nó.

Và quả thực, Kinh Thánh tường thuật rằng vương quốc miền nam Judah thường không phải là một chư hầu của Ai Cập, trong khi miền bắc Samaria là chư hầu của Assyria.

Quan trọng hơn, hãy nghĩ rằng Torah, năm cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh được đọc như thể nó được tạo ra từ những câu chuyện mâu thuẫn của hai dân tộc khác nhau.

Trước tiên, anh có Sách Sáng thế, mở đầu bằng việc kể lại những huyền thoại Lưỡng Hà cổ đại về sự sáng tạo và lũ lụt.

Sau đó tiếp tục về tộc trưởng Abraham đến từ thành phố Ur ở Chaldea, nói cách khác là Babylonia, qua Harran ở Assyria vào đất Canaan, được xây dựng ở đó những thần tượng trên “những nơi cao” cho thần El - Shaddai của ông, vị thần này là người chỉ thỉnh thoảng yêu cầu hiến tế trẻ em.

Và cuối cùng là tổ tiên của 12 bộ tộc Israel, một trong số đó bị bắt cóc và kết thúc như một nô lệ ở Ai Cập, một đứa trẻ tội nghiệp.

Gần như trái ngược với điều đó, anh bạn có Sách xuất hành ký, kể một câu chuyện về hoàng tử Ai Cập nổi loạn Moses, dẫn đầu một đội quân gồm những người lính nô lệ cũ của Ai Cập tiến vào sa mạc Sinai. — QUẢNG CÁO —

Nơi họ trở thành một quốc gia thống nhất bằng cách lập một giao ước với thần hiếu chiến Giê hô va, vị thần này cho thấy một số điểm tương đồng thú vị với Seth, thần chiến tranh của Ai Cập, và một số quốc gia khác trong sa mạc.

Giê hô va ra lệnh cho họ xâm chiếm đất Canaan, thanh trừng tất cả những tín ngưỡng thờ thần tượng theo kiểu Lưỡng Hà trên “những nơi cao” (ziggurat).

Và thiết lập ở đó một sự thờ phụng duy nhất đối với Đức Giê hô va.

Nhân tiện, dường như anh ta thích rắn hơn Mesopotamian El từng làm.

Nhưng một lời giải thích có khẳng năng cao là, sau khi vương quốc phía bắc bị người Assyria tiêu diệt vào khoảng 720 năm trước Công nguyên.

Judah ở phía nam đã có được một sự ổn định quyền lực tạm thời.

Do đó, các nhà cai trị của nó ở Giê ru sa lem bây giờ bắt đầu mơ về việc mở rộng quyền lực của họ trên tất cả các bộ tộc của Israel.

Và như thường lệ đối với gần như tất cả mọi chế độ phong kiến khác, tương lai mong muốn này đã được phóng chiếu vào một quá khứ thần thoại, với các vị vua của Judah tự phong mình là hậu duệ hợp pháp của một đế chế cổ đại lấy Giê ru sa lem làm trung tâm do tổ tiên vinh quang của họ cai trị.

Tất nhiên, tất cả chẳng ra gì khi 130 năm sau, người Babylon dưới thời Nebuchadnezzar chinh phục Judah, phá hủy Giê ru sa lem và xua đuổi phần lớn dân số đến Babylon.

Đại Nguyên thủ của quân phát xít vào nửa đầu thế kỷ 20 đã nói một câu rất đúng, và người do thái đã thực hiện nó hàng ngàn năm.

“Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực”.

Những câu chuyện về Đa vít và Solomon đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, điều này làm nó trở thành một kết tinh vững chắc trong truyền thống Judah.

Còn nữa, không có bất kỳ bằng chứng nào về việc người Ai cập từng nô dịch người do thái.

Đúng vậy, hoàn toàn không có một bằng chứng nào về việc đó, người ai cập là những người rất giỏi trong việc ghi chép và gìn giữ các văn bản của mình.

Hơn nữa, một hoàng tử Ai cập sẽ không bao giờ được đặt tên bằng tiếng của nô lệ, tiếng do thái.

Thật buồn cười đúng không, đó hoàn toàn là ảo tưởng của người do thái.”

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Vũ Trụ Vô Địch Nửa Nông Dân

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook